Website: Email : Tel : 0918.775.368
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. UBND: Uỷ ban nhân dân
2. XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Mặc dù cải cách hành chính đã được thực hiện từ nhiều năm nay, song
trên thực tế vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập nhất là thủ tục tiếp nhận
và giải quyết công việc của công dân và pháp nhân. Biểu hiện thủ tục hành
chính hiện còn thiếu đồng bộ, rườm rà, phức tạp. Các cơ quan thường xuất
phát từ yêu cầu thuận tiện của cơ quan mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện
vọng và sự thuận tiện của dân. Nhiều cơ quan chưa chấp hành đúng các quy
định của việc tiếp nhận và giải quyết công việc của dân, còn đùn đẩy trách
nhiệm trong việc giải quyết giữa các cơ quan. Thậm chí, có cơ quan còn tự
đặt ra các khoản phí và lệ phhí không đúng thẩm quyền hoặc thu quá mức quy
định, không niêm yết công khai cho nhân dân biết các thủ tục hành chính,
không bố trí cán bộ có đủ trình độ và phẩm chất làm nhiệm vụ... Do đó làm
cho "bộ máy hành chính hoạt động kém hiệu quả, bộc lộ những mặt yếu kém,
bất cập về chất lượng và năng lực của bộ máy Nhà nước dẫn đến ách tắc chậm
trễ trong việc thực hiện các chương trình cải cách cũng như trong quản lý xã
hội một cách có hiệu quả. (14;114)
Nhận thức được vấn đề này, các Nghị quyết của Đại hội Đảng kháo VII
và VIII (đặc biệt là Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Đảng)
đã khẳng định: "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN.
Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước". Trên cơ
sở đó Chính phủ cũng ra Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 về "Cải cách
một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và
tổ chức", coi đó là khâu đột phá trong cải cách hành chính nhằm cải thiện mối
quan hệ giữa Nhà nước và công dân, tổ chức. Đáp ứng đòi hỏi thiết yếu của
cuộc sống từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
định hướng XHCN và phù hợp với tiền trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hoá
đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Nghị quyết 38/CP đã chỉ đạo tập trung cải
cách thủ tục hành chính vào 7 lĩnh vực cơ bản là: Cấp giấy phép đầu tư, cấp
phép sử dụng nhà và đất xây dựng, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thành lập
doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, giải quyết khiếu nại tố cáo, cấp phát
vốn ngân sách và vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Sau một thời gian thực hiện, nhiều ngành nhiều cấp đã tiến hành niêm
yết công khai thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ hoặc sửa đổi những thủ tục đã
lỗi thời và ban hành những thủ tục hành chính phù hợp. Đặc biệt nhiều địa
phương đã xây dựng được các mẫu hình chính về cải cách thủ tục hành chính
và thí điểm có kết quả cao, xong chưa được kịp thời tổng kết đánh giá rút kinh
nghiệm để triển khai trên toàn quốc.
Vì vậy việc nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính là luôn luôn cần
thiết.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận của thủ tục hành chính và cải
cách thủ tục hành chính trong công cuộc cải cách nền hành chính Quốc gia.
Đồng thời phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính của UBND quận
Đống Đa từ khi có Nghị quyết 38/CP của Chính phủ.
Trên cơ sở đó đề tài đưa ra nhận xét và đánh giá về cải cách thủ tục hành
chính, so sánh giữa lý luận về thực tiễn, đồng thời đưa ra giải pháp góp phần
hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" ở UBND quận
Đống Đa.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu thủ tục liên hệ, đó là thủ tục giải quyết
công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân.
Bên cạnh đó đề tài cũng nghiên cứu việc xây dựng một số mẫu hình hành
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính về cải cách thủ tục hành chính ở một số địa phương. Đặc biệt là việc
xây dựng mô hình "một cửa" ở UBND quận Đống ĐA và những vấn đề quan
tâm để thúc đẩy hoàn thiện mô hình "một cửa".
Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được tiếp cận theo phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, lấy
học thuyết Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính làm
nền tảng sau đó soi qua thực tiễn quan sát để rút ra kết luận.
Đồng thời đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp từ các
báo cáo, các hội thảo, các tài liệu tham khảo và các thông tin mới nhất về cải
cách thủ thục hành chính.
Một số tài liệu được đề tài sử dụng làm cơ sở như:
- Nghị quyết Hội nghị lần 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII.
- Nghị quyết Hội nghị lần 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII.
- Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổng kết UBND quận Đống Đa trong
quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
- Các tài liệu, giáo trình của Học viện hành chính Quốc gia.
Luận văn được kết cấu như sau:
Lời mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng phạm vi,
phương pháp nghiên cứu, và các nguồn tư liệu sử dụng.
Chương I: Những vấn đề về lý luận về thủ tục hành chính và cải cách
thủ tục hành chính
Chương II: Thực tiễn cải cách thủ tục hành chính ở UBND quận Đống
Đa.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương III: Một số nhận xét và giải pháp góp phần hoàn thiện cải cách
thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" ở UBND quận Đống Đa.
Kết luận: Tóm tắt một số vấn đề đã nghiên cứu.
Danh mục tài liệu tham khảo
Vì thời gian và kiến thức có hạn, thêm vào đó lại chưa trải qua kinh
nghiệm công tác thực tế, cho nên trong luận văn này chỉ hệ thống lại những
vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính, trình bày
lại mô hình "một cửa" mà UBND quận Đống Đa đang áp dụng. Cũng vì
những hạn chế trên nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong sẽ nhận được sự giúp đỡ và góp ý kiến của ban lãnh đạo của
UBND quận Đống Đa, các thầy cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia để
em hoàn thiện luận văn này.
Ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân luận văn này được hoàn thành với
sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo UBND quận Đống Đa và các thầy cô
giáo trong Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là sự giúp đỡ, quan tâm
tận tình của thầy giáo, Thạc sỹ Bùi Xuân Lự - Phó trưởng khoa Văn bản và
công nghệ hành chính Học viện hành chính Quốc gia.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sau đây em xin trình bày nội dung chính của luận văn.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1:
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính.
Để giải quyết một công việc nhất định đều cần có những thủ tục phù
hợp. Theo nghĩa thông thường, thủ tục có nghĩa là phương pháp, cách thức
giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất.
Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định
chung phải tuân theo khi làm việc công. Theo quan niệm này nhiều nước đã
đề ra luật thủ tục cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Như vậy thủ tục
không đơn thuần chỉ là giấy tờ hành chính.
Hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp lý,
quy định về trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để
giải quyết công việc. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy phạm thủ tục.
Quy pham này gồm các nhóm: Thủ tục lập pháp; thủ tục tố tụng tư pháp và
thủ tục hành chính. Thủ tục lập pháp là thủ tục làm Hiến pháp và luật. Thủ tục
tố tụng tư pháp là thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự và định tội, được
thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử... còn thủ tục hành chính
là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong hoạt động hành chính Nhà nước.
Hành chính Nhà nước là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của
bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước
do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng các văn bản
dưới luật, để giữ gìn trật tự công cộng, bảo vệ các quyền lợi công và phục vụ
nhu cầu hàng ngày của công dân (26;36). Với ý nghĩa đó hành chính Nhà
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nước là hệ thống làm chức năng của Nhà nước đảm bảo thực thi quyền hành
pháp và hoạt động liên tục của bộ máy Nhà nước, các công sở.
Mục tiêu của quản lý Nhà nước trong mọi trường hợp đều nhằm tổ chức
và quản lý đời sống xã hội theo pháp luật. Thông qua cơ chế áp dụng quy
phạm pháp luật, các cơ quan Nhà nước đưa ra quyết định hành chính và thực
hiện các hành vi hành chính trực tiếp, liên tục, thường xuyên hành ngày để
giải quyết các công việc Nhà nước trong các đơn vị, lãnh thổ hành chính, các
ngành, các lĩnh vực. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước cũng mang tính
chất cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu hàng đầu trong hoạt động công vụ hiện nay là hỗ trợ, tổ chức
quản lý tạo điều kiện để các hoạt động của đời sống xã hội, hoạt động kinh tế
được thực hiện thuận lợi, đồng thời hoạt động đó phải tuân theo những
nguyên tắc, những thể chế nhất định, phục vụ tối đa lợi ích của người dân,
chịu sự giám sát của dân và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy
tuân thủ thực hiện các thủ tục của các cơ quan là hết sức cần thiết, nó quyết
định tính hợp pháp, hợp lý và tính hiệu quả trong giải quyết các công việc của
nhân dân.
Như vậy quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về
trình tực, trật tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc giải
quyết nhiệm vụ và công việc liên quan đến công dân. Các quy phạm thủ tục
này là những nguyên tắc bắt buộc các cơ quan Nhà nước cũng như các công
chức Nhà nước phải tuân theo trong quá trình giải quyết công việc thuộc chức
năng và thẩm quyền của mình, chúng nhằm đảm bảo cho công việc đạt được
mục đích nhất định, phù hợp với thẩm quyền, chức năng do luật quy định cho
các cơ quan trong hoạt động quản lý Nhà nước. Bởi trong hành chính có thể
xem thủ tục hành chính là trinh tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ
quan hành chính Nhà nước trong mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức và cá
nhân. Nó nhằm đảm bảo cho công việc đạt được mục đích nhất định, phù hợp
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
với thẩm quyền, chức năng do luật định cho các cơ quan trong hoạt động quản
lý Nhà nước hoặc có thể coi thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm
quyền của các cơ quan Nhà nước (hoặc của các cá nhân tổ chức được uỷ
quyền) trong việc thực thi công vụ (9.82).
Từ những điều trình bày ở trên, có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát
về thủ tục hành chính như sau: "Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm
quyền của cơ quan hành chính Nhà nước trong thời gian và không gian, là
cách thức giải quyết công việc của cơ quanh hành chính Nhà nước trong mối
quan hệ với các cơ quan tổ chức và cá nhân công dân". (11.10) Nó được đặt ra
trong đó bao gồm cả trình tực thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, bãi
nhiệm, điều động viên chức, trình tự lập quy và áp dụng quy phạm để bảo
đảm các quyền của chủ thể quản lý trong xử lý các vi phạm, thực hiện việc
điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính.
Thủ tục hành chính là một bộ phận chế định của luật hành chính. Nói
cách khác, thủ tục hành chính là một loại hình quy phạm hành chính mang
tính công cụ để giúp các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng
của mình, vì vậy nó còn được gọi là quy phạm thủ tục. Quy phạm thủ tục đảm
bảo cho các quy phạm vật chất của luật hành chính đi vào đời sống, góp phần
quan trọng để mở rộng tính pháp chế của nền dân chủ, tính công khai, khoa
học trong quản lý Nhà nước.
Những thủ tục hữu hiệu là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho tiến trình hành
chính không bị phá rối hay cản trở. Chúng có ý nghĩa to lớn trong thực hiện
các lợi ích xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích của nhà nước và của
công dân. Vì vậy các cơ quan Nhà nước khi ban hành và tổ chức thực hiện
các quyết định quản lý Nhà nước đều phải tuân theo một quy trình đã được
quy phạm thủ tục hành chính quy định nhằm thực hiện một cách tốt nhất các
chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, cũng như phục
vụ nhu cầu hàng ngày của công dân. Chỉ có như vậy mới đảm bảo đủ điều
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kiện cho các hoạt động quản lý Nhà nước đạt hiệu quả mong muốn, mới nâng
cao được hiệu lực của các quyết định hành chính.
Từ đó có thể thấy rằng thủ tục hành chính trước hết là do cơ quan Nhà
nước đề ra và công bố để thực thi hiến pháp và Pháp luật, nhằm thực hiện
chức năng quản lý của nềnn hành chính Nhà nước và hoàn thành nhiệm vụ
của mình do luật pháp quy định. Đồng thời, các cơ quan hành chính Nhà nước
có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thực thi các thủ tục đó.
Về chế định, thủ tục hành chính được phân thành các nhóm.
Một là, nhóm quy định nguyên tắc thủ tục hành chính và thẩm quyền của
cơ quan tiến hành thủ tục,
Hai là, nhóm quy định quyền của các bên tham gia thủ tục.
Ba là, Nhóm quy định trình tự tiến hành thủ tục và nội dung, hình thức
văn bản phù hợp với thủ tục.
Bốn là, nhóm quy định việc thông qua quyết định cho từng loại thủ tục
truyền đạt đến người thi hành, việc thực hiện và trình tực khiếu nại, giải quyết
khiếu nại đối với quyết định ban hành.
Tóm lại, thông qua các chế định thủ tục hành chính ta thấy chỉ có các
hoạt động quản lý hành chính chứa định quy phạm thủ tục hành chính mới tạo
thành thủ tục hành chính. Còn các hoạt động tổ chức tác nghiệp nào đó trong
hoạt động quản lý hành chính do các quy định nội bộ điều chỉnh không phải là
thủ tục hành chính. Ví dụ: Thủ tục đăng ký phòng họp, thủ tục trả sách thư
viện...
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Xuất phát từ tính đa diện và nội dung phong phú của hoạt động quản lý
hành chính Nhà nước cũng như thực tế xây dựng và thực hiện các thủ tục
hành chính thì ngoài cơ quan hành chính và công chức hành chính là chủ thể
chủ yếu tiến hành thủ tục hành chính, một số hoạt động của cơ quan lập pháp,
9