Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại quận 12, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.01 KB, 86 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 5
1.1. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý đất đai 5
1.1.1. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý đất đai trên thế giới 5
1.1.2. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam 8
1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam 11
1.3. Tổng quan về nội dung quản lý nhà nước về đất đai 12
1.3.1. Sự thay đổi (phát triển) nội dung quản lý nhà nước về đất đai 12
1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai đối với cấp quận, huyện từ khi có
Luật Đất đai 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 23
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 12 23
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên 23
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
2.2 Quá trình đô thị hóa Quận 12 và tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất và
quản lý đất đai trên địa bàn Quận: 31
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành Quận 12: 31
2.2.2. Quá trình đô thị hóa Quận 12 Quận 12 từ năm 1997 đến năm 2013: 34
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12 giai đoạn
1997 -2013 42
2.3.1. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai 42
2.3.2 Thực trạng quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 46
2.3.3 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 48


2.3.4 Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN 54
2.3.5 Thực trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai 60
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 63
3.1. Định hướng phát triển đô thị (sử dụng đất) Quận 12 trong quy hoạch đô
thị chung của Thành phố Hồ Chí Minh đến 2020 63
3.1.1. Định hướng sử dụng đất đến 2020 63
3.1.2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất:
67
3.2 Tổng hợp những vấn đề hạn chế, tồn tại và những vấn đề đặt ra trong quản
lý nhà nước về đất đai khi thực hiện Luật Đất đai 2013 trên địa bàn Quận 12 68
3.2.1 Những vấn đề hạn chế 68
3.2.2 Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về đất đai khi thực hiện Luật
Đất đai 2013 trên địa bàn Quận 12 70
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất
đai Quận 12 71
3. 3. 1. Nhóm giải pháp chung 71
3.3.2 Một số giải pháp cụ thể 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND :Ủy ban nhân dân
GCN :Giấy chứng nhận
THCS :Trung học cơ sở
THPT :Trung học phổ thông

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Chế độ sở hữu đất của một số nước ASEAN

Bảng 2.1 : Diện tích tự nhiên của các phường trên địa bàn Quận 12
Bảng 2.2 : Tình hình biến động dân số từ năm 1997 đến năm 2012
Bảng 2.3 : Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010
Bảng 2.4 : Tình hình cấp giấy chứng nhận về đất đai
Bảng 2.5
:
Số liệu đơn thư liên quan đất đai đã được UBND Quận 12 giải quyết
từ năm 1997 đến năm 2013
Bảng 3.1 : Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 của Quận 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 : Sơ đồ ranh giới hành chính Quận 12
Hình 2.2 : Biểu đồ dân số Quận 12 từ năm 1998 đến năm 2012
Hình 2.3 : Biểu đồ dân số Quận 12 từ năm 1998 đến năm 2012
Hình 2.4 : Biểu đồ thể hiện tình hình cấp giấy chứng nhận về đất đai của
Quận 12 từ năm 1997 đến năm 2013



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… là nguồn
vốn, nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả
của việc sử dụng đất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại về kinh tế ổn định về chính trị,
phát triển về xã hội ở hiện tại và trong tương lai. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà
nước về đất đai cần được quan tâm hơn, để quản lý tốt và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên quý giá này.

Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cùng với xu thế hội nhập, quốc tế hóa nền kinh tế gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Do
đó, giá trị của đất đai ngày càng tăng cao, các quan hệ đất đai ngày càng đa dạng và phức
tạp trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì
vậy, việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đai là cơ sở khoa học quan trọng để xây
dựng một hệ thống chính sách pháp luật đất đai hoàn chỉnh và hiện đại góp phần vào công
cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, là nhiệm vụ mang tính cấp thiết và lâu dài của Đảng
và nhà nước ta.
Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những Quận mới được thành lập
theo Nghị định số 03/CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997. Là một Quận ngoại
thành đang trên đà đô thị hóa, cơ cấu kinh tế đang từng bước phát triển rõ nét. Hiện nay,
Quận 12 gồm 11 phường (Phường Tân Thới Nhất, Phường Đông Hưng Thuận, Phường
Tân Hưng Thuận, Phường Trung Mỹ Tây, Phường Tân Chánh Hiệp, Phường Tân Thới
Hiệp, Phường Hiệp Thành, Phường Thới An, Phường Thạnh Xuân, Phường Thạnh Lộc và
Phường An Phú Đông) với tổng diện tích đất tự nhiên là 5.274,9 ha, chiếm 2,49% so với
tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù chính quyền địa phương
đã quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, tuy nhiên do những nguyên nhân
chủ quan và khách quan nên thời gian qua vẫn còn tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng

1
đất không đúng mục đích theo quy định pháp luật, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp, để
hoang hóa quỹ đất,
Để đánh giá một cách khái quát, toàn diện công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1997 – 2013, cần phải
nghiên cứu thực trạng để thấy được những mặt hiệu quả, những mặt hạn chế tồn tại, từ đó
đưa ra được những biện pháp khắc phục và đổi mới cho phù hợp trong quản lý và sử dụng
hiệu quả quỹ đất của Quận.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và được sự đồng thuận của Giảng viên hướng
dẫn, học viên đã chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp

nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12, Thành phố
Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng, làm rõ được những ưu điểm, những hạn chế tồn tại
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 1997 – 2013.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn Quận 12.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan công tác
quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam.
- Tổng hợp làm rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai cấp quận, huyện từ
khi có Luật Đất đai 1993 đến nay.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu liên quan công tác quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn Quận 12 giai đoạn 1997 – 2013.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn Quận 12.

2
4. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Trong các nội dung quản lý nhà nước về đất
đai, Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu một số nội dung mang tính bức xúc và trọng
tâm trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận 12 gồm:
tình hình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đất đai; giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất; đăng ký – cấp GCN và lập hồ sơ địa chính; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
5. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu:
Đây là phương pháp dùng để điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thống kê đất đai, tình hình quản lý và sử
dụng đất đai trên địa bàn Quận 12.
b. Phương pháp so sánh:
So sánh số liệu qua các thời kỳ để thấy được tình hình quản lý nhà nước về đất
đai của Quận 12 từ năm 1997 đến nay.
c. Phương pháp phân tích, giá tổng hợp:
Từ tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá làm rõ những mặt đã
làm được, những hạn chế tồn tại của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
Quận 12.
d. Phương pháp chuyên gia:
Tham khảo, lấy ý kiến của cơ quan, cán bộ tại địa bàn nghiên cứu trong việc
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
Quận 12.
6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

3
Chương 1: Cơ sở khoa học và pháp lý liên quan công tác quản lý nhà nước về
đất đai.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1997 – 2013.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn Quận 12.
Kết luận và kiến nghị

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1.1. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý đất đai
1.1.1. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý đất đai trên thế giới
Đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng đối với con người và xã hội, là tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… Trong lịch sử, con người đã dùng sức
mạnh để chiếm hữu, bảo vệ và đầu tư vào đất để phục cho lợi ích của mình.
Sở hữu là một phạm trù lịch sử gắn liền với quá trình phát triển của loài người.
Các Mác đã phân tích tiến trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội của loài
người trên cơ sở quan hệ sở hữu. Trong chế độ Công xã nguyên thủy, con người
chưa hình thành khái niệm sở hữu. Tiếp theo là chế độ Chiếm hữu nô lệ có trọng
tâm là sở hữu tư nhân về sức lao động của con người. Chế độ phong kiến có đặc
trưng là sở hữu tư nhân về đất đai. Chế độ Tư bản chủ nghĩa xây dựng trên nền
móng của sở hữu tư nhân về tư bản. Chế độ Công sản chủ nghĩa mà chúng ta đang
hướng tới có nội dung chủ yếu là xóa bỏ mọi sở hữu tư nhân về các nguồn lực sản
xuất chính của nền sản xuất xã hội.
Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý, bao gồm ba quyền năng: chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt. Trong đó, quyền định đoạt là quyền năng quyết định nhất.
Nếu không có quyền định đoạt thì không thể trở thành quyền sở hữu.
Hiện nay trên thế giới, tùy thuộc pháp luật của từng quốc gia, người ta công
nhận một số trong các hình thức sở hữu đất đai: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước,
sở hữu tổ chức, sở hữu chung, sở hữu địa phương, sở hữu hỗn hợp, sở hữu tập thể,
sở hữu gia đình, sử hữu tư nhân. Các dạng sở hữu trên có những biểu hiện giống
nhau hoặc có khác nhau nhưng không nhiều. Ví dụ như sở hữu chung của cộng
đồng cư dân của một địa phương và sở hữu địa phương có nhiều thể hiện giống
nhau hoặc sở hữu tập thể do các xã viên góp đất vào hợp tác xã nông nghiệp và sở
hữu hỗn hợp cũng có nhiều thể hiện giống nhau. Sự khác nhau còn do pháp luật quy

5
định về quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng là chủ sở hữu. Không phải pháp luật

nhà nước nào cũng công nhận tất các quyền sở hữu nói trên. Nhìn chung, mỗi nước
thường chỉ công nhận một số hình thức sở hữu nhất định theo tập quán lịch sử riêng
và quan niệm riêng. Hiện nay, nhiều quốc gia không công nhận sở hữu tư nhân về
đất đai như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào Mianma, Cuba, Mông Cổ.
- Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nước phát triển (Nhóm G7) bao gồm các
nước: Anh, Đức, Canađa, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hoà Pháp. Xét về chế độ sở
hữu nói chung, tại tất cả các quốc gia G7 đều thừa nhận quyền tư hữu là quyền cơ
bản nhất. Xét về chế độ sở hữu đất đai, các nước thuộc nhóm G7 đều thực hiện mô
hình s
ở hữu đất đai đa sở hữu. Đó là vừa thừa nhận sở hữu đất đai của tư nhân và
vừa thừa nhận đất đai sở hữu của nhà nước.
- Chế độ sở hữu đất đai của nhóm các nước đang phát triển: chiếm đa số các
quốc gia trên thế giới, có trình độ phát triển kinh tế vẫn ở mức trung bình và thấp.
Về chế độ chính trị, các nước đang phát triển theo đuổi những mô hình chế độ chính
trị hết sức đa dạng. Tuy nhiên, khái quát nhất có thể thấy nổi lên hai loại hình chế
độ sở hữu đất đai, đó là chế độ SHTN và chế độ SHNN về đất đai.
Bảng1.1. Chế độ sở hữu đất của một số nước ASEAN
STT
Tên nước
Văn bản luật quy định
Hình thức sở hữu
1 Brunây Luật thu hồi đất 1949, Luật đất đai 2000 Tư hữu, Quốc Vương
2 Campuchia Luật đất đai 2001
Sở hữu quốc vương
Sở hữu tư nhân
Sở hữu chính phủ
Sở hữu tập thể
3 Đông Timo Quy định của Tổng thống về đất đai 2006
Sở hữu nhà nước
Sở hữu tư nhân

4 Indonexia
Quy định của Chính phủ về quản lý đất
đai 2004
Sở hữu nhà nước
Sở hữu tư nhân
5
Lào
Luật đất đai 1997
Sở hữu toàn dân
6 Malaixia Luật đất đai 1960
Sở hữu nhà nước
Sở hữu tư nhân
7
Mianma
Hiến pháp (điều 18)
Sở hữu nhà nước
8 Singapore Luật đất đai 1978
Sở hữu nhà nước
Sở hữu tư nhân
9 Thái Lan Luật đất đai 2008
Sở hữu nhà nước
Sở hữu tư nhân
10 Việt Nam
Hiến pháp 1980; 1992
Luật đất đai 1988;1993; 2003
Sở hữu toàn dân

6
Vốn là tài nguyên vô cùng quý giá có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi
quốc gia nên đất đai mang những đặc tính phức tạp về quyền sở hữu. Do đó, Quản

lý đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống quản lý hành
chính nhà nước, cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đối với tất cả
các nước, quản lý nhà nước về đất đai là một công cụ quan trọng của hệ thống
hành chính. Nhiệm vụ cụ thể quản lý đất đai hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể hơn, nhiệm vụ đó phụ thuộc vào chủ
trương chính trị của nhà nước và mô hình kinh tế được lựa chọn. Như vậy, mỗi
quốc gia xác định nhiệm vụ cụ thể cho quản lý nhà nước về đất đai có khác nhau,
đó là những biện pháp cụ thể của công cụ pháp luật, công cụ quy hoạch và công cụ
kinh tế.
Trong tất cả các chế độ xã hội, kể cả khi thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về
đất đai thì nhà nước cũng phải tổ chức một hệ thống quản lý nhà nước về đất đai
thống nhất. Mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về nhiệm vụ của hệ thống quản
lý đất đai. Có quốc gia quan tâm tới khía cạnh quản lý đất đai dưới góc độ tài sản,
có quốc gia quan tâm chủ yếu tới khía cạnh thuế, có quốc gia lại tập trung vào khía
cạnh quy hoạch phát triển… Tuy nhiên, chung quy cũng thể hiện được vai trò của
quản lý nhà nước về đất đai là rất quan trọng và cần thiết. Vai trò đó nhằm quản lý
khái quát các mặt sau:
- Quản lý về mặt hành chính lãnh thổ mà mỗi thửa đất là một đơn nguyên của
hệ thống quản lý, hay nói cách khác đây là quản lý ranh giới thửa đất để xác định
phần diện tích mà chủ sở hữu hay người sử dụng được pháp luật thừa nhận về pháp
lý, được nhà nước bảo hộ về thực hiện các quyền hợp pháp.
- Quản lý về mặt tài sản dân sự đối với đất đai (hoặc quyền sử dụng đất) trong
hệ thống đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trước pháp luật.
- Quản lý về mục đích sử dụng đất cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế,
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường được xác định trong quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý về mặt kinh tế đối với đất đai bao gồm định giá đất, xác định thuế và
các loại nghĩa vụ tài chính đối với đất đai.

7
1.1.2. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam

Chế độ sở hữu về đất đai ở Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử rất
phong phú và đa dạng gắn liền với quá trình lịch sử bảo vệ và phát triển đất nước.
* Chế độ sở hữu đất đai trong các xã hội phong kiến
Lịch sử chế độ sở hữu ruộng đất thời phong kiến ở Việt Nam thực chất là lịch
sử thay đổi vị trí giữa hai hình thức sở hữu ruộng đất cơ bản: thứ nhất là sở hữu
công – “quốc gia công thổ” gồm đất thuộc sở hữu của nhà nước hoặc thuộc sở hữu
của cộng đồng làng xã; thứ hai là sở hữu tư – sở hữu của nông dân cá thể hoặc sở
hữu của quý tộc, địa chủ.
Phân tích lịch sử về chế độ sở hữu về đất đai trong giai đoạn phong kiến Việt
Nam có thể rút ra một số kết luận sau:
- Sở hữu công về ruộng đất được hình thành và cũng cố trên cơ sở chế độ công
hữu nguyên thuỷ về ruộng đất, chế độ sở hữu này đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc cũng cố quyền lực cho chính quyền phong kiến, cho sự thống nhất dân
tộc và duy trì tính cộng đồng làng xã;
- Hình thức sở hữu ruộng đất công của làng xã là một đặc điểm quan trọng
xuyên suốt thời kỳ phong kiến trong quan hệ đất đai ở Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta;
- Nhà nứơc phong kiến ở giai đoạn thịnh trị luân xác lập và cũng cố chế độ sở
hữu của nhà nước đối với đất đai;
- Trong quá trình phát triển của một nhà nước phong kiến, luôn tồn tại mâu
thuẩn giữa chế độ sở hữu của nhà nước phong kiến và chế độ sở hữu tư nhân của
địa chủ, quan lại về đất đai. Nguyên nhân của sự mâu thuẩn này là sự độc quyền
phong tặng đất đai và sự quan liêu đi tới suy yếu của bộ máy hành chính phong
kiến, sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp.
- Sở hữu tư nhân lớn vể ruộng đất trong suốt giai đoạn phong kiến Việt Nam
tưong đối hạn chế, tiêu biếu nhất là ở thời Nhà Trần. Theo Pie Gourou, lý do là
“Trong nước An Nam thời xưa chế độ sở hữu lớn không nhiều bởi vì tổ chức kinh
tế không thuận lợi với chế độ đó, bởi vì phong tục xung đột với chế độ đó, bởi vì
nhà nước nhìn chế độ đó với con mắt không tốt”.

8

- Chế độ sở hữu tư nhân về đất đai luôn thắng thế ở giai đoạn nhà nước phong
kiến suy yếu.
* Chế độ sở hữu đất đai thời Pháp thuộc (từ 1859 đến 1954)
Sau khi chiếm đóng Việt Nam, Thực dân Pháp đã từng bước vô hiệu hóa hệ
thống pháp luật của Nhà Nguyễn và muốn áp đặt toàn bộ hệ thống pháp luật của
Pháp tại Việt Nam. Luật pháp do Pháp quy định được xây dựng trên tinh thần luật
pháp của Napoleon, trong đó quy định khá rõ về chế độ sở hữu đất đai, các quyền
năng của sở hữu: được quyền sử dụng và hưỡng dụng đất đai theo quy định của
pháp luật (đựơc sử dụng tùy theo ý định của chủ sở hữu trừ những điều pháp luật
cấm). Ngoài hình thức sở hữu tư nhân được nhà nước khuyến khích và bảo hộ,
chính quyền thực dân Pháp vẫn đảm bảo một lượng đất đai nhất định thuộc sở hữu
nhà nước và công nhận sở hữu cộng đồng làng xã, phường hội ở Bắc Bộ và Trung
Bộ để đảm bảo cho việc thu thuế và không bần cùng hóa nông dân.
* Chế độ sở hữu đất đai cuả nhà nước Mỹ - Ngụy trong giai đoạn 1954 -
1975
Nói chung, trong giai đoạn 1954 – 1975 ở miền Nam nước ta, Mỹ và Chính
quyền Ngụy có đường lối tư nhân hóa ruộng đất đến từng hộ nông dân, lấy ruộng
đất của địa chủ để bán ưu đãi hoặc chia miễn phí cho nông dân.
* Chế độ sở hữu đất đai của nhà nước Việt Nam từ Cách mạng Tháng
tám năm 1945 đến nay
Sau Cách mạng Tháng tám thành công, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh giảm tô,
tịch thu đất đai của thực dân Pháp và Việt gian bỏ chạy để chia cho nông dân
nghèo, chia lại đất cho mọi công dân.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, Khóa II vào tháng
8/1955 đã đưa ra chủ trương tổ chức thí điểm một số hợp tác xã nông nghiệp để
chuẩ bị cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế nông nghiệp. Trong thời gian từ năm
1958 – 1960, hầu hết nông dân cá thể đã tham gia hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp.
Toàn bộ đất đai của các sở hữu công nghiệp, thương nghiệp tư bản tư nhân đã

9

chuyển sang hình thức sở hữu hỗn hợp dưới dạng công tư hợp doanh. Đất đai thuộc
sở hữu tư nhân chỉ còn đất ở và một số diện tích đất nông nghiệp không đáng kể.
Từ năm 1960 đến năm 1980, chế độ sở hữu đất đai ở Miền Bắc không thay
đổi. Nhà nước tập trung nâng cấp các hợp tác xã nông nghiệp thành các hợp tác xã
bậc cao trên phạm vi tòan quốc. Mỗi hộ gia đình nhận 5% đất của hợp tác xã để
canh tác phục vụ cho nhu cầu riêng.
Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975) cho đến năm 1980, nhà nước gấp
rút thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, công nghiệp, thương
nghiệp ở Miền Nam. Cho đến năm 1980, trên phạm vi cả nước hầu hết đất đai sử
dụng vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp đã thuộc sỡ hữu
nhà nước, sở hữu tập thể.
Luật đất đai đầu tiên (năm 1987) được ban hành đã thể hiện rõ cơ chế bao cấp
về đất đai, quyền sỡ hữu toàn dân về đất đai theo quan niệm “cứng nhắc” không
thực sự phù hợp với mục tiêu xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Luật đất đai lần thứ hai (năm 1993) được ban hành tiếp tục chỉ công nhận một
hình thức sở hữu về đất đai, nhà nước thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả
nước bằng pháp luật và quy hoạch, nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất ổn định lâu dài. Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1993 chỉ tập trung
vào trọng tâm đổi mới quan hệ đất đai trong nông nghiệp. Quá trình triển khai công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một luật đất đai mới hoàn chỉnh hơn, điều
chỉnh hợp lý đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
Luật đất đai năm 2003 được ban hành quy định rất cụ thể về các quyền năng
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của quyển sở hữu toàn dân và phần quyền năng mà
nhà nước trao cho người sử dụng đất, người sử dụng đất được trao mọi quyền tài
sản theo quy định của pháp luật về dân sự đối với quyền sử dụng đất. Cụ thể, nhà
nước giao, cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (gọi chung là nhà
nước giao) hoặc đang sử dụng đất được nhà nước công nhận như được nhà nước
giao thì tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được hưởng các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế
chấp, bảo lãnh, góp vón bằng quyền sử dụng đất.


10
Như vậy, đến nay nhà nước ta đã có biện pháp tiếp cận hợp lý đối với quyền
sở hữu đất đai: quyền sở hữu toàn dân về đất sai được mở rộng theo hướng nhà
nước trao một số quyền cho người sử dụng đất. Cách tiếp cận này hoàn toàn tương
đương với cách tiếp cận của một số nước theo hướng công nhận đa sở hữu về đất
đai nhưng hạn chế lại bằng cách trao một số quyền cho nhà nước quyết định.
Ở Việt Nam, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai được cụ thể hóa từ khi nhà
nước thực hiện quá trình đổi mới. Đến nay, nhà nước vẫn có hai chức năng đối với
đất đai: một là chức năng đại diện cho toàn dân thực hiện các quyền của chủ sở hữu
và hai là chức năng thực hiện quản lý nhà nước đối với đất đai.
1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam
Đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân do nhân dân đã trả bằng máu và mồ hôi để
bảo vệ đất đai trước chiến tranh xâm lược của nước ngoài và trước thiên tai. Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Điều đó được ghi nhận tại
Hiến Pháp của nhà nước và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Được gọi là các công cụ luật pháp để quản lý đất đai:
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước ta, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tính
đến năm 2013, nhà nước ta đã ban hành những lần Hiến Pháp: Hiến pháp năm 1946
(Điều 12), Hiến pháp năm 1959 (Điều 11, Điều 12 và Điều 14), Hiến pháp năm
1980 (Điều 19 và Điều 20), Hiến pháp năm 1992 (Điều 19 và Điều 20). Đến ngày
01/01/2014, Hiến pháp năm 2013 (lần thứ 5) chính thức có hiệu lực.
- Luật đất đai quy định quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Tính đến năm
2013, nhà nước ta đã ban hành ba lần Luật đất đai: Luật đất đai năm 1987 gồm 7 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai, Luật đất đai năm 1993 gồm 7 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai, Luật đất đai năm 2003 gồm 13 nội dung quản lý nhà nước về
đất đai. Đến ngày 01/7/2014, Luật đất đai năm 2013 chính thức có hiệu lực thi hành
gồm 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
- Các luật khác có liên quan: Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Nhà ở, Luật Dân

sự…

11
- Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật như Pháp lệnh, Nghị định, Thông
tư, Quyết định, Chỉ thị…
1.3. Tổng quan về nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.3.1. Sự thay đổi (phát triển) nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Luật đất đai năm 1987 do Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày
29/12/1987 bao gồm 6 chương 57 điều. Luật đất đai năm 1987 thể hiện mối quan hệ
hành chính về đất đai qua các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ giữa nhà
nước với các chủ sử dụng đất, bao gồm những quy định chủ yếu như sau:
1- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.
2- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp, các tổ
chức kinh tế, như doanh nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp… là những đối tượng được nhà nước giao đất để sử dụng.
3- Hộ gia đình, cá nhân chủ yếu được giao đất để làm nhà ở, giao đất sản xuất
nông nghiệp để sử dụng.
4- Nhà nước chỉ có hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (chưa công
nhận đất có giá); người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì nhà nước thu hồi
không có đền bù.
5- Nghiêm cấm chuyển nhượng đất đai.
Luật đất đai năm 1993 do Quốc hội khóa IX kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày
14/7/1993 bao gồm 7 chương 89 điều. Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, năm 2001 phù hợp hơn với đường lối
quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường, giải quyết những vấn đề cơ bản về
quan hệ đất đai, giải quyết tốt hơn mối quan hệ hành chính, dân sự, xã hội và kinh
tế thị trường trong sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật đất đai năm 1998, năm 2001 đã quy định chế độ quản lý, sử
dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bao gồm nhữn quy định
chủ yêu như sau:

1- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.

12
2- Các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng.
3- Các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài (người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài đều phải thành lập doanh
nghiệp có pháp nhân Việt Nam đê thuê đất nên gọi chung là tổ chức kinh tế nước
ngoài) được thuê đất có thời hạn của nhà nước để sử dụng vào mục đích hoạt động
kinh tế (Luật đất đai năm 1993); các tổ chức kinh tế trong nước được giao đất có thu
tiền sử dụng đất trong một số trường hợp thực hiện dự án sử dụng quỹ đất để tạo
vốn xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở (Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998).
4- Hộ già đình, cá nhân được nhà nước giao đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài (không có thời hạn) và giao đất sản xuất
nông nghiệp theo thời hạn 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, 50 năm đối với
đất trồng cây lâu năm.
5- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thuộc Thủ tướng chính phủ đối với đất
quốc phòng, an ninh và trường hợp tổ chức sử dụng dụng đất từ 01 ha trở lên, thuộc
chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp tôt chức sử dụng đất dưới 01
ha (theo Luật đất đai năm 1993); Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thuộc Thủ
tướng chính phủ đối với đất quốc phòng, an ninh và trường hợp tổ chức kinh tế thực
hiện dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng (Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật đất đai năm 1998).
6- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, thửa kế, thế chấp đối với quyền sử dụng đất.
7- Đất đai có giá trị và nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển
quyền sử dụng đất, thu tiền khi nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, bồi thường
thiệt hại khi thu hồi đất.
Luật đất đai năm 2003 do Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003 bao gồm 7 chương 146 điều. Luật đất đai năm 2003 được soạn thảo với

nội dung phong phú đã tổng hợp được nhiều kinh nghiệm từ thực tế triển khai Luật
đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của

13
Luật đất đai năm 1998, năm 2001, Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức
trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất; Pháp lệnh và quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuê đất tại Việt Nam, các Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật đất đai, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý địa giới hành
chính… Với một số nội dung đổi mới sau:
1- Xem xét vấn đề sở hữu đất đai để quy định cụ thể về quyền của nhà nước
với chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và nhiệm vụ quản lý nhà
nước về đất đai.
2- Tổ chức kinh tế trong nước được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất trả
tiền hàng năm có thời hạn để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh (riêng đất
ở để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở được sử dụng không có thời hạn);
nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được nhà nước cho thuê đất
trả tiền một lần hoặc trả tiền hàng năm có thời hạn để thực hiện các dự án đầu tư;
nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể đăng ký là tổ chức kinh
tế trong nước hoặc tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
3- Thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng, thu hồi đất, gia
hạn sử dụng đất thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với đất do tổ chức, cở sở tôn
giáo, nhà đầu tư là người nước ngoài; thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đất
thuộc hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
4- Xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng đối tượng sử dụng đất, quy
định cụ thể đối với việc thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất đối với các đối tượng sử dụng đất khác nhau.
5- Xây dựng hệ thống mới về phân loại đất đai, trong đó đất đai được chia
thành 3 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng;

đất nông nghiệp được chia thành đất sản xuất trồng cây hàng năm, đất sản xuất
trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác;
đất phi nông nghiệp được chia thành đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô
thị), đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất,

14
kinh doanh phi nông nghiệp (gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng
xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khóang sản; đất
sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm), đất sử dụng vào mục đích công cộng (gồm
đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào
tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác), đất do các cơ
sở tôn giáo sử dụng, đất đang sử dụng vào mục đích tín ngưỡng, đất làm nghĩa
trang, nghĩa địa, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi
nông nghiệp khác.
6- Xác định cụ thể chế độ sử dụng đất đối với từng loại đất.
7- Xây dựng hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, cụ thể
nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai bằng quy hoạch theo hướng loại bỏ
những chồng chéo, những khoảng hở giữa hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội (theo ngành và địa phương), hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai, hệ thống
quy hoạch xây dựng.
8- Xác lập hệ thống tài chính đất đai trên cơ sở hệ thống một giá đất và đổi
mới hện thống thuế đất (gồm thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và thuế sử
dụng đất); gắn thị trường quyền sử dụng đất với thị trường bất động sản; đưa ra cơ
chế nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
phù hợp với nền kinh tế thị trường.
9- Xác định cụ thể các trường hợp được nhà nước thu hồi đất và các trường
hợp nhà đầu tư phải tự nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn hoặc thuê đất của người
đang sử dụng đất.
10- Đưa ra các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tốt các tồn tại về quan hệ đất

đai do lịch sử để lại trên nguyên tắc không giải quyết việc trả lại đất đã được nhà
nước giao cho người khác sử dụng khi thực hiện chính sách đất đai và giải quyết trả
lại hoặc đền bù đối với những trường hợp nhà nước mượn, thuê đất của hộ gia đình,
cá nhân.

15
11- Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo hướng
nâng cao trách nhiệm giải quyết của các cấp địa phương và chuyển dần sang giải
quyết chủ yếu tại tòa án nhân dân.
Trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm
2013 do Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 bao gồm 14
chương 212 điều đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân, đây là đạo luật
quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Với
một số nội dung đổi mới sau:
1- Quy định một cách cụ thể hơn quyền và trách nhiệm nhà nước, những bảo
đảm của nhà nước đối với người sử dụng đất; các quyền, nghĩa vụ của người sử
dụng đất phù hợp với từng đối tượng, từng hình thức sử dụng đất và điều kiện để
thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
2- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với khu vực nông
nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn; đồng thời đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và
bảo vệ môi trường thông qua các quy định về nâng thời hạn giao đất nông nghiệp
trong hạn mức lên 50 năm, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân; quy định chặt chẽ chế độ quản lý, sử dụng đất
trồng lúa, đất có rừng.
3- Quan tâm đến vấn đề chất lượng đất, đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của từng cấp hành chính,
đồng thời góp phần khai thác tốt hơn tài nguyên đất đai. Luật đã quy định rõ mối
quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch của các
ngành, lĩnh vực, của địa phương; quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập

quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp, đặc biệt là quy định cụ
thể nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm cơ sở thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng.
4- Tăng cường hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường,
tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai. Cụ thể, Luật quy định thu hẹp
các trường hợp được nhà nước giao đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức thuê

16
đất; thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất có thu tiền sử dụng đất,
cho thuê đất; thực hiện định giá đất theo nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước; đồng thời đã quy định cụ thể về cơ quan xây dựng, cơ
quan thẩm định giá đất và tư vấn xác định giá đất.
5- Hoàn thiện hơn cơ chế nhằm phát huy nguồn lực từ đất đai thông qua quy
định nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất; lập Quỹ phát triển
đất, tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất; mở rộng các đối tượng thuê
đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Quy định cụ thể điều kiện được nhà nước
giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, có chế tài mạnh để xử lý đối với
các trường hợp đất đã được giao, cho thuê nhưng không đưa vào sử dụng, chậm tiến
độ sử dụng nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, đồng thời khắc phục cơ
bản tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, bỏ hoang, kém hiệu quả trong thời
gian vừa qua. Bổ sung và hoàn thiện quy định về chế độ sử dụng đối với đất khu
công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế, đất để xây dựng công trình ngầm
nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
6- Tăng cường hơn công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý, sử dụng
đất thông qua các quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết nhà nước phải
thu hồi đất; quy định đăng ký đất đai là bắt buộc và việc đăng ký đất đai trên mạng
điện tử; quy định khung pháp lý về thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, quyền
tiếp cận thông tin đất đai; việc tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình của
nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư, trong việc bố trí tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm

kiếm việc làm; việc giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ quan
dân cử, của công dân và hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất
trên phạm vi cả nước và các địa phương.
7- Thiết lập sự bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa
vụ sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp
với yêu cầu hội nhập và thu hút đầu tư. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều
bình đẳng trong việc áp dụng hình thức giao đất, thuê đất; mở rộng quyền nhận
chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư

17
nước ngoài, quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các dự án phát
triển nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở.
8- Quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị
tổn thương như phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
9- Luật hóa và quy định cụ thể trong Luật nhiều nội dung, đặc biệt là các nội
dung có liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất như thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai đối với cấp quận, huyện từ khi
có Luật Đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà
nước về đất. Đó là tổng hợp các hoạt động trong việc quản lý tình hình sử dụng đất
đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của
nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất
của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm
bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết
kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Chính vì vậy, nhà nước ta đã
ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật nhằm thống nhất quản lý đất đai.
Luật đất đai năm 1987 do Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày

29/12/1987 bao gồm 6 chương 57 điều, với 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
được quy định tại Điều 9, như sau:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính.
2- Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai.
3- Quy định các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
các chế độ, thể lệ ấy.
4- Giao đất và thu hồi đất.

18
5- Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
6- Thanh tra việc chấp hành các chế dộ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai.
7- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Luật đất đai năm 1993 do Quốc hội khóa IX kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày
14/7/1993 bao gồm 7 chương 89 điều, với 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
được quy định tại Điều 13, như sau:
1- Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính.
2- Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất.
3- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực
hiện các văn bản đó.
4- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
5- Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng
đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6- Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất.
7- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Luật đất đai năm 2003 do Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003 bao gồm 7 chương 146 điều, với 13 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai được quy định tại Điều 6, như sau:
1- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện các văn bản đó.
2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
3- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

19
5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
6- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
7- Thống kê, kiểm kê đất đai.
8- Quản lý tài chính về đất đai.
9- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
10- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
11- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Luật đất đai năm 2013 do Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 thông qua ngày
29/11/2013 bao gồm 14 chương 212 điều, Với 15 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai được quy định tại Điều 22, như sau:
1- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
3- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá
đất.
4- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.

20

×