Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tiểu luận: Tiềm năng phát triển du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên ở Hà Tây docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.86 KB, 28 trang )


1




TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: “Tiềm năng phát triển du lịch và
hiện trạng khai thác tài nguyên ở Hà Tây.”











2






LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Tây đã ý thức được rằng


ngành du lịch là một ngành quan trọng để phát triển kinh tế nói chung
của đất nước nói chung và của tỉnh. Trên thực tế cho thấy, tỉnh Hà Tây
rất có tiềm năng triển vọng phát triển ngành công nghiệp không khói
này, đặc biệt là các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái và một số loại
hình du lịch: vui chơi giải trí, kỳ nghỉ cuối tuần, thể thao
Là một sinh viên ngành du lịch, lại được thực tập tại Sở du lịch
tỉnh Hà Tây. Hơn nữa được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của
thầyPhạm Viết Nguyên và lãnh đạo chuyên viên Sở trong quá trình
viết báo cáo thực tập tổng hơp này, nhằm mục đích tìm hiểu tình hình
tổ chức ngành du lịch của tỉnh Hà Tây, kết quả kinh doanh những năm
gần đây, đồng thời nêu lên tổng quan về những tiềm năng của tỉnh Hà
Tây trong sự phát triển du lịch nói chung và phát triển khu vui chơi
giải trí nói riêng vừa hiện đại hấp dẫn nhưng vẫn giữ được những nét
đẹp của văn háo truyền thống.
Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
I Tình hình chung Sở du lịch tỉnh Hà Tây.

3
II Tình hình hoạt động du lịch Hà Tây các năm 1997, 1998,
1999
III Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên.














MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
I. Tình hình chung của Sở du lịch Hà Tây 3
1. Cơ cấu tổ chức của Sở 4
2. Tổng số doanh nghiệp du lịch và khách sạn của tỉnh Hà
Tây
6
II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở du lịch Hà Tây các
năm 1997, 1998, 1999.
11
1. Kết quả một số công tác du lịch năm 1999 13
a. Về công tác quy hoạch 13
b. Về công tác kế hoạch 14

4
2. Phương án nhiệm vụ năm 2000 15
III. Tiềm năng phát triển du lịch và hiện trạng khai thác tàI
nguyên ở Hà Tây
16
1. Tiềm năng 16
2.Hiện trạng khai thác tàI nguyên du lịch ở Hà Tây 25


















I. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA SỞ DU LỊCH HÀ TÂY
Tỉnh Hà Tây cũng như một số các tỉnh thành khác trong cả
nước, là một tỉnh rất giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch văn hoá
và du lịch sinh thái cùng với một số loại hình du lịch vui chơi giải trí,
thể thao, kỳ nghỉ cuối tuần Nắm rõ được thế mạnh này của tỉnh nhà,

5
ngày 11/7/1994 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ra quyết định sô
s275/QĐUB thành lập Sở du lịch Hà Tây.
Từ khi ra đời đến nay, Sở du lịch Hà Tây đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ của mình. Sở đã chỉ đạo và định hướng về đầu tư khai
thác cũng như việc bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch phong
phú của tỉnh, biến nguồn tài nguyên đó thành những sản phẩm du lịch
hoàn thiện, hấp dẫn, thu hút ngày càng đông đảo du khách đến với du
lịch của tỉnh nhà. Từ đó doanh thu về du lịch của tỉnh đã không ngừng
được tăng nhanh, giải quyết lượng lớn về việc làm, tăng nguồn thu
cho Nhà Nước và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao

động trong ngành, giữ gìn được bản sắc dân tộc.
1. Cơ cấu tổ chức của Sở du lịch Hà Tây
Sau khi được thành lập thì tổng số cán bộ của Sở chỉ có 9
người, đến nay số cán bộ của Sở là 17 người bao gồm:
 Giám đốc Sở: Phụ trách chung về công việc của Sở
 Hai phó giám đốc:
Phó giám đốc phụ trách về kế hoạch quy hoạch và nghiệp vụ.
Phó giám đốc phụ trách về tổ chức hành chính, nội chính.
 Phòng kế hoạch, quy hoạch và tổng hợp.
 Phòng nghiệp vụ kỹ thuật - thanh tra.
 Phòng tổ chức hành chính.
 Lãnh đạo của Sở bao gồm:
Giám đốc Sở: Là người điều hành công việc theo chế độ một
thủ trưởng, do đó giám đốc Sở chịu trách nhiệm hoàn toàn các hoạt
động của Sở du lịch Hà Tây trước cơ quan chủ quản của mình là Uỷ
ban nhân dân tỉnh và Tổng cục du lịch.
Hai phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, được giám đốc
phân công trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn. Một phó giám

6
đốc được uỷ nhiệm chịu trách nhiệm về kế hoạch, quy hoạch và
nghiệp vụ, còn một phó giám đốc chịu trách nhiệm về tổ chức cán bộ,
nội chính. Khi thực hiện các công việc của giám đốc giao cho, phó
giám đốc sử dụng quyền hạn của giám đốc để giải quyết công việc và
phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao
 Các phòng ban của Sở bao gồm:
Phòng kế hoạch, quy hoạch và tổng hợp phụ trách các công việc:
Xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển du lịch trên phạm vi
tỉnh; Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giám đốc Sở quản lý
và hướng dẫn theo dõi việc kiểm tra thực hiện.

Làm công tác thẩm định các dự án đầu tư, các phương án hoạt
động du lịch của các thành phần kinh tế, đồng thời hướng dẫn soạn
thảo hoàn tất các thủ tục trình duyệt theo quy định hiện hành.
Tổng hợp kết quả hoạt động của ngành, công tác thông tin tư
liệu, công tác thống kê, báo cáo định kỳ về sơ kết tổng kết của ngành.
Phòng nghiệp vụ kỹ thuật có chức năng nhiệm vụ sau:
Quản lý nghiệp vụ kỹ thuật du lịch và hướng dẫn công tác thông
tin, quảng cáo theo định hướng của ngành cùng việc thực hiện các chế
độ chính sách quy định theo luật pháp của Nhà Nước về hoạt động du
lịch trên phạm vi, lĩnh vực nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, đưa đón,
vận chuyển, vui chơi giải trí thuộc các thành phần kinh tế có liên
quan đến hoạt động nói trên nằm trên địa bàn tỉnh.
Làm công tác thông tin tuyên truyền, khai thác và ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động du lịch ở địa phương.
Phòng tổ chức hành chính có chức năng nhiệm vụ sau:
Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kế
hoạch được duyệt, đồng thời làm nhiệm vụ quản lý các công tác tổ
chức, công chức viên chức của ngành du lịch thu cấp quản lý của tỉnh,
theo dõi công tác thi đua khen thưởng của ngành.

7
Lập chương trình công tác của Sở:
Khi được giám đốc thông qua thì thông báo chương trình, lịch
công tác và giữ quan hệ chặt chẽ với các phòng để phối hợp thực hiện.
Tiếp nhận, cấp phát công văn, lưu trữ các loại tài liệu, quản lý
con dấu theo đúng quy định hiện hành.
Quản lý tài sản, kinh phí, tài vụ theo đúng chế độ và pháp lệnh
kế toán thống kê; Sắp xếp và bố trí các điều kiện cần thiết và phương
tiện làm việc, tiếp khách của cơ quan.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ quy

định của Nhà Nước về công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh quốc
phòng và an toàn trật tự xã hội, công tác phòng cháy chữa cháy và các
mặt công tác khác nhằm đảm bảo an toàn cho cơ quan.
Ngoài những nhiệm vụ chính trên đây, các phòng còn có nhiệm
vụ khác được giám đốc Sở giao cho.
Qua việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở du lịch Hà Tây
có thể thấy rõ bộ máy của Sở được hoạt động theo chế độ một thủ
trưởng. Theo đó, phó giám đốc giữ vai trò giúp việc tham mưu cho
giám đốc. Các phòng ban chịu sự quản lý cũng như chịu trách nhiệm
trực tiếp trước giám đốc về công việc được giám đốc giao cho. Cơ cấu
tổ chức bộ máy của Sở có thể được mô hình hoá như sau:




SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QỦAN
LÝ CỦA SỞ DU LỊCH HÀ TÂY



Giám đốc

8










2. Tổng số doanh nghiệp du lịch và khách sạn của Hà Tây
Các doanh nghiệp hoạt động dưới sự quản lý về mặt Nhà Nước
của Sở du lịch Hà Tây, bao gồm:
+ 7 doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp.
+ 1 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
+ 4 doanh nghiệp TNHH.
+ 15 doanh nghiệp thuộc các lọai hình kinh tế khác.
Xuất phát từ tiềm năng vô cùng to lớn của Hà Tây về du lịch,
cũng như do đặc thù của loại hình dịch vụ này nên các công ty lữ hành
và khách sạn của Hà Tây được phân bố đồng đều hầu như khắp toàn
tỉnh, tạo điều kiện cho khách hàng nắm bắt được thông tin cần thiết về
việc tiêu dùng sản phẩm một cách dễ dàng và thuận tiện, làm rút ngắn
khoảng cách về không gian giữa khách với các công ty lữ hành và
khách sạn. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp phải hết sức quan
tâm, bởi lẽ nó là một trong những yếu tố hình thành cầu về du lịch.
Hiện nay trong toàn tỉnh Hà Tây bao gồm các doanh nghiệp
được phân theo huyện, thị như sau:
 Tại Hà Đông bao gồm :
Công ty du lịch Hà Tây.
Phó giám đốc phụ trách
về kế hoạch quy hoạch
và ngiệp vụ
Phó giám đ

c ph


trách

về tổ chức hành chính,
n

i chính

Phòng nghiệp vụ
kỹ thuật - thanh tra
Phòng t


ch

c
hành chính
Phòng kế hoạch,
quy hoạch và tổng
hợp

9
Công ty dịch vụ du lịch thương mại công đoàn bao gồm các
đơn vị trực thuộc: Tại trụ sở liên đoàn lao động; Nhà nghỉ công đoàn
số 2; Nhà nghỉ công đoàn Chùa Hương.
Công ty TNHH Phú Thọ
Doanh nghiệp khách sạn Sông Nhuệ.
Nhà hàng ăn uống Cầu An.
 Tại Mỹ Đức bao gồm :
Công ty du lịch thắng cảnh Hương Sơn.
Nhà nghỉ Hoàng Long.
Công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch Mỹ Đức.
 Tại Sơn Tây bao gồm :

Nông trường Đồng Mô.
Nhà nghỉ Đồi Thông.
Nhà nghỉ Tản Đà.
Công ty TNHH Thái Thịnh.
Công ty du lịch cổ phần Đồng Mô.
Công ty TNHH Thung Lũng Vua (liên doanh với Thái Lan)
Công ty du lịch Sơn Tây bao gồm các đơn vị trực thuộc sau:
Tại hồ Đồng Mô; Khách sạn Tây Đô; Công ty TNHH thương mại
Cường Thịnh; Nhà nghỉ Xuân Khanh; Tổ hợp du lịch Đảo Xanh.
 Tại Ba Vì bao gồm :
Công ty TNHH Khoang Xanh,
Công ty du lịch cổ phần Ao Vua,
Công ty TNHH du lịch Suối Mơ,
Công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch Suối Hai,
Vườn quốc gia Ba Vì,
Công ty xây dựng Bình Minh.
Những doanh nghiệp trên đây có doanh nghiệp được thành lập
theo quyết định 317(*) TTg ngày 29/06/1993 của Thủ tướng Chính

10
phủ. Cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Hà Tây cũng
có các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ngành, Đoàn thể và Uỷ ban
nhân dân tỉnh phục vụ nhu cầu lưu trú trong quá trình công tác của các
cán bộ. Tuy nhiên, để sử dụng tốt hơn cơ sở vật chất của các nhà
khách, nhà nghỉ cho việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch; Thống
nhất về quản lý nghiệp vụ du lịch và thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực
kinh doanh khách sạn và du lịch, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh
giữa các doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả sử
dụng vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các nhà khách, nhà
nghỉ. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, sau khi quyết định 317 ra

đời thì các nhà khách, nhà nghỉ đó của Hà Tây cũng được chuyển sang
kinh doanh khách sạn du lịch. Theo đó, các nhà khách, nhà nghỉ đều
phải đảm bảo được các điều kiện như:
Phải có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ,
công nhân viên theo đúng quy định của quyết định trên.
Được hoạt động theo giấy phép thành lập doanh nghiệp
được quy định tại nghị định 388/HĐBT/ ngày 20/11/1991.
Trong danh sách quản lý của Sở du lịch Hà Tây có một doanh
nghiệp liên doanh với Thái Lan là công ty TNHH Thung Lũng Vua
(Sơn Tây). Đây là kết qủa tất yếu của cơ chế mở cửa của nước ta hiện
nay nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và Việt Nam để khai thác
một cách có hiệu quả các tiềm năng du lịch của nước ta, góp phần tích
cực vào phát triền nền kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng,
đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay của
Đảng và Nhà Nước ta.




11
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀN NGÀNH DU LỊCH HÀ TÂY CÁC NĂM 1997, 1998, 1999
.
BẢNG 1: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HÀ TÂY QUA CÁC NĂM 1997, 1998, 1999.


TT


Chỉ tiêu


Đơn
vị tính

Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Kế
hoạch
Thực
hiện
TH so
với KH
(%)
Kế
hoạch
Thực
hiện
TH so
với KH
(%)
Kế
hoạch
Thực
hiện
TH so
với KH
(%)
1 Tổng số khách Lượt 766.812

870.300

113,5


885.000

771.742

87,2

999.900

1.002.440

100,3

Trong đó:









Khách quốc tế Lượt 27.350

45.400

166,0

46.000


38.450

83,6

50.000

51.140

102,3

Khách nội địa Lượt 739.462

824.900

111,6

839.000

733.286

87,4

949.900

951.300

100,2

2 Tổng doanh

thu
Triệu 85.000

89.136

104,9

106.000

102.464

96,7

120.000

123.000

102,5

Trong đó:









Khu vực NN Triệu 7.000


9.000

128,6

10.000

8.000

80,0

12.000

13.200

110,0



12
Các thành phần
kinh tế khác
Triệu 78.000

80.136

102,7

96.000


94.464

98,4

108.000

109.800

102,0

3 Nộp ngân sách Triệu 2.971

3.900

131,3

5.000

4.150

89,0

6.000

7.540

125,7


13

Qua 3 năm thực hiện kế hoạch gần đây, kết quả thực hiện kế hoạch toàn
ngành du lịch Hà Tây đã đạt được kết quả sau đây:

Về lượng khách: Đây là chỉ têu quyết định sự sống còn của toàn bộ
ngànnh du lịch. Năm 1997 đạt 113,5% vượt chỉ tiêu kế hoạch là 13,5%. Trong
đó khách quốc tế đạt 166% kế hoạch, vượt kế hoạch đề ra là 66%; Khách nội
địa đạt 111,6% vượt chỉ tiêu kế hạoch là 11,6%. Nhìn chung, năm 1997 toàn
ngành đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho lượng khách. Điều
này cho thấy sự nỗ lực phấn đấu cho phát triểndu lịch của tỉnh. Năm 1998,
đây là năm thực hiện chỉ tiêu lượng khách không tốt, cụ thể là tổng lượng
khách chỉ đạt được 87,2% kế hoạch. Đây là năm thực hiện không tốt của chỉ
tiêu này, trong các năm sau cần phảI quản lý tốt hơn nữa để hoàn thành và
vượt kế hoạch đề ra. Năm 1999, tổng lượt khách đạt 100,3% kế hoạch, trong
đó khách quốc tế đạt 102,3% và khách nội địa đạt 106.2%. Sau một năm
không hoàn thành kế hoạch thì năm 1999 lại có dấu hiệu khả quan hơn.
Về tổng doanh thu: Đây lầ chỉ tiêu phản ánh phần nào kết quả kinh
doanh.Năm 1997, doanh thu của ngành đạt 104,9% so với kế hoạch. Trong đó
doanh thu của khu vực Nhà Nước đạt 128,6% tăng cao so với kế hoạch là
28,6%. Đây là dấu hiệu đáng mừng bởi lẽ doanh nghiệp Nhà Nước đã dần
dần chiếm được vị trí của mình để thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong
nền kinh tế quốc dân. Doanh thu của các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác đạt 102,7%. Năm 1998, do không hoàn thành kế hoạch về lượng
khách nên tổng doanh thu chỉ đạt 98,4%. Năm 1999, tổng doanh thu của toàn
ngành đạt 102,5%; Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp thuộc khu vực
Nhà Nước đạt 110% vượt kế hoạch 10%. Như vậy, sau một năm thực hiện
chưa tốt chỉ tiêu này, ngành du lịch Hà Tây đã thực hiện tốt hơn và doanh thu
các doanh nghiệp Nhà Nước tăng 2 tỷ và doanh thu của các doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế khác thì tăng 5,2 tỷ đồng.

14

2. Kết quả một số công tác du lịch năm 1999.
Năm 1999 là năm thứ 6 kể từ khi Sở du lịch Hà Tây bẵt đầu chính thức
đi vào hoạt động. Sau 6 năm hoạt động, đặc biệt từ khi chuyển về trụ sở chính
thức từ năm 1996 thì nhìn chung các chỉ tiêu của ngành đều tăng theo các
năm. Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực quản lý du lịch về
mặt Nhà Nước của Sở trong những năm qua.
a. Về công tác quy hoạch.
Trong những năm qua, Sở du lịch Hà Tây đã kết hợp với Sở kế hoạch
và Đầu tư, các Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thi xã tiến
hành hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết phát triển du lịch tại các vùng, các địa
phương trong tỉnh; Đôn đốc các huyện, thị xã và các doanh nghiệp khẩn
trương xây dựng các dự án khả thi làm hạt nhân cho việc khai thác có hiệu
quả nguồn tài nguyên du lịch của mỗi địa phương.
Khu vực Ba Vì : Đã hoàn thành quy hoạch phát triển du lịch huyện Ba
Vì mà trung tâm là hồ Suối Hai; Đề nghị tỉnh phê duyệt quy hoạch du lịch
huyện Ba Vì và tham gia ý kliến xây dựng quy hoạch khu du lịch sinh thái
Suối Mơ, Thiên Sơn Thác Ngà, vườn quốc gia Ba Vì.
Khu vực thị xã Sơn Tây : Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thị xã Sơn
Tây; Xây dựng dự án phát triển khu du lịch Đồng Mô đến năm 2010; Dự án
khả thi trùng tu thành cổ, làng Việt cổ, Đường Lâm - đền Phùng Hưng, lăng
Ngô Quyền.
Thị xã Hà Đông : Hoàn chỉnh khách sạn Sông Nhuệ đưa vào hoạt động
tháng 12/1999, đề nghị Uỷ ban nhân dân thị xã xây dựng tuyến du lịch Sông
Nhuệ và khu nghỉ dưỡng hồ Văn Quán.
Huyện Quốc Oai : Đã xây dựng xong quy hoạch tổng thể khu du lịch
chùa Thầy thời kỳ năm 2000 - 2010 trình tỉnh phê duyệt; Đẩy nhanh tiến độ
thực hiện dự án sân golf (Phú Mãn).

15
Huyện Chương Mỹ : Đã xây dựng xong quy hoạch khu du lịch Núi

Trầm, chùa Trăm Gian.
Ngoài các dự án quy hoạch trên đây, Sở du lịch Hà Tây còn tiến hành
rà soát và bổ sung điều chỉnh quy hoạch của ngành đến năm 2010 theo sự
hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hà Tây từng bước nâng cao chất
lượng công tác quy hoạchvà đưa công tác quy hoạch rà soát quy hoạch vào nề
nếp.
b. Về công tác kế hoạch :
Sở du lịch Hà Tây đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống
kê tỉnh hoàn chỉnh xây dựng các chỉ tiêu chính của năm 1999 và năm 2000;
Xây dựng kế hoạch 5 năm từ năm 2000 đến năm 2005; Kế hoạch xây dựng cơ
bản năm 2000 và kế hoạch sử dụng 10 năm - 2000 đến 2010. Các kế hoạch đó
đã được báo với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành có liên quan.
Công tác thống kê dần dần được đưa vào nề nếp, trong năm 1999 đã
nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp
lệnh thống kê. Kết quả là một số đơn vị làm tốt công tác thống kê và đảm bảo
chất lượng như công ty du lịch Hà Tây, công ty TNHH Thung lũng Vua, công
ty du lịch Sơn Tây. Tuy nhiên còn một số đơn vị thực hiện việc báo cáo
không đúng biểu mẫu và thời gian quy định.
2. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2000
Các chỉ tiêu kế hoạch: Trong năm 2000, Sở du lịch Hà Tây đề ra các
chỉ tiêu kế hoạch sau đây:
Tổng doanh thu: 138.000.000.000đ. Trong đó:
Quốc doanh: 14.000.000.000đ.
Các thành phần kinh tế khác: 124.000.000.000đ
Tổng lượt khách : 1.150.000 lượt khách. Trong đó:
Khách quốc tế: 58.000 lượt khách.
Khách nội địa : 1.091.800 lượt khách.

16
Khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài : 220 lượt khách.

Nộp NSNN : 8.000.000.000đ.


Biện pháp thực hiện:
Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước kinh doanh du lịch theo tinh
thần chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21/04 của Thủ tướng chính phủ
Lập phương án, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước về du lịch trên
địa bàn toàn tỉnh. Trước hết, cần tập trung lai các trung tâm du lịch của tỉnh là
Đồng Mô - Sơn Tây, Hương Sơn - Mỹ Đức và thị xã Hà Đông đã tổ chức
thành một số doanh nghiệp Nhà Nước làm nền tảng trên thương trường du
lịch của tỉnh, có đầy đủ sức mạnh về tài chính, vật chất để tham gia có hiệu
quả vào thị trường du lịch trong tỉnh, trong nước và trong khu vực.
Đồng thời với việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà Nước cần củng cố
và giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà Nước trong ngành du lịch, đẩy
mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước về du lịch theo tinh thần nghị
định 43 của Chính phủ.
Phối hợp với các ban ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa
phương nghiên cứu cơ chế quản lý đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh tham gia kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự thống nhất
quản lý về mặt Nhà Nước; Khai thác một cách tối đa nhân lực của các thành
phần kinh tế nhằm xã hội hoá ngành du lịch; Giúp đỡ và thu hút các tập thể,
cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn vào du lịch Hà Tây.
Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá tuyên truyền về du lịch Hà Tây.
Phối hợp với các ngành văn hoá thông tin; Báo; Đài phát thanh truyền
hình tỉnh, huyện, thị xã và các cơ quan tuyên truyền nhằm quảng bá các
chương trình và hoạt động về du lịch của Hà Tây .
Triển khai quy chế phối hợp liên ngành du lịch Việt Nam văn hoá
thông tin.

17

Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Phối hợp với các ngành và các địa phương trong tỉnh, có kế hoạch nâng
cấp và khai thác các lễ hội, trước hết là Chùa Hương và các lễ hội khác như:
Chùa Thầy, Chùa Tây Phương
Gắn hoạt động du lịch với các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao để
cho hoạt động của mỗi ngành thêm phong phú và có hiệu quả.
Khuyến khích đầu tư, tổ chức các khu vui chơi giải trí và thể dục thể
thao tại các điểm du lịch; Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ du
lịch; Tập trung nghiên cứu khai thác mọi tiềm năng và nét đặc thù của từng
vùng, từng địa phương trong tỉnh để đa dạng hoá loại hình sản phẩm du lịch,
nhiều hình thức du lịch và dịch vụ du lịch độc đáo nhằm thiết thực đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước.
III. TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆN
TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN CỦA HÀ TÂY.
1. Tiềm năng:
Tiềm năng cho phát triển du lịch chính là ở yếu tố thiên nhiên và yếu tố
con người. Hà Tây là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn dồi
dào, bởi vậy tiềm năng cho phát triển du lịch của Hà Tây là rất lớn, đặc biệt
mạnh cho việc phát triển du lịch sinh tháI và lễ hội. Đồng thời vị trí địa lý,
đIều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Tây cũng rất thuận lợi cho khai thác phát triển
loạI hình du lịch nghỉ ngơI, vui chơI giảI trí.
 Tiềm năng thiên nhiên
Hà Tây có toạ độ địa lý từ 20 độ 30 phút - 21 độ 17 phút vĩ độ Bắc và
từ 105 độ 17 phút - 106 độ 00 phút kinh độ Đông, với diện tích tự nhiên
khoảng 2.147 km2, là vùng chuyển tiếp giữa các dãy núi đồ sộ của vùng Tây
Bắc và vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

18
Hà Tây nằm ở phía Tây Nam của thủ đô, phía Tây giáp Hoà Bình, phía
Bắc giáp Vĩnh Phú, phía Nam giáp Nam Hà.

a. Khí hậu: Khí hậu của Hà Tây chịu ảnh hưởng của nền khí hậu
chung của miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông
khô lạnh với các đặc trưng chế độ chính sau đây:
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng
23oC - 24oC. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau với
nhiệt độ trung bình xấp xỉ 23oC. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 - tháng 10, với
nhiệt độ trung bình khoảng trên 23oC, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 41oC,
nhiệt độ trung bình cao nhất khoảng 28,3 oC.
Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 80% - 85%. Trong vùng,
tháng ẩm nhất là tháng 3 và tháng 9 với độ ẩm trung bình cao nhất từ 86% -
89%. Các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 và tháng 12 với độ ẩm khoảng
80% - 81%, độ ẩm cao nhất tuyệt đối là 92% và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối là
12%.
Chế độ bốc hơi: Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng núi từ
1600mm đến 1800mm. Còn ở vùng đồng bằng tả sông Tích và phía đông các
huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức khoảng 1.400mm đến 1.600mm.
Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian, thấp
nhất ở Hà Đông và cao nhất ở Yên Bình. Hoạt động của gió mùa trong vùng
đã phân chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 - tháng 6, lượng mưa mùa này thường rất
lớn, chiếm 85% - 90% lượng mưa cả năm. Mưa lớn thường tập trung ở các
tháng 8, tháng 9, tháng 10.
Mùa khô: Kéo dài từ tháng 7 - tháng 9. Lượng mưa mùa này chỉ chiếm
từ 10% - 15% lượng mưa của cả năm, tháng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2.
Tuy vậy, do đặc điểm địa mao nên Hà Tây được chia thành 3 vùng có
khí hậu khác nhau tương đối rõ rệt.

19
Vùng đồng bằng: Do độ cao trung bình từ 5m - 7m, có chế độ khí hậu
của đồng bằng sông Hồng. Vùng này chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu

nóng ẩm hơn, nhiệt độ trung bình hàng năm từ khoảng 23,8 0C, lượng mưa
trung bình khoảng 1700mm - 1800mm.
Vùng đồi: Với độ cao trung bình từ 15m - 50m, khí hậu "lục địa" chịu
ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,50C, lượng
mưa trung bình hàng năm 2300mm - 2400mm.
Vùng núi (Ba Vì): Với độ cao từ 700m trở lên đến đỉnh Ba Vì là
1.287m, tuy chưa có số liệu quan trắc nhưng tham khảo của trạm khí tượng
Tam Đảo ở độ cao trên 900m cho thấy đây là vùng mát mẻ có nhiệt độ trung
bình 18oC.
Nhìn chung, khí hậu Hà Tây tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch,
đáng chú ý hơn cả là khí hậu Ba Vì. Do độ cao nên khí hậu ở đây luôn mát mẻ
quanh năm với nhiệt độ trung bình 18oC và không khí hết sức trong lành.
b. Về địa hình:
Trên cơ sở phân tích các địa hình thái trắc lượng cho thấy Hà Tây có
các điều kiện địa hình sau đây:
Địa hình đồi núi: Núi có độ cao tuyệt đối là 300m trở lên đến độ cao
của đỉnh núi Ba Vì là 1.287m với diện tích là 1.700ha.
Đồi có độ cao tuyệt đối từ 30m - 100m đối với đồi
thấp, 100m - 200m đối với đồi cao,với diện tích 53.400ha.
Địa hình đồng bằng: Phía đông có độ cao là 11m ở Ba Vì, thấp nhất là
1.7m ở Phú Xuyên với diện tích 144ha - 450ha.
Nhìn chung địa hình bằng phẳng, song có hai vùng trũng thấp là Mỹ
Đức và Ứng Hoà.
Các dạng địa hình có giá trị khai thác phục vụ du lịch bao gồm:
Địa hình Karst: Ở Chương Mỹ, Mỹ Đức có nhiều hang động đẹp như
động Hương Tích, chùa Hương, chùa Tiên, chùa Tuyết mà tiêu biểu là phần

20
phía Tây huyện Mỹ Đức với hai dãy núi Hương Sơn và Lương Ngãnh chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Địa hình Núi + Karst sót: Khu vức Ba Vì với đỉnh cao nhất là 1.287m,
núi đá vôi phân bố thành những cụm nhỏ trong khu vực núi Che xóm Mít,
suối Ma.
c. Thuỷ văn
Nước mặt: Được sông Hồng bao bọc ở phía Đông, sông Đà ở phía
Bắc,với lượng nước tính toán sơ bộ hàng năm khoảng 180 tỷ m3 - 200 tỷ m3.
Các dòng sông lớn chủ yếu chảy ra Hà Tây như: Hệ thống sông Đà, sông
Đáy, sông Tích, sông Thanh Trà.
Nước ngầm: Vùng đồng bằng nước ngầm dồi dào, vùng đồi núi chưa có
đầy đủ được tư liệu về nước ngầm, song sơ bộ nhận thấy vùng này nằm trong
vùng địa chất thuỷ văn Tây Bắc Bộ nên lượng nước ngầm tương đối theo từng
hệ địa chất. Khoan thăm dò thuỷ địa chất ở Hoà Lạc cho thấy ở độ sâu 70m -
80m đã gặp tầng nước ngầm.
Nước dưới đất trong các lỗ hổng của Trầm Tích nguồn gốc của sông Lũ
Tích chủ yếu phân bố ở Chương Mỹ, Trung Sơn và Xuân Mai.
Nước dưới đất trong các khe nứt - Cactơ của Trầm Tích triat thống
trung, điệp đồng giao.
Nhìn chung tài nguyên nước của Hà Tây là rất dồi dào, có khả năng
khai thác tốt phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Việc khai thác
nước phục vụ du lịch chủ yếu tập trung ở các hồ như hồ Đồng Mô, hồ Ngãi
Sơn, hồ Suối Hai, hồ Quan Sơn và một số các dòng sông.
Khó khăn chủ yếu là lượng nước phân bố không đồng đều trong năm và
mâu thuẫn giữa một số ngành trong việc sử dụng nước hồ.
d. Sinh vật.
Hà Tây có các ngành thực vật đó là: Ngành lá Thông, ngành Dương Xỉ,
ngành Hạt Trầm, ngành Hạt Kín.

21
Theo thống kê của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, thực vật Hà
Tây chủ yếu ở vùng Ba Vì và Hương Sơn 164 họ, 577 chi và 937 loài.

Hệ thống thực vật ở Hà Tây cũng hết sức phong phú. Trên núi Ba Vì
với diện tích khoảng 2.140ha đã thống kê được khoảng 45 loài thú thuộc 23
họ, 9 bộ trong đó 12 loài thuộc thú quý hiếm. Trên vùng núi Hương Sơn với
diện tích 1.242ha đã thống kê được 38 loài thú thuộc 17 họ, 7 bộ trong đó có
14 loài thuộc thú quý hiếm.
Tổng số thú của 2 vùng trên là 58 loài và phân loài thuộc 24 họ và 9 bộ
thú.
Nhìn chung tài nguyên sinh vật của Hà Tây tương đối đa dạng và tập
trung chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam của tỉnh. Các khu vực hiện nay có khả
năng khai thác vào mục đích du lịch gồm có vườn quốc gia Bà Vì và khu vực
Hương Sơn.
Vườn quốc gia Ba Vì : Được coi là tiêu biểu bản sống của nhiều
loài động thực vật.Ở đây có 812 loài bậc cao thuộc 427 chi, 98 họ, trong đó có
200 loài cây thuốc, hàng trăm loài rau rừng và quần thể Phong Lan đẹp.
Khu vực Hương Sơn: Nơi đây có hệ thống động thực vật khá
phong phú. Ngoài thảm thực vật thuỷ sinh, trên vùng núi đá vôi có 550 loàI
thuộc 190 họ. Về động vật dã thống kê được 32 loài thú thuộc 17 họ, 7 bộ; 88
loài chim thuộc 37 họ, 15 bộ và 300 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ. Các loài
trong danh sách đỏ của Việt Nam bao gồm 6 loài chim, 12 loài bò sát, ếch
nhái; 12 loàI thú. Ở Hương Sơn có 4 loài chim, 12 loài bò sát ếch nhái.
 Tiềm năng về nhân văn.
Dân số Hà Tây năm 1998 là 2.386.770 người, tốc độ phát triển dân số
là 2%/năm, mật độ dân số bình quân 992 người/km2, vùng đồi núi 791
người/km2. Nếu so sánh với mật độ bình quân của thế giới thì mật độ dân số
của Hà Tây gấp 21 lần và gấp 5,1 lần bình quân so với toàn quốc, là tỉnh đông
dân thứ 7 trong cả nước với 93 % dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn, 7%

22
dân số ở nông thôn, 25% dân số đang học ở cấp học phổ thông, có 9 xã đồng
bào dân tộc trong đó có 7 xã ở vùng núi Ba Vì với dân số 29.000 người chủ

yếu là dân tộc Mường.
Lao động 1,1 triệu người trong dó gần 80% lao động, tốc độ phátt riển
lao động hàng năm là 2%/năm. 1/3 dân số có nghề thủ công nghiệp với
117.000 lao động có tay nghề.
Trong suốt quá trình lịch sử của đất nước và của dân tộc, thời kỳ nào ở
Hà Tây cũng xuất hiện những con người kiệt xuất cho dân tộc như: Hai Bà
Trưng (những năm 40), Lý Bí (thế kỷ 6), Phùng Hưng, Phùng KhảI (thế kỷ 8),
Ngô Quyền (thế kỷ 10), Tô Hiến Thành (thế kỷ 12), Nguyễn Phi Khanh,
Nguyễn Trãi (thế kỷ 14), Ngô Sĩ liên (thế kỷ 15), Đốc Ngữ, Lương Văn Can,
Phạm Dung Tốn (thế kỷ 19), Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn
Văn Huyền (thế kỷ 20).
Theo thống kê của bộ văn hoá thông tin năm 1998 thì tỉnh đứng thứ ba
trong cả nước về số lượng di tích lịch sử (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội) với 326 di tích đã được xếp hạng, 2.388 di tích các công trình đương đại.
Điều quan trọng hơn là nhiều di tích lịch sử quý giá gắn với lịch sử phát triển
của dân tộc trong đó nổi bật là hệ thống chùa chiền và đền thờ cổ, các làng
nghề truyền thống. Mật độ di tích được thông qua bảng sau theo số liệu của
năm 1993.
BẢNG 2: SỐ LƯỢNG VÀ MẬT ĐỘ DI TÍCH CỦA TỈNH HÀ
TÂY NĂM 1993 PHÂN THEO HUYỆN THỊ.

STT Các huyện thị Diện tích
(km2)
Số lượng
(di tích)
Mật độ
(di tích/km2)
1 Hà Đông 16,47 10 60,7
2 Hoài Đức 124,09 39 31,4
3 Đan Phượng 76,59 20 26,1


23
4 Phúc Thọ 113,29 24 21,1
5 Thạch Thất 104,32 16 15,3
6 Sơn Tây 128,47 9 7,0
7 Ba Vì 410,28 10 2,4
8 Chương Mỹ 211,84 9 4,2
9 Quốc Oai 109,25 6 5,5
10 Thanh Oai 142,31 36 25,3
11 Thường Tín 130,29 15 11,5
12 Phú Xuyên 17,89 5 2,9
13 Ứng Hoà 183,13 12 6,5
14 Mỹ Đức 226,97 8 3,5

Toàn tỉnh
2.147,0 218 10,2

Quần thể di tích ở Hà Tây mang đậm nét của vùng văn hoá Xứ Đoài.
Cho đến nay, chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương vẫn được bảo tồn
hầu như được nguyên vẹn.
Tại những nơi có di tích lịch sử, di tích thắng cảnh, cùng những nơi có
công trình kiến trúc thì lễ hội diễn ra quanh năm, đặc biệt vào mùa Xuân và
mùa Thu.
Lễ hội Hà Tây rất phong phú, ngoài lễ hội ở làng thì nổi bật lên là
những lễ hội lớn tiêu biểu cho lễ hội dân gian Việt Nam với các nghi lễ cổ
truyền vẫn được duy trì như: Lễ hội chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây
Phương
Hà Tây còn là quê hương của làng nghề thủ công truyền thống nổi
tiếng, các làng nghề tập trung ở Hà Đông, Thường Tín, Quốc Oai, thị xã Hà
Đông là nơi quy tụ nhiều làng nghề truyền thống như: Dệt lụa Vạn Phúc

Ngoài ra còn có làng nghề truyền thống về khảm trai, chạm khắc,
sơn điển hình là làng Chuông (Chương Mỹ - Phú Xuyên)

24
Hà Tây cũng là nơi có vốn văn hoá truyền miệng và văn học viết tay
phong phú gắn với vùng đất văn hoá lịch sử. Đặc biệt là nghệ thuật múa rối
nước ở hội chùa Thầy mang bản sắc dân tộc độc đáo, tạo điều kiện thu hút du
khách.
Sự phân bố các danh lam thắng cảnh di tích của Hà Tây mà nổi bật là 2
vùng quần thể là Hương Sơn và Ba Vì rất hấp dẫn du khách.
Cụm thắng cảnh Hương Sơn với hệ thống kiến trúc từ thế kỷ 17,
18 như: Chùa Tháp, Thiên Trù, Thiên Thuỷ, Long Vân, Tuyết Sơn, Động
Hương Tích, Thiên Bồng Hương Sơn đang có quy hoạch đề nghị UNESCO
công nhận Hương Sơn là một trong những danh thắng của thế giới.
Cụm thắng cảnh Ba Vì với những địa danh như: Núi Ba Vì cao
hơn 1000m với diện tích đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, thác Ao Vua gắn với
huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, hồ Suối Hai là nơi nghỉ mát đẹp, hồ Đồng
Mô với hệ thống khách sạn, sân golf. Trong tương lai đây là khu văn hoá du
lịch của các di tích Việt Nam.
Cả hai quần thể trên đây đều gần đường giao thông, cách Hà Nội 50km.
Cùng với hai quần thể đó, ở trên 6 huyện thị còn có hàng trăm di tích,
đền, chùa, tháp, thành quách nổi tiếng như:
Ba Vì: Đình Tây Bằng, đình Chu Quyền, đình Thanh Luỹ.
Thị xã Sơn Tây: Thành Sơn Tây, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng
Hưng, đền Giang Văn Minh, đình Đường Lâm.
Huyện Thạch Thất: Đình Tường Phiên, đình Hạ Hiệp, đình
Phùng, đình Song Phượng, chùa Tây Phương, chùa Hữu Bằng, chùa Một Mái,
chùa Trăm Gian, chùa Dương Liên, đền Sấu Giá.
Quốc Oai: Quần thể chùa Thầy, động Hoàng Xá.
Chương Mỹ: đình Tốt Động, đình Yên Nhân, đình An Thượng,

chùa Dương Xá (Trăm Gian).
Mỹ Đức: quần thể chùa Hương, chùa Sổ, chùa Bối Khê, chùa
Linh Tiên Quán, đình Cháy.

25
Nét nổi bật của kiến trúc Đoài là đình. Đó là ngôi đình có mái thấp, góc
đao vểnh cao lên trời, bên trong lát sàn gỗ và chạm khắc rất phong phú, nhất
là chạm nổi phù điêu. Tất cả tạo nên vẻ khoẻ chắc của kiến trúc dân gian.
Chùa xứ Đoài quy mô không to đẹp như chùa xứ Bắc, nhưng rất phong
phú và tinh vi về điêu khắc, tượng Phật, đặc biệt là chùa Tây Phương và chùa
Mía.
 Đánh giá chung về tài nguyên dulịch
Những lợi thế:
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Hà Tây vô cùng phong
phú và đa dạng. Đây là một lợi thế quan trọng quyết định trong việc tạo nên
các loại hình du lịch thích hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành trong
những năm tới.
Tài nguyên du lịch của Hà Tây được phân bố thành các cụm trong đó
nổi lên là cụm Ba Vì - Suối Hai - Đồng Mô - NgảI Sơn và Hương Sơn. Tại
các cụm này có sự kết hợp tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây là
một thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm du lịch lớn, sức hút cao vì có
thể cạnh tranh được với trung tâm khác ở Hà Nội - Hoà Bình.
Những tồn tại
Tài nguyên du lịch bị huỷ hoại, xuống cấp và chưa được quản lý chặt
chẽ.
Vấn đề bảo vệ, tôn tạo tài nguyên được đặt ra nhưng chưa có sự phối
hợp với các ngành có liên quan.
2. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Hà Tây.
Là vùng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử
văn hoá đặc sắc, nhưng tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đó đang có

nhiều diễn biến đáng lo ngại, nếu không có biện pháp ngăn chặn và tổ chức

×