Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trở thành người tự chủ về tài chính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.3 KB, 5 trang )

Trở thành người tự chủ về tài chính
Thế nào được gọi là "người tự chủ về tài chính"? Một người có thu nhập 5
triệu/tháng hay 10 triệu/tháng hay 100 triệu/tháng thì có được gọi là tự chủ (tự do)
về tài chính chưa? Theo bạn thì thu nhập của bạn cần đạt đến mức nào thì được gọi là
tự chủ (tự do) về tài chính? Hãy dành ra một phút để trả lời 2 câu hỏi này trước khi
đọc phần tiếp theo nhé.

Bạn có là người tự chủ về tài chính.
Vấn đề về tài chính (tiền bạc) là một vấn đề khá nhạy cảm, nhiều người tự cho rằng đó
không phải là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của họ, tuy nhiên hằng ngày họ cứ phải
vật lộn với cái đề tài mà chính bản thân họ cho rằng không quan trọng. Nhiều gia đình
mất đi hạnh phúc khi tài chính của gia đình bị đổ vỡ. Thực tế tiền bạc không phải là tội ác
(có nhiều người bảo rằng những kẻ nhà giàu là giả man, bóc lột người khác - tiền bạc là
nguồn gốc của tội lỗi), tiền bạc chỉ là phương tiện để con người chúng ta đạt đến mục tiêu
là vươn đến sự tự do, sự vui vẻ, niềm hạnh phúc

Người tự chủ (tự do) về tài chính hiểu một cách đơn giản là nếu chẳng may lúc này đây ta
bị mất sức lao động, không còn khả năng làm việc được nữa thì ta có đủ nguồn tài chính
để nuôi sống chúng ta tốt đẹp không? Nếu trả lời là ok thì người đó được cho là đã tự do
về tài chính. Còn nếu trả lời rằng ta cần phải có sự hỗ trợ về tiền bạc từ người khác thì là
chưa đạt đến sự tự do về tài chính.

Do đó thu nhập của ai trong một tháng dẫu là 5, 10, 30 hay hàng trăm triệu/tháng vẫn
chưa khẳng định rằng họ đã tự do về tài chánh. Có nhiều người có mức thu nhập rất cao,
tuy nhiên khi họ mất đi việc làm thì họ lâm vào tình cảnh khó khăn, không thể lo được
cho cuộc sống, họ suy sụp và không biết cách vượt qua. Và cũng có những người thu
nhập thời gian đầu không cao, thế nhưng họ đã phát triển về tài chính trên chính các
nguồn thu nhập đó, nó tăng theo thời gian và đến một ngày họ được tự do về tài chính.

Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy nhỉ, người có thu nhập cao lại không đạt được sự tự
do về tài chính trong khi đó một người có thu nhập kém hơn lại đạt được sự tự do ấy?



Con người chúng ta bình đẳng ở chỗ là ai cũng có khả năng kiếm tiền từ 2 nguồn thu
nhập.
Điều đó liên quan đến những vấn đề sau:
- Một bên là thu nhập tăng nhưng tốc độ chi tiêu còn tăng nhanh hơn cả thu nhập. Một
bên là thu nhập còn thấp nhưng có sự tích lũy và kiểm soát tốt sự chi tiêu.
- Khả năng nhận thức, hành động đối với tiền, một bên là làm việc thật nỗ lực để kiếm
thật nhiều tiền mong đáp ứng hoàn hảo nhu cầu cá nhân, bên còn lại là làm việc một cách
thông minh, biến đồng tiền làm việc cho mình.
Con người chúng ta bình đẳng ở chỗ là ai cũng có khả năng kiếm tiền từ 2 nguồn thu
nhập. Nguồn đầu tiên là từ lao động của chính chúng ta đúng như cái nghĩa "có làm thì
mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho"và nguồn thu nhập thứ hai được gọi là
nguồn thu nhập thụ động tức là nguồn thu nhập mà tự đồng tiền nó sinh ra mà không cần
ta phải lao động vất vả (ví như: tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền thu được từ việc cho
thuê mướn - cho thuê phòng trọ chẳng hạn, tiền lời thu được từ việc đầu tư chứng khoán,
bất động sản, tiền cổ tức được chia khi là cổ đông của một công ty )
Nói đến đây chắc rằng chúng ta nhận ra rằng để được tự chủ (tự do) về tài chính thì cần
phải làm tăng lên nguồn thu nhập thứ hai thu nhập thụ động. Để làm được điều này chúng
ta cần trang bị cho mình một số hiểu biết và kỹ năng sau:
- Hiểu biết về đồng tiền, hiểu biết về cách làm việc thông minh (hãy tìm đọc thêm sách
bàn về nguyên tắc 80/20 trong cuộc sống và trong công việc) và hiểu biết về đầu tư tài
chính.

Hiểu biết về đồng tiền, hiểu biết về cách làm việc thông minh.
- Phải biết vượt qua chính mình - Đức Phật đã dạy "Kẻ thù lớn nhất của đời mình là chính
mình", tức là cần kiểm soát được sự ham muốn nhất thời với niềm vui được thụ hưởng
cuộc sống mà quên đi cái mục tiêu dài hạn là trở nên "tự chủ về tài chính", hãy hành động
như là một nhà đầu tư, kiểm soát và cân bằng cuộc sống cá nhân của mình.
Đâu đó vẫn có một số nhỏ những người quá nóng vội với sự thành công và giàu có - họ
nghĩ rằng điều đó sẽ đến rất dễ dàng, đôi khi họ bất chấp mọi thứ để đạt đến sự thành

công sự giàu có đó mà họ không rèn luyện cho bản thân những hiểu biết và kỹ năng quan
trọng như đã nêu trên. Thành công chỉ khi thỏa mãn 2 điều kiện: cảm thấy hạnh phúc với
chính bản thân mình và thành công đó xã hội công nhận. Thành công cần xuất phát đầu
tiên là từ cái TÂM của mỗi con người. Cái TÂM có sáng thì cuộc đời mới sáng được.
Đến đây, tôi hy vọng rằng mọi người sẽ có thêm một bài học thú vị trong công cuộc phát
triển cá nhân. Mọi người nên tìm đọc bộ "Dạy con làm giàu" để hiểu hơn về những triết
lý vươn tới sự tự do về tài chính nhé.

×