Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.11 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng và cương lĩnh đúng đắn
đầu tiên của Đảng. Liên hệ đối với sinh viên trong chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện nay.

GVHD: NGUYỄN MẬU MINH
LỚP: HIS 362 C
TÊN: TRẦN TRUNG HOÀ
MSSV: 25216110425
2021-2022


ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng và cương lĩnh đúng đắn
đầu tiên của Đảng. Liên hệ đối với sinh viên trong chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện nay.

GVHD: NGUYỄN MẬU MNNH


LỚP: HIS 362 C
TÊN: TRẦN TRUNG HOÀ
MSSV: 25216110425

2021-2022


PHẦN MỞ ĐẦU
Gần bảy thập kỷ vừa qua, dân tộc ta đã vượt qua nhiều chặng đường đấu tranh cực kỳ khó
khăn, gian khổ, giành được những thắng lợi vẻ vang, từ thân phận người dân mất nước, nhân
dân ta đã anh dũng vùng lên, lần lượt đánh bại những kẻ xâm lược của nhiều đế quốc lớn
mạnh, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ
nghĩa xã hội. Đảng lãnh đạo nhân dân ta dành được những thắng lợi vĩ đại vang danh khắp thế
giới.
Nhìn lại quá trình lịch sử của Cách mạng Việt Nam chúng ta thấy Đảng Cộng sản Việt
Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo tài tình sáng suốt. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một
điều tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc ở Việt
Nam trong thời đại mới; là kết quả của một quá trình lựa chọn con đường cứu nước, tích cực
chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của một tập thể cách mạng; là sự sàng lọc và lựa
chọn nghiêm khắc của lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi mất nước vào tay các nước đế quốc
thực dân Pháp. Đảng ra đời là một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng dân tộc Việt
Nam .
Trước khi Đảng ta ra đời đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại trước
sự đàn áp dã man của bọn thực dân Pháp và các nước đế quốc. Chỉ đến năm 1924 Nguyễn Ái
Quốc trở về thống nhất ba Đảng lúc bấy giờ thành một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt
Nam thì cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng mới được giải quyết. Sù ra đời của Đảng
gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc
của dân tộc Việt Nam. Bác là người Việt Nam đầu tiên mang lý tưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin
và vận dụng sáng tạo vào đặc điểm lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam. Vai trò quan trọng
của Người được thể hiện rõ nét trong quá trình thành.


Quá trình thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: Lựa chọn con đường cách mạng vô
sản, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là sự lựa
chọn hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt của Cách mạng Việt Nam, mà người tiên phong là
Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người thầy
vĩ đại của Đảng. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ Cộng sản trọn
đời vì nước, vì dân, là biểu tượng của khí phách anh hùng, ý chí độc lập tự cường, kiên
trì lý tưởng, sáng tạo và quyết thắng
I.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI LÀ BƯỚC NGOẶT TO LỚN
TRONG LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một trong những bước ngọt quan trọng trong
suốt q trình lịch sử của đất nước. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có những kiến thực
liên quan đến sự kiện này.


Chính vì thế, trong bài viết hơm nay chúng tơi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số
nội dung liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền và là chính đảng
duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.
– Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, nơi sẽ bầu ra Ban Chấp
hành Trung ương giữa các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ
quan tối cao quyết định các vấn đề của Đảng. Sau Đại hội, Trung ương sẽ bầu ra Bộ
Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bầu một Ủy viên Bộ Chính trị
làm Tổng Bí thư.
– Vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng lên Nhà nước và xã hội: Căn cứ quy định tại
Điều 4 – Hiến pháp Việt Nam năm 2013 “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong

của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh, lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của Nhà nước này, đảng
viên là những người nắm giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước
Viet Nam.
1.1. Bối cảnh quốc tê
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ
nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăng cường
bóc lột nhân dân lao động, bên ngồi gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức nhân
dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân
lao động trên thế giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ
nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra
mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin từ
lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh
sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng
sản có vai trị quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam.
1.2. Bối cảnh trong nước
- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ máy
thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc địa, dân ta là


vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác”. Chính sách

thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.
Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền
lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách
chun chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước
của người Việt Nam, mọi quyền tự do bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương,
chia Việt Nam thành ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ một
chế độ cai trị riêng.
Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc
lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ vét tài ngun, cùng nhiều
hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống
đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn cản
ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại, xun tạc
lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các thủ tục lạc hậu.
- Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt
Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nơng dân; một
bộ phận địa chủ có lịng u nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình
thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam đều
mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên
đều căm phẫn thực dân Pháp. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này,
không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và
phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân Việt
Nam với thực dân Pháp xâm lược.
- Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực dân Pháp
xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng
về đường lối cách mạng
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu
tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu đường lối đúng
đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.
Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong trào Cần Vương đã chấm

dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo
(1896); phong trào nông dân Yên Thế của Hồng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng
khơng giành được thắng lợi. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế


tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,... Cách
mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
1.3 Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam
– Hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy
nhất:
Có nhiều Đảng ra đời trước nhưng không mang đến sức mạnh thống nhất chung.
Do đó, Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng
sản duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng lãnh đạo theo một đường lối
chính trị đúng đắn.
Các hoạt động tổ chức lãnh đạo của Đảng tạo nên sự thống nhất về tư tưởng,
chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước. Qua đó mở ra thời kỳ mới
trong giai đoạn kháng chiến, thể hiện tư tưởng chung. Đảng lãnh đạo hướng tới mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Đảng ra đời là một tất yêu khách quan:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp. Dựa trên thực tế tình hình đất nước, khẳng định vai trị lãnh đạo của
giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.
Phải có đấu tranh thông qua sức mạnh tập thể và sự đoàn kết của các tầng lớp.
Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại.
+ Mang đến một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
+ Đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
– Mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên được xây dựng.
Thể hiện các ý nghĩa tập hợp lực lượng, có tính quy mơ và tổ chức chun nghiệp. Đã

mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam – thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ý nghĩa Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời:
+ Đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam;


+ Đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử.
+ Trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng
cách mạng và toàn thể dân tộc.
Tất cả đều hướng đến lý tưởng chung của dân tộc trong dành lại độc lập, chủ quyền
dân tộc.
– Thể hiện bước ngoặt mới, quan trọng cho cách mạng Việt Nam:
– Quyết định sự phát triển của dân tộc.
– Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước
Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Bởi tính chất lãnh đạo nay có chun mơn hơn, có sức mạnh hơn. Bộ máy lãnh
đạo của tổ chức Đảng thể hiện sự nhiệt huyết, tài giỏi.
Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng
trong cả nước. Thể hiện tinh thần, ý chí quyết tâm cũng như mục tiêu dành độc lập của
toàn dân tộc. Cũng như sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân
tộc.
– Thể hiện thành quả đấu tranh:
Đảng ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Thông qua các phong trào và tư tưởng
tiến bộ trên thế giới để có được các kinh nghiệm quý báu. Chứng tỏ giai cấp công nhân
Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
– Đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trên thê giới:
Đảng ra đời, chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách
mạng thế giới. Đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, sự ủng hộ

dành cho tinh thần dân tộc, cho sự độc lập và tự do của một quốc gia. Kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang.
Đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc
và tiến bộ của nhân loại trên thế giới. Mang đến kinh nghiệm, thành quả to lớn đóng
góp cho cách mạnh của các dân tộc còn đang là thuộc địa.


2. Vai trị của Ngũn Ái Q́c trong vệc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a. vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển phong trào yêu nước theo
khuynh hướng vô sản
- Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà
yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người
thanh niên Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh ngày này) ra đi tìm đường cứu nước theo
phương hướng mới. Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước,
Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước của châu
Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực
dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng
như ở các nước thuộc địa.
- Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp. Tháng 6 năm 1919,
với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi
đến Hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm địi Chính phủ
Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt
Nam.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo và
cũng chính từ đây đã giải đáp cho Người con đường đấu tranh giành độc lập tự do thực
sự cho dân tộc, cho đồng bào ta.
- Từ ngày 25 đến 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã
hội Pháp với tư cách đại biểu Đông Dương. Kết thúc Đại hội ngày 30/12/1920, Nguyễn
Ái Quốc tán thành thành lập Đảng Cộng Sản Pháp và trở thành một trong những người

sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt
Nam.
- Từ năm 1921-1930, Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản
Pháp, nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Người
tập trung chuẩn bị về tổ chức và cán bộ, lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
(1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu, Trung Quốc, đồng thời gửi
cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục qn Hồng
Phố (Trung Quốc).
Nhờ hoạt động khơng biết mệt mỏi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí
cách mạng tiền bối mà đến cuối năm 1929, đầu năm 1930, những điều kiện cho sự ra
đời của một Đảng vơ sản ở Việt Nam đã chín muồi.


b. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, ngày 17/6/1929, Kỳ Bộ Bắc Kỳ Hội
Việt Nam cách mạng Thanh niên đã thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hà Nội.
Tháng 11/1929, các đồng chí Tổng bộ và Kỳ Bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Ngày 1/1/1930, những đại
biểu ưu tú của Tân Việt cách mạng Đảng (một tổ chức tiền thân của Đảng) đã họp và
thành lập Đơng Dương Cộng sản Liên Đồn ở Trung Kỳ. Tuy nhiên ở một nước có tới
ba tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không
thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một
Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.
- Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kơng (Trung Quốc)
dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng Sản. Trong
Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đề ra 5 điểm lớn cần thảo luận và
thống nhất, trước hết là tự phê bình và phê bình, “Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành
thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương”. Hội nghị đã nhất trí

thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hội nghị đã thông qua các văn kiện gồm: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến
công nhân, nơng dân, binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc
lột nhân dịp thành lập Đảng. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng và sách lược
vắn tắt của Đảng phản ánh nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như Đại hội thành lập
Đảng.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết nghị lấy ngày 3
tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì
mới cho cách mạng Việt Nam - thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội dung
cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu cấp
bách của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng
sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.
- Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan trọng
của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm dứt sự
khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu


thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách
mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và
sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp công nhân
Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của
cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên
những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hịa
bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.
II. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất của tổ chức
Cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì,
cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng
(06/1929); 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và một số đồng chí Việt
Nam hoạt động ngồi nước.
– Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long, từ ngày
06/06 – 07/02/1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và
nhất trí thơng qua 07 tài liệu, văn kiện, trong đó có 04 văn bản:
Chính cương vắn tắt của Đảng.
 Sách lược vắn tắt của Đảng.
 Chương trình tóm tắt của Đảng
 Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tất cả các tài liệu, văn kiện nói
trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác –
Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các Cương lĩnh
chính trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình cách mạng thế giới và Đơng
Dương.


Dù là vắn tắt, tóm tắt, song nội dung các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội nghị
được sắp xếp theo một logic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị của Đảng.
a. Vai trị của Ngũn Ái Q́c trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam



Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam được đánh giá chính là một tất yếu khách
quan, và nó được bắt nguồn từ thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịch
của đế quốc, được soi rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Việc thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam cũng rất phù hợp với quy luật vận động của cách mạng thế
giới cũng như là phù hợp đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp ứng những yêu cầu khách quan, thiết yếu
và cấp bách của dân tộc là độc lập, tự do và phát triển. Đảng cộng sản Việt Nam được
thành lập là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó ta nhận thấy rằng vai trị của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là rất to lớn. Cụ thể thì vai trị to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản như sau:
– Nguyễn Ái Quốc là người đã tìm thấy và lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc ta.
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, các phong trào yêu nước đã diễn ra khá sôi nổi
tuy nhiên các phong trào yêu nước này đều có kết quả chung đó là thất bại. Ngun
nhân chính dẫn đến vấn đề này đó là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng
khoa học dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và
đặc biệt là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc với lịng u nước mãnh liệt và tầm nhìn sáng suốt của mình, đã ra
đi tìm đường cứu nước, sau nhiều năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tịi, hoạt
động khơng ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục thì Người cũng đã tìm
thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, cứu dân cứu
nước là theo con đường cách mạng vô sản, con đường có mục đích cao cả là giải phóng
dân tộc để tiến tới giải phóng con người.
– Nguyễn Ái Quốc sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn đã tích cực truyền
bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước.

Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản cụ thể về đường lối cứu nước đúng
đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Nguyễn Ái
Quốc cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng
Châu (Trung Quốc).
Bên cạnh đó thì Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của
chính đảng vơ sản của giai cấp cơng nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ,
từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) để chuẩn bị cán


bộ trong nước những tư tưởng về chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như nhằm truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin tới nhiều đối tượng.
Trong những năm 1928 đến 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác – Lênin được
Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong truyền bá về trong nước, cùng với
phong trào vơ sản hố diễn ra mạnh mẽ cũng đã làm chuyển biến phong trào công
nhân, giác ngộ họ và tổ chức họ đấu tranh cách mạng một cách tự giác.
– Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Với vai trò, trách nhiệm quan trọng trong hệ thống Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất, sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Công (Trung Quốc),
Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Với sự nhất
trí cao, Hội nghị đã đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh
cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng,
Chương trình tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã
trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
b. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam; là: “tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
– Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt

Nam được hồn tồn độc lập; lập chính phủ cơng nơng binh; tổ chức quân đội công
nông.
– Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn ( như công
nghiệp, vận tải, ngân hang, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp; để giao cho Chính
phủ cơng nơng binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm
của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công
nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật này làm 8 giờ.
– Về văn hóa – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, v.v.; phổ
thơng giáo dục theo cơng nơng hóa
– Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày; và phải
dựa vảo hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; đánh đổ bọn đại địa chủ và phong
kiến; phải làm cho các đồn thể thợ thuyền; và dân cày (cơng hội, hợp tác xã) khỏi ở
dưới quyền lực; và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư
sản; trí thức, trung nơng, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai
cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách
mạng; thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt


phản cách mạng (như Đảng lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ.
– Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản; phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình; phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng; trong khi liên lạc với
các giai cấp; phải rất cẩn thận; khơng khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của cơng
nơng mà đi vào con đường thỏa hiệp.
– Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

Hình ảnh Nguyễn Ái Quốc- Cương Lĩnh Chính Trị
II.


Liên hệ đối với sinh viên trong việc chấp hành đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện nay.

Được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống hồ bình phải biết ơn những lớp người
đi trước đã có cơng bảo vệ,gìn giữ đất nước như câu nói bác Hồ đã nói “Các Vua
Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” - Đây là
câu nói bất hủ của Bác Hồ trong cuộc gặp các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đồn Qn
Tiên Phong), tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ).
Cho nên chúng ta là người con của dân tộc việt nam phải có trách nhiệm bảo vệ
đất nước và phải chấp hành đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách của nhà
nước.phải cố gắng ra sức học tập góp phần nào đó để thay đổi đất nước càng ngày
càng phát triển vững mạnh.Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân


tộc,xung kích, sáng tạo, đi đầu trong cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam. Các liệt sĩ trong các cuộc chiến đấu tranh giành độc lập không
màng với sự sống với lời thề” Quyết Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh” không lẽ chúng
ta đang sống trong hồ bình với nhiều trang bị và hiểu biết của thời đại này mà
không sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc
gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,đảm nhận cơng việc khó khăn, gian khổ, cấp
bách khi Tổ quốc yêu cầu.
Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây mất đồn kết đến lợi ích quốc gia, dân
tộc.Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ cơng dân.
- Tham gia giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, quốc phịng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật;
- Biết phê bình và tự phê bình trong nhà trường đang học và trong khu vực mình
đang sống.
- Tích cực tham gia tun truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp

luật.
- Xây dựng các mơ hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi
trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Tích cực tham gia hoạt động tự nguyện chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em,bảo
vệ môi trường và các hoạt động xã hội khác
-Quảng bá bản sắc dân tộc việt nam tới nam châu bốn bể để thế giới nhìn nhận được
con người nước nam ta lun đoàn kết,yêu thương nhau.dù là nước nhỏ nhưng không
hề thua cuộc với các trận chiến xâm lược chia rẽ của các nước đang hăm he tới chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta.

Phần thứ hai
Ý NGHĨA LỊCH SỬ RA ĐỜI CẢU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VÀ CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
I . Ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Và Cương đầu tiên
của Đảng
a. Ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng
sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam đi theo một đường lối chính trị đúng đắn đã
tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả
nước, hướng tới mục tiêu chung đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cũng chính là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh
dân tộc và đấu tranh giai cấp, là một sự khẳng định vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng
nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời được đánh giá là một trong số những sự kiện lịch sử
cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt
Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chính là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt

Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra Cương lĩnh chính trị xác
định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách
mạng vơ sản, đây cũng chính là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra
đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; cũng như giải
quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách
mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, từ đó cũng đã mở ra con đường và phương hướng phát
triển mới cho đất nước Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chính là một bộ phận của phong trào cách mạng
thế giới. Việc Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của
cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên
những thắng lợi vẻ vang. Bên cạnh đó thì cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực
vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới bởi vì mục tiêu hồ bình, độc lập
dân tộc và tiến bộ xã hội.
b. Ý nghĩa lịch sử ra đời của Cương đầu tiên của Đảng
– Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo
con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới,
đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm
nhuần tinh thần dân tộc.
– Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền
về tay chân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là
tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
– Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau khơng hồn tồn phù hợp với
thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song
với sự bổ sung của Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban
Chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hồn thiện hơn.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân
quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống kiến, thực hiện
dân tộc lập, người cày ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của



đại đa số nhân dân ra là nơng dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng
cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, cịn các đảng phái của các giai cấp khác
thì hoặc bị phá sản hoặc bị cơ lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta – Đảng của giai
cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường.
III. Liên hệ vận dụng vai trò cùa Đảng Cộng Sản Việt Nam trong giai đoạn
cách mạng hiện nay.

Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu
tranh chống sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự
diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân... Các thế
lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta;
chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương
lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà
nước với nhân dân ta,làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm
độc và nguy hiểm.
Trong tình hình ấy, chúng ta càng cần phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác xây
dựng Đảng. Phương hướng chung của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay là phải
tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng và
tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính
trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường mối liên hệ
giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm cho Đảng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp của đất nước
không ngừng phát triển.
Trong điều kiện Đảng ta là Đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế; cán bộ,
đảng viên giữ nhiều trọng trách, đối mặt với bao cám dỗ, với mặt trái của cơ chế thị
trường, chúng ta càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong
của Đảng. Nếu khơng nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên khơng tích cực
và kiên trì rèn luyện tu dưỡng thì rất dễ bị thoái hoá, biến chất. Vấn đề giữ vững bản
chất của Đảng - là một Đảng Cộng sản, đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự

nghiệp của giai cấp cơng nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân là vấn đề hết sức cơ
bản và quan trọng.
Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã
khẳng định: Phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp
giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; "chống" là nhiệm
vụ quan trọng, cấp bách. Kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ
lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị, của nhân dân, trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ
chủ chốt, người đứng đầu các cấp là nòng cốt; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải


pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có
hiệu quả, nhất là những vụ việc gây bức xúc trong dư luận để củng cố niềm tin của
nhân dân đối với Đảng. Tăng cường sự lãnh đạo và đoàn kết, thống nhất trong Đảng,
trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy và ban
thường vụ cấp ủy các cấp. Giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; đề cao
pháp luật của Nhà nước.
Chủ động phịng ngừa, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị muốn chia rẽ nội
bộ ta.
Tự hào với những thắng lợi đã đạt được, hướng tới tương lai tươi sáng, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn vững tay lái, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
vững mạnh. Phát huy sức mạnh tồn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh
tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hịa bình, ổn định, chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam

trong khu vực và trên thế giới.
Cho nên trong các năm vừa qua Đảng ta đã lọc bỏ và bắt giam nhiều lãnh đạo có vị
trí cao trong Đảng chưa thực sự thấm nhừng tư tưởng,cịn thoa hố tham nhũng làm
cho bộ máy chính trị của ta xấu đi; ‘súng không lâu súng mau han rỉ,người khơng rèn ý
chí khơng cao’- Đại tướng Phan Văn Giang đã nói; cho nên Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng người tiên phong với ngọn lửa cháy bỏng đang nhóm lửa đốt lị xố bỏ thanh lọc
những người Đảng viên không trong sạch và biến chất tham nhũng làm cho nhân dân
mất lòng tin vào Đảng và nhà nước làm thất thoát ngân sách của nhà nước.cho dù con
sâu nhỏ nhưng vẫn làm sầu nồi canh thì một phân tử nhỏ mà phải bỏ đi thì phải làm.
Một hành động đang tuyên dương và noi theo. đảng ta đang nêu cao tinh thần phòng
chống tham nhũng và tự chuyển biến,chuyển biến trog nội bộ hiện nay.
IV.

KẾT LUẬN

Sự ra đời của Đảng là mốc son đánh dấu cho sự ra đời của nước ta,là yếu tố quyết
định sự thành công của phịng trào Cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất
nước.với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã cùng nhân dân xây dựng nên các
phịng trào giải phóng dân tộc đánh đổ các đế quốc thức dân xâm chiếm nước ta vang
danh thế giới nhiều người dân của nước ta đã được công nhận như một vĩ nhân của lịch
sử về thiên tài lãnh đạo quân sự về chiến tranh,dù không qua một trường lớp nào mà
đánh thẳng những chỉ huy quân sự được đào tạo bài bản,với độ quân hùng hậu tinh


nhuệ và tối tân. Với khí thuế cách mang, nắm được các thời cơ lịch sử, với được lãnh
đạo tài tình của Đảng nhân dân ta đã vượt qua mọi trận chiến.
Quá trình thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: lựa chọn con đường cách mạng vô
sản, đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là sự
lựa chọn hoàn toàn đúng đắng và sáng suốt của cách mạng Việt Nam, mà người tiên
phong là chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người thầy

kiệt suất của các lãnh đạo của Đảng ta thời bấy giờ, là tấm gương sáng ngời của một
chiến sĩ Cộng Sản trọn đời vì nước,vì dân, là biểu tượng của khí phách anh hùng,ý chí
độc lập tự cường, kiên trì lý tưởng,sáng tạo và quyết thắng.

Tài liệu tham khảo
1), Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011,
(2), Hồ Chí Minh;Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,
(3), Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002,
(4), Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
(5) />(6), />%C3%ADnh_trị_của_Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam



×