Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chức danh xưa đi vào địa danh việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.36 KB, 4 trang )

Chức danh xưa đi vào địa danh Việt Nam
Lê Trung Hoa

1.Chức danh là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn, nhiệm vụ của một chức. Như những
thành phần từ vựng khác, nhiều chức danh đã đi vào địa danh Việt Nam.Trong bài này, chúng
tôi chỉ giới thiệu những địa danh mang những chức danh đã xuất hiện dưới chế độ phong kiến,
ngày nay khơng cịn nữa.
1.1.Trước hết là những chức danh có liên hệ tới giáo duc. Trong qui trình giáo dục cổ, thí sinh phải
trải qua ba kỳ thi: hương, hội và đình. Thi hương là kỳ thi để lấy cử nhân và tú tài. Chỉ những người đậu
cử nhân mới được dự kỳ thi hội. Người đỗ kỳ thi hội khơng được cấp bằng gì, nhưng mới được phép dự
thi đình. Ba người đỗ đầu kỳ thi đình dưới triều Lê được tơn vinh là trạng ngun, bảng nhãn, thám hoa.
Học: từ gọi tắt của học sinh (học trị được tuyển vào trường lớn có được hưởng học bổng): đường
Học Lạc (Nguyễn Văn Lạc 1842 – 1915; tp.HCM).
Nhiêu: từ gọi tắt của nhiêu học, chức vụ được miễn tạp dịch, phải bỏ tiền mua, ở làng xã thời
phong kiến: rạch Nhiêu Lộc, đường Nhiêu Tâm (Đỗ Minh Tâm 1840 - ? ; tp.HCM).
Thủ khoa: người đỗ đầu kỳ thi hương: đường Thủ Khoa Huân (Nguyễn Hữu Huân 1813 – 1875; đỗ
đầu kỳ thi hương năm 1852; tp. HCM).
Tú: từ gọi tắt của tú tài, người trúng ba kỳ trong thi hương: đường Tú Xương (Trần Tế Xương 1870
-1907; tp.HCM).
Đồ: từ gọi tắt của sinh đồ, người thi hương trúng được ba kỳ, tương đương với tú tài: tỉnh Đồ
Chiểu (tức Nguyễn Đình Chiểu 1822 -- 1866; tên tỉnh Bến Tre sau Cách mạng tháng Tám) [6].
Cống: từ gọi tắt của cống sinh, danh hiệu ở đời Lê, chỉ những người trúng cả bốn kỳ (tương đương
với cử nhân đời Nguyễn): đường Cống Quỳnh (Cống sinh Nguyễn Quỳnh 1677 -- 1748; tp.HCM).
Nghè: từ dùng trong dân gian để gọi người đỗ tiến sĩ thời phong kiến. Ở tp. HCM có cầu Thị Nghè.
Ở đây có sự hiểu lầm của người bình dân địa phương. Chồng bà Nguyễn Thị Khánh (thế kỷ XVIII, không
đậu tiến sĩ) làm thư lại bên Sài Gòn. Để chồng khỏi qua đò làm việc hằng ngày, bà cho bắc một chiếc cầu.
Thế là người dân gọi là cầu Bà Nghè, sau sửa là cầu Thị Nghè [7].
Phó bảng: là học vị tiến sĩ (loại vớt), được định thêm vào năm 1829. Địa danh gốc của thị trấn
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là Mơbiêng (tiếng Pu Péo) [4]. Vì Mơbiêng là địa danh tiếng dân tộc, đối
với người Kinh, khó nhớ lại gần âm với từ tổ phó bảng nên người Việt mượn âm từ tổ này. Trường hợp
này giống tên đèo ở phía bắc thành phố Nha Trang: Rury là tên viên kỹ sư Pháp có cơng sửa sang ngọn


đèo này nên Pháp dùng tên ông đặt cho đèo. Rury gần âm với từ rù rì của tiếng Việt nên người Việt đã gọi
đèo này là Rù Rì [6].
Trạng; từ gọi tắt của trạng ngun, người đỗ đầu kỳ thi đình. Một hịn núi ở huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình có dáng như người đội mũ cánh chuồn nên mang tên núi Ông Trạng hay núi Trạng Nguyên.
1.2.Kế đến là các chức danh trong chính quyền địa phương. Địa phương ở đây được hiểu là từ cấp
xã, ấp đến cấp tổng. Ở cấp này, phần lớn các chức danh ngày nay khơng cịn dùng nữa.


Câu đương: chức coi sóc các việc trong làng. Ơng Đỗ Cơng Tường, có tên thường gọi là Lãnh, làm
chức câu đương lại có cơng đức với địa phương nên người đương thời gọi tắt nơi ông ở là Câu Lãnh. Câu
Lãnh sau bị nói và viết chệch thành Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp).
Trùm: ngưòi đứng đầu một phe giáp, một phường hội thời phong kiến: cầu Trùm Bích, chợ Trùm
Rìu, ấp Trùm Tri, cầu Trùm Điếu (tp.HCM).
Hương: từ gọi tắt của hương chủ, một chức lớn trong làng, người có cơng xây dựng: chợ Hương
Điểm (Trần Văn Điểm; tỉnh Bến Tre).
Xã: từ gọi tắt của xã trưởng, người cai quản một xã dưới thời phong kiến, người có cơng xây dựng
chợ: chợ Xã Tài (Lê Tự Tài) nay là chợ Phú Nhuận (tp. HCM).
Cai: từ gọi tắt của cai vệ, một chức trong binh đội, trên bếp dưới đội: rạch Cai Tam, ngã ba Cai
Tâm, rạch Cai Trung (tp.HCM); rạch Ông Cai Việc (Trần Văn Hạc; tỉnh Bến Tre).
Cai thuộc: viên chức xã, tương đương lý trưởng. Thuộc Nhiêu là giồng trải dài theo chiều dài sông
Tiền và đường Trung Lương đi Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thuộc Nhiêu là Cai thuộc Nguyễn Văn Nhiêu,
có cơng lập chợ Thuộc Nhiêu, cách chợ hiện nay (dời vào khoảng 1962 – 1963) độ 300m [12].
Bang: người đứng đầu một bang của người Hoa. Bang Tra là chợ đầu mối ở xã Nhuận Phú Tân,
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, lập năm 1892. Bang Tra là “ông bang trưởng tên Tra”, người giàu có bỏ tiền
xây chợ [11].
Bộ: từ gọi tắt chánh lục bộ nằm trong ban Hội tề dưới thời Pháp thuộc [10]. Chúng tôi tra cứu
không thấy từ tổ chánh lục bộ trong từ điển cổ nên nghĩ rằng có lẽ là từ gọi tắt các chức vụ bộ biền (quân
lính coi việc đi tuần du), bộ đạo (quân lãnh việc đi bắt trộm cướp) [5]: cầu Bộ Bính, cồn Bộ Hơn, kinh Bộ
Xưa (tỉnh Vĩnh Long).
Ký lục là “viên chức phụ trách việc hành chính và lương bổng trong dinh tham biện thời Pháp

thuộc”. Thầy Ký là rạch ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long [10].
Thủ: từ gọi tắt của thủ ngữ, chức vụ trưởng một thủ, có nhiệm vụ giữ an ninh và thu thuế: Thủ Đức,
Thủ Thừa, Thủ Thiêm, Thủ Đoàn,… (Nam Bộ) [6].
Biện: từ gọi tắt của biện làng hay bang biện, chức thư ký trong làng ngày xưa: cống Biện Nhị ở tỉnh
Ninh Bình; kinh Biện Nhị ở tỉnh Đồng Tháp. (Nhị có lẽ là tên người) [6].
Tổng: từ gọi tắt của cai tổng hoặc chánh tổng, người đứng đầu một tổng (từ 5 đến 9 xã): rạch Tổng
Thể (tp.HCM); Tổng Châu là chợ ở huyện Gị Cơng Tây, tỉnh Tiền Giang. Tổng Châu là chánh tổng Trần
Văn Châu, người quyết định dời chợ về đây [13, 43].
Phán: từ gọi tắt của thông phán, thư ký các ngành ở cơ quan nhà nước thời Pháp thuộc: khu Phán
Hùng (tp.HCM).
Thiên hộ: chức võ quan, thường dùng phong cho những phú hộ có đóng góp cơng của cho địa
phương: đường Thiên Hộ Dương (Võ Duy Dương; tp.HCM) [6].
Xá sai: viên chức vận lương bằng thuyền, Xá Hương là sông ở hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông, tỉnh
Long An. Xá Hương là cách gọi tắt Xá sai Mai Công Hương, bị quân Xiêm vây đánh, ông đục thuyền cho


giặc khỏi cướp lương và hi sinh theo thuyền. Người đời sau lấy tên ông đặt cho sông và xây miễu thờ, gọi
là miễu Ông bần quỳ (bần quỳ là cây bần có thân cong xuống), tức miễu Ơng tại cây bần quỳ.
1.3.Sau cùng là các chức danh vừa và lớn trong xã hội cũ.
Trước hết là các chức danh trong quân đội:
Đội: chức vụ trong quân đội thời Pháp thuộc, tương đương tiểu đội trưởng: rạch Ông Đội, hẻm Đội
Có (tp.HCM) [7].
Quản cơ: chức quan võ chỉ huy mỗi cơ lính thời Nguyễn, số qn khơng nhất định (ba bốn trăm
người): đường Phó Cơ Điều, tức Phó quản cơ Nguyễn Văn Điều (? – 1868; tp. HCM).
Quản đạo: chức trưởng quan của một đạo, đặt năm Gia Long thứ chín (1810): cầu ( thật ra là đập
bằng đá) Ơng Đạo (Quản đạo Phạm Khắc Hoè; tp. Đà Lạt).
Tham tướng: phó tướng, chức quan võ chỉ huy quân một khu, một lộ hay một dinh (địa vị dưới
tổng binh và phó tổng binh): chợ Tham Tướng (tp. Cần Thơ) [6].
Lãnh binh: chức quan võ nắm quân đội cấp tỉnh thời Nguyễn: đường Lãnh binh Thăng (tức Nguyễn
Ngọc Thăng: 1798 – 1866; tp. HCM) [7].

Đề lĩnh: gọi tắt đề, chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh thời Nguyễn: đường Đề Thám (Hoàng
Hoa Thám 1858 – 1913; tp. HCM) [2].
Đề đốc: gọi tắt đốc, chức quan võ chỉ huy quân đội trong một tỉnh: hang Đốc Tít (Nguyễn Đức
Tiết; tp. Hải Phịng) [2].
Đơ đốc: chức quan võ cầm đầu một đạo quân thời phong kiến: các đường Đô Đốc Long, Đô Đốc
Lộc (những tướng lĩnh của nhà Tây Sơn; tp. HCM).
Chưởng cơ: chức quan võ cai quản 500 quân: cù lao Ông Chưởng (Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh;
tỉnh An Giang); đập Ông Chưởng (Chưởng cơ Mai Tấn Huệ; tỉnh Tiền Giang).
Cai bạ hay cai bộ: chức quan đứng thứ nhì ở trấn thời Gia Long, giữ việc quân lương, thuế khố,
điền thổ, hộ tịch [2]: chợ Ơng Bộ (Nguyễn Văn Ngữ; tp. Nha Trang).
Một số là quan chức vừa và lớn khơng thuộc hồng gia:
Huyện: từ gọi tắt của tri huyện, người cai quản một huyện: cầu Huyện Thanh, cầu Ông Huyện,
đường Bà Huyện Thanh Quan (tp.HCM),…[7]
Đốc phủ; chức quan lại cao cấp thời Pháp thuộc, trên phủ và huyện, có thể làm quận trưởng hay
phó tỉnh trưởng, hoặc đầu phịng ở Sối phủ [8]. Đốc phủ Chí là đường ở huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.
Ở huyện này cịn có đường Đốc phủ Yên. Đốc phủ Chỉ .Yên, Chỉ là tên người.
Bố chính hay bố chánh: chức quan sau tuần phủ hay tổng đốc, chuyên coi việc thuế khoá, tài chình
dưới thời nhà Nguyễn: ga và chợ Ơng Bố (Bùi Phụ Phong – hậu duệ Bùi Tá Hán – làm Bố chánh tỉnh Sơn
Tây dưới tiều vua Thiệu Trị; tỉnh Quảng Ngãi) [1].


Thống: cách gọi tắt Thống lãnh binh. Thống Linh là chợ ở xã Mỹ Ngãi, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp. Thống binh Nguyễn Văn Linh (1815 – 1862), sinh ở thôn Mỹ Ngãi, một lãnh tụ chống Pháp, bị
chúng xử tử hình tại chợ Mỹ Trà [9].
Tổng đốc: chức quan đứng đầu bộ máy cai trị một tỉnh lớn thời phong kiến, thực dân: đường Tổng
Đốc Phương (Đỗ Hữu Phương, tay sai Pháp, được thăng tri huyện rồi đốc phủ sứ, được triều đình Huế
phong hàm tổng đốc; Sài Gịn, trước ngày 30 – 4 – 1975).
Quốc cơng: tước cơng, cao hơn quận cơng: thành Ơng Ninh (Ninh quốc cơng Trịnh Tồn; tỉnh
Thanh Hố) [7].
Trấn là núi ở phường Quảng Phú, tp. Quảng Ngãi. Cũng gọi là núi Ông. Trấn là cách gọi tắt chức

danh Trấn quận công Búi Tá Hán (1496 – 1568), có lăng mộ ở đây [1, 70].
Nha: từ gọi tắt của Oknha (tiếng Khmer), một quan chức đầu tỉnh: Nha Mân (Mân: tên người; tỉnh
Đồng Tháp).
Một số chức danh của những người thuộc hồng gia:
Cơng chúa: con gái vua: các đường Công Chúa Ngọc Hân, Huyền Trân Công Chúa (tp. HCM).
Vương: danh hiệu đầu tiên của vua trị vì phương Nam: các đường Hùng Vương, Trưng Nữ Vương
(tp. HCM); vương còn là tước phong cho người trong tơn thất có cơng lớn: các đường Tùng Thiên Vương
(Nguyễn Miên Thẩm: 1819 – 1870), Tuy Lý Vương (Nguyễn Miên Trinh: 1820 – 1897; tp. HCM).
2.Qua các phần trình bày trên, ta thấy địa danh giống như những tấm gương phản ảnh một cách
trung thực những con người đã sinh sống trên địa bàn, những chức danh mà con người đã sử dụng trong
xã hội. Vì vậy, muốn tìm hiểu một địa phương, một đất nước, chúng ta không thể không quan tâm đến địa
danh.



×