Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn Cầu Lông cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 13 trang )

SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến
Tháng 3/1946, Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, bởi vì “Việc gì
cũng cần có sức khỏe mới thành công”, “Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho
cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả
nước mạnh khỏe”. Từ tấm gương của Bác, phong trào tập luyện thể dục thể thao của
các tầng lớp nhân dân ngày càng diễn ra sôi nổi. Ngày nay, trong cuộc sống ngày
càng bận rộn và nhiều áp lực này, việc luyện tập thể dục thể thao càng có ý nghĩa với
bản thân mỗi người để tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể lực, giải tỏa căng thẳng,
phòng chống bệnh tật. Tùy thuộc vào sức khỏe, thời gian, điều kiện kinh tế.., mỗi
người có thể chọn cho mình những mơn thể thao khác nhau để tập luyện. Những
năm gần đây có rất nhiều môn thể thao mới được du nhập vào nước ta. Tuy nhiên,
các môn thể thao truyền thống vẫn được nhiều người lựa chọn. Trong đó mơn Cầu
lơng là mơn thể thao dễ chơi, phù hợp với nhiều lứa tuổi.., đó cũng là mơn thể thao
tương đối “dễ tính”, khơng cần nhiều người chơi, khơng cầu kì về cơ sở vật chất, chỉ
cần đôi vợt, quả cầu, một khoảng sân là người chơi đã có những giây phút thư giãn
và rèn luyện thể lực rất tuyệt vời. Chính vì thế, những năm gần đây, phong trào tập
luyện Cầu lông đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia. Sân
tập được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ luyện tập, đã tạo điều kiện cho
Cầu lông phát triển sâu rộng, thu hút nhiều đối tượng tham gia như công nhân viên
chức, người lao động, phụ nữ, người cao tuổi… Bên cạnh đó, các nhà trường cũng
tạo mọi điều kiện nhằm phát triển môn Cầu lông, tạo một điểm nhấn quan trọng đối
với sự phát triển thể thao trong nhà trường, đồng thời là nơi kết nối niềm đam mê
của những người yêu thể thao. Đặc biệt, với học sinh trong nhà trường, phong trào
tập luyện và thi đấu Cầu lơng ln có sự quan tâm của ngành Văn hóa -Thể thao và
ngành Giáo dục & Đào tạo. Cầu lông được chọn là một trong những mơn thể thao
trọng tâm, nịng cốt để duy trì hoạt động. Vì vậy, đưa nội dung Cầu lơng vào giảng
dạy trong nhà trường là việc nên làm. Ngoài ra, do những đặc trưng riêng của mình,
mơn Cầu lơng cịn là môn rất phù hợp cho giờ học tự chọn bởi vì đó là bộ mơn:


+ Phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe học sinh.
+ Phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường: điều kiện sân bãi, đầu tư dụng cụ thể
thao,...
+ Phù hợp với khả năng kinh tế trung bình của gia đình học sinh ở nơng thơn,
khơng được chi phí quá cao về dụng cụ, trang phục thể thao,...
+ Hấp dẫn, dễ hiểu, dễ chơi. Hơn nữa, học môn Cầu lông cũng là để các em hiểu
được luật chơi, cách tính điểm, khi xem các cuộc thi đấu các em sẽ hiểu và theo dõi
hứng thú hơn. đây là cách để tạo dựng niềm đam mê thể thao, nhờ đó các em sẽ có
cố gắng hơn trong việc rèn luyện sức khỏe cho bản thân.
Chính vì những lợi ích của việc phát triển năng khiếu cũng như học tốt mơn thể
Tác giả: Nguyễn Hồng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

1


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

thao tự chọn của học sinh cấp Tiểu học, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đổi mới
phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu
học” làm đề tài nghiên cứu trong SKKN của mình. Qua việc thực hiện đề tài trong
năm học này, tôi hi vọng sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để các năm
học sau có thể giảng dạy, và tìm những học sinh có năng khiếu bồi dưỡng huấn
luyện tốt hơn.
2. Nhiệm vụ của sáng kiến:
Qua nghiên cứu của mình Tơi mong muốn đánh giá được một số hạn chế trong
việc giảng dạy môn thể thao tự chọn trong trường Tiểu học hiện nay từ đó đưa ra
được một số giải pháp hữu hiệu nhằm áp dụng vào thực tiễn giảng dạy nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục của môn thể thao tự chọn nói riêng và
bộ mơn giáo dục thể chất nói chung trong nhà trường.
Nhằm thu hút, lôi cuốn, hứng thú, yêu thích mơn học của học sinh qua đó giúp

các em nêu cao tinh thần tự giác, chủ động, sáng tạo, tích cực trong học tập, phát
huy được hết năng lực của học sinh trong tình hình mới hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh các lớp thuộc khối 4 tại Trường Tiểu học Tân Trịnh – huyện Quang
Bình – tỉnh Hà Giang.
Đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4
trong trường Tiểu học” được thực hiện từ đầu năm học 2021 – 2022.
Thời gian hoàn thành sáng kiến: tháng 5/2022.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Bản thân tơi khơng có tham vọng đi sâu và nghiên cứu tất cả chương trình thể
dục các khối, lớp mà chỉ bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về: “Đổi mới phương
pháp dạy học môn thể thao tự chọn trong nhà trường” ở tại Trường Tiểu học Tân
Trịnh – huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Xây dựng động cơ tập luyện: Xây dựng động cơ tập luyện là việc cần làm đầu
tiên và được củng cố thường xuyên trong cả quá trình dạy học.
Giảng dạy: Để đảm bảo hiệu quả quá trình dạy và học lựa chọn một số bài tập
phù hợp với đối tượng.
Các bài tập bổ trợ: Môn Cầu lông, cũng như bất kì mơn thể thao nào khác, đều
cần kèm theo các bài tập thể lực.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở thực tiễn:
Mơn thể thao tự chọn sẽ góp phần giúp các em học sinh khơng những được rèn luyện
sức khỏe mà qua đó còn giúp các em thể hiện được hết sự vui tươi hồn nhiên, hiếu
động, giúp cho các em tránh được sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán và tạo nên sự
hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn trong học tập.
Từ môn thể thao tự chọn trong nhà trường ở trường tiểu học sẽ góp phần phát
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang


2


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

hiện ra các em học sinh có năng khiếu thể thao thật sự, đúng theo sở trường của các
em tự đó nhà trường sẽ có giải pháp để bồi dưỡng, giúp đỡ các em rèn luyện, phát
huy hết khả năng của mình để trở thành những nhân tài cho nền thể thao nước nhà
trong tương lai.
Đối với nghành giáo dục huyện Quang Bình nói chung và với trường tiểu học Tân
Trịnh nơi tơi đang cơng tác nói riêng, bên cạnh những thuận lợi vẫn cịn tồn tại rất
nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến q trình dạy và học bộ mơn cụ thể như sau:
* Thuận lợi:
Cầu lông là môn thể thao dễ hiểu và hấp dẫn nên đa số học sinh ham thích tập
luyện Cầu lơng.
Ngồi giờ học Thể dục, học sinh có thể chơi Cầu lơng trong các giờ ra chơi, vừa
giảm mệt mỏi, tạo khơng khí hào hứng mà lại không gây mất nhiều sức ảnh hưởng
đến các giờ học sau.
*Khó khăn:
Chương trình học tập của học sinh Tiểu học khơng có bộ mơn Cầu lơng, các em
chỉ tập đánh theo kiểu phong trào. Các em không được trang bị tốt về thể lực cũng
như kỹ chiến thuật trong thi đấu.
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn gặp rất nhiều những khó
khăn, thiếu thốn.
Cũng vì mơn Cầu lơng rất phổ biến, nhiều em đã từng chơi nhưng chưa được học
bài bản nên có những kĩ thuật đánh khơng đúng, việc chỉnh sửa lại cho các em khó
hơn nhiều so với việc dạy mới.
Tài liệu dạy Cầu lông riêng cho học sinh Tiểu học không phổ biến, giáo viên phải
căn cứ vào các tài liệu huấn luyện Cầu lông chung và chọn lựa bài tập cho học sinh
dựa trên kinh nghiệm cá nhân nên có thể chưa đầy đủ, chưa đem lại kết quả cao như

mong muốn.
2. Cơ sở khoa học:
2.1. Lợi ích của môn Cầu lông
* Lợi ích sinh lý
Đây là môn thể thao phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác chạy, nhảy, vận động
tay, xoay người...làm tăng cường sự sung sức, tính linh hoạt, sự dẻo dai, trạng thái
cân bằng và sức chịu đựng của cơ thể.
Cầu lông là một trong những mơn thể thao có ích cho hệ tim mạch (sự di chuyển
nhịp nhàng làm cho cơ co bóp và thư giãn tăng cường hiệu quả bơm máu trong hệ
thống tuần hồn).
* Lợi ích tâm lý
Là một mơn chơi đem lại sự thích thú cho lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên, thanh
niên. Thông qua việc chơi Cầu lông, người lớn cũng cảm thấy tinh thần phấn chấn,
giảm bớt sự trầm cảm do đó tạo ra trạng thái tinh thần tốt hơn. Cầu lông là môn thể
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

3


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lơng” lớp 4 trong trường Tiểu học”

thao thích hợp cho mọi lứa tuổi, vì thế ở bất cứ tuổi nào vận động viên cũng có thể
đạt được thành tích cao.
Khi thực hiện động tác đánh cầu, người chơi có thể trút bỏ những cảm xúc khơng
vui, khiến tâm hồn thư thái hơn.
Qua quá trình tập luyện và thi đấu Cầu lơng, người chơi có thể học tập được tinh
thần thể thao, thái độ lịch sự, tính kỉ luật tự giác,...
Tập luyện cầu lơng có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện nhân cách, rèn
luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, lịng tự tin, quyết tâm,...
Tập luyện và thi đấu cầu lơng cịn có tác dụng tăng cường tình đồn kết hữu nghị,

sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người, giữa các dân tộc và các quốc gia
trên thế giới.
2.2. Nội dung giảng dạy Cầu lông.
a, Hệ thống kĩ thuật.
- Kĩ thuật cơ bản trong Cầu lơng rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm các bước
di chuyển của chân và động tác đánh cầu của tay. Sự phối hợp hài hoà các kĩ thuật
của chân và tay sẽ góp phần tích cực tạo nên hiệu quả của mỗi lần đánh cầu. Để tập
luyện và thi đấu Cầu lông tốt, người tập cần phải hoàn thiện tất được cả các kĩ thuật
để làm tiền đề cho việc sử dụng các chiến thuật thi đấu một cách hợp lý và hiệu quả.
- Kĩ thuật di chuyển:
+ Di chuyển bước đơn..
+ Di chuyển nhiều bước.
+ Di chuyển nhảy bước.
b, Các kĩ thuật của tay.
- Nếu căn cứ vào chức năng tác dụng của kĩ thuật người ta có thể chia kĩ thuật của
tay ra làm 3 loại chính sau:
+ Các kĩ thuật giao cầu.
+ Các kĩ thuật phịng thủ.
+ Các kĩ thuật tấn cơng.
- Căn cứ vào hình thức động tác người ta có thể chia kĩ thuật đánh cầu làm hai
loại chính là:
+ Các kĩ thuật đánh cầu cao tay.
+ Các kĩ thuật đánh cầu thấp tay.
- Kĩ thuật cầm vợt:
+ Cách cầm vợt thuận tay.
+ Cầm vợt trái tay.
- Kĩ thuật giao cầu:
+ Phát cầu thuận tay.
+ Phát cầu trái tay.
- Các kĩ thuật đánh Cầu lơng.

Tác giả: Nguyễn Hồng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

4


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

+ Đánh cầu cao sâu thuận tay.
+ Đánh cầu cao sâu trái tay.
- Kĩ thuật vụt cầu:
+ Vụt cầu đường thẳng thuận tay.
+ Vụt cầu đường chéo thuận tay.
+ Vụt cầu đường thẳng trái tay.
- Kĩ thuật cắt cầu:
+ Đánh cầu thấp tay.
c, Chiến thuật thi đấu.
Chiến thuật là những biện pháp hoạt động chủ định, có tính đến những điều kiện
cụ thể trong thi đấu để giành thắng lợi.
*Ý nghĩa của chiến thuật. Trong thi đấu Cầu lông cả hai bên đối thủ đều muốn
khống chế lẫn nhau để giành quyền chủ động. Lấy điểm mạnh của mình để đánh vào
điểm yếu của đối phương, hạn chế tối đa điểm mạnh của đối phương, giấu đi những
điểm yếu của mình. Sự cạnh tranh trong cuộc thi đấu hết sức gay gắt, mỗi bên đều
có thể dựa vào các đặc điểm khác nhau của đối thủ mà sử dụng các biện pháp chiến
thuật hợp lí nhằm chiến thắng đối phương, đó là ý nghĩa của chiến thuật.
*Mục đích vận dụng chiến thuật trong thi đấu Cầu lơng.
Điều chuyển vị trí của đối phương.
Buộc đối phương phải đánh trả bằng các đường cầu sang cuối sân hoặc giữa sân
mình, các đường cầu khơng theo ý muốn của đối phương.
Tiêu hao thể lực đối phương.
*Tư tưởng chỉ đạo khi vận dụng chiến thuật.

Lấy mình làm chính.
Lấy nhanh làm chính.
Lấy cơng làm chính.
*Những u cầu khi vận dụng chiến thuật.
Vận dụng chiến thuật phải có mục đích trên cơ sở phát huy ưu điểm và che giấu
nhược điểm của bản thân để đánh vào nhược điểm và hạn chế tối đa ưu điểm của đối
phương. Để đảm bảo yêu cầu này vận động viên cần phải chuẩn bị tốt cho mình về
mặt kĩ, chiến thuật, thể lực và cả tâm lí thi đấu, khả năng quan sát đánh giá đối
phương ở các mặt trên và đặt ra chiến thuật thi đấu hợp lí.
Xác định chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên và vận động viên,
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 người trong quá trình thi dấu, điều này đòi hỏi
giữa chỉ đạo viên và vận động viên phải có sự hiểu biết và thơng cảm sâu sắc với
nhau tập trung ý kiến tối đa của tập thể để áp dụng chiến thuật phù hợp.
Chiến thuật phải được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của từng
trận. Luôn suy nghĩ sáng tạo, chủ động khi vận dụng chiến thuật, mỗi trận đấu khác
nhau, đối tượng khác nhau cần áp dụng những chiến thuật khác nhau, khơng nên ỷ
Tác giả: Nguyễn Hồng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

5


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

lại bất kì vào một loại chiến thuật nào mà cần được thay đổi kịp thời để phù hợp với
từng trận đấu.
2.3. Cầu lơng cho trẻ em.
- Lợi ích của Cầu lơng với trẻ em:
+ Cầu lông giúp trẻ phát triển tốt trí lực.
+ Cầu lơng căn bản giúp trẻ phát triển tốt về hình thể.
+ Cầu lơng giúp trẻ giảm bớt nhiều bệnh tật do thể chất yếu.

+ Cầu lông giúp trẻ năng động, tự tin.
- Yêu cầu trong huấn luyện Cầu lông cho trẻ em:
+ Tập độ linh hoạt trước.
+ Giữ cho các mẫu vận động đơn giản.
+ Tập luyện các chuyển động chung trước khi bắt đầu tập chuyên cho Cầu lơng.
+ Kết hợp với kích thích thị giác khi vận động viên đã cải thiện.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng động cơ tập luyện:
Động cơ tập luyện có ý nghĩa quan trọng với việc rèn luyện của học sinh. Có động
cơ tập luyện rõ ràng, lành mạnh thì các em sẽ chủ động tích cực học tập và rèn luyện
ngay cả khi khơng có giáo viên hướng dẫn. Xây dựng động cơ tập luyện là việc cần
làm đầu tiên và được củng cố thường xuyên trong cả quá trình dạy học. Để định
hướng mục đích tập luyện Cầu lơng cho các em, tơi đã thực hiện các bước sau:
- Trình bày sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của môn Cầu lông trên thế giới
cũng như ở trong nước: giáo viên giảng kết hợp với vấn đáp học sinh. Nội dung này
cần được chuẩn bị kĩ sao cho bài giảng súc tích, khơng gây nhàm chán.
- Nêu lợi ích của mơn Cầu lông: học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên tổng kết, bổ
sung. Thường thì học sinh rất hăng hái trả lời các câu hỏi về Cầu lơng, bởi vì đây là
mơn thể thao phổ biến, các em cũng có hiểu biết ít nhiều. Trả lời câu hỏi là dịp để
các em thể hiện sự hiểu biết của mình với thầy, với bạn. Giáo viên dạy có thể khích
lệ, động viên sau mỗi câu trả lời của học sinh. Việc này đem lại hiệu quả rất rõ ràng,
ngay lập tức, ở các lớp tôi dạy, sau lời khen của thầy, các em cảm thấy thêm tự hào,
hãnh diện với bạn bè và trong suốt q trình luyện tập sau đó, các em rất chăm chỉ
và hoàn thành tốt bài tập. Điều đó khơng có gì khó hiểu, vì các em nhỏ thích được
khen hơn là chê, và đã được khen về hiểu biết mơn Cầu lơng thì khơng thể tỏ ra kém
bạn bè khi tập luyện.
- Yêu cầu học sinh trình bày về mục đích tập luyện của mình. Trong thời gian
ngắn trên lớp, giáo viên chỉ có thể hỏi một số em học sinh nhưng yêu cầu đó vẫn
cần đặt ra cho tất cả lớp. Mỗi em phải xác định một mục đích tập luyện của riêng
mình, có thể đơn giản chỉ là tập cho khỏe, cho người cao hay là tập chỉ để đánh

thắng cậu bạn hàng xóm, tập để thi đấu, được điểm cao, để được phần thưởng,... Mỗi
một mục tiêu của các em đều đáng được tơn trọng. Nếu một học sinh nào có động cơ
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

6


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

tập không lành mạnh (ví dụ như tập đánh Cầu lơng để đi cá cược chẳng hạn) thì giáo
viên cũng khơng thể mắng mỏ em đó mà phải dùng lời lẽ nhẹ nhàng phân tích để
định hướng em đó đến mục đích tập đúng đắn hơn, ngoài ra, cần phải chú ý định
hướng cho em trong suốt quá trình tập luyện chứ khơng phải chỉ trong buổi đầu tiên.
Tóm lại, việc xây dựng động cơ tập luyện là việc cần thiết để quá trình rèn luyện
của mỗi học sinh mang lại hiệu quả cao nhất. Bằng những biện pháp thích hợp, trên
nguyên tắc là ln ln tơn trọng cá tính của mỗi học sinh, người thầy giáo có thể
giúp các em tạo dựng niềm hứng thú tập luyện ngay từ buổi học đầu tiên và tiếp tục
duy trì nó trong suốt cả q trình học tập. Đó cũng là bước đầu tiên để người thầy
thực hiện quá trình “dạy tốt” của mình.
2. Giảng dạy:
Để đảm bảo hiệu quả quá trình dạy và học, tôi đã lựa chọn một số bài tập phù hợp
với đối tượng:
+ Dựa vào mục đích yêu cầu của môn học.
+ Dựa vào nguyên tắc dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp chủ yếu là rút
ngắn thời gian để nhanh hình thành được kỹ năng vận động.
+ Lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực của học sinh, ngồi ra
yếu tố dụng cụ cũng đóng vai trị khơng thể thiếu như: sân tập, vợt, cầu...
+ Tìm phương pháp giảng dạy cơ bản nhưng cũng cần đa dạng.
a, Nội dung:
Mục đích của việc dạy Cầu lông trong trường Tiểu học nhằm mục đích cho học

sinh làm quen bước đầu với mơn Cầu lông, do hạn chế về thời gian và thể lực của
học sinh nên không thể ôm đồm quá nhiều nội dung, cũng không thể dạy những kĩ
thuật, chiến thuật quá phức tạp. Tôi đã lựa chọn một số nội dung cần dạy cho học
sinh tạm chia thành các giai đoạn như sau:
*Giai đoạn cơ bản: Đây là giai đoạn rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhất
của môn Cầu lông:
- Tập các kỹ thuật cơ bản:
+ Về kĩ thuật tay: Cách cầm vợt, kỹ thuật giao cầu trong đánh đơn, đánh đôi, kỹ
thuật đánh cầu tay trên vai thuận tay, kỹ thuật phòng thủ thuận tay - trái tay, kỹ thuật
đánh trên lưới.
Các động tác đánh cầu được thực hiện qua các giai đoạn:
1. Rút vợt.
2. Lăng vợt.
3. Tiếp xúc cầu
4. Dừng vợt
5. Về TTCB
+ Về kĩ thuật di chuyển: Các bước di chuyển trái phải, đường thẳng,…
+ Về thể lực: Các bài tập bổ trợ nâng cao sức mạnh, nhanh, độ dẻo dai, khéo léo
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

7


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

cho gân, cơ và sức bền.
- Nâng cao các bài tập kỹ thuật thành kỹ năng vận động.
- Thực nghiệm luật và thi đấu Cầu lông.
*Phát triển về chiến thuật:
- Đây là giai đoạn phát triển kinh nghiệm các kỹ năng đã học nâng cao thành kỹ

xảo bậc 1, thơng qua hình thức tự tập luyện với nhau theo bài do huấn luyện viên
đưa ra.
*Giai đoạn phát triển:
- Điều chỉnh và nâng cao các kỹ thuật đã tập.
- Tập các kỹ thuật, chiến thuật mới: Đánh trái tay, chiến thuật tấn công, phịng thủ
trong đánh đơi, chiến thuật đánh đơn.
- Phát triển nâng cao kỹ năng thành kỹ xảo bậc 2, nâng cao về chiến thuật thi đấu,
nâng cao về tâm lý thi đấu…
- Thông qua các bài tập phát triển, giao lưu, thi đấu nội bộ hoặc mở rộng.
Trong chương trình giảng dạy trên lớp cho số đông học sinh, tôi chỉ giới hạn các
nội dung trong giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn 3 được áp dụng cho những học sinh có
năng khiếu, u thích mơn Cầu lơng để đào tạo vận động viên tham gia thi đấu trong
các giải thể thao cho học sinh Tiểu học.
b, Phương pháp:
*Giảng dạy kĩ thuật:
Giai đoạn giảng dạy ban đầu:
- Bước thứ 1: Giảng giải thị phạm. Giáo viên giảng giải và làm mẫu về kĩ thuật
cho học sinh từ 2 – 3 lần với những nội dung bao gồm: Vị trí tác dụng của kĩ thuật.
Các giai đoạn thực hiện kĩ thuật từ tư thế cơ bản đến thực hiện động tác và cuối cùng
là kết thúc động tác. Giáo viên làm mẫu phải chính xác và tỉ mỉ để học sinh nhỏ có
thể nắm bắt được yêu cầu của động tác.
Trong q trình dạy, tơi kết hợp việc làm mẫu của giáo viên với việc sử dụng các
hình ảnh và đoạn phim về động tác kĩ thuật trong cầu lông để phân tích cho học sinh
thấy từng bước của động tác và thực hiện theo.
- Bước thứ 2: Mô phỏng động tác kĩ thuật (không cầu). Giáo viên dùng nhịp đếm,
nhịp vỗ tay,... để học sinh lặp lại kĩ thuật một cách liên tục.
- Bước thứ 3: Học sinh tiếp xúc với cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện kĩ
thuật đánh cầu với 50% lực tối đa. Học sinh khơng cần ra sức tối đa bởi vì mục đích
chính của bước này vẫn là hoàn thiện kĩ thuật động tác, đây là bước để giáo viên
phát hiện lỗi kĩ thuật của học sinh và tiếp tục sửa sai.

Ví dụ: Giảng dạy kĩ thuật phịng thủ thấp tay (thường có sự kết hợp với các bước
chân).
+ Giáo viên giảng giải và thị phạm về kĩ thuật.
+ Học sinh thực hiện kĩ thuật không tiếp xúc với cầu theo nhịp đếm: 1 là buớc
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

8


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

chân; 2 là xoay thân; 3 là đánh cầu và 4 là về tư thế chuẩn bị ban đầu. Nhịp 5,6,7,8
tiếp tục thực hiện các giai đoạn như 1,2,3,4. Giáo viên sửa sai.
+ Học sinh tiếp xúc cầu: giáo viên quan sát, sửa sai cho từng học sinh. Q trình
này khơng chỉ thực hiện vài lần mà cần được tiến hành từ ngày này sang ngày khác,
từ buổi học này sang buổi học khác làm cho học sinh có định hướng đúng về kĩ thuật
và độ khó cũng được tăng dần lên theo tương ứng với khả năng tiếp thu của học
sinh.
Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên ở giai đoạn này là sửa chữa sai lầm cho
học sinh ngay sau mỗi lần tập. Một số lỗi sai các em thường mắc phải mà người thầy
cần để ý là:
+ Quá cố gắng dùng sức nhờ cổ tay.
+ Động tác không linh động.
+ Ước lượng sai điểm rơi cầu dẫn đến cú đánh lỡ nhịp, không mạnh, và người
đánh mất sức.
+ Không phối hợp tốt các bước di chuyển và tư thế đánh của tay; Không dùng
động tác bật người từ sau ra trước, hoặc người không nghiêng khi đập.
+ Chưa phối hợp được lực đánh cầu, điểm tiếp xúc cầu sai,...
Người thầy cần sớm phát hiện những lỗi sai, tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra
các biện pháp khắc phục lỗi sai lầm đó cho các em một cách kịp thời mới có thể

nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình.
- Bước thứ 4: Thực hiện kĩ thuật đánh cầu với độ khó tăng dần. Giáo viên có thể
yêu cầu học sinh đánh đúng độ cao, tăng lực đánh cầu, kéo dài cự ly đánh cầu theo
đường thẳng, chéo,v,v… Sử dụng phương pháp bài tập định mức theo thời gian từ
10 đến 20 phút, tuỳ theo mỗi giáo án tập luyện và tiếp tục sửa chữa sai lầm cho học
sinh giai đoạn này.
- Bước thứ 5: Phối hợp kĩ thuật. Học sinh thực hiện kĩ thuật với độ khó cao. Phối
hợp dần từ hai ba kĩ thuật trong bài tập với thời gian 10 - 20 phút. Cần cho học sinh
thực hiện các kĩ thuật đánh cầu tương ứng với các tình huống khác nhau ở mỗi điểm
trên sân để học sinh quen dần với các tình huống thi đấu.
Ví dụ: Các bài tập phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tay.
- Bước thứ 6: Thực hiện kĩ thuật trong bài tập chiến thuật với các yêu cầu toàn
diện hơn của kĩ thuật theo yêu cầu chiến thuật,v,v… Phương pháp giảng dạy chính
vẫn là các bài tập định mức với thời gian 10 – 20 phút.
Ở giai đoạn này, các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hồn chỉnh với độ
chính xác cao về khơng gian, thời gian và nhịp điệu. Các bài tập thực hiện kĩ thuật
cần được thực hiện liên tục với độ khó tăng dần. Mặc dù việc thực hiện kĩ thuật ở
giai đoạn này cịn mang tính chất đơn lẻ, song những yêu cầu chính xác của kĩ thuật,
độ chuẩn khi đánh cầu, yêu cầu về dùng sức, cự ly đánh cầu phải được tăng lên.
Các động tác kĩ thuật của Cầu lơng chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết kết hợp các
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

9


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

yếu tố sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo trong kĩ thuật. Bởi vậy ngay ở giai
đoạn này cần phải phối hợp giảng kĩ thuật với việc tập luyện các tố chất liên quan,
đặc biệt là các yếu tố cần thiết cho kĩ thuật di chuyển và lực gập mở cổ tay trong các

kĩ thuật đánh cầu. Nếu như ở giai đoạn đầu các động tác đánh cầu cần thực hiện với
biên độ rộng của cánh tay thì ở giai đoạn này biên độ hoạt động của cánh tay cần
hạn chế và bù vào đó là mở rộng biên độ hoạt động của cổ tay để tăng lực đánh cầu
và điều chỉnh đường cầu cho chính xác, tiết kiệm và hiệu quả cao.
- Bước thứ 7: Thực hiện kĩ thuật trong các bài tập thi đấu. Sử dụng các bài tập thi
đấu để tập trung tập luyện kĩ thuật, đồng thời tạo hưng phấn cho học sinh trong quá
trình tập luyện. Với các bài tập thi đấu toàn diện cần thay đổi đối tượng, chú ý cho
thi đấu với đối tượng có trình độ cao để rèn luyện tính chủ động, sáng tạo khi sử
dụng kĩ thuật trong mỗi tình huống cụ thể của thi đấu.
Sau mỗi trận đấu, học sinh phải tự rút ra nhận xét về kĩ thuật, chiến thuật, giáo
viên sẽ là người tổng hợp cuối cùng, rút ra bài học để các em có thể rút kinh nghiệm
cho các bài tập sau.
Tiếp theo giai đoạn trước, ở giai đoạn này các kĩ thuật Cầu lông cần được củng cố
và hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh, đồng thời có thể
thực hiện một cách hợp lý trong những điều kiện khác nhau của những tình huống
thi đấu.
Trong các giai đoạn này cần cho học sinh thực hiện nhiều bài tập phối hợp:
Các bài tập phối hợp giữa các kĩ thuật di chuyển với các kĩ thuật đánh cầu khác
nhau ở nhiều điểm trên sân.
Những bài tập theo yêu cầu của chiến thuật và các bài tập thi đấu.
Những biến dạng của kỹ thuật trong giai đoạn này cũng được thực hiện thuần
thục hơn và ở mức độ cao hơn để sao cho trong cùng một kiểu thực hiện kĩ thuật mà
đối phương khó phán đốn được ý đồ đánh cầu của mình.
Ví dụ: Trong cùng một động tác vung tay có thể sử dụng 3 cách đánh khác nhau:
cao xa, đập cầu, đánh nhỏ cao tay.
*Giảng dạy chiến thuật:
Đối với giảng dạy chiến thuật, phương pháp chủ yếu tôi sử dụng là phương pháp
bài tập với yêu cầu như sau:
Các bài tập phải có cấu trúc gần giống với các tình huống có trong thi đấu. Thơng
thường là các bài tập phối hợp di chuyển với đánh cầu ở các vị trí khác nhau trên

sân.
Độ khó của các bài tập tăng dần bằng cách phối hợp từ 2 đến 3 kĩ thuật khác nhau
cùng với việc kết hợp nâng cao về độ chuẩn, tốc độ và sức mạnh trong mỗi tình
huống cụ thể của chiến thuật.
Các bài tập cần sử dụng tính tốn đến lượng vận động hợp lí và phù hợp với đặc
điểm, trình độ cá nhân của học sinh.
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

10


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

Các bước tiến hành giảng dạy chiến thuật:
- Bước thứ 1: Đối với dạng chiến thuật cơ bản thì ban đầu có thể sử dụng
phương pháp lời nói trong đó bao gồm: mục đích, ý nghĩa của chiến thuật, phương
pháp và tình huống được sử đụng chiến thuật đó. Sau đó giáo viên thị phạm bài tập
chiến thuật sẽ được áp dụng.
- Bước thứ 2: Học sinh học tập cách quan sát, phân tích, hiểu sâu ý đồ, cách vận
dụng chiến thuật. Từ đó, xây dựng cho mình cách thức tiến hành tập luyện chiến
thuật đó.
- Bước thứ 3: Thực hiện chiến thuật trên sân (chưa tiếp xúc với cầu) hoặc trên
hình vẽ bằng các đường kẻ thể hiện phương thức tập luyện chiến thuật, bao gồm: vị
trí chuẩn bị, phương pháp và kĩ thuật di chuyển, điểm đánh cầu và cách thức đánh
cầu, những yêu cầu về các yếu tố kết hợp khi sử dụng kĩ thuật đánh cầu ở mỗi vị trí
khác nhau trên sân.
- Bước thứ 4: Phối hợp di chuyển chiến thuật với thực hiện tiếp xúc cầu theo yêu
cầu của chiến thuật, sử dụng phương pháp bài tập lặp lại theo tổ với độ khó tăng dần
về các mặt như: dùng sức, độ chính xác, phương hướng đánh cầu cùng với các cảm
giác về không gian, thời gian, cảm giác về lưới và sân bãi cho người tập.

- Bước thứ 5: Thực hiện chiến thuật trong các bài tập thi đấu, phối hợp các bài
tập chiến thuật trong từng tình huống cụ thể của mỗi trận đấu. Kết hợp tư duy vận
dụng sáng tạo của cá nhân học sinh với những nhận xét góp ý của đồng đội, của giáo
viên để chiến thuật ngày càng hoàn thiện hơn.
3. Các bài tập bổ trợ:
Môn Cầu lông, cũng như bất kì mơn thể thao nào khác, đều cần kèm theo các bài
tập thể lực, mục đích của tập luyện thể lực đối với Cầu lông là:
+ Ngăn cản sự mệt mỏi.
+ Giúp hồi phục nhanh.
+ Nâng cao tinh thần chịu đựng.
+ Cải thiện sự tập trung trong suốt thời gian tập huấn và thi đấu.
+ Giúp phát triển kĩ thuật, phát triến sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng
phối hợp và độ linh hoạt.
+ Cải thiện “chất lượng” các quả đánh.
+ Giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
+ Cải thiện toàn diện sức khỏe.
Những bài tập thể lực được dùng xen những bài tập về kĩ thuật và chiến thuật có
thể tổ chức dưới dạng trị chơi giúp giờ học sinh động hơn. Các bài tập đó cịn nhằm
đảm bảo nguyên tắc đa dạng và nguyên tắc xen kẽ nặng nhẹ trong huấn luyện thể
thao. Ngồi nội dung chính cần luyện tập thường xuyên để thành kĩ năng thì những
bài tập phụ được thay đổi thường xuyên khiến giờ học khơng nhàm chán, học sinh
duy trì được niềm hứng thú trong suốt q trình tập luyện, nhờ đó việc tập luyện có
Tác giả: Nguyễn Hồng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

11


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

hiệu quả cao hơn. Sau đây là hệ thống bài tập bổ trợ tơi thường dùng:

* Phát triển sức nhanh: Các trị chơi vận động mang tính thi đua: Chuyền và bắt
bóng tiếp sức, Nhảy đúng, nhảy nhanh, Lò cò tiếp sức,...
* Phát triển sức mạnh: Bật cao, phối hợp chạy - bật nhảy, trò chơi: Trồng nụ,
trồng hoa, Chuyền và bắt bóng tiếp sức, Nhảy lướt sóng, Kiệu người,...
* Phát triển sức bền: Nhảy dây, chạy bền, đi nhanh,...
* Tăng độ linh hoạt và phối hợp: Chạy dích dắc, các bài tập bước chân nhanh,
chạy theo các hướng phối hợp với đánh khơng có cầu, trị chơi vận động: Bóng
chuyền sáu, Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ, Trao tín gậy, ...
III. KẾT QUẢ
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy
môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”, sau khi khảo sát
vào hai thời điểm:
+ Trước khi áp dụng vào khoảng đầu tháng 10/2021.
+ Sau khi áp dụng và thực hiện đến cuối tháng 4/2022.
Tôi đã thu được kết quả như sau:
Kết quả
Hoàn
Chưa
Khối Tổng
Hoàn
thành Tỉ lệ
Tỉ lệ
hoàn
Tỉ lệ
Năm học
lớp số HS
thành
tốt
%
%

thành
%
(H)
(T)
(C)
Đầu năm học
4
125
20
16%
69
55,2%
36
28,8%
2021 - 2022
Cuối năm học
4
125
36
28,8%
81
64,8%
8
6,4%
2021 - 2022
Sau khi áp dụng phương pháp mới này tôi thấy học sinh khối 4 rất thích học mơn
Cầu lơng, ngồi giờ Thể dục thì nhiều em cũng thường xuyên chơi Cầu lông trong
các giờ ra chơi. Một số em thực sự ham thích thì tập hợp thành nhóm, thường cùng
nhau bàn luận về mơn thể thao u thích, hoặc cũng có khi rủ nhau so tài cao thấp,
để sau đó, cùng cố gắng tập luyện hơn nữa.

Phải nói rằng Cầu lơng thực sự là mơn thể thao rất “được lịng” các em học sinh ở
trường Tiểu học Tân Trịnh, không chỉ thích chơi, các em cịn rất thích xem người
khác chơi, và cổ vũ rất nhiệt tình cho các vận động viên nghiệp dư khi tranh tài
trong các giải thể thao do nhà trường tổ chức.
Chính vì thế các em u thích mơn học hơn nắm kiến thức sâu hơn. Chất lượng
học tập bộ môn được nâng lên rõ rệt. Gia đình học sinh yên tâm, tin tưởng tuyệt đối
nhà trường và giáo viên khi giao con em đến trường.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

12


SKKN: “Đổi mới phương pháp dạy môn thể thao tự chọn “Cầu lông” lớp 4 trong trường Tiểu học”

Một xã hội muốn phát triển nhanh, vượt qua khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu để
vươn lên thì khơng có con đường nào khác là phải chú trọng đến chất lượng giáo
dục. Cần có những giải pháp tích cực, có hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục phổ
thông trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước và ngăn chặn sự tụt hậu của giáo dục.
Trong giai đoạn hiện nay trường Tiểu học Tân Trịnh đã và đang phấn đấu nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của ngành học. Mỗi cán bộ giáo viên nhà trường nhận thức rõ những tồn tại, hạn
chế, từ đó nâng cao trách nhiệm trong cơng tác bồi dưỡng đội ngũ có đủ đức, đủ tài
để xây dựng nhà trường vững mạnh. Để thực hiện được điều đó ngồi sự nỗ lực của
tập thể nhà trường rât cần có sự đầu tư giúp đỡ chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự hợp
tác ủng hộ của cha mẹ học sinh. Tất cả vì tương lai con em chúng ta.
Do nắm được vai trò quan trọng của phân môn Thể thao tự chọn nên những việc
làm trên đã được tôi áp dụng thực hiện vào nội dung môn thể thao tự chọn “Cầu
lông” cho học sinh lớp 4. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn chưa thực hiện tốt,

thậm chí cịn yếu, sai động tác thì đến nay các giờ học của học sinh lớp tôi tương đối
đều, bài tập rõ ràng, động tác dứt khoát, học sinh ngày càng u thích mơn học.
Trên đây là sáng kiến của tôi đã được thực hiện trong năm học 2021 - 2022 tại
trường tiểu học Tân Trịnh. Tuy nhiên khơng sao tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo cũng như các bạn đồng
nghiệp để sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tân Trịnh, ngày 10 tháng 05 năm 2022
Xác nhận của đơn vị
Người viết sáng kiến

Nguyễn Hồng Ninh

Đỗ Đình Tn

Tác giả: Nguyễn Hoàng Ninh – Trường tiểu học Tân Trịnh – Quang Bình – Hà Giang

13



×