Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

A PHƯỚC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA QUA THỰC TIỄN TẠI UBND XÃ RỜ CƠI,
HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 05 năm202


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA QUA THỰC TIỄN TẠI UBND XÃ RỜ CƠI,
HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỚP
MSSV

:
:
:
:


ThS. TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
A PHƯỚC
K12LKV
033

Kon Tum, tháng 05 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập, nghiên cứu, rèn luyện tại Trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng
tại Kon Tum, bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của các Thầy, Cơ
giáo nhà trường, của cơ quan thực tập, sự động viện giúp đỡ của bạn bè và người thân mà
tơi đã hồn thành chun đề tốt nghiệp của mình.
Cho phép tơi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Cô Trương Thị Hồng
Nhung đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp tơi hồn thành đề tài này.
- Tồn thể các Thầy, Cơ giáo Trường phân hiệu Đại học Đà nẵng tại Kon Tum.
- Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Rờ Kơi và em Nguyễn Văn Thành
văn phòng HĐND, UBND xã đã giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ đề
tài.
- Gia đình, bạn bè và người thân và những người động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và thực tập làm chuyên đề.
Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên chun đề khó tránh
khỏt những thiếu sót. Kính móng sự đóng góp q báu của thầy cơ giáo viên và bạn bè để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, Tháng 5 năm 2022
Sinh viên thực hiện
A Phước



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ III
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... IV
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .........................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ..........................................................................................................2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ RỜ KƠI, HUYỆN SA
THẦY, TỈNH KON TUM .................................................................................................3
1.1. LƯỢC SỬ VỀ UBND XÃ RỜ KƠI, HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM .......3
1.1.1. Giới thiệu chung về xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ...........................3
1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum ......................................................................................................................................4
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC UBND XÃ RỜ KƠI,
HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM ............................................................................7
1.2.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
..............................................................................................................................................7
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum: ..............7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND CẤP XÃ .................13
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA TẠI UBND CẤP XÃ .............................................................................................. 13
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND cấp xã
............................................................................................................................................13
2.1.2. Vai trò cơ chế một cửa trong thủ tục hành chính tại UBND cấp xã....................15

2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA TẠI UBND CẤP XÃ .............................................................................................. 17
2.2.1. Nguyên tắc và phạm vi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại
UBND cấp xã .....................................................................................................................18
2.2.2. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND cấp xã ....21
2.2.3. Quy trình thực hiện thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND
cấp xã .................................................................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 27

i


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ RỜ KƠI, HUYỆN SA THẦY,
TỈNH KON TUM .............................................................................................................28
3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT
CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ RỜ KƠI, HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON
TUM ..................................................................................................................................28
3.1.1. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân
xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ........................................................................28
3.1.2. Đánh giá chung về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại ủy ban
nhân dân xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ........................................................35
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ RỜ KƠI, HUYỆN
SA THẦY, TỈNH KON TUM .........................................................................................41
3.2.1. Mục tiêu, phương hướng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum trong thời gian tới ............................ 41
3.2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác thực hiện và cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
............................................................................................................................................42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 46
KẾT LUẬN .......................................................................................................................47
1. Kết luận ..........................................................................................................................47
2. Kiến nghị ........................................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG
BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP HÀNG THÁNG
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16

17
18

CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW
CBCC
CNH-HĐH
CCHC
CNTT
CNXH
HC-SN
HCNN
HĐND

NQ
QLNN

TTg

UBND
BUTVQH
XHCN

GIẢI THÍCH
Ban Chấp hành Trung ương
Cán bộ, Cơng chức
Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa
Cải cách hành chính
Cơng nghệ thơng tin
Chủ nghĩa xã hội

Hành chính-Sự nghiệp
Hành chính nhà nước
Hội đồng nhân dân
Nghị Định
Nghị quyết
Quản lý nhà nước
Quyết định
Thủ Tướng
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Ủy Ban Thường vụ Quốc hội
Xã hội chủ nghĩa

iii


Số hiệu
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Số hiệu
Hình 1.1
Hình 2.1
Hình 3.1

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Cơ cấu, tổ chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND
xã Rờ Kơi
Số liệu tổng hợp kết quả giải quyết hồ sơ hành chính theo

cơ chế “một cửa” tại UBND xã Rờ Kơi qua 3 năm 2019,
2020, 2021

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum
Sơ đồ quy trình giải quyết thủ tục hành chính “một cửa” cấp

Mơ hình tổ chức và quy trình giải quyết công việc theo cơ
chế “một cửa” tại UBND xã Rờ Kơi

iv

Trang
30
36

Trang
8
26
31


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình đổi mới đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến
vấn đề cải cách hành chính Nhà nước, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước. Trong những năm qua cải cách hành chính ở nước ta đã đạt nhiều
kết quả quan trọng trong các nội dung như cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành

chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính cơng. Tuy nhiên,
trước u cầu của sự nghiệp đổi mới cải cách hành chính vẫn cịn một số hạn chế, vướng
mắc như: hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo; chế tài chưa cụ thể, chưa kịp thời;
thủ tục hành chính cịn rườm rà, thiếu cơng khai minh bạch; bộ máy hành chính nhà nước
cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo; trình độ năng lực của bộ phận cán bơ, cơng
chức cịn hạn chế, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ chưa cao; cơ sở vật chất cịn thiếu,
thiết bị cơng nghệ thơng tin còn chưa đảm bảo.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011-2020 đã thu được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành
thấy rõ yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước được nâng lên, cải cách hành chính nhà
nước là một q trình khó khăn, phức tạp địi hỏi phải tiến hành đồng bộ, lien tục và có
quyết tâm thực hiện trong cả hệ thống chính trị. Kết quả cải cách hành chính nhà nước trên
tất cả các nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa nền hành chính đã
góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hộ, cải
cách hành chính được xem như động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh
tế, phát huy dân chủ và duy trì hoạt động của bộ máy hành pháp.
Quán triệt đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQCP của
Chính phủ ngày 08/11/2011, về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2020, trong đó đã xác định nhiệm vụ “Trọng tâm cải cách hành chính trong giai
đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, chú trọng cải cách hành chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự
để cán bộ, công chức, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao
chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công”
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, trong những
năm qua, chính quyền từ cơ sở cấp xã đến huyện của tỉnh kon tum nói chung và nói riêng
đã có nhiều nổ lực trong chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước
ở cơ sở địa phương và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của
công cuộc đổi mới và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay thì cải
cách hành chính trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ. Bởi vậy, khảo sát đánh

giá thực trạng cải cách hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon tum, từ đó
đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa
phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả cải cách hành chính cấp xã trên địa bàn huyện
Sa Thầy tỉnh kon tum có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
1


Chính vì những lý do đó mà tác giả chọn đề tài: “Thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại UBND xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu
cho báo cáo tốt nghiệp của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quy định pháp luật hiện hành về thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
qua thực tiễn tại UBND xã Rờ Kơ huyện Sa Thầy, phát hiện những hạn chế, khó khăn
trong q trình áp dụng trên thực tiễn từ đó tác giả đề xuất các phương hướng, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
UBND xã Rờ Kơ huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Chủ đề tập trung nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại
UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy và cơ chế phối hợp giũa các bộ phận chun mơn qua
mơ hình “một cửa”. Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác
cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” ở địa phương.
Chủ đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực giải quyết công việc
thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy từ năm 2019 đến
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh luật học, ....
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, hình và

danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của bài báo cáo thực tập gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về Ủy Ban Nhân Xã Rờ Kơi, Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum.
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản và quy định pháp luật về thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa tại UBND cấp xã.
Chương 3: Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban
nhân dân xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, Tỉnh kon tum và một số kiến nghị hoàn thiện

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ RỜ KƠI, HUYỆN SA THẦY,
TỈNH KON TUM
1.1. LƯỢC SỬ VỀ UBND XÃ RỜ KƠI, HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM
1.1.1. Giới thiệu chung về xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Xã Rờ Kơi được thành lập theo Quyết định số 543/QĐ-TCCP, ngày 06 tháng 12 năm
1976 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc phân vạch địa giới hành chính xã. Xã Rờ
Kơi trực thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Sa Thầy
chạy dọc theo Tỉnh Lộ 675, cách huyện khoảng 18 km, có đường Biên giới dài: 11,5 km,
đường chim bay.
Xã Rờ Kơi có diện tích tự nhiên là 29.868,80 ha. Trong đó: Diện tích Đất nơng
nghiệp: 28.052,05 ha. Diện tich Đất lâm nghiệp: 23.193,75ha. Diện tích Đất phi nơng
nghiệp: 357,22ha. Diện tích Đất chun dùng: 157.26ha. Diện tích Đất thổ cư: 47,64ha.
Diện tích Đất chưa sử dụng: 1.419,52ha.
Có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp xã Đăk Kan của Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon
Tum; Phía Tây giáp xã Mơ Rai của Huyện Sa Thầy; Phía Đơng giáp xã Hơ Moong của
Huyện Sa Thầy và Huyện Đăk Tơ, và Phía Nam giáp xã Sa Nhơn, xã Sa Sơn của huyện Sa
Thầy.
Là một xã biên giới, đặc biệt khó khăn nhất của huyện sa Thầy, nằm trong khu vực
Trường Sơn-Tây Ngun sớm có lồi người cư trú. Xã Rờ Kơi trải qua nhiều biến động

bởi các cuộc chiến tranh giành vùng lãnh thổ để sinh tồn giữa các nhóm tộc người, những
cuộc chiến tranh xâm lược, của thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ gây ra các nhóm tộc người
Xê Đăng, Hà Lăng, Gia Rai, Rơ Mâm, có lịng u nước nịng nàn và đồn kết giữa các
dân tộc anh em, từ đó đã cùng nhau làm ăn sinh sống đấu tranh chống xâm lược, áp bức
bất công, gắn bó với nhau lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay. Người Kinh chỉ mới
đến lập nghiệp từ sau ngày đất nước được hồn tồn giải phóng vào 30 tháng 4 năm 1975.
Người Kinh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, một số hộ chỉ định cư buôn bán, mối quan hệ giữa người
Kinh và các dân tộc ngày càng phát triển tốt đẹp.
Từ năm 2010 đến nay nền kinh tế của xã Rờ Kơi phát triển lên một bước mới đời
sống nhân dân từng bước phát triển nhờ sự phát triển của xã hội và sự quan tâm của Nhà
nước về đời sống của nhân dân, cũng như đời sống người dân phát triển nhờ vào nguồn thu
nhập của mình.
+ Về sản xuất: Năm 2021, Tính đến 31 tháng 12 năm 2021. Tổng diện tích gieo trồng
là 2.593,9 ha, đạt 112% kế hoạch. Trong đó: Diện tích lúa nước 93,2 ha, đạt 108% kế
hoạch, năng suất ước đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng 422,7 tấn; Diện tích lúa rẫy 130 ha, đạt
100% kế hoạch, năng suất ước đạt 13 tạ/ha, sản lượng 169 tấn; Diện tích Ngơ vụ mùa 8,5
ha, đạt 106% kế hoạch, năng suất ước đạt 45,5 ta/ha, sản lượng 38,675 tấn; Diện tích sắn
2.266,7 ha, đạt 114% kế hoạch.
+ Về cây lâu năm: Tổng diện tích 1.487,2 ha, đạt 82% kế hoạch. Trong đó: Diện cà
phê 317,5 ha, đạt 97% kế hoạch; Diện tích cao su 925,6 ha, đạt 103% kế hoạch; Diện tích
3


cây bời lời 75,85 ha, đạt 98% kế hoạch; Diện tích cây bạch đàn 108,6 ha, đạt 100% kế
hoạch; Diện tích cây ăn quả 83,6 ha, đạt 113% kế hoạch; Diện tích cây Dược liệu 19,4 ha,
đạt 97% kế hoạch và diện tích cây Mắc ca 2,4 ha đạt 120% kế hoạch.
+ Về chăn nuôi: Trên địa bàn xã hiện có 10. 196 con gia súc, gia cầm trong đó, đàn
trâu 30 con, đàn bò 889 con, đàn heo trên hai tháng tuổi 256 con, đàn gia cầm 8. 950 con,
đàn dê 67 con.
+ Về dân số: Tính đến 31 tháng 12 năm 2021 tồn xã hiện có 1.557 hộ, 5.822 nhân

khẩu. Trong đó: Hộ đồng bào DTTS nữ 2.140người, chiếm 49,94%, lao động: 2.270 người
, chiếm 52,97%, trong đó, dân tộc kinh 456 người, chiếm 2%.
+ Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021:Hộ nghèo 498 hộ, chiếm 31,55%; Hộ cận
nghèo 305 hộ, chiếm 19,68%.
+ Thu nhập bình quân đầu người 30,5 triệu đồng/người/năm.
+ Tình hình an ninh, trật tự an tồn xã hội cịn diễn biến hết sức phức tạp do sự phá
hoại của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước chống phá Đảng và chế độ
ta. Tuy nhiên, trong năm 2021 được sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo điều hành của
Chính quyền xã nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tình
hình biên giới được ổn định. Trong đó tồn xã: có 814 người theo đạo tơn giáo, chiếm 19%
dân số tồn xã. Về thiên chúa giáo: 667 tín đồ (01 nhóm); Tin lành 147 tín đồ (03 nhóm).
Những thành tựu bước đầu tuy chưa vững chắc nhưng là cơ sở để xã Rờ Kơi tiến lên
giàu đẹp, vững mạnh bên cạnh những thành tựu đã đạt được Đảng bộ và nhân dân xã Rờ
Kơi cần cố gắng phát huy những thành tựu bước đầu đó để cùng huyện, tỉnh và cả nước
vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum
a. Cơ sở pháp lý quyết thành lập UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Ủy ban nhân dân xã Rờ Kơi được thành lập theo Quyết định số 254-CP ngày 10 tháng
10 năm 1978 của Hội Đồng Chính Phủ, về việc chia huyện Đak Tơ thuộc Tỉnh Gia Lai –
Kon Tum thành hai huyện (Huyện Đak Tô và Huyện Sa Thầy) và Quyết định số 30-HĐBT
ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng, việc điều chỉnh địa giới một số xã và
Thị trấn của các huyện Sa thầy, Kon Plông, Măng Yang, An khê, Krông pa, Chư Prông,
Chư pah và các Thị xã Kon Tum, Plêi-ku thuộc tỉnh Gia lai-Kon Tum
b.Tình hình an ninh, chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của nhân dân sau khi
thành lập UBND xã (giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1981)
Vùng đất Xã Rờ Kơi ngày xưa là vùng đất hoang vắng, đất rộng, người thưa với sự
sinh sống chủ yếu là dân tộc bản địa (Ha lăng). Đất rộng người thưa, cách biệt với bên
ngoài bởi rừng rậm và núi non hiểm trở, các làng bản địa nhỏ lẻ sống rải rác theo dọc đường
Tỉnh lộ 675.

Xã Rờ Kơi là xã có 99% là người dân tộc thiểu số có điểm xuất phát thấp, là một
trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Sa Thầy, kết cấu hạ tầng thấp kém, tàn dư
chiến tranh để lại khá nặng nề, đời sống của Nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu
4


dựa vào sản xuất nơng nghiệp, thiếu tính bền vững, manh mún nhỏ lẻ, đất đai ngày một
bạc màu, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân chung
của huyện, chủ yếu là phát nương, làm rẫy. Tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý bảo
vệ rừng, an ninh chính trị, tơn giáo diễn biến phức tạp. Các thế lực phản động ln tìm
cách chống phá, xúi giục vượt biên trái phép, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
c. Những thành tựu của UBND xã tro công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ (giai
đoạn từ năm 1981 đến nay)
 Đặc điểm về kinh tế - xã hội:
Từ năm 1981 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã luôn đạt tỷ lệ cao; Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng/năm.
Các năm qua, bằng nhiều chương trình khác nhau, xã đã tiếp tục đẩy mạnh phát triển
kinh tế, nâng cao năng suất, sản lượng trên địa bàn cao hơn niên vụ trước 10- 15%, giá thu
mua cao và ổn định nên nhân dân yên tâm sản xuất.
Thu ngân sách tại địa bàn, khơng tính kết dư chuyển nguồn là 6 tỷ đồng, chi ngân
sách ước thực hiện 6 tỷ đồng. Tổng mức huy động vốn ngân hàng ước đạt 11.089 tỷ đồng;
tỷ lệ nợ xấu bình quân 0,47%, mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và lạm phát, nhưng nền kinh tế của xã luôn giữ vững ổn định và phát triển.
 Khái quát về chính quyền cấp xã
Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thơng qua vào ngày 19/6/2015). theo đó, Hội đồng
nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên.
HĐND xã đảm bảo việc chấp hành pháp luật của Nhà nước, quyết định của chính

quyền cấp trên, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình và xuất phát từ lợi ích chung
của đất nước, lợi ích của nhân dân địa phương quyết định và bảo đảm thực hiện các chủ
trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương
về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng, khơng ngừng cải
thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân địa phương và làm tròn nghĩa vụ của địa
phương đối với Nhà nước.
 Kết quả thực hiện cải cách hành chính cấp xã
- Về cải cách thể chế
Thực hiện các quy định của Pháp luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương, HĐND và UBND tỉnh,
HĐND, UBND xã thực hiện theo thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản thể chế để đáp
ứng với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, tạo hành lang pháp lý để tổ chức và công
dân thực hiện như thể chế về thu hút đầu tư xây dựng nơng thơn mới theo chương trình của
Chính phủ; giải phóng mặt bằng; quản lý tài nguyên, khoáng sản; quản lý tài sản cơng; thu
phí, lệ phí, tăng thu ngân sách; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Những thể chế đó đã tác động tích cực đến thúc đẩy kinh tế - xã hội luôn phát triển
5


và tăng trưởng; tăng nhanh các dự án đầu tư xây dựng nơng thơn mới; khuyến khích phát
triển giao thơng nông thôn giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh - trật tự,
an toàn xã hội.
- Về cải cách thủ tục hành chính:
Trong suốt nhiều năm qua việc cải cách thủ tục hành chính ln được Chính quyền
địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, các
lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và người dân như: đất
đai, xây dựng, khống sản, đăng ký kinh doanh, chế độ, chính sách người có cơng đã được
tập trung rà sốt và đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa giảm bớt thành phần hồ sơ,
rút ngắn thời gian giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho doanh nghiệp
và người dân.

 Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
Công tác cán bộ luôn được Đảng ủy, UBND xã đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ yêu
cầu nhiệm vụ, những năm qua xã đã tiến hành bố trí, sử dụng, cán bộ, cơng chức một cách
hợp lý, chú ý đề bạt những cán bộ trẻ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được đào tạo, bồi
dưỡng và đã qua thực tiễn cơng tác hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác cán bộ,
công chức tiếp tục được cải cách từ khâu tuyển chọn, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo
đúng quy trình của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế với mục tiêu xác định tinh giản biên chế
nhằm sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy tinh gọn, bố trí sử dụng lao động hợp lý có
hiệu quả và từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn nghiệp
vụ tốt, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao bản
lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống.
Qua thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2007/NĐCP ngày
08/8/2007 của Chính phủ và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính
phủ; Căn cứ Nghị quyết số 137/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của HĐND xã về quy
định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động
khơng chun trách, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã và ở thơn, làng.
Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, cơng chức trong hệ thống chính trị xã đảm bảo về chất lượng
lẫn số lượng, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác trong giai đoạn mới. Để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới, nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản
lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính đang làm việc
trong các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, cán bộ công chức xã, đại biểu HĐND xã có
đủ phẩm chất tốt và năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ nhân dân, từng bước xây
dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức vững mạnh, đồng bộ.
 Hiện đại hóa nền hành chính;
Thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh kỷ
luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; Quyết
định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa cơng sở
6



tại các cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng
cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Quyết
định số 03/2007/QĐ-BNV về ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
trong bộ máy chính quyền địa phương; UBND xã đã có kế hoạch triển khai thực hiện xây
dựng lề lối, tác phong làm việc, nâng cao và phát huy hơn nữa ý thức trách nhiệm, chất
lượng, hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, tiếp nhận và giải quyết kịp thời nhanh
chóng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; chấp hành và thực hiện nghiêm những quy
định về trách nhiệm quyền hạn của cán bộ, công chức.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC UBND XÃ RỜ KƠI,
HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM
1.2.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum
UBND xã Rờ Kơi là cơ quan thuộc Huyện Sa Thầy - Tỉnh Kon Tum. Là cơ quan
chuyên môn thuộc cấp xã; là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện Sa Thầy thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước ở địa phương. UBND xã do HĐND xã bầu; là cơ quan chấp hành
của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND
cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- UBND xã Rờ Kơi chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND xã Rờ Kơi nhằm bảo đảm thực hiện chủ
trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
- UBND xã Rờ Kơi thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương
tới cơ sở.
- UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy giải quyết theo chức năng nhiệm vụ quy định của
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. UBND thảo luận tập thể, quyết định
theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 70 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và
những điều quan trọng mà pháp luật quy định thẩm quyền của UBND xã.
Theo quy định tại điều 35, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì UBND

xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy có nhiệm vụ, quyền hạn chính sau:
(1) Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản
3 Điều 68 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND xã.
(2) Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
(3) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum:
a. Cơ cấu tổ chức
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho, UBND xã đã tổ chức bộ
máy làm việc với cơ cấu phù hợp. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức
chính quyền địa phương năm 2019; cơ cấu tổ chức của UBND xã Rờ Kơi được tổ chức
như sau:
7


CHỦ TỊCH UBND

02 PHĨ CHỦ TỊCH

VĂN
PHỊNG THỐNG


ĐỊA
CHÍNH XÂY
DỰNG

TƯ PHÁP
- HỘ TỊCH


VĂN HĨA
- XÃ HỘI

QN
SỰ

TÀI
CHÍNH KẾ TỐN

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
Tum
b. Biên chế
UBND xã Rờ Kơi có 21 biên chế chưa tính bảo vệ và phục vụ, các cán bộ, công chức
được phân công làm việc tại các bộ phận cụ thể của thị trấn như sau:
 Khối Đảng đồn thể gồm có: 07 cán bộ
- 01 Bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND xã
- 01 Phó bí thư đảng ủy
- 01 Chủ tịch UBMTTQVN xã
- 01 Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã
- 01 Chủ tịch Hội nông dân xã
- 01 Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ
- 01 Bí thư Đồn thanh niên
 Khối Chính quyền gồm có: 14 cán bộ
- 01 phó chủ tịch hội đồng nhân dân
- 01 Chủ tịch UBND xã
- 02 Phó chủ tịch UBND:
- Chun mơn thuộc UBND :
+ Văn phịng - Thống kê: Có 02 cơng chức
+ Tư pháp - Hộ tịch: Có 02 cơng chức
+ Tài chính - Kế tốn: Có 02 cơng chức

+ Địa chính - Xây dựng: 02 cơng chức
+ Văn hóa - Xã hội: 01 cơng chức
+ Qn sự: 01 cơng chức
(Trưởng, phó cơng an xã là cơng an chính quy do cơng an huyện tăng cường)
c. Mối quan hệ trong giải quyết công việc
 Quan hệ giữa chủ tịch và phó chủ tịch UBND vừa là quan hệ lãnh đạo, vừa là
quan hệ hỗ trợ.
- Phó chủ tịch thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch phân công, thay mặt Chủ tịch
8


giải quyết các cơng việc hành chính mỗi khi Chủ tịch vắng mặt, những việc thuộc quyền
quyết định của Chủ tịch nhất quyết phải báo cáo Chủ tịch trước khi giải quyết.
- Quan hệ giữa Phó chủ tịch UBND với các Ủy viên ủy ban, cán bộ chuyên môn,
nhân viên có trách nhiệm thực hiện chức trách được giao và báo cáo kết quả thực hiện cho
Chủ tịch.
 Quan hệ giữa UBND với các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn ngồi hệ thống tổ chức
ủy ban.
- Với cơng an xã, đội thuế, trạm y tế, trường học là mối quan hệ phối hợp. Hoạt động
của các mặt công tác nghiệp vụ, chun mơn nghiệp vụ nói trên nhằm thực hiện kế hoạch,
chương trình thuộc ngành dọc của cơ quan đó trên địa bàn xã. Đồng thời, các cơ quan
nghiệp vụ nói trên cũng phải chịu sự chỉ đạo của UBND xã, có trách nhiệm tổ chức thực
hiện kế hoạch, chương trình cơng tác của UBND xã có liên quan đến các ngành nghiệp vụ
chuyên môn phải thực hiện.
- Trưởng các ngành nói trên có trách nhiệm báo cáo với UBND xã về kết quả thực
hiện các mặt công tác.
 Quan hệ giữa UBND xã với các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã.
- Quan hệ cơng tác với Đảng ủy xã:
+ UBND xã chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy thị trấn trong việc thực hiện Nghị quyết
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên.

+ UBND xã chủ động đề xuất với Đảng ủy, HĐND phương hướng thực hiện nhiệm
vụ cụ thể về phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh, nâng cao đời sống nhân
dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để
giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ, công chức, đảng viên có phẩm chất, năng lực vào
nguồn quy hoạch cán bộ để đảm nhiệm các chức vụ cơng tác chính quyền.
- Quan hệ công tác với HĐND xã:
UBND xã chịu sự giám sát của HĐND xã; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị
quyết của HĐND, báo cáo trước HĐND xã; phối hợp với Thường trực HĐND chuẩn bị
nội dung các kỳ họp của HĐND xã, xây dựng các Đề án trình HĐND thị trấn xem xét,
quyết định; cung cấp thông tin về hoạt động của UBND xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của các đại biểu HĐND xã; Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện
nghị quyết của HĐND xã về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của xã; nghiên cứu giải quyết theo
thẩm quyền hoặc chỉ đạo, đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri, của HĐND xã, các
Ban của HĐND xã.
Các thành viên UBND xã có trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu HĐND; khi
được yêu cầu, phải báo cáo giải trình về những vấn đề có liên quan đến cơng việc do mình
phụ trách;
Chủ tịch UBND xã thường xuyên trao đổi, làm việc với Thường trực HĐND xã để
nắm bắt tình hình, thu thập ý kiến của cử tri; cùng Thường trực HĐND xã giải quyết những
kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Khi có yêu cầu, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã tham dự và chỉ đạo các
9


công chức chuyên môn, các đơn vị trực thuộc, các thôn, làng cùng tham dự các buổi tiếp
xúc cử tri, khảo sát tình hình thực tế ở địa phương của đại biểu HĐND để tiếp thu xử lý
những vấn đề liên quan.
- Quan hệ công tác với UBMTTQVN thị trấn và các tổ chức chính trị-xã hội thị trấn:
UBND xã tạo điều kiện để UBMTTQVN xã và các tổ chức chính trị-xã hội thị trấn
động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện

chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính
quyền địa phương.
Chủ tịch UBMTTQVN xã và người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội xã được mời
tham dự các phiên họp UBND xã khi bàn về các vấn đề có liên quan.
UBND xã thực hiện chế độ thơng báo tình hình của thị trấn cho UBMTTQVN xã và
các tổ chức chính trị-xã hội xã định kỳ 6 tháng và hàng năm.
UBND xã có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của
UBMTTQVN xã và các tổ chức chính trị-xã hội thị trấn về xây dựng chính quyền và phát
triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã.
 Quan hệ công tác giữa UBND xã và các thôn trưởng các thôn, làng
Chủ tịch UBND xã phân công các thành viên UBND phụ trách, chỉ đạo, nắm bắt tình
hình các thơn, làng; hàng tháng, các thành viên UBND làm việc với Thôn trưởng thuộc địa
bàn được phân công phụ trách hoặc trực tiếp làm việc với thôn để nghe phản ánh tình hình,
kiến nghị và báo cáo Chủ tịch UBND xã giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của nhân dân
theo đúng pháp luật.
Thôn trưởng các thôn, làng phải thường xuyên liên hệ với UBND xã để tổ chức quán
triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của địa
phương, các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và HĐND, UBND
thị trấn để triển khai thực hiện; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt Quy
chế dân chủ ở cơ sở.
Thôn trưởng các thôn, làng kịp thời báo cáo UBND xã và Chủ tịch UBND xã tình
hình mọi mặt của thơn, làng; đề xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết, góp phần giữ gìn
an ninh trật tự trên địa bàn.
 Quan hệ công tác giữa công chức xã, các đơn vị trực thuộc UBND xã và Thôn
trưởng các thôn, làng trên địa bàn xã
Quan hệ công tác giữa công chức Ủy ban nhân dân xã, các đơn vị trực thuộc UBND
xã và các thôn, làng là quan hệ phối hợp và cộng tác dưới sự chỉ đạo, điều hành tập trung,
thống nhất của UBND xã, Chủ tịch UBND xã.
Công chức cấp xã, các đơn vị trực thuộc UBND xã và các thôn, làng khi giải quyết
công việc thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị,

công chức khác, nhất thiết phải hỏi ý kiến của người đứng đầu đơn vị, cơng chức đó. Việc
xin ý kiến được thực hiện bằng một trong hai hình thức: mời họp để bàn bạc trực tiếp hoặc
gửi lấy ý kiến bằng văn bản.
Khi hỏi ý kiến đơn vị, cơng chức xã bằng hình thức văn bản, đơn vị, công chức chủ
10


trì hỏi phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu kèm theo. Đối với những vấn
đề mà pháp luật không quy định cụ thể thời gian giải quyết, người đứng đầu đơn vị trực
thuộc, công chức xã, Thôn trưởng thôn, làng được hỏi ý kiến, phải trả lời bằng văn bản
chậm nhất trong 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và chịu trách nhiệm
về nội dung trả lời. Nếu quá thời hạn, các đơn vị, cơng chức chun mơn khơng có ý kiến
thì coi như đồng ý và chịu trách nhiệm đầy đủ về sự đồng ý đó.
Khi giải quyết cơng việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơng chức
khác (nếu đã có ý kiến của đơn vị, cơng chức đó theo đúng nội dung đang giải quyết thì
được phép sử dụng ý kiến này thay cho việc lấy ý kiến lại).
Đối với những nội dung cơng việc cần thiết phải ban hành các quy trình liên thông,
phối hợp giữa các công chức chuyên môn, các đơn vị trực thuộc UBND xã và các thôn,
làng, theo chức năng nhiệm vụ, các đơn vị, cơng chức đó có trách nhiệm xây dựng trình
UBND thị trấn quy trình liên thông phối hợp, đảm bảo việc cải cách thủ tục hành chính.
Đơn vị trực thuộc, cơng chức Ủy ban nhân dân xã được phân cơng làm nhiệm vụ chủ
trì thẩm định, thẩm tra các đề án, dự án, văn bản phải chịu trách nhiệm thực hiện công việc
được giao theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn quy định. Trường hợp
các đơn vị trực thuộc, các công chức chuyên môn không gửi văn bản tham gia ý kiến kịp
thời ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ trình UBND thị trấn thì đơn vị, cơng chức tham
mưu có văn bản kịp thời báo cáo UBND xã để chỉ đạo.
Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả
năng và điều kiện để giải quyết, người đứng đầu đơn vị trực thuộc, công chức xã phải chủ
động làm việc với đơn vị trực thuộc, cơng chức có liên quan để hồn chỉnh hồ sơ trình
UBND xã, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định.


11


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rờ Kơi là một xã vừng sâu, vừng xã và vừng biên giới, đa phần là thuần nông, xuất
phát điểm về kinh tế nghèo nàn, thu ngân sách thấp; cơ sở vật chất, hạ tầng KTXH còn
thấp kém, dân số đông, đại bộ phận là người dân tộc thiểu số, có một số ít là người Kinh
nên nhận thức về cơng tác CCHC cịn hạn chế, đa số hộ nghèo và cận nghèo lớn; đời sống
CBCC và nhân dân cịn nhiều khó khăn; trụ sở, điều kiện, trang thiết bị phục vụ làm việc
còn thiếu thốn, lạc hậu; chất lượng cán bộ, công chức xã chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn về CCHC.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm từ 2011 đến nay, chính quyền xã đã
thực hiện đầy đủ nội dung của các chương trình CCHC. Cụ thể, về cải cách thể chế đã tiến
hành cơng tác rà sốt và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện cải cách thủ tục
hành chính, qua đó góp phần giảm thiểu các quy trình cho người dân và doanh nghiệp; Về
cải cách tổ chức bộ máy, tính đến nay xã đã 3 lần sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan
chuyên môn cấp xã. Đối với cán bộ, công chức xã đã thực hiện chính sách tinh giảm biên
chế, thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực tại địa phương, đào tạo, bồi dưỡng, xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở các thơn, làng. Qua đó, thấy rằng đội ngũ cán bộ, cơng
chức hiện tại có chất lượng khá cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được
nâng lên rõ rệt. Về cải cách tài chính công: đã thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về tài chính tại một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhưng kết quả còn hạn chế.
Để hiện đại hóa nền hành hính, hiện nay tỉnh đã ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn
vị xã, thị trấn đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, và
cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường cơ sở vật chất
trong các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh, huyện đến các xã, thị trấn. Tuy đã có nhiều
chuyển biến, tiến bộ trong cơng tác CCHC nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
của thời cuộc, và cịn nhiều tồn tại, hạn chế. Ví dụ như: thủ tục hành chính cịn rườm rà,
phức tạp, chồng chéo, chưa công khai minh bạch rõ ràng; tổ chức bộ máy vẫn còn xu hướng

gia tăng đầu mối các tổ chức trung gian; cán bộ, công chức xã, thị trấn cịn yếu về năng lực
và trình độ; nguồn tài chính đầu tư để cho cơ sở vật chất khá lớn nhưng việc sử dụng cịn
nhiều lãng phí.
Thực trạng như hiện nay do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, nhưng
nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do con người. Do đó, cơng tác CCHC cần phải thực hiện
quyết liệt hơn, tiến hành đồng bộ, phối hợp chặt chẽ ở các cấp, các ban ngành từ tỉnh đến
các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sa thầy.
Tóm lại, việc thực hiện CCHC ở xã trên địa bàn huyện sa thầy, tỉnh kon tum vẫn là
cơng việc cịn mới mẻ, chưa có kinh nghiệm, nhất là trong năm đầu thực hiện. Tuy nhiên
cấp chính quyền địa phương đã nỗ lực hết sức để đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Những kết quả này cùng với những hạn chế, tồn tại đã được phân tích để xã thực hiện tốt
chương trình CCHC trong thời gian đến.

12


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UBND CẤP XÃ
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA TẠI UBND CẤP XÃ
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND cấp

a. Khái niệm thủ tục hành chính
Thực tế, để thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạt các
hoạt động theo thứ tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo những quy định chặt
chẽ, thống nhất.
Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết cơng việc theo
một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ
với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó có những
quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công
việc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy phạm thủ
tục. Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạt động quản lý nhà nước như: thủ
tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính.
Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả, cơ quan
hành chính phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, chế độ, phép tắc
được pháp luật quy định. Những quy tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy định về
trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan hành chính khi thực hiện chức năng
quản lý hành chính cơng. Những quy định trên còn được gọi là thủ tục hành chính.
Vậy, thủ tục hành chính là”Trình tự, cách thức giải quyết cơng việc của cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa
cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức cơng dân”.
Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện các hoạt
động quản lý nhà nước, bao gồm: trình tự thành lập các cơng sở; trình tự bổ nhiệm, bãi
nhiệm, điều động cán bộ, cơng chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm pháp luật để đảm
bảo các quyền chủ thể, trình tự điều hành, tổ chức các tác nghiệp hành chính...
Thủ tục hành chính có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thơng qua thủ tục
hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình đồng thời
các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
đưa ra khái niệm như sau:
“Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên
quan đến cá nhân, tổ chức.”
13


b. Khái niệm thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Khái niệm quy chế “một cửa” lần đầu tiên được sử dụng trong Quyết định số
366/HĐBT ngày 7/11/1991 của Hơi đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc ban hành
quy chế thẩm định các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Theo Quyết định số 93/QĐ/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 06 năm 2007 của Thủ
Tướng Chính Phủ: Cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân
(bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan
hành chính nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả thực
hiện tại một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Cơ quan hành chính nhà
nước đó.
Theo Quyết định số 09/QĐ/2015/QĐ - TTg, ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ: “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cơng
khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực
hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà
nước".
Trong những năm gần đây, cải cách thủ tục hành chính trở thành một yêu cầu bức
xúc của cả xã hội. Một trong những biểu hiện rõ nét của công cuộc cải cách này là sự ra
đời của cơ chế ‘một cửa” mà từ năm 2003 Chính phủ đã quyết định áp dụng quy chế này
trên phạm vi cả nước.
c. Đặc điểm thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Thứ nhất, được thực hiện bởi các chủ thể quản lí hành chính nhà nước
Các hoạt động quản lí diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện theo thủ tục pháp
luật quy định trong lĩnh vực đó. Quản lí hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng
nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, các cán bộ, cơng chức trong hệ thống cơ quan
này.
Ngồi cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành các thủ tục
hành chính. Như khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố chế độ công tác nội bộ; các cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính khi tiến hành các hoạt động quản lí
hành chính được Nhà nước trao quyền trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy

định. Các chủ thể nói trên, trong q trình thực hiện chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của
mình, khi tiến hành.
Thứ hai, có tính mềm dẻo, linh hoạt
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng. Nội dung và cách
thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví
như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lí… Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đan
xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính tri, văn hố-xã hội. Thủ tục hành chính với tính
chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lí đương nhiên phải linh hoạt mới
có thể tạo nên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lí cụ thể; do vậy, khơng thể có một
14


thủ tục hành chính duy nhất cho tồn bộ hoạt động quản lí hành chính nhà nước mà có rất
nhiều thủ tục hành chính. Thậm chí để giải quyết một loại cơng việc nhất định cũng có thể
cần các thủ tục hành chính khác nhau.
Thứ ba, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện và thực
hiện trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
Xét dưởi góc độ quyền lực, thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền
lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được sử dụng bởi những chù
thể do pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu quyền lực nhà nước nói chung. Mỗi chủ thể
chỉ sử dụng quyền lực trong giới hạn nhất định. Tương ứng với giới hạn thẩm quyền pháp
luật trao cho, mỗi chủ thể có những phương tiện và điều kiện nhất định đảm bảo cho việc
thực hiên thẩm quyền (điều kiện vật chất, nhân sự, bộ máy…); do đó, các thủ tục được thực
hiện khơng đúng thẩm quyền thì khơng những việc thực hiện thủ tục đó khơng hợp pháp
mà hiệu quả quản lí cũng bị ảnh hưởng.
Thứ tư, thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật.
Về mặt lí thuyết, tất cả các thủ tục hành chính được pháp luật quy định đều là cần
thiết và là quy trình hợp lí nhất để thực hiện các hoạt động quản lí trên thực tế. Hơn nữa,
mỗi thủ tục hành chính được thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, bởi các chủ
thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục hành chính tạo nên tính khoa học, đồng

bộ, thống nhất trong quản lí hành chính nhă nước ngay cả khi các thủ tục hành chính đã trở
nên khơng cịn phù hợp do nhận thức về quản lí hay thực tiễn quản lí thay đổi thì các chủ
thể thực hiện thủ tục cũng không được tuỳ tiện thay đổi hoặc bỏ qua. Một thủ tục hành
chính cụ thể chỉ mất giá tri pháp lí khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ.
2.1.2. Vai trị cơ chế một cửa trong thủ tục hành chính tại UBND cấp xã
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với cấp quản lý sở - ngành là cơ chế hành chính
mới được hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, nhằm
thay thế cho cơ chế “nhiều cửa” đã tồn tại ở miền Bắc nhiều chục năm trước thời kỳ đổi
mới (1986), đối với miền Nam thì từ sau ngày 30/4/1975 cho đến trước Đại hội VI của
Đảng (tháng 12/1986). Cơ chế “nhiều cửa” là một trong những phản ánh đặc trưng của
toàn bộ hệ thống quản lý nước ta trước đây do đặc điểm thời chiến kéo dài và nhiều nguyên
nhân khác nữa nên đã vận hành chủ yếu theo cơ chế cũ là cơ chế kế hoạch hóa tập trung
bao cấp trong các mối quan hệ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan công quyền
với người dân và các tổ chức chính trị - xã hội; giữa các cơ quan cơng quyền với nhau. Cơ
chế cũ đó đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, là khe hở nảy sinh nhiều tiêu cực
bức xúc xã hội do các tệ nạn quan liêu, cửa quyền, chồng chéo, lãng phí, tham nhũng...
Chính vì thế, khi chuyển sang kinh tế thị trường theo đường lối đổi mới của Đảng khởi
nguồn từ Đại hội VI, cần thiết phải thay thế cơ chế cũ đã lạc hậu đó bằng một cơ chế mới,
tiên tiến, phù hợp hơn.
Ở phương diện chung, việc áp dụng cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành
chính đã khắc những tồn tại, yếu kém trên, cụ thể như sau:
Một là, cơ chế này khắc phục các thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo. Khi chưa
15


thực hiện cơ chế “một cửa”, không những mỗi cơ quan hành chính tự đặt ra thủ tục của
mình, mà mỗi phịng, ban chun mơn trong đó cũng tự ý đề ra những quy định thủ tục
riêng, gây phiền hà, nhũng nhiễu cho nhân dân. Tồn tại này được khắc phục khi các cơ
quan hành chính thống nhất một bộ thủ tục hành chính chung và quy trình giải quyết được
cụ thể, công khai để nhân dân được biết và thực hiện theo.

Hai là, bộ máy hành chính nói chung và bộ máy cung ứng dịch vụ hành chính cơng
nói riêng được tinh giản gọn nhẹ. Các đơn vị quản lý và giải quyết thủ tục hành chính được
quy về một đầu mối và được tổ chức tập trung tại các nơi giải quyết thủ tục hành cho công
dân và tổ chức.
Ba là, thay đổi thái độ phục vụ của cơng chức, khắc phục dần tính cửa quyền, sách
nhiễm, ban ơn do cơ chế cũ để lại. Chất lượng tiếp nhận, phân tích và xử lý cơng việc được
nâng lên. Cơ chế làm việc mới này tạo điều kiện để đầy lùi tình trạng cơng chức địi hối lộ,
cửa quyền, những nhiễu, gây phiền hà cho dân. Trách nhiệm giải trình của cơng chức ln
được chú trọng.
Bốn là, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo mất nhiều thời gian vào các cơng việc
sự vụ hành chính, khơng có thời gian dành cho những nhiệm vụ và chức năng quản lý khác;
giảm dần việc các cán bộ lãnh đạo phải tham gia trực tiếp giải quyết các công việc sự vụ,
khiếu kiện.
Năm là, người dân không phải đi lại nhiều lần, qua nhiều khâu. Thời gian cung ứng
các dịch vụ hành chính cơng được quy định rõ ràng, giảm chi phí thời gian và tăng cơ hội
hoạt động của các tổ chức và công dân, điều này khắc phục được tình trạng các cơng chức
của các phịng ban chun mơn tự gia hạn thời gian xử lý hồ sơ cho người dân.
Sáu là, cơ chế “một cửa” khắc phục tình trạng tùy tiện đặt ra và thu các loại phí, qua
đó thống nhất mức lệ phí đối với cùng một loại dịch vụ do các cơ quan hành chính ban
hành ở các địa phương khác nhau cung cấp.
Ở phương diện cụ thể, cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính đã góp
phần vào q trình đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt cải cách thủ tục hành chính,
nhằm nâng cao sự hài lịng của người dân đối với cơ quan hành chính. Điều này thể hiện
cụ thể như sau:
Thứ nhất, cơ chế “một cửa” thúc đẩy q trình đơn giản hóa các thủ tục hành chính
trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức;
Thứ hai, giảm bớt phiền hà ách tắc bằng biện pháp cơng khai các quy trình, thủ tục,
thời gian giải quyết, lệ phí;
Thứ ba, xây dựng lịng tin giữa chính quyền địa phương với nhân dân;
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cơng dân, tổ chức khi có nhu cầu giải quyết

cơng việc hành chính khỏi phải đi lại nhiều lần, tiếp xúc nhiều nơi, qua nhiều tầng nấc
trung gian, tốn nhiều cơng sức, làm nản chí các nhà đầu tư;
Thứ năm, thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa”, các cơ quan hành chính các cấp
khơng ngừng nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng
phục vụ, năng lực cơng tác, trình độ chun mơn nghiệp vụ;
16


Thứ sáu, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan hành chính các
cấp, tránh đùn đẩy công việc cho nhau giữa các cơ quan.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính đươc biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản:
- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hành
chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi,
đúng chức năng của bộ máy hành chính.
- Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vào thực tế của đời sống xã hội;
- Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thể kiểm
tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thơng qua thủ tục hành chính;
- Là cơng cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính;
- Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quá trình xây dựng và triển
khai luật pháp;
- Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý; thể hiện trách nhiệm của
nhà nước đối với nhân dân;
- Là sự biểu hiện trình độ văn hố, mức độ văn minh của nền hành chính. Nếu thiếu
quy phạm thủ tục, các quy phạm vật chất khó được thực hiện.
Ví dụ:
+ Một văn bản pháp luật sẽ không được thực thi khi không thực hiện thủ tục công bố.
+ Một quyết định sẽ không hợp pháp khi ký không đúng thẩm quyền.
+ Không đủ hồ sơ giấy tờ vẫn giải quyết là vi phạm thủ tục văn thư.v.v.
Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhà nước với
người dân và các tổ chức, khả năng làm bền chặt các mối quan hệ trong quá trình quản lý,

làm cho nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.
Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính khơng chỉ đơn thuần liên quan đến pháp
luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước về chính
trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới, nhất là trong giai
đoạn hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, để hội nhập
vào nền kinh tế thế giới, việc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính
nói riêng là một địi hỏi tất yếu để hội nhập quốc tế thành công và phát triển đất nước.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA TẠI UBND CẤP XÃ
Căn cứ vào Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ Về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan Hành
chính Nhà nước ở địa phương.
Căn cứ theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ Về việc thực hiện Quy chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính
tại các UBND xã, thị trấn.
Căn cứ vào Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 06 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ Về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
17


Chương trình tổng thể Cải cách Hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ban hành
kèm theo Quyết định số 30c/2011/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh Cải cách Thủ tục Hành chính trong việc giải quyết công việc
với tổ chức, công dân.
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg, ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
Căn cứ Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND, ngày 14/3/2016 của UBND tỉnh Kon
Tum. Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành

chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Căn cứ Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND, ngày 25/3/2016 của UBND huyện Sa
Thầy. Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành
chính nhà nước các cấp trên địa bàn huyện Sa Thầy.
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 23/04/2018 của Chính phủ. Về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong giải quyết thủ tục hành chính.
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, ngày 06/12/2021 của Chính phủ.
2.2.1. Nguyên tắc và phạm vi thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại
UBND cấp xã
a. Nguyên tắc
Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
Thủ tục hành chính phải được xây dựng phù hợp pháp luật hiện hành của nhà nước,
có tính hệ thống, nhằm tạo được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy nhà nước.
Theo nguyên tắc này, chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền do luật định
mới được ban hành thủ tục hành chính. “Ngồi luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy
của Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ, chỉ bộ trưởng mới có quyền quy định các thủ
tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và chịu trách nhiệm trước chính phủ về
các quy định đó. Việc quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi bãi bỏ các quy đình về thủ tục
hành chính đã có phải được thể hiện bằng văn bản, đảm bảo tính đồng bộ, chính xác, khơng
được trái với luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của Chính phủ và Thủ tướng chính
phủ.
Như vậy, việc xây dựng các thủ tục hành chính dù thuộc ngành nào cũng phải đảm
bảo các thủ tục không trái pháp luật, không mâu thuẫn với các văn bản của cấp trên, phải
thực hiện đúng trình tự với phương tiện, biện pháp, hình thức được pháp luật cho phép.
Việc xây dựng các thủ tục trái với nguyên tắc này sẽ dẫn đến việc phá vỡ tính hệ thống của
các thủ tục hành chính, làm rối loạn kỷ cương xã hội, tạo điều kiện cho nạn tham nhũng
phát triển và gây ra những hậu quả khôn lường khác. Vì vậy, ngun tắc này địi hỏi các
cơ quan và cá nhân có thẩm quyền khi ban hành các thủ tục hành chính phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai, nguyên tắc phù hợp với thực tế khách quan.

Việc xây dựng thủ tục hành chính phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ những yêu
18


×