Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NGUYÊN TẮC “TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ” NGƯỜI DÂN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ VIỆC TRIỂN KHAI NGUYÊN TẮC NÀY Ở KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.14 KB, 12 trang )

NGUYÊN TẮC “TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ” NGƯỜI DÂN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ
VIỆC TRIỂN KHAI NGUYÊN TẮC NÀY Ở KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Nguyến Thuý Hằng-Vũ Thị Thanh Tú1

Nguyên tắc “Trách nhiệm bảo vệ” người dân (Responsibility to Protect R2P” là một khái niệm tương đối mới trong quan hệ quốc tế. Khái niệm này ra
đời và được xây dựng thành một nguyên tắc ngày càng quan trọng trong quan hệ
quốc tế hiện đại nhằm ngăn chặn, chống lại các hành động diệt chủng, tội ác
chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác chống loài người. Được Liên Hiệp quốc
(LHQ) thông qua tại kỳ họp Đại hội đồng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành
lập (13-17/9/2005), nguyên tắc R2P lần đầu tiên đã được LHQ vận dụng để can
thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Libya. Cuộc can thiệp quân sự
của Mỹ-NATO tại Libya nhân danh nguyên tắc “R2P” đã và đang thực sự làm
dấy mối lo ngại và tranh cãi trong cộng đồng quốc tế về nguyên tắc này. Đặc
biệt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD), sự lo ngại thể hiện nổi
bật với nhiều ý kiến trái chiều. Nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề này, bài
viết dưới đây sẽ đề cập bốn nội dung chính gồm Khái niệm ngun tắc R2P; q
trình ra đời và phát triển của R2P; bản chất chính trị pháp lý của R2P; và cuộc
tranh luận về R2P ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

1. Nội dung khái niệm R2P
Cho đến nay, mặc dù chưa có một định nghĩa chính thức được thừa nhận
rộng rãi, song khái niệm R2P cơ bản được xem như là một nguyên tắc mới trong
quan hệ quốc tế dựa trên học thuyết theo đó mỗi quốc gia có trách nhiệm bảo
vệ người dân của mình trước 4 loại tội ác: diệt chủng, thanh lọc sắc tộc, tội ác
chiến tranh và tội ác chống lồi người; nếu vì bất kỳ lý do nào đó một quốc gia
khơng có khả năng hoặc khơng sẵn sàng bảo vệ người dân của mình thì cộng
đồng quốc tế có trách nhiệm can thiệp và việc can thiệp phải phù hợp với Hiến
chương LHQ.
Các quốc gia thành viên của LHQ đã thống nhất rằng R2P bao gồm ba trụ
cột có ý nghĩa và tầm quan trọng ngang nhau: (i) Trụ cột 1: Các quốc gia có


nghĩa vụ bảo vệ dân thường chống lại bốn loại tội ác và các nguy cơ của nó: diệt
chủng, thanh lọc sắc tộc, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người; (ii) Trụ
cột 2: Cam kết của cộng đồng quốc tế hỗ trợ các quốc gia thực hiện nghĩa vụ này
và ủng hộ LHQ xây dựng năng lực cảnh báo sớm; (iii) Trụ cột 3: Trách nhiệm
của các quốc gia thành viên trong LHQ là có hành động tập thể kịp thời và quyết
đoán khi một quốc gia rõ ràng đã khơng đảm bảo được Trách nhiệm Bảo vệ đó;
khi các biện pháp ngoại giao và nhân đạo không hiệu quả, có thể dùng tới các
biện pháp sức mạnh phù hợp với Chương VI, VII và VIII của Hiến Chương
LHQ2.
1

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao
Báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Thực thi Trách nhiệm bảo về (Report of the Secretary General on
Implementing the Responsibility to Protect A/63/677), ngày 12 tháng 1 năm 2009.
2

1


Ba trụ cột được thiết kế phối hợp cùng nhau để ngăn chặn hành động diệt
chủng và những hành động thảm sát khác.
2. Quá trình ra đời và phát triển của nguyên tắc R2P
Lịch sử nhân loại thế kỷ 20 có nhiều trang đen tối, gắn liền với những
cuộc đại chiến đẫm máu và tội ác diệt chủng. Hàng trăm triệu người đã bị giết,
bị tra tấn, bị chết đói và phải làm việc đến chết trên khắp thế giới bởi những tội
ác được biết đến như diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội ác
chống loài người. Khi Liên Hợp Quốc ra đời năm 1945, các quốc gia cam kết sẽ
đồn kết để gìn giữ hịa bình và an ninh tồn cầu. Tuy nhiên, những cam kết này
đã không được thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ. Nhiều cuộc chiến tranh,
xung đột, đảo lộn chính trị-xã hội liên miên ở nhiều nơi trên thế giới đã cướp đi

sinh mạng của hàng chục triệu người và đầy đoạ số phận của nhiều chục triệu
con người khác. Tiếp theo nạn diệt chủng khủng khiếp do Khme Đỏ gây ra ở
Cămpuchia trong những năm 1970, thế giới một lần nữa lại bị sốc trước nạn diệt
chủng ở Bosnia, Rwanda, Irak… trong những năm 1990. Hàng triệu người,
trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em vơ tội, đã bị giết hại. Nạn diệt chủng đã
không được ngăn chặn. Một trong những lý do của sự thất bại này bắt nguồn từ
thực tế rằng các nước thành viên LHQ bị chia rẽ về việc liệu có can thiệp hay
không và ngăn chặn các vụ giết người ra sao; đó là sự đấu tranh giữa hai luồng
quan điểm, một bên thấy rõ sự cần thiết để cộng đồng quốc tế can thiệp nếu xảy
ra tình trạng tội ác tàn bạo diện rộng và bên còn lại đề cao chủ quyền quốc gia
và quyền tự quyết của dân tộc, tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công
việc nội bộ của nước khác.
Năm 2000, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi cộng
đồng quốc tế tìm ra cách thức mới để trả lời câu hỏi khi nào thì thích hợp để tiến
hành những hành động qn sự tập thể trên lãnh thổ của một quốc gia nhằm bảo
vệ người dân ở đó khỏi những hành động thảm sát, như những gì đã xảy ra tại
Cămpuchia, Irak, Rwanda, Srebrenica, Kosovo… Hưởng ứng lời kêu gọi đó,
chính phủ Canada đã tài trợ thành lập Ủy ban Quốc tế về Can thiệp và Chủ
quyền Quốc gia (ICISS), năm 2000. Dưới sự lãnh đạo của nhiều chuyên gia
quốc tế như Gareth Evans và Mohammed Sahnoun, ICISS đã kế thừa quan điểm
trước đó của Francis Deng3 về khái niệm “chủ quyền là trách nhiệm”4, lập luận
rằng các quốc gia không chỉ hưởng lợi từ quyền và những đặc ưu từ chủ quyền
quốc gia, mà họ còn phải gánh vác trách nhiệm Bảo vệ người dân sống trong
biên giới lãnh thổ của họ. Từ đó, ICISS đưa ra khái niệm R2P lần đầu tiên trong
Báo cáo của mình năm 2001, trong đó có nêu các nội hàm của R2P như đã được
đề cập ở trên.
3

Francis Deng là một nhà cựu ngoại giao của Xu-đăng và sau này trở thành Đặc phái viên của LHQ về Người
Vô gia cư ở trong nước (IDP) trong những năm 1990.

4
Deng và nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực này đã lập luận rằng quan điểm về “chủ quyền quốc gia” cần dựa
trên không phải quyền của mỗi quốc gia được làm những gì mà quốc gia đó muốn mà khơng có sự can thiệp của
quốc tế, thay vào đó “chủ quyền quốc gia” cần dựa trên việc quốc gia đó bảo vệ người dân sống trong Biên giới
lãnh thổ của mình như thế nào. Nói một cách đơn giản, chủ quyền quốc gia cần dựa trên khái niệm “chủ quyền là
trách nhiệm”.

2


Trong những năm tiếp theo, nhiều cá nhân và tổ chức ở khắp nơi trên thế
giới đã ủng hộ quan điểm về R2P. Ví dụ, Hiến chương Liên minh châu Phi năm
2002 có quy định về khả năng can thiệp vào một quốc gia thành viên nếu ở đó
xảy ra tội ác chiến tranh, nạn diệt chủng hoặc tội ác chống lại lồi người 5. Bên
cạnh đó, năm 2007, Ủy ban châu Phi về Quyền con người và Quyền của các dân
tộc đã thông qua một nghị quyết về tăng cường Trách nhiệm Bảo vệ ở châu Phi.
Từ ngày 14-16/9/2005, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Liên Hợp
Quốc đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới với sự hiện diện đông đủ của
các nguyên thủ quốc gia thành viên. Một trong những thành tựu quan trọng nhất
của Hội nghị này là sau ba ngày họp, tuyệt đại đa số các nước tham gia Hội nghị
Thượng đỉnh đã thơng qua Văn kiện Hội nghị, trong đó các điểm 138 và 139
quy định về R2P. Tuy Văn kiện Hội nghị chỉ là cam kết chính trị, khơng có giá
trị pháp lý ràng buộc nhưng văn kiện thể hiện thiện chí của các quốc gia trong
việc thừa nhận trách nhiệm bảo vệ người dân của mình; đồng thời thừa nhận
cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ trước việc tội ác thảm sát diễn ra ở các
quốc gia.
LHQ đã thể hiện vai trò chủ động trong việc phổ biến khái niệm R2P. Cả
cựu Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan và vị Tổng Thư ký đương nhiệm Ban Ki
Moon đều là những người ủng hộ nguyên tắc R2P một cách mạnh mẽ, tích cực.
Năm 2007, LHQ đã bổ nhiệm Tiến sỹ Edward Luck làm Cố vấn đặc biệt đầu

tiên cho Tổng Thư ký về vấn đề R2P. Tháng 1/2009, Tổng Thư ký Ban Ki Moon
đã bắt đầu quá trình thúc đẩy thực thi R2P trong khuôn khổ LHQ với việc ra bản
Báo cáo trong đó đặt ra cách tiếp cận “ba trụ cột” để thúc đẩy cam kết của các
quốc gia thành viên với R2P. Từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2011, tại Đại hội
đồng LHQ đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận về việc thực hiện R2P và đã liên tục
đưa ra các Báo cáo, trong đó các Quốc gia Thành viên đã nhấn mạnh tiếp tục
ủng hộ nguyên tắc R2P.6
Đặc biệt, R2P đã từng bước được chính thức ghi nhận trong các Nghị
quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc (HĐBA LHQ) như Nghị quyết 1674
(năm 2006) và Nghị quyết 1894 (năm 2009) về Trách nhiệm bảo vệ thường dân
trong các trường hợp xung đột vũ trang. Gần đây nhất, trong diễn biến liên quan
đến Libya (bắt đầu từ tháng 2 năm 2011), khái niệm R2P nổi lên và thu hút sự
quan tâm của cộng đồng quốc tế khi HĐBA LHQ đã viện đến R2P trong hai
nghị quyết 1970 và 1973. Chính Liên minh Châu Phi, Liên đồn A-rập đã có ảnh
hưởng khơng nhỏ tới việc HĐBA LHQ ra hai Nghị quyết này, mở đường cho
Mỹ và NATO can thiệp quân sự vào Libya. Trong đó, Nghị quyết 1970 cho phép
việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế về pháp lý, ngoại giao, kinh tế như: áp đặt
lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya, kêu gọi các nước kiểm tra hàng hóa trên tàu
thủy và máy bay đi và đến Libya nghi là vận chuyển vũ khí, vật liệu bị cấm; áp
đặt lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với Tổng thống Muammar Gaddafi
5

Vivit Muntarbhorn, “The Responsibility to protect and the Globalization of Accountability” (Trách nhiệm bảo
vệ và q trình Tồn cầu hóa về Trách nhiệm), trang 1
6
Báo cáo tháng 7/2010 tập trung vào cơ chế cảnh báo sớm và đánh giá bối cảnh của R2P; Cuộc tranh luận lần
thứ 3 tại Đại hội Đồng LHQ về R2P diễn ra gần đây nhất vào ngày 12/7/2011 tập trung vào các tổ chức khu vực.

3



và 22 người thân cận; thành lập Ủy ban trừng phạt của HĐBA nhằm giám sát
việc thực hiện các biện pháp trừng phạt; đưa những vụ việc tại Libya kể từ ngày
15/02/2011 ra Tịa án Hình sự quốc tế (ICC) xem xét, truy tố. Nghị quyết 1973
cho phép sử dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự với nội dụng thiết lập vùng
cấm bay và cho phép sử dụng vũ lực đối với chính quyền của Gaddafi trong
cuộc nổi đậy tại Libya năm 2011. Theo điều 25 Hiến chương LHQ, các quốc gia
thành viên LHQ có trách nhiệm thừa nhận và thực thi các quyết định của HĐBA
phù hợp với Hiến chương.
Mười năm qua, R2P ngày càng trở thành một thực tế hiển hiện trong đời
sống chính trị quốc tế. R2P khi được đưa vào Nghị quyết của HĐBA LHQ thì đã
có giá trị pháp lý ràng buộc các quốc gia thành viên LHQ theo vụ việc chứ
khơng cịn đơn thuần chỉ là khái niệm trong học thuyết của các nhà nghiên cứu.
Rõ ràng, LHQ ln đóng vai trị đầu tàu, là tổ chức có tiếng nói mạnh mẽ
nhất, tích cực nhất trong việc triển khai R2P. Vai trò của các tổ chức khu vực
trong vấn đề áp dụng R2P được thể hiện rõ qua cuộc chiến Libya. Ngoài ra, các
tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức học thuật và các
phương tiện truyền thông đại chúng từ tất cả các khu vực trên tồn cầu ngày
càng có ảnh hưởng đáng kể và đóng vai trị quan trọng vào sự phát triển và thực
thi hóa R2P.
3. Bản chất của nguyên tắc R2P
3.1 Phân biệt nguyên tắc R2P với nguyên tắc “Can thiệp nhân đạo”
Khơng ít người nhầm lẫn ngun tắc R2P với ngun tắc “Can thiệp nhân
đạo” (CTNĐ), cho rằng R2P là cách gọi mới của CTNĐ. Thực ra, đây là hai
khái niệm khác nhau, mặc dù đều có điểm chung là hướng tới trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế can thiệp vào một quốc gia để chống lại những hành vi thảm
sát, vi phạm nghiêm trọng Pháp luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên,
chúng ta có thể phân biệt R2P với CTNĐ theo 3 nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, R2P chỉ được áp dụng với 4 loại tội ác (diệt chủng, thanh lọc
sắc tộc, tội ác chiến tranh và tội ác chống lồi người), trong khi đó CTNĐ có thể

áp dụng với các loại tội ác khác; một trong những nội dung của R2P là tập trung
nâng cao năng lực của quốc gia nhằm phát hiện từ xa nguy cơ xảy ra một trong
bốn loại tội ác nói trên, trong khi CTNĐ thì khơng triển khai những hoạt động
này.
Thứ hai, CTNĐ nhấn mạnh quyền của cộng đồng quốc tế tiến hành hành
động can thiệp, kể cả bằng quân sự, vào một quốc gia khi ở đó xảy ra những vi
phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế ; trong khi đó, R2P nhấn mạnh “trách
nhiệm bảo vệ người dân” trước hết thuộc về Quốc gia sở tại, đồng thời, cộng
đồng quốc tế có trách nhiệm phải giúp các quốc gia thực hiện được nghĩa vụ
này; sự can thiệp mang tính cưỡng chế của cộng đồng quốc tế chỉ diễn ra trong
những điều kiện nhất định (khi quốc gia không sẵn sàng hoặc không đủ khả
năng bảo vệ người dân của mình) và can thiệp quân sự là lựa chọn cuối cùng,
4


khi tất cả các biện pháp khác như: ngoại giao, nhân đạo, kinh tế, pháp lý… đều
đã được sử dụng nhưng không phát huy hiệu quả.
Thứ ba, với danh nghĩa CTNĐ, các nước thường tiến hành hoạt động can
thiệp ngoài khuôn khổ của LHQ, không phù hợp với Hiến chương LHQ; còn với
danh nghĩa thực hiện trách nhiệm bảo vệ - R2P, hành động can thiệp phải là
hành động tập thể của cộng đồng quốc tế và hành động này phải phù hợp với
quy định tại Chương VI (về Giải quyết tranh chấp một cách hịa bình) ; Chương
VII (về Hành động trước nguy cơ đe dọa hịa bình, sự phá hoại hịa bình và hành
động xâm lược) và Chương VIII Hiến chương (về các Thỏa thuận khu vực),
trong đó, Hội đồng bảo an (HĐBA) đóng vai trị điều phối.
CTNĐ được áp dụng rõ nhất trong vụ NATO tấn công Kosovo (1999),
còn R2P được thử nghiệm trong sự kiện Mỹ và NATO tấn công Libya (năm
2011). Như vậy, xem ra R2P hàm chứa nội dung can thiệp có mức độ và có điều
kiện hơn vào chủ quyền của một quốc gia khi xảy ra tình huống cộng đồng quốc
tế buộc phải có hành động. Một số người cho rằng đây chính là điểm « mạnh »

hơn của học thuyết R2P so với học thuyết CTNĐ và điều này giải thích vì sao
trong khi học thuyết CTNĐ bị nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển,
phản đối thì học thuyết R2P lại nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế, đặc biệt là đối với các trụ cột 1 và 2 của học thuyết ; tranh cãi chủ
yếu chỉ liên quan tới trụ cột 3.
3.2 Mặt tích cực và mặt hạn chế của nguyên tắc R2P
Ý nghĩa tích cực/tiến bộ của nguyên tắc R2P thể hiện ở một số điểm chủ
yếu sau :
Thứ nhất, R2P giới thiệu một cách hiểu mới về chủ quyền quốc gia, theo
đó, chủ quyền khơng chỉ là quyền mà cịn là trách nhiệm của quốc gia – trách
nhiệm bảo vệ người dân.7 Đây thực sự là một sự chuyển biến tích cực trong nhận
thức và tư duy của nhân loại về các nguyên tắc của quan hệ quốc tế liên quan
đến chủ quyền và nhân quyền. R2P bổ sung khẳng định tính « tương đối » của
nguyên tắc chủ quyền quốc gia (khơng cịn là tuyệt đối và tối thượng) và đề cao
hành động can thiệp tập thể của cộng đồng quốc tế để bảo vệ người dân ở các
nước, chống lại các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền con người được xác
định với bốn tội danh diệt chủng, thanh lọc sắc tộc, tội ác chiến tranh và tội ác
chống loài người. Quá trình LHQ thảo luận và quyết định can thiệp vào Libya
thể hiện rõ xu hướng giải thích và vận dụng ngày càng rộng hơn nguyên tắc R2P
trên cơ sở đề cao nhân quyền.
Thứ hai, R2P tạo cơ sở để xây dựng nguyên tắc mới của luật quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ liên quan đến chủ quyền quốc gia và trách nhiệm bảo vệ
7

Đây là một sự thay đổi quan trọng trong quan hệ quốc tế vì nhiều lý do: (i) “Chủ quyền là trách nhiệm” có
nghĩa rằng chính quyền quốc gia chịu trách nhiệm bảo vệ sự an tồn và tính mạng, tăng cường phúc lợi cho cơng
dân; (ii) nó có nghĩa rằng chính quyền quốc gia chịu trách nhiệm trước chính cơng dân của mình cũng như trước
cộng đồng quốc tế thông qua LHQ; và (iii) “chủ quyền là trách nhiệm” có nghĩa rằng nhân viên nhà nước chịu
trách nhiệm về hành động của họ.


5


người dân, hay nói một cách rộng hơn là bảo vệ nhân quyền. Thực ra, R2P
khơng phải được hình thành thuần tuý trên cơ sở lý tưởng chính trị quốc tế mà
một phần quan trọng là từ nền tảng pháp lý của luật quốc tế hiện hành. Điều này
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho q trình pháp điển hố và phổ biến R2P. Có thể
tìm thấy các quy định về việc các quốc gia có nghĩa vụ phải chống lại các loại
tội ác như tội ác diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tội ác chống lại loài người và
tội thanh lọc sắc tộc trong những quy định của Pháp luật nhân đạo quốc tế. Sự
giúp đỡ của Cộng đồng Quốc tế để giúp Quốc gia thực hiện trách nhiệm của
mình phải được sự đồng ý của quốc gia đó. Cho đến khi quốc gia đã hịan tồn
thất bại trong việc thực hiện Trách nhiệm, hoạt động cưỡng chế cũng phải phù
hợp với Chương VI, Chương VII, Chương VIII cho nên R2P được coi là trường
hợp ngoại lệ của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được quy
định tại Điều 2.7 Hiến chương. Theo quy định của Điều 2.7 này thì ngoại lệ của
ngun tắc khơng can thiệp là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp
với Chương VII Hiến chương nhằm đối phó với tình huống mà hịa bình bị đe
dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Việc áp dụng các biện pháp này do
HĐBA quyết định8.
Thứ ba, R2P đặt chính phủ nắm quyền ở các quốc gia trước áp lực phải
tìm cách điều chỉnh các chính sách của mình theo hướng dân chủ hố hơn, tơn
trọng các quyền con người, đảm bảo phân chia công bằng của cải xã hội và đáp
ứng các nguyện vọng chính đáng của người dân, tránh để mâu thuẫn xã hội dẫn
đến xung đột lớn, tạo cớ cho lực lượng từ bên ngoài can thiệp, chi phối tình hình
trong nước. Hành động của Liên Hiệp quốc liên quan đến khủng hoảng chính trị
tại khu vực Bắc Phi hiện nay, đặc biệt là vụ can thiệp quân sự của Mỹ-NATO
vào Libya, là một cảnh báo quan trọng đối với các nước « có vấn đề » về dân
chủ và nhân quyền.
Bên cạnh những điểm tích cực chủ yếu như đã nêu ở trên, nguyên tắc R2P

cũng có những điểm hạn chế, khiến nhiều người cịn e dè, quan ngại, thậm chí
khơng ủng hộ. Với xu hướng giải thích rộng và áp dụng khơng nhất qn, đặc
biệt là qua vụ Libya, mối quan ngại đối với nguyên tắc này lại càng gia tăng,
nhất là ở các nước đang phát triển.
Hạn chế thứ nhất của nguyên tắc R2P là tính chất mập mờ, khơng rõ ràng
của khái niệm, từ đó dẫn đến việc giải thích và vận dụng khơng nhất qn, có
thể bị lợi dụng phục vụ cho ý đồ chính trị của một số quốc gia nhất định.
Với cách hiểu hiện nay, nội dung của R2P có nhiều điểm chưa rõ ràng,
chẳng hạn như liên quan đến các tội ác dẫn đến áp dụng R2P, ai là người xác
định các tôi ác ở một nước và cách thức, tiêu chí xác định ; chủ thể nào có quyền
quyết định hành động can thiệp ; tính chủ quan trong việc quyết định can thiệp
8

Đoạn 18, 19 Báo cáo của Nhóm nghiên cứu về Trách nhiệm bảo vệ trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác an ninh
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP), trang 12 - 13
/>%20Report.pdf

6


hay không ; thời điểm can thiệp ; mức độ can thiệp ; chủ thể giám sát tính phù
hợp với Hiến chương của hành động can thiệp ; v.v…
Trước hết, về các tội ác dẫn đến áp dụng R2P, như đã nói ở trên, đó là một
trong bốn loại tội ác : tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, thanh lọc sắc tộc và tội
ác chống lại loài người. Tuy nhiên khái niệm Tội ác chống lại loài người rất rộng
và chưa được định nghĩa rõ ràng. Trong cơn bão Nagris tại Myanmar hồi tháng
5/2008, sự phản ứng chậm chạp của Chính phủ khiến cho số người chết tăng
cao, lên đến gần 85.000 người, liệu sự chậm chạp của Chính phủ Myanmar như
trên có thể xếp vào loại Tội ác chống lại loài người ? Hay liệu cộng đồng quốc tế
có cần mở rộng việc áp dụng R2P vào những quốc gia có vấn đề về an ninh con

người như quốc gia có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS quá cao, quốc gia chịu tác
động của Biến đổi khí hậu, quốc gia cạn kiệt năng lượng hay kiệt quệ về kinh
tế...9
Thứ hai, liên quan đến chủ thể có quyền quyết định tiến hành các biện
pháp can thiệp : các biện pháp can thiệp tập thể mang tính cưỡng chế sẽ được
thực hiện phù hợp với Chương VI, Chương VII, Chương VIII Hiến chương.
Theo đó, các hành động cưỡng chế đối với một quốc gia phải do HĐBA quyết
định kể cả trong trường hợp hành động cưỡng chế đó được thực hiện bởi tổ chức
khu vực (Điều 41, Điều 42 và Điều 53.1 Hiến chương). Điều này khiến cho dư
luận lo ngại rằng : các nước Ủy viên thường trực của HĐBA LHQ có quyền quá
lớn trong định đoạt tiến hành hay không hoạt động can thiệp ; nếu các tội ác
thuộc phạm vi áp dụng của R2P xảy ra tại các nước Ủy viên thường trực HĐBA
LHQ hoặc tại những nơi mà các nước này có quyền lợi, cộng đồng quốc tế sẽ rất
khó có thể can thiệp vào vì chắc chắn các nước này sẽ sử dụng quyền veto,
chống lại việc HĐBQ ra nghị quyết can thiệp – gây bế tắc trong giải quyết các
loại tội ác. Bên cạnh đó, có thể xảy ra tình trạng tiến hành can thiệp theo chọn
lọc chủ quan : ở hai quốc gia có tình trạng tội phạm thảm sát nghiêm trọng như
nhau diễn ra, nhưng HĐBA có thể quyết định can thiệp vào nước này nhưng
khơng can thiệp vào nước khác – tính double standards trong việc áp dụng R2P
(giới quan chức Mỹ từ chối cho rằng tinh hình ở Baranh, Syrie có thể so sánh
với tình hinh tội ác loại bỏ người dân biểu tình diễn ra ở Lybia) . Khơng phải
khơng có lý khi mà trong cuộc tranh luận tại Đại hội đồng LHQ tháng 8/2009 về
việc triển khai R2P, một vài quốc gia đã bày tỏ quan ngại là R2P sẽ tăng cường
quyền lực cho HĐBA, làm giảm vai trò của Đại hội đồng, thậm chí đại biểu Xuđăng cịn cho rằng việc trao quyền quyết định việc tiến hành các biện pháp
cưỡng chế theo R2P cho HĐBA LHQ chẳng khác gì “giao cho con sói trách
nhiệm xử lý một con cừu”10. Mặc dù vậy, một số quốc gia vẫn phát biểu rằng,
khơng có ngun tắc nào là được áp dụng hồn hảo, khơng nên vì việc cộng
đồng quốc tế không hoạt động ở một số nơi mà không cho cơ chế hoạt động ở
bất cứ nơi nào.
9


Đoạn 17, Báo cáo của Nhóm nghiên cứu về Trách nhiệm bảo vệ trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác an ninh
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP), trang 11 – 12 />%20Study%20Group%20on%20RtoP%20-%20Final%20Report.pdf
10
Báo cáo đánh giá về Thực thi Trách nhiệm bảo vệ, giới thiệu tại Cuộc họp của Đại hội đồng, tháng 7 năm 2009
website: />
7


Cũng trong cuộc tranh luận trên, 35 quốc gia đã kêu gọi HĐBA hạn chế
sử dụng quyền veto đối với các tình huống xem xét áp dụng R2P, một số khác lại
u cầu cải tổ HĐBA.
Các nước nhỏ cịn có tâm lý lo ngại rằng chưa có tiêu chuẩn rõ ràng đánh
giá là quốc gia đã thất bại rõ ràng trong thực hiện trách nhiệm bảo vệ người
dân ; đồng thời, cơ chế giám sát mức độ phù hợp với Pháp luật quốc tế của các
Nghị quyết của HĐBA về sự tồn tại hay không một trong bốn loại tôi ác, thời
điểm tiến hành hoạt động cưỡng chế, mức độ tiến hành vẫn cịn mơ hồ. Tịa án
cơng lý quốc tế - với vai trò là Cơ quan tư pháp chính của LHQ có thể ra quyết
định rằng Nghị quyết của HĐBA LHQ không phù hợp với Hiến chương và nếu
điều này xảy ra thì đây sẽ là một thách thức đối với toàn bộ hệ thống do đặc
điểm về vai trò, thẩm quyền của HĐBA trong cơ cấu các cơ quan của LHQ11.
Mặt hạn chế nữa của R2P liên quan đến các tác động bất lợi cho ổn định
chính trị-xã hội ở các nước. Nhiều người lo ngại rằng R2P có thể sẽ góp phần
khuyến khích các hoạt động chống đối chính phủ và lật đổ ở các nước với sự hỗ
trợ, can thiệp gia tăng từ bên ngoài , từ đó gây bất ổn định chính trị-xã hội . Điều
này có thể tạo tâm lý bất an cho chính quyền các nước và thúc đẩy xu hướng
tăng cường hiện đại hoá quân đội và các lực lượng an ninh, mua bán vũ khí để
đối phó với nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài và các hoạt động lật đổ.
4. Triển khai R2P ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
4.1 Quan điểm của các nước trong khu vực về R2P

Nhiều nước ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã trải qua thời kì bị
xâm lược, đô hộ và phụ thuộc vào các cường quốc bên ngoài, nên rất thận trọng
và dè dặt đối với những gì có thể được coi là nguy cơ can thiệp từ bên ngoài.
R2P là một vấn đề gây tranh cãi và phản ứng rất khác nhau bởi các nước trong
khu vực. Cơ bản có 3 loại nhóm thái độ như sau::
- Nhóm các nước đi tiên phong trong triển khai R2P
Nhóm này chủ yếu gồm các nước phát triển, tiêu biểu là Mỹ, Canada, Úc,
Niudilân. Các nước này muốn nâng cao nhận thức về dân chủ nhân quyền trên
toàn cầu và cũng lại có khả năng tài chính đầu tư cho các nỗ lực đó. Họ là những
nước đi đầu thúc đẩy triển khai R2P. Tuy nhiên, do bị khủng hoảng kinh tế, nên
cam kết của các nước này trong việc triển khai R2P cũng phần nào giảm đi, họ
cũng thận trọng hơn trong việc ràng buộc mình với nghĩa vụ giúp các nước khác.
Hiện nay, Úc là nước tỏ ra rất tích cực hoạt động nhằm phổ biến, triển khai R2P
ở Châu Á – TBD, họ tài trợ cho một số nước tổ chức các hội thảo về R2P nhằm
nâng cao nhận thức của khu vực về nguyên tắc này.
- Nhóm các nước sẵn sàng tiếp nhận R2P với đầy đủ 3 nội dung ở 3 trụ cột

11

Malcolmz N. Shaw, “Luật Quốc tế” (International Law), tái bản lần thứ 6, NXB Cambridge, trang 1271

8


Trong số này, nổi lên hơn cả là Campuchia và Singapore. Trường hợp của
Cămpuchia rất đặc biệt, một nước nhỏ, nạn nhân của chế độ diệt chủng, nay trở
thành một trong số nước đang phát triển ủng hộ tích cực R2P. Có ý kiến cho
rằng nếu R2P được áp dụng ở thời điểm những năm 1970, thì nạn diệt chủng do
Khmer đỏ gây ra đã không thể kéo dài và để lại hậu quả khủng khiếp như vậy ở
Cămpuchia trong thời kỳ 1975-1979. Một nghiên cứu của Tổ chức Chữ thập đỏ

quốc tế khẳng định ở nước nào đã từng xảy ra một trong bốn loại tội ác thuộc
phạm vi áp dụng của R2P thì nước đó sẵn sàng đón nhận học thuyết R2P vì họ
muốn biết khi Nhà nước đã thất bại trong việc bảo vệ họ thì phải có một cơ chế
nào đó tiếp sức.
-

Nhóm các nước dè dặt với R2P, chỉ ủng hộ Trụ cột 1 và 2, quan ngại đối
với trụ cột 3 :

Nhóm này gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Myamar, Indonesia, Philippin, Thái
Lan... Nhìn chung, phần lớn các nước trong nhóm này ít nhiều đều có vấn đề
rắc rối nếu thúc đẩy R2P, nên giữ thái độ thận trọng, đặc biệt là với trụ cột 3
của R2P.
Nhật Bản thận trọng với việc phổ biến R2P vì nước này muốn tranh thủ sự
ủng hộ của các nước không tán thành R2P trong nỗ lực vận động cải tổ Liên
Hợp Quốc và giành một vị trí Ủy viên thường trực trong HĐBA, đồng thời Nhật
Bản cũng quan ngại rằng thuyết R2P sẽ lấn át thuyết ngoại giao của Nhật về An
ninh con người. Tuy nhiên, nhờ có những tiến triển giúp hạn chế khoảng cách
giữa hai thuyết này mà Nhật đã bắt đầu tham gia chủ động hơn vào việc phổ
biến R2P.
Trung Quốc có lý do để chỉ ủng hộ các trụ cột 1,2 và không ủng hộ trụ cột
3 của R2P, bởi vì họ phải tính tốn, cân nhắc giữa một bên là vai trị của một
quốc gia Uỷ viên thường trực của HĐBA – có trách nhiệm đóng góp vào hịa
bình an ninh quốc tế và bên kia là vai trò của một nước lớn đang phát triển cũng
còn rất nhiều vấn đề nội bộ (dân chủ, nhân quyền, ly khai, xung đột chính trị-xã
hội, sắc tộc…), nhưng cũng có nhu cầu khẳng định ảnh hưởng và vị thế quốc tế
của mình trong khu vực cũng như toàn cầu.
Thái độ của Thái Lan cũng dễ hiểu bởi đất nước này đang trong tình trạng
chia rẽ, xung đột tôn giáo sâu sắc, đặc biệt ở miền Nam Thái Lan (lực lượng
quân đội chủ yếu là người theo Phật giáo đã dùng dùi cui tấn công người thiểu

số theo đạo Hồi và nếu số người chết được tính tốn thì cuộc xung đột này có
thể được lấy làm ví dụ cho tội ác chống lại lồi người). Những đợt biểu tình của
phe áo đỏ, phe áo vàng trong thời gian dài gần đây cũng báo hiệu bất đồng chính
trị sâu sắc tiềm ẩn nguy cơ tội ác có thể là nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của
cộng đồng quốc tế12. Nước này sẵn sàng ủng hộ việc triển khai R2P thông qua
việc tham gia vào hành động tập thể theo các chương trình nhân đạo của LHQ
12

Báo cáo Hội thảo « Tham vấn khu vực về Trách nhiệm bảo vệ » (Regional Consultation on The Responsibility
to Protect » được tổ chức bởi RSIS và NTU, ngày 8 – 9 tháng 4 năm 2010, tại Singapore, trang 9.

9


nhưng không công nhận vấn đề an ninh nội bộ của nước mình là tình huống
được điều chỉnh bởi R2P.
Mặc dù nhiều nước trong khu vực đã thừa nhận « chủ quyền là trách
nhiệm » nhưng khái niệm R2P vẫn chưa giành được sự ủng hộ hoàn toàn của các
nước ở CA – TBD, đặc biệt là tại khu vực Đơng Nam Á. Có thể nhận thấy 3 lý
do khác của tình trạng này : (i) việc phổ biến, thảo luận về R2P trong khu vực
còn hạn chế, sự thiếu thơng tin khiến và việc giải thích sai khiến cho các nước
trong khu vực cịn có cảm giác ngun tắc này sẽ đe dọa tới những quy định
pháp lý đang tồn tại trong khu vực, là nguy cơ dẫn tới xâm phạm chủ quyền
quốc gia ; (ii) trong khu vực, chưa có nhiều quốc gia tiên phong, tổ chức xã hội
tiên phong trong việc phổ biến R2P ;13 (iii) trong khu vực có nhiều quốc gia đã
trải qua thời kì thuộc địa, phụ thuộc nên có tâm lý dè dặt với can thiệp từ bên
ngoài.
4.2 Một số thiết chế chủ yếu triển khai R2P ở khu vực
Chương VIII Hiến chương LHQ có quy định: HĐBA khuyến khích
những hoạt động của các tổ chức khu vực góp phần vào duy trình hịa bình và

anh ninh tồn cầu trong khu vực mình miễn là những hoạt động này phù hợp với
Mục đích và Nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Đại diện của LHQ và các nước
tiên phong trong triển khai R2P kêu gọi các thiết chế khu vực tại Châu Á – Thái
Bình Dương phát huy vai trị của mình trong việc triển khai R2P, hợp tác chặt
chẽ với LHQ – tăng cường sự có mặt của LHQ tại khu vực và tăng cường sự có
mặt của đại diện của khu vực tại chương trình triển khai R2P của LHQ. Điều
này giúp hạn chế khả năng xảy ra một trong bốn loại tội ác nói trên, đảm bảo
hịa bình - ổn định và an ninh trong khu vực thông qua việc phát triển nhân
quyền, nâng cao năng lực cảnh báo sớm, tăng cường ngoại giao phòng ngừa, đẩy
mạnh hợp tác an ninh. Các tổ chức khu vực ở cả kênh hợp tác nhà nước – kênh I
và kênh học giả tham mưu cho giới quan chức – kênh II- đều có thể đóng góp
vào việc triển khai R2P (các tổ chức kênh I liên Chính phủ như ASEAN, ARF
hay những tổ chức kênh II của các học giả như CSCAP, AICOHR).

Kênh I
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
ASEAN không đóng vai trị chủ động trong việc phổ biến R2P. Mặc dù
trong tổ chức có Uỷ ban liên chính phủ về nhân quyền – AICOHR (ASEAN
Intergovernmental Commission on Human Rights) nhưng văn kiện của ASEAN
vẫn nhấn mạnh quy định tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội
bộ của các nước thành viên.

13

Báo cao Cuộc họp phổ biến và Hội nghị chính sách bàn trịn về Trách nhiệm bảo vệ, do RSIS kết hợp với Viện
nghiên cứu về hợp tác quốc tế của Nhật Bản, ngày 26 tháng 1 năm 2011 tại Tokyo, Nhật Bản; trang 4

10



Tuy nhiên, xem xét quá trình hoạt động trong thực tế, đặc biệt là xem Bản
kế họach chi tiết cho Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC - ASEAN
Political Security Community), ta có thể thấy một vài mục tiêu trùng với nội
hàm của R2P: như thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; củng cố hịa bình và ổn định
trong khu vực thơng qua: gìn giữ vào tơn trọng sự đa dạng; tăng cường trao đổi,
đối thoại giữa các nhóm; đẩy lùi nghèo đói và giảm chênh lệch giàu – nghèo;
xây dựng hệ thông cảnh báo sớm các xung đột dựa trên những hệ thống sẵn có;
ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hịa bình (phổ biến Hiệp định
hợp tác và hữu nghị khu vực ASEAN; thực hiện các nghiên cứu về quản lý và
giải quyết xung đột; xây dựng cơ chế hòa giải khu vực)…14

Diễn đàn khu vực ASEAN - ARF (ASEAN Regional Forum)
Là cơ chế hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực an ninh, ARF được coi là thiết
chế thích hợp nhất nắm giữ vai trò tiên phong để phổ biến R2P trong khu vực.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được cụ thể hóa nhiều trên thực tế. Được thiết lập
năm 1994, nhằm tăng cường hợp tác an ninh giữa các Quốc gia tham dự, ARF
được kỳ vọng trở thành trở thành một diễn đàn khu vực giúp các nước xây dựng
lòng tin lẫn nhau và từng bước tiến tới ngoại giao phòng ngừa. Tuy nhiên, quá
trình hợp tác này diễn ra rất chậm chạp và gặp nhiều khó khăn, do các nước có
quan điểm còn rất khác nhau về nhiều vấn đề hợp tác, trong đó đăc biệt là vấn đề
xác định nội dung, phạm vi và cách thức của ngoại giao phòng ngừa. Từ trước
tới nay, ARF vẫn định nghĩa Ngoại giao phòng ngừa theo kiểu loại trừ vai trò
của Diễn đàn đối với việc giải quyết, kiềm chế các xung đột nội bộ của các nước
thành viên15. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấy rằng ARF có thể trở
thành thiết chế khu vực tiên phong trong việc triển khai R2P: (i) ARF đã nhận
thấy Diễn đàn cần gắn kết chương trình của mình với các vấn đề an ninh hiện
hữu; (ii) ARF cũng đã tán thành nguyên tắc R2P và việc các thiết chế khu vực
nên phát huy vai trò trong việc triển khai R2P; (iii) một số chương trình của
Diễn đàn liên quan chặt chẽ tới nội dung của R2P: ngoại giao phịng ngừa, hồ
giải, trao đổi thơng tin, giảm nhẹ thiệt hại do thảm hoạ, hoạt động nhân đạo, gìn

giữ hồ bình, cảnh báo sớm. Trong thời gian tới, ARF cần xây dựng cơ chế hợp
tác và điều hành - Quy trình hoạt động chuẩn: tức là đưa ra hướng dẫn cụ thể là
trong hoàn cảnh nào thì dùng lực lượng dự phịng và lực lượng dự phịng này
nên phát huy vai trị khơng chỉ trong tình hình khủng hoảng, bạo lực mà cịn cả
sau khi tình thế này đã chấm dứt.

Kênh 2
14

Báo cáo của Nhóm nghiên cứu về Trách nhiệm bảo vệ trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác an ninh khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP) về Cuộc họp lần thứ nhất, ngày 26 -27 tháng 2 năm 2010, tại Jakarta,
Indonesia, trang 9
15
Báo cáo của Nhóm nghiên cứu về Trách nhiệm bảo vệ trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác an ninh khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP) về Cuộc họp lần thứ nhất, ngày 26 -27 tháng 2 năm 2010, tại Jakarta,
Indonesia, trang 8

11


Hội đồng hợp tác an ninh Châu Á – Thái Bình Dương CSCAP
(Council for Security Cooperation in the Asia Pacific)
2009 CSCAP đã lập ra nhóm nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ bản
chất và phạm vi của R2P, xác định thể chế nào trong khu vực có thể đóng góp
tích cực vào việc triển khai R2P, đề xuất chính sách để đưa R2P vào thực thi
trong khu vực. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 12 đề xuất giành cho các chính
quyền quốc gia, các chủ thể khu vực và các đối tác quốc tế của khu vực để có
thể bắt đầu nhằm thực thi R2P và xây dựng tương lai khơng có tội ác như thời
Toul Sleng.
Diễn đàn đối thoại về nhân quyền giữa các Viện nghiên cứu

chiến lược quốc tế các nước ASEAN - AICOHR (ASEAN ISIS
Colloquium on Human Rights)
Đây là cơ chế được thành lập năm 1998, tổ chức hằng năm tại Manila
Philipines, lần gần đây nhất là vòng đối thoại diễn ra từ ngày 8-9 tháng 2. Tuy
nhiên, cho đến nay diễn đàn này còn chưa thảo luận nhiều về R2P.

Tóm lại, R2P là một khái niệm mới đang được tiếp tục hoàn thiện như là
một nguyên tắc của quan hệ quốc tế hiện đại. Mặc dù được chấp nhận rộng rãi,
nhưng R2P vẫn chưa phải là một nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Những tiến
triển trong thời gian qua cho thấy khả năng pháp điển hoá nguyên tắc này thành
một điều luật quốc tế là có triển vọng. Tuy nhiên, q tình pháp điển hoá và phổ
biến rộng rãi nguyên tắc này sẽ phải giải quyết những vấn đề tồn tại hiện nay,
đặc biệt là mặt hạn chế liên quan đến định nghĩa, nội hàm, tiêu chí và cơ chế
thực hiện để có thể bảo đảm hiện thực hố mục đích tốt đẹp trong việc bảo vệ
người dân, nhưng tránh bị một số nước lợi dụng biến thành công cụ can thiệp,
lật đổ hoặc gây áp lực trong quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc
gia nhỏ, yếu thế. Nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương đã trải nghiệm những
thăng trầm lịch sử gắn với các tội ác mà cộng đồng quốc tế lên án và tìm cách
loại trừ. Đây cũng tiếp tục là khu vực cịn có nhiều vấn đề khiến hồ bình, an
ninh của các quốc gia và đời sống ổn định và an toàn của người dân trước các
hiểm hoạ tội ác vẫn chưa được bảo đảm. Chính vì vậy, đây cũng cịn là khu vực
mà các nước có quan điểm khác nhau về R2P, nên việc triển khai, phổ biến
nguyên tắc này gặp phức tạp và khó khăn. Các cơ chế khu vực hiện hành ở đây
cũng chỉ giữ vai trò rất hạn chế trong việc hỗ trợ triển khai R2P./.

12




×