Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÌM HIỂU ĐỊA DANH CÔN ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.51 KB, 14 trang )

Cơn Đảo
Cơn Đảo là tên một quần đảo ngồi khơi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và
cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất
trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên
gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.
Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính
thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Cơn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ
với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc).
Quần đảo Cơn Đảo gồm 16 hịn đảo với tổng diện tích 76 km².
1/Cơn Lơn 2/Hịn Cơn Lơn Nhỏ 3/Hịn Bảy Cạnh 4/Hịn Cau 5/Hịn Bơng Lan
6/Hịn Vung 7/Hịn Ngọc 8/Hòn Trứng 9/Hòn Tài Lớn 10/Hòn Tài Nhỏ 11/Hòn
Trác Lớn 12/Hòn Trác Nhỏ 13/Hòn Tre Lớn 14/Hòn Tre Nhỏ 15/Hịn Anh
16/Hịn Em

Tên gọi
Tên Cơn Đảo có nguồn gốc Mã Lai từ chữ "Pulau Kundur" nghĩa là "Hịn Bí". Người Âu
Châu phiên âm là "Poulo Condor". Sử Việt thì gọi là "Đảo Cơn Lơn" có thể cũng từ "Kundur"
mà ra. - Riêng tên tiếng Miên của đảo là "Koh Tralach".

Lịch sử



Cơn Đảo nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á, vì vậy Cơn Đảo
được người phương Tây biết đến rất sớm.
Năm 1294 đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý Marco Polo, gồm 14 chiếc trên
đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số cịn lại đã dạt
vào trú tại Cơn Đảo.




Từ thế kỷ 15-thế kỷ 16 có rất nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Cơn Đảo.



Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các
nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều
tra, dị xét tình hình mọi mặt với dụng ý xâm chiếm Cơn Đảo.



Năm 1702, năm thứ 12 đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Công ty Đông-Ấn của Anh đổ
quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ.



Sau 3 năm, ngày 3 tháng 2 năm 1705 xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai Macassar
(lính đánh thuê của chính quyền Anh), đồn qn Anh phải rời bỏ Cơn Đảo.



Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), trong chuyến đem
hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho
Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp,
Hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện đầu tiên của nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ
quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đổi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4
tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn.







Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà,
chuẩn bị đánh Huế.



Tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp
khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Cơn Đảo vì sợ Anh chiếm mất vị trí chiến lược quan
trọng này.



10 giờ sáng ngày 28 tháng 11 năm 1861, Bonard (thủy sư đô đốc Pháp) hạ lệnh cho
thông báo hạm Norzagaray đến xâm chiếm Cơn Lơn.



Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim lập biên bản: "Tuyên cáo
chủ quyền" của Pháp tại Cơn Đảo.



Ngày 14 tháng 1 năm 1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo,
họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo, nhằm chống chế nếu
có nước nào phản kháng hành động tuyên bố chủ quyền.

Nhà tù





Ngày 1 tháng 2 năm 1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó
biến Cơn Lơn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống
chuồng cọp nổi tiếng.
Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh
Long quản lý.



Ngày 16 tháng 5 năm 1882 tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần
đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.



Tháng 9 năm 1954 chính quyền Ngơ Đình Diệm tiếp tục chế độ nhà tù của Pháp và
đổi tên quần đảo Cơn Lơn thành hải đảo Cơn Sơn.



Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngơ Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Cơn Sơn.



Ngày 24 tháng 4 năm 1965 Việt Nam Cộng hịa đổi tỉnh Cơn Sơn thành cơ sở hành
chính Cơn Sơn, trực thuộc bộ Nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái
viên hành chính.




Sau Hiệp định Paris, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lại đổi tên quần đảo này một lần
nữa là Phú Hải. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú. Giai đoạn này số tù nhân lên
đến 8.000 người.

Với chế độ tàn bạo của nhà tù khoảng 20.000 người Việt Nam đã chết và được chôn cất tại
Nghĩa trang Hàng Dương. Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo.
Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế
hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Cơn Đảo của chính quyền thuộc
địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Họ đã chết dưới sự tàn bạo của cai
ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt tại nhà tù.
Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và
tôn tạo vào ngày 19 tháng 12 năm 1992. Sau đó Tổng cơng ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục
thi cơng trên diện tích khoảng 20 ha, và được chia làm 4 khu:






Khu A: Gồm 688 ngơi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 86 mộ có tên và 602 mộ khuyết
danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách
mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
Khu B: Gồm 695 ngơi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 275 mộ có tên và 420 mộ
khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh
hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.




Khu C: Gồm 372 ngơi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 329 mộ có tên và 43 mộ khuyết
danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn
Việt.



Khu D: Gồm 148 ngơi mộ, trong đó 11 mộ có tên và 137 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ
khu D được quy tập các mộ từ Hịn Cau và Hàng Keo về.

Nhà tù Cơn Đảo là một khu nhà tù ở Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây
dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tội
phạm chính trị, tử tù...nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật Cộng sản và
những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù
này là "chuồng cọp".
Chuồng cọp là tên gọi khu trại giam do Pháp và Mỹ xây dựng để giam giữ các nhà cách
mạng Việt Nam trong những năm Chiến tranh Việt Nam.

Chuồng cọp do Pháp xây



Xây dựng năm: 1940 - Tổng diện tích: 5.475 m² - Diện tích phịng giam: 1.408 m²
Phịng tắm nắng: 1.873 m² - Khoảng trống: 2.194 m²



Bao gồm: 120 phòng biệt giam (chia làm 2 khu, mỗi khu 60 phịng).




Đặc điểm bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa giành cho cai ngục, trật
tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vơi bột, dội nước bẩn).



Ngồi ra cịn có 60 phịng khơng có mái che được gọi là Phịng tắm nắng (chia làm 4
dãy, mỗi dãy 15 phịng).



Phịng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lơi
người tù ra đó để đánh đập tra tấn.

Chuồng cọp do Mỹ xây - Chuồng cọp do Mỹ xây cịn có tên là trại 7 hay là trại Phú Bình.


Xây dựng năm: 1971 - Tổng diện tích: 25.768 m²

Trong đó:



Diện tích phịng giam: 3800 m2 - Nhà phụ thuộc: 673 m² - Nhà ở: 173 m²
Khoảng trống: 22.369 m²



Bao gồm: 384 phịng biệt giam (chia làm 4 khu: AB-CD-EF-GH, mỗi khu có 2 dãy và
mỗi dãy có 48 phịng).




Đặc điểm: Đây là kiểu nhà giam đặc biệt bằng bê tơng, khơng có bệ nằm, người tù
phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp.




Đây là nơi nổi dậy đầu tiên vào lúc 12 giờ đêm 30/4, rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm
1975 (tại khu GH) giải phóng nhà tù Cơn Đảo thốt khỏi cảnh "Địa ngục trần gian"
suốt 113 năm.

Côn Đảo hôm nay



Ngày 1 tháng 5 năm 1975 Cơn Đảo được giải phóng
Tháng 5 năm 1975, Cơn Đảo được gọi là tỉnh Cơn Đảo



Tháng 1 năm 1977, trở thành huyện Cơn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang



Tháng 5 năm 1979, trở thành quận Cơn Đảo thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Cơn Đảo



Tháng 10 năm 1991 đến nay là huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.


Bộ máy hành chính và dân cư
Hiện nay Cơn Đảo là một huyện có chính quyền một cấp, thơng qua các cơ quan chức năng
huyện, trực tiếp đến địa bàn dân cư, khơng có các cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.
Dân số tính đến cuối năm 2003 là 4.466 người, thuộc 9 khu dân cư. Người dân Côn
Đảo luôn được đánh giá là hiền lành, chất phác và rất thân thiện. Côn Đảo đã được phủ sóng
điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt H Hiện có 3 mạng điện thoại di động phủ sóng là
Vinaphone, Mobiphone và Viettel. Ngồi ra có mạng cố định không dây của Viettel. Cuối
tháng 8/2007 Côn Đảo đã kết nối Internet tốc độ cao ASDL. Ngồi ra, Cơn Đảo cịn có đài
phát thanh và truyền hình.

Thị trấn Cơn Đảo
Nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106°36′10″ kinh độ Đông và 8°40′57″ vĩ
độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10 km và
chiều rộng từ 2 đến 3 km. Một mặt trông ra biển (Vịnh Đơng Nam). Ba mặt cịn lại vây quanh
là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo. Từ
đất liền có những chuyến du lịch thường xun ra Cơn Đảo. Thị trấn Côn Đảo nằm ở khoảng
giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm. (khoảng cách ước chừng khoảng 12 km). Thị trấn
Côn Đảo là nơi tập trung dân cư, khu resort nghỉ dưỡng phục vụ du khách và các đơn vị hành
chính của huyện Cơn Đảo.

Du lịch
Cơn Đảo là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Tới Cơn Đảo, du khách có thể đi bằng tàu thủy hoặc đường không qua sân bay Cỏ Ống. Sân
bay Cỏ Ống có Nhà ga và Đường Băng hạ cánh dài 1287 m, đón các loại máy bay tầm ngắn
như ATR
Đi bằng tàu thủy hiện có 02 tàu khách Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10 chở được khoảng 200 khách
có giường nằm máy lạnh hoặc ghế ngồi. Tàu xuất phát từ Cảng Cát Lở vào lúc 5 giờ chiều,
khoảng sáng hôm sau đến cảng Bến Đầm, từ cảng về thị trấn khoảng 15 km. Hành trình từ
Cơn Đảo tàu xuất phát từ Cảng Bến Đầm lúc 5 giờ chiều và rạng sáng hôm sau về cảng Cát

Lở, Vũng Tàu. Lịch trình chạy tàu thường khơng cố định phụ thuộc vào thời tiết và lượng
hành khách đăng ký. Hàng tuần cơng ty bay dịch vụ Vasco có 7 chuyến bay tới Cơn Đảo từ
Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng máy bay ATR72.


Tại thị trấn Côn Đảo, vào cuối tháng 4 năm 2006 Tổng cơng ty du lịch Sài Gịn
(Saigontourist) đã khởi công xây dựng khu du lịch 4 sao gồm 84 phịng ở, nhà hàng, dịch vụ
vui choi giải trí. Tổng mức đầu tư ước khoảng 100 tỷ đồng. Toàn bộ dự án là phần mở rộng
của khu du lịch Sài Gịn - Cơn Đảo hiện hữu, dự kiến đưa vào khai thác sử dụng vào cuối quý
IV năm 2007.
Các điểm tham quan tại Côn Đảo:
1/ An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến): An Sơn miếu là một ngôi miếu cổ trên đảo Côn
Sơn, do dân trên đảo xây dựng năm 1785 và xây dựng lại vào năm 1958, để thờ bà Phi Yến.
Bà là một người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước đã dám can đảm ngăn chồng viện ngoại
bang “cõng rắn cắn gà nhà”.
Tương truyền rằng: Cuối thu năm 1783, Nguyễn Ánh bôn ba ra Côn Sơn để tránh sự
truy đuổi của quân Tây Sơn. Ông mang theo vợ con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra
đảo. Cùng với những người dân chài đang sinh sống tại đây, ông thành lập ba làng là An Hải,
An Hội và Cỏ Ống.
Vì thất bại liên tục, Nguyễn Ánh có ý định gởi con là Hồng tử Hội An vừa được 4
tuổi tháp tùng cùng linh mục người Pháp là Bá Đa Lộc, sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà
Phi Yến là vợ thứ của ông đã cương quyết can ngăn. Nguyễn Ánh không nghe lời khun, cịn
nghĩ bà Phi Yến có ẩn ý thơng đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Trước cảnh gươm
đao trong cơn tức giận của chồng, bà vẫn giữ lập trường không để chồng con làm cái việc
muôn đời sau chê trách. Nhờ quân thần can xin, bà Phi Yến đã thoát khỏi tội chém đầu, nhưng
Nguyễn Ánh đã cho tống giam bà vào một động đá trên hòn đảo Côn Lôn hoang vắng.
Khi quân Tây Sơn tấn công ra đảo, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng chạy ra đảo Phú
Quốc. Hồng tử Hội An khóc địi mẹ, kêu gào thảm thiết. Trong cơn tức giận, Nguyễn Ánh đã
nhẫn tâm ném con xuống biển. Con hắc hổ được Hoàng tử Hội An mang theo trong cuộc chạy
loạn rất mến hồng tử, nửa bước khơng rời. Khi thấy Hồng tử Hội An lao đầu xuống nước,

con hắc hổ vội vàng phóng theo. Nhưng con hổ đen kia đã bơi được vào bãi cạn, cịn hồng tử
chết đuối giữa biển khơi.
Xác hồng tử trơi vào bãi biển Cỏ Ống và được dân làng chôn cất. Con hắc hổ vẫn
trung thành với chủ, ngày đêm nằm bên nấm mồ của hoàng tử. Dân làng cảm động trước tình
cảm của một con vật đối với chủ, nên lập miếu thờ hoàng tử. Miếu đó ngày nay được gọi là
miếu Cậu.
Theo truyền thuyết bà Phi Yến được con hắc hổ và con vượn cứu ra khỏi hang và dẫn
bà đến trước nấm mồ của hoàng tử. Dân làng Cỏ Ống biết tin, họ kéo đến rất đông và kể cho
bà nghe về cái chết của Hồng tử Hội An.
Đau lịng trước cảnh bi thương của bà Phi Yến, dân làng cùng nhau dựng lên một căn
nhà bên cạnh mồ của hoàng tử để bà sớm hôm trông nom mộ phần của đứa con vô phúc. Xưa
bà Phi Yến có tên riêng là Nguyễn Thị Răm và Hoàng tử Hội An là Hoàng tử Cải, người
dân thương cảm cho tình cảnh bi đát của hai mẹ con. Về sau bà Phi Yến bị tên đồ tể của làng
An Hải là Biện Thi xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng. Bà đã được người dân Cỏ
Ống mai táng và lập miếu thờ, có cúng bái hàng năm. Riêng tên Biện Thi bị giao nộp cho giáo
chức và dân làng Cỏ Ống hành quyết.


Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với người dân trên đảo. Họ truyền rằng bà Phi Yến
và Hoàng tử Hội An đã hiển thánh báo cho dân chúng biết điềm lành hay dữ sắp xảy ra. Bà đã
nêu cao tấm gương ái quốc, giữ vững lòng cương trực dù phải chịu tang thương".
( />2/ Cầu tàu 914:
Cầu tàu được khởi công xây dựng năm 1873, với phác thảo dài 107m, từ mép lộ trước
cổng Dinh Chúa đảo lao thẳng ra vịnh Cơn Sơn. Có người cịn gọi Cầu Tàu bằng danh số 871;
914; 915 để tưởng nhớ những ngườI đã chết trong lúc xây dựng Cầu Tàu. Những con số đó ít
nhiều mang tính ước lệ.
Dấu ấn sâu lắng nhất đọng lại di tích lịch sử này trong hơn một thế kỷ qua chính là những
phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá lớn hàng thước khốI, nặng nhiều tấn kia đã làm
kiệt quệ và đè nát bao nhiêu thân tù khi họ xeo chúng từ Núi Chúa về đây. Khơng xeo được sẽ
chết vì địn, xeo được thì chết vì kiệt sức. Cái thời đau thương ấy như còn âm vang trong từng

phiến đá và câu ca truờng hận của tù nhân: “Côn Lôn ơi, viên đá mạng người…”.
Ai biết được một cách chính xác có bao nhiêu người bị núi lở, đá đè hoặc chết vì địn roi khi
chuyển đá, khi làm Cầu Tàu, và kè đá dọc con đường ven biển.
Cầu Tàu là nơi ghi dấu bước chân lưu đầy đầu tiên của hàng chục vạn người tù lên hòn đảo tù
này, với tất cả nỗI tủi nhục của trận đòn phủ đầu từ Cầu Tàu về trại giam. Hàng vạn người chỉ
một lần đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại Hàng Keo, Hàng Dương, Cỏ Ơng, Hịn Cau…
Cầu Tàu cịn là một đầu mối liên lạc quan trọng giữa tù chính trị Cơn Đảo với Đảng Xã Hội,
Đảng Cộng Sản Pháp, với Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ và
Thành ủy Sài Gòn – Gia Định. Sách lý luận, kinh điển Mác – Lênin, sách văn học, báo chí
tiến bộ, nghị quyết của Quốc tế Cộng sản của Trung ương Đảng ta cùng thư từ, chỉ thị của xứ
ủy… đã đến với người tù qua Cầu Tàu này.
Cầu Tàu từng rợp bóng cờ đỏ sao vàng những ngày Cách nạng Tháng Tám (1945) thành công
ở Côn Đảo. Trên 2000 tù chính trị đã từ đây trở về đất liền tiếp tục cuộc kháng chiến chống
Pháp trường kỳ và anh dũng. Một số người đã trở thành những đồng chí lãnh đạo Đảng và
Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Cuối năm 1954, Thực dân Pháp cũng phải đưa gần 600 tù
binh và trên 1.000 tù án qua Cầu Tàu về trao trả cho Chính phủ Hồ Chí Minh. Ngày 1 tháng 5
năm 1975 tù chính trị Cơn Đảo chớp thời cơ, nổi dậy làm chủ hoàn toàn ở Côn Đảo.
Ngày 4 tháng 5 năm 1975 trên chuyến tàu đầu tiên ra giảI phóng Cơn Đảo, 500 tấm ảnh Bác
Hồ in lụa đã chuyển tới Cầu Tàu và được những người tù trang trọng rước về từng trại. Ít
ngày sau, từng đoàn tù lần lượt tập trung ra Cầu Tàu để xuống tàu về đất liền, chấm dứt vĩnh
viễn hơn một thế kỷ “Địa ngục trần gian”.
CẦU MA THIÊN LÃNH VÀ BÃI ƠNG ĐỤNG
Nằm ở phía Tây thị trấn Côn Đảo, cách vườn quốc gia khoảng 3km, leo hết một con dốc là du
khách có thể thưởng ngoạn di tích Cầu Ma Thiên Lãnh do người Pháp bắt các tù nhân xây
dựng. Hiện tại, cây cầu khơng cịn mà chỉ còn lai hai bên mỏm cầu.
Thăm lại Cầu Ma Thiên Lãnh để nhớ về một thời gian khổ của những con người ưu tú
của đất nước đã sống và chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt từng được mệnh danh là “địa
ngục trần gian”. Tạm biệt di tích cầu Ma Thiên Lãnh, sau 45 phút đi bộ vượt qua núi, du



khách sẽ tới bãi tắm ông Đụng, địa danh nổi tiếng với món ăn đặc sản ốc Vú Nàng. Bãi ông
Đụng rộng, nước sạch và trong xanh, cát mịn và hoang sơ khơng bóng người, dễ làm say lịng
du khách
HỊN BÀ CÔN ĐẢO
Đi dọc chiều dài khỏang 15km từ trung tâm huyện đảo đến Vịnh Bến Đầm, du khách có thể
chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kỳ bí của Cơn Đảo với các hòn Tài Lớn, Tài Nhỏ… thoắt
ẩn, thoắt hiện trong chặng đường quanh co của biển. Ở đó có một hịn đảo có hình dáng đặc
biệt, trơng xa như một chú chim biển khổng lồ đang đắm mình dưới nước, đó chính là Hịn
Bà.
Trên đỉnh Hịn Bà có một tảng đá lớn, trông giống như đá Vọng Phu, tương truyền đó
là thứ phi của Nguyễn ánh, tên là Nguyễn Thị Răm, một phụ nữ có tấm lịng u nước. Khi
biết Nguyễn ánh thua trận muốn sang cầu cứu quân Pháp và gởi Hoàng tử Cải làm con tin, Bà
lựa lời khuyên can và bị khép vào tội thông đồng với Tây Sơn nên Nguyễn ánh đã giam Bà
vào hang đá và vứt hồng tử Cải xuống biển vì sợ lộ trong lúc chạy trốn. Đến thăm hòn Bà,
du khách sẽ cảm thương cho số phận hẩm hiu của một Bà phi thời loạn lạc.
HÒN TRÁC - HÒN TÀI
Từ mũi Cá Mập của Côn Đảo hướng ra biển Đông có một chuỗi đảo nhỏ nằm gần nhau có
tên gọi là Hòn Trác lớn, Hòn Trác nhỏ, Hòn Tài lớn, Hòn Tài nhỏ. Người xưa thường gọi cụm
đảo này là hòn huynh - đệ dựa theo truyền thuyết giống sự tích Trầu Cau. Chuyện kể rằng hai
anh em sinh đơi bị biệt xứ ra đảo, người anh có vợ là một cơ gái bản xứ tên Minh Nguyệt.
Vì hai anh em giống nhau như đúc nên nhiều khi người vợ khó phân biệt rõ và biểu lộ
tình cảm nhầm đối tượng gây khó xử cho mối quan hệ chị dâu em chồng. Để tránh chuyện sa
ngã, trái đạo luân thường, người em là Trác đã bỏ nhà đi nơi khác sinh sống, người anh vì
thương em nên cố đi tìm, éo le thay cả hai anh em không gặp được nhau mà kiệt sức bỏ mình
nơi hoang đảo. Hai Hịn đảo nơi họ chết được gọi là Hòn Trác, Hòn Tài hay cịn có tên gọi
khác là đảo Huynh – Đệ.
Thiên đường của những “tín đồ” ẩm thực
Một món đặc sản quý hiếm trên Côn
Đảo, mang cái tên khá “nhạy cảm” là
ốc vú nàng. Cái tên này đơn thuần

xuất phát từ hình dáng của loại ốc có
hình chóp, trên đỉnh vỏ có thêm một
núm nhỏ nên trơng hao hao giống
bầu vú của cơ gái đang dậy thì… Ốc
vú nàng có thể nướng, luộc, ăn gỏi
đều ngon tuyệt hảo!

Nếu không thưởng thức ốc vú nàng
sẽ là một thiệt thòi lớn
cho chuyến du lịch tới Côn Đảo


Nói là đặc sản quý hiểm, bởi ở Việt Nam ốc vú nàng chỉ sinh sống ở không nhiều nơi như
vùng biển Côn Đảo, vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), vùng biển Đại Lãnh (Khánh
Hòa)… Tuy nhiên, ốc vú nàng ở Côn Đảo là loại to hàng đầu, lại có quanh năm và nhiều nhất
vào những ngày trăng trịn.
Thêm một món ngon khá độc đáo làm từ hạt của cây
bàng - loài cây rừng gần như đã trở thành biểu tượng
cho sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người
Côn Đảo.
Ra Côn Đảo dịp này là lý tưởng nhát để thưởng thức
mứt hạt bàng. Bởi bước vào khoảng tháng 6, tháng 7,
là mùa bàng chín rộ. Người dân Côn Đảo sáng sớm
thường đi nhặt quả bàng rụng về phơi khô, rồi chẻ ra
lấy hạt đem rang với đường hoặc muối.
Vị ngọt của đường hay vị mặn của muối hòa lẫn vị
bùi và béo của hạt bàng ở đầu lưỡi, mang đến một
món mứt vừa ngon lại rất lạ. Đây là món đặc sản
mang đậm dấu ấn Cơn Đảo mà chẳng mấy ai đến đây
lại khơng mua một ít về làm quà.


Cua mặt trăng lúc còn sống


“Nhan sắc” bắt mắt của cua mặt trăng sau khi được luộc chín
Ngồi ra, cịn la liệt những món hay ho du khách không thể bỏ qua ở Côn Đảo là các món hải
sản: cua mặt trăng, ghẹ, tơm hùm, mắm hun, mắm hàu… du khách đều có thể thưởng thức và
mua về làm quà.
Thêm một thông tin khá thú vị cho những du khách đang ấp ủ một chuyến đi tới Cơn Đảo, đó
là ngồi danh hiệu hịn đảo đẹp nhất thế giới do Travel And Leisure bình chọn, Cơn Đảo cịn
lọt vào Top 10 hịn đảo lãng mạn nhất thế giới, và Top 10 hịn đảo có chất lượng khách sạn
tuyệt nhất thế giới của cẩm nang du lịch quốc tế Lonely Planet.
------------------------------------------------

Mỏi mắt tìm... vú nàng
(Zing) - “Ai qua Đất Thấm, Bãi Bàn - Hỏi thăm Ông Đụng: Vú nàng lớn chưa?- Chàng
hỏi thì thiếp xin thưa: Vú nàng đã lớn như chưa ai... sờ”.

Ấn tượng trước bài vè về ốc vú nàng mà có lần anh bạn thân đọc cho nghe nên khi đặt chân
lên Côn Đảo, việc đầu tiên tơi muốn làm là đi tìm lồi ốc có cái tên vơ cùng ngộ nghĩnh đó.
Thế nhưng, thật đáng buồn khi câu trả lời mà tôi nhận được từ những người dân Côn Đảo
hôm nay là ốc vú nàng rất khó kiếm. Người ta bảo: ốc vú nàng bây giờ khan hiếm lắm và có
tìm được chăng cũng chỉ là những chú ốc vú nàng nhỏ xíu, những con lớn người ta đã bắt ăn
gần hết cả rồi!
Vú nàng ai nỡ… hớt đi!
Dẫu có thế nào thì trong chuyến đi này, tơi quyết định phải nhìn ra cho tận mặt lồi ốc có tên
gọi là vú nàng. Nghe tôi bày tỏ ý định, anh bạn mới quen, cũng là khách du lịch, giơ tay
hưởng ứng. Vậy là tranh thủ lúc mọi người ra bãi, tôi và anh bạn mượn xe máy chạy dọc ven
biển, chỗ nào có bãi đá nhiều thì dừng xe xuống kiếm.
Cái nắng trưa cứ gay gắt trên đầu, nỗi háo hức muốn tận mắt nhìn thấy lồi ốc có cái tên ngộ

nghĩnh “đầy thiếu nữ” lại càng thêm thúc giục. Theo mô tả, ốc vú nàng có thể to bằng nắm tay
với hình dáng tương tự chiếc cốc hoặc nón lá úp lại, thuần nghĩa như tên gọi.


Lặn lội khắp các bãi, từ khu bãi tắm trước khách sạn Phi Yến đến bãi Lị Vơi, mỏi mắt, cũng
chẳng thấy đâu một con ốc như mô tả. Một người dân địa phương thương tình đã chỉ điểm,
dẫn đi, nhưng với điều kiện: “Chỉ bắt coi thôi nghen, đừng bắt nhiều để nướng vì món này đã
bị cấm”.
Hố ra, chỉ có những bãi xa, vắng vẻ, bãi đá nhiều, nơi du khách và người dân ít lui tới thì lồi
ốc này mới có cơ hội để lớn. Nhưng xác xuất tìm thấy một vài con ốc vú nàng to to như mơ tả
thì cực kỳ nhỏ.
Một "em" vú nàng nhỏ xíu do tác giả tìm thấy và chụp lại tại Cơn Đảo
Tại bãi bà Diên (hay cịn gọi là ao Bà
Diên), nơi có rất nhiều những tảng đá lấp
sấp nổi lên giưã vùng triều ngập, sau một
hồi tìm kiếm, chúng tơi cũng may mắn tìm
được một vài con ốc vú nàng…nhỏ xíu,
kích thước vỏ với chiều rộng ước chừng
khoảng 3cm.
Tâm, một người dân địa phương, tự khai
tên như thế, cho biết: “Xung quanh chuyện
ốc vú nàng có nhiều câu chuyện thú vị lắm.
Người ta bảo, ốc vú nàng khi cịn nhỏ cái
xốy đen ở trên vỏ quay lên phiá cịn khi
lớn thì xốy đen đó chuyển hướng nằm phía dưới. Muốn bắt ốc vú nàng phải nhanh tay, dùng
một cái dao nhỏ lèn giưã ốc vú nàng với tảng đá một cách bất ngờ và dứt khốt, nếu khơng thì
rất khó lịng bắt được nó vì khi bị động, nó sẽ bám vào đá rất chặt”. Và điều thật kỳ lạ, trong
khi nỗ lực tách những con ốc vú nàng ra khỏi đá, chúng tơi phát hiện lồi ốc này bắn ra một
thứ nước từ thân mình rất nhanh, như một sự phòng vệ.
Theo Tâm và những người dân sinh sống tại Côn Đảo, lý do khiến mọi người tị mị thích ăn

vú nàng là vì cái tên gọi của nó đọc lên nghe hấp dẫn và xung quanh nó có khá nhiều câu
chuyện thêu dệt. Người ta bảo, các ơng nhậu thường chọn món này để khề khà trong các tiệc
rượu và nói chuyện phiếm. Vì ví ốc vú nàng như các… thiếu nữ nên những câu chuyện của họ
kéo dài “liên tu bất tận”, và họ tha hồ thả trí liên tưởng với những câu chuyện tục mà thanh,
thanh mà tục…
Vậy đó, vú nàng bị hớt đi, đơn giản chỉ vì đó là…vú nàng.
Làm gì để cứu lấy?
Vú nàng là một loài nhuyễn thể, thuộc họ Patellidae, lớp chân bụng (Gastropoda) và ngành
thân mềm (Mollusca). Theo các nhà khoa học, vú nàng phân bố ở các vùng biển từ miền
Trung trở vào và đặc biệt có mặt rất nhiều ở Cơn Đảo.
Theo một cơng trình nghiên cứu về ốc vú nàng ở Côn Đảo gần đây của phịng khoa học Vườn
quốc gia Cơn Đảo cho biết, hiện Cơn Đảo
có ít nhất 3 lồi vú nàng phân bố. Đó là
các lồi: Cellana nigrolineata, Patella
ulyssiponensis và lồi Cellana
testudinaria. Cơng trình nghiên cứu cũng
cho biết, phổ biến ở Cơn Đảo hiện nay là
loài Cellana nigrolineata, tuy nhiên, đây


khơng phải là lồi có kích thước lớn nhất và lồi có kích thước lớn là lồi Cellana testudinaria
thì đang ngày một hiếm hoi.
Ơng Nguyễn Trường Giang, phó phịng giám sát các chương trình nghiên cứu về tài nguyên
sinh vật biển, thuộc phịng khoa học & giáo dục mơi trường của Vườn Quốc Gia Côn Đảo cho
biết: “Thật ra những gì đồn đại về cái xốy đen trên mình của ốc vú nàng thay đổi khi chúng
lớn là một hiện tượng tự nhiên, có thể giải thích được. Khi phát triển thì các lồi ốc thường có
xu hướng phát triển theo bề ngang, đỉnh của vỏ (tức xoáy đen trên vỏ) có thể nghiêng về một
phiá nào đó tùy vào trọng tâm của cơ thể. Một phát hiện mà như trên đã nói, đó là vú nàng ở
Cơn Đảo có ít nhất là 3 loại nên có thể mọi người nhìn lầm, từ đó dẫn đến suy diễn. Khơng có
chuyện đỉnh vỏ của ốc vú nàng di chuyển lên hay xuống, lại càng khơng có chuyện vú nàng

khi nhỏ có màu đen, lớn lên hoá bạc trắng”
Theo các nhà khoa học, tuổi thọ trung bình của lồi ốc vú nàng là từ 3 đến năm năm và việc
khoanh nuôi chúng trong mơi trường tự nhiên chẳng có những kết quả khả quan. Cơng trình
“Nghiên cứu thực nghiệm khoanh ni phục hồi các lồi ốc vú nàng tại Cơn Đảo” do các
chun viên phịng khoa học & giáo dục mơi trường thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo thực hiện
cho thấy, mật độ ốc vú nàng trước và sau khi khoanh vùng ni thả chẳng chênh nhau là mấy.
Ơng Nguyễn Trường Giang cũng cho biết, hiện thời, để bảo tồn và phát huy sản vật ốc vú
nàng ở Côn Đảo, không cách nào khác, ngoài quyết định ngăn cấm đánh bắt, vận chuyển các
loại vú nàng mà các cấp chính quyền địa phương huyện Cơn Đảo đã ban hành thì việc tun
truyền giáo dục – nâng cao ý thức cộng đồng, giúp mọi người nhận thức đúng đắn về vai trò
và tầm quan trọng của việc bảo vệ ốc vú nàng tránh chảy máu sản vật là rất cần thiết.
HÀM TIẾU TỬ

MỨT HẠT BÀNG – ĐẶC SẢN CÔN ĐẢO
(TBKTSG Online) – Thoạt nghe một người dân ở Cơn Đảo nói rằng mứt bàng là đặc sản
được nhiều du khách ra đây ưa thích và mua về làm q xứ đảo, tơi ngạc nhiên và tưởng mình
nghe lầm. Quả là ở đất liền, tơi chưa từng nghe nói tới món ăn chơi này.
Mứt hạt bàng có hai loại, mặn và ngọt, được rang với muối hay với đường. Người ta lượm
từng quả bàng chim ăn rụng, đem về phơi khô chừng bốn năm nắng rồi dùng dao đập vỏ tách
lấy hạt. Mất vài giờ đồng hồ vừa chẻ vừa vừa tách trái bàng, dùng tăm khều lấy hạt ra cũng
chỉ được vài trăm gam hạt. Sau đó đem rang lên cho khéo để có được những hạt bàng mập
mạp đều nhau. Hạt bàng sau khi tách ra có màu nâu thẫm như màu gỗ, cắn ra làm đôi sẽ thấy
từng lớp màu trắng ngà bên trong xếp cuộn vào nhau như từng vòng đời của cây. Hạt bàng
rang có vị bùi bùi và giòn tan khi đưa vào miệng.
Mứt hạt bàng là một món q đặc sản mang đậm dấu ấn Cơn Đảo. Đến đây mới thấy
cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với cây bàng như thế nào. Cây bàng mọc thành
hàng thẳng tắp dọc theo những con đường ven biển, và có mặt ở mọi ngóc ngách đường phố.
Ở Cơn Đảo có những cây bàng cổ thụ hai ba người ơm khơng xuể. Những cây bàng ở Cơn
Đảo cịn được gắn biển tên một cách trang trọng.
Quả bàng chín rộ vào mùa hè, tầm tháng 7, tháng 8. Giá bán mứt hạt bàng khá cao, 45.000

đồng một lọ ngọt chừng 200 gam và 55.000 đồng cho lọ mặn cùng trọng lượng. Vào lúc trái
mùa, thời tiết khắc nghiệt, mứt hạt bàng có khi lên đến 500.000 đồng – 600.000/kg, vẫn
khơng có đủ bán cho du khách.


Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện của cây bàng gắn liền với cuộc sống của
những người tù bị lưu đày ở vùng đất Côn Đảo. Vào những mùa đông giá rét, hay mùa hè oi
bức, những chiếc lá bàng rụng được tù nhân lượm về cất giấu, lót trên nền đá của trại giam để
nằm, mong chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Quả bàng và cả những chiếc lá bàng non có lúc được dùng lót dạ qua ngày. Lá bàng còn được
dùng thay giấy để viết thông tin liên lạc giữa những bạn tù hay chép những vần thơ của họ.
Mùa cây bàng thay lá được những người tù ghi dấu tháng năm trôi qua chốn địa ngục trần
gian giữa biển khơi.
-------------------------------------------

RA CÔN ĐẢO NGHE KỂ CHUYỆN CHỊ SÁU
(LĐ) - "Mùa hoa lêkima nở, ở q ta miền đất đỏ, thơn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng, đã
chết cho đời sau. Người thiếu nữ ấy như mùa xuân. Chị đã dâng cả cuộc đời, đi chiến đấu với
bao niềm tin, và chết vẫn không lùi bước...".
Câu hát ngân vang... ấm hồng nắng sớm, dòng người nối theo nhau viếng nghĩa trang Hàng
Dương. Ai cũng biết, sáng sớm ngày 23.1.1952, chị Võ Thị Sáu đã bị thực dân Pháp hành
quyết dưới chân núi Chúa. Lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và tấm gương hy sinh oanh liệt
của chị Sáu mãi mãi bất tử như mùa xuân. Hàng năm, cứ đến ngày 23.1 (dương lịch), người
dân Côn Đảo lại tổ chức cúng giỗ chị Sáu với nghi thức trang trọng dành cho thần nữ. Năm
nay, giỗ chị Sáu nhằm ngày 28 Tết, không quản ngại xa xôi cách trở, bà con từ đất liền sắm lễ
hành hương ra đảo... nghe kể chuyện chị Sáu.
Chuyện xưa, chuyện nay...
Tuyến độc đạo từ sân bay Cỏ Ống vào trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng chừng 13 cây số,
men theo sườn núi, mép biển... Phố đảo trông ra đại dương, mặt tiền là đường Tôn Đức Thắng
- trước đây chỉ có dinh chúa đảo và một số cơng sở ngự trị, còn bây giờ đã mọc thêm nhiều

nhà hàng, khách sạn... Dạo một vòng, chỉ vài giờ đã quay lại vị trí xuất phát, nhưng phải mất
nhiều ngày mới đọc hết những bảng vàng gắn trước vô số di tích lịch sử. Người Cơn Đảo nói
với tơi rằng: "Đất Côn Đảo thấm đẫm máu anh hùng, chất chồng xương chiến sĩ... Có thể tìm
thấy bằng chứng tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong từng viên sỏi, hạt cát, bụi
cây...".
Nhà trưng bày hiện vật lịch sử Bảo tàng Cơn Đảo được bố trí trong dinh chúa đảo, đã có 53
đời chúa ngục sinh sống tại khu nhà này; tất thảy tướng, tá, quan chức cao cấp từ Pháp đến
Mỹ đều có mặt tại đây để hội họp, bàn bạc kế hoạch triển khai những thủ đoạn hành hạ, tra
khảo tù nhân man rợ nhất. Thật đích đáng, bởi lẽ bây giờ đến đây, có thể nhìn thấy sự thật
phơi bày tội ác và cả sự bất lực của kẻ thù.
Theo chỉ dẫn của người quản lý hệ thống di tích lịch sử Cơn Đảo, chúng tơi nhìn thấy những
chồng "sổ đen" ghi danh tính tử tù chất đầy kho lưu trữ. Hơi thở bỗng ngưng đọng và cổ họng
khô cứng khi đối diện với "nhật ký" giám sát cuộc xử bắn tù nhân ngày 23.1.1952, dòng thứ 2
tính từ dưới lên, viết bằng bút mực: "Võ Thị Sáu, số thứ tự 195, số tù G.267, bị xử bắn lúc 7
giờ..."; người kế tiếp là "Hồ Văn Năm, số thứ tự 196, số tù G.248", cũng bị xử bắn cùng giờ,
cùng ngày với chị Sáu.
Hầu hết CBCNV Ban quản lý di tích Cơn Đảo đều kiêm ln nhiệm vụ hướng dẫn viên du
lịch. "Hướng dẫn viên" của chúng tôi hôm ấy tên là con gái của một binh sĩ ngụy từng làm


việc dưới thời chúa đảo thứ 53- trung tá bộ binh Lâm Hữu Phương, đã "cao chạy xa bay" theo
Mỹ. Đó là một phụ nữ có giọng nói rất vang, khi thuyết minh như lên đồng, chị giải thích:
"Nếu chưa xem bút tích liên quan đến sự kiện chị Võ Thị Sáu bị hành hình, sẽ có sự nhầm lẫn
về thời gian chị Sáu hy sinh, càng khơng hiểu vì sao có nhiều huyền thoại về những tấm bia
mộ của chị Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương". Quả thật, trước mộ chị Sáu hiện có đến 3 tấm bia
và một trong những tấm bia ấy ghi nhầm ngày mất của chị Võ Thị Sáu là 23.12.1952.
Ông Bảy Oanh - cựu tù chính trị, nguyên là Trưởng ban Quản lý di tích Cơn Đảo - nhớ lại:
"Thua đau trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp đã xử bắn hàng loạt tù chính trị để
trả thù. Năm 1952, bọn chúng xử bắn 32 chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Côn Đảo, chiếm 56,4%
số tử tù bị hành quyết tại đảo suốt 9 năm kháng chiến (từ 1946-1954). Riêng trong tháng

1.1952, chúng xử bắn 3 đợt, gồm 16 người, trong đó có chị Võ Thị Sáu. Dưới thời thực dân,
đế quốc, rất nhiều người bí mật làm bia mộ cho chị Sáu, sự nhầm lẫn nói trên có thể do thói
quen tính thời gian theo âm lịch".
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo.
Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng
gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang
tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám
Chí Hịa, "nếm" đủ thứ địn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm
gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.
Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tịa khơng có luật sư,
khơng có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi
thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại
các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái
chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngồi nước, kẻ thù run sợ khơng
dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn.
Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương cịng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra
đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp
xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Cơn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị
Sáu có mặt tại Cơn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa
người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm
ấy, chỉ cịn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù
nhân".
Không ai nhớ có bao nhiêu tấm bia đã dựng trước mộ chị Sáu. Bia đầu tiên do kíp tù thợ hồ ở
khám 2, banh 1 đúc bằng xi măng, được bí mật dựng lên ngay tối hơm chị Sáu hy sinh. Ngày
hơm sau, chúa đảo Jarty đích thân dẫn lính lên đập nát bia và cào bằng ngôi mộ. Nhưng, ngay
hôm sau, mộ chị Sáu lại được đắp cao hơn cùng với tấm bia mới. Thời Pháp cũng như thời
Mỹ- Ngụy, mỗi khi mở chiến dịch tố cộng, bọn cải huấn liền tìm cách kích động... đập phá
bia, mộ chị Võ Thị Sáu để hạ uy thế tù chính trị. Rất kỳ lạ, tấm bia này vừa bị đập, lập tức
hôm sau tấm bia khác lại "mọc" lên. Rất vui vì tham gia dựng lại bia, mộ chị Sáu cịn có nhiều
người là vợ, con của cai ngục, giám thị, binh sĩ ngụy...

Bà Phan Thị Tư - 72 tuổi là vợ một công chức làm việc ở Côn Đảo trước ngày giải phóng - kể
rằng: "Người dân Cơn Đảo khơng thể nào qn hình ảnh ngơi mộ chị Sáu được chất cao bằng
hàng ngàn viên đá, hàng vạn chân nhang và lớp lớp hoa rừng... Từ lúc chị Sáu mất đến bây
giờ, chưa khi nào trước mộ chị tắt khói hương và vắng hoa tươi. Chị Sáu linh thiêng lắm, xưa
nay, từ già đến trẻ, bất kể ta hay tây đều tin ở lời thề... có chị Sáu chứng giám!".


Năm 1975, mộ chị Sáu đã được xây dựng lại khang trang, đàng hoàng bằng đá hoa cương,
nhưng trước mộ chị hiện vẫn còn tấm bia do vợ chồng thiếu tá Tăng Tư - Tỉnh trưởng tỉnh
Côn Sơn phụng dựng từ năm 1964. Tơi hiểu, đó là chứng tích một huyền thoại lịch sử sống
mãi giữa đời thường.
"Người thiếu nữ ấy như mùa xuân..."
Ngày 23.1, đến bất cứ chỗ nào ở Côn Đảo cũng nghe kể chuyện chị Sáu. Chị Thanh Mai cùng gia đình từ TP.Hồ Chí Minh ra Cơn Đảo viếng mộ chị Sáu - hóm hỉnh nhận xét: "Nếu
tính đúng, tính đủ... đến năm nay, Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu đã 76 tuổi, ngày chị qua đời
cách đây trịn 57 năm, nhưng khơng ai gọi là bà Sáu hay cô Sáu".
Trước mộ chị Sáu, dưới tán cây lêkima, chúng tơi lắng nghe và "nằm lịng" huyền thoại về
lồi cây mà chị rất u thích. Rằng, khơng ít người đem cây lêkima từ đất liền ra trồng gần
mộ chị. Dễ có đến hàng chục cây lêkima đã được trồng xuống nghĩa trang Hàng Dương,
nhưng chỉ khi bứng 1 cây lêkima từ quê hương Đất Đỏ, bà con mới nhận được tín hiệu của nữ
thần - cây bén rễ rất nhanh, cành lá xanh tươi, trổ hoa trắng muốt... Cây lêkima này kết thân
cùng chị Sáu đã mười năm có lẻ, vậy mà dáng vẻ vẫn nguyên thì con gái, tán lêkima sum sê
toả bóng mát, nhưng chưa bao giờ vượt quá cao so với tầm mộ chí
Từng đồn người thành kính vào nghĩa trang Hàng Dương dâng hương hoa, trước khi dự đại
lễ tại nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu ở trung tâm huyện đảo. Chủ tịch huyện Cơn
Đảo Phan Hịa Bình làm chủ lễ với phong thái của người em trai cúng giỗ chị. Ơng Phan Hịa
Bình tâm sự: "Ba năm trước, công việc đầu tiên mà tôi làm ngay sau khi nhận nhiệm vụ Chủ
tịch UBND huyện Côn Đảo là viếng mộ chị Võ Thị Sáu. Giỗ chị Sáu đúng dịp đón xuân, cả
huyện tề tựu bên người chị tinh thần, cùng ôn lại truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất
của dân tộc và hứa với tiền nhân, không làm điều gì tổn hại thanh danh Cơn Đảo...".
..."Người thiếu nữ ấy như mùa xuân...". Đi trong khói hương, chúng tơi đắm chìm theo câu

hát...
Bảo Chân



×