Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

KHOÁNG SẢN Chủ đề QUẶNG NHÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.59 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: TÀI NGUN NĂNG LƯỢNG VÀ KHỐNG SẢN
Chủ đề:QUẶNG NHÔM

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:.....................................................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM:....................................................................................................3
1.1.1. NHÔM:....................................................................................................3
1.1.2. QUẶNG NHÔM:.....................................................................................3
1.2. PHÂN LOẠI:....................................................................................................4
1.2.1. QUẶNG BOXIT:.....................................................................................4
1.2.2. QUẶNG CAO LANH:............................................................................5
1.3. TIỀM NĂNG KHAI THÁC:...................................................................................5
1.3.1. Tiềm năng quặng boxit của Việt Nam:.....................................................5
1.3.2. Tiềm năng quặng cao lanh của Việt Nam:................................................8
II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC:...................................................................................9
2.1. Sản phẩm nhôm kim loại:.................................................................................9
2.2. Các hợp chất nhôm..........................................................................................11
2.2.1. Nhôm oxit Al2O3 .................................................................................11
2.2.2. Nhôm hydroxyt .....................................................................................13
2.2.3. Nhơm sunfat Al2(SO4)3 (phèn nhơm)...................................................14
III. TÁC ĐỘNG:..........................................................................................................15
3.1. Quy trình khai thác......................................................................................15
3.2. Tác động trong khai thác.................................................................................15
3.2.1. Bùn đỏ:..................................................................................................15
3.2.2. Thiếu nước..........................................................................................16
3.2.3. Thảm thực vật........................................................................................16
3.2.4. Ơ nhiễm bụi, khơng khí......................................................................16
3.2.5. Tác động môi trường đất........................................................................16
3.2.6. Ảnh hưởng tới môi trường của việc sản xuất aluminium.......................17


3.2.7. Tác động trong chế biến nhôm...............................................................17
IV. NGUYÊN NHÂN:.................................................................................................19
4.1. do con người-.do cơng ty sản xuất.-do máy móc............................................19
4.2. Do sự sai lầm về nghị quyết của đảng ............................................................19
4.3. một số ý kiến về vấn đề:.................................................................................21
V. GIẢI PHÁP:............................................................................................................26
KẾT LUẬN:................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................27

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trên bản lề của hai vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của
trái đất là thái bình dương và địa trung hải nên khống sản nước ta rất phong phú về
chủng loại,nền cơng nghiệp và nông nghiệp của nước ta đang từng bước phát triển với
tốc độ ngày càng tăng đòi hỏi càng nhiều khống sản hơn.
Trong đó có sự phát triển về quặng nhôm với trữ lượng lớn trên thế giới.Trong
công nghiệp hiện đại, quặng nhơm là ngun liệu thơ được tìm kiếm nhiều nhất. Sự
phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã mở rộng phạm vi ứng dụng của
nó. Để hiểu hơn về quặng nhơm sau đây xin mời cùng xem đến bài tiểu luận về chủ
đề: “QUẶNG NHƠM’A
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. KHÁI NIỆM:
1.1.1. NHƠM:
Nhơm là tên một ngun tố hóa học trong bảng tuần hồn ngun tố có ký
hiệu Al và số ngun tử bằng 13.
Nhơm là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau ôxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất
trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhơm
hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các mơi

trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 270
loại khoáng vật khác nhau. Quặng chính chứa nhơm là bơ xít.
Nhơm là kim loại nhẹ quan trọng nhất trong cuộc sống con người và là một trong
bốn kim loại màu cơ bản. Ngày nay, nhôm và các hợp chất của nhôm được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống như chế tạo máy bay, ôtô, kỹ thuật
điện, xây dựng, sản xuất gạch chịu lửa, sản xuất sơn, phèn, dụng cụ gia đình, ... Về
khối lượng sử dụng, nhơm chỉ đứng sau thép. Nhơm cịn được sử dụng nhiều trong
cơng nghiệp quốc phịng, nên được coi là một trong những kim loại chiến lược.

2


Nhơm có điểm đáng chú ý của một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng
chống ăn mịn hiện tượng thụ động. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhơm và hợp
kim của nó là rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và rất quan
trọng trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất
hữu ích nhất của nhôm là các ôxít và sunfat.
Phát triển cơng nghiệp nhơm sẽ góp phần cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp liên quan ở trung ương và địa
phương, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí cho đồng bào vùng miền núi. Công
nghiệp nhôm phát triển sẽ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, cân đối ngoại tệ, tăng
thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho hàng vạn người lao
động.
1.1.2. QUẶNG NHƠM:
Quặng nhơm là những thành phần hỗn hợp các khống nhơm hydroxit khác nhau,
chủ yếu trong các loại khống là felspat (trường thạch) và glimme cũng như sản phẩm
phong hóa của chúng là các loại đất sét. Trong số các felspat và glime gồm có : kali
felspat (KAlSi3O8, natri felspat (NaAlSi3O88),
CanxifelspatCaAl2Si2O8,muscovitKAl2(AlSi3O10)(OH,F)2,margarit
CaAl2(Al2Si2O10)(OH)2, zyanit Al2O(SiO4),…

Trong số các loại đất sét chứa nhơm thì quan trọng nhất là boxit với thành phần
là hỗn hợp các khống nhơm hydroxit khác nhau, tiếp theo là cao lanh có thành phần
chủ yếu là Al4(OH)8Si4O10, kryolit với thành phần là Na3(AlF6), và một số khoáng đất
sét chứa nhôm với hàm lượng canxi, manhê hoặc sắt oxit cao.
1.2. PHÂN LOẠI:
1.2.1. QUẶNG BOXIT:
Boxit là nham thạch có màu từ trắng đến đen, chủ yếu là hỗn hợp các hợp chất vô
cơ và nhôm hydoxit. Loại boxit thường gặp có màu đỏ. Các loại hình quặng boxit quan
trọng là bơsmit, gipsit (hydragilit), diaspo, alumogel.
Boxit có thành phần tương đối phức tạp, nhưng chủ yếu là hỗn hợp các khống
nhơm hydroxit, thường bị nhiễm bẩn bởi sắt oxit (tạo ra màu đỏ cho quặng) hoặc silic

3


oxit. Thành phần hóa học của boxit dao động giữa 50-63% Al 2O3, 12-32 % H2O, 15-25
% Fe2O3, 2-10 % SiO2 và 2-5 % TiO2.
Hàm lượng nhôm oxit và silic oxit là những yếu tố quyết định chất lượng của
quặng boxit.
Nhôm oxit trong quặng boxit chủ yếu ở trong thành phần của hydroxit như
diaxpo, bơmit, gipsit hoặc bayerit. Ngoài ra, nhơm oxit trong boxit cịn có thể ở dạng
corundum và trong thành phần khống của nhóm caolinit.
Silic oxit trong quặng boxit nằm ở trạng thái tự do, nhưng cũng có thể trong thành
phần khống alumosilicat và aluomopherosilicat. Silic oxit có ảnh hưởng bất lợi cho
q trình hịa tan quặng boxit, vì nó tạo thành natri alumosilicat ít tan, làm tăng tiêu
hao kiềm và nhôm, đồng thời làm tắc đường ống và thiết bị.
Sắt trong quặng boxit có thể thuộc vào các nhóm sau:
- Nhóm oxit và hydroxit bao gồm hematit (a-Fe2O3,g -Fe2O3), hydrohematit
(Fe2O3 aq.), manhêtit (Fe3O4), hetit (HFeO2), limonit (HFeO2 aq.).
- Nhóm cacbonat bao gồm siderit FeCO3, ankerit Ca(MgFe(CO3)2

- Nhóm silicat gồm samozit với thành phần chủ yếu là FeO, Al2O3, SiO2.
- Nhóm sulfit và sunfat như FeS2, FeSO4.7H2O, Fe(SO3)(OH).2H2O, KFe(SO2)
(OH)3.
Titan oxit trong quặng boxit cũng ở trạng thái tự do là rutin và anataz, hoặc ở các
dạng hợp chất khác nhau như sphen CaTiO2SiO2, perobskit CaTiO3, ilmenit FeTiO3.
Các hợp chất titan có thể ảnh hưởng bất lợi cho quá trình hịa tan nhơm.
1.2.2. QUẶNG CAO LANH:
Quặng cao lanh là nham thạch mịn, tỷ trọng cao, chủ yếu gồm khoáng caolinit có
lẫn tạp chất, được tạo thành khi phong hóa các nham thạch felspat macma khác nhau.
Cao lanh nguyên chất màu trắng tinh, nhưng quặng cao lanh thường có các màu khác
nhau do nhiễm các tạp chất sắt và mangan.
Thành phần hóa học chủ yếu là Al4(OH)8Si4O10, với các tạp chất như thạch anh,
muskovit, rutil, zircon, manhêtit và felspat chưa phong hóa hết. Quặng cao lanh hình
thành do sự phong hóa các silikat nhơm, đặc biệt là các loại felspat.

4


Phần lớn quặng cao lanh tồn tại ở các mỏ ngun sinh, đơi khi ở các mỏ thứ sinh,
ít khi ở dạng đất sét.
1.3. TIỀM NĂNG KHAI THÁC:
1.3.1. Tiềm năng quặng boxit của Việt Nam:
Kết quả thăm dò địa chất đã phát hiện trên lãnh thổ nước ta có trữ lượng quặng
boxit phong phú ở cả Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam. Tổng trữ lượng quặng boxit
của Việt Nam ước tính khoảng 8 tỷ tấn, trong đó có 7,6 tỷ tấn ở các tỉnh Tây Nguyên.
Với trữ lượng như vậy, nước ta đứng trong số các nước có trữ lượng boxit lớn trên thế
giới.
Quặng boxit là nguồn tài nguyên lớn của nước ta, là cơ sở để hình thành ngành
công nghiệp luyện nhôm, là nguồn lực quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

Mặc dù nhôm kim loại là sản phẩm quan trọng cho ngành kinh tế quốc dân và
nước ta có sẵn nguồn nguyên liệu cũng như các điều kiện khác để sản xuất nhôm kim
loại (thuỷ điện, nhân lực...) nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa sản xuất được nhơm
kim loại. Vì vậy, một trong mục tiêu mà chính phủ đã đề ra là xây dựng mới ngành
công nghiệp nhôm Việt Nam, đáp ứng nhu cầu nhôm trong nước, tranh thủ xuất khẩu
một phần sản phẩm sang các nước xung quanh, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu và
đội ngũ quản lý, kỹ thuật, đồng thời tích luỹ vốn để phát triển công nghiệp nhôm lâu
dài với quy mô lớn, nhằm khai thác nguồn boxit sẵn có để xuất khẩu các sản phẩm
alumin và nhơm.
Việt Nam có hai loại hình quặng boxit:
*Loại quặng bơsmit và diaspo, tập trung chủ yếu ở Miền Bắc Việt Nam, phân bố
ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang). Tổng trữ lượng dự đốn
khoảng trên 350 triệu tấn, hàm lượng nhơm dao động trong khoảng 39-65 %. Modul
silic (Al2O3 /SiO2) bằng 5-8. Cụ thể, quặng boxit phân bố như sau:
- nhóm tụ khống Hà Giang: tài nguyên ước đoán khoảng 60 triệu tấn.
- nhóm tụ khống Cao Bằng: tài ngun ước đốn khoảng 240 triệu tấn.
- nhóm tụ khống Lạng Sơn: tài ngun đã được thăm dị và ước đốn khoảng 50
triệu tấn.
5


- Mỏ Lỗ Sơn (Hải Dương) có trữ lượng cấp B là 97.000 tấn, trữ lượng cấp C1 là
24.000 tấn , với hàm lượng như sau:
Al2O3

:

52 %

SiO2


:

6,4 %

Fe2O3

:

26 %

TiO2

:

2%

CaO

:

0,53 %

MgO

:

0,24 %

Mất khi nung : 12 %

- Vùng Quỳ Hợp - Quỳ Châu có tài ngun dự tính khoảng 1 triệu tấn với hàm
lượng như sau:
Al2O3

:

30 - 50%

SiO2

:

2,12 - 36%

Fe2O3

:

18 - 30%

*Loại quặng gipsit, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Miền Nam Việt Nam, với
tổng trữ lượng ước tính khoảng 7,6 tỷ tấn.
Trữ lượng quặng boxit đã được thăm dò và chứng minh ở Tây Nguyên và Miền
Nam Việt Nam là khoảng 2772 triệu tấn. Trong đó cụ thể các khu vực như sau:
* Tài nguyên vùng Đắc Nông - Phước Long khoảng 1.570 triệu tấn
* Tài nguyên boxit vùng Lâm Đồng tập trung ở hai tụ khoáng là Tân Rai và Bảo
Lộc.
- Trữ lượng vùng khoáng Tân Rai khoảng 57 triệu tấn cấp C1, 120 triệu tấn cấp
C2, hàm lượng như sau:
Al2O3


:

44,69 %

SiO2

:

2,61 %

Fe2O3

:

23,35 %

TiO2

:

3,52 %

Mất khi nung : 24,3 %
- Trữ lượng vùng tụ khoáng Bảo Lộc khoảng 378 triệu tấn.
6


Nói chung, quặng boxit nguyên khai ở Lâm Đồng đều có chất lượng khơng cao,
hàm lượng Al2O3 chỉ khoảng 35 - 37%. Người ta phải tuyển rửa quặng nguyên khai để

thu được tinh quặng giàu nhôm hơn. Sau khi tuyển, tinh quặng boxit ở các tụ khoáng
Lâm Đồng cũng chỉ đạt hàm lượng 45 - 49% Al2O3.
Ngoài ra, quặng boxit miền Nam cịn có ở các vùng Kon Plong, Phú Yên, Quảng
Ngãi, với trữ lượng khoảng 106 triệu tấn.
Nhìn chung, boxit Việt Nam ở hầu hết các vùng đều có thể khai thác lộ thiên. Tuy
nhiên, trừ những khu mỏ lớn ở Lâm Đồng, trữ lượng quặng còn lại được phân bố dàn
trải, vỉa quặng không dày và hầu hết đều nằm trong các vùng canh tác nông, lâm
nghiệp, nên sẽ có những khó khăn nhất định trong q trình khai thác để sản xuất
nhôm quy mô lớn, do đụng chạm trực tiếp đến việc sử dụng đất canh tác, vấn đề cân
bằng nước mặt, vấn đề quặng thải, vấn đề nước thải và nói chung là vấn đề sinh thái.
1.3.2. Tiềm năng quặng cao lanh của Việt Nam:
Quặng cao lanh nước ta được phân bố ở nhiều nơi như: Lào Cai, Yên Bái, Phú
Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hải Dương, Quảng Ninh, Đà Lạt, Đồng Nai, Sơng
Bé. Trong đó những mỏ quặng cao lanh đã được thăm dò, khai thác là:
- Mỏ Thạch Khóan, Phú Thọ gồm 4 vùng với tổng trữ lượng đã xác định khoảng
3,2 triệu tấn. Trong số đó, vùng mỏ cao lanh Hữu Khánh là vùng mỏ có giá trị cơng
nghiệp với hàm lượng quặng như sau:
Al2O3

:

22,9 - 35,8%

SiO2

:

47,5 - 76,1%

Fe2O3


:

0,11 - 2,9%

Mất khi nung : 9,81%
- Mỏ Trại Mật, Lâm Đồng, với tổng trữ lượng đã thăm dị là 11 triệu tấn. Mỏ có 4
thân quặng, dày trung bình 20 m. Hàm lượng trung bình như sau:
Al2O3

:

18 - 49%

SiO2

:

22,8 - 65%

Fe2O3

:

0,5 - 7,9%

Mất khi nung : 0,16 - 22,5%

7



Trong tổng trữ lượng đã được thăm dò ở mỏ Trại Mật, khoảng 3 triệu tấn là có
khả năng khai thác tốt.
- Mỏ Bảo Lộc hiện đạt công suất khai thác, tuyển rửa là 35.000 tấn/năm. Chất
lượng quặng boxit tinh sau khi tuyển rửa là:
Al2O3

:

49%

SiO2

:

2 - 3%

Fe2O3

:

18 - 22%

TiO2

:

3 - 4%

Hàm ẩm


:

10%

- Các mỏ cao lanh Tấn Mài (Quảng Ninh), Trúc Thôn (Hải Dương), Tuyên Quang
đã được khai thác dùng làm gạch chịu lửa cho công ty gang thép Thái Nguyên. Cao
lanh Tấn Mài ở dạng dickit và có thành phần hóa học như sau:
Al2O3

:

37,43%

SiO2

:

43,88%

Fe2O3

:

0,18%

TiO2

:


0,03%

Na2O

:

0,03%

K2O

:

0,05%

P2O5

:

0,09%

MgO

:

0,15%

CaO

:


0,21%

Ngồi ra, một số mỏ quy mô nhỏ ở các địa phương như Yên Bái, Phú Thọ, Hải
Dương, Đồng Nai, Sông Bé đã được sử dụng để khai thác cao lanh làm nguyên liệu
sản xuất gốm sứ dân dụng, gốm sứ kỹ thuật, phèn nhôm,
II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC:
Nhìn chung, các mỏ quặng boxit Việt Nam có những đặc điểm chính như sau:
Ưu điểm: Mỏ tương đối lớn, lớp đất phủ mỏng, chiều dày lớp chứa quặng thay
đổi từ 1 đến 12m, hồn tồn có thể khai thác bằng phương pháp lộ thiên, dễ dàng hoàn
thổ và trồng lại rừng hoặc cây cơng nghiệp, quặng có hàm lượng nhôm oxit ở mức
8


trung bình, quặng Miền Nam thuộc loại thuần tuý gipsit nên dễ xử lý ở nhiệt độ thấp,
đầu tư không lớn, chi phí vận hành thấp. Tuy quặng nguyên khai có chất lượng khơng
cao nhưng bằng phương pháp tuyển rửa đơn giản có thể nhận được tinh quặng có chất
lượng tốt để sản xuất alumin theo phương pháp Bayer.
Nhược điểm: Lớp quặng mỏng nên khai trường phát triển nhanh, hầu như toàn
bộ quặng đều cần phải được tuyển rửa nên tiêu hao nhiều nước. Hầu như các mỏ đều
nằm xa cảng biển, hạ tầng cơ sở chưa phát triển.
Vì những điểm nêu trên nên theo ý kiến nhiều chuyên gia trong và ngoài nước,
quặng boxit Việt Namnếu xử lý tại chỗ để sản xuất alumin và nhơm thì có lợi hơn là
xuất khẩu quặng.
2.1. Sản phẩm nhôm kim loại:
Hiện nay, do chưa sản xuất được nên chúng ta phải nhập tồn bộ nhơm. Trong
tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về nhôm kim loại sẽ ngày càng tăng.
Mặt khác, thị trường nhập khẩu nhôm ở các nước xung quanh cũng rất lớn. Điều đó
địi hỏi chúng ta phải nhanh chóng phát triển cơng nghiệp khai thác boxit và luyện
nhôm để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu nhơm khi có điều kiện.
Đối với quặng boxit ở khu vực Lâm Đồng, là nơi có trữ lượng boxit lớn nhất,

hiện nay chúng ta mới chỉ khai thác và sử dụng để sản xuất nhôm oxit và phèn nhôm.
Trong những năm qua, Tổng công ty khống sản Việt Nam và cơng ty Pechiney
(Pháp) đã liên doanh tiến hành khảo sát tiền khả thi và thực hiện dự án Tổ hợp boxit
nhôm Lâm Đồng. Đây là một trong những dự án trọng điểm, có quy mơ lớn. Cuối năm
2002, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xác định khu vực khai thác mỏ, tuyển quặng và vị trí
xây dựng các nhà máy alumin, điện phân nhôm trong tổ hợp.
Tổ hợp boxit-nhôm Lâm Đồng nằm ở địa bàn huyện Bảo Lâm (khu khống sàng
Tân Rai), có tổng vốn đầu tư hơn 667 triệu USD.
Dự án boxit Lâm Đồng bao gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu từ 2003 đến 2013, dự kiến tổ hợp boxit - nhôm sẽ đạt công suất
hàng năm là 72.300 tấn nhôm điện phân, 300.000 tấn alumin (trong đó 141 nghìn tấn
để điện phân nhơm, còn lại sẽ xuất khẩu), khai thác mỏ 1.980.000 tấn quặng nguyên
khai.

9


- Giai đoạn hai (giai đoạn mở rộng) từ 2013 trở đi, công suất sẽ được nâng lên
gấp 2 lần, đạt 146.100 tấn nhôm điện phân, 600.000 tấn alumin (trong đó 284 nghìn
tấn để điện phân nhơm, cịn lại sẽ xuất khẩu) và khai thác mỏ 3.960.000 tấn quặng
nguyên khai.
Trong vài năm qua, 5 thân quặng số 46, 51, 52, 53, 54 tại khu vực phía tây mỏ
Tân Rai đã được lựa chọn đưa vào khai thác phục vụ cho cả dự án, có diện tích 40
km2, nằm cách thị xã Bảo Lộc 15 km, cách thành phố HCM khoảng 200 km, cách Đà
Lạt 120 km. Đồng thời cũng đã chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà máy alumin và nhà
máy điện phân nhôm thuộc địa phận thị trấn Lộc Thắng huyện Bảo Lâm, có diện tích
khoảng 118,5 ha. Khu vực khai thác mỏ và tuyển quặng có tổng diện tích 42 km2, nằm
ở địa bàn thị trấn Lộc Thắng và hai xã Lộc Phú, Lộc Ngãi (Bảo Lâm).
Về công nghệ khai thác, trong quá trình khai thác sẽ tiến hành liên hồn từ
bóc đất phủ đến khai thác quặng, thực hiện theo công nghệ sử dụng bãi thải trong kết

hợp với bãi thải ngoài. Boxit được khai thác chủ yếu trên các đỉnh đồi nhằm hạ độ cao
và độ dốc của đồi, tạo điều kiện cho việc tái tạo rừng và cây trồng cũng như phát triển
kinh tế nông lâm nghiệp sau này. Trong quá trình khai thác và tuyển rửa, lượng bùn
thải sẽ được lắng đọng trong của hồ nhân tạo.

Nước được thải đi hoặc hồi lưu sau

khi đã lắng trong.
Về công nghệ sản xuất nhôm, tổ hợp boxit-nhôm Lâm Đồng áp dụng công nghệ
điện phân tiên tiến của tập đồn nhơm Pechiney theo phương thức chuyển giao công
nghệ, sử dụng điện cực thiêu sẵn, nạp liệu điểm tự động, dòng điện 185 kA, bể điện
phân AP-18. Đây là phương pháp điện phân nhơm nóng chảy theo cơng nghệ HallHeroult, tức là điện phân alumin hòa tan trong dung dịch muối nóng chảy criolit ở
nhiệt độ 950-960oC. Phương pháp này là công nghệ sản xuất nhôm công nghiệp duy
nhất, đã tồn tại hơn 100 năm nay. Sản xuất alumin được thực hiện theo phương pháp
hoà tách ở 105oC và áp suất khí quyển.
Về mặt giao thơng vận tải, trong giai đoạn đầu quặng boxit khai thác được vận
chuyển bằng đường bộ, chủ yếu theo tuyến đường 20. Sau này, trong giai đoạn mở
rộng sẽ xây dựng tuyến đường sắt Bảo Lộc - Thị Vải để xuất khẩu alumin và nhập
khẩu nguyên vật liệu thích hợp cho tổ hợp.
Theo tính tốn, sau 30 năm hoạt động, chỉ với cơng suất ban đầu dự án sẽ đóng
góp cho nhà nước gần 328 triệu USD gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài
10


ngun. Ngồi ra cịn có các nguồn lợi khác như thu ngoại tệ từ xuất khẩu alumin và
tiết kiệm ngoại tệ do không phải nhập khẩu nhôm (4709 triệu USD). Dự án cũng sẽ có
những đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.2. Các hợp chất nhôm
Hiện nay trên 90% sản lượng Al2O3 kỹ thuật trên thế giới được dùng để luyện
nhôm, chỉ khoảng 10 % được sử dụng cho các lĩnh vực phi luyện kim. Vì vậy vai trị

của ngun liệu giàu nhôm trở nên rất quan trọng đối với các ngành sản xuất gốm,
thuỷ tinh, xi măng alumin, phèn nhôm, bột mài, cao su,.., nhất là khi Việt Nam chưa có
ngành cơng nghiệp riêng để sản xuất ngun liệu này.
2.2.1. Nhôm oxit Al2O3
Là nguyên liệu được sử dụng nhiều để sản xuất gạch chịu lửa, các sản phẩm thủy
tinh, gốm sứ và một số loại xi măng chịu nhiệt. Hàng năm nước ta phải nhập khoảng
10.000 tấn nhôm oxit.
Nguồn nguyên liệu alumin của nước ta, ngồi boxit Lâm Đồng cịn có cao lanh
Tấn Mài-Quảng Ninh, cao lanh Yên Bái, boxit Lạng Sơn và Quảng Ninh,... Có thể nói
trữ lượng nguyên liệu cho công nghiệp tinh chế nhôm oxit của Việt Nam khá lớn nên
ngành cơng nghiệp này có tương lai phát triển tốt.
Tại nước ta, năm 2001 Cơng ty hóa chất cơ bản Miền Nam đã đầu tư dây chuyền
sản xuất nhơm oxit có cơng suất 400 tấn / năm, áp dụng cơng nghệ lị thoi gián đoạn
từng mẻ. Chất lượng sản phẩm nhôm oxyt của công ty đạt hàm lượng Al2O3 ≥ 99,1
%, hàm lượng sắt ≤ 0,1 %.
Nhôm oxit kỹ thuật thường được sản xuất bằng cách nung nhôm hydroxyt ở
những nhiệt độ khác nhau như sau :
- Sấy ở nhiệt độ dưới 300oC : thu được Al2O3.3H2O dạng hydragilit
- Sấy tiếp ở 300-400oC: thu được Al2O3.H2O dạng bơsmit
- Nung trên 500 oC : thu được g - Al2O3 (thành phần chính của nhơm oxit kỹ
thuật thơng thường)
- Nung trên 1000 oC : g - Al2O3chuyển hóa thành a - Al2O3 (corun, nhôm oxit
kỹ thuật nung)

11


Hàm lượng Al2O3 thu được có thể đạt tới 99 - 99,5% tuỳ theo phương pháp rửa
và tinh chế. Đặc biệt độ mịn, hàm lượng pha tinh thể a - Al2O3 (corun) và mức độ
chuyển hóa thành a - Al2O3 phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp nung và cách xử lý

nhiệt.
Nhôm oxyt kỹ thuật sản xuất theo phương pháp Bayer truyền thống chủ yếu chứa
khoáng g - Al2O3. Đây là sản phẩm trung gian sau khi nung nhôm hydroxyt ở nhiệt độ
trên 500oC. Nhược điểm của sản phẩm loại này là hàm lượng tạp chất kiềm Na2O cao
và khó tách, gây bất lợi cho sản xuất gốm và vật liệu chịu lửa. Khi sử dụng loại nhôm
oxyt kỹ thuật này trong công nghiệp gốm sứ, người ta phải xử lý gia công rất phức tạp
và tốn kém: phải nung sơ bộ ở nhiệt độ cao (khoảng 1450oC) rồi nghiền mịn lại trong
máy nghiền bi thép hoặc nghiền rung, tiếp theo phải rửa sắt bằng axit rồi rửa lại bằng
nước sạch, rồi mới đưa vào sử dụng trong phối liệu gốm sứ.
Vào thập niên 1970 - 1980, trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu xử lý
nhơm oxyt kỹ thuật dùng cho gốm và vật liệu chịu lửa, nhưng khi áp dụng thực tế thì
chi phí sản xuất quá lớn, hiệu quả không cao, giá thành sản phẩm cao nhưng chất
lượng lại hạn chế. Sang thập niên 1990, bằng những tiến bộ kỹ thuật, nhiều cơng ty
hóa chất trên thế giới đã áp dụng phương pháp sol-gel, sa lắng hóa học hoặc plasma
hóa học để sản xuất các loại Al2O3 kỹ thuật nung với độ tinh khiết 99,7 %, hàm lượng
tạp kiềm < 0,05 %, và đặc biệt là có cỡ hạt siêu mịn (5-10 mm) với thành phần pha ≥
95 % dạng a - Al2O3. Loại nguyên liệu này đã tạo ra bước đột phá trong công nghiệp
gốm kỹ thuật, mở ra khả năng sản xuất các loại bê tơng gốm ít xi măng, siêu ít xi măng
hoặc không dùng xi măng thủy lực (xi măng alumin), gốm cắt gọt, gốm bền nhiệt, bền
cơ, gốm cách điện cao thế, vật liệu chịu lửa cao, alumin chất lượng cao,... Có thể nói,
trong thế kỷ 21 ngành sản xuất nhơm oxyt kỹ thuật nung đã hồn tồn từ bỏ các công
nghệ truyền thống của thập niên 80.
Với công nghệ mới, giá thành sản phẩm nhôm oxyt nung siêu sạch, siêu mịn
không đắt hơn nhiều so với nhôm oxyt kỹ thuật dạng g - Al2O3 truyền thồng. Vì vậy,
ngày nay sản phẩm nhôm oxyt kiểu mới đã trở thành nguyên liệu phổ biến cho ngành
công nghệ gốm kỹ thuật và vật liệu chịu lửa, bê tông gốm.
Để sản xuất nhôm oxit a - Al2O3 (corun) dùng cho sản xuất các mặt hàng gốm kỹ
thuật và vật liệu chịu lửa cao cấp, các cơ sở trong nước ta cần định hướng theo cơng
nghệ hiện đại của các nước đã làm, đó là nung kết tủa từ chế phẩm trung gian keo gel
12



Al2(OH)3 để thu được các dạng nhôm oxit kỹ thuật nung siêu mịn, siêu sạch, đạt độ
chuyển hóa thành a - Al2O3 (corun) trong sản phẩm nhôm oxit trên 95% (tiêu chuẩn
quốc tế về chất lượng nhôm oxit kỹ thuật nung).
2.2.2. Nhôm hydroxyt
Là sản phẩm trung gian để sản xuất nhôm oxit và nhôm sunfat. Nhôm hydroxyt
thường được sản xuất từ quặng boxit theo công nghệ Bayer với những bước cơ bản
như sau:
- đập vụn, sấy và nghiền mịn quặng
- phối trộn với dung dịch NaOH đặc
- hòa tách trong nồi hấp ở nhiệt độ và áp suất cao trong vài giờ
- rửa tách bùn đỏ (gồm các hợp chất sắt, titan, silic,...)
- lọc dung dịch aluminat, khuấy trộn dung dịch này vài ngày trong thiết bị phân
giải, tách nhôm hydroxyt kết tủa.
Sản phẩm nhơm hydroxyt dạng gel có thể được xử lý nhiệt để tạo ra các sản phẩm
Al2O3 kỹ thuật tuỳ theo nhiệt độ xử lý.
Ở nước ta chỉ có duy nhất nhà máy hóa chất Tân Bình tại thành phố Hồ Chí Minh
có dây chuyền sản xuất nhôm hydroxyt, với công suất ổn định hiện nay là 11.000
tấn/năm. Nhà máy sử dụng quặng tinh từ khu mỏ Trại Mát, Bảo Lộc. Nguyên liệu
boxit này có nguồn gốc bơsmit và hàm lượng Al2O3 khá cao (khoảng 47 %), tuy nhiên
hàm lượng Fe2O3 và SiO2 cũng khá lớn, đặc biệt là Fe2O3. Ưu điểm của loại boxit này
là ngậm nước nên mềm, dễ gia công. Công nghệ sản xuất nhơm hydroxyt được áp
dụng tại nhà máy Tân Bình là cơng nghệ Bayer.
Sản phẩm nhơm hydroxyt của nhà máy hóa chất Tân Bình đạt chất lượng như
sau:
Al2O3

: min. 63%


Na2O

: max. 0,2%

Hàm ẩm

: max. 13%

Do những hạn chế như hàm ẩm, lượng kiềm dư cao, cỡ hạt thô,... nên sản phẩm
nhôm hydroxyt của nhà máy Tân Bình khơng thể dùng cho gốm kỹ thuật và vật liệu

13


chịu lửa. Chất lượng nhơm hydroxyt của Tân Bình cịn thấp hơn so với sản phẩm nhập
từ Trung Quốc.
2.2.3. Nhôm sunfat Al2(SO4)3 (phèn nhôm)
Được sử dụng chủ yếu để xử lý nước tại các nhà máy nước hoặc các hộ gia đình.
Nhơm sunfat thường được sản xuất từ nhơm hydroxyt và axit sunfuric.
Hiện nay nhà máy hóa chất Tân Bình sản xuất các sản phẩm nhôm sunfat cấp
15% Al2O3 và 17% Al2O3, cũng như các sản phẩm nhôm kali sunfat và nhôm amoni
sunfat.
Những năm trước đây, nhiều cơ sở sản xuất phèn ở phía Bắc như Phú Thọ, Đức
Giang, Hải Dương đã dùng cao lanh để sản xuất phèn nhôm (bằng phản ứng với axit
sunfuric) dùng cho mục đích xử lý nước và phèn tinh chế dùng trong sản xuất giấy.
Nhưng chất lượng sản phẩm phèn nhôm theo phương pháp sản xuất này rất thấp vì lẫn
nhiều tạp chất và dư axit. Đến nay, do có nguồn nhơm hydroxyt của nhà máy hóa chất
Tân Bình nên phần lớn các cơ sở trên đã dùng nhôm hydroxyt để sản xuất phèn thay
cho cao lanh, nhờ đó tăng chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao axit và giảm lượng bã
thải.

III. TÁC ĐỘNG:
3.1. Quy trình khai thác


Đầu tiên là thăm dị các vùng phân bố quặng.



Tiếp đến là giải phóng mặt bằng, lớp thảm thực vật, đền bù, tái định cư

cho người dân.


Sau cùng là tiến hành khai thác quặng.



Quặng sẽ được tuyển rửa để chế biến alumina, có thể được xuất khẩu

hay đưa vào nhà máy luyện nhơm
Với quy trình sản xuất này, toàn bộ thảm thực vật, kiến trúc của vùng quặng sẽ
thay đổi, sau khi khai khoáng phải tái tạo lại hồn tồn cây trồng, vật ni, cơng trình
dân sinh trên mặt đất. Trong khi đó, để tái tạo lại những mảng rừng bạt ngàn này phải
mất đến hàng chục năm, hàng trăm năm.

14


Quá trình tuyển quặng và chế biến alumina sẽ cần một lượng nước lớn và thải
ra môi trường nhiều loại chất thải lỏng và rắn. Trong đó, đáng lưu ý nhất là bùn đỏ,

một loại chất thải độc hại và nguy hiểm có độ pH cao, khơng tự tiêu hủy được.
3.2. Tác động trong khai thác
3.2.1. Bùn đỏ:
Bùn đỏ là vấn đề được quan tâm nhất: Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như
sắt, mangan… và một lượng xút dư thừa do q trình dung hịa, tách quặng Alumin.
 Với quy hoạch phát triển bauxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản
xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn
bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ
như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ có 1,15 tỷ tấn bùn đỏ tồn
đọng trên vùng Tây Nguyên.
Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách
phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chơn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven
biển để tránh độc hại. 
Vấn đề đặt ra là liệu các giải pháp kỹ thuật (hồ chứa lót vải địa kỹ thuật) có thể
đảm bảo giữ được bùn đỏ khơng ngấm xuống đất, khơng hịa vào nước ngầm gây ô
nhiễm môi trường hay không ?
3.2.2. Thiếu nước
Tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Tây Nguyên là rất hạn chế.Hiện tại, mực
nước ngầm ở Tây Nguyên đang giảm xuống một cách báo động do nhu cầu sử dụng
ngày càng tăng, đặc biệt cho phát triển cây công nghiệp.
Việc tuyển rửa quặng Bauxit và chế biến Alumin đòi hỏi một lượng nước rất lớn,
các nhà khoa học cảnh báo rằng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ sẽ rơi vào tình trạng
thiếu nước trầm trọng.
3.2.3. Thảm thực vật
Giảm tỷ lệ che phủ, suy giảm đa dạng sinh học.
Do đặc điểm quặng Bauxit có tầng mỏng và phân bố dàn trải trên diện tích bề mặt
rộng, nên trong q trình khai thác Bauxit sẽ phải chặt hạ, phá bỏ một diện tích lớn
15



rừng tự nhiên, rừng trồng và thảm thực vật cây công nghiệp: Cao su, Chè, Cà phê,
Điều, Tiêu...
Tây Nguyên là vùng có lượng mưa lớn (trên 2000mm/năm), nên nguy cơ xói
mịn, rửa trơi đất đai lớn, khó có khả năng hoàn thổ, phát triển lại thảm thực vật sau
khai thác Bauxit.
3.2.4. Ơ nhiễm bụi, khơng khí
Q trình khai thác và vận chuyển quặng Bauxit từ các điểm quặng đến nhà máy
tuyển sẽ gây ra ơ nhiễm khơng khí do bụi và các khí thải bởi phương tiện giao thơng.
Với cơng suất như ở nhà máy Nhân Cơ là 600.000 tấn /năm, tương đương với
lượng quặng thô cần khai thác là 3 triệu tấn / năm. Ước tính hằng ngày sẽ có khoảng
400 chuyến xe vận chuyển quặng đến nhà máy tuyển rửa. 
Với đặc thù của đất đỏ Tây Nguyên và mùa khô kéo dài trong 6 tháng, các khu
dân cư xung quanh sẽ bị bao trùm bởi bụi đất đỏ Bazan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của người dân.
3.2.5. Tác động môi trường đất
Tác động tới môi trường đất trước tiên là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
trong đó một lượng lớn diện tích đất rừng, cây công nghiêp, cây nông nghiệp hoa màu
thực phẩm sẽ mất đi thay vào đó là những mảnh đất trơ sỏi đá của hoạt động khai
khống ( ở Đắc Nơng, Bauxite phân bố trên 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh).
Một khi lượng đất trên mặt bị bốc đi sẽ đồng thời làm giảm độ ẩm của đất nên
khơng có khả năng tái phủ xanh sau khi khai thác.
Các mương xói hình thành trên bền mặt nền đất bị bóc lớp phủ.
3.2.6. Ảnh hưởng tới môi trường của việc sản xuất aluminium.
Quá trình sản xuất tiếp theo là chế biến alumina thành aluminium (điện phân
nhơm).
Q trình này có nhiều loại chất thải: chất thải rắn và chất phát thải. Trong số các
chất thải rắn, đáng quan tâm là chất thải cathode có khối lượng rất lớn. Chất thải này
được hình thành thường xuyên sau mỗi chu kỳ sử dụng của cathode được làm từ các
thành phần điện phân và cyanide. Chất thải cathode địi hỏi phải được chơn cất dưới
16



đất không để tiếp xúc với nước mặt và nước ngầm và phải thường xuyên giám sát theo
dõi sự thay đổi về thành phần của chúng. Trong quá trình chờ đợi để chôn cất, chất thải
này phải được bảo quản nghiêm ngặt nơi khô ráo. Nhiều nước cũng đã nghiên cứu sử
dụng chất thải này cho phát điện hoặc cho các ngành công nghiệp khác như thép, xi
măng…
Chất phát thải của q trình sản xuất nhơm cũng rất nguy hại. Với các thế hệ công
nghệ tiên tiến (thế hệ 3-4) các nhà máy sản xuất nhơm có mức độ phát thải vẫn rất cao.
Tính bình qn mức độ ơ nhiễm sẽ lên tới 0,5-1 kg chất phát thải fluoride/1 tấn nhơm.
Chất phát thải flouride có ở hai dạng hỗn hợp vơ cơ (Nà, AlF3, Na3AlF6 dạng hạt và
HF dạng khí) và hỗn hợp hữu cơ (CF4, C2F6) dạng khí). Vì các chất phát thải flouride
có tác động rất mạnh đến các nguồn thực vật ngành nhơm địi hỏi phải khử tối thiểu
96-99% chất phát thải này. Mặc dù công nghệ tiên tiến đã hạn chế phát thải nhưng việc
ô nhiễm CF4 vẫn ở mức độ cao.

3.2.7.

Tác

động

trong

chế

biến

nhôm


-Ảnh hưởng đến môi trường của việc chế biến bauxite thành alumina
+Quá trình chế biến bauxite tạo ra rất nhièu chất thải rắn khó phân huỷ có hại cho
mơi trường. Về mặt thạch học, bauxite Tây Ngun gồm 3 thành phần chính là
gibbsite (hay cịn gọi là trihydrate nhơm Al2O3.3H2O), boehmite (hay cịn gọi là
monohydrate nhơm Al2O3.H2O) và diaspore (có thành phần tương tự như boehmite
nhưng

cứng

hơn).

+Quá trình xử lý để chế biến bauxite thành alumina sẽ tạo ra các đi quặng khơng
hồ tan chứa các thành phần gồm các oxid sắt, silic, titanium và các nguyên tố đi kèm
như kẽm, phôtpho, nickel và vanadium. Các thành phần này trong chất thải không
phân

huỷ

kể

cả

trong

điều

kiện

nhiệt


độ

cao.

+Các chất thải này tuy không độc hại nhưng rất bền vững về mặt hố học nên có tác
động xấu đến mơi trường đất. Tỷ lệ chất thải (đuôi quặng) này rất lớn. Tuỳ thuộc vào
chất lượng của bauxits và công nghệ chế biến có thể lên tới 2,5 tấn/ 1tấn sảm phẩm
alumina. Việc bảo quản các chất thải này để không gây ô nhiễm cho môi trường đất và
nước là rất tốn kém. Đôi khi trong điều kiện ở Tây Nguyên là không khả thi.
-Ảnh hưởng tới môi trường của việc sản xuất aluminium.
+Quá trình sản xuất tiếp theo là chế biến alumina thành aluminium (điện phân nhôm).
17


Q trình này có nhiều loại chất thải: chất thải rắn và chất phát thải. Trong số các
chất thải rắn, đáng quan tâm là chất thải cathode có khối lượng rất lớn. Chất thải này
được hình thành thường xuyên sau mỗi chu kỳ sử dụng của cathode được làm từ các
thành phần điện phân và cyanide. Chất thải cathode đòi hỏi phải được chôn cất dưới
đất không để tiếp xúc với nước mặt và nước ngầm và phải thường xuyên giám sát theo
dõi sự thay đổi về thành phần của chúng. Trong q trình chờ đợi để chơn cất, chất thải
này phải được bảo quản nghiêm ngặt nơi khô ráo. Nhiều nước cũng đã nghiên cứu sử
dụng chất thải này cho phát điện hoặc cho các ngành công nghiệp
khác

như

thép,

xi


măng…

+Chất phát thải của q trình sản xuất nhơm cũng rất nguy hại. Với các thế hệ công
nghệ tiên tiến (thế hệ 3-4) các nhà máy sản xuất nhơm có mức độ phát thải vẫn rất cao.
Tính bình qn mức độ ơ nhiễm sẽ lên tới 0,5-1 kg chất phát thải fluoride/1 tấn nhơm.
Chất phát thải flouride có ở hai dạng hỗn hợp vô cơ (Nà, AlF3, Na3AlF6 dạng hạt và
HF dạng khí) và hỗn hợp hữu cơ (CF4, C2F6) dạng khí). Vì các chất phát thải flouride
có tác động rất mạnh đến các nguồn thực vật ngành nhơm địi hỏi phải khử tối thiểu
96-99% chất phát thải này. Mặc dù công nghệ tiên tiến đã hạn chế phát thải nhưng việc
ô nhiễm CF4 vẫn ở mức độ cao.

IV. NGUYÊN NHÂN:
4.1. do con người-.do cơng ty sản xuất.-do máy móc.
Hoạt động liên tục suốt 32 năm qua, chủ quản mỏ bôxit Bảo Lộc là Cơng ty Hóa
chất cơ bản miền Nam (thuộc Tổng cơng ty Hóa chất VN, Bộ Cơng thương). Mỏ này
tuyển ra bôxit thương phẩm để đưa về Nhà máy hóa chất Tân Bình (TP.HCM) sản xuất
hydroxit nhơm (Al(OH)3); từ chất này sẽ được dùng để sản xuất phèn nhôm lọc nước,
chất phụ gia trong ngành sành sứ, hay vật liệu chịu lửa. Mỏ bôxit Bảo Lộc hằng năm
sản xuất ra 120.000 tấn quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh này, khối lượng
quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Theo giám đốc mỏ bơxit Bảo Lộc Huỳnh
Minh Trí, mỏ chỉ giải quyết được 94 lao động, thuế đóng cho địa phương là... 1,2-1,5 tỉ
đồng/năm.

18


Tồn bộ hạ lưu của mỏ bơxít Bảo Lộc là suối Damrông, thuộc khu Minh Rồng
(thượng nguồn sông La Ngà, tên gọi khác của sông Đồng Nai, đoạn chạy qua vùng
Định Quán) đã biến thành “vùng đất chết” do hoạt động của mỏ này. Chính quyền thị
xã Bảo Lộc liên tục “được” người dân vùng hạ lưu Minh Rồng “kêu cứu” vì ơ nhiễm...

4.2. Do sự sai lầm về nghị quyết của đảng ( vài ý kiến cho rằng khai thác quặng
nhơm khơng có ảnh hưởng nặng đến mơi trường và xã hội).
Bộ trưởng Bộ Cơng Thương Vũ Huy Hồng vừa có báo cáo Quốc hội về “Hiệu
quả tổng thể về kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh - quốc phịng của 2 Dự án
bơxit Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin) làm chủ đầu tư”.
Bộ trưởng Hoàng cho biết sau khi đi thị sát, kiểm tra tình hình sản xuất, tiến độ
triển khai thực hiện các Dự án, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao sự nỗ lực, cố
gắng của chủ đầu tư, địa phương, các đơn vị liên quan trong việc khắc phục và vượt
qua khó khăn để triển khai dự án và đạt được những kết quả đáng vui mừng.
Theo Bộ trưởng Hoàng, dự án Tân Rai đã đảm bảo hiệu quả tổng hợp, gồm cả
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và yêu cầu về môi trường. Những lo ngại về hoàn
nguyên, xử lý bùn đỏ đều được giải tỏa bởi kiểm tra các thông số về môi trường đều
dưới ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.
TT - Đây là cảnh báo của những nhà khoa học tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin
và luyện nhôm tại khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông,
Viện Tư vấn và phát triển (CODE) và Tập đồn Cơng nghiệp than và khống sản VN
(TKV) tổ chức ngày 22-10 tại tỉnh Đắc Nông.
Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bơxit tại các tỉnh Tây
nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý
kiến phản biện. Không chỉ những nhà khoa học xuất thân từ vùng đất Tây nguyên hoặc
có nhiều năm nghiên cứu về Tây nguyên lên tiếng phản đối mà chính cả cán bộ của
TKV cũng cho rằng đây là một dự án “chẳng giống ai”.

19


Sai lầm chiến lược?
Theo TKV, mục tiêu của dự án là khai thác nguồn quặng khổng lồ có trữ lượng

quặng tinh hơn 3,4 tỉ tấn đang nằm im dưới lòng đất Tây nguyên để phát triển kinh tế,
đánh thức tiềm năng của vùng đất này. Tuy nhiên, bài phản biện dài 75 phút của TS
Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Công ty năng lượng Sông Hồng, thuộc TKV - bác bỏ
gần như hoàn toàn dự án này và cho rằng đây là một sai lầm chiến lược chứa đựng
những rủi ro khơng thể lường hết.
Ơng Sơn đánh giá quy hoạch khai thác quặng bơxit được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và giao TKV làm đầu mối để triển khai ở Tây ngun là q nhiều tham
vọng. Bởi vì nhơm khơng phải là kim loại quý và chưa có quốc gia nào coi bơxit là
khống sản chiến lược để dốc sức khai thác như VN. Theo ông Sơn, kế hoạch của
TKV mới chỉ chú trọng việc khai thác quặng rồi chế biến thành alumin để xuất khẩu
thì hiệu quả kinh tế khơng cao và chỉ có tác dụng phục vụ các đại gia luyện nhơm nước
ngồi vốn khơng muốn tốn nhiều chi phí cho việc khai thác.
Chưa kể chương trình khai thác, chế biến quặng bôxit của TKV chứa đựng nhiều
rủi ro khơng thể kiểm sốt được. Nhu cầu nhơm trong nước khơng nhiều và cũng
khơng thể có đủ điện để có thể xây dựng các nhà máy luyện nhơm phục vụ xuất khẩu.
Trong khi đó, q trình khai thác địi hỏi một nguồn vốn lớn, một nền tảng khoa học
công nghệ cao sẽ đặt VN vào thế phụ thuộc nước ngồi. Đặc biệt, các rủi ro về mơi
trường, sinh thái bị hủy hoại đến nay chưa được nghiên cứu, chưa được đề cập đến nơi
đến chốn.
Ông Sơn kiến nghị lập ngay một ủy ban quốc gia về phát triển bền vững cho vùng Tây
nguyên, đồng thời tổ chức những cuộc tranh luận khoa học “đến đầu đến đũa” các tác
động của việc khai thác bơxit đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Trong khi
tranh luận chưa ngã ngũ thì các dự án đang triển khai phải dừng lại để hạn chế những
hậu quả đáng tiếc.
4.3. một số ý kiến về vấn đề:
Trên các phương tiện thông tin đại chúng vừa đăng tải một số thông tin trái chiều liên
quan đến hiệu quả của các dự án bauxite ở Tây Nguyên tại buổi tọa đàm về dự án
20



khai thác bauxite Tây Nguyên do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature)
tổ chức ngày 28/3 vừa qua. Bộ Cơng Thương đã có ý kiến chính thức về vấn đề này
Trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày 28 tháng 3 năm 2015 có đăng tải một
số nội dung về các dự án Bơxít ở Tây Ngun tại buổi tọa đàm về dự án khai thác
bôxit Tây Nguyên do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) tổ chức tọa
đàm ngày 28 tháng 3 năm 2015, Bộ Cơng Thương có ý kiến như sau:
Về hiệu quả kinh tế và xã hội của các dự án bơxít
- Hiệu quả kinh tế (HQKT) của Dự án alumin Tân Rai đã báo cáo UBTV Quốc hội
(Kết quả tính cập nhật đến ngày 26 tháng 4 năm 2014) cho thấy Dự án có hiệu quả: với
thời gian lỗ kế hoạch dự kiến là 4,0 năm và thời gian thu hồi vốn 11,5 năm.
- Dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ có điều kiện vận tải xuống cảng biển xa hơn, hạ
tầng khó khăn hơn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn so với Dự án alumin Tân Rai, với
thời gian lỗ kế hoạch là 5 năm và thời gian thu hồi vốn 12 năm.
Ngoài ra, cùng với việc TKV rút kinh nghiệm từ Dự án Nhà máy alumin Tân Rai, làm
chủ hồn tồn về cơng nghệ, cải tiến kỹ thuật và tổ chức sản xuất hợp lý để tiết giảm
chi phí để tiến tới cổ phần hóa tồn bộ dự án.
Giá bán alumina trên thế giới hiện đã bước vào chu kỳ tăng. Mức giá hiện nay trên đã
vượt mức dự báo tăng giá alumin trong tính tốn HQKT, do vậy, HQKT của Dự án
tăng lên; thời gian lỗ kế hoạch dự kiến sẽ giảm, thời gian thu hồi vốn cũng giảm theo.
Đánh giá của Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội về các dự án bơxít
Từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014, Đoàn giám sát của UBTV Quốc hội đã
thực hiện việc giám sát tổng thể “Hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội gắn với đảm
bảo an ninh- quốc phòng của 2 dự án bơxít Tân Rai và Nhân Cơ do TKV làm chủ đầu
tư”; trên cơ sở kết quả giám sát, ngày 23 tháng 6 năm 2014 UBTV Quốc hội Khóa
XIII đã ban hành Nghị quyết số 775/NQ-UBTVQH13, đánh giá việc triển khai thí
điểm 2 dự án là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác tiềm
năng, thế mạnh của các địa phương có tài ngun khống sản, thúc đẩy phát triển toàn
diện kinh tế - xã hội ở khu vực địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Hiệu quả tổng hợp
bước đầu của 2 dự án đã tác động lan tỏa và tích cực đến phát triển kết cấu hạ tầng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động tại các địa phương. Dự án đã tạo được sự đồng

thuận và nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
2 tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông.
21


Theo tính tốn, thì dự án Tân Rai lỗ kế hoạch 4 năm đầu, Nhân Cơ lỗ 5 năm đầu do
phải trả nợ các khoản vay đến hạn…nên việc năm 2015 và một vài năm tiếp theo, các
khoản lỗ mang tính chất lỗ kế hoạch theo dự kiến mang tính qui luật.
Vì vậy, đánh giá “nếu sản xuất 660.000 tấn bơxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD” là vội
vã, thiếu cơ sở.
Về kỹ thuật, công nghệ
- Bôxit Tây Nguyên tồn tại dưới dạng gipxit-gơtit, chất lượng thuộc loại trung bình,
thường phải qua tuyển rửa mới đảm bảo chất lượng để sử dụng cho công nghệ Bayer;
bôxit thuộc loại gipxit dễ hồ tách nên hồn tồn có thể xử lý bằng công nghệ Bayer
Châu Mỹ (nhiệt độ khoảng 140-1500C, với nồng độ kiềm khoảng 160-170g/lit Na2O).
- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã thành
lập Hội đồng Giám sát và đánh giá kết quả việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ
đối với hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ. Hội đồng đã tổ chức họp và đánh giá như
sau:
Công nghệ khai thác, vận chuyển và tuyển quặng bôxit:
Công nghệ khai thác, vận chuyển và tuyển rửa do Nhà thầu trong nước thực hiện, đến
nay đã hoàn thành và đưa mỏ vào sản xuất. Công tác thiết kế mỏ bài bản. Công nghệ
khai thác hợp lý. Công nghệ tuyển rửa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Nhà thầu đã
bàn giao cho Công ty nhôm Lâm Đồng quản lý và vận hành từ ngày 31 tháng 12 năm
2012. Hiện nay, Công ty nhôm Lâm Đồng đã vận hành ổn định, làm chủ dây chuyền
công nghệ, nghiên cứu và cải tiến một số khâu công nghệ để nâng cao công suất, hiệu
quả nhà máy như khâu lắng bùn thải quặng đuôi sau tuyển, tuyển không sử dụng máy
đập búa… Việc sai khác trong thực tế so với thiết kế là chấp nhận được, không ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất.
Công nghệ sản xuất alumin:

Dự án lựa chọn Công nghệ Bayer Châu Mỹ, hòa tách ở nhiệt độ 1450C, áp suất 5 - 7
atm cho quặng bôxit gipxit là hợp lý. Đây là công nghệ được áp dụng phổ biến trên
22


toàn thế giới cho các nhà máy alumin chế biến quặng bôxit gipxit. Công nghệ áp dụng
cho nhà máy alumin Tân Rai được đánh giá là tiên tiến. Qua đó thấy rằng các vấn đề
về công nghệ đã được chuyên gia của Hội đồng xem xét một cách thận trọng và kỹ
lưỡng, có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.
Đối với Nhà máy tuyển quặng, do Việt Nam tự thiết kế, khơng phải của Trung Quốc,
do tính đặc thù quặng bơxit Tây Ngun thuộc loại khó tuyển nên ban đầu cũng gặp
khơng ít trục trặc, cơng suất đạt thấp, tỷ lệ thu hồi quặng tinh không cao. Đến nay
TKV đã tiếp nhận, làm chủ công nghệ nên các chỉ tiêu công nghệ đạt tốt như Hội đồng
khoa học công nghệ đã đánh giá. Rút kinh nghiệm Dự án Tân Rai, Nhà máy tuyển Dự
án Nhân Cơ đã có những khâu cải tiến đáng kể, nâng cao tỷ lệ thu hồi quặng tinh, giảm
tổn thất.
Về công suất của nhà máy alumin
Trong Hồ sơ mời thầu ban đầu với công suất thiết kế là 600.000 tấn/năm, nhà thầu dự
thầu 600.000 tấn/năm. Sau đó, theo đề nghị của TKV, Nhà thầu có cam kết bổ sung.
Nhà máy alumin công suất thiết kế là 650.000 tấn/năm, công suất vận hành ổn định là
630.000 tấn/năm, để dự phòng duy tu, bảo dưỡng, thay thế thiết bị, phụ tùng. Khi tính
tốn hiệu quả Dự án chỉ tính cơng suất vận hành của Nhà máy là 630.000 tấn/năm, chứ
khơng tính cơng theo cơng suất thiết kế. Vì vậy, khơng thể có lỗ và thiệt hại phát sinh
do giảm công suất thiết kế.
Theo hợp đồng EPC và thực tế triển khai thực hiện, Nhà thầu EPC tính tốn lập thiết
kế nhà máy alumin với cơng suất 650.000 tấn alumin/năm, lớn hơn công suất mời thầu
600.000 tấn của TKV. Sản lượng năm 2015 dự kiến đạt 540.000 tấn, năm 2016 dự kiến
đạt 650.000 tấn alumin (đạt công suất thiết kế).
Về vấn đề tiêu hao quặng, tinh quặng bôxit
Định mức sử dụng quặng, tinh quặng bôxit phụ thuộc nhiều vào chất lượng quặng

bôxit đầu vào. Đối với quặng bôxit Tây Nguyên hàm lượng trung bình, nhiều tạp chất
nên việc tiêu hao quặng cao hơn so với quặng bôxit của một số quốc gia như Úc,
Braxin.....là điều dễ hiểu.

23


Dự án điện phân nhôm Trần Hồng Quân
Dự án điện phân nhôm Trần Hồng Quân (Dự án THQ) mua điện ở cấp điện áp 220kV,
không mua ở cấp điện áp sinh hoạt. Trạm biến áp 220kV do Chủ đầu tư xây dựng, vì
vậy, giá bán, giá thành điện bán cho Dự án THQ khơng có chi phí trạm biến áp (gồm
chi phí khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa lớn v.v…). Việc mua điện ở cấp điện áp
220kV có giá thấp hơn ở các cấp điện áp thấp hơn là đương nhiên do ở cấp điện áp
thấp các đơn vị bán điện phải đầu tư thêm các thiết bị để hạ áp và lưới phân phối. Việc
so sánh giá bán điện bình quân (chủ yếu ở cấp điện áp thấp) với việc mua giá điện ở
cấp 220KV là khập khiễng và phiến diện. Đến năm 2018, công suất Dự án sẽ đạt công
suất thiết kế là 300.000 tấn/năm. Tại Công văn số 3025/BCT-CNNg ngày 15 tháng 4
năm 2014 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án THQ, dự kiến chi phí Nhà nước hỗ
trợ về giá điện cho Dự án trong 10 năm giai đoạn 2016-2025 là 229 triệu USD (khoảng
4.800 tỷ). Vì vậy việc cho rằng hằng năm nhà nước bù lỗ 3000 tỷ đồng/năm là thiếu cơ
sở.
Hiệu quả kinh tế
Theo tính tốn nộp ngân sách giai đoạn 2016-2045: 420 triệu USD; bình quân 14 triệu
USD/năm. Nếu trừ đi chi phí Nhà nước hỗ trợ về giá điện cho Dự án giai đoạn 20162025 là 229 triệu thì Dự án THQ cịn dư nộp ngân sách là: 190 triệu USD (420 triệu 229 triệu USD). Tỉnh Đăk Nơng là địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó
khăn vì vậy Dự án THQ thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư, được nhà nước hỗ trợ theo
Luật đầu tư 2005 và Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. Việc
nhà nước hỗ trợ chuẩn bị mặt bằng là phù hợp với các qui định hiện hành, kể cả hỗ trợ
1200 tỷ (khoảng 54 triệu USD), dự án THQ trong 10 năm dự kiến sẽ nộp ngân sách là
136 triệu USD (190 triệu - 54 triệu).
Ngoài ra, Dự án đem lại các lợi ích kinh tế sau đây:

- Đáp ứng nhu cầu nhôm (là loại nguyên liệu cơ bản của thế kỷ 21, về quy mô sản xuất
và tiêu thụ đứng thứ 2 sau sắt và thứ nhất trong kim loại màu), thay thế nhập khẩu, góp
phần cải thiện cán cân thương mại và cân đối ngoại tệ.

24


- Giúp Nhà máy alumin Nhân Cơ tiêu thụ toàn bộ sản lượng alumin ổn định và lâu dài;
giảm lưu lượng và chi phí vận chuyển và góp phần cải thiện hiệu quả của Nhà máy chế
biến alumin Nhân Cơ của Vinacomin.
- Nhờ hình thành nền cơng nghiệp bơ xít – nhơm đồng bộ sẽ góp phần và tạo điều kiện
xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn và Tây
Nguyên, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên.
Đóng góp cho ngân sách nhà nước và giá trị sản phẩm hàng năm cho tỉnh Đăk Nơng.
- Góp phần thiết thực hình thành và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho công
nghiệp điện phân nhôm; hiệu quả kinh tế lan toả của khâu này rất lớn, tuy nhiên đến
thời điểm hiện nay chưa định lượng cụ thể được.
Hiệu quả xã hội
- Tạo việc làm trực tiếp trong Nhà máy điện phân nhơm khoảng 935 người (bình qn
trong 15 năm) và khoảng 2000 người lao động gián tiếp, góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động theo hướng giảm tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng dịch vụ tại địa
bàn tỉnh Đắk Nơng.
- Góp phần nâng cao trình độ dân trí, văn hóa, an ninh quốc phịng, trật tự xã hội trên
địa bàn và Tây Nguyên.
Tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án THQ đã được Bộ Tài nguyên và Môi
trường phê duyệt vào tháng 2 năm 2015. Như vậy, các lo ngại về các tổn hại về môi
trường đã được đánh giá, dự án đảm bảo các chỉ tiêu về môi trường theo tiêu chuẩn
Việt Nam.
Như vậy có thể đánh giá dự án THQ có hiệu quả kinh tế-xã hội và mơi trường, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đăk Nông, có tác động tốt đến sự phát triển
của tỉnh Đăk Nơng nói riêng và Tây Ngun nói chung.

25


×