Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ văn bản pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, nhận xét và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.39 KB, 8 trang )

Biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ văn bản pháp luật theo quy định
của pháp luật hiện hành, nhận xét và kiến nghị
A. MỞ BÀI
Văn bản pháp luật là sản phẩm quyền lực của các cơ quan nhà nuớc, là phương tiện,
công cụ hữu hiệu nhất để nhà nuớc quản lí xã hội. Chất lượng của văn bản pháp luật
vừa phản ánh hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nuớc vừa cho thấy mức độ hoàn
thiện của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên cũng như các sản phẩm xã hội khác, văn
bản pháp luật cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định và cần phải có
biện pháp ngăn chặn. Trong đó có hai biện pháp nổi bật nhất là biện pháp hủy bỏ và
biện pháp bãi bỏ. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài số 16 nghiên
cứu về “biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ văn bản pháp luật theo quy định của
pháp

luật

hiện

hành,

nhận

xét



kiến

nghị”.

B. THÂN BÀI
I. Khái niệm văn bản pháp luật khiếm khuyết và các biện pháp xử lí văn bản


pháp luật khiếm khuyết:
1. Văn bản pháp luật (VBPL):
VBPL là những văn bản được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật
quy định, chứa đựng ý chí của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu quản lí và được
nhà nước đảm bảo thực hiện.
2. VBPL khiếm khuyết:


VBPL khiếm khuyết được hiểu là văn bản pháp luật “còn thiếu sót, chưa hoàn
chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu. (giáo trình XDVBPLtrường Đại học Luật Hà Nội, trang 265).
3. Xử lí VBPL khiếm khuyết:
Xử lí VBPL khiếm khuyết là hoạt động chủa cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm
quyền trong việc ra phán quyết đối với những văn bản pháp luật khiếm khuyết. Các
hình thức xử lí VBPL khiếm khuyết bao gồm: biện pháp hủy bỏ, biện pháp bãi bỏ,
đình chỉ thi hành, tạm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung. (điều 9 luật BHVBQPPL
năm 2008). (văn bản quy phạm pháp luật – VBQPPL)

4. Các biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết:
Pháp luật tuy không có điều khoản nào quy định trực tiếp các biện pháp xử lí VBPL
khiếm khuyết, tuy nhiên thông qua quy định tại Điều 27 Nghị định 40/2010/NĐ-CP
ngày 12/04/2010 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và quy định tại
điều 9 luật ban hành VBQPPL năm 2008 chúng ta có thể hiểu các biện pháp xử lí
VBPL khiếm khuyết bao gồm: biện pháp hủy bỏ, biện pháp bãi bỏ, đình chỉ thi
hành, tạm đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung.
Biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ là hai hình thức xử lí nghiêm khắc nhất đối với VBPL
khiếm khuyết. Bản chất của hai biện pháp này cũng rất khác nhau, tuy nhiên pháp
luật lại không có những quy định rõ ràng nhằm phân biệt chúng dẫn đến nhiều tranh
cãi về việc áp dụng trong thực tiễn. Do vậy, việc phân tích, tìm hiểu để có những
nhận thức chính xác về bản chất của hai biện pháp xử lí nói trên có ý nghĩa thực tiễn
rất lớn.

II. Biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ:


1. Biện pháp hủy bỏ văn bản pháp luật:
Khái niệm: Hủy bỏ là ra quyết định làm mất hiệu lực cả về trước của một văn bản
pháp lí kể từ khi văn bản đó đuợc ban hành. (Từ điển pháp luật - Hành chính
Pháp_Việt trang 32)
Đối tượng áp dụng: Đây là biện pháp xử lí được áp dụng đối với VBPL bao gồm cả
văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính có
dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Trường hợp áp dụng: Việc hủy bỏ VBPL thường áp dụng trong trường hợp văn bản
đó vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: nội dung của VBPL bất hợp pháp; ban
hành văn bản trái thẩm quyền nội dung; sai phạm về thủ tục ban hành dẫn đến làm
mất cơ sở pháp lí của việc giải quyết công việc phát sinh...
Điều 29 Nghị định 40/2010/ NĐ-CP về kiểm tra và xử lí văn bản quy phạm pháp
luật thì: “hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong
trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về
hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật
từ thời điểm văn bản được ban hành”.
Hậu quả pháp lý: văn bản pháp luật bị hủy bỏ sẽ bị hết hiệu lực pháp luật kể từ thời
điểm văn bản đó được quy định là có hiệu lực pháp lí. Như vậy, biện pháp này phủ
nhận hoàn toàn giá trị pháp lí của văn bản bị hủy bỏ ở mọi thời điểm mặc dù trên
thực tế, trước khi bị hủy nó đã từng có hiệu lực và đã được thi hành. Đối với cơ
quan, cá nhân, đối tuợng liên quan đến việc ban hành và thực hiện văn bản pháp
luật bị hủy bỏ đó thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi ban hành
văn bỏ đó. Ngoài ra, đối với văn bản bị hủy bỏ là văn bản áp dụng pháp luật thì phát
sinh một hậu quả pháp lí quan trọng đó là trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ
thể ban hành văn bản. Theo Điều 30 nghị định 40/2010/NĐ-CP thì tùy thuộc vào
tính chất, mức độ của VBPL khiếm khuyết mà chủ thể ban hành có thể bị truy cứu



trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Loại trách nhiệm này pháp luật
không quy định đối với văn bản bị hủy bỏ là văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản hành chính.
Chủ thể có thẩm quyền hủy bỏ VBPL khiếm khuyết: Theo quy định trong các văn
bản pháp luật như Hiến pháp 1992, các Luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Nghị định 40/2010/NĐ-CP, nhìn
chung thẩm quyền hủy bỏ VBPL khiếm khuyết thuộc về: Ủy ban thường vụ Quốc
hội đối với văn bản của một số cơ quan; Tòa án nhân dân cấp trên đối với văn bản
áp dụng pháp luật của tòa án nhân dân cấp dưới; Tòa hành chính đối với văn bản áp
dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nuớc trong một số loại việc; cơ quan
nhà nước đối với chính VBPL do mình ban hành nếu pháp luật không quy định
khác.
2. Biện pháp bãi bỏ văn bản pháp luật:
Khái niệm: Bãi bỏ theo nghĩa thông thường được hiểu là “bỏ đi, không thi hành
nữa”(Từ điển tiếng Việt thông dụng, NXB. Giáo dục, Hà Nội 1995, tr. 41). Theo
ngôn ngữ khoa học, bãi bỏ VBPL: “là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên
bố một văn bản pháp luật hiện hành hết hiệu lực thi hành” (Từ điển Luật học, Nxb
Tư pháp).
Đối tượng áp dụng: biện pháp bãi bỏ áp dụng đối với các văn bản quy phạm pháp
luật có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết như: nội dung VBPL không phù hợp
với đường lối, chính sách của Đảng, đại đa số nội dung trong văn bản không phù
hợp với quyền lợi chính đáng của nhân dân; nội dung văn bản không phù hợp với
VBPL do cơ quan cấp trên ban hành hay không phù hợp với thực trạng kinh tế - xã
hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh, không còn cần thiết tồn tại trong thực tiễn
nữa...


Hậu quả pháp lý: VBPL bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản
xử lí nó có hiệu lực pháp luật. Tức là, pháp luật vẫn công nhận giá trị pháp lí của

văn bản bị bãi bỏ từ thời điểm ban hành cho đến thời điểm bị tuyên bố bãi bỏ. Vậy
nên, những chủ thể, đối tượng liên quan đến việc ban hành và triển khai thực hiện
văn bản đó đều được coi là hợp pháp. Do đó, biện pháp bãi bỏ không phát sinh trách
nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết
đó.
Chủ thể có thẩm quyền bãi bỏ VBPL khiếm khuyết: Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện, cơ quan nhà nước đối với VBPL khiếm khuyết do chính mình ban
hành. Các loại văn bản của các cơ quan nhà nước cụ thể là đối tượng bị bãi bỏ của
các chủ thể nêu trên được trình bày cụ thể trong các văn bản pháp luật đã kể ở mục
trên.
3. Phân biệt biện pháp hủy bỏ và biện pháp bãi bỏ văn bản pháp luật khiếm
khuyết:
Nhìn chung theo các quy định của pháp luật tại luật ban hành VBQPPL năm 2008
và nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lí VBQPPL thì thẩm quyền và thủ
tục xử lí của hai hình thức bãi bỏ, hủy bỏ VBPL không có sự phân biệt. Tuy nhiên
giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt cơ bản sau:
* Đối tượng áp dụng:
- Hủy bỏ VBPL khiếm khuyết: Áp dụng đối với cả văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính khiếm khuyết
- Bãi bỏ VBPL khiếm khuyết: Chỉ áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật
khiếm khuyết.
* Trường hợp áp dụng:


- Hủy bỏ VBPL khiếm khuyết: Đối với những VBPL có dấu hiệu vi phạm pháp luật
nghiêm trọng
- Bãi bỏ VBPL khiếm khuyết: Chỉ đối với những VBPL có dấu hiệu vi phạm pháp
luật mà còn đối với cả những VBPL có dấu hiệu không phù hợp với kinh tế, xã
hội...

* Thời điểm VBPL bị xử lý hết thời hiệu lực:
- Hủy bỏ VBPL khiếm khuyết: Kể từ thời điểm VB đó được quy định là có hiệu lực
pháp luật.
- Bãi bỏ VBPL khiếm khuyết: Kể từ thời điểm văn bản xử lý văn bản đó có hiệu lực
(thời điểm văn bản bị xử lý được tuyên bố là bãi bỏ).
* Hậu quả pháp lý:
- Hủy bỏ VBPL khiếm khuyết: Khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi ban
hành văn bản bị hủy bỏ đó. Việc hủy bỏ văn bản áp dụng pháp luật phát sinh trách
nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản. Nếu văn bản bị hủy bỏ là
văn bản áp dụng pháp luật thì pháp luật còn quy định trách nhiệm bồi thường, bồi
hoàn của chủ thể ban hành văn bản. Còn đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn
bản hành chính thì pháp luật không quy định việc bồi thường.
- Bãi bỏ VBPL khiếm khuyết: Những việc trước đó đã áp dụng theo văn bản này
được giữ nguyên. Bãi bỏ VBPL không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi
hoàn của chủ thể ban hành văn bản đó.
III. Một số tồn tại trong quy định của pháp luật về biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ
VBPL khiếm khuyết và kiến nghị:
Một trong số những nguyên nhân cơ bản tạo ra tính tùy nghi trong việc áp dụng các
biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ VBPL khiếm khuyết trong thực tế là do quy định của
pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể, chưa tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
nhận thức và vận dụng vấn đề này, thể hiện ở một số mặt sau:


- Pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VBPL
chỉ phát sinh khi áp dụng biện pháp hủy bỏ văn bản áp dụng pháp luật khiếm
khuyến mà không áp dụng đối với việc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật sai trái.
Điều này đã tạo nên một điểm bất hợp lí trong pháp luật, đó là: cùng là những văn
bản pháp luật sai trái, gây ra những thiệt hại cho xã hội nhưng trường hợp thì phải
bồi thường, trường hợp thì không. Tuy nhiên, nếu quy định trách nhiệm bồi thường
đối với cả việc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật thì lại làm phát sinh nhiều vấn

đề mới như khó khăn trong việc xác định thiệt hại của các loại văn bản này vì sự tác
động của văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn là rất rộng, lại trải qua thời gian
tồn tại lâu dài, vì thế khó quy ra mức độ thiệt hại cụ thể để áp dụng trách nhiệm.
Như vậy, để đảm bảo tính khoa học, hợp lí, phương án tốt nhất là chỉ nên quy định
áp dụng biện pháp hủy bỏ đối với riêng văn bản áp dụng pháp luật mà thôi.
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Nghị định 40/2010/NĐCP về kiểm tra và xử lí văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định chung chung về
trường hợp áp dụng và chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ,
dẫn đến các cơ quan nhà nước khi xử lí văn bản pháp luật cũng tùy nghi lựa chọn
một trong hai biện pháp, thậm chí sử dụng không nhất quán, bởi vì không thể phân
biệt rõ ràng dựa trên những tiêu chí trên. Do vậy, pháp luật cần thiết phải có những
quy định cụ thể hơn về đối tượng, trường hợp áp dụng, hậu quả pháp lí của hai biện
pháp này.
- Pháp luật quy định văn bản quy phạm pháp luật là đối tượng áp dụng của cả biện
pháp hủy bỏ và bãi bỏ VBPL khiếm khuyết. Tuy nhiên do hậu quả pháp lí của hai
biện pháp này hoàn toàn khác nhau, ngoài ra, các quy định của pháp luật nhằm phân
biệt chúng chưa rõ ràng nên dễ dẫn đến sự bất công khi có sự nhầm lẫn trong việc
áp dụng biện pháp xử lí. Cụ thể, đối với việc hủy bỏ, thì những chủ thể và đối tượng
liên quan đến việc ban hành và thực hiện văn bản đó bị coi là bất hợp pháp, bị truy
cứu trách nhiệm. Ngược lại đối với việc áp dụng biện pháp bãi bỏ thì các chủ thể và
đối tượng liên quan đến văn bản đó đều được coi là hợp pháp. Vì vậy, phương án


hợp lý nhất là quy định biện pháp bãi bỏ được áp dụng đối với văn bản quy phạm
pháp luật mà thôi.
C.KẾT BÀI
Việc hoàn thiện hai biện pháp hủy bỏ và bãi bỏ góp phần rất lớn vào việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp
xử lí đó trong thực tiễn. Do đó góp phần hạn chế tính trạng áp dụng thiếu thống
nhất, gây tranh cãi trong thực tế.




×