UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH
BÌNH DƯƠNG
LỚP
10
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 10 đều được
chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cơ giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này.
Học sinh cũng có thể theo các chỉ dẫn này để tự học.
KHỞI ĐỘNG / MỞ ĐẦU
Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh
tìm hiểu bài mới
KHÁM PHÁ / HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI / TÌM HIỂU BÀI ĐỌC
Phát hiện, hình thành các kiến thức, kĩ năng mới
LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH
Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của
chủ đề
VẬN DỤNG
Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống
Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này
để dành tặng các em học sinh lớp sau.
2
LỜI NĨI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Vùng đất Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự
giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Vì vậy, Bình Dương vừa mang
những nét văn hoá đặc trưng riêng của vùng đất Nam Bộ, vừa tiếp thu những tinh hoa văn
hoá tiên tiến của cả nước trên con đường hội nhập. Trong tiến trình hình thành và phát
triển, Bình Dương luôn là vùng đất của sự hội tụ. Sự ưu đãi của tự nhiên và vị trí địa lí cùng
những phẩm chất hiếu học, cần cù lao động của các thế hệ cư dân đã không ngừng làm
thay đổi diện mạo về đời sống vật chất, tinh thần của mảnh đất này. Những thành tựu của
Bình Dương hôm nay là kết quả của quá trình đấu tranh, phấn đấu kiên cường, năng động,
sáng tạo không ngừng nghỉ của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân qua các thời kì. Việc giữ
gìn và phát huy những giá trị văn hố, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của đất và
người Bình Dương chính là những thách thức không nhỏ trong xu thế giao thoa hiện nay
khi tỉnh nhà đang bước vào thời kì hội nhập và phát triển. Đó là hành trang quan trọng để
Bình Dương cất cánh trong thời kì mới – thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phấn đấu
sớm trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp.
Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018, Tài liệu giáo dục địa
phương tỉnh Bình Dương lớp 10 được biên soạn hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và
năng lực cho học sinh. Với những bài học mới, các hoạt động thiết thực được lựa chọn đưa vào
tài liệu sẽ đồng hành cùng các em trong việc tìm hiểu về vùng đất và con người Bình Dương.
Nội dung tài liệu giáo dục của địa phương tỉnh Bình Dương được thiết kế theo chủ đề,
dựa trên các kiến thức về lịch sử, văn hố; địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, mơi trường; chính trị,
xã hội. Mỗi chủ đề được xây dựng theo một cấu trúc thống nhất, gồm các phần Khởi động,
Khám phá, Luyện tập, Vận dụng; qua đó, khơi gợi nguồn cảm hứng tự học, sáng tạo trong quá
trình dạy và học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống,...
Khi tham gia các hoạt động học tập trong Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương
lớp 10, các em sẽ càng yêu quý, tự hào; hiểu biết sâu sắc hơn về nơi mình đang sinh sống, tự
bồi dưỡng tình yêu quê hương cũng như phát huy ý thức trách nhiệm cơng dân trong việc
góp phần xây dựng quê hương Bình Dương ngày càng giàu đẹp và hiện đại.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Dương lớp 10 được đưa vào giảng dạy, học tập
từ năm học 2022 – 2023. Chúc các em có nhiều trải nghiệm thú vị với từng chủ đề và
thành công trong học tập!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
3
MỤC LỤC
Trang
Hướng dẫn sử dụng sách..........................................................................................................................................................................2
Lời nói đầu.................................................................................................................................................................................................................3
Chủ đề 1: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hố tỉnh Bình Dương...........................6
Khởi động.................................................................................................................................................................6
Hình thành kiến thức mới....................................................................................................................................6
Khái niệm di sản văn hoá...................................................................................................................................6
Một số di sản văn hoá tiêu biểu ở tình Bình Dương................................................................................7
Biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá ở tỉnh Bình Dương............................ 11
Luyện tập............................................................................................................................................................... 14
Vận dụng............................................................................................................................................................... 14
Chủ đề 2: Khái quát văn học dân gian Bình Dương........................................................................ 15
Khởi động.............................................................................................................................................................. 15
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 15
Khái quát văn học dân gian Bình Dương.................................................................................................. 16
Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bình Dương.......................................................................... 19
Giá trị nội dung và nghệ thuật .................................................................................................................... 21
Đóng góp của văn học dân gian Bình Dương........................................................................................ 22
Luyện tập............................................................................................................................................................... 23
Vận dụng............................................................................................................................................................... 24
Chủ đề 3: Chân dung nhân vật văn hố nghệ thuật Bình Dương............................................ 26
Khởi động.............................................................................................................................................................. 26
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 27
Văn bản 1: Huỳnh Văn Nghệ – Người mài gươm múa bút................................................................. 27
Văn bản 2: Lư Nhất Vũ – Người nghệ sĩ tài hoa....................................................................................... 33
Luyện tập............................................................................................................................................................... 35
Vận dụng............................................................................................................................................................... 35
Chủ đề 4: Định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngành trồng trọt và chăn nuôi
ở tỉnh Bình Dương.......................................................................................................................................... 36
Khởi động.............................................................................................................................................................. 36
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 36
Một số cây trồng, vật ni chủ yếu ở tỉnh Bình Dương....................................................................... 36
4
Xu hướng phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi ở tỉnh Bình Dương.......................................... 37
Đặc điểm lao động, yêu cầu nghề nghiệp và việc làm trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi....... 39
Luyện tập............................................................................................................................................................... 42
Vận dụng............................................................................................................................................................... 42
Chủ đề 5: Nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương........................................... 45
Khởi động.............................................................................................................................................................. 45
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 45
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bình Dương................................................................................... 45
Nguồn lực tự nhiên tỉnh Bình Dương......................................................................................................... 48
Nguồn lực kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương........................................................................................... 54
Luyện tập............................................................................................................................................................... 60
Vận dụng............................................................................................................................................................... 60
Chủ đề 6: Kinh tế tỉnh Bình Dương......................................................................................................... 61
Khởi động.............................................................................................................................................................. 61
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 61
Khái quát chung................................................................................................................................................ 61
Các ngành kinh tế............................................................................................................................................. 62
Luyện tập............................................................................................................................................................... 68
Vận dụng............................................................................................................................................................... 68
Chủ đề 7: Hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương.................................................................................. 69
Khởi động.............................................................................................................................................................. 69
Hình thành kiến thức mới................................................................................................................................. 69
Cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương............................................................................. 69
Đặc điểm hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương....................................................................................... 70
Vai trị của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đối với việc phát triển kinh tế – xã hội
ở Bình Dương ..................................................................................................................................................... 72
Luyện tập............................................................................................................................................................... 75
Vận dụng............................................................................................................................................................... 75
5
CHỦ ĐỀ
1
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HỐ TỈNH BÌNH DƯƠNG
u cầu cần đạt
– Nêu được các khái niệm: Di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể.
– Nêu được một số di sản văn hố tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.
– Trình bày được một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá
vật thể, văn hố phi vật thể của tỉnh Bình Dương.
– Tự hào về các di sản văn hoá của tỉnh Bình Dương, có trách nhiệm và tích cực tham gia
vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đó.
Xem video về Di tích lịch sử quốc gia đình Tân An ở Bình Dương và chia sẻ ấn tượng
của em về di tích này. Hãy kể tên các di tích lịch sử – văn hố khác ở Bình Dương mà
em biết.
I. KHÁI NIỆM DI SẢN VĂN HỐ
Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người
sáng tạo và tích luỹ trong một q trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho
thế hệ sau.
Theo Luật Di sản văn hoá, Di sản văn hoá bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản văn
hoá phi vật thể.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử – văn hố, khoa học, bao
gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
(Theo Luật Di sản văn hoá, 2002)
Luật Di sản văn hố cũng quy định:
Di tích lịch sử – văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mĩ, khoa học.
6
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hố, khoa học, có
từ một trăm năm tuổi trở lên.
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của
đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và khơng gian văn hố liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc
của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
(Theo Luật số 32/2009/QH12: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản văn hoá, 2002)
Em hiểu như thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? Lấy một số
ví dụ về di sản văn hố vật thể, di sản văn hố phi vật thể ở Bình Dương.
II. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HỐ TIÊU BIỂU Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
1 Di sản văn hoá vật thể
Theo thống kê đến năm 2022, tỉnh Bình Dương có 13 di tích và danh thắng được xếp
hạng quốc gia và 50 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích được xếp hạng
gồm nhiều loại hình khác nhau, gồm:
•Di tích lịch sử – văn hoá: chùa Hội Khánh (thành phố Thủ Dầu Một), đình Phú Long
(thành phố Thuận An),…
•Di tích kiến trúc – nghệ thuật: nhà cổ bác sĩ Trần Công Vàng, nhà cổ Trần Văn Hổ
(thành phố Thủ Dầu Một),…
Hình 1. Nhà cổ Trần Văn Hổ
(Nguồn: Hội Văn học nghệ thuật Bình Dương)
7
•Di tích lịch sử cách mạng: nhà tù Phú Lợi (thành phố Thủ Dầu Một), Chiến khu D (huyện
Bắc Tân Un),…
•Di tích danh thắng: danh thắng núi Châu Thới (thành phố Dĩ An), danh thắng Núi Cậu –
Lòng hồ Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng),...
•Di tích khảo cổ: di tích Cù lao Rùa (thị xã Tân Uyên), di tích Dốc Chùa (thị xã Tân Un),…
•Bảo vật quốc gia
Bình Dương có ba hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Tượng động vật Dốc chùa: Hiện vật được phát
hiện tại di tích khảo cổ Dốc Chùa (thị xã Tân Un),
có niên đại cách ngày nay khoảng 3 000 năm. Tượng
nhỏ (dài 6,4 cm; cao 5,4 cm), hình con vật có bốn
chân đứng trên bệ hình chữ nhật. Đây là hiện vật
gốc độc bản, tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng mĩ
thuật của người thời tiền sử ở Bình Dương. Hiện nay,
tượng động vật Dốc Chùa đang lưu giữ tại Bảo tàng
tỉnh Bình Dương. Hiện vật được Thủ tướng Chính
phủ cơng nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.
Hình 2. Tượng động vật Dốc Chùa
Mộ táng chum gỗ trống đồng: Hiện vật được
tìm thấy tại ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh (thị xã Tân
Uyên), có niên đại khoảng từ thế kỉ I đến thế kỉ II Công
nguyên). Đây là kiểu mộ táng mới lạ, sử dụng “áo
quan” bằng chum gỗ dùng trống đồng làm nắp đậy
được phát hiện lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học
Việt Nam. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh
Bình Dương, được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là
Hình 3. Mộ chum gỗ, nắp trống đồng Bảo vật quốc gia năm 2018.
Bộ dụng cụ dệt gỗ: Bộ hiện vật được phát hiện
tại di chỉ khảo cổ thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh
(thị xã Tân Uyên), có niên đại khoảng từ cuối thế kỉ
III trước Công nguyên đến thế kỉ I Công nguyên).
Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh có 23 hiện vật gồm
2 dao dệt, 3 trục dệt, 18 thanh gỗ. Đây là những
kết cấu của loại khung dệt mà hiện nay một số
dân tộc ít người ở Tây Ngun và Đơng Nam Á vẫn
còn sử dụng. Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được
Thủ tướng Chính phủ cơng nhận cơng nhận là Bảo
vật quốc gia năm 2020.
8
Hình 4. Bộ dụng cụ dệt gỗ
1. Nêu các loại hình di tích ở Bình Dương. Lấy một số ví dụ minh họa cho mỗi loại
hình đó.
2. Kể tên các Bảo vật quốc gia ở tỉnh Bình Dương. Nêu một số nét đặc sắc về các bảo
vật đó.
2 Di sản văn hố phi vật thể
Tỉnh Bình Dương có ba di sản văn hố phi vật thể được cơng nhận cấp quốc gia đó là:
làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nghề gốm Bình Dương và mơn phái võ Tân Khánh – Bà Trà.
a. Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Tương Bình Hiệp là ngơi làng nhỏ làm
tranh cổ trên vùng đất mới của huyện Bình An
từ thế kỉ XVII. Nghề sơn mài hình thành từ thế
kỉ XVIII ở làng Tương Bình Hiệp. Chủ nhân xưa
kia của làng nghề là những người di dân từ miền
Trung, miền Bắc vào vùng đất mới. Nghề sơn
mài từ làng Tương Bình Hiệp phát triển sang
các vùng lân cận như: Chánh Nghĩa, Phú Cường,
Tân An, Định Hồ,…
Hình 5. Một sản phẩm của làng nghề sơn mài
ở Tương Bình Hiệp
(Nguồn ảnh: Kim Ánh)
Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp khơng những kế thừa nét văn hoá mĩ thuật truyền
thống của dân tộc, mà cịn phát huy những giá trị văn hố của địa phương để tạo nên nét
đặc sắc riêng của làng nghề. Với những giá trị đặc sắc, làng nghề đã được ghi danh vào
Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2017.
b. Nghề gốm Bình Dương
Nghề gốm xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XIX, chủ nhân là những lưu dân người Hoa
sang Việt Nam định cư. Ba làng nghề sản xuất gốm sứ là: Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên),
Lái Thiêu (thành phố Thuận An) và Chánh Nghĩa (thành phố Thủ Dầu Một).
Nghề làm gốm trên đất Bình Dương khơng
chỉ có những đóng góp to lớn vào quá trình
lập ấp, lập làng, mà hiện nay đã trở thành một
nghề có đóng góp kinh tế cao, đóng vai trị là
“sứ giả” văn hố, lan toả hình ảnh vùng đất, con
người Bình Dương ra trong và ngoài nước. Nhiều
thương hiệu gốm nổi tiếng của nghề gốm Bình
Dương như Minh Long, Cường Phát, Nam Việt,…
đã cạnh tranh được với những mặt hàng nổi
tiếng của Nhật Bản, châu Âu,…
Hình 6. Một bộ sản phẩm của gốm sứ Minh Long
9
Với những giá trị kinh tế, văn hoá mang lại, nghề gốm Bình Dương đã được ghi danh
vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2021.
c. Võ Tân Khánh – Bà Trà
Võ Tân Khánh – Bà Trà (hay Võ Tân Khánh, Võ Bà Trà, Ta-ka-đô,...) được hình thành và
phát triển ở Bình Dương vào nửa đầu thế kỉ XIX, sau đó phát triển rộng khắp nhiều vùng ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngoài sử dụng binh khí cổ truyền, Võ Tân Khánh – Bà Trà cịn có
nhiều loại binh khí riêng của mơn phái như: khăn, địn xóc, địn gánh, ghế, cờ, liềm,...
Đặc trưng nổi bật nhất của Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà là tính linh hoạt, tinh giản và hiệu
quả; các chiêu thức, địn thế liên tiếp – nối tiếp, khơng có điểm dừng, đó cũng là điểm khác
biệt lớn với võ thuật Việt Nam.
Võ Tân Khánh – Bà Trà được ghi danh vào Danh mục Di sản sản văn hoá phi vật thể
quốc gia năm 2021.
d. Một số di sản văn hoá phi vật thế khác
Bên cạnh ba di sản đã được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia,
Bình Dương cịn có nhiều di sản văn hoá phi vật thể khác thuộc nhiều loại hình khác nhau.
•Nghệ thuật vẽ tranh trên kiếng ở Lái Thiêu, nghệ thuật điêu khắc gỗ (nghề làm
guốc mộc, Lái Thiêu – Bình Nhâm, điêu khắc gỗ Phú Thọ (thành phố Thủ Dầu Một),…
•Văn học dân gian ở Bình Dương: ca dao, hát đưa em, hị, đồng dao,…
•Các lễ hội tiêu biểu
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tổ chức vào tháng Giêng hằng năm ở tỉnh Bình Dương, đây
là một trong những lễ hội tầm cỡ quốc gia;
Hình 7. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
10
Lễ hội thờ Ông Bổn của người Hoa với những giá trị văn hoá – nghệ thuật: múa hẩu, múa
lân – sư – rồng và nhạc lễ cổ truyền; Lễ hội Kỳ Yên (cầu an);
Lễ hội trái cây ở Lái Thiêu (thành phố Thuận An) được tổ chức mỗi năm vào khoảng cuối
tháng 5, đầu tháng 6 dương lịch vào mùa trái cây chín. Lễ hội trái cây nhằm quảng bá các loại
trái cây đặc sản của Lái Thiêu;
Lễ hội Hương bưởi Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên) thường tổ chức vào mùa thu hoạch bưởi
trước tết Nguyên đán khoảng tháng Một dương lịch. Ngồi mục đích giới thiệu bưởi và các
sản phẩm được chế biến từ bưởi như: tinh dầu bưởi, rượu bưởi, chè bưởi, mứt bưởi, chả giò
bưởi,… Lễ hội cịn là nơi tơn vinh các nhà vườn trồng bưởi và tạo điều kiện cho các nhà vườn
trao đổi kinh nghiệm với nhau. Qua lễ hội Hương bưởi Bạch Đằng, sản phẩm bưởi được tiếp
thị và quảng bá khắp thị trường trong và ngồi nước.
Trong lễ hội cịn có nhiều hoạt động vui chơi như liên hoan đờn ca tài tử, hội thi
“Người đẹp xứ bưởi”.
Hình 8. Hội thi "Người đẹp xứ bưởi" trong lễ hội
1. Kể tên các loại hình di sản văn hố phi vật thể ở Bình Dương và lấy ví dụ minh hoạ.
2. Tỉnh Bình Dương có những di sản văn hố phi vật thể nào được ghi danh vào
Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia? Nêu một số nét đặc sắc về các di sản đó.
III. BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HỐ Ở TỈNH
BÌNH DƯƠNG
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố khơng chỉ gìn giữ các sản phẩm vật thể mà
cịn góp phần làm thăng hoa di sản văn hố phi vật thể, từ đó giữ gìn và lưu truyền bản sắc
văn hoá dân tộc, đem lại những hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế – xã hội, là nhân
tố phát triển bền vững và là chiến lược của tỉnh Bình Dương nói riêng và nước ta nói chung.
11
1 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể
Tăng cường quản lí nhà nước về lĩnh vực văn hố, du lịch bằng các văn bản pháp luật:
như xây dựng đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030” của Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch.
•Địa phương đã đầu từ kinh phí để trùng tu, tơn tạo nhiều di sản lịch sử – văn hoá, như:
nhà cổ Trần Cơng Vàng, Trần Văn Hổ, nhà tù Phú Lợi,…
•Kết nối di sản với học đường, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản cho
thế hệ trẻ: Tổ chức triễn lãm nhằm giới thiệu về các di sản văn hoá tại trường học; tổ chức các
cuộc thi sưu tầm tư liệu di sản văn hoá cho học sinh; thi đố em tìm hiểu di sản văn hố, thi
thuyết trình về biện pháp bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá; tổ chức học sinh tham quan
các di sản văn hoá;… Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đưa học sinh đến tham quan, hội trại, tổ chức kết nạp Đoàn, về nguồn,… ở các
di sản văn hố.
•Tun truyền quảng bá các di sản văn hố, nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo
vệ các di sản văn hố
Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã xây dựng các bộ phim tư liệu về di tích: nhà cổ Trần Công
Vàng, Trần Văn Hổ,…
Sở Thể thao, Văn hố và Du lịch tỉnh Bình Dương đã in và phát hành tờ bản đồ Du lịch
Bình Dương và tập gấp giới thiệu các di tích tiêu biểu của tỉnh Bình Dương đến với du khách
trong và ngồi nước.
Các chương trình lễ hội được tổ chức ở di tích: Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi, Chiến khu
Thuận An Hồ, Chiến khu Đ,…
Ứng dụng cơng nghệ vào việc quảng bá di tích cấp quốc gia: mỗi di tích nên lập một
trang web riêng để cập nhật hình ảnh, bài viết và các hoạt động của di tích. Các phương tiện
thơng tin đại chúng bao gồm: đài truyền hình Bình Dương, báo Bình Dương,… làm phóng sự
về các di sản văn hố. Quảng bá thơng tin di sản qua sách, mạng xã hội,…
Kết nối với các tour du lịch để giới thiệu các giá trị di sản văn hoá của tỉnh Bình Dương
ở phạm vi tồn quốc và quốc tế. Hiện nay, một số di sản văn hoá đã kết nối các tour du lịch lữ
hành, có khách trong và ngồi nước đến tham quan như: di tích Lị lu Đại Hưng, các nhà cổ,
bảo tàng Bình Dương, các làng nghề,…
•Tun truyền, giáo dục học sinh và nhân dân có ý thức bảo vệ các di sản văn hố,
có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục nghiêm túc và giữ gìn trật tự khi tham gia lễ hội.
Tổ chức cho học sinh tham gia làm sạch môi trường tại các khu di tích, khu du lịch tâm linh,…
•Đào tạo lực lượng chuyên nghiệp trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hoá, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản
lí văn hố, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên tại điểm tham quan. Đặc biệt, công tác
12
trùng tu các di sản văn hố vật thể địi hỏi phải có chuyên gia. Khi trùng tu, các chuyên gia
phải chọn những nguyên vật liệu đúng như nguyên bản của di sản để thay thế. Nếu xây mới
di sản phi vật thể, chuyên gia phải giữ nguyên hình dạng, kiểu kiến trúc ban đầu của di sản.
1. Nêu biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố vật thể.
2. Theo em, cần lưu ý gì khi tiến hành trùng tu bảo tồn di sản văn hoá vật thể.
2 Một số biện pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá phi vật thể
•Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của tỉnh qua một số
văn bản
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương thơng qua đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch
đặc thù của Bình Dương đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, ưu tiên phát triển du lịch
tham quan làng nghề, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch tâm linh,…
Chính quyền tỉnh Bình Dương cần hỗ trợ vốn, tìm thị trường cho các nghề thủ công mĩ
nghệ truyền thống như: sơn mài, nghề làm guốc,…
Đối với các di sản văn hố loại hình sân khấu, diễn xướng: Đờn ca tài tử, cải lương ở
Bình Dương vẫn cịn lưu giữ khá tốt. Các câu lạc bộ đờn ca tài tử với nhiều hoạt động thường
xuyên diễn ra trong các dịp lễ hội,…
•Sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ
Lê Giang cùng nhóm nghiên cứu đã điền dã phỏng vấn các nghệ nhân cao tuổi về văn hoá
dân gian và lưu lại các điệu hò, bài hát ru, điệu lí, bảo tồn và quảng bá cho văn hố dân gian
của Bình Dương qua sách Dân ca và Thơ ca dân gian Bình Dương,…
Bên cạnh việc văn học dân gian được giảng dạy trong trường học, nhà trường cần
phát động cho học sinh sưu tầm, diễn xướng các loại hình văn học dân gian trong các đêm
văn nghệ trường tổ chức, trong câu lạc bộ văn học, tổ chức cắm trại. Phục hồi các trò chơi
dân gian, tổ chức ngày hội ẩm thực, khuyến khích trao giải những món ăn cổ truyền của
Bình Dương…
•Tổ chức các cuộc triễn lãm, các lễ hội, sử dụng các phương tiện truyền thông tơn vinh và
quảng bá các di sản văn hố phi vật thể
Nhiều cuộc triển lãm, lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá các di sản của tỉnh như:
Triển lãm “Gốm sứ Bình Dương truyền thống và hiện đại” năm 2019, triển lãm các gian hàng
sơn mài trong đường hoa nhận dịp tết Nguyên đán hằng năm ở tỉnh Bình Dương; tổ chức các
lễ hội như: lễ hội “Hương bưởi Bạch Đằng”, lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín”,…
Tỉnh khuyến khích việc tổ chức các lễ hội cổ truyền như: lễ hội Chùa Bà Thiên hậu, lễ hội
thờ ông Bổn, lễ hội cúng đình,…
13
Các phương tiện truyền thơng đại chúng ở Bình Dương như báo, đài truyền hình,…
thường xun làm các bài phóng sự, phim tư liệu về các nghề thủ công mĩ nghệ cổ truyền
của Bình Dương như: gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ, nghề làm bếp lò, heo đất, nghề làm
guốc, nghề đóng xe thổ mộ(1), các loại trái cây đặc sản của Bình Dương, món ăn đặc sản, tơn
vinh nghệ nhân,…
Em hãy nêu những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể ở tỉnh
Bình Dương?
1. Lập bảng hệ thống về các di sản văn hố tiêu biểu của tỉnh Bình Dương theo gợi
ý sau.
STT
Tên di sản
Loại hình di sản
1
2
…
2. Có quan điểm cho rằng: Có thể sử dụng các biện pháp giống nhau để bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Em có đồng ý với quan điểm
này khơng? Giải thích tại sao?
3. Em cần làm gì để gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hố của tỉnh
Bình Dương?
Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu cho du khách về một di sản
văn hoá tiêu biểu của địa phương theo gợi ý:
– Tên di sản.
– Nét đặc sắc của di sản.
(1)
Xe thổ mộ: xe ngựa (một ngựa kéo) là loại phương tiện đi lại phổ biến của Bình Dương vào giữa thế kỉ XIX.
14
CHỦ ĐỀ
2
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN
BÌNH DƯƠNG
Yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được đặc trưng cơ bản về từng thể loại của văn học dân gian
qua một số tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, giá trị của các tác phẩm văn học dân gian
Bình Dương.
– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc
về nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian Bình Dương.
– Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
văn học dân gian Bình Dương.
– Tự hào về truyền thống văn học của quê hương; có ý thức tìm hiểu và sưu tầm tác
phẩm văn học dân gian Bình Dương.
Đọc các câu ca dao dưới đây, quan sát và lựa chọn hình ảnh tương ứng với địa danh
được nhắc đến.
a.
Anh về chợ Búng nhớ em
Sầu riêng, măng cụt nhớ đem quà về...
b.
Hương khơi biêng biếc nỗi niềm
Hình 1
(Nguồn: binhduong.
gov.vn)
Trái sầu riêng – dễ – sầu riêng – riêng mình
Cầu Ngang bắc nhịp vơ tình!
Chân qua mê mãi nước nhìn bóng quen…
c.
Hình 2
(Ảnh: Trần Tình)
Chiều chiều mượn ngựa ơng Đơ,
Mượn ba chú lính đưa cơ tơi về
Hình 3
(Ảnh: Phùng Hiếu)
Đưa về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu.
d.
Trăng rằm mười sáu trăng treo
Anh đóng giường lèo cưới vợ Lái Thiêu.
Hình 4
(Nguồn: HinhanhVietNam.com)
(Tổng tập thơ Bình Dương 1945 – 2005, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương, 2004)
15
Tiểu dẫn
Bình Dương là một tỉnh ở miền Đơng Nam Bộ, là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều vùng
văn hố trong cả nước. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong văn hố của Bình Dương, nhất là
văn hố dân gian.
Văn học dân gian Bình Dương đã ni dưỡng tâm hồn mỗi người con sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất này. Qua các tác phẩm văn học dân gian Bình Dương, chúng ta có cơ hội tìm
hiểu về lịch sử vùng đất, về hình ảnh con người chân chất cùng đời sống vật chất, tinh thần,
đặc sản quê hương,... với những nét đặc trưng độc đáo vùng miền.
1 Khái quát về văn học dân gian Bình Dương
a. Sự ra đời của văn học dân gian Bình Dương
Văn học dân gian là một bộ phận của văn hoá dân gian, là những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ truyền miệng do tập thể nhân dân sáng tạo ra nhằm biểu đạt, ghi lại những hiểu
biết, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ với mục đích
phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Bình Dương là một trong những vùng đất có khối lượng tác phẩm văn học dân gian
khá phong phú và đa dạng. Bình Dương là tỉnh đầu tiên của miền Đông Nam Bộ đã tiến hành
sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian tương đối cơ bản và rộng khắp. Do đặc điểm địa lí và
lịch sử di dân khai hoang lập nghiệp, Bình Dương đã trở thành nơi hội tụ của nhiều thể loại
văn học dân gian trong cả nước, nhất là dân ca; là đầu cầu chuyển tiếp và thu nhận dân ca
miền Bắc, dân ca miền Trung. Và từ lưu vực sông Tiền, sông Hậu, dân ca đã dội ngược lại, tác
động đến miền Đơng Nam Bộ, trong đó có Bình Dương.
Vì thế, văn học dân gian Bình Dương vừa mang đặc điểm chung của Nam Bộ, vừa thể
hiện nét đặc trưng tiêu biểu cho loại hình văn nghệ dân gian nơi đây. Trải qua thời gian, các
tác phẩm nghệ thuật dân gian được “Bình Dương hố” ít nhiều, trở nên phong phú, đa dạng
và đặc sắc.
b. Một số thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Bình Dương
Tỉnh Bình Dương là một trong những vùng đất có lượng tác phẩm văn học dân gian
phong phú và đa dạng về thể loại.
– Truyện kể dân gian(1) là những câu chuyện kể về các nhân vật và sự kiện tiêu biểu gắn
liền với cuộc sống của người dân tỉnh Bình Dương. Mỗi câu chuyện đều theo thời gian tuyến
tính. Cũng như những vùng đất xa xôi khác ở miền Đông hoặc khu vực Đồng Tháp, U Minh
hay Cà Mau ở phía Tây, Bình Dương cũng từng phổ biến nhiều giai thoại nửa hư nửa thật, kể
lại cho nhau nghe để giải trí, lần hồi trở thành “chuyện dân gian”.
(1)
Truyện kể dân gian hay cịn gọi là truyền thuyết ở Bình Dương.
16
Ví dụ: Câu chuyện về thầy thuốc tên Viễn ở làng Bình Sơn, rạch Bình Nhâm chuyên trị
“mắc xương” (xương cá, xương gà, vịt,...); câu chuyện về ông Huỳnh Công Nhẫn (cịn gọi là
Huỳnh Cơng Thới) chun bắt cọp ở vùng Lái Thiêu, Bình Nhâm;...
– Ca dao, dân ca ở Bình Dương là các sáng tác trữ tình dân gian được truyền miệng
dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ
lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Những câu ca dao, dân ca được sưu tầm ở Bình Dương có thể
do nhân dân Bình Dương sáng tác, cũng có thể được lưu truyền từ vùng khác tới. Nhân dân
Bình Dương cũng đã gửi gắm vào đó những tình cảm gia đình, tình u quê hương, đất nước,
con người.
Ví dụ:
Thương cha dãi nắng dầm mưa
Thương mẹ đi sớm về trưa dãi dầu.
Làm trai chữ hiếu làm đầu
Bánh in bột nếp mua hầu mẹ cha...
(Tổng tập thơ Bình Dương 1945 – 2005, Sđd, tr. 11)
Hay:
Chim đa đa đậu nhánh cây đa
Chồng gần sao em không lậy,(1) em lậy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già,
Chén cơm, đôi đũa, tách trà ai dưng.
(Lư Nhất Vũ, Lê Giang (Chủ biên), Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương,
Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương, 2001, tr. 21)
– Vè giống như những “bài báo truyền miệng” mang sức sống nhạy bén, được lưu hành
một cách rộng rãi trong dân gian ở Nam Bộ. Vè là lối kể “có vần có vè”, là khúc tự sự nói nên
nỗi lịng thống khổ của người bị áp bức, bóc lột. Vè còn thể hiện tài quan sát tinh tế, được
nhân cách hố bằng lối chơi chữ khi nói về các thứ hoa, các loại trái cây, các thứ bánh,...
Một số bài vè mang nét đặc thù của đất Bình Dương như vè Chợ Thủ ngày xưa, vè Đi
chợ, vè Nước lụt Sông Bé, vè Làm chén,...
– Hát ru(2) người Việt ở Nam Bộ nói chung và ở Bình Dương nói riêng khơng có nhịp
điệu khúc chiết như các điệu lý, mà hầu như được diễn đạt tự do thoải mái, với nhịp buông
lơi, nhặt khoan tuỳ hứng. Thể thơ dân gian đã chi phối và tạo thành cấu trúc âm nhạc của hát
ru. Đáng lưu ý là mỗi người hát ru đều có những chất giọng hấp dẫn, đặc sắc không ai giống
ai. Hát ru được xem là phần thưởng cao q nhất đối với trẻ thơ.
Ví dụ:
Sơng sâu sào vắn khó dị
Muốn sang thăm bậu sợ đị khơng đưa.
(1)
Từ mang ý nghĩa dân dã, mang tính địa phương, hiểu theo nghĩa đã chịu rồi nhưng chưa cưới.
Khu vực Nam Bộ còn gọi hát ru là hát đưa em hay hát ầu ơ ví dầu.
(2)
17
Đị đưa một chuyến năm tiền
Mời cơ bán bột xuống thuyền tôi đưa.
Hay:
Tôi tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài,
Chớ ai dè giếng cạn tơi tiếc hồi cái sợi dây.
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd)
– Lý là những khúc hát bình dân của người Việt, thể hiện sâu sắc đề tài và nội dung
của mọi khía cạnh, mọi hiện tượng trong cuộc sống, mọi trạng thái tình cảm và ước mơ của
người nơng dân. Lý ở Bình Dương khơng có mơi trường diễn xướng đặc hữu, khơng có lề lối
thủ tục quy định.
– Hị vốn thịnh hành và phát triển trên đất Bình Dương sớm hơn so với một số vùng
ở Tây Nam Bộ. Có thể từ cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, ông bà ta rời miền Trung vào đất
Đồng Nai – Gia Định để khai phá khẩn hoang lập nghiệp. Và dĩ nhiên, những di dân khai
hoang thuở ấy mang theo vốn văn hố truyền thống, trong đó có nhiều giọng hò. Người ta
thường gây cuộc hò khi cấy trên đồng áng, hò thi bên cối xay lúa, hò tâm tình bên cối giã
gạo,... Ở Bình Dương, có hai loại hị tiêu biểu là hị h tình và hị cấy.
Ví dụ: Hị cấy có đối đáp (thơng thường là nữ hị trước, nam đáp sau)
Nữ:
Hị ơ...
Cái chữ gì chơn dưới đất
Cái chữ gì cất trên trang
Cái chữ gì mang khơng có nổi
Chữ gì gió thổi khơng có bay
Trai như anh mà đối đặng
Thì em ngửa bàn tay cho anh ngồi!
Nam:
Hị ơ...
Cái chữ thọ đường chơn dưới đất
Cịn cái chữ hiếu cất trên trang
Cái chữ tình mang khơng có nổi
Cái chữ tạc đá bia vàng gió thổi khơng có bay.
Trai nam nhân anh đà đối đặng...
Vậy em ngửa bàn tay cho anh ngồi!
Bà Đỗ Thị Dần, Bến Cát
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd, tr. 58 – 59).
– Đồng dao là những câu hát dân gian truyền miệng, thường do trẻ em hát lúc vui chơi,
sinh hoạt hoặc do người lớn sáng tác cho trẻ trên cơ sở mô phỏng thế giới quan của trẻ.
Một số bài đồng dao đơi lúc có những câu vơ nghĩa, nhưng mục đích chính là tạo nên âm điệu,
18
tiết tấu vui nhộn gây sự hứng thú cho trẻ. Hiện nay thể loại này vẫn đang lưu truyền ở
Bình Dương gắn với những hoạt động vui chơi, sinh hoạt đời thường. Ví dụ:
+ Người lớn (ơng bà hay cha mẹ,...) thường hay chơi trò chơi và hát đồng dao với những
đứa trẻ ở Bình Dương. Người lớn hướng dẫn các bé úp bàn tay xuống sàn nhà (hoặc mặt
phẳng nào đó), bàn tay xoè rộng các ngón. Người lớn lấy ngón tay của mình hoặc cầm ngón
tay trỏ ở bàn tay còn lại của các bé, di chuyển qua lại từng kẽ trống của ngón tay đang “úp lá
khoai” kết hợp miệng đọc nhẹ nhàng bài đồng dao:
Úp lá khoai
Mười hai chong chóng
Đứa bận áo trắng
Đứa bận áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Xoè ra tay này…
(Nguyễn Thị Kim Ánh, Tìm hiểu về thể loại đồng dao,
Hội Văn nghệ dân gian Bình Dương, tr. 4)
+ Khi trẻ bắt đầu chập chững biết đi, người lớn ngồi trên bộ ván, thòng chân xuống cho
trẻ đứng trên bàn chân và gọi đó là trị xích đu tiên: Xích đu tiên, có tiền cưới vợ...
2 Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Bình Dương
– Tính tập thể: Văn học dân gian Bình Dương là sản phẩm sáng tạo của nhiều người,
thuộc nhiều thế hệ qua thời gian và không gian khác nhau ở hầu hết các huyện, thị. Đặc biệt,
những người truyền lại vốn di sản văn hoá dân gian quý hiếm này nhiều nhất ở độ tuổi 70
trở lên.
Mỗi tác phẩm văn học dân gian Bình Dương đều thể hiện và phản ánh được nhiều nét
sinh hoạt, các hiện tượng trong cuộc sống, những trạng thái tình cảm, ước mơ, cách nhìn
nhận về cuộc đời và con người của đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
– Tính truyền miệng: Văn học dân gian tỉnh Bình Dương ra đời khi chưa có chữ viết, được
truyền miệng bằng nhiều hình thức như hát ru, hát đồng dao, vè, hô lô tô,… với những giai
điệu đặc trưng mà khó bắt gặp chúng xuất hiện ở bất kì nơi nào.
Ví dụ:
HƠ LƠ TƠ, SỐ 3
Bà Phạm Thị Tiếu, 68 tuổi
Bình An – Dĩ An
Duyên nợ ba sinh
Trời xanh đã định
Phải giữ mối tình
Trước cũng như sau
19
Dầu cho thế nào
Đảo điên duyên nợ
Trời giông đất lở
Biển cạn non mịn
Một tấm lịng son
[…]
Khi thương thương vội
Khi lìa lìa xa
Là con số BA!
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd, tr. 406 – 407)
– Tính dị bản: Do tính tập thể và tính truyền miệng quy định, văn học dân gian tỉnh
Bình Dương cũng có nhiều dị bản.
Ví dụ:
Gió đưa gió đẩy bơng trang
Bơng búp về nàng, bơng nở về anh.
(Địa chí tỉnh Sơng Bé, NXB Tổng hợp Sơng Bé, 1991, tr. 363)
Dị bản khác có câu:
Gió đưa gió đẩy bơng trang
Ai đưa ai đẩy dun nàng tới đây.
Hoặc:
Gió đưa bơng cúc, bơng trang
Bơng búp về nàng, bơng nở về anh.
– Tính ngun hợp: Văn học dân gian Bình Dương là một loại hình nghệ thuật nguyên
hợp cả về nội dung lẫn hình thức phản ánh.
+ Về nội dung: Văn học dân gian Bình Dương phản ánh nhiều phương diện khác nhau
của đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội. Do vậy, nó thực hiện các chức năng của văn
học, lịch sử, dân tộc học (phong tục, tập quán, tôn giáo), triết học,... Nghĩa là cùng một lúc tổng
kết các tri thức mà nhân dân Bình Dương gửi gắm trong từng câu ca dao thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau trong dạng thức còn chưa phân chia tách bạch (trong trạng thái nguyên hợp).
+ Về hình thức: Khác với những tác phẩm thuộc về văn học viết chỉ được diễn đạt bằng
phương tiện ngôn ngữ, văn học dân gian còn mang đặc trưng diễn xướng qua nghệ thuật
ngôn từ, âm nhạc, vũ điệu,... Trong môi trường, không gian diễn xướng, văn học dân gian mới
phô diễn hết vẻ đẹp của mình.
Ví dụ: Hát ru, hị đi cấy, hị đánh cá hay những câu chuyện khơi hài, “tiếu lâm” xuất hiện
ở Bình Dương trong tình hình ít sách báo, ít giao lưu như thời xưa thì mang tính giải trí cao.
Nhưng khi chép lại trên giấy trắng, mực đen mà thiếu điệu bộ của người kể chuyện, đơi khi
thành nhạt nhẽo trong tâm lí của người thời nay.
20
3 Giá trị nội dung và nghệ thuật
Văn học dân gian Bình Dương mang đến cho người đọc những tác phẩm đa dạng về
thể loại và có những nét đặc sắc riêng, thể hiện mọi khía cạnh đời sống, hiện tượng thiên
nhiên, những trạng thái cảm xúc và ước mơ của người nông dân. Nội dung và nghệ thuật
của các tác phẩm văn học dân gian Bình Dương phần nhiều mang chất lạc quan, trong sáng,
có lúc hài hước, vui nhộn.
Ví dụ:
VÈ NĨI LÁO
Ơng Lê Văn Mai, 72 tuổi
An Thạnh – Thuận An
Tiếng đồn thiệt quả chẳng sai
Có người nói láo khơng ai dám bì
Lội ngang qua biển một khi
Thấy tàu đương chạy tơi ghì ngừng như khơng.
Lên rừng tơi vác đá hàn sông
Gặp cọp tôi bồng về để nuôi chơi
Nhà tơi có trồng một bụi cải trời
Lá bằng cái sịa khinh thời tôi quá kinh
Dưa gang của tôi cái hột bằng cái chình
Sức tơi một mình ăn hết nồi ba
Tơi trồng chơi có một dây khổ qua
Nó ra một trái tôi xách mà năm ki
Lại thêm cây ổi cũng dị kì
Bán chơi một lứa tiền thì năm trăm
Ngồi buồn tôi để một con tằm
Mười lăm cân kén ba trăm quan mài
Nhà tơi có một cây xồi
Tam niên quả thực hột rày bằng cái lu
Mía mây của tơi một đám mịt mù
Một lóng năm người ăn đã sức ăn...
(Dân ca & Thơ ca dân gian Bình Dương, Sđd, tr. 399)
Những người con trên đất Bình Dương đã khai thác và phát huy một cách nhuần nhuyễn
những thể loại của văn học dân gian tỉnh nhà, nhiều nhất là ca dao, dân ca để trở thành
21
dạng thức đặc thù làm đa dạng hoá cho văn học dân gian Việt Nam. Nhiều tác phẩm dân
gian của tỉnh có giá trị, in sâu vào tâm trí người dân, làm say đắm lịng người hơm nay và cả
mai sau.
4 Đóng góp của văn học dân gian Bình Dương
Văn học dân gian Bình Dương trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã chứng
tỏ được sức sống bền bỉ của mình, góp vào kho tàng văn học dân gian Việt Nam những
tác phẩm đặc sắc và hấp dẫn. Tiêu biểu trong đó là các làn điệu dân ca, các bài vè của Bình
Dương đã gặt hái nhiều huy chương vàng trong phong trào văn nghệ cả nước: Vợ chồng làm
biếng (Hoạt cảnh: lý cây khế, lý kêu đò và nói vè làm biếng), Thi tài nói dóc, Cơ vợ ăn hàng,
Vè các chợ, Lý qua rừng, Lý con cị, Lý rẫy lý vườn, Lý miễu lý đình, Lý tang tình, Lý trèo đèo
(Bình Dương q em), Hị cấy Tân Un, Hị cấy Bến Cát, Hị h tình Thuận An,…
Hình 5. Bài Vợ chồng làm biếng
EM CĨ BIẾT?
Những làn điệu và thơ ca dân gian Bình Dương được lựa chọn, khai thác để sản xuất thành nhiều băng
cát-sét, video, đĩa CD, đĩa VCD của các nơi như: Sài Gòn Audio, Bến Thành Audio, Hãng phim Trẻ,
Phương Nam phim,… Các em thiếu nhi Bình Dương cũng từng đạt giải A cuộc thi Hoa phượng đỏ
toàn quốc tổ chức tại Đắk Lắk với chương trình Điệu lý quê mình.
22
1. Theo em nguyên nhân nào làm nên đặc điểm riêng của văn học dân gian Bình Dương?
2. Kể tên một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu của tỉnh Bình Dương và nêu ví dụ
cụ thể cho mỗi thể loại ấy.
3. Hãy cho biết hị được hình thành vào khoảng thời gian nào? Có mấy loại hị tiêu biểu?
4. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Vè nói láo.
5. Thảo luận cùng bạn và liệt kê một số đề tài, tác phẩm tiêu biểu của các thể loại văn
học dân gian tỉnh Bình Dương mà em biết vào vở theo bảng gợi ý sau:
Thể loại
Lý
Đề tài
Tác phẩm tiêu biểu
Trái cây
Lý cây khế, Lý cây đu đủ,...
Những con bay lượn trên trời
Lý chim quyên, Lý chim nhạn,...
Hát ru em
Hò
Đồng dao
...
Đọc một số bài hát ru tiêu biểu của Bình Dương và thực hiện các yêu cầu:
a.
b.
c.
Chiều chiều én liệng diều bay
Cá lội dưới nước, khỉ ngồi trên cây.
Chiều chiều vịt lội cị bay
Ơng voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt gióng cho nàng đi bn
Đi bn khơng lỗ thì lời
Đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng.
Cái cò cái vạc cái nơng
Sao mày giậm lúa nhà ơng hở cị
Khơng khơng tơi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi
23
Chẳng tin thì ơng đi coi
Mẹ con nhà nó cịn ngồi đây kia.
d. Má ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau cho má nhờ
Má ơi đừng đánh con hoài
Để con bắt cá nấu canh xoài cho má ăn.
(Hát ru em, cụ Nguyễn Văn Trơn, 86 tuổi sưu tầm,
xã Tương Bình Hiệp, phường Tương Bình Hiệp)
1. Những bài hát ru trên sử dụng thể thơ gì? Nêu tác dụng của thể thơ ấy.
2. Nêu nhận xét về những hình ảnh được sử dụng trong các bài hát ru.
3. Nêu nội dung bao quát của những câu hát ru trên.
4. Liên hệ đến một số câu ca dao có cấu trúc mở đầu Chiều chiều và có hình ảnh con cò
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
5. Viết đoạn văn ngắn (khoảng150 chữ) chia sẻ cảm nhận của em về một trong bốn bài
hát ru trên.
Hoạt động 1. Đọc
Tìm đọc và sưu tầm ở xã/ phường/ thị trấn mà em đang sống các tác phẩm văn học
dân gian thuộc nhiều thể loại. Giới thiệu một vài nét về thể loại tiêu biểu nhất ở nơi em sống.
Hoạt động 2. Viết
Viết bài văn cảm nhận về một tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của Bình Dương.
Bước 1: Chuẩn bị viết
– Lựa chọn một tác phẩm văn học dân gian Bình Dương mà em u thích để viết cảm
nhận. Nên chọn tác phẩm có chủ đề rõ ràng, mang tính địa phương, hình thức nghệ thuật
đặc sắc, độ dài vừa phải.
– Trả lời các câu hỏi có tính định hướng cho bài viết:
+ Tại sao em lại lựa chọn tác phẩm đó?
+ Mục đích viết của em là gì? (thể hiện nhận thức, đánh giá của em về tác phẩm được
lựa chọn, chia sẻ cảm nhận với người khác,...)
– Tìm những nguồn tài liệu liên quan đến văn học dân gian Bình Dương từ các sách
báo, tạp chí, chuyên luận, ở thư viện, trên các trang mạng đáng tin cậy,...
– Khi đọc, tham khảo tư liệu cần ghi chép rõ trích dẫn và nguồn.
24
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
– Để tìm ý cho việc phân tích, đánh giá về một tác phẩm văn học dân gian Bình Dương,
cần trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm đó là gì? Tác phẩm mà em u thích thuộc thể
loại gì? Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý về hình thức? Đặc điểm ấy góp phần thể hiện
chủ đề như thế nào? Có những tác phẩm nào gần gũi về chủ đề, nội dung giữa văn học dân
gian Bình Dương và văn học dân gian Việt Nam mà em biết, giữa chúng có điểm gì tương
đồng và khác biệt?...
– Bài viết cần có mấy luận điểm chính? Sắp xếp các luận điểm theo trình tự nào?
– Lí lẽ cần có cho mỗi luận điểm là gì?
Lập dàn ý
Em hãy sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với phần thân bài, cần
chú ý:
– Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài viết.
– Tập trung vào hai luận điểm về nội dung và nghệ thuật.
– Nêu rõ nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.
Bước 3: Viết bài
– Phát triển các luận điểm thành những đoạn văn có câu chủ đề và triển khai ý của câu
chủ đề.
– Làm sáng tỏ chủ đề bằng việc phân tích để làm rõ các hình ảnh, chi tiết mang tính đặc
trưng của vùng đất Bình Dương, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
– Diễn đạt mạch lạc, rõ ý và đúng quy định chính tả.
Bước 4: Chỉnh sửa bài viết
Hoạt động 3. Nói và nghe
Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian
Bình Dương.
Gợi ý: Học sinh có thể dùng bài văn vừa viết để làm đề tài nói. Chỉnh sửa lại để phù hợp
với bài nói. Hoặc em làm một đề tài mới như: Trình diễn một tiết mục hát ru hoặc bài vè dân
gian của Bình Dương mà em yêu thích để giới thiệu về một tác phẩm văn học dân gian.
25