Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG MÔN GDCD TẠI TRƯỜNG THCS THÔNG QUA HÌNH ẢNH VIDEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.29 KB, 8 trang )

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG MƠN
GDCD TẠI TRƯỜNG THCS THƠNG QUA HÌNH ẢNH - VIDEO
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Theo điều 30 khoản 3 Luật giáo dục năm 2019: Phương pháp giáo dục phổ thơng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng
môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng
thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và
năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào
q trình giáo dục.
Cũng chính lí do đó mà trong quá trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng các
phương pháp dạy học địi hỏi người thầy ln phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững
kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, tạo thái độ và động cơ học tập đúng
đắn. Để từ đó HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo
xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng
phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư
nghiên cứu kĩ các phương pháp đó, vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng
lớp học.
Mơn Giáo dục cơng dân có vị trí quan trọng trong nhà trường Trung học cơ sở. Môn
học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã
hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại
với tư cách là một cơng dân tích cực và năng động, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia
đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Ln ln có ý thức sống
và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người cơng
dân có ích cho q hương, đất nước.
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng hình ảnh, video trong
dạy học là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn
mực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện trong và ngoài
giờ học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trước yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, với định hướng “ lấy học sinh làm
trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và



1


học sinh tích cực, chủ động trong học tập. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là
những người tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của
thầy bằng cách sử dụng hình ảnh, video một cách trực quan, phong phú, tạo ra sự hấp dẫn
trong tiết học, học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra
nội dung bài học. Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ
động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng.
Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy môn GDCD ở trường THCS :
1. Thuận lợi:
Trước hết được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà
trường, của đồng nghiệp, của các thành viên trong tổ Xã hội: Ngữ Văn – Sử - Địa - GDCD.
Được học và tham gia các lớp học tập huấn và chuyên đề hàng năm.
Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho việc giảng dạy.
Bên cạnh những thuận lợi đã có cũng cịn một số vấn đề khó khăn gây ảnh hưởng
đến bộ mơn.
2. Khó khăn:
Trường Trung học cơ sở nằm trên địa bàn thuộc xã Sơng Xồi đa số học sinh là
người dân tộc, đặc biệt là dân tộc Hoa chiếm gần 50%, khả năng hiểu nghĩa tiếng Việt còn
hạn chế nên việc học mơn GDCD gặp khơng ít khó khăn. Hơn nữa đa số học sinh là con
em nông dân, phụ huynh ít có điều kiện quan tâm sâu sắc đến việc học cũng như giáo dục
đạo đúc của con mình.
Bên cạnh đó, nội dung kiến thức ở học kì 2 mơn GDCD ở các khối, học sinh được
tìm hiểu và giáo dục về các quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật,
mang tính chất lí luận, khơ khan và khó, trong sách giáo khoa lại khơng cung cấp được
một số hình ảnh liên quan đến bài học nên học sinh thụ động, khơng có tích cực, tiết học
khơng gây hứng thú.
Trong q trình dạy học tại trường THCS , tơi nhận thấy có rất nhiều học sinh ít

quan tâm, chưa đầu tư thích đáng cho việc học bộ môn. Một số học sinh tỏ ra thực sự hờ
hững, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm
vụ cụ thể. Các em rất ngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động dẫn
đến kết quả bài học cũng như chất lượng giảng dạy bộ môn không cao. Trong nhiều giờ
học các em chỉ học đối phó, tiết học cịn trầm, khơng khí học tập nặng nề.

2


Từ cơ sở thực tiễn trên, tơi đã tìm hiểu và nghiên cứu có rất nhiều phương pháp dạy
học gây hứng thú, tích cực và giáo dục cho học sinh, nhưng trong biện pháp này của mình,
tơi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ trong việc sử dụng đồ dùng, phương tiện,
trang thiết bị dạy học đó là “Nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trong mơn GDCD tại
trường THCS thơng qua hình ảnh - video”.
III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
THƠNG QUA HÌNH ẢNH VÀ VIDEO:
1. Sự cần thiết của việc sử dụng hình ảnh và video trong q trình giảng dạy
mơn GDCD
Để thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học
sinh, cần có những điều kiện nhất định về giáo viên và các phương tiện trang thiết bị cần
thiết trong đó hình ảnh và video có vai trị vơ cùng quan trọng.
- Hình ảnh ở đây được hiểu là những hình vẽ, tranh ảnh được sử dụng trong quá
trình giảng dạy.
- Video là những đoạn phim ngắn, những đoạn tư liệu được trình chiếu qua đầu đĩa
hoặc máy vi tính.
- Hình ảnh và video có chức năng cơ bản là tích hợp, tác động và giáo dục. Mỗi
hình ảnh hay một đoạn video đều có thể thực hiện 4 chức năng sau :
+ Thơng báo hay trình bày thơng tin.
+ Minh họa, giải thích, mơ tả trực quan.
+ Tổ chức và tiến hành các hoạt động.

+ Lồng ghép giáo dục học sinh
Hình ảnh, video trước hết là để thơng báo thơng tin, sau đó là để minh họa, giải
thích. Học sinh quan sát hình ảnh, thu thập và xử lý thơng tin qua trao đổi với các bạn và
giáo viên.
Hình ảnh và video tác động đến học sinh, gây được phản ứng cho các em và những
thắc mắc, câu hỏi của các em đặt ra cho giáo viên và các bạn. Giáo viên tiếp nhận, xử lý
các câu hỏi của học sinh, như vậy đã tác động lần nữa đến suy nghĩ và hành động của các
em khiến các em nảy ra những ý tưởng về những điều đã trình bày, tiến hành trao đổi ý
kiến với các bạn, với giáo viên.
Ví dụ để dạy bài: “Bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên” ( GDCD lớp 7)
mở đầu bài học giáo viên có thể cho học sinh xem một số hình ảnh hoặc đoạn video về

3


tình trạng phá hoại rừng và những hậu quả của nó, từ đó trong đầu học sinh sẽ có thắc
mắc: “Tại sao họ lại phá hoại rừng? Tình trạng đó mà cứ diễn ra hậu quả sẽ như thế nào?”
Từ đó học sinh có thái độ với việc làm đó đồng thời liên hệ được trách nhiệm của nhà
nước và trách nhiệm của bản thân mình. Qua những hình ảnh, video đó, giáo viên cũng
giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
/>
Hình ảnh và video được sử dụng như vậy trở thành phương tiện đa chiều hay gọi là
đa phương tiện, lúc đó hiệu quả sử dụng hình ảnh và Video được xem là tối ưu nhất.
- Việc sử dụng hình ảnh và video có tác dụng :
+ Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh hướng
dạy chay làm cho các giờ học khô khan, mang tính lý thuyết, áp đặt đối với học sinh.
+ Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh.
+ Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các hình ảnh và video là
nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự
giác .

Hình ảnh và video phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn GDCD là vơ cùng đa dạng,
phong phú. Giáo viên có thể lấy từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như:
- Qua băng, đĩa hình
- Qua sách vở, báo chí
- Hình ảnh, video mà giáo viên, học sinh tìm kiếm, thu thập được qua mạng Internet
(chính thống, mang tính giáo dục).
- Giáo viên và học sinh trực tiếp chụp, quay video có liên quan đến bài học.
2. Việc sử dụng hình ảnh và video trong dạy học bộ môn phải tuân theo những
yêu cầu nhất định.

4


Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy
học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó. Vì vậy sử dụng
hình ảnh và video dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh lạm dụng đưa ra một
cách tuỳ tiện, như vậy tiết học mới đạt hiệu quả.
Một yêu cầu rất quan trọng là hình ảnh và video phải có tác dụng kích thích học
sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tịi, khơng phải chỉ như một phương tiện minh hoạ nội dung bài
học. Khi sử dụng hình ảnh và video là giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần
thiết để học sinh tìm tịi, tự kiến tạo tri thức, kỹ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông
tin từ các hình ảnh và video mà giáo viên trình bày, giới thiệu, học sinh có nhận xét, đánh
giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết .
3. Nguyên tắc của việc sử dụng hình ảnh và video trong giảng dạy mơn GDCD
3.1. Sử dụng hình ảnh
Hình ảnh phải “ sát” và phù hợp với nội dung bài học.
Hình ảnh được sắp xếp, tạo hiệu ứng khoa học, lơ-gíc phù hợp với nội dung
Số lượng hình ảnh vừa đủ khơng gây “nhiễu”
Đảm bảo tính thẩm mĩ của hình ảnh
Ví dụ: Khi dạy chủ đề: Lễ độ và lịch sự, tế nhị (GDCD 6) giáo viên có thể lấy hình

ảnh minh họa trong sách giáo khoa hoặc những hình ảnh trong cách ứng xử giao tiếp với
mọi người.

/>Việc sử dụng được những hình ảnh như vậy học sinh rất dễ nắm bắt kiến thức, dễ
nhớ, dễ vận dụng được vào thực tiễn tiết học rất sinh động, sôi nổi, hứng thú thu hút học
sinh.
3.2. Sử dụng video
Việc sử dụng video phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Video phải thật sự phù hợp, đúng trọng tâm.

5


Khơng nên q dài vì tiết học có giới hạn về thời gian
Chất lượng hình ảnh và âm thanh phải đảm bảo rõ, nét
Nguồn cung cấp chính thống hoặc khơng có nhiều sự tranh cãi hay bàn luận về
video đó.
Ví dụ: Khi dạy bài: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (GDCD 9) giáo viên
có thể cho học sinh xem hình ảnh hoặc đoạn video về các hành vi vi phạm pháp luật và
hậu quả từ các hành vi đó gây ra. Qua đó, học sinh ý thức được nếu không chấp hành tốt
các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông sẽ gây nguy hiểm cho mình và cho
người khác, đồng thời cũng bị pháp luật xử phạt vì vi phạm luật ATGT

/>Việc sử dụng hình ảnh và video trong q trình giảng dạy mơn GDCD có tác dụng
và hiệu quả rất lớn. Những giờ học trở nên sinh động hơn rất nhiều khi các em được xem
hình ảnh và video. Học sinh sơi nổi và hào hứng hơn, giáo viên tự tin hơn khi lên lớp.
Tuy nhiên, không phải bài học nào, tiết học nào chúng ta cũng có thể sử dụng được
hình ảnh – video để giảng dạy.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Thực tế giảng dạy của tôi ở trường THCS trong khi sử dụng hình ảnh và video, tơi

đã nhận ra được hiệu quả của nó so với những tiết học chỉ phấn và bảng trắng.
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng

Kết quả khảo sát sau khi được áp dụng

6


+ Chỉ những học sinh khá, giỏi mới chịu + Học sinh hứng thú, tích cực xây dựng bài
khai thác thêm hình ảnh trong sách giáo hơn trong giờ học.
+ Học sinh tích cực, tự giác tìm hiểu, khai
khoa.
+ Học sinh trung bình, yếu ít tập trung chưa thác các câu hỏi và hình ảnh trong sách giáo
trả lời được những câu hỏi theo yêu cầu bài khoa.
+ Học sinh chủ động tìm tịi những kiến
học
+ Khơng hứng thú với phương pháp làm thức bên ngồi có liên quan đến bài học
+ Học sinh biết nhận xét, đánh giá bản thân
việc theo nhóm, hoặc làm việc theo kiểu để
qua các hành vi cụ thể trong đời sống hàng
đối phó với giáo viên.
+ Chưa đọc qua bài mới do vậy thụ động ngày.
+ Lớp học sôi nổi, tiết học nhẹ nhàng hơn,
trong học tập.
học sinh nắm vững về nội dung kiến thức
của bài học.
Sau một thời gian ứng dụng thực tế trong các tiết học, xem điểm các bài kiểm tra
trong những năm học gần đây của các khối, lớp trường THCS , tơi cảm thấy học sinh có sự
tích cực, hứng thú với môn học, đồng thời cũng nâng cao được chất lượng bộ môn.
* Bảng so sánh kết quả năm chưa áp dụng và năm áp dụng

Kết quả qua các năm học
Xếp loại

Năm học chưa áp dụng
2015 - 2016
2017 -2018

Năm học áp dụng
2018 -2019 2019 -2020

2020- 2021

Giỏi

6%

9%

17%

21%

27%

Khá

17%

22%


25%

31%

30%

Trung bình

54%

52%

52%

48%

43%

Yếu

2%

1%

0,6%

0%

0%


V. Kiến nghị, đề xuất
Để đảm bảo cho việc dạy và học mơn GDCD đạt hiệu quả cao, tơi xin có một số
kiến nghị, đề xuất như sau:
- Bộ GD – ĐT cần cung cấp, in ấn thêm hình ảnh, video của mơn học nhiều hơn,
các tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ mơn để giáo viên có thêm tư liệu sử dụng khi
lên lớp.

7


- Bộ GD – ĐT có hướng dẫn thống nhất và cụ thể cho những tiết thực hành ngoại
khóa để giáo viên tiến hành dạy các tiết đó được thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn.
- Phòng giáo dục cần có những hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong dạy học môn
GDCD
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy học. Bước đầu đã thu
được các kết quả khả quan khi ứng dụng cách dạy học trên. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh
nghiệm của cá nhân, trong biện pháp này còn nhiều hạn chế mong nhận được sự góp ý,
xây dựng của ban giám khảo để biện pháp này hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
, ngày 30 tháng 11 năm 2021
Người viết

8



×