LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, các vụ án, vụ việc diễn ra hầu hết đều rất phức
tạp. Để có thể tìm ra ngun nhân tội phạm hay xác định các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ ở các vụ án này đỏi hỏi nhiều hơn là việc điều tra, lấy lời khai thơng
thường. Cùng với đó, trong q trình phát triển của khoa học hình sự, các biện
pháp điều tra ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Việc vận dụng tổng hợp,
linh hoạt các biện pháp điều tra là rất cần thiết để làm rõ sự thật khách quan đối
với những vụ án có nhiều tính tiết phức tạp. Qua tình huống vụ án dưới đây,
nhóm chúng em sẽ đưa ra một số biện pháp điều tra cần tiến hành để giải quyết
vụ án, qua đó làm rõ hơn một số vấn đề về những biện pháp điều tra này.
Do thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, mong thầy, cơ góp ý để chúng em có thể hồn thiện hơn. Chúng em
xin chân thành cám ơn.
1
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Trong quá trình phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ chứng minh sự
thật khách quan vụ án, Điều tra viên và những người có thẩm quyền theo luật
định phải sử dụng nhiều thủ thuật chiến thuật khác nhau trong các hoạt động như
khám xét, khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can, đối chất,… những thủ
thuật chiến thuật này có mối liên hệ mật thiết với nhau, thủ thuật dùng trước là
tiền đề cho thủ thuật dùng sau, thủ thuật dùng sau là cơ sở để kiểm tra tính chính
xác của những thơng tin thu được từ thủ thuật đã dùng trước đó.
Hệ thống những thủ thuật chiến thuật trong biện pháp điều tra có ý nghĩa là
chúng phải có tính liên quan với nhau, bổ trợ cho nhau, có ý nghĩa khai thác
thơng tin gần giống nhau, tạo ra một thể thống nhất. Điều đó cũng có nghĩa là
từng biện pháp điều tra có những thủ thuật chiến thuật khác so với biện pháp
điều tra khác. Sự khác nhau chủ yếu này là do đặc điểm tố tụng của từng biện
pháp điều tra, mục đích tiến hành và đặc điểm của đối tượng mà biện pháp điều
tra áp dụng trực tiếp đến.
BLTTHS quy định các hoạt động điều tra như hỏi cung bị can, lấy lời khai
người làm chứng, khám xét, khám nghiệm,… được tiến hành với những thủ tục
khác nhau. Do vậy, biện pháp điều tra áp dụng đối với từng hoạt động là khác
nhau, đây là cơ sở để phân biệt giữa các biện pháp điều tra, đồng thời cũng là cơ
sở để phân biệt giữa các biện pháp điều tra với các biện pháp khác được áp dụng
theo quy định của luật TTHS. Các biện pháp điều tra được sử dụng với mục đích
cuối cùng là thu thập được những tài liệu, chứng cứ khách quan có ý nghĩa đối
với việc giải quyết vụ án, Kết quả của biện pháp điều tra là những tài liệu, chứng
cứ để làm rõ ai là người thực hiện hành vi phạm tội? đặc điểm nhân thân của
người đó, động cơ, mục đích phạm tội, tích chất mức độ phạm tội, hậu quả của
hành vi phạm tội như thế nào? Ngoài ra, kết quả của biện pháp điều tra có ý
nghĩa cho việc phịng ngừa tội phạm, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình
sự.
2
Cơ sở pháp luật của biện pháp điều tra là các quy định của pháp luật về
nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan tiền hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các
quyết định liên quan đến việc tiến hành các biện pháp điều tra, nhiệm vụ, quyền
hạn của điều tra viên. Trong một số trường hợp, pháp luật tố tụng hình sự quy
định bắt buộc phải có phê chuẩn của VKS đối với các quyết định của Cơ quan
điều tra trước khi tiến hành. Cơ sở thực tiễn của việc tiến hành các biện pháp
điều tra là những tài liệu chứng cứ đã thu thập được hay những tài liệu chứng cứ
hiện có của Cơ quan điều tra thơng qua các biện pháp điều tra ban đầu, các tài
liệu thu thập được từ hoạt động trinh sát, hay những thơng tin có được từ tố giác,
tin báo về tội phạm để xem xét, nghiên cứu đề ra những biện pháp điều tra tiếp
theo nhằm thu thập tài liệu chứng cứ cần thiết để chứng minh sự thật khách quan
vụ án.
II. KHÁM XÉT CHỖ Ở, NƠI LÀM VIỆC CỦA BỊ CAN
Khám xét được tiến hành trong hoạt động điều tra những vụ án đã khởi tố,
khi có đủ căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và chỉ do những
người có thẩm quyền quyết định. Việc khám xét chổ ở, nơi làm việc được quy
định theo Điều 195 BLTTHS năm 2015. Khám xét là biện pháp thu thập, các tài
liệu, chứng cứ của vụ án. Khi khám xét phải có đầy đủ các căn cứ khám xét theo
quy định của pháp luật và phải có lệnh của người có thẩm quyền.
Như vậy, đối với tình huống này việc áp dụng khám xét chổ ở, nơi làm việc
của bị can Khanh là cần thiết vì có căn cứ chổ ở nơi làm việc của Khanh có các
tài liệu, chứng cứ trong vụ án.
1. Chuẩn bị khám xét
1.1. Nghiên cứu hồ sơ, thu thập, phân tích và đánh giá những tài liệu có
liên quan đến cuộc khám xét. Các biện pháp tiến hành:
- Nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ ban đầu của vụ án
- Nghiên cứu về đặc điểm nhân thân của đối tượng để nghiên cứu thủ đoạn
cất giấu, tài liệu, vật chứng;
3
- Lấy lời khai hoặc dựa vào biên bản lấy lời khai của anh Hoàn, biên bản
lấy lời khai của chị Thùy, lời khai của Nguyệt;
1.2. Lập kế hoạch khám xét
- Đối tượng khám xét: nơi làm việc của Khanh (phòng làm việc hoặc khu
vực làm việc của Khanh), nhà của Khanh.
- Xác định địa chỉ nơi sẽ tiến hành khám xét: Trụ sở TAND thị xã nơi
Khanh làm việc; địa chỉ nhà của Khanh.
- Xác định những đồ vật, tài liệu cần phát hiện thu giữ, tạm giữ;
- Thời gian tiến hành khám xét: thời gian khám xét chấp hành theo quy định
BLTTHS. Ngoài ra nếu khám xét ở nhiều nơi thì sẽ tiến hành cùng lúc đảm bảo
yếu tố bí mật, bất ngờ, đề phịng đối tượng thơng tin cho nhau để tiêu hủy, tẩu
tán tài liệu, vật chứng.
- Lập thành phần khám xét: người chủ trì; người chứng kiến; đại diện chính
quyền địa phương hoặc đại diện cơ quan nơi tiến hành khám xét; chủ nhà hoặc
đại diện chủ nhà, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người trực tiếp khám xét.
- Dự kiến các phương tiện kĩ thuật, phương tiện gia thông và những công
cụ, phương tiện cần thiết để bảo quản các tài liệu chứng cứ thu thập được.
- Xác định tiến trình khám xét: Sau khi xem xét đặc điểm chổ ở, nơi làm
việc thì có thể tiến hành khám xét từ trong ra ngồi hay từ ngồi vào trong, chia
ơ, chia khu vực cho phù hợp.
- Dự kiến các tình huống bất trắc và biện pháp giải quyết cụ thể.
1.3. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện và những nhu cầu tài chính cần thiết
cho cuộc khám xét
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng thì có thể tiến hành:
- Tập hợp và huy động lực lượng
- Phổ biến kế hoạch khám xét
- Phân công nhiệm vụ cho từng lực lượng và sự phối hợp, các ám tín hiệu
cần thiết
4
- Chuẩn bị phương tiện, vũ khí trang bị cho các thành viên tham gia khám
xét, các phương tiện, dụng cụ để bảo quản, vận chuyển đồ vật, tài liệu thu thập
được
2. Tiến hành khám xét
2.1. Giai đoạn đầu
- Đến khu vực cần khám xét: dù đến bằng phương tiện gì cũng cần phải bí
mât, bất ngờ.
- Đột nhập vào ngôi nhà, nơi làm việc: phải đáp ứng chấp hành theo quy
định của BLTTHS
2.2. Giai đoạn khám xét sơ bộ và chi tiết
Tiến hành các hoạt động khám xét và thu giữ các tài liệu, chứng chứ liên
quan đến vụ án
3. Kết thúc khám xét
- Lập biên bản khám xét
- Đóng gói, niêm phong các đồ vật, tài liệu… đã thu thập
- Đánh giá kết quả cuộc khám xét.
Như vậy, thông qua việc áp dụng việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc của bị
can khi có căn cứ có các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án được tiến hành
nhanh chóng, kịp thời sẽ góp phần thu thập được tài liệu, chứng cứ chứng minh
hành vi phạm tội của Khanh.
Ngoài việc, khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Khanh, CQĐT có thể tiến
hành thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử của Khanh. Bởi vì, việc thu giữ
có có ý nghĩa xác định được các tình tiết liên quan đến các cuộc gọi, các tin
nhắn mà Khanh đã gọi cho anh Hoàn. Trong trường hợp khơng thể thu giữ thì
tiến hành sao lưu vào phương tiện điện tử và thu giữ.
5
III. GIÁM ĐỊNH CHỮ KÝ, ÂM THANH
1. Khái niệm trưng cầu giám định và hình thức trưng cầu giám định
1.1. Khái niệm trưng cầu giám định
“Trưng cầu giám định trong quá trình điều tra là hoạt động của các cơ quan
điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
Viện kiểm sát thực hiện việc lấy ý kiến đánh giá vấn đề liên quan đến nội dung
vụ án của các nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực họ có hiểu biết nhằm phục vụ vụ
công tác giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đến trước khi kết
thúc điều tra.”
Qua khái niệm trên có thể thấy hoạt động trưng cầu giám định được đặt ra
để giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác minh được trong các lĩnh vực
chuyên môn mà họ không hiểu biết được. Đây như là một cơng cụ đắc lực giúp
họ nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ án dù có những thứ mà họ
khơng hiểu biết hết.
Thêm vào đó, theo quy định của BLTTHS 2015 thì biện pháp trưng cầu
giám định có thể được thực hiện trước hoặc sau khi khởi tố. Như vậy, ngay từ
trước khi khởi tố vụ án hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng đã có thể tiến hành
biện pháp này. Bởi trong một số vụ án việc giám định là một chứng cư có tính
khách quan cao, có thể chứng minh được các hành vi phạm tội của các đối tượng
do đó quy định như vậy là rất cần thiết.
1.2. Hình thức trưng cầu giám định
Đây là cách thức mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc trưng cầu
giám định. Một số hình thức có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, trưng cầu giám định lần đầu, là lần đầu tiên cơ quan tiến hành tố
tụng lấy ý kiến, kết luận của các nhà chuyên môn để làm sáng tỏ một tình tiết
nào đó trong q trình giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố
hoặc để giải quyết vụ án.
6
Thứ hai, trưng cầu giám định lại, là việc cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục
lấy ý kiến, kết luận của các nhà chuyên môn để làm sáng tỏ một tình tiết nào đó
nhằm phục vụ cơng tác giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố
hoặc để giải quyết vụ án mà trước đó, tình tiết đó đã được trung cầu giám định
và đã ý kiến, kết luận trả lời bằng văn bản của các nhà chuyên môn
Thứ ba, trưng cầu giám định bổ sung là là việc cơ quan tiến hành tố tụng
tiếp tục lấy ý kiến, kết luận của các nhà chuyên mơn để làm sáng tỏ một tình tiết
nào đó chưa được trưng cầu giám định nhằm phục vụ công tác giải quyết tin
báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc để giải quyết vụ án mà trong
trưng cầu giám định lần đầu chưa trưng cầu đầy đủ, hoặc trong quá trình giải
quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố; điều tra vụ án phát hiện
thêm tình tiết mới cần lấy ý kiến, kết luận chuyên môn hoặc trong trưng cầu
giám định lần đầu chưa đưa ra hết các câu hỏi đối với người giám định
Trưng cầu giám định tổ hợp, là việc các cơ quan, người trưng cầu giám
định trưng cầu nhiều nhà giám định khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau
về một hoặc nhiều tình tiết cụa vụ việc để hỗ trợ cho việc giải quyết vụ án hình
sự
2. Căn cứ trưng cầu giám định
2.1. Căn cứ pháp lý
Theo quy định tại điều 206 BLTTHS 2015 (sđ, bs 2017). Các cơ quan tiến
hành tố tụng bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định trong những trường
hợp sau:
- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ và năng lực
trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tinh thần của người làm chứng hoặc
người bị hai khi có sự nghi ngờ về năng lực nhận thức hoặc năng lực khai báo
đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hai nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải
quyết vụ án mà khơng có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi
ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
7
- Nguyên nhân làm chết người;
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;
- Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ…;
- Mức độ ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 205 bltths 2015 (sđ, bs 2017) ngoài
những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định trên, khi xét thấy cần thiết
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hồn tồn có thể ra quyết định trưng
cầu giám định. Những trường hợp thường được coi là cần thiết như:
- Khi cần làm rõ những công cụ phương tiện gây ra dấu vết hoặc xác định
người nào đó đã để lại dấu vân tay chân giày dép tại hiện trường
- Thì phải làm rõ người nào đã viết, ký, hình dấu thật hay giả, máy chữ nào
đánh, in ra tài liệu đó có liên quan đến vụ án
- Khi làm rõ những hàng hóa thu được trong q trình điều tra có phải là
hàng giả hay khơng
- Xác định nguyên nhân cháy nổ, sự cố kỹ thuật
- Khi cần phải xác định các dấu vết sinh vật thu được tại hiện trường
- Khi cần phải làm rõ hoạt động kế tốn tài chính của một đơn vị là đúng
hay sai
Khi đã xác định những vấn đề của vụ án và trưng cầu giám định cơ quan
tiến hành tố tụng cần xác định và làm rõ những nội dung liên quan đến giám
định như:
- Về các vấn đề phải giám định,
- Các dạng giám định sẽ tiến hành trưng cầu
- Giám định đó có khả năng giải quyết được vấn đề mà hoạt động điều tra
đặt ra hay không
- Cơ quan giám định hay người giám định có khả năng tiến hành giám định
- Các tài liệu mẫu vật thu được đã đủ yếu tố giám định chưa
8
2.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn:
Theo tình huống được cho "Anh Hoàn đã ghi âm việc đưa số tiền này cho
Nguyệt tại nhà của Nguyệt". Có thể thấy đoạn ghi âm này có thể chứng minh
được hành vi vụ lợi của Khanh thông qua em gái Nguyệt. Đây là một tình tiết
quan trọng giúp định tội danh của Khanh trong vụ án. Bởi trong các cấu thành
của các tội phạm tham nhũng thì nếu các hành vi giống nhau nhưng có mục đích
vụ lợi hay khơng sẽ dẫn đến các tội danh khác nhau dẫn đến hậu quả là các hình
phạt cũng sẽ khác nhau. Do vậy, việc chứng minh điều này là cần thiết để việc
định tội được đúng đắn thì hình phạt mới phù hợp với hành vi phạm tội mà
người phạm tội đã thực hiện. Với tình tiết trên chúng ta sẽ giám định đoạn ghi
âm để xem xét liệu trong đoạn ghi âm có phải là giọng chị Nguyệt và anh Hồn
hay khơng. Liệu đoạn ghi âm có bị cắt xén, chỉnh sửa hay khơng?
Thêm vào đó là tình tiết thứ hai, "Tháng 9/2017, Khanh đã tự soạn thảo
Quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn đã có sẵn trong máy tính (vì Khanh làm
thư ký được giao soạn thảo mẫu Quyết định này), điền tên thơng tin vợ chồng
anh Hồn vào QĐ, cịn các thông tin về số, ngày, tháng, năm cũng như số biên
lai thu tiền tạm ứng án phí thì Khanh lấy theo 1 Quyết định mẫu có sẵn trong
máy vi tính, cịn tên của Thẩm phán, Khanh đánh máy tên Thẩm phán Nguyễn
Duy Đức, sau đó Khanh in ra 1 bản và lấy mẫu chữ ký của Thẩm phán Đức (do
Khanh đã lưu từ trước) cắt ra, dán vào QĐ rồi mang xuống phòng Văn thư, lợi
dụng lúc chị Đào Như Huyền là văn thư cơ quan khơng có ở phòng làm việc,
Khanh đã photo ra 2 bản, và lấy dấu Quốc huy của TAND thị xã để đóng vào
QĐ giả". Từ tình tiết này ta có thể thấy được chữ ký của thẩm phán là những thứ
bị làm giả. Từ đó, các tình tiết này sẽ trở thành chứng cứ chứng minh cho hành
vi phạm tội của Khanh. Vì vậy, việc giám định chữ ký là cần thiết để củng cố
chứng cứ cho hành vi phạm tội của Khanh. Các câu hỏi được đặt ra để giám
9
định cho tình tiết này như chữ ký của thẩm phán có phải là thật hay khơng, nó
được cắt ra từ giấy tờ nào…
3. Cách thức trưng cầu giám định
3.1. Chuẩn bị trưng cầu giám định
Đây là một bước quan trọng trong hoạt động trưng cầu giám định để đảm
bảo cho kết quả giám định được đầy đủ, chính xác nhất. Trong bước chuẩn bị
này, cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện một số hoạt động như:
Chuẩn bị mẫu vật, tài liệu cần thiết gửi đi giám định. Thường đây là những
mẫu vật có liên quan đến vụ án hoặc các mẫu vật mang tính chất so sánh. Trong
trường hợp vụ án này thì mẫu vật cụ thể ở đây là file ghi âm của anh Hoàn khi
đưa tiền cho Nguyệt (em gái của Khanh) và quyết định ly hơn mà Khanh làm giả
có dán mẫu chữ ký của Thẩm phán Đức. Đây đều được xác định là những mẫu
vật có liên quan mật thiết, có tính chất quan trọng trong việc giải quyết vụ án.
Khi thu thập xong, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải đảm bảo mẫu vật đủ chất
lượng, đủ yếu tố giám định và tính ổn định để có thể tiến hành giám định… (file
ghi âm không bị hỏng, quyết định ly hôn giả không bị nhàu nát…).
Lựa chọn thời gian tiến hành giám định. Việc lựa chọn thời gian phụ thuộc
vào từng tình tiết cụ thể trong vụ việc, vụ án cụ thể và đặc tính của đối tượng
giám định (như một số mẫu vật sẽ bị ảnh hưởng về chất lượng nếu để trong thời
gian dài hay một số vụ án cần tiến hành giám định sớm để thu về tính tiết giải
quyết vụ án…).
Lựa chọn người giám định, cơ quan tiến hành giám định. Tùy thuộc vào
tính chất vụ việc, vụ án có thể lựa chọn các tổ chức giám định khác nhau sao cho
phù hợp bao gồm các cơ quan, tổ chức giám định ở trung ương hoặc các tổ chức
giám định ở địa phương. Người giám định phải là người có những kiến thức cần
thiết cho lĩnh vực cần giám định mà cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu.
3.2. Ra quyết định trưng cầu giám định
Sau khi tiến hành xong hoạt động chuẩn bị, người trưng cầu giám định đề
nghị lãnh đạo Cơ quan ra quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu
10
giám định phải đảm bảo các nội dung theo khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng
hình sự như tên cơ quan trưng cầu giám định, tên và đặc điểm của đối tượng cần
giám định… Nội dung yêu cầu giám định được thể hiện dưới dạng đưa ra các
câu hỏi đối với giám định viên, các câu hỏi phải bám sát nội dung của vụ án,
nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động xác minh, điều tra, các
câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, cụ thể.
Khi tiến hành giám định, người ra quyết định trưng cầu giám định cần có sự
phối hợp với giám định viên dưới các hình thức thảo luận với người giám định
để xác định dạng giám định cần phải trưng cầu, từ đó lựa chọn ra cơ quan giám
định và người giám định phù hợp, đồng thời đảm bảo cho kết quả giám định
được chính xác và khách quan, khoa học nhất.
3.3. Thực hiện quyết định trưng cầu giám định
Quá trình tiến hành giám định trải qua 3 giai đoạn kế tiếp:
- Nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị.
- Nghiên cứu chi tiết.
- Đánh giá kết quả thu thập được và đưa ra kết luận.
Trong quá trình nghiên cứu chi tiết, người giám định nghiên cứu, phân tích
trực tiếp các mẫu vật, tài liệu xác định những thuộc tính, dấu hiệu trùng nhau và
những thuộc tính, dấu hiệu khác nhau, tiến hành những thực nhiệm giám định.
Thời hạn trả lời kết quả giám định được xác định là không quá 03 tháng đối
với trường hợp trưng cầu giám định về tình trạng tâm thần của người bị buộc tội
khi có nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; khơng q 01 tháng đối
với trương hợp trưng cầu giám định về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân làm
chết người; không quá 09 ngày đối với quyết định trưng cầu về tuổi bị can, bị
cáo.
3.4. Sử dụng kết luận giám định
Khi đã đảm bảo việc trưng cầu được tiến hành đúng theo những quy định
của pháp luật như: trưng cầu giám định đúng theo trình tự tố tụng, đảm bảo sự
vơ tư của người giám định… thì kết quả giám định có thể được đưa vào sử dụng
11
để tìm ra tình tiết của vụ án. Trong thời hạn 24h kể từ khi ra kết luận giám định,
cơ quan, tổ chức tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan
đã trưng cầu. Trong vòng 24h kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan,
người đã trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho viện kiểm sát
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
4. Vai trò của kết quả giám định
Kết luận giám định ln góp phần giải quyết vụ án hình sự bởi:
Kết quả giám định là ý kiến kết luận đánh giá của những nhà chuyên mơn
trong lĩnh vực mà họ có hiểu biết sâu sắc nên có giá trị cao trong chứng minh tội
phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; kết quả giám định giúp người tiến
hành tố tụng có thêm căn cứ để đấu tranh với những lời gì khai gian dối, bác bỏ
những tố khơng có giá trị chứng minh
Kết quả giám định giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định có hay
khơng; hành vi phạm tội xảy ra để từ đó xây dựng giả thuyết và kế hoạch phối
hợp, ban hành các quyết định tố tụng chính sách đảm bảo việc giải quyết vụ án
đúng đắn khách quan tồn diện
Kết quả giám định có tác dụng củng cố niềm tin nội tâm của những người
tiến hành tố tụng bởi kết quả giám định là đánh giá, kết luận được thực hiện theo
các nhà chun mơn có trình độ và hiểu biết sâu rộng hơn những người tiến
hành tố tụng trong lĩnh vực mà người tiến hành tố tụng nên ln có giá trị của cố
niềm tin nội tâm đối với họ đặc biệt trong những trường hợp vụ án có nhiều tình
tiết nội dung phản ánh sự vật, hiện tượng trái ngược nhau
Kết quả giám định giúp củng cố chứng cứ nhất là những trường hợp chứng
cứ, chứng minh tội phạm, hành vi phạm tội còn yếu, chưa đủ cơ sở để kết luận
hoặc chưa đủ cơ sở để giải quyết các vấn đề khác liên quan đến vụ án.
12
IV. LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGUYÊN ĐƠN, HỎI
CUNG BỊ CAN
1. Lấy lời khai người làm chứng
Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời
và phổ biến nhất, đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự
thật khách quan của vụ án hình sự vì người làm chứng nắm được diễn biến của
vụ án hình sự, hồn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội, người bị hại...
Điều 91 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về lời khai của người làm chứng
như sau: “1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội
phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với
người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra;
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày
nếu họ khơng thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”
Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy
triệu tập. Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc,
học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục
đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc
vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:
- Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thơng qua
chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ
chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao
giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người
làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập
có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;
- Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc
người đại diện khác của họ;
Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy
lời khai.
13
Việc lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện theo Điều 186 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều
tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
2. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng
người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời
khai.
3. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho
người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của
Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
4. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ
giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân
của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự
viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt
câu hỏi.
5. Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên khơng khách
quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết
định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều
tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người
làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại
Điều này.”
Theo đó, địa điểm tiến hành lấy lời khai người làm chứng có thể là nơi tiến
hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó. Việc quy
định địa điểm lấy lời khai có tính chất tùy nghi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
Điều tra viên, cho người làm chứng trong việc lấy và cung cấp lời khai.
Về nguyên tắc về lấy lời khai người làm chứng, một vụ án có thể có nhiều
người cùng chứng kiến sự việc, không phải tất cả những người chứng kiến sự
việc đều cần triệu tập đến lấy lời khai. Triệu tập người làm chứng căn cứ vào
tình tiết của vụ án và chiến thuật của Điều tra viên. Trong trường hợp có nhiều
người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp
14
xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai bởi những người làm chứng có
thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến, lời khai của người làm chứng khác. Trước khi lấy
lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết
quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định. Việc này phải ghi vào biên bản. Trong
nhiều vụ án, người làm chứng có thể quen biết bị hại hoặc quen biết bị can. Do
đó, điều luật quy định, trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về
mối quan hệ giữa người làm chửng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về
nhân thân của người làm chứng. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến động cơ
khai báo của người làm chứng. Khi lấy lời khai, Điều tra viên phải chú ý tới
những yếu tố khách quan và chủ quan kìm hãm hoặc thúc đẩy người làm chứng
khai báo như tình trạng sức khỏe của người làm chứng khi chứng kiến sự việc
phạm tội, khả năng nhận thức và trình độ hiểu biết của người làm chứng vê đối
tượng, người làm chứng có sợ bị trá thù hay không,... Khi lấy lời khai, Điều tra
viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự
nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.
Về việc Kiểm sát viên lấy lời khai người làm chứng trong trường hợp khi
xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên khơng khách quan hoặc có vi phạm
pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn
hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết
định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng.
Biên bản ghi lời khai người làm chứng cũng là nguồn chứng cứ theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, biên bản này phải được lập theo quy
định chung về biên bản điều tra quy định tại điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015.
Lời khai của người làm chứng có thể góp phần quan trọng trong việc giải
quyết vụ án. Việc lấy lời khai người làm chứng phải khách quan. Việc lấy lời
khai người làm chứng có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc ghi âm, ghi
hình có âm thanh đối với người làm chứng tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật
chất, vào người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người làm chứng nên khơng
có tính chất bắt buộc như đối với hỏi cung bị can.
15
2. Lấy lời khai nguyên đơn dân sự
Lời khai của nguyên đơn dân sự là sự trình bày bằng miệng về những tình
tiết có liên quan đến vụ án hình sự của cá nhân. Nguyên đơn dân sự có đơn yêu
cầu bồi thường thiệt hại, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng,
theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Lời khai của ngun đơn dân
sự đề cập những tình tiết có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại, cho nên
đây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng
tỏ hậu quả của tội phạm.
Việc triệu tập, lấy lời khai của nguyên đơn dân sự được thực hiện như quy
trình, thủ tục, quy định về việc lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai
của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Lời khai của ngun đơn dân sự dân sự phải được xác minh và những tình
tiết do ngun đơn dân sự trình bày sẽ khơng được coi là chứng cứ nếu họ
khơng thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
3. Hỏi cung bị can
Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra theo trình tự luật định đối với một
người đã bị khởi tố về hình sự (bị can) nhằm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội
của họ và của những người đồng phạm. Khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra
viên phải quán triệt nguyên tắc thận trọng, khách quan, không được dễ tin lời
cung. Lời khai của bị can phải được thẩm tra, xác minh kỹ, bảo đảm chính xác
và rõ ràng; phải thực hiện đúng thủ tục pháp luật về hỏi cung bị can.
Sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên phải tiến hành ngay việc
hỏi cung bị can, nhằm sớm làm rõ sự thật về hành vi phạm tội của bị can, giúp
cho công tác điều tra, xử lý được nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của
cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm, khơng để lọt tội phạm và không làm oan
người vô tội, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Mặt
khác, việc hỏi cung bị can được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị
can sẽ tạo điều kiện cho bị can sớm thực hiện được các quyền đưa ra những
chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa v.v…
16
Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi
cung bị can do Kiểm sát viên tiến hành cũng phải theo đúng thủ tục nêu trên.
Điều tra viên, Kiểm sát viên không được bức cung hoặc dùng nhục hình đối
với bị can. Bức cung là bức ép bị can phải khai báo, khai không đúng sự thật,
khai theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên, Kiểm sát viên bằng việc dùng
những thủ đoạn, phương pháp hỏi cung trái pháp luật như: Đe dọa dùng nhục
hình; đe dọa bắt giam bị can (đang tại ngoại) hoặc người thân của bị can; đe dọa,
khống chế về tinh thần v.v… Dùng nhục hình là tra tấn, đánh đập hoặc dùng các
thủ đoạn thô bạo khác làm cho bị can bị đau đớn về thể xác, hoảng loạn về tinh
thần mà phải khai báo không đúng sự thật hoặc khai báo theo ý muốn chủ quan
của Điều tra viên, Kiểm sát viên v.v… Điều luật nghiêm cấm bức cung và dùng
nhục hình trong khi hỏi cung vì những việc làm trái pháp luật này không những
xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm của bị can, mà còn làm sai lệch sự thật vụ
án.
KẾT LUẬN
Trên thực tế, các vụ án liên quan đến các tội phạm về tham nhũng đang xảy
ra ngày một nhiều trong xã hội hiện nay. Các tội phạm này lại là các tội phạm
gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân dành cho nhà nước. Do vậy, việc đấu
tranh phòng chống tội phạm này là hết sức cấp thiết bởi chính các tội phạm gây
mất niềm tin trong nhân dân như vậy sẽ khiến cho người dân sẽ dễ bị dẫn dắt
phản động, chống chính quyền nhân dân, nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Các tội phạm này lại còn thường là các tội phạm rất tinh vi, xảo
quyệt. Bởi chính họ là những người được nhà nước trao quyền. Đơi khi họ chính
là những người am hiểu pháp luật nên việc điều tra loại tội phạm này cũng rất
khó khắn. Chính vì thế, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải
nắm vững các biện pháp điều tra, từ đó lựa chọn ra các biện pháp điều tra phù
hợp với từng loại tội phạm trong từng giai đoạn truy tố khác nhau đối với các
tình tiết của các vụ án khác nhau.
17
Danh mục từ viết tắt
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Viện kiểm sát
Quyết định
Tòa án nhân dân
Cơ quan điều tra
18
Từ viết tắt
BLHS 2015 (sđ, bs 2017)
BLTTHS 2015
VKS
QĐ
TAND
CQĐT
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật tố tụng hình sự 2015
2. Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
3. Trường đại học kiểm sát Hà Nội, Giáo trình phương pháp điều tra hình
sự, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Hạnh, Giáo trình giám định tư pháp hình sự, nxb Chính trị
sự thật, 2019.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG........................................................................2
II. KHÁM XÉT CHỖ Ở, NƠI LÀM VIỆC CỦA BỊ CAN..................3
1. Chuẩn bị khám xét..................................................................................3
1.1. Nghiên cứu hồ sơ, thu thập, phân tích và đánh giá những tài liệu có
liên quan đến cuộc khám xét. Các biện pháp tiến hành:...........................3
1.2. Lập kế hoạch khám xét.......................................................................3
1.3. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện và những nhu cầu tài chính cần
thiết cho cuộc khám xét.............................................................................4
2. Tiến hành khám xét.................................................................................4
2.1. Giai đoạn đầu......................................................................................4
2.2. Giai đoạn khám xét sơ bộ và chi tiết..................................................5
3. Kết thúc khám xét...................................................................................5
III. GIÁM ĐỊNH CHỮ KÝ, ÂM THANH............................................5
1. Khái niệm trưng cầu giám định và hình thức trưng cầu giám định...5
1.1. Khái niệm trưng cầu giám định..........................................................5
1.2. Hình thức trưng cầu giám định...........................................................6
2. Căn cứ trưng cầu giám định...................................................................7
2.1. Căn cứ pháp lý....................................................................................7
2.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................8
3. Cách thức trưng cầu giám định.............................................................9
19
3.1. Chuẩn bị trưng cầu giám định............................................................9
3.2. Ra quyết định trưng cầu giám định..................................................10
3.3. Thực hiện quyết định trưng cầu giám định......................................10
3.4. Sử dụng kết luận giám định..............................................................11
4. Vai trò của kết quả giám định..............................................................11
IV. LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGUYÊN ĐƠN, HỎI
CUNG BỊ CAN..............................................................................................12
1. Lấy lời khai người làm chứng..............................................................12
2. Lấy lời khai nguyên đơn dân sự...........................................................15
3. Hỏi cung bị can......................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................17
Danh mục từ viết tắt..........................................................................................18
Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................19
20