Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Giải pháp phát triển marketing du lịch tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

TRẦN MỸ DOAN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MARKETING
DU LỊCH TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 06 năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MARKETING
DU LỊCH TỈNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐẶNG TRẦN MINH HIẾU
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: TRẦN MỸ DOAN

LỚP

: K12DL

MSSV


: 1817810103003

Kon Tum, tháng 06 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon
Tum được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô
khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt
thời gian học tập ở trường . Và trong thời gian thực tập tại Trung tâm Thông Tin Xúc
Tiến Du Lịch thành phố Kon Tum em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường
và thực tế ở công ty, đồng thời học hỏi nhiều kinh nghiệm tại công ty.
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô Đặng Trần
Minh Hiếu, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Kinh Tế Trường Phân Hiệu Đại Học
Đà Nẵng tại Kon Tum đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình
nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.Và em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị bên Trung
tâm Thông Tin Xuc Tiến Du Lịch đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập và
hơn nữa đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thơng tin và tư liệu nghiên cứu giúp em hồn
thành khóa luận này.
Trong q trình thực hiện khóa luận, do điều kiện khách quan và chủ quan cũng như
thời gian hạn hẹp, vốn hiểu biết cịn hạn chế, nên khóa luận chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ để em có thể hồn thiện
hơn nữa khóa luận của mình.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành cơng trong sự
nghiệp cao q. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong Trung tâm Thông Tin Xúc Tiến Du
Lịch luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên

Trần Mỹ Doan


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH......................................iv
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
1. Lý do trọn đề tài...........................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................1
6. Bố cục đề tài................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH...........3
1.1. KHÁI NIỆM MARKETING................................................................................................3
1.2. TỔNG QUAN VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH.................................................3

1.2.1 Khái niệm về điểm đến du lịch.............................................................................3
1.2.2. Khái niệm về marketing điểm đến du lịch...........................................................4
1.3. VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH......................................................5

1.3.1. Đối với điểm đến.................................................................................................5
1.3.2. Đối với khách du lịch...........................................................................................6
1.3.3. Đối với doanh nghiệp du lịch...............................................................................6
1.4. CÁCH THỨC THỰC HIỆN MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH................................6


1.4.1. Vai trò của NTOs/DMOs trong marketing điểm đến du lịch...............................6
1.4.2. Các bước thực hiện marketing điểm đến..............................................................7
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MARKETING
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH.................................................................................................................10

1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính.................................................................................10
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng........................................................................11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................................12
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN CHO DU LỊCH
KON TUM....................................................................................................................................13
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH KON TUM.........................................................13

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................13
2.1.2. Đặc điểm địa lý-dân số......................................................................................14
2.1.3. Đặc điểm khí hậu...............................................................................................15
2.2. TỔNG QUAN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH KON TUM.................................................15

2.2.1. Điểm du lịch tại Kon Tum.................................................................................15
2.2.2. Văn hoá Kon Tum..............................................................................................20
2.2.3. Các dịch vụ đi kèm............................................................................................22
2.3. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN CHO DU LỊCH KON
TUM..............................................................................................................................................24

2.3.1. Lựa chọn thị trương mục tiêu và định vị thị trường...........................................24
i


2.3.2 Xây dưng và quản trị thương hiệu điểm đến.......................................................24
2.3.3. Về quản trị sản phẩm du lịch..............................................................................25
2.3.4 Về quảng bá xúc tiến hỗn hợp.............................................................................27

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MARKETING ĐIỂM ĐẾN ĐÃ
ĐƯỢC THỰC HIỆN...................................................................................................................31

2.4.1. Số lượng khách đến với du lịch Kon Tum.........................................................31
2.4.2.Tỷ lệ tăng trưởng lượng khách của thị trường mục tiêu......................................31
2.4.3. Thời gian lưu trú của khách du lịch...................................................................31
2.5 NHẬN XÉT............................................................................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................33
CHƯƠNG 3.CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MARKETING DU LỊCH TỈNH KON
TUM..............................................................................................................................................34
3.1. PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KON TUM......................34

3.1.1. Phân tích tiềm năng thị trường du lịch...............................................................34
3.1.2. Phân tích SOWT cho du lịch Kon Tum............................................................34
3.1.3. Kết Luận............................................................................................................37
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DU LỊCH KON TUM...................38

3.2.1. Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Kon Tum.......................................38
3.2.2. Định vị thị trường..............................................................................................39
3.3. PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ MARKETING ĐIỂM ĐẾN....................................................39

3.3.1. Quản trị sản phẩm du lịch..................................................................................39
3.3.2. Giá..................................................................................................................... 42
3.4. GIẢI PHAP VẬN DỤNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN CỦA MARKETING ĐIỂM ĐẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ, QUẢNG BÁ DU LỊCH KON TUM...............................................42

3.4.1. Quan hệ công chúng tuyên truyền......................................................................42
3.4.2. Mạng internet/phương tiện truyền thông tương tác............................................44
3.4.3. Xúc tiến thương mại..........................................................................................45
3.4.4. Quảng cáo..........................................................................................................45

3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐIỀU CHỈNH........................................................................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................49
KẾT LUẬN..................................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP

ii


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ST
T

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

SVHTTDL

Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch

2

TTTTXTDL

Trung tâm Thơng Tin Xúc Tiến Du Lịch

3


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

4
5
6
7
8

WTO
NTO
DMO
TTTS


Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Tổ chức du lịch quốc gia
Tổ chức marketing điểm đến
Dân tộc thiêu số
Giai đoạn

iii


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Số hiệu

NỘI DUNG


Trang

Hình 2.3

Bảng số liệu
Diện tích dân số và mật độ dân số
Tình hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Thống kê hệ thống nhà hàng chun phục vụ khách đồn tại Kon
Tum
Hình
Hình ảnh thành phố Kon Tum
Hình ảnh khu du lịch sinh thái Măng Đen
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh

Hình 2.4

Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

17

Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9

17

Hình 2.10


Nhà Thờ Gỗ
Tịa Giám Mục
Nhà Rơng Kon Klor
Cầu treo Kon Klor
Hình ảnh các lễ hội được tổ chức tại Kon Tum
Logo của Sở VHTT&DL Kon Tum

Hình 2.11

Tại buổi diễm đàn du lịch Kon Tum

30

Hình 3.1

Các phương tiện truyền thơng tương tác
Sơ đồ
Các nhóm cơng chúng mục tiêu tại các thị trường trọng điểm

44

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Hình 2.1
Hình 2.2

Sơ đồ 3.1


iv

14
22
23

13
15
16

18
19
19
20
25

44


MỞ ĐẦU
1. Lý do trọn đề tài
Kon Tum là một tỉnh miền núi phía bắc Tây Ngun, có vị trí chính trị, kinh tế quan
trọng khi có đường biên giới với 2 quốc gia trong khu vực là Lào và Campuchia, nằm
trên vùng tam giác Đông Dương. Đặc biệt là địa hình với sự đa dạng đã tạo cho Kon Tum
một nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình du lịch có thể
khai thác như: Du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Đáng
chú ý phải kể đến Khu du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông); Vườn Quốc gia
Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy); Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (huyện Đăk Glei).
Không chỉ vậy  Kon Tum cịn là vùng đất có lịch sử lâu đời với truyền thống cách mạng
hào hùng với các di tích lịch sử, lịch sử cách mạng đã được xếp hạng cấp quốc gia: Di

tích lịch sử Ngục Kon Tum; Di tích lịch sử Ngục Đăk Glei; Di tích lịch sử, danh thắng
Măng Đen; Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh. Tuy nhiên, thực trạng cho
thấy, tiềm năng này hiện chưa được khai thác một cách triệt để.
Marketing điểm đến, một khái niệm đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, và đặc biệt
được quan tâm phát triển tại các nước có thương hiệu du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên, tại
Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng khái niệm này cịn mới. Nhìn nhận thực
trạng và tiềm năng của du lịch Kon Tum. Em chọn đề tài tập trung vào khai thác khía
cạnh các giải pháp marketing điểm đến, với mong muốn đóng góp thêm cho ngành du
lịch Kon Tum những giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhằm tận dụng triệt để tiềm năng của
Kon Tum, xây dựng Kon Tum trở thành một thương hiệu điểm đến lớn mạnh trong tương
lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về marketing điểm đến, dựa vào đó đi sâu nghiên
cứu, chỉ ra thực trạng của các chương trình marketing điểm đến hiện tại, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm khắc phục, phát triển và sử dụng hiệu quả hơn các công cụ marketing
điểm đến cho du lịch Kon Tum.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố trực tiếp tác động tới sự hình thành và phát triển của du lịch Kon Tum;
các chương trình marketing đang được thực hiện.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Các sản phẩm du lịch rất đa dạng, phong phú, với lịch sử lâu dài và phát triển không
ngừng. Để phù hợp với điều kiện và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu
sẽ tập trung phân tích, đánh giá, mơ tả các khía cạnh liên quan trực tiếp đến marketing
điểm đến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống
kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp các số liệu, dữ kiện nhằm đánh giá
thực tiễn tình hình marketing trong lĩnh vực du lịch và xác định mục tiêu, để có thể phân

1



tích đúng thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp ngành du lịch tỉnh
Kon Tum.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về marketing điểm đến du lịch
Chương 2: Thực trạng việc áp dụng marketing điểm đến cho du lịch Kon Tum
Chương 3: Tác giải pháp phát triển marketing du lịch tỉnh Kon Tum.

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.1. KHÁI NIỆM MARKETING
Năm 1902, thuật ngữ “marketing” được sử dụng lần đầu tiên trên giảng đường đại
học tổng hợp Michigan ở Mỹ. Q trình quốc tế hóa của marketing diễn ra rất nhanh, từ
Mỹ nhanh chóng lan sang Tây Âu và Nhật Bản. Ngày nay, hầu hết các nước đều giảng
dạy marketing và áp dụng nó vào quá trình sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao
hơn. Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó cịn như một
triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện, đáp ứng và làm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Có rất nhiều định nghĩa về marketing:
Định nghĩa từ Hiệp hội Marketing Mỹ: “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện
việc thiết kế, định giá, cổ động và phân phối các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa
mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.
Định nghĩa tổng quát về Marketing của Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động
của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua việc tạo
ra, cung ứng và trao đổi một cách tự do những sản phẩm và dịch vụ có giá trị với người

khác”
Theo GS.TS Trần Minh Đạo: “Marketing không chỉ là một chức năng quản lý doanh
nghiệp mà nó bao trùm tồn bộ các hoạt động kinh doanh kể từ việc phát hiện ra sức mua
và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể nào
đó, đến việc đưa hàng hóa đó đến nơi tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp
thu được lợi nhuận cao nhất”.
Từ những định nghĩa trên, có thể nhận ra phương châm tư tưởng chính của marketing là:
Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình sẵn có.Muốn biết thị trường và người
tiêu dùng cần gì thì phải làm nghiên cứu thị trường cẩn thận và có phản ứng linh hoạt.
Muốn thành cơng trong marketing cần phải am hiểu khách hàng và cung cấp được những
sản phẩm mà khách hàng khơng thể tìm thấy ở nơi khác.
1.2. TỔNGQUAN VỀ MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
1.2.1 Khái niệm về điểm đến du lịch
Theo quan niệm truyền thống “điểm đến du lịch là nơi mà con người sử dụng những
kỳ nghỉ của họ”.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về marketing du lịch đã đưa ra những
khái niệm tổng quát về điểm đến du lịch:
“Điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố hấp dẫn, các yếu tố bổ sung và các sản phẩm
kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của du khách” Tiến sĩ
Nguyễn Văn Đảng.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh: “Điểm đến du lịch là một điểm đến mà chúng ta
có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay
đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng
được nhu cầu của khách du lịch”.
3


Phân loại điểm đến du lịch:
- Căn cứ vào quy mô điểm đến được phân loại theo 3 quy mô chính: (Quy mơ lớn ở
cấp độ châu lục), (Điểm đến vĩ mô ở cấp độ quốc gia), (Điểm đến vi mô – cấp độ vùng,

tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn...)
- Căn cứ vào vị trí: có thể phân loại điểm đến là ở vùng biển hay vùng núi, là thành
phố hay nông thôn. Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: có thể phân loại đó là điểm đến
có giá trị tài nguyên tự nhiên hay nhân văn.
- Căn cứ vào đất nước: có thể phân loại điểm đến là điểm đến du lịch là một đất
nước hay một nhóm đất nước, hay có thể là một khu vực.
- Căn cứ vào mục đích: có thể phân loại điểm đến sử dụng với mục đích khác nhau.
1.2.2. Khái niệm về marketing điểm đến du lịch
Tuy đã xuất hiện trên thế giới từ khá lâu, nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây,
marketing điểm đến du lịch mới nhận được sự quan tâm của các chuyên gia marketing và
các nhà hoạch định – phát triển du lịch Việt Nam do sự chuyển hướng ngành công nghiệp
mũi nhọn của quốc gia khiến cho du lịch ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nội bộ ngành du lịch.
Về khái niệm marketing điểm đến du lịch:
Theo Tiến sĩ Karl Albrecht – nhà hoạch định chiến lược kinh doanh, thành viên của
Hiệp hội marketing điểm đến đa quốc gia (Destination Marketing Association
International – DMAI), marketing điểm đến du lịch được định nghĩa là “cách thức tiếp
cận với sự phát triển kinh tế và văn hóa của một khu vực (vùng miền) một cách chủ động,
chiến lược và tập trung vào con người đồng thời giúp cân bằng và hòa nhập những lợi ích
của khách du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ và cộng đồng tại đó”. Định nghĩa này được
đánh giá cao tại Hội thảo nghiên cứu về marketing điểm đến trong tương lai của DMAI
năm 2008 “Marketing điểm đến du lịch là quá trình liên hệ với những du khách tiềm năng
để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến,ý định du lịch của họ và hơn hết là địa điểm
và sản phẩm du lịch cuối cùng mà họ chọn lựa. Marketing điểm đến là phần chính của
quy trình phát triển tổng thể điểm đến, đó là q trình trao đổi thơng tin về giá trị, tầm
nhìn và lợi thế cạnh tranh của một điểm đến. Những việc được hoàn thiện trong giai đoạn
thực hiện marketing điểm đến nên được củng cố bằng việc tìm ra những quy trình hoạch
định điểm đến và những hoạt động phát triển điểm đến tiếp theo đó” – Khái niệm về
Marketing điểm đến du lịch của Tổ chức Marketing điểm đến đô thị Canada (Canada’s
Municipal Destination Marketing Organizations). Trong cuốn “Xúc tiến điểm đến du

lịch”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng cũng đã đưa ra khái niệm về marketing điểm đến du
lịch: “Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản trị cho phép tổ chức marketing, tạo
dựng duy trì mối quan hệ giữa điểm đến du lịch và khách du lịch hiện tại cũng như khách
du lịch tiềm năng, thông qua việc dự báo và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch đối
với điểm đến và có khả năng dễ dàng giao tiếp liên hệ với điểm du lịch” Tổng hợp từ
những khái niệm của các chuyên gia, ta có thể hiểu bản chất của marketing điểm đến du
lịch là một tổ hợp những chiến lược nhằm phát triển, khuếch trương những thế mạnh sẵn
4


có của một điểm đến từ đó tạo ra các kênh thơng tin đa chiều tác động tích cực đến hình
ảnh điểm đến trong tâm trí khách du lịch hiện tại và khách du lịch tiềm năng, góp phần
tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và 3 đem lại những lợi ích hài hịa giữa
khách du lịch, doanh nghiệp và người dân tại điểm đến đó.
1.3. VAI TRÒ CỦA MARKETING DIỂM DẾN DU LỊCH
1.3.1. Đối với điểm đến
Trong bối cảnh thị trường du lịch ngày càng đa dạng và phát triển, các điểm đến du
lịch có xu hướng bị bão hịa và lu mờ, khơng có những điểm nhấn để phân biệt và thu hút
khách du lịch so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh giành khách du lịch đang dần tập
trung vào làm nổi bật linh hồn và bản sắc của điểm đến. Do đó, marketing điểm đến du
lịch trở thành cơng cụ quan trọng làm nổi bật những điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh
của một điểm đến, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và đưa ra lựa chọn. Từ đó xây dựng
nên bản sắc riêng, khiến khách hàng có thể dễ dàng nhận biết các sản phẩm du lịch của
điểm đến đó. Marketing điểm đến du lịch là cầu nối gắn kết, mối liên hệ đa dạng và chặt
chẽ giữa điểm đến và khách hàng tiềm năng. Tác động trực tiếp tới việc đưa ra quyến
định lựa chọn điểm đến của khách hàng. Những điểm đến có các chiến dịch marketing
điểm đến hiệu quả sẽ tạo được ưu thế rõ ràng trong việc thu hút, kích thích ham muốn tìm
hiểu điểm đến của khách du lịch hơn hẳn so với các điểm đến khơng có sự đầu tư thỏa
đáng vào marketing điểm đến. Marketing điểm đến là một cơng cụ địi hỏi sự gắn kết chặt
chẽ giữa các đơn vị liên quan, bao gồm tồn bộ thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, các cơ

sở du lịch tư nhân, người dân và khách du lịch. Do đó một chiến lược marketing điểm
đến hiệu quả sẽ giúp tạo dựng sự chặt chẽ, đồng bộ trong hành động từ đó đẩy mạnh sự
phát triển của điểm đến một cách bền vững. Khách du lịch lựa chọn một điểm đến thường
do những hình ảnh trong suy nghĩ của khách hàng về điểm đến đó. Những hình ảnh đó
thường được tạo nên từ những nguồn thơng tin đa dạng: Internet, truyền hình, phim ảnh,
tin tức, tạp chí, phóng sự, quan điểm của những người xung quanh...
Việc thực hiện marketing điểm đến sẽ đem đến cho khách du lịch cái nhìn chính
xác, khách quan, những hình ảnh thiện cảm, kích thích mong muốn tìm hiểu và trải
nghiệm. Hạn chế những hình ảnh sai lệch từ những nguồn khơng chính thức về điểm đến.
Xây dựng hình ảnh điểm đến sẽ tạo điểm nhấn để thu hút nỗ lực của tất cả các chủ thể
hoạt động trong lĩnh vực du lịch như đại lý lữ hành, nhân viên khách sạn, nhân viên nhà
hàng... vì hình ảnh của họ chính là một phần hình ảnh điểm đến. Nhờ vậy các chủ thể
ngày càng thống nhất trong hoạt động xúc tiến để truyền tải hình ảnh của điểm đến du
lịch thông qua nhiều kênh ở nhiều nơi và bất cứ lúc nào.
Hiện nay, marketing điểm đến du lịch không những là công cụ hữu hiệu thu hút
khách du lịch, mà còn là một cơ chế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển tổng thể của
điểm đến như thu hút sự quan tâm đầu tư từ bên ngoài, thay đổi quan điểm, cách suy
nghĩ, của các chủ thể trong điểm đến, đồng bộ hành động hỗ trợ điểm đến phát triển hiệu
quả.

5


1.3.2. Đối với khách du lịch
Trong thời đại hiện nay, khi giá trị của thời gian và sự tiện lợi ngày càng được đề
cao, khách hàng ln có xu hướng chủ động tìm kiếm thơng tin để đưa ra quyết định một
cách sáng suốt. Nhất là đối với thị trường du lịch, khi đưa ra quyết định cho một kỳ nghỉ
đồng nghĩa với việc khách hàng cần lựa chọn được một địa điểm phù hợp với nhu cầu
nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí của họ; phù hợp với khoản chi phí họ dự định bỏ ra; và những
điểm thú vị của điểm đến mà họ muốn khám phá.

Như vậy, marketing điểm đến sẽ cung cấp cho khách hàng một cái nhìn tổng quan
về điểm đến, giới thiệu cho họ một cách khái quát về những đặc điểm nổi bật của điểm
đến như văn hóa, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tín ngưỡng,
con người... giúp rút ngắn thời gian và cơng sức trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn
được điểm đến phù hợp nhất với mong muốn của mình.
Bên cạnh đó, marketing điểm đến du lịch là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu,
không chỉ nhằm phát triển thương hiệu, tăng độ biết đến của địa điểm du lịch với khách
hàng, nó cịn giúp nâng cao, củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại chính điểm
đến đó qua các chương trình tổng thể tác động vào tất cả các đối tượng trong ngành du
lịch. Như vậy, khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi từ các hoạt động marketing thông
qua việc được tiếp xúc với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá thành cạnh
tranh.
1.3.3. Đối với doanh nghiệp du lịch
Khi ngành công nghiệp du lịch đang này càng phát triển và cạnh tranh lẫn nhau một
cách gay gắt, thì việc các doanh nghiệp du lịch hoạt động marketing đơn lẻ, tự phát sẽ
làm giảm mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc
tự thân vận động trên quá nhiều thị trường khiến các doanh nghiệp không thể tập trung
khai thác được hết các thể mạnh cũng như đặc điểm nổi trội, lợi thế cạnh tranh của điểm
đến. Marketing điểm đến du lịch là một sự hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Tăng
cường sự quảng bá, phát triển thương hiệu, củng cố hình ảnh của điểm đến, thu hút sự
quan tâm của khách du lịch đến với điểm du lịch tạo tiền đề vững chắc cho các chiến
lược marketing, chăm sóc khách hàng cụ thể sau đó của doanh nghiệp. Thêm vào đó,
marketing điểm đến cịn là sự định hướng chủ chốt cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ du lịch trong việc thiết kế ra các sản phẩm marketing của mình từ đó tạo được sự
đồng bộ, chuyển nghiệp, tiết kiệm chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp trong việc nỗ
lực thu hút khách du lịch.
1.4. CÁCH THỨC THỰC HIỆN MARKETING DIỂM DẾN DU LỊCH
1.4.1. Vai trò của NTOs/DMOs trong marketing điểm đến du lịch
NTOs (National Tourism Organizations – Tổ chức du lịch quốc gia) và DMOs
(Destination Marketing Organizations – Tổ chức marketing điểm đến) được định nghĩa là

một tổ chức du lịch trực tiếp chịu trách nhiệm liên quan đến lợi ích của một vùng địa lý
như một điểm đến du lịch, có thể là một quốc gia, một vùng hay một địa phương nhất
định (Theo Burkart and Medlik - 1981); NTOs/DMOs còn được dùng như một thuật ngữ
6


để chỉ “một tổ chức du được nhà nước giao quyền với trách nhiệm về những vấn đề du
lịch ở mức độ quốc gia”. NTOs và DMOs của các nước có du lịch điểm đến phát triển có
những tác động to lớn tới sự thành công của ngành du lịch nước đó.Họ là những người
trực tiếp đề xuất, hoạch định và thực hiện các nỗ lực marketing, đo lường đánh giá những
hiệu quả do các chiến lược marketing điểm đến mang lại NTOs và DMOs còn giữ vai trò
điều phối trong các hoạt động của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, với chức năng tư
vấn, định hướng, đưa ra các khn khổ phạm vi hành động với mục đích đưa các hoạt
động của ngành du lịch của khu vực đi đúng hướng, đồng bộ với các chiến lược đề ra.
NTOs/DMOs ln có chức năng chọn một đề xuất truyền thông phức hợp cho điểm đến,
phục vụ cho việc nhận diện, định vị hay phát triển thương hiệu cho địa điểm đó trong tâm
trí khách hàng tiềm năng và ra tăng sự khác biệt của điểm đến so với những địa điểm
khác.
1.4.2. Các bước thực hiện marketing điểm đến
Để thiết kế được một chương trình marketing điểm đến du lịch thành cơng, cần có
một kế hoạch thực hiện từng bước chặt chẽ trong đó hoạt động của các NTO và DMO
đóng vai trị then chốt, đại diện cho địa điểm du lịch thực hiện các chiến lược tác động
trực tiếp vào hiệu quả ngành cơng nghiệp du lịch tại đó
Bước 1: Nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, phân khúc thị trường, lựa
chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường du lịch
Bước 1.1: Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường là quá trình đi tìm kiếm thu thập những thông tin cần thiết,
phục vụ cho việc ra quyết định về marketing của các nhà quản trị”. Nghiên cứu thị trường
là bộ phận quan trọng của nghiên cứu marketing và là yếu tố cốt lõi để tìm ra và phản hồi
nhanh chóng những thay đổi của nhu cầu thị trường để hỗ trợ sự phát triển bền vững và

quảng bá của ngành du lịch. Việc nắm bắt được thị trường khách du lịch và những điều
gây ảnh hưởng tới quyết định và hành vi của khách du lịch khi lên kế hoạch các kỳ nghỉ.
Bước 1.2:Phân khúc thị trường:
Phân khúc thị trường được định nghĩa là quá trình phân chia tổng số thị trường các
du khách vào từng nhóm cho các mục đích marketing. Mục đích nhằm tạo thuận lợi hơn,
marketing hiệu quả hơn thông qua việc xúc tiến, xây dựng và phân phối các sản phẩm
được thiết kế đáp ứng chuẩn xác nhu cầu xác định của các nhóm đối tượng. Nói cách
khác, phân khúc là hợp lý hóa trên cơ sở của việc đạt được hiệu quả cao hơn trong việc
cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu xác định và tăng hiệu quả sử dụng ngân sách trong
quá trình marketing. Trong hầu hết các trường hợp, khách du lịch tiềm năng sẽ thuộc
nhiều nhóm với nhiều chiến lược được triển khai qua các thời điểm khác nhau trong một
năm chứ không nhất thiết đồng thời.
Các phương pháp phân khúc thị trường chính của du lịch:
- Mục đích chuyến đi
- Nhu cầu cơ động, mục đích tìm kiếm của khách du lịch
- Hàng vi của khách du lịch, đặc điểm của việc sử dụng sản phẩm
7


- Nhân khẩu học, kinh tế và địa lý
- Tâm lý Đặc điểm địa lý, nhân chủng học.
- Giá
Bước 1.3: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi phân khúc thị trường, đánh giá đặc điểm của các khúc thị trường khác nhau,
nhà quản trị phải đưa ra quyết định xem có bao nhiêu khúc thị trường phù hợp được lựa
chọn làm thị trường mục tiêu, trong đó phân khúc nào là dễ dàng tiếp cận nhất đối với
điểm đến. Khúc thị trường được lựa chọn sẽ trở thành thị trường trọng điểm mà chương
trình marketing điểm đến nhắm tới.
Thị trường mục tiêu được hiểu là một tập hợp người mua có cùng nhu cầu, địi hỏi
hay những đặc tính giống nhau mà điểm đến du lịch có khả năng đáp ứng, đồng thời tạo

ra những lợi thế so sánh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh và cho phép tối đa hóa các
mục tiêu marketing đã đặt ra nhằm phát triển điểm đến
Bước 1.4: Định vị thị trường
Một điểm đến muốn tạo được sự nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh trong tâm trí
khách du lịch tại thị trường mục tiêu, bước tiếp theo cần làm là định vị thị trường – là quá
trình thiết kế sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường với đặc tính khác biệt so với sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó hình ảnh riêng đối với thị trường mục tiêu.
Định vị thị trường đối với điểm đến du lịch là xác định vị trí của các sản phẩm du lịch có
tại địa điểm đó trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, đồng
thời là vị trí của sản phẩm dịch vụ đó khắc ghi trong tâm trí khách hàng theo một hoặc
vài thuộc tính quan trọng nào đó so với đối thủ cạnh tranh.
Để lựa chọn định vị có thể theo hai hướng:
- Định vị cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh
- Định vị bằng cách tìm vào một chỗ trống trên thị trường mà ở đó chưa có đối thủ
cạnh tranh.
Tác giả Burke và Resnick (1991) đưa ra bốn chiến lược định vị:
- Định vị trong mối tương quan thị trường mục tiêu: so sánh với các điểm đến có
cùng thị trường mục tiêu
- Định vị trong mối tương quan giữa giá cả và chất lượng
- Định vị trong mối tương quan chủng loại sản phẩm: du lịch biển, du lịch núi, du
lịch hội nghị, hội thảo.
- Định vị so với đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Xây dựng quản trị thương hiệu điểm đến
Thương hiệu điểm đến du lịch đóng vai trị quyết định trong thành cơng của các
chương trình marketing điểm đến du lịch, là cầu nối giữa hình ảnh của điểm đến trong
tâm trí khách hàng và những lợi thế cạnh tranh nổi trội của khu vực mà các nhà quản trị
muốn khách hàng biết đến và lưu giữ. Trong thời đại thị trường mở cửa và khuyến khích
cạnh tranh, thương hiệu điểm đến chính là điểm nhấn tạo ra sự khác biệt và tác động
mạnh mẽ vào quyết định lựa chọn của khách hàng khi cân nhắc giữa các địa điểm có
8



nhiều nét tương đồng. Một thương hiệu điểm đến thành cơng cịn có thể trở thành biểu
tượng của phong cách thời thượng, nâng cao giá trị du lịch, giá trị cảm nhận, thỏa mãn
nhu cầu thể hiện của khách hàng khi lựa chọn du lịch tại điểm đến đó. xây dựng điểm đến
gồm có những bước sau:
- Thành lập nhóm nghiên cứu từ 7 – 11 thành viên là các đại diện của NTO/DMO,
các doanh nghiệp lữ hành lớn trong khu vực, các đại diện trong các lĩnh vực lịch sử, văn
hóa, giáo dục, nghệ thuật và truyền thơng. Đây là nhóm chỉ đạo, giám sát q trình và
diễn biến của chương trình.
- Tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu thơng tin qua các nguồn thứ cấp: Thông tin
tổng hợp qua các thời kỳ về sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội, các sản. phẩm du
lịch của điểm đến. Tổ chức thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn, quan sát,
thực nghiệm..
- Tìm hiểu ý kiến phản hồi từ cơng chúng: lấy ý kiến đóng góp đa chiều từ các
chun gia, từ chính người dân sinh sống tại địa điểm du lịch để kiểm tra mức độ cảm
nhận, ý tưởng ban đầu và những mong muốn của họ về thương hiệu điểm đến.
- Hình thành ý tưởng cốt lõi của thương hiệu, một ý tưởng hiệu quả, cần đảm bảo
được 3 yếu tố:
+ Là sự kết hợp của cảm xúc và trí tuệ, có khả năng tác động vào trái tim và khối óc
của những người cảm nhận.
+ Phải phù hợp với tất cả chủ thể của thương hiệu.
+ Phải khác biệt, độc đáo, là biểu tượng đại diện tiêu biểu của điểm đến, không
trùng lặp với các thương hiệu khác.
- Kết nối hình ảnh và biểu tượng, thiết kế thương hiệu: Xây dựng bộ nhận diện
thương hiệu của điểm đến như màu sắc, biểu tượng, hình ảnh, logo, slogan...
- Truyền tải thơng điệp và quảng bá.
B3: Quản trị sản phẩm du lịch
Quản trị các sản phẩm du lịch là tổng hợp các chính sách, kế hoạch, hành động
nhằm quản lý tốt các sản phẩm du lịch của khu vực. Hướng tới khai thác tốt những sản

phẩm này đưa vào phục vụ khách du lịch nhằm nâng cao sự thỏa mãn của họ nhưng bên
cạnh đó vẫn duy trì và bảo tồn được sự ngun vẹn giá trị cốt lõi của các sản phẩm đó ví
dụ như mơi trường trong lành của các tài ngun thiên nhiên, sự toàn ven về chất lượng
của các di tích lịch sử, sự độc đáo, bản sắc riêng của các sản phẩm du lịch phi vật thể...
Đây chính là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của marketing điểm
đến trong việc đưa ra những sách lược nhằm nâng cao ý thức của cả người dân, khách du
lịch và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này trong việc bảo vệ giữ
gìn và nâng cao giá trị của các sản phẩm du lịch. Tác động tích cực tới việc ra quyết định
tu bổ, bảo tồn, gìn giữ các địa điểm du lịch của các cơ quan có thẩm quyền thơng qua các
tham luận, tư vấn, đề án, đề xuất trong các hội thảo quan trọng về du lịch cấp quốc gia.
Cho tới khi nào một địa điểm du lịch quản trị tốt các sản phẩm du lịch của mình, thì các

9


nỗ lực về phát triển thương hiệu, quảng bá hay xúc tiến mới thực sự có hiệu quả và được
duy trì lâu dài và bên vững
Bước 4: Quảng bá và xúc tiến hỗn hợp
Để thực hiện xúc tiến hỗn hợp cần các công cụ xúc tiến. Hiện nay trên thế giới, các
nhà nghiên cứu marketing có nhiều quan điểm khác nhau về xúc tiến hỗn hợp trong du
lịch. Theo Alastair, M. Morrison thì xúc tiến hỗn hợp trong du lịch gồm bốn công cụ chủ
yếu:
- Quảng cáo
- Tuyên truyền/ quan hệ công chúng
- Xúc tiến thương mại
- Bán hàng trực tiếp
Theo quan điểm của Philip Kotler, các công cụ xúc tiến cịn có thêm:
- Mạng Internet/Phương tiện truyền thơng tương tác.
- Marketing trực tiếp
Bước 5: Marketing phối hợp giữ các đối tác

Marketing phối hợp là sự kết hợp giữa các đối tác có chung lợi ích đối cùng một sản
phẩm dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực marketing điểm đến du lịch, việc phối hợp, liên kết,
hợp tác giữa NTO với các doanh nghiệp du lịch trong khu vực, tổ chức thành các hiệp
hội, là cách thức rất cần thiết để phát huy tối đa sức mạnh và tận dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực của cả điểm đến và doanh nghiệp. Từ đó tác động tích cực tới lợi ích được
hưởng của tất cả các bên.
Bên cạnh đó, marketing một cách riêng lẻ có thể gây tốn kém, mất thời gian và công
sức hơn nhiều cho các nhà quản trị. Marketing ở mức độ điểm đến thông qua các nỗ lực
hợp tác giữa các nhân tố có liên quan trực tiếp tới điểm đến đó (chính quyền địa phương,
các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến, cộng đồng dân cư...), như vậy có thể giúp giảm
thiểu đc thời gian và chi phí đồng thời xác định những thị trường tiềm năng mới. Sự kết
hợp đồng bộ của chương trình marketing điểm đến cũng có thể dẫn tới việc kéo dài thời
gian lưu trú cũng như những khoản chi tiêu của khách du lịch trong quá trình ở lại khu
vực đó
1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
MARKETING ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
Dựa trên các tiêu chí đánh giá một chương trình marketing điểm đến du lịch của tạp
chí (Destination marketing and management nhà xuất bản Elsevier) cơng bố, có thể phân
loại các tiêu chí ra thành hai hình thức chính: Chỉ tiêu đánh giá định tính và chỉ tiêu đánh
giá định lượng.
1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá định tính
Những chỉ tiêu định tính thường rất khó để có thể đo lường một cách chính xác, tuy
nhiên, khi một chương trình marketing điểm đến có những yếu tố này được xác định một
cách rõ ràng, đồng nghĩa với việc chương trình đó đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc tới

10


tổng thể điểm đến, và những kết quả đó mang tính bền vững cao.Những chỉ tiêu định tính
bao gồm:

Xác định được thị trường mục tiêu phù hợp, tạo được sự thu hút với các khách du
lịch tiềm năng về những đặc trưng sẵn có của điểm đến những sản phẩm du lịch mà điểm
đến cấp thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch ở thị trường mục tiêu. Hòa hợp giữa
nhu cầu của du khách và sự phát triển ổn định của cộng đồng điểm đến.
Xây dựng được một thương hiệu điểm đến rõ nét, truyền tải thông điệp và hình ảnh
thương hiệu dễ dàng được nhận biết, đại diện cho những nét tiêu biểu nhất của điểm đến.
Tạo được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Nhận được sự đồng thuận của đông đảo các chủ thể liên quan (chính quyền, các
doanh nghiệp du lịch, người dân) tại điểm đến. Từ đó tạo dựng được tính đồng bộ nhất
quán trong hành động.
Thay đổi hình ảnh, điều chỉnh nhận thức của khách du lịch theo hướng dành thiện
cảm hơn cho điểm đến.
Các chương trình quảng bá nêu bật được nét khác biệt, đặc trưng của điểm đến góp
phần tác động vào quyết định lựa chọn điểm du lịch của khách hàng.
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng
Các chỉ tiêu định lượng là những con số thống kê một cách rõ ràng những thay đổi
đong đếm được của điểm đến sau khi triển khai chương trình marketing, từ đó đánh giá
được hiệu quả của chương trình đó. Có các chỉ tiêu tiêu biểu thường được thống kê như:
- Sự biến động của số lượt khách du lịch tới điểm đến (Tăng, giảm, tỷ lệ so với cùng
kỳ các năm...)
- Sự thay đổi về doanh thu từ du lịch của địa điểm đó. Sự thay đổi về nguồn vốn
đầu tư vào địa điểm du lịch từ các nhà đầu tư.
- Sự tăng trưởng về chi tiêu du lịch của khách du lịch khi tham quan và lưu trú tại
điểm đến.
- Tỷ lệ khách du lịch quay lại điểm đến. Một kết quả được coi là bền vững khi
những xu hướng thay đổi tích cực của các chỉ tiêu được duy trì trong một thời gian dài
chứ khơng chỉ tập trung một khoảng thời gian ngắn trong khi triển khai chương trình
marketing.

11



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Theo dòng phát triển của lịch sử, marketing vẫn được xem như một ngành khoa học
còn khá non trẻ. Tuy nhiên, những đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội... là khơng thể phủ nhận.
Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tồn cầu, cắt giảm tỷ trọng của những
ngành cơng nghiệp nặng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ trở thành lĩnh vực chủ lực của kinh
tế, du lịch ngày càng đóng vai trị quan trọng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc
đẩy sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cùng với xu hướng đó, thực hiện các chương trình marketing thúc đẩy sự phát triển
du lịch ngày nay khơng chỉ cịn là việc của cá nhân từng doanh nghiệp riêng lẻ, mà đã mở
rộng ra thành nhiệm vụ của các nhà hoạch định cấp cao của khu vực. Xây dựng và phát
triển các chương trình marketing điểm đến trở thành một yêu cầu hiện hữu, không chỉ
đem lại những công cụ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường du lịch nơi các điểm đến hấp
dẫn đang mọc lên trên toàn thế giới, cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, mà còn là các chiến
lược tổng thể, nhằm phát triển đồng bộ kinh tế, văn hóa, xã hội, chất lượng sản phẩm du
lịch của điểm đến một cách bền vững.
Bất cứ chương trình nào, để đi đến thành cơng, đều phải có được sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa tuân thủ chặt chẽ các bước thực hiện và sự sáng tạo, đột phá trong ý tưởng,
đặc biệt là trong các chương trình marketing điểm đến. Vừa là một ngành khoa học của tư
duy, sáng tạo, vừa được thực hiện trên phương diện vĩ mơ, địi hỏi các nhà hoạch định
cần đưa ra được những chiến lược hợp lý, phù hợp từng thời điểm mà không ngừng thay
đổi và phát triển.

12


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG MARKETING ĐIỂM ĐẾN CHO DU LỊCH

KON TUM
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH KON TUM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 2.1. Hình ảnh thành phố Kon Tum
Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dịng sơng Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ
Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm,... đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế
quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng
vĩ,... mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay
đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dịng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn
lịch sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và
sức mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước. Tên
gọi Kon Tum
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người
Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng
người địa phương ở gần bên dịng sơng Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng
Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây
chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông khơng
thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dịng Đăkbla. Vùng
đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở,
mỗi ngày một phát triển thêm đơng, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó,
Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dịng
Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ
(Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,..)
Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp
phù sa màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều
13


biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây

Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng
đất cộng cư của nhiều dân tộc. Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần
cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không
chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành
lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh
được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng
địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
2.1.2. Đặc điểm địa lý-dân số
Vị trí địa lý: Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây
Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ 13055'10"
đến 15027'15" vĩ độ bắc. Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện
tích tồn quốc, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía nam
giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía đơng giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hai nước
Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km)
Bảng 2.1. Diện tích dân số và mật độ dân số
Diện tích
 (Km2)

 
 
TỔNG SỐ 

Dân số trung bình
(Người)

Mật độ dân số
(Người/km2)

9.674.18


520.048

54

432.90

168.904

390

- Huyện Đắk Glei

1.493.65

45.290

30

- Huyện Ngọc Hồi

839.36

55.387

66

- Huyện Đắk Tô

508.70


45.828

90

1.371.25

25.168

18

- Huyện Kon Rẫy

913.90

25.610

28

- Huyện Đắk Hà

845.04

71.091

84

- Huyện Sa Thầy

1.431.73


50.176

35

- Huyện Tu Mơ Rông

857.44

25.469

30

- Huyện Ia H'Drai

980.22

7.125

7

- Thành phố Kon Tum

- Huyện Kon Plơng

2.1.3. Đặc điểm khí hậu

14


Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình

trong năm dao động trong khoảng 22 - 23 ° C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 9
0 C. Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng
2.121mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng
mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khơ, gió chủ yếu theo hướng đơng bắc; mùa mưa, gió chủ
yếu theo hướng Tây Nam
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm khơng khí
tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
2.2. TỔNG QUAN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH KON TUM
Với một nguồn tài nguyên phong phú thể hiện đặc sắc qua hai mảng “làng” và
“rừng”, đặc biệt là các giá trị này vẫn giữ nguyên vẹn nét hoang sơ độc đáo đem lại niềm
khát khao được chinh phục và đắm mình tận hưởng của nhiều du khách, tỉnh Kon Tum có
nhiều tiềm năng để xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức cạnh
tranh.
2.2.1. Điểm du lịch tại Kon Tum
Du lịch sinh thái Măng Đen:

Hình 2.2. Hình ảnh khu du lịch sinh thái Măng Đen
Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày
05/02/2013 về Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch
chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông đến năm 2030, là vùng du lịch nằm trong Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây
cũng là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển
sinh thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đơng của tỉnh.
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm dưới 200C cùng
những rừng thơng trải dài, những thác nước nguyên sơ. Măng Đen được mệnh danh là
“Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên và hiện đang là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Xây

15



dựng Măng Đen thanh khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng quốc gia và trở thành vùng động
lực kinh tế của tỉnh Kon Tum.
Được bao bọc bởi những đồi thông ngút ngàn, với điểm đặc biệt mà thiên nhiên ban
tặng cho Măng Đen là khí hậu trong lành, tinh khiết. Chính nhờ điều kiện tự nhiên độc
đáo đó, Măng Đen đang là địa điểm tham quan và nghỉ dưỡng của du khách trong và
ngoài nước. Với hồ Đăk Ke thơ mộng nằm giữa rừng thông, với thác Đăk Ke hoang sơ
hùng vỹ hay thác Pa Sỹ đẹp dịu dàng…Tất cả đã tạo thành một sức hút riêng cho du lịch
sinh thái nơi đại ngàn Măng Đen.
Măng Đen còn phát triển một số sản phẩm, dịch vụ du lịch như: Du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng; du lịch lễ hội văn hoá, lịch sử ĐBDTTS Tây Nguyên và một số đặc sản nơi
đây như rượu Sim, chuối rừng, sâm dây…; dịch vụ vui chơi gắn với cảnh quan thiên
nhiên; xây dựng làng Trung tâm nghiên cứu sinh học; dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức
khoẻ; bảo tồn, khơi phục di sản văn hoá vật thể, phi vật thể của các dân tộc bản địa
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh

Hình 2.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh
Là nơi lưu giữ hệ động thực vật quý hiếm, đặc biệt là thảm thực vật khí hậu ơn đới,
trong đó sâm Ngọc Linh là dược liệu quý đặc hữu của Việt Nam và thế giới. Được xem là
một trong bốn kho tàng đa dạng sinh học lớn của Việt Nam.
Nơi đây cũng được mệnh danh là “lá phổi xanh và nóc nhà” của Tây Nguyên và các
tỉnh duyên hải miền Trung, có nhiều kiểu rừng như: rừng cây lá rộng, lá kim…Về động
vật có 05 loài thú được ghi trong sách đỏ thế giới như khỉ mặt đỏ, khỉ đi lợn, báo gấm,
hổ, nhím đi ngắn và 15 lồi được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Với vẻ nguyên sơ và
hùng vỹ của núi rừng Tây Nguyên, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh là nơi lý tưởng
cho các nhà nghiên cứu và những du khách ưa thích du lịch mạo hiểm, khám phá .
Vườn Quốc gia Chư Mom Ray
16



Hình 2.4. Vườn Quốc gia Chư Mom Ray
Được cơng nhận là vườn di sản của Đông Nam Á đây là vườn Quốc gia có tính đa
dạng sinh học cao nhất trong hệ thống các vường quốc gia trên cả nước . Với hệ sinh thái
rừng đa dạng đã tạo cho Chư Mom Ray một khu bảo tồn có hệ động, thực vật phong phú
pàm đam mê không chỉ với du khách mà còn với cả các nhà khoa học.
Khu bảo tồn có nhiều lồi thú có móng vuốt, tê giác, bị tót và nhiều lồi chim, gồm
352 lồi động vật có xương sống ở cạn. Số lượng các lồi chim, thú ở đây nhiều gấp đôi
so với các khu bảo tồn thiên nhiên khác ở Tây Nguyên. Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mo
Ray có tiềm năng du lịch sinh thái lớn bởi lòng hồ Ya Ly tạo nên cảnh quan thiên nhiên
đẹp sơn thuỷ hữu tình.
Nhà Thờ Gỗ

Hình 2.5. Nhà Thờ Gỗ

17


Nhà thờ Gỗ với tuổi đời hàng thế kỷ luôn quyến rũ tất cả những người tới đây bởi
vẻ đẹp kiến trúc Roman độc đáo. Nhà Thờ Gỗ nằm giữa rừng xanh cao nguyên bạt ngàn,
giữa mây trời Kon Tum, mang một vẻ đẹp mộc mạc mà ấn tượng vô cùng. Nhà thờ được
làm hồn tồn bằng gỗ cà chít, xung quanh là những bức tường được làm bằng đất trộn
rơm. Với sự khéo léo, tỉ mỉ, những người nghệ nhân đã tạo nên những hoa văn trang trí
với đường nét mạnh mẽ, phóng khống mang đậm nét văn hố của đồng bào Tây
Nguyên. Đây còn là địa điểm check-in lý tưởng thu hút giới trẻ. Bất cứ mùa nào trong
năm bạn cũng có thể ghé qua đây, đi dọc những con đường hoa tô điểm sắc trắng hồng,
chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo, cổ kính của Nhà Thờ Gỗ khiến khơng gian trở nên lãng
mạn hơn bao giờ hết.
Tịa Giám Mục

Hình 2.6. Tịa Giám Mục

Được xây dựng từ năm 1935. Nằm gần nhà thờ Gỗ, chỉ cần đi bộ một chút là tới.
Hiện ra trước mắt bạn là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc
truyền thống của người Việt Nam, điểm đặc trưng của toà nhà giám mục được tạo nên từ
các loại gỗ quý lâu đời. Chỉ cần bước vào bên trong toà nhà Giám Mục đã khiến bạn dễ
dàng say đắm nơi này ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi. Ngồi ra, tồ giám mục giống như
một bảo tàng văn hố thu nhỏ lưu giữ lại những nông cụ, vật dụng sinh hoạt, vật thể văn
hoá của các dân tộc thiểu số sống ở Kon Tum.  
Nhà Rông Kon Klor
Nằm tại vị trí rất đẹp trên đường Trần Hưng Đạo, nhà rông Kon Klor là địa điểm du
lịch Kon Tum không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất Kon Tum này. Nhà
Rông được xây dựng theo kiểu truyền thống đậm nét văn hoá của người dân Tây Nguyên.
Với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, được các nghệ nhân khéo léo trang trí hoa văn
rất tỉ mỉ, cơng phu. Điểm thu hút du khách chính là mái nhà Rông Kon Klor sừng sững,
vững chãi, đây được coi như là linh hồn của người dân Tây Nguyên.
18


×