Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

TRỒNG RỪNG ĐÔ THỊ VÀ KỸ THUẬT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.28 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA LÂM NGHIỆP
*****

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TRỒNG RỪNG

TRỒNG RỪNG ĐÔ THỊ VÀ KỸ THUẬT NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Học viên: VŨ NGỌC KỶ VĂN
Lớp cao học: CH21LNTTr
Ngành: Lâm học

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA LÂM NGHIỆP
*****

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TRỒNG RỪNG

TRỒNG RỪNG ĐÔ THỊ VÀ KỸ THUẬT NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRẦN THẾ PHONG
Học viên: VŨ NGỌC KỶ VĂN


Lớp cao học: CH21LNTTr
Ngành: Lâm học

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

i


MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................... i
MỤC LỤC......................................................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 4

1.1. Một số quan điểm về trồng rừng đô thị ................................................................4
1.1.1. Quan điểm cây xanh đô thị là nguồn tài nguyên dùng chung ...........................5
1.1.2. Quan điểm quản lý cây xanh đô thị bền vững...................................................6
1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu..............................................................................6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................6
1.2.2. Vị trí địa lý ........................................................................................................7
1.2.3. Địa hình .............................................................................................................7
1.2.4 Khí hậu ...............................................................................................................8
1.2.5 Đất đai ................................................................................................................8
Chương 2 CÁC QUY TRÌNH TRỒNG RỪNG ĐÔ THỊ TỪ GIAI ĐOẠN GIEO ƯƠM ĐẾN
LÚC TRỒNG ĐƯỜNG PHỐ ........................................................................................................ 10

2.1. Gieo ươm cây xanh đường phố. .........................................................................10
2.1.1. Chọn giống. .....................................................................................................10
2.1.2.Thu hái giống. ..................................................................................................11
2.1.3. Xử lý hạt giống................................................................................................12

2.2. Gieo ươm cây con ..............................................................................................13
2.3 Chăm sóc cây trồng giãn từ 1 đến 7 tuổi .............................................................16
2.3.1. Thiết kế phân chia khu, liếp trồng giãn ...........................................................16
2.3.2. Phân chia lô trong khu.....................................................................................17
2.3.3. Chăm sóc thường xuyên và định kỳ các cây trồng giãn .................................18
2.3.3. Chăm sóc cây trồng trong chậu .......................................................................19
2.4. Các qui định về bứng cây trong vườn ươm........................................................20
2.4.1. Công tác chuẩn bị và chọn lựa cây để bứng....................................................20
2.4.2. Tiêu chuẩn cây xanh trồng đường phố ............................................................20

ii


2.5 Kỹ thuật bứng cây và chăm sóc cây sau khi bứng ..............................................21
2.5.1 Quy trình kỹ thuật bứng cây đường phố: .........................................................21
2.5.2 Các bước thực hiện bứng cây đường phố: .......................................................22
2.6 Kỹ thuật trồng cây xanh đường phố ....................................................................24
2.7. Thực trạng phát triển rừng và hệ thống công viên, cây xanh TP Hồ Chí Minh.34
2.7.1 Quy hoạch các loại rừng ..................................................................................34
2.7.2. Công viên – mảng xanh...................................................................................34
2.7.3. Cây xanh đường phố .......................................................................................36
2.7.4. Thực vật ven kênh rạch ...................................................................................37
Chương 3 KẾT QUẢ – THẢO LUẬN ......................................................................................... 39

3.1. Vai trò của trồng rừng đơ thị ..............................................................................39
3.1.1. Tạo dựng một nơi ở có chất lượng sống tốt ....................................................39
3.1.2. Cây xanh tạo không gian vui chơi, học tập .....................................................40
3.1.3. Tán cây xanh giúp giảm tiếng ồn ....................................................................40
3.1.4. Cây xanh là “Lá phổi” của đô thị ....................................................................40
3.2. Chu trình vật chất và năng lượng .......................................................................41

3.2.1. Chu trình vật chất ............................................................................................41
3.2.2. Chu trình năng lượng ......................................................................................44
3.3. Các nhân tố tác động đến sinh trưởng và phát triển của rừng đô thị .................45
3.4. Các giai đoạn phát triển của rừng đô thị ............................................................45
3.5. Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng đô thị ...........................................45
3.5.1. Triển khai thực hiện quy hoạch.......................................................................45
3.5.2. Về quản lý nhà nước .......................................................................................46
3.5.3. Các giải pháp về khoa học công nghệ .............................................................48
3.5.4. Các giải pháp về kinh tế ..................................................................................50
3.5.5. Các giải pháp về giáo dục đào tạo...................................................................51
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 52

4.1. Kết luận ..............................................................................................................52
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 53

iii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, các đơ thị nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về
số lượng và chất lượng. Hiện trạng dân số đô thị trên cả nước khoảng trên 45
triệu người, chiếm khoảng 50% dân số cả nước. Hệ thống đô thị bao gồm 679 đơ
thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, gần 100 thành phố - thị xã
thuộc tỉnh, gần 600 thị trấn và hàng chục vạn điểm dân cư nơng thơn được hình
thành dọc theo địa hình từ Bắc vào Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong
những đơ thị đặc biệt giữ vai trị trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt
nhân của vùng, có vai trị hỗ trợ, liên kết với các đô thị khác trong vùng để cùng
phát triển. Trên cơ sở đó, dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ đơ thị hóa đạt khoảng 80%90% (Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, 2018). Đơ thị phát triển

địi hỏi phải dựa trên những cơ sở tổ chức phát triển bền vững, ổn định và hợp lý
về mơi sinh, mơi trường.
Cây xanh ngày càng có vai trị quan trọng và trở thành tiêu chí cần có cho
những khu vực dân cư và trong việc phát triển đơ thị bền vững. Bởi lẽ, cây xanh
có tính năng cải thiện mơi trường khơng khí và khí hậu rất tốt trên các tuyến
đường bộ. Cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong khơng khí
đối với những tầng trên của nhà cao tầng từ 30 - 60%. Cây xanh làm giảm thiểu
khí nhà kính, làm giảm phản xạ bức xạ mặt trời ra xung quanh. Theo các tài liệu
nghiên cứu, trung bình 1 ha rừng hay vườn cây rậm rạp có thể hấp thụ 1.000kg
CO2 và thải ra 730kg O2 mỗi ngày. Như vậy, mỗi người dân đơ thị cần diện tích
khoảng 10m2 cây xanh hoặc 25m2 thảm cỏ để đảm bảo khơng khí trong lành cho
cuộc sống. Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn và phụ thuộc vào dải cây xanh
rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao hay thấp, lá dầy hay mỏng, lá rộng hay
bé... Cây xanh có tác dụng sát trùng, diệt một số vi trùng, vi khuẩn độc hại, hấp
thụ các khí độc hại và đảm bảo vệ sinh môi trường. Và đối với đô thị cây xanh có
một vai trị quan trọng trong đời sống của con người, nó khơng những làm đẹp
thành phố và làm phong phú cuộc sống văn hóa dân cư đơ thị mà cịn có ý nghĩa
1


kinh tế và tác dụng phòng hộ, điều tiết cải thiện khí hậu thành phố. Rừng đơ thị
có thể được xác định là số lượng của tất cả các loài thực vật ở trong và chung
quanh các khu dân cư có mật độ dân số dày đặt, được thấy trong các cộng đồng
dân cư nhỏ từ nông thôn đến thành thị. Cụ thể hơn, trồng rừng đô thị là số lượng
cây đường phố, cây trồng trong các khu dân cư, trong công viên, vành đai xanh.
Trồng rừng trong thành phố bao gồm khơng được sử dụng cho mục đích cơng
cộng và đất tư hữu, cây trồng trên hệ thống giao thông, ven sông rạch và các hồ
điều tiết, hành lang bảo vệ, trên các dãy phân cách. Số lượng các loài cây và rừng
này được trồng và quản lý của tư nhân và một số lượng khác đang năm trong quy
hoạch treo. Bởi vì cây xanh là một cơ thể sống với mầu sắc, hoa lá thay đổi theo

mùa. Cây xanh là một yếu tố thiên nhiên, đã góp phần làm tự nhiên hóa đơ thị,
làm đẹp thành phố và đưa con người trở về với thiên nhiên. Việc dùng cây xanh
để cải tạo môi trường sống, làm đẹp môi trường đô thị … đã trở thành hết sức
quan trọng.
Tuy nhiên hệ thống cây xanh đô thị hiện tại vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của nhân dân. cây xanh đô thị đang đứng trước nguy cơ kém cả về
hình thức và chất lượng cây trồng, cơng tác quản lý, bảo vệ còn nhiều vấn đề bất
cập. Đối với những thành phố lớn có mật độ dân số đơng như Hồ Chí Minh thì
vấn đề đó càng ở mức độ báo động. Trước những vấn đề trên cho thấy, việc
nghiên cứu những đặc điểm của trồng rừng đô thị và những biện pháp nâng cao
năng suất trồng rừng đô thị là hết sức cần thiết nhằm duy trì và phát triển khơng
gian xanh trong đơ thị, cùng với những giải pháp tốt trong quy hoạch, quản lý
không gian xanh tồn đơ thị, cũng như đưa ra trình tự hướng dẫn thiết kế cây
xanh thích hợp trong các đồ án quy hoạch đô thị. Sử dụng tiềm năng của thiên
nhiên một cách hợp lý, phục vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô
thị, nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư. Đây là biện pháp hữu hiệu trong việc tổ
chức không gian xanh đô thị, giữ được quỹ đất xanh cho đô thị để từ đó hệ khơng
gian xanh đơ thị được duy trì, bảo dưỡng tốt, tạo vẻ đẹp cho cảnh quan đô thị.

2


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
- Đặc điểm của trồng rừng đô thị và kỹ thuật nâng cao chất lượng hệ thống
cây xanh đơ thị tại thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng hệ thống trồng rừng đơ thị ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cở sở khoa học về hệ sinh thái trồng rừng đô thị
- Các đề xuất giải pháp về nâng cao chất lượng hệ thống cây xanh đơ thị

tại thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống trồng rừng đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số quan điểm về trồng rừng đô thị
Trồng rừng đô thị bao gồm các dãy cây đường phố, cây trong công viên,
vành đai xanh giữa thành phố, ngay cả các khu rừng ở ngoại ô thành phố. Rừng
đô thị là các khu rừng thuộc các hệ sinh thái như hệ sinh thái ngập nước ven sông
rạch, hệ sinh thái úng phèn, hệ sinh thái ngập mặn, hệ sinh thái rừng mưa nhiệt
đới…chung quanh thành phố thuộc sở hữu công cộng hoặc của tư nhân.
Trồng rừng đô thị không chỉ cây trên đường phố, mà cịn trên các bãi đậu
xe, sân trường, các cơng viên trung tâm thành phố, cây ven sông rạch, các khu
thương mại và khu công nghiệp, nghĩa trang và các trục giao thơng. Trồng rừng
đơ thị bao gồm mọi lồi cây, mọi kích cỡ từ những cây cao to đến những cây bụi,
thảm cỏ; từ những cây mọc tập trung đến cây mọc đơn lẽ trên đất công hoặc đất
tư.
Trồng rừng đô thị hoạt động như một chức năng sinh thái cung cấp các
dịch vụ như làm trong sạch khơng khí và nước. Cây xanh làm mát và dự trữ
nguồn năng lượng cho thành phố; cải thiện chất lượng khơng khí; làm vững chắc
chất lượng nơi ở và kinh tế địa phương; giảm lượng nước mưa chảy trực tiếp đến
hệ thống thoát nước; cải thiện những mối quan hệ xã hội; tạo cho mọi người gần
gũi nhau hơn.
1.2. Phân loại cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị là tập hợp tất cả những lồi thảo mộc hiện diện trong đơ
thị từ cây cỏ trồng dọc đường phố, trong các công viên, vườn hoa, sân vườn các

khu ở hay các giàn cây, chậu cảnh trong từng gia đình, rừng phịng hộ và các
thực vật phân tán tự nhiên ven sông rạch.
Cây xanh đường phố: Là các dải cây trồng tạo hành lang ngăn cách cho
các trục giao thơng đồng thời có chức năng tạo bóng mát, ngăn gió bụi, cải tạo

4


môi trường. Đây thường là các cây thân mộc lớn, sống lâu năm, có độ che phủ
cao.
Cây xanh cơng cộng: là những cây được trồng tại các công viên, vườn hoa
tạo thành một quần thể, một mảng xanh lớn. Lựa chọn cho các quần thể khá đa
dạng, tùy thuộc theo ý nghĩa hay chủ đề của cơng trình khu vực.
Cây xanh cơng trình: trồng trong các khu dân cư, khu cơng nghiệp hay
dịch vụ thương mại, giải trí.
Cây xanh đặc biệt: cây ven sơng hồ, cây xanh phịng hộ, cách ly, các quần
thể hay cá thể cây cổ thụ, cây mang tính văn hóa hoặc tâm linh.
Cây cảnh hộ gia đình: đây là một thị trường cực kỳ lớn mà bấy lâu nay
phát triển khá tự nhiên, chưa được nghiên cứu hay định hướng.
1.3. Nguồn cung cấp cây xanh trồng rừng đô thị
Các khu vực trồng cây xanh do Cty Cơng Viên Cây Xanh quản lý, hiện có
3 vườn ươm trồng, chăm sóc, bứng bó bầu và cung cấp cây xanh đồng cho thành
phố Hồ Chí Minh:
- Vườn ươm Tam Tân – Củ Chi : diện tích trồng cây 46ha
- Vườn ươm Hiệp Thành – Quận 12 : diện tích trồng cây 8,6ha
- Vườn ươm Đơng Thạnh – Hóc Mơn : diện tích trồng cây 45ha
1.1.1. Quan điểm cây xanh đô thị là nguồn tài nguyên dùng chung
Với những vai trị và vị trí của mình, cây xanh đường phố nói riêng được
coi là một nguồn tài nguyên quan trọng và là một tài nguyên dùng chung và
chúng cũng có tính cạnh tranh tốt. Tính cạnh tranh này trong bối cảnh đô thị là

kết quả của sự cạnh tranh sử dụng các không gian cây xanh và cạnh tranh ưu đãi
về các cây xanh đường phố. Sự gia tăng sử dụng vỉa hè hoặc sự phát triển các
cơng trình xây dựng dẫn đến tính cạnh tranh với các khơng gian mà cây cần để
phát triển. Hơn nữa, các hoạt động của con người trên vỉa hè là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc loại bỏ các cây xanh đường phố. Cây xanh
cũng được đề cập liên quan đến việc đáp ứng với vấn đề an tồn cơng cộng hoặc
khi chúng can thiệp vào các tiện ích cơng cộng – là những giá trị mang tính xã
hội và kinh tế. Từ đó, chúng ta nhận ra tính bền vững từ giá trị cây xanh đô thị.
5


Đây là nguyên nhân dẫn tới quan điểm phát triển bền vững trong quản lý cây
xanh đô thị.
1.1.2. Quan điểm quản lý cây xanh đơ thị bền vững
Duy trì cây xanh đô thị là quản lý nguồn tài nguyên này để đáp ứng các
nhu cầu hiện tại và của các thế hệ tương lai bằng cách quản lý hệ thống để duy trì
sản xuất dịch vụ hệ sinh thái theo không gian và thời gian. Đối với hệ thống cây
xanh đô thị, phát triển bền vững là tập trung vào những lợi ích rịng của cây ở
mức độ rộng và địi hỏi phải có một tập hợp các hoạt động quản lý từ cây đơn lẻ
đến toàn hệ thống cây xanh đô thị trong một khu vực đô thị.
1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 1.1. Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh
( />6


1.2.2. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10o 38’
vĩ độ Bắc và 1060 22'– 106054' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,

Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5
huyện với 322 phường-xã, thị trấn.
1.2.3. Địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đồng bằng hạ lưu sơng Đồng Nai – Sài
Gịn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cự Nam Trung Bộ sang đồng bằng sông Cửu
Long. Về mặt địa hình, thành phố có 2 đặc điểm chủ yếu sau:
- Đây là địa hình đồng bằng thấp (nơi caonhất khơng vượt q 40 m,
nhiều chỗ cịn thấp trũng), bề mặt tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng
lưới sơng ngịi, kênh rạch dày đặc.
- Địa hình có xu hướng thấp dần từ tây bắc xuống đơng nam, nhưng độ
dốc nhỏ.
Do nằm vị trí chuyển tiếp giữa vùng đồi và đồng bằng nên địa hình của
thành phố có nhiều kiểu với nguồn gốc hình thành khác nhau.
Trước hết là địa hình đồi bốc mịn, được phân bố nhiều nhất ở khu vực
Long Bình quận Thủ Đức. Đặc trưng cho dạng địa hình này là các đồi hình bát
úp,đỉnh trịn, sườn thoải với độ cao từ 20-25m, bề mặt bị phong hóa mạnh, tạo
nên lớp vỏ phong hóa tương đối dày và dễ bị bóc mịn, rửa trơi.
Tiếp theo là địa hình đồng bằng thềm với 3 bậc khác nhau. Thềm bậc 1
phân bố ở Bình Chánh, Đơng Hóc Mơn, Nam Củ Chi, Thủ Đức và tồn bộ huyện
Nhà Bè với độ cao trung bình 1 m được cấu tạo bởi trầm tích hỗn hợp sơng và
biển. Thềm bậc 2 phân bố củ yếu ở phái tây nội thành và chạy dọc theo thung
lũng sông thuộc huyện Củ Chi, độ cao trung bình tăng dần từ nội thành (3 –
3,5m) ra đến Củ Chi (6 – 8m). Vật liệu chính tạo nên dạng địa hình này là trầm
tích sét bột có nguồn gốc hỗn hợp sơng – biển. Thềm bậc 3 có độ cao khác nhau

7



tùy từng khu vực, từ 5 – 10m ở Hóc Môn cho đến 10 – 25m ở Củ Chi, một phần
thủ đức và được tạo nên bởi trầm tích cuộn sỏi, cát sét, cát bột.
Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh cịn có dạng địa hình đồng bằng
đầm lầy kéo dài từ Thái Mỹ đến nông trường Lê Minh Xuân; địa hình bãi bồi
đầm lầy sú vẹt phần lớn tập trung ở huyện cần giờ với độ cao 0,5 – 1,0m và địa
hình giồng cát ven biển.
1.2.4 Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hậu nhiệt đới gió mùa mang tính
chất cận xích đạo. Lượng bức xạ tương đối lớn, đạt trung bình khoảng 140 kcal/
cm2/năm. Số giờ nắng trung bình trong ngày là gần 6 giờ. Nền nhiệt khá cao và
ổn định với nhiệt độ bình quân hàng năm là 27,50C. Biên độ nhiệt trung bình
giữa các tháng trong năm thấp, từ 2 – 300C.
Khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa
trung bình đạt trên dưới 2.000mm/năm và phân bố không đều theo thời gian.
Khoảng 90% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa mưa. Theo khơng gian,
lượng mưa có xu hướng tăng dần từ tây nam lên đông bắc. Ở các huyện phía nam
và tây nam của thành phố như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, lượng mưa trung
bình năm chỉ dao động trong khoảng 1.000 – 1.400mm; còn các quận nội thành,
Thủ Đức, phía bắc huyện Củ chi, lượng mưa thường vượt quá 2.000mm/năm.
1.2.5 Đất đai
Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven
thành phố Hồ Chí Minh có 6 loại đất chính:
- Đất cát: có diện tích 5.182 ha, chiếm 4,19% diện tích vùng khảo sát.
Phân bố ở huyện Cần Giờ.
- Đất mặn: với diện tích 19.757 ha, chiếm khoảng 15,99% diện tích vùng
khảo sát. Phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ. Loại đất này hình thành trên trầm
tích sơng, biển và đầm lầy biển bị xâm nhập mặn hơi chua ở tầng mặt (pH < 5),
các tầng ở dưới ít chua đến trung tính, đạt trị số pH 6,5 - 7 ở độ sâu trên 100cm.


8


- Đất phèn: chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 44.535 ha
chiếm 36,04% diện tích vùng khảo sát. Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát
nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sơng Đồng Nai, Sài
Gịn và phía Bắc huyện Cần Giờ.
- Đất phù sa: có diện tích khoảng 20.405 ha, chiếm 16,51% diện tích vùng
khảo sát, trong đó loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 3%. Phân bố chủ yếu ở
vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Mơn, độ cao khoảng 1,5m.
- Đất xám: có diện tích khoảng 31.255 ha, chiếm khoảng 25,29% diện tích
vùng khảo sát. Phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, gị ở huyện Củ Chi, huyện
Hóc Mơn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh.
- Đất đỏ vàng: có diện tích khoảng 2.430 ha, chiếm 1,98% diện tích vùng
khảo sát. Phân bố trên vùng gị ở huyện Củ Chi và quận 9, Thủ Đức.
Diện tích cịn lại không khảo sát là 85.990 ha, gồm đất phi nông nghiệp
(đất ở, chuyên dùng,…) và núi đá 5,4 ha thuộc xã Thạnh An huyện Cần Giờ.

9


Chương 2
CÁC QUY TRÌNH TRỒNG RỪNG ĐƠ THỊ TỪ GIAI
ĐOẠN GIEO ƯƠM ĐẾN LÚC TRỒNG ĐƯỜNG PHỐ
2.1. Gieo ươm cây xanh đường phố.
Để có sản phẩm tốt, chất lượng cao từ ban đầu phải có sự chọn lọc và có
chế độ chăm sóc cây gieo ươm trong vườn một cách hợp lý.
Tạo ra những cây con thuần chủng, mạnh khỏe, có sức đề kháng cao.
Chủ động trong cơng tác lập kế hoạch và trồng cây xanh đô thị.
Công tác chăm sóc cây con trong vườn ươm bao gồm các biện pháp kỹ

thuật tác động vào cây con để cây không ngừng phát triển, đủ sức chống chịu để
khi đưa ra trồng trong môi trường khắc nghiệt ( đất đai nghèo dinh dưỡng, khói
bụi, tiếng ồn, chế độ bức xạ nhiệt cao…).

2.1.1. Chọn giống.
Mục tiêu của việc chọn giống cây trồng là nghiên cứu phương pháp chọn
tạo các giống cây mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về năng suất và
phẩm chất của sản phẩm ở các vùng sinh thái khác nhau hay nhu cầu về thẩm mỹ
đối với sản xuất cây xanh – hoa kiểng.
10


Cả một thời gian dài trong lịch sử sản xuất nông nghiệp công tác giống chỉ
giới hạn trong việc dựa vào tính đa dạng của thực vật trong tự nhiên để tuyển
chọn ra những dạng mong muốn. Đó là phương pháp duy nhất để tạo ra giống
vào thời ấy, nên nó rất thích hợp với từ “ chọn giống “ đã được sử dụng.
Chọn cây giống để thu hái hạt giống, cây cho hạt giống gọi là cây giống,
trong điều kiện trồng cây xanh đô thị không như trồng rừng, số lượng hạt giống
cần thu hái không lớn số lượng cây cần cung cấp chỉ từ 10.000 – 20.000 cây /
năm. Vì vậy khơng cần xây dựng rừng giống như trong Lâm nghiệp, mà chỉ cần
tuyển chọn một số cây giống tốt để cung cấp hạt giống phục vụ công việc gieo
ươm cung cấp cây trồng đô thị hàng năm.
Vị trí phân bố cây giống phải có lý lịch cụ thể: tuổi cây, kích thước, nguồn
gốc, địa chỉ… để khi thu hái đúng thời điểm và đảm bảo chất lượng gieo ươm, tỷ
lệ nẩy mầm. Một số hạt giống không cung cấp tại chổ mà phải du nhập hay lấy từ
địa phương khác, phải có kế hoạch dự trù và tìm hiểu trước cây cung cấp giống.
Cây cung cấp hạt giống hoặc cành chiết phải có phẩm chất tốt, tốt nhất là
chọn cây thảnh thục, không bị sâu bệnh và tổn thương cơ giới, tán cân đối, cho
nhiểu hoa quả, có thể sử sụng tiêu chí phân cấp cây trong quần thụ ( phân cấp
Kraft ) để tuyển chọn cây giống


.

2.1.2.Thu hái giống.
Hạt chín và biểu hiện sự chín của quả, muốn thu hái hạt giống nhiều và
phẩm chất tốt phải tìm hiểu q trình quả chín và những biểu hiện sự chín của
quả. Q trình chín của quả, hạt là q trình biến đổi sinh lý sinh hóa và hình thái
phức tạp, từ khi hợp tử hình thành đã khơng ngừng phát triển thành phơi và được
lignin hóa cứng dần. Các chất biến đổi trong hạt cũng có thay đổi lớn như chất
béo, protein, tinh bột, hàm lượng nước…Quá trình biến đổi diễn ra liên tục
nhưng thường có hai trạng thái biểu hiện có thể nhận biết được là chín sinh lý và
chín thu hoạch.
Đặc điểm thể hiện của chín sinh lý là phơi đã hình thành đầy đủ rễ, thân,
lá mầm nhưng vỏ chưa cứng, nên khả năng nẩy mầm kém và khó bảo quản hạt
giống.
11


Đặc điểm chín thu hoạch, ngồi những đắc điểm chín sinh lý nêu trên thí
cần biết thêm : vỏ đã cứng ( lignin hóa, cutin hóa ), lúc này dễ dàng bảo quản, tồn
trữ hạt giống và tỷ lệ nẩy mâm cao.
Cùng với sự nhận biết sự chín của quả và chín của hạt, nên có thể nhận
biết hạt chín thơng qua sự chín của quả, thí dụ :
-

Quả khơ khi chín thường có màu xám, nâu, nhăn nheo…( như Sao đen,
Dầu, Lim xẹt…)

-


Quả thịt vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ ,sậm hoặc đen … ( như
Viết, Bằng lăng, các loại Cau kè…)

Thời điểm thu hái hạt giống, đa số đối với cây xanh đô thị, qua nhận xét
nhiều năm và tài liệu hướng dẫn trong Lâm nghiệp, thời kỳ ra hoa và quả chín
thường tập trung vào hai đợt trong năm là tháng 4- 5 và tháng 10 – 11. Có thể thu
hái vào lúc này sẽ được nhiều thuận lợi.
Trước khi thu hái cần chuẩn bị các phương tiện như vận chuyển, tồn trữ,
bảo quản…Công nhân thu hái phải được trang bị kiến thức, phương cách hái quả
hạt, đồng thời có đủ điều kiện an tồn lao động như quần áo, dây leo, dây an
toàn…Lưu ý không được bẻ cành nhánh gây tổn hại cho cây giống.
2.1.3. Xử lý hạt giống.
Đối với hạt giống nói chung nếu khơng cần bảo quản tồn kho thì đem gieo
ươm ngay sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao – Hạt giống càng để lâu tỉ lệ nảy mầm càng
giảm
 Tách hạt khỏi quả
-

Đối với hạt quả khô như sao đen, dầu con rái…thì khơng cần tách hạt khỏi

quả chỉ cần làm sạch cánh rồi đem gieo.
-

Đối với quả khô mỡ như: Lim xẹt, muồng…có thể ủ chín đều rồi phơi

nắng hoặc sấy – đập nhẹ thì hạt tách ra.
-

Loại quả thịt như: Long não, cau, kè…thì ủ cho thịt mềm ra rồi chà sát lấy


hạt.

12


 Xử lý hạt
Hạt sau khi được tách cần xử lý. Ở nước ta cách xử lý phổ biến là bằng nước
và một số hố chất, ở các nước có kinh tế và khoa học phát triển thì cịn xữ lý
bằng tia phóng xạ…
-

Xử lý bằng phương pháp vật lý, dùng nước ấm hoặc nước sôi – nhằm phá

vở vỏ hạt do nhiệt độ thay đổi đột ngột (nước ấm khoảng 40 –50oC nước sôi
khoảng 100o C) Ngâm khoảng 1 đến 3 ngày đêm các loại hạt có vỏ cứng cần
ngâm nước sơi, thậm chí có loại quả cứng như Giá tỵ phải ngâm trong bùn đến
khi hạt nứt ra – có loại cũng phải đặt nhẹ cho vỏ hạt nứt mới nẩy mầm được
(Như hạt trám, sấu, bồ hòn, long não…)
-

Xử lý bằng hố chất: Như hồ tan các chất Thiram (TMTD) hay Prothiram

80WPâ, chất kích thích sinh trưởng 2,4 D Gibererin …Hạn chế được nấm bệnh
cho cây, đồng thời kích thích sự nảy mầm của hạt.
2.2. Gieo ươm cây con
 Làm đất: Làm đất vườn ươm nhằm cải thiện lý hố tính của đất tạo điều
kiện cho vi sinh vật hoạt động mạnh hơn., góp phần tăng độ phì nhiêu của
đất. Làm đất cịn hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại.
Để đáp ứng vai trị của đất cần phải đảm bảo chế độ thích hợp như xới xáo
đất, ủ chua, khử trùnfg cần được tiến hành đúng lúc, kịp thời.

-

Đối với khu trồng dãn không cần lên liếp: mà chỉ cần làm xong đất thì

cuốc lổ và trồng cây.
-

Đối với khu ươm gieo: cần lên liếp và để bầu cây. Liếp nên xây bó vía

xung quanh có diện tích 10 m2. Số tùy thuộc vào số diện tích tồn khu: tính theo
cơng thức:
S

N .A B
*
n
C

(Cơng thức của giáo trình kỹ thuật Lâm sinh)

Trong đó: S: diện tích khu gieo ươm;
N: tổng số cây gieo
n: số cây trên 1 m2; B: số khu trong vườn ươm

13


C: số khu đất để gieo ươm.
-


Đất trong liếp gieo ươm: là hỗn hợp giữa cát và tro trấu tỉ lệ 7:3. Đất để vô

túi bầu là hỗn hợp: đất đen + tro trấu + phân hữu cơ (6 + 3 + 1) sau khi vô đất, túi
bầu được xếp vào trong liếp để cấy cây mạ nhổ từ liếp gieo sang tiếp tục ni
dưỡng.
 Bón phân trong vườn ươm
Trong vườn ươm thường xử dụng 2 loại phân: phân hữu cơ và phân vô cơ.
+ Phân vô cơ gồm các loại:
* Phân đạm: Ure, SA
* Phân lân: Supe phosphat, KCl
* Phân tổng hợp: N, P, K
Ngồi ra có thể bón vơi để cài tạo đất khỏi chua phèn (sẽ nói rõ ở phần sau).
+ Phân hữu cơ: thường dùng bón lót hoặc có thể dùng trực tiếp phân chuồng
hoai như phân heo, bị để bón trực tiếp cho cây tùy từng đợt và nhu cầu của từng
loại cây mà số lượng thay đổi, nhưng khi sử dụng cần chú ý:
-

Không bón phân tươi.

-

Khơng tấp vào gốc cây, mà nên bón phân cây trộn đều với đất, vùi và vun

vào gốc cây.
Loại phân hữu cơ khác là ủ từ thân, lá, cành cây xanh hoặc rác hữu cơ (lá cây,
chất ăn thừa…)bón cho cây cũng rất tốt (nhưng chú ý các loại trên đều phải ủ cho
hoai mới dùng được.
 Gieo hạt cấy cây:
Gieo hạt có nhiều ánh sáng như gieo vãi trên luống, gieo hạt theo hàng hay
theo hố.

-

Gieo vãi trên luống: sau khi làm đất và san bằng mặt luống thì vãi hạt trên

mặt, dùng tay thoa đều hoặc dùng rây để rãi hạt trên liếp. Sau đó dùng đất tơi,
mịn để lấp kín hạt, hạt nhỏ thì lấp mỏng, hạt lớn thì lấp sâu hơn.
Dùng Sevin 85WP hoặc một số hóa chất phun lên luống để chống kiến và dế
tha hạt.
14


Cần dùng rơm, rạ mục, sắc nhỏ để che tử, giữ độ ẩm cho hạt gieo. Cây mạ
gieo độ ½ tháng thì đem cấy được.
-

Gieo thẳng vào bịch: dùng hạt cắm vào túi bầu đã bố trí sẵn (mỗi túi 3-4

hạt là đủ). Áp dụng đối với hạt lớn.
-

Cấy cây: cây đem cấy phải khỏe mạnh, đủ qui cách dùng tay hoặc kết hợp

có dầm bứng từng cây rồi xâm lổ đưa cây cấy vào bầu, tránh bị cong queo rễ (lổ
xâm cần sâu và vứa đủ gọn bộ rễ, lấy tay ép chặt gốc cây mới cấy), cây cấy chăm
sóc trong vườn khoảng 6 tháng,có chiều cao 0,3-0,4 m thì đem trồng dãn.

 Chiết cành:
Trong các loại cây trồng đường phố có thể dùng phương pháp chiết cành để
tạo cây con. Ví dụ: cây móng bị, sứ cùi, tràm bông đỏ, liễu rũ, tùng bách tán…
-


Sưu tầm cành chiết: tìm kiếm cây có thể chiết được cành, hoăc trong vườn

ươm cần trồng một số cây để làm cây giống thì tiến hành chọn cành chiết , cành
chiết ở trên cao và có cành là là mặt đất.

15


-

Cành chiết nên vừa phải không ở chỗ nát chiết từ 1-2 cm có chiều dài 1-2

m là vừa. Dùng dao sắc khoanh vỏ độ 1-2 cm. Cạo sạch lớp tượng tầng, sau đó
dùng bao PE và tro trấu bó vết chiết thật chặt (nếu dùng bao ni lông cần đục lổ).
Cành chiết thường xuyên tưới nước trong 1 tháng thì cắt trồng được (chú ý
khi thấy túi bầu có rễ trắng mới cắt).
Cành cắt trồng vô chậu hoặc xuống đất từ 1-3 năm thì đem trồng đường phố.
-

Nếu cành ở gần sát mặt đất, cành mềm dễ uốn thì vị trí để chiết chọn ở nơi

gần sát mặt đất: khoanh, bó vỏ và cạo hết phần tượng tầng độ dài từ 1-2,5 cm,
uốn sát mặt đất, dùng đất mùn và bùn đắp kín vết chiết và tưới nước giữ độ ẩm
thường xuyên cho cành mau ra rễ.
2.3 Chăm sóc cây trồng giãn từ 1 đến 7 tuổi
2.3.1. Thiết kế phân chia khu, liếp trồng giãn

Trong vườn cây xanh cần bố trí thành từng khu và lơ. Dựa vào hệ thống
đường trục chính và các đường ngang để phân chia thành từng khu.

 Phân khu trong vườn ươm
Có thể chia ra một số khu sau đây:
-

Khu gieo ươm: có diện tích P như phần II.2.1, nhưng thơng thường chiếm

diện tích 2-3% toàn vườn ươm.
16


-

Khu trồng dãn cây theo các lứa tuổi, các cây trồng theo cự ly 1 x 1 m. Diện

tích các khu căn cứ vào số cây theo kế hoạch trồng dãn.
-

Khu để chậu bứng cây: bố trí thành từng liếp từ 3-4 hàng cây. Giữa các

liếp có lối đi rộng 1 m để dễ đi lại, chăm sóc.
Cần cắm bảng hiệu ghi tên khu A, B, C… và niên hạn khi trồng cây: 1994,
1995…

2.3.2. Phân chia lô trong khu
Trong từng khu căn cứ và diện tích và số chủng loại cây để chia thành lô.
Mỗi lô thường trồng 1 loại cây, đường ranh giới lô tứ 1-2 m. Cần ghi rõ tên
lô: A1, A2, A3,… tên cây trong lô bằng bảng hiệu nhỏ hơn bảng phân khu.
Phân hàng cây: hàng cách hàng 1 m và trên mỗi hàng, cây cách cây 1 m.
-


Đào hố trồng dãn có kích thước 0,4 m x 0,4 m x 0,4 m

-

Mỗi hố bón 5 kg phân hữu cơ đã hoai.

-

Trồng cây theo đúng quá trình kỹ thuật

-

Mỗi cây cần chống 1 nọc để giữ vững cây thẳng.

17


2.3.3. Chăm sóc thường xuyên và định kỳ các cây trồng giãn
Chăm sóc thường xun là các cơng việc diễn ra hàng ngày đều đặn còn định
kỳ là cách khoảng một thời gian mới lặp lại. Các cây trồng giãn bao gồm 2
loại: là cây trồng dãn ở dưới đất và cây trồng trong chậu.
 Chăm sóc các cây trồng dưới đất
Nhóm cây xanh thấp có hoa
Nhóm cây này có đường kính nhỏ và chiều cao thấp phù hợp với nơi có vỉa
hè nhỏ, đường dây điện trung và hạ thế bao gồm các loại cây: Tràm bông đỏ,
muồng hoa vàng, móng bị trắng tím, sứ cùi, các loại cau:
Nhóm cây này cần nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 1 đến 3 năm mới đem
trồng.
-


Mỗi năm tưới nước liên tục 6 tháng mùa khơ.

-

Làm cỏ bón phân 2 lần

-

Chống nọc nâng đỡ cây

-

Xịt thuốc trừ sâu bệnh định kỳ 6 lần trong năm (trường hợp có sâu bệnh

đột xuất thì phải phun ngay).
-

Cần chú ý tẩy chồi, sửa tán cây 6 lần/năm

Nhóm cây xanh mọc nhanh
Gồm các loại cây: Sọ khỉ, Điệp phượng, Lim xẹt, bằng lăng nước, só đo cam,
bị cạp nước, me tây. Nhóm cây này cần ni dưỡng trong vườn ươm từ 3-5 năm
có thể xuất vườn.
Chế độ chăm sóc bình thường:
-

Tưới nước 6 tháng mùa khơ trong năm.

-


Làm cỏ hai ;ần một năm, kết hợp với lúc làm cỏ và vun gốc.

-

Chống nọc cho cây, mỗi năm thay một lần.

-

Xịt thuốc trừ sâu bệnh 6 lần trong năm.

-

Tẩy chồi, sửa tán tạo hình 6 lần/năm.

18


Nhóm cây lớn, sinh trưởng chậm và tuổi thọ cao
Bao gồm các loại: Sao đen, dầu con rái, gõ, sến, nhạc ngựa, viết, mạc nưa,
long não, muồng xiêm, me chua…
Nhóm cây này cần nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 5-7 năm mới xuất vườn.
Tưới nước 6 tháng mùa khô trong một năm.
-

Làm cỏ 2 lần/1 năm vào mùa khô và đầu mùa mưa.

-

Bón phân hữu cơ 2 lần/1 năm vào mùa mưa kết hợp khi làm cỏ và vun gốc


-

Xịt thuốc trừ sâu bệnh 6 lần/1 năm.

-

Tẩy chồi, sửa tán, tạo hình 6 lần/năm.

-

Chống nọc cho cây 1,2 tuổi (cây 3 tuổi trở lên khơng cần chống).

2.3.3. Chăm sóc cây trồng trong chậu
Chăm sóc nhóm cây thấp có hoa trong chậu
-

Trồng trong chậu có  30-40 cm (chậu đất nung)

-

Trộn đất đen và phân hữu cơ 10 kg/chậu.

-

Cắm nọc chống đỡ cây, 1 nọc/chậu.

-

Tưới nước 6 tháng mùa khô trong năm.


-

Bón phân vơ cơ 2 lần/năm (Urê, SA).

-

Phun thuốc trừ sâu bệnh 4 lần/năm.

-

Nhổ cỏ dại 12 lần/năm.

Nếu có cây chết cần trồng dặm, tỷ lệ khơng q 1%.
Chăm sóc các cây bứng vào chậu
Các cây xanh thuộc nhóm sinh trưởng nhanh độ 4-5 tuổi có thể bứng vơ chậu
để chuẩn bị trồng. Các cây sinh trưởng chậm sau khi bứng vơ chậu – cần ni
dưỡng thêm 2 năm thì đem trồng.
Sau khi bứng vơ chậu cần chăm sóc như sau:
-

Chậu để bứng cây có  60-80 cm.

-

Trộn đất đen và phân cho mỗi chậu 0,3 m3.

-

Tưới nước 6 tháng mùa khô.


-

Nhổ cỏ dại 12 lần/1 năm.

19


-

Tẩy chồi, sửa tán 6 lần/năm.

-

Bón phân hữu cớ và vô cơ 2 lần/năm.

2.4. Các qui định về bứng cây trong vườn ươm
2.4.1. Công tác chuẩn bị và chọn lựa cây để bứng
 Công tác chuẩn bị
-

Trước khi bứng cây cần khoanh gốc  60 cm xuống sâu 0,4-0,5 m, cắt bớt

cành lá và tỉa bớt lá.
-

Đan dây nylon

-

Chuẩn bị chậu và đất đen trộn phân sắp xếp ở nơi qui định theo hàng và lô


thiết kế.
-

Chuẩn bị giỏ tre, bao lót giỏ và dây buộc đủ số lượng cây bứng.

-

Chuẩn bị tầm vông, tre, cây chống làm giàn đỡ cây.

 Qui cách phẩm chất cây:
Tiêu chuẩn cây bứng:
-

Cây sinh trưởng tốt khơng bị sâu bệnh cụt ngọn.

-

Cây có tán đẹp cân đối, khơng bị cong queo 2 thân…

-

Cây có chiều cao và D tương quan với tuổi như bảng tiêu chuẩn trên.

2.4.2. Tiêu chuẩn cây xanh trồng đường phố
Theo VB 342/SGTCC ngày 30/3/2007
 Chiều cao cây:
Cây thuộc nhóm đại mộc và trung mộc có chiều cao từ 3m trở lên, riêng
đối với cây Bằng Lăng do đặc điểm tán cây có dạng hình dù nên chiều cao có thể
từ 2,5m trở lên nhưng tán cây phải cân đối.

Cây thuộc nhóm tiểu mộc có chiều cao từ 1,5m trở lên.
 Chiều cao phân cành:
Cây thuộc nhóm đại mộc và trung mộc có chiều cao phân cành từ 1,5m trở
lên, riêng đối với cây Viết do phân cành sớm nên chiều cao phân cành có thể từ
1m trở lên.
Cây thuộc nhóm tiểu mộc có chiều cao phân cành 1m trở lên.
20


 Thân, tán cây:
Cây có thn thẳng, khơng cong queo, tán lá xanh tốt, cân đối, không sâu
bệnh và cắt tỉa gọn. Dáng cây cân đối giữa chiều cao cây, chiều cao tán và đường
kính tán, cụ thể như sau:
Chiều cao tán lá từ 1/3 chiều cao cây trở lên.
Đường kính tán lá từ ¼ chiều cao cây trở lên.
 Đường kính bầu cây:
Cây thuộc nhóm đại mộc và trung mộc có đường kính bầu cây từ 60cm trở
lên.
Cây thuộc nhóm tiểu mộc có đường kính bầu cây từ 40cm trở lên.
 Đường kính cổ rễ:
Cây thuộc nhóm đại mộc và trung mộc có đường kính cổ rễ từ 6cm trở
lên.
Cây thuộc nhóm tiểu mộc có đường kính cổ rễ từ 5cm trở lên.
 Cây cắt ngọn:
Không được cắt ngọn đối với các cây thuộc họ Sao, Dầu.
Trường hợp cây loại 1, loại 2 bứng dưỡng từ các cơng trình chờ tái xuất
phục vụ các cơng trình khác thì có thể cắt ngọn.
Nếu cây đưa ra trồng đường phố mà cắt ngọn thì phải đáp ứng 5 tiêu
chuẩn trên.
2.5 Kỹ thuật bứng cây và chăm sóc cây sau khi bứng

2.5.1 Quy trình kỹ thuật bứng cây đường phố:
-

Kỹ thuật bứng nhằm chủ yếu làm cây không bị vỡ bầu đất, bầu lớn ít bị cắt

-

Khoanh gốc cây truớc khi bứng từ ½ -1 tháng xung quanh gốc cây. Sơn vết

rễ.
cắt các rễ ngang lớn để rễ không mất nhựa và hạn chế sâu bệnh xâm nhập (dùng
dầu hắc trộn sulphat đồng hoặc Sevin 85wp).
-

Khi bứng cần bảo vệ bầu đất không để bị bể (dùng bao ni lông, bao bố, giỏ

tre, hoặc dây cột để bó bầu.)
-

Dùng dao và cưa bén để cắt rễ và cắt cành không để bị xước.
21


×