Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ HỌC TẬP VÀ CHUYỂN GIAO TRI THỨC QUA ELEARNING CỦA HỆ THỐNG ELEARNING TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 104 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------

HUỲNH MINH CHÂU

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH
QUẢ HỌC TẬP VÀ CHUYỂN GIAO TRI THỨC QUA ELEARNING CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỐC TRUNG
Cán bộ chấm nhận xét 1:
Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM ngày…. tháng…. năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.
2.
3.
4.


5.
6.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Cán bộ hướng dẫn

TS. PHẠM QUỐC TRUNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------o0o----Tp. HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Huỳnh Minh Châu ............................. Giới tính: Nam .............
Ngày, tháng, năm sinh: 29 tháng 03 năm 1986 ................... Nơi sinh: Tiền Giang ...
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh ................................. MSHV: 12173181 ........
Khóa (Năm trúng tuyển): 2012 ..................................................................................
1 - TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH QUẢ HỌC TẬP VÀ
CHUYỂN GIAO TRI THỨC QUA E-LEARNING CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
2 - NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
-


-

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thành quả học tập và chuyển giao tri thức
qua e-learning của hệ thống e-learning ở trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên thành quả học tập và chuyển
giao tri thức qua e-learning của hệ thống e-learning ở trường Đại Học Bách
Khoa Tp.HCM.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thành quả học tập và chuyển giao tri thức
qua e-learning của hệ thống e-learning ở trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.

3 - NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/12/2011
4 - NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05/05/2012
5 - HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Phạm Quốc Trung
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. PHẠM QUỐC TRUNG

CHỦ NGHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Xin được bày tỏ sự trân trọng và

lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này.
Lời đầu tiên xin được cảm ơn thầy cô giáo trong ban giảng huấn của khoa Quản
lý Công nghiệp trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình
giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, xin trân trọng gởi lời
cảm ơn đến thầy Phạm Quốc Trung đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn khoá MBA 2011, 2012, các bạn đại học
khoá 2011, và các bạn hệ đào tạo từ xa, những người đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ về
mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong những năm tháng học tập đã qua.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5, năm 2012

Huỳnh Minh Châu


ii

TÓM TẮT
E-learning là sự ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào giáo dục (dạy
và học) nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi, và hiệu quả
hơn. Ưu điểm của e-learning là tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, học mọi lúc
mọi nơi, uyển chuyển – linh động, tối ưu, và hệ thống hoá. E-learning phù hợp
với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và nó thực sự nổi trội hơn các phương pháp đào
tạo khác.
Thành quả học tập (Learning Achievement) đã được định nghĩa là kiến thức
của học viên, những kỹ năng và thói quen học tập trong một khoá đào tạo và
hiệu quả ứng dụng của họ lên công việc của họ. Học tập được xem là những kỹ
năng của học viên và kiến thức có được qua trải nghiệm trong quá trình đào tạo.

Mục tiêu của nghiên cứu này đề xuất Thảnh quả học tập như là một biến phụ
thuộc bị ảnh hưởng từ các yếu tố Năng lực máy tính tự thân (Computer Self
Efficacy), Tính dễ sử dụng (Ease of Use), Nhận thức tính hữu ích (Perceived
Usefullnes), Tương tác mặt đối mặt (Face to Face Interaction), Tương tác qua
email (Email Interaction) và Sự hiện diện tính xã hội (Social Presence).
Bên cạnh đó, Chuyển giao tri thức (Learning Transfer) được xem là sự thay
đổi thói quen của người học lên công việc thông qua kinh nghiệm trong quá
trình đào tạo. Mục tiêu của nghiên cứu này đề xuất Chuyển giao tri thức như là
một biến phụ thuộc bị ảnh hưởng bởi Thành quả học tập.
Kết quả nghiên cứu thể hiện 3 yếu tố Nhận thức tính hữu ích, Tương tác mặt
đối mặt, và Sự hiện diện tính xã hội có mối quan hệ tuyến tính với Thành quả
học tập của sinh viên trong bối cảnh hệ thống e-learning của trường Đại học
Bách Khoa Tp.HCM đang trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả.
Nhưng kết quả nghiên cứu còn thể hiện yếu tố Thành quả học tập tác động
mạnh đến Chuyển giao tri thức. Điều đó cho thấy nếu thành quả học tập càng
cao thì việc chuyển giao tri thức sẽ càng cao. Sự thay đổi thói quen của người
học lên công việc thông qua kinh nghiệm trong quá trình đào tạo có diễn ra và
được sinh viên đánh giá cao.


iii

Nghiên cứu góp phần đóng góp thêm tài liệu về việc nghiên cứu các khái
niệm Thành quả học tập qua e-learning và Chuyển giao tri thức qua e-learning
khi mà các khái niệm này còn ít được quan tâm nghiên cứu. Góp phần đóng góp
cho nhà trường có thể tham khảo để sử dụng những cách khác nhau thông qua
việc chứng minh cho doanh nghiệp thấy chất lượng đào tạo của chương trình
cũng như nâng cao chất lượng đào tạo qua e-learning cho các chiến lược
marketing của nhà trường.



iv

ABSTRACT
E-learning is the application of information technology and the Internet in
education (teaching and learning) to make education easier, spacious, and more
efficient. Advantages of e-learning is cost savings, time savings, anytime,
anywhere learning, flexible, optimized, and systematized. E-learning suitable for
people of all ages and it's really more prominent than other training methods.
Learning Achievement has been defined as students's knowledge, skills and
study habits in a training course and effectiveness of their application to their
work . Learning is considered the skills of students and knowledge gained
through experience in the training process. The objective of this study suggest
that learning achievement as a dependent variable affected by the capacity factor
Computer Self Efficacy, Ease of Use, Perceived Usefullnes,

Face to Face

Interaction, Email Interaction, and Social Presence.
Besides, Learning Transfer is considered the changing of habits through
learning on the job experience in the training process. The objective of this study
suggests Learning transfer as a dependent variable affected by Learning
Achievement.
The study result shows three elements Perceived Usefullnes, Face to Face
Interaction, and Social Presence has a linear relationship with the Learning
Achievement of students in the context of e-learning system of Polytechnic
Techonology University Ho Chi Minh City is in a state of inefficient operations .
But the study result also shows the Learning Achievement factor impacts the
Learning Transfer. This shows that if the Learning Achievement is more higher,
the Learning Transfer will be higher. The changing habit of students to work

through experience in the training process has taken place and the students
appreciated.
Study contributes the documentation on the study of the concept of Learning
Achievement through e-learning and Learning Transfer through e-learning when
the concept has less interested. Contributing to the school can refer to different


v

ways used by businesses that demonstrating to the quality of the training
programs as well as improving the quality of e-learning through strategies
marketing of the school.


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

................................................................................................................. i

TÓM TẮT

................................................................................................................ ii

ABSTRACT

............................................................................................................... iv

DANH SÁCH HÌNH VẼ ..................................................................................................... ix

DANH SÁCH BẢNG BIỂU ................................................................................................. x
DANH SÁCH KÝ TỰ VIẾT TẮT ....................................................................................... x
CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

1.1.

LÍ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ............................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3

1.4.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN .......................................................................................... 4

1.5.

KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO LUẬN VĂN............................................................... 4

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING ........................................................ 5


2.1.

GIỚI THIỆU CHƯƠNG ......................................................................................... 5

2.2.

NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC .............................................................................. 5

2.3.

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ............................................................................. 6

2.4.

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI E-LEARNING Ở ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................... 8
2.5.

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI ...................................................................... 10

2.6.

KẾT LUẬN CHƯƠNG......................................................................................... 10

CHƯƠNG 3:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..... 12

3.1.


GIỚI THIỆU CHƯƠNG ....................................................................................... 12

3.2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................ 12

3.2.1.

E-learning ..................................................................................................... 12

3.2.2.

Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) ................................... 14

3.2.3.

Mô hình tiếp cận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) ............. 14

3.2.4.

Nhận thức tính hữu ích (Perceived Usefulness).............................................. 15

3.2.5.

Tính dễ sử dụng (Easy of Use) ...................................................................... 16

3.2.6.

Lý thuyết phương tiện truyền thông phong phú (Media Richness Theory) ..... 16


3.2.7.

Sự hiện diện tính xã hội (Social Presence) ..................................................... 17

3.2.8.

Sự tương tác (Interaction) .............................................................................. 19


vii

3.3.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .................................................................. 19

3.3.1.

Năng lực máy tính tự thân (Computer Self Efficacy) ..................................... 20

3.3.2.

Tính dễ sử dụng (Ease Of Use) ...................................................................... 21

3.3.3.

Nhận thức tính hữu ích (Perceived Usefulness).............................................. 21

3.3.4.


Sự tương tác và sự hiện diện tính xã hội (Interaction and Social Presence) .... 21

3.3.5.

Thành quả học tập qua e-learning (Learning Achievement) và Chuyển giao

tri thức qua e-learning (Learning Transfer) ................................................................... 22
3.4.

KẾT LUẬN CHƯƠNG......................................................................................... 23

CHƯƠNG 4:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24

4.1.

GIỚI THIỆU CHƯƠNG ....................................................................................... 24

4.2.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 24

4.2.1.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24

4.2.2.

Qui trình nghiên cứu ..................................................................................... 25


4.3.

CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU VÀ THANG ĐO ....................................................... 26

4.3.1.

Năng lực máy tính tự thân ............................................................................. 27

4.3.2.

Tính dễ sử dụng............................................................................................. 28

4.3.3.

Nhận thức tính hữu ích .................................................................................. 28

4.3.4.

Tương tác mặt đối mặt................................................................................... 28

4.3.5.

Tương tác qua email ...................................................................................... 29

4.3.6.

Sự hiện diện tính xã hội ................................................................................. 29

4.3.7.


Thành quả học tập qua e-learning .................................................................. 29

4.3.8.

Chuyển giao tri thức qua e-learning ............................................................... 30

4.4.

MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ......................................... 30

4.5.

KẾT LUẬN CHƯƠNG......................................................................................... 31

CHƯƠNG 5:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 32

5.1.

GIỚI THIỆU CHƯƠNG ....................................................................................... 32

5.2.

THỐNG KÊ MÔ TẢ ............................................................................................ 32

5.2.1.

Mô tả mẫu ..................................................................................................... 32


5.2.2.

Phân tích mô tả các biến nghiên cứu .............................................................. 34

5.3.

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ..................................................................................... 34

5.3.1.

Đánh giá bằng kiểm định hệ số Cronbach Alpha ........................................... 34

5.3.2.

Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................... 36


viii

5.3.3.
5.4.

Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .......................................... 40

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN & PHÂN TÍCH HỒI QUY .................................... 42

5.4.1.

Phân tích tương quan ..................................................................................... 42


5.4.2.

Phân tích hồi qui ........................................................................................... 42

5.5.

SO SÁNH KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢI THUYẾT CỦA CÁC NHÓM MẪU

NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. 51
5.6.

THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ ............................................................................... 53

5.6.1.

Phân tích kết quả hồi qui ............................................................................... 53

5.6.2.

Thảo luận kết quả .......................................................................................... 54

5.7.

TÓM TẮT CHƯƠNG ........................................................................................... 57

CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN .......................................................................................... 58


6.1.

GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 58

6.2.

HÀM Ý QUẢN TRỊ CHO HỆ THỐNG E-LEARNING Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BÁCH KHOA TP.HCM ................................................................................................... 59
6.3.

CÁC ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU............................................................... 62

6.3.1.

Đóng góp về mặt lý thuyết ............................................................................ 62

6.3.2.

Đóng góp về mặt thực tiễn............................................................................. 63

6.4.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 65
PHỤ LỤC

.............................................................................................................. 67



ix

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình yếu tố quyết định e-learning ............................................................. 6
Hình 3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ ..................................................................... 15
Hình 3.2 Mô hình lý thuyết phương tiện truyền thông phong phú ............................... 17
Hình 3.3 Mô hình các yếu tố e-leaning ....................................................................... 20
Hình 4.1 Mô hình thiết kế nghiên cứu......................................................................... 25
Hình 5.1 Mô hình lý thuyết điều chỉnh ....................................................................... 41
Hình 5.2 Kết quả phân tích hồi qui – Mô hình 1 ......................................................... 46
Hình 5.3 Kết quả phân tích hồi qui – Mô hình 2 ......................................................... 47


x

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 4-1 Thang đo năng lực máy tính tự thân ............................................................ 27
Bảng 4-2 Thang đo tính dễ sử dụng ............................................................................ 28
Bảng 4-3 Thang đo nhận thức tính hữu ích ................................................................. 28
Bảng 4-4 Thang đo tương tác mặt đối mặt .................................................................. 28
Bảng 4-5 Thang đo tương tác qua email ..................................................................... 29
Bảng 4-6 Thang đo sự hiện diện tính xã hội................................................................ 29
Bảng 4-7 Thang đo thành quả học tập qua e-learning ................................................. 29
Bảng 4-8 Thang đo chuyển giao tri thức qua e-learning .............................................. 30
Bảng 5-1 Thống kê mô tả mẫu .................................................................................... 33
Bảng 5-2 Thống kê mô tả biến .................................................................................... 34
Bảng 5-3 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha............................................................. 34
Bảng 5-4 Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập...................................................... 37
Bảng 5-5 Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập sau khi xử lý................................. 38

Bảng 5-6 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc ................................................. 39
Bảng 5-7 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc sau khi xử lý ............................ 40
Bảng 5-8 Kết quả phân tích tương quan ...................................................................... 42
Bảng 5-9 Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp – mô hình 1 ................................................... 43
Bảng 5-10 Kiểm định độ phù hợp – mô hình 1 ........................................................... 43
Bảng 5-11 Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp – mô hình 2 ................................................. 43
Bảng 5-12 Kiểm định độ phù hợp – mô hình 2 ........................................................... 43
Bảng 5-13 Các thông số thống kê của từng biến độc lập – mô hình 1 ......................... 45
Bảng 5-14 Các thông số thống kê của từng biến độc lập – mô hình 2 ......................... 46
Bảng 5-15 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết .................................................. 50
Bảng 5-16 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết của các nhóm mẫu nghiên cứu .. 51

DANH SÁCH KÝ TỰ VIẾT TẮT
CBT

Computer Based Training

Đào tạo dựa trên máy tính


xi

CSE
EFA
tố
PU
IT
SP
TAM
nghệ

TRA

Computer Self Efficacy
Exploratory Factor Analysis

Năng lực máy tính tự thân
Phương pháp phân tích nhân

Perceived Usefulness
Information Technology
Social Presence
Technology Acceptance Model

Nhận thức sự hữu ích
Công nghệ thông tin
Sự hiện diện tính xã hội
Mô hình chấp nhận công

Theory of Reasoned Action

Thuyết hành động hợp lý


1

CHƯƠNG 1:

MỞ ĐẦU

1.1. LÍ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Công nghệ thông tin đã phát triển đáng kể trong những năm qua và đã tạo ra một
phương tiện truyền tải những hướng dẫn để học tập hay một phương thức giáo dục
mới. Thuật ngữ “e-learning” được hiểu với nhiều tên gọi như học tập trực tuyến,
học qua mạng, hay đào tạo từ xa. Ưu điểm của e-learning là tiết kiệm chi phí, tiết
kiệm thời gian, học mọi lúc mọi nơi, uyển chuyển – linh động, tối ưu, và hệ thống
hoá.
Ở Việt Nam, theo số liệu từ báo Người Lao Động Online, đào tạo từ xa được
triển khai từ năm 1993 và đã được áp dụng tại 20 trường Đại học trên cả nước như
Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Mở TPHCM, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học
Huế, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông... với chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 300.000 sinh viên/năm.
Theo quyết định ngày 04/07/2005 của Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển
giáo dục từ xa đề ra chỉ tiêu đến năm 2010 có ít nhất 20% sinh viên tham gia học
tập theo phương thức đào tạo từ xa, cụ thể tương ứng với 300.000 sinh viên. Nhưng
đến tháng 10/2010, chỉ có khoảng 200.000 sinh viên theo học. Tại Hội nghị Hiệp
hội các trường Đại học mở châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 10/2010,
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Với 86 triệu dân, trong đó có 45
triệu lao động nhưng chỉ có 10 triệu lao động qua đào tạo thì con số 200.000 sinh
viên theo học đào tạo từ xa là chưa thể hài lòng”. Một vấn đề được đặt ra ở đây là
tại sao đào tạo từ xa lại không thu hút?
Theo ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện Đại Học Mở Hà Nội, Viện Đại Học
Mở Hà Nội có chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm là 12.000 sinh viên cho chương trình
đào tạo từ xa, nhưng chỉ có khoảng 9.000 tham gia ghi danh. Trong quá trình học,
sinh viên bỏ học khoảng 50% tương đương 4.500 sinh viên. Số lượng sinh viên tốt
nghiệp là ít, thấp nhất là 16% tương đương 1.440 sinh viên được nhận bằng tốt
nghiệp. Điều này cho thấy là e-learning kém hiệu quả hơn so với phương pháp học


2


tập truyền thống. Vậy e-learning kém hơn phương pháp học tập truyền thống ở
điểm nào?
Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống elearning để hỗ trợ cho tất cả sinh viên của trường; và đặc biệt làhệ thống e-learning
cho chương trình đại học đào tạo từ xa qua mạng ngành Công Nghệ Thông Tin với
đợt tuyển sinh sớm nhất còn lưu hành trên trang web của trường là vào năm 2011.
Tính đến năm 2013 thì trường đã tổ chức được 6 lần tuyển sinh hệ đại học từ xa qua
mạng với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 2750 sinh viên. Số liệu thống kê số lượng sinh
viên trúng tuyển có phát hành trên trang web trường như sau: trúng tuyển đợt 1 năm
2011 là 74 sinh viên; đợt 2 năm 2012 là 68 sinh viên; đợt 1 năm 2013 là 42 sinh
viên. Có một điểm đáng chú ý theo số liệu hiện có là số lượng sinh viên trúng tuyển
ngày một giảm. Đây là tình trạng chung không chỉ xảy ra ở trường Đại học Bách
Khoa Tp.HCM mà còn ở các chương trình đào tạo từ xa của các trường khác.
Tại sao chương trình đào tạo từ xa không thu hút sinh viên? E-learning kém hơn
phương pháp đào tạo truyền thống ở điểm nào? Đó là hai câu hỏi và cũng là hai vấn
đề đang tồn tại trong việc thực hiện các chương trình đào tạo từ xa tại trường Đại
học Bách Khoa Tp.HCM. Để giải quyết hai vấn đề đó nhằm thu hút sinh viên cho
chương trình đào tạo từ xa và cải thiện chất lượng phương pháp đào tạo từ xa hay elearning như phương pháp đào tạo truyền thống, thì phải quan tâm đến hai điểm
quan trọng là thành quả học tập và chuyển giao tri thức.
Xuất phát từ thực tiễn của hiện trạng e-learning của trường, em đã quyết định
lựa chọn đề tài:
“Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến thành quả học tập và chuyển giao
tri thức qua e-learning của hệ thống e-learning ở trường Đại Học Bách Khoa
Thành Phố Hồ Chí Minh”
Để giải quyết hai vấn đề trên, luận văn này nghiên cứu những nhân tố ảnh
hưởng đến thành quả học tập và chuyển giao tri thức qua e-learning. Cụ thể, nghiên
cứu này tìm cách xác định mức độ ảnh hưởng của năng lực máy tính tự thân, tính dễ


3


sử dụng, nhận thức tính hữu ích, sự tương tác, và sự hiện diện tính xã hội lên thành
quả học tập và chuyển giao tri thức qua e-learning.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích:
-

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thành quả học tập và chuyển giao tri
thức qua e-learning của hệ thống e-learning ở trường Đại Học Bách Khoa
Tp.HCM.

-

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên thành quả học tập và chuyển
giao tri thức qua e-learning của hệ thống e-learning ở trường Đại Học Bách
Khoa Tp.HCM.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thành quả học tập và chuyển giao tri
thức qua e-learning của hệ thống e-learning ở trường Đại Học Bách Khoa
Tp.HCM.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là:
-

Sinh viên hệ Đào tạo từ xa qua mạng, ngành Công Nghệ Thông Tin, khoa
Khoa Học Kỹ Thuật và Máy Tính;

-


Sinh viên hệ Đại học, ngành Quản Trị Kinh Doanh, khoa Quản Lý Công
Nghiệp;

-

Học viên hệ Cao học, ngành Quản Trị Kinh Doanh, khoa Quản Lý Công
Nghiệp của trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.

Lý do để chọn đối tượng nghiên cứu là do đặc điểm của ba loại đối tượng trên
cần thiết cho nghiên cứu này. Đối tượng sinh viên hệ Đào tạo từ xa qua mạng là đối
tượng được hoàn toàn đào tạo từ mô hình e-learning. Đối tượng sinh viên hệ Đại
học và hệ Cao học là đối tượng được đào tạo từ mô hình truyền thống kết hợp với elearning.


4

1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài: “Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng
đến thành quả học tập và chuyển giao tri thức qua e-learning của hệ thống elearning ở trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh”, việc xác định
và đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến thành quả học tập và chuyển giao tri thức
qua e-learning, sẽ là cơ sở giúp nhà trường nâng cao sức thu hút sinh viên của các
chương trình đào tạo từ xa qua mạng và đảm bảo chất lượng đào tạo khi áp dụng
phương pháp e-learning.
Nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo cho các trường có ý định triển khai elearning sau này.
1.5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO LUẬN VĂN
Kết cấu của báo cáo nghiên cứu này bao gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu về
đề tài nghiên cứu. Chương 2 trình bày về tổng quan những nghiên cứu liên quan
trước đó. Chương 3 trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm liên quan và xây
dựng mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết được đề nghị. Chương 4 trình bày

phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết đã đưa ra.
Chương 5 trình bày kết quả của việc thực hiện các kiểm định và phân tích thông tin
dữ liệu, từ đó rút ra kết luận cho những giả thuyết nghiên cứu đã đề nghị trong
chương 3. Chương 6 sẽ tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng
góp về mặt lý thuyết và thực tiễn quản lý đồng thời cũng nêu những hạn chế của
nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING

2.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Chương 1 giới thiệu tổng quan về luận văn. Chương 2 sẽ giới thiệu về các
nghiên cứu liên quan đến đề tài được thực hiện trong và ngoài nước. Các nghiên
cứu này sẽ được phân tích và đánh giá để tìm những vấn đề liên quan đến luận văn.
Bên cạnh đó, chương Tổng Quan cũng giới thiệu về hệ thống e-learning của
trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM. Từ những thông tin thu thập từ hiện trạng, hệ
thống e-learning sẽ được phân tích và đánh giá để tìm những vấn đề mà hệ thống elearning của trường Đại học Bách Khoa đang đối mặt.
Kết hợp những thông tin phân tích và đánh giá ở trên, chương này sẽ tổng kết
những vấn đề tồn tại cho hệ thống e-learning của trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM.
2.2. NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Bài báo khoa học với chủ đề: “KHẢO SÁT NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA E-LEARNING” được thực hiện bởi Rabeb Mbarek, khoa
Tổ chức Quản trị, Đại học Sousse, Tusinia và Tiến sĩ Ferid Zaddem, khoa Tổ chức
và Quản trị, Đại học Manouba, Tusinia. Bài báo được phát hành vào năm 2013.
Nghiên cứu này phát triển trước khi điều tra bằng cách mở rộng một mô hình

hiệu quả e-learning có thêm sự hiện diện tính xã hội vào các biến nghiên cứu khác
bao gồm năng lực máy tính tự thân, nhận thức tính hữu ích, tính dễ sử dụng, sự
tương tác giữa giảng viên và học viên, và hiệu quả e-learning. Hơn nữa, mô hình
bao gồm các mối quan hệ có thể có giữa các yếu tố độc lập. Trong trường hợp này,
nghiên cứu tìm cách xác định ảnh hưởng của năng lực máy tính tự thân, tính dễ sử
dụng, nhận thức tính hữu ích, sự tương tác, và sự hiện diện tính xã hội về hiệu quả
e-learning. Hơn nữa, nghiên cứu này xem xét những ảnh hưởng có thể có giữa đặc
điểm độc lập, đặc điểm nhận thức, và đặc điểm môi trường.
Sử dụng dữ liệu từ 410 nhân viên, mô hình khái niệm đã được xác nhận thông
qua bối cảnh tại Tunisia. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của sự tương tác, tính dễ


6

sử dụng, và sự hiện diện tính xã hội trên thành quả học tập qua e-learning. Thành
quả học tập qua e-learning ảnh hưởng chuyển giao tri thức qua e-learning.

Hình 2.1 Mô hình yếu tố quyết định e-learning
Mbarek, R. và Zaddem, F. (2013)
Mục tiêu và động lực để học tập của nhân viên đang hoạt động và làm việc trong
công ty khác với học sinh và sinh viên. 2 điểm này tạo nên sự khác biệt trong việc
đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố năng lực máy tính tự thân, tính dễ sử dụng,
nhận thức sự hữu ích, sự tương tác, và sự hiện diện tính xã hội lên thành quả học tập
và chuyển giao tri thức qua e-learning.
Để tiếp cận mục tiêu của luận văn này, việc đo lường được thực hiện trên mẫu là
sinh viên đang sử dụng hệ thống e-learning của trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM.
2.3. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Viện Nghiên Cứu Giáo Dục - Trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM tổ chức hội
thảo khoa học với chủ đề: “ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG NHÀ TRƯỜNG

VIỆT NAM: THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP”. Hội thảo bao gồm các nội dung
chính như:


7

-

Trao đổi kinh nghiệm về mô hình đào tạo trực tuyến của các trường (những
thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức, đào tạo...)

-

Kinh nghiệm của những nhà quản lý giáo dục về việc tổ chức quản lý, đầu tư
sử dụng thiết bị và phần mềm trong đào tạo trực tuyến.

-

Giới thiệu, trao đổi ý kiến của các chuyên gia, kỹ thuật viên trong việc quản
lý bài giảng, điều hành diễn đàn...

-

Những giải pháp thực hiện đào tạo trực tuyến trong thời kỳ phát triển, đổi
mới giáo dục.

Trong hội thảo, có một chủ đề đặc biệt quan trọng được đặt ra là kiểm tra và
đánh giá. Hội thảo giới thiệu một hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm trực tuyến có quan
tâm đến phản hồi của người thi.
Vấn đề được đặt ra liên quan đến đề thi là làm thế nào để soạn thảo đề thi phù

hợp với khả năng của học sinh, sinh viên nhưng vẫn phân loại đươc người học?
Làm thế nào để có thể tạo ra một ngân hàng đề thi phong phú đa dạng nhưng vẫn đo
lường được mức độ khó dễ của từng câu hỏi nhằm tạo ra đề thi phù hợp?
Để trả lời cho những câu hỏi đó, hội thảo có một nghiên cứu đề xuất một hệ
thống đánh giá độ khó câu hỏi tự động để từ đó tạo ra ngân hàng đề thi tự động dựa
vào độ khó hay cụ thể hệ thống được gọi là: “Hệ thống đánh giá độ khó câu hỏi dựa
vào người thi” do Thạc sĩ Võ Đình Bảy, Viện nghiên cứu Giáo dục thực hiện.
Hệ thống có 5 chức năng chính, trong đó có 2 chức năng mà em thấy là quan
trọng nhất là chức năng của chuyên gia và chức năng cập nhật độ khó câu hỏi. Chức
năng của chuyên gia là hệ thống cho phép các chuyên gia được quyền nhận xét,
đánh giá mức độ đáp ứng của câu hỏi và đáp án. Việc đánh giá toàn bộ các câu hỏi
của một môn học cũng được quan tâm nhằm kiểm tra xem các câu hỏi đã bao quát
nội dung môn học hay chưa? Tính đa dạng và phong phú đã đáp ứng chưa? Đưa ra
một số nhận xét và thậm chí cũng có thể đề nghị các câu hỏi phù hợp nhằm để đưa
vào hệ thống. Còn chức năng cập nhật độ khó câu hỏi hoạt động theo cách là mỗi
khi thí sinh đã hoàn tất bài thi, thì hệ thống sẽ dựa vào đó để cập nhật lại độ khó cho
từng câu hỏi. Ứng với mỗi câu hỏi đã có đủ mẫu (đây là ngưỡng được cho trước),


8

hệ thống sẽ tự động đưa vào ngân hàng đề thi phục vụ cho các kì thi quan trọng
hơn.
Ngiên cứu này cũng đưa ra ba khó khăn khi thực hiện là về đội ngũ giáo viên ra
đề, đội ngũ chuyên gia, và người thi. Các khó khăn cụ thể là làm thế nào để tập hợp
được một đội ngũ giáo viên đủ mạnh để soạn các câu hỏi và đáp án phù hợp, đủ và
mang tính thực tiễn? Làm thế nào để tập hợp được lực lượng chuyên gia đủ mạnh
để giải quyết vấn đề thẩm định câu hỏi và góp ý cho ngân hàng đề thi? Làm thế nào
để cho người thi thực hiện các đề thi chưa được đánh giá độ khó trên diện rộng
(toàn quốc) để tạo ra ngân hàng đề thi với độ khó khách quan?

Ngoại trừ những điều đã được đề cập ở trên, quan điểm của em cho rằng việc
kiểm tra và đánh giá là phải đo lường được 2 khía cạnh là phần trăm kiến thức học
viên tiếp thu được từ chương trình học và phần trăm khả năng ứng dụng vào thực tế
theo sự mong đợi của chương trình học của học viên.
Để kiểm tra và đánh giá được những điểm trên là vấn đề rất khó khăn. Trong
luận văn này không trực tiếp giải quyết vấn đề kiểm tra và đánh giá, nhưng bằng
việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả học tập và chuyển giao tri thức
qua e-learning, điều này sẽ hỗ trợ cho việc kiểm tra và đánh giá được dễ dàng hơn.
2.4. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI E-LEARNING Ở ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Như đã trình bày ở phần Lý do hình thành đề tài, trường Đại Học Bách Khoa
Tp.HCM đã xây dựng một hệ thống e-learning hỗ trợ học tập cho tất cả sinh viên
bao gồm hệ chính quy, hệ tại chức – địa phương, cao học, hệ chương trình tiên tiến
– quốc tế, dự thính, văn bằng II, không chính quy…
Hệ thống được xây dựng dựa trên nền tảng mở Moodle. Moodle (viết tắt của
Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm
1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án.
Moodle phát triển dựa trên PHP và nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho
những người làm trong lĩnh vực giáo dục.


9

Mỗi sinh viên của trường đều có một tài khoản e-learning gồm tên tài khoản là
mã số sinh viên và mật khẩu là mặc định do nhà trường cung cấp (sinh viên có thể
sửa đổi mật khẩu trong hệ thống e-learning).
Chức năng của hệ thống e-learning bao gồm hỏi và đáp, chia sẻ tài liệu học tập,
nộp bài tập, thông báo, nhắc nhở, quản lý khóa học…
Bên cạnh đó, trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM sử dụng hệ thống hỗ trợ học
tập trực tuyến Sakai nhằm phục vụ cho việc học tập của các học viên. Theo hướng

dẫn sử dụng hệ thống Sakai, mỗi học viên sẽ thấy được các trang tương ứng với các
môn học mà học viên đang theo học. Trong mỗi trang, sẽ có những chức năng chính
phục vụ theo yêu cầu môn học mà học viên có thể sử dụng.
Hệ thống Sakai cung cấp một số công cụ hỗ trợ học tập như sau:
Announcements: công cụ này có chức năng xem các thông báo của môn học.
Học viên có thể tùy biến theo số thông báo hiển thị, sắp xếp các thông báo theo tên,
sắp xếp các thông báo theo người gửi, sắp xếp thông báo theo ngày tháng…
Assignments: Công cụ này dùng để xem bài tập lớn. Giảng viên sẽ ra đề bài tập
lớn lên đây. Thời gian làm bài tập lớn khoảng hai đến ba tuần. Khi đến hạn, học
viên sẽ nộp bài qua công cụ này. Sau khi hết hạn, Assignments sẽ tự động đóng lại
và học viên sẽ không thể nộp bài được nữa. Ngoài ra, sau khi chấm xong
Assignment, học viên sẽ lại vào công cụ này để xem kết quả bài làm của mình.
Giảng viên sẽ trả kết quả về cho từng người và các học viên không thể xem kết quả
của nhau.
Gradebook: Công cụ này dùng để xem điểm của môn học. Điểm của môn học sẽ
được giảng viên gửi đến cho từng học viên thông qua công cụ Gradebook. Mỗi
họcviên chỉ được xem điểm của riêng mình, không thể xem được điểm của người
khác.
Site info: Mục đích chính của tool này không phải dành cho học viên. Tuy
nhiên, học viên có thể sử dụng tool này để trao đổi với người quản lý site môn học.
Discussion and Private Messages: công cụ này là một forum để các học viên có
thể trao đổi về môn học. Tùy theo người quản lý, các forum sẽ được chia thành


10

nhiều chủ đề và học viên nên chọn chủ để phù hợp với nội dung cần trao đổi trước
khi gửi một bài nào đó.
Modules: Giảng viên sẽ sử dụng công cụ này để tải lên (upload) những slides bài
giảng, bài tập hoặc các tài nguyên cần thiết khác cho học viên. Chỉ có học viên nào

được phép truy cập vào site này mới có quyền download tài liệu.
Scorm Player: Phần mềm để chuyển gói bài giảng ra chuẩn Scorm sẽ được
hướng dẫn chi tiết và tải lên SAKAI trong quá trình học.
2.5. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
Theo số liệu từ phòng quản trị mạng, mặc dù hệ thống e-learning của trường đã
hoạt động trong một thời gian dài nhưng vẫn còn khoảng 50-60% giảng viên không
sử dụng hệ thống e-learning. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng hệ thống elearning của sinh viên cũng rơi vào tình trạng kém.
Theo số liệu từ quản trị mạng Sakai, số lượng sinh viên có tên trong danh sách
khóa học và số lượng sinh viên tham gia thi cuối kỳ chênh lệch lớn. Đa số các lớp
có khoảng 60-70% sinh viên không tham gia kỳ thi cuối kỳ và có lớp khoảng 90%
sinh viên không tham gia kỳ thi cuối kỳ.
Những vấn đề trên cho thấy rằng cả 2 hệ thống e-learning của trường đang có
những vấn đề cấp thiết cần phải tập trung nghiên cứu. Những vấn đề trên làm ảnh
hưởng đến thành quả học tập qua e-learning của sinh viên, từ đó ảnh hưởng đến
việc chuyển giao tri thức qua e-learning.
Vì vậy luận văn này tập trung nghiên cứu để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến
thành quả học tập và chuyển giao tri thức qua e-learning.
2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Qua đề tài “Khảo sát những yếu tố tác động đến tính hiệu quả của e-learning”
được thực hiện bởi Rabeb Mbarekvà Ferid Zaddem, mô hình đo lường sự ảnh
hưởng của các yếu tố năng lực máy tính tự thân, tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu
ích, sự tương tác, và sự hiện diện tính xã hội lên thành quả học tập và chuyển giao
tri thức qua e-learning được áp dụng trong luận văn này.


11

Qua đề tài “Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp”, việc kiểm tra và đánh giá là phải đo lường được 2 khía cạnh là phần trăm
kiến thức học viên tiếp thu được từ chương trình học và phần trăm khả năng ứng

dụng vào thực tế theo sự mong đợi của chương trình học của học viên. Bằng việc đo
lường các yếu tố ảnh hưởng đến thành quả học tập và chuyển giao tri thức qua elearning, điều này sẽ hỗ trợ cho việc kiểm tra và đánh giá được dễ dàng hơn.
Từ tình hình triển khai ở trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM, còn nhiều vấn đề
còn tồn tại. Những vấn đề đó sẽ được giải quyết thông qua nghiên cứu trong luận
văn này.


×