Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện diesel ok

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.17 KB, 14 trang )

Mục đích:
Quy trình này quy định về quản lý vận hành Máy phát điện diesel Nhà máy
thủy điện Sử Pán 1. Thiết bị này có vai trị rất quan trọng trong q trình vận
hành nhà máy, là nguồn dự phịng cuối cùng cấp cho hệ thống điện tự dùng, góp
phần đảm bảo cho Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 vận hành an toàn, liên tục và đạt
hiệu quả kinh tế.
1.

Đối tượng áp dụng:
Những người cần phải biết quy trình này:

2.

3.



Ban Giám đốc Cơng ty;



Trưởng phịng Kế hoạch - Kỹ thuật Cơng ty;



Cán bộ phụ trách cơng tác an tồn của Công ty;



Quản đốc Phân xưởng Vận hành Nhà máy thủy điện Sử Pán 1;




Các chức danh vận hành Nhà máy thủy điện Sử Pán 1;



Cán bộ kỹ thuật và công nhân sửa chữa.

Tài liệu viện dẫn:


Luật Điện lực ban hành ngày 03 tháng 12 năm 2004;



Quy chuẩn Quốc gia về kỹ thuật điện;



Quy chuẩn Quốc gia về kỹ thuật an tồn điện;



Quy trình an tồn điện của Tập đồn Điện lực Việt Nam;



Quy trình điều độ hệ thống điện Quốc gia;




Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia;



Tài liệu của nhà chế tạo thiết bị;



Nội quy lao động của Công ty.

Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt:

4.1. Thuật ngữ:

Sự cố

Là tất cả các sự kiện xảy ra gây hư hỏng thiết bị, làm giảm
khả năng của thiết bị hoặc các chế độ vận hành có nguy cơ
gây hư hỏng thiết bị.


4.2. Viết tắt:
Từ ngữ,
ký hiệu
A0
A1
KSĐH
HTĐ
NMTĐ

MBA
TU
TI
H
D
AB
MC
DCL
DTĐ
CC
CS
C
TD
DCS

Giải thích, định nghĩa
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền
Kỹ sư điều hành Hệ thống điện
Hệ thống điện
Nhà máy thủy điện
Máy biến áp
Máy biến điện áp đo lường
Máy biến dòng điện đo lường
Máy phát thuỷ điện
Máy phát Diesel
Áp tơ mát
Máy cắt điện
Dao cách ly
Dao tiếp đất

Cầu chì
Chống sét
Thanh cái
Tự dùng
Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed control system)


MỤC LỤC
1.Đối tượng áp dụng:.................................................................................................1
2.Tài liệu viện dẫn:....................................................................................................1
3.Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt:................................................................................1

PHẦN I
VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN DIESEL
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Máy phát điện Diesel phải đảm bảo được các nhiệm vụ và yêu cầu

Điều 1.
sau:
- Đủ công suất để cung cấp cho các phụ tải tự dùng quan trọng của nhà máy
khi tất cả nguồn tự dùng khác bị mất. Các phụ tải quan trọng gồm:
- Thiết bị đập tràn – Cửa nhận nước
- Các bơm dầu áp lực điều chỉnh.


- Bơm nước tăng áp làm mát kỹ thuật.
- Các máy nén khí.
- Hệ thống ánh sáng;…
- Đảm bảo làm việc ổn định ở mọi chế độ phụ tải; giữ được tốc độ định mức

khi sa thải phụ tải.
- Máy phát Diesel phải luôn sẵn sàng khởi động.
- Thời gian khởi động tổ máy Diesel cấp điện cho HTĐ tự dùng nhanh.
Điều 2. Sơ đồ đấu nối máy phát điện Diesel vào hệ thống điện TD tại nhà
máy:
- Sử dụng 01 MPĐ diesel có cơng suất 250 kW cung cấp nguồn điện xoay
chiều 3 pha 400/230V đến thanh cái C43-0.4kV qua các MC 403 tới xà C41 qua
MC 413 hoặc tới xà C42 qua MC 423.
- Từ thanh cái C41 cung cấp trực tiếp cho một số phụ tải quan trọng, có thể
cung cấp sang thanh cái C42 qua MC 412. Hoặc từ thanh cái C42 cung cấp cho
một số phụ tải quan trọng của thanh cái C41 qua MC 412 đặt tại phịng tự dùng
0.4kV.
- Có thể cung cấp độc lập cho thanh cái C41 và C42 thông qua việc đóng AB
13, AB23, MC 413 và MC 423.
- Sơ đồ cung cấp điện từ máy phát Diesel cho hệ thống điện tự dùng tại nhà
máy được thể hiện trong phần phụ lục quy trình này.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM VÀ THỐNG SỐ THIẾT BỊ
Điều 3. Các đặc điểm kỹ thuật của MPĐ Diesel:
1. Đặc điểm động cơ.
- Động cơ: Là loại động cơ diesel. Động cơ đồng trục với máy phát làm quay
rotor để phát ra điện.
- Bộ điều tốc điện: Dùng để ổn định tốc độ của động cơ.
- Hệ thống làm mát bằng nước và khơng khí. Nước tuần hoàn trực tiếp làm
mát cho các chi tiết bên trong động cơ sau đó được quạt gió làm mát thơng qua két
nước giải nhiệt.
- Hệ thống lọc gió: Được lắp trên đường ống khí nạp có nhiệm vụ lọc bụi,
tạp chất, hơi nước, chất bay hơi để tránh ăn mòn các chi tiết của động cơ.
- Hệ thống khí xả: Gồm 1 ống nối đàn hồi và một ống giảm thanh nhằm làm

giảm tiếng ồn ra xung quanh.
2. Đặc điểm Máy phát điện:
- Là máy phát điện xoay chiều 3 pha kích từ khơng chổi than gồm các bộ
phận chính: Rotor, stator, kích từ có AVR.


Điều 4. Thông số kỹ thuật cơ bản máy phát Diesel .
1. Thông số máy phát điện.
Thông số động cơ:
- Kiểu
- Tộc độ
1500 v/ph
- Điện áp
380 V
- Công suất
308KW
- Kiểu
- Đường kính xilanh/chu kỳ (mm)
- Tỷ số nén
- Tổng dung tích
- Kiểu làm mát
Bằng nước
- Suất tiêu thụ nhiên liệu tại điều kiện tiêu chuẩn
(g/kW.h)
- Mức tiêu thu dầu bôi chơn (g/kW.h)
0.7
- Bộ điều chỉnh tốc độ:
Bộ điều chỉnh điện tử
- Tốc độ quay không tải
700V/P

- Độ ồn( dB)
≤117
- Số lượng lọc khói
02
- Khối lượng
- Điện áp cấp cho bộ đề
24 V
- Số lượng acquy
2 x 12 V
2. Thông số máy phát:
- Kiểu:
- Điện áp định mức:
- Dòng điên định mức:
- Công suất lớn nhất:
- Công suất làm việc định mức:
- Công suất biểu kiến
- Pha
3 pha
- Hệ số công suất định mức: cosφ
- Tần số:
- Tốc độ:
- Điện áp kích từ:
- Dịng kích từ:
- Nhiệt độ mơi trường:
- Cấp cách điện:
- Gia tăng nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây stato ở
tải định mức và hệ số công suất định mức:


Điều 5. Thông số và đặc điểm kỹ thuật bộ điều khiển kỹ thuật số của máy phát

Diesel.
- Sử dụng để tự động khởi động động cơ, chuyển đổi tải và ngừng máy,
chuyển đổi tự động sang bằng tay và ngược lại, dừng khẩn cấp, tự động kiểm tra
điện áp lưới. Đo và hiển thị các thông số đông thời đưa ra tín hiệu cảnh báo, ngừng
máy khi gặp sự cố. Bộ điều khiển gồm có các nút ấn với các chức năng như sau:
- Nút Dừng máy.
- Nút Chọn chế độ vận hành bằng tay.
- Nút Chọn chế độ vận hành tự động.
- Nút Khởi động máy.
- Nút Dừng máy khẩn cấp: Khi cần dừng khẩn cấp, ấn nút “EMERGENCY
STOP”, khi đó bộ điều khiển sẽ tác động ngừng động cơ. Để giải trừ nút này ta
xoay nút theo chiều kim đồng hồ.
- Nút kiểm tra các sự kiện và cảnh báo.
Điều 6. Các chức năng hiển thị của bộ điều khiển kỹ thuật số của máy phát
Diesel.
- Chức năng hiển thị các thông số và đưa ra các tín hiệu cảnh báo, ngừng
máy khi có sự cố:
- Tốc độ động cơ:
Speed (rpm)
- Tần số của máy phát và lưới: Frequency (Hz)
50Hz(±0,2Hz)
- Áp lực dầu bôi trơn:
Pressure (KPa)
- Nhiệt độ nước làm mát cao: Temperature (0C)
- Mức nhiên liệu:
Fuel level (%)
- Số giờ chạy máy:
Run hours (giờ)
- Điện áp bình ắc qui:
VDC

- Dịng tải của máy
A(L1, L2, L3)
- Cơng suất hiệu dụng:
kW
- Công suất biểu kiến:
kVA
- Hệ số công suất
Cos ϕ
- Điện áp pha máy phát và lưới: L1-N; L2-N; L3-N; (V)
- Điện áp dây máy phát và lưới: L1-L2; L2-L3; L3-L1; (V)
- Số lần khởi động.
- Dừng máy khẩn cấp, đèn báo sự cố.
- Cảnh báo máy trong tình trạng bảo vệ, bảo dưỡng định kỳ
- Máy đang hoạt động.
- Đóng tải bên lưới/máy phát.
- Sự cố ngắn mạch máy phát.


CHƯƠNG 3
VẬN HÀNH MÁY PHÁT DIESEL
I. QUY ĐỊNH CHUNG TRONG VẬN HÀNH
Điều 7. Khi vận hành tổ máy phát Diesel cần tham khảo thêm tài liệu hướng
dẫn của nhà chế tạo và đảm bảo nguyên tắc an toàn, liên tục và kinh tế.
Điều 8. Chỉ những người đã được học tập, huấn luyện, sát hạch qui trình này
đạt yêu cầu mới được phép làm việc trên thiết bị thuộc máy phát Diesel.
Khi làm việc với thiết bị ngoài những quy định trong quy trình này, cịn phải áp
dụng dụng các quy trình, quy phạm, quy định liên quan khác và những quy định,
hướng dẫn vận hành của nhà chế tạo
Điều 9. Phương thức vận hành của máy phát Diesel:
- Trong vận hành bình thường máy phát Diesel cần để ở chế độ dự phòng sẵn

sàng khởi động khi hệ thống điện tự dùng toàn nhà máy bị mất hoàn toàn (Khố
điều khiển động cơ Diesel đặt ở vị trí AUTO), khóa cấp nguồn phụ nạp đặt ở vị trí
ON.
- Máy phát Diesel phải được tách ra ngừng dự phòng, sẵn sàng cho lần khởi
động tiếp theo ngay sau khi HTĐ tự dùng được khôi phục.
- Máy phát Diesel chỉ vận hành ở chế độ bằng tay - tại chỗ khi:
- Chạy kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng định kỳ.
- Chế độ vận hành tự động hư hỏng hoặc không tin cậy.
Điều 10.
Trong chế độ tự động đóng nguồn dự phòng từ máy phát điện
Diesel, phụ tải của máy phát bao gồm các phụ tải của thanh cái C41, C42 theo
phương thức vận hành hiện tại. Khi cần tăng giảm phụ tải nhân viên vận hành phải
hỗ trợ thao tác bằng tay.

Điều 11.
Các trường hợp cấm khởi động máy phát Diesel:
- Mạch bảo vệ hoặc cơ cấu bảo vệ cơ khí bị hư hỏng.
- Bộ điều chỉnh tốc độ bị hỏng.
- Chất lượng dầu bôi trơn không đảm bảo.
- Các thiết bị phụ ngồi tổ máy làm việc khơng chắc chắn.
- Chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bất cứ thông số vận hành nào không đạt trị
số quy định của nhà chế tạo.
- Chưa khắc phục được hiện tượng có tiếng động lạ trong tổ máy.
- Nhiên liệu dầu Diesel cảnh báo mức thấp.
Điều 12.

Các trường hợp ngừng khẩn cấp:


-


Khi có nguy cơ đe doạ tính mạng con người và an toàn thiết bị.
Áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn không đạt trị số quy định.
Mất nước làm mát.
Tốc độ tổ máy vượt quá tốc độ cực đại.
Có tiếng động lạ trong tổ máy.
Độ rung của tổ máy tăng lên đột ngột.
Phát hiện có khói, tia lửa trong máy phát điện.

Điều 13.
Điều kiện sẵn sàng vận hành của máy phát Diesel:
- Nguồn và thiết bị khởi động, điều khiển, đo lường, bảo vệ và tín hiệu cấp
cho hệ thống đã sẵn sàng.
- Các bảo vệ đã được giải trừ, các đèn tín hiệu chỉ thị đúng trạng thái, khơng
có hiện tượng bất thường trên hệ thống.
- Cách điện máy phát, hệ thống kích từ, gối đỡ trục và các động cơ phụ trợ
của hệ thống đạt yêu cầu (Riêng cách điện của máy phát ≥ 0,5MΩ).
- Mức dầu và chất lượng dầu diesel đảm bảo yêu cầu. Các van cấp nhiên liệu
mở.
- Mức dầu và chất lượng dầu bôi trơn và nước làm mát đảm bảo yêu cầu.
- Các đường ống dẫn, các thiết bị phụ tổ máy thuộc các hệ thống nhiên liệu,
hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống khí thải …phải hồn hảo.
Điều 14.
Trong ca, nhân viên vận hành cần kiểm tra:
- Sự hoàn hảo của toàn bộ tổ máy phát Diesel theo đúng sơ đồ đấu nối thiết
bị; khơng có hiện tượng rị rỉ dầu, nước xung quanh thiết bị.
- Vị trí các khóa điều khiển theo đúng phương thức vận hành; các tín hiệu,
chỉ thị bình thường, khơng có bảo vệ nào tác động.
- Mức nhiên liệu, mức dầu bôi trơn, nước làm mát, các dây truyền động, hệ
thống thốt khí, hệ thống ắc quy ... đảm bảo yêu cầu.

- Vệ sinh môi trường khu đặt thiết bị máy phát, hệ thống chiếu sáng, thơng
gió; hệ thống phịng cháy chữa cháy tại phòng đặt MF Diesel đảm bảo.
Điều 15.
Vào ca khuya (C3) các ngày 15 và 30 hàng tháng ca trực vận
hành phải chạy không tải máy phat Diesel một lần, thời gian chạy thử là 30 phút.
II. THAO TÁC TRONG VẬN HÀNH
Điều 16.
Vận hành không tải MF Diezel:
1. Kiểm tra bản thể máy phát Diezel sạch sẽ ,chắc chắn. máy phát Diezel đủ
điều kiện vận hành.
2. Kiểm tra mức dầu bôi trơn ở phạm vi cho phép.


3. Kiểm tra mức nước, áp lực, lưu lượng nước đảm bảo.
4. Kiểm tra các van ,đường ống dẫn dầu, dẫn nước khơng bị rị rỉ.
5. Kiểm tra mức nhiên liệu cấp cho động cơ đầy đủ.
6. Kiểm tra nguồn điều khiển, tín hiệu, bảo vệ cho máy phát diezenl đảm bảo.
7. Kiểm tra hệ thống rơ le, tín hiệu không báo lỗi.
8. Kiểm tra điện áp ác quy nằm trong phạm vi cho phép.
9. Thao tác chạy không tải máy phát (Trong 30 phút)
10.Ghi những thông số ban đầu.
11.Kiểm tra tiếng kêu.độ rung.
12.Thao tác ngừng máy phát.
Điều 17.
Đưa máy phát ra sửa chữa:
1. Kiểm tra tổ máy đã ngừng.
2. Kiểm tra 403 cắt
3. Đưa 403 ra vị trí sửa chữa
4. Kiểm tra AB401 cắt
5. Ngừng cấp nhiên liệu đến động cơ.

6. Căn cứ vào nội dung công tác sửa chữa cụ thể, tiến hành làm các biện pháp
an toàn phù hợp.
Điều 18.
Đưa máy phát diezel vào vận hành sau sửa chữa:
1. Kiểm tra bản thể máy phát sạch sẽ,người và dụng cụ đã rút hết.
2. Kiểm tra các phiếu lệnh đã khóa, máy phát diezel đủ điều kiện vào vận hành.
3. Kiểm tra cách điện máy phát diezel đảm bảo ( ≥ 0.5MΩ).
4. Kiểm tra nhiệt độ,áp lực nước làm mát đảm bảo.
5. Kiểm tra mức dầu ở phạm vi cho phép.
6. Kiểm tra áp suất ,mức dầu bôi trơn đảm bảo.
7. Kiểm tra điện áp ác quy nằm trong phạm vi cho phép.
8. Đóng nguồn điều khiển, khởi động, tín hiệu, bảo vệ cho máy phát diezenl.
9. Kiểm tra khóa chế độ của máy cắt 403 ở vị trí “Stop”.
10.Đưa MC403 về vị trí vận hành.
11.Thao tác chạy không tải máy phát diezenl theo điều 12.
12.Kiểm tra các thông số đạt yêu cầu.
PHẦN II
XỬ LÝ NHỮNG HIỆN TƯỢNG VẬN HÀNH KHƠNG BÌNH THƯỜNG
VÀ SỰ CỐ
Điều 19.
Các trường hợp bất thường như: Nhiệt độ dầu bôi trơn tăng cao,
nhiệt độ máy phát tăng cao, nhiệt độ nước tăng nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho
phép hoạt động thì nhân viên vận hành phải tích cực kiểm tra nhiệt độ báo cáo cho
cấp trên về các hiện tượng trên để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.


Điều 20.
Tất cả những sự cố như báo tín hiệu hay rơ le bảo vệ tác động
mà không được ghi ở quy trình này thì khi nó xảy ra nhân viên vận hành phải
nhanh chóng xác định nguyên nhân sự cố, tính chất nguy hiểm, phạm vi tác động

để có những biện pháp xử lý kịp thời và chính xác.
Điều 21.
Tất cả các bảo vệ tác động mà sau khi kiểm tra vẫn khơng tìm
được ngun nhân,thì khi muốn chạy lại máy phát Diezenl phải được sự cho phép
của giám đốc kỹ thuật.
Điều 22.
Các bảo vệ của máy phát diezenl:
- Bảo vệ q dịng chạm đất cắt nhanh và có thời gian: 50/51N
- Bảo vệ kém áp: 27
- Bảo vệ quá áp: 59
- Bảo vệ tần số: 81
- Bảo vệ quá tải: 49
Điều 23.
Bảo vệ quá tải tác động (49):
Hiện tượng:
1. Tín hiệu tại chỗ, trên hệ thống điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm và
gian máy.
2. Nhảy AB401, MC403, tổ máy chạy về chế độ không tải.
Nguyên nhân:
Do máy phát bị mang tải lớn.
Xử lý:
1.Nhanh chóng kiểm tra các tín hiệu chỉ thị, các đồng hồ đo lường tại bảng điều
khiển
2. Nhanh chóng cắt các phụ tải khơng cần thiết(thơng gió điều nhiệt...)
3. Chuyển khóa điều khiển một số trạm bơm khơng quan trọng về vị trí
“ manual“
3. Dải trừ tín hiệu và đóng lại AB401 và MC403.
4. Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sự làm việc của máy phát.
Điều 24.
Bảo vệ quá điện áp /kém điện áp xoay chiều tác động (59/27):

Hiện tượng:
1.Tín hiệu tại chỗ, trên hệ thống điều khiển tại phòng trung tâm và gian máy.
2. Nhảy AB401, MC403, cắt kích thích và ngừng máy
Nguyên nhân:
1. Hư hỏng mạch kích từ.
2. Ngắn mạch trong HTĐ tự dùng.
3. Chạm chập trong cuộn dây stato MF.


4. Do bảo vệ tác động sai.
Xử lý:
1. Kiểm tra các tín hiệu chỉ thị, các đồng hồ đo lường tại bảng điều khiển thiết
bị, theo dõi quá trình ngừng Diezel an toàn.
2. Nếu do sự cố trong hệ thống tự dùng thì tách điểm sự cố và chạy lại.
3. Các trường hợp khác thì tiến hành giải trừ tín hiệu và chạy lại máy phát, nếu
khơng được thì báo đơn vị sửa chữa xử lý.
Điều 25.
Bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh và có thời gian(50/51N)
tác động:
- Hiện tượng:
1. Tín hiệu tại chỗ.trên hệ thống điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm và
gian máy.
2. Nhảy MC403, AB401 cắt kích thích và ngừng máy.
- Nguyên nhân:
1. Do ngắn mạch giữa các pha với đất trong HTĐ tự dùng.
2. Do bảo vệ tác động sai.
- Xử lý:
1. Giám sát ngừng máy, kiểm tra, ghi và giải trừ các tín hiệu .
2. Nếu do sự cố trong hệ thống tự dùng thì tách điểm sự cố và chạy lại.
3. Các trường hợp khác thì tiến hành giải trừ tín hiệu và chạy lại máy phát, nếu

khơng được thì báo đơn vị sửa chữa xử lý.
Điều 26.
Bảo vệ quá / kém tần số (81):
- Hiện tượng:
1. Có tín hiệu tại chỗ,trên hệ thống điều khiển tại phòng điều khiển trung tâm và
gian máy.
2. Nhảy AB401, MC403, cắt kích thích và ngừng máy.
- Nguyên nhân:
1.
Máy phát bị mất / quá tải đột ngột.
2.
Điều tốc làm việc không tốt.
3.
Bảo vệ tác động sai.
- Xử lý:
1. Kiểm tra toàn bộ máy phát cùng phụ tải, giải trừ và chạy lại, nếu không thành
công báo đơn vị sửa chữa xử lý.
Điều 27.
Bảo vệ quá / kém áp một chiều:
- Hiện tượng:
1. Không khởi động được máy phát.


2. Tín hiệu tại chỗ và tại phịng điều khiển trung tâm và gian máy.
3. Trị số điện áp ácquy tăng / giảm.
- Nguyên nhân:
1. Điện áp ắc quy thấp.
2. Bộ nạp ắc quy làm việc khơng bình thường.
3. Mất nguồn nạp.
4. Bảo vệ tác động sai.

- Xử lý: Kiểm tra toàn bộ máy phát cùng phụ tải, giải trừ và chạy lại, nếu không
thành công báo đơn vị sửa chữa xử lý.
Điều 28.
Tốc độ của máy phát tăng đột ngột:
- Hiện tượng:
1. Tín hiệu tại chỗ và phịng điều khiển trung tâm và gian máy.
2. Nhảy AB401, MC403, cắt kích thích và ngừng máy.
3. Đồng hồ tần số tăng cao, các đồng hồ đo lường : P, Q, I, U chỉ 0.
- Nguyên nhân:
1. Sa thải phụ tải đột ngột.
2. Hư hỏng bộ điều chỉnh tốc độ hoặc làm việc khơng tin cậy.
- Xử lý: Kiểm tra tồn bộ máy phát cùng phụ tải, giải trừ và chạy lại, nếu không
thành công báo đơn vị sửa chữa xử lý.
Điều 29.
Áp lực dầu bơi trơn thấp:
- Hiện tượng:
1. Tín hiệu tại màn hình điều khiển.
2. Nhiệt độ động cơ tăng cao
- Nguyên nhân:
1. Mức dầu bôi trơn thấp.
2. Hư hỏng bơm dầu, tắc đường ống dẫn dầu hoặc tắc bộ lọc dầu.
- Xử lý: Kiểm tra lại toàn bộ tổ máy, nếu khơng phát hiện hư hỏng thì giải trừ tín
hiệu và chạy lại, nếu khơng thành cơng báo đơn vị sửa chữa xử lý.
Điều 30.

Nhiệt độ của nước làm mát quá cao

- Nguyên nhân:
1. Mức nước làm mát chưa đủ
2. Đường ống của bộ tản nhiệt bị hỏng hoặc tấm tản nhiệt bị tắc

3. Ống nước đầu vào bộ tản nhiệt bị tắc hoặc bị bẹp
4. Dây curoa của quạt bị lỏng


5. Mức dầu bôi trơn không đảm bảo
6. Cánh quạt bị hỏng hoặc thiếu
7. Tủ giãn nở của bộ tản nhiệt khơng chính xác hoặc bị hỏng
8. Nhiệt kế bị hỏng
9. Bộ tiết ôn của bộ tản nhiệt chưa mở hết hoặc bạt chống lạnh chưa lấy ra
- Xử lý:
1. Thêm nước làm mát vào
2. Kiểm tra đường ống tản nhiệt và sửa chữa
3. Kiểm tra hoặc thay thế đường ống
4. Kiểm tra độ chắc chắn của quạt và điều chỉnh nếu cần thiết
5. Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nếu cẩn thiết thì bổ xung/xả bớt
6. Kiểm tra cánh quạt và tiến hành thay thế
7. Kiểm tra tủ giãn nở, nếu cần thì thay thế
8. Kiểm tra nhiệt kế, sửa chữa/ thay thế nếu cần
9. Kiểm tra bộ tiết ôn, sửa chữa hoặc thay thế nếu cần, tháo bạt chống lạnh
Điều 31.
Động cơ khó khởi động hoặc khơng khởi động được.
- Ngun nhân:
+ Trình tự khởi động khơng đúng.
+ Nhiên liệu hết hoặc ống dẫn nhiên liệu bị tắc hay có khí.
+ Thời tiết q lạnh.
+ Hư hỏng bộ khởi động.
- Xử lý:
+ Kiểm tra lại trình tự khởi động.
+ Kiểm tra nhiên liêu và bổ sung nếu cần hoặc báo sửa chũa kiểm tra đường
ống dẫn nhiên liệu, bộ khởi động.

Điều 32.
Tiếng nổ của động cơ không đều, có tiếng lọc bọc hoặc thường
bị chết máy.
- Nguyên nhân:
+ Có nước hoặc khí lẫn trong hệ thống cung cấp nhiên liệu; Tắc bộ lọc nhiên
liệu hoặc vòi phun bị bẩn hay bị hỏng; Bơm cao áp không làm việc hoặc bị
hỏng; Nhiên liệu bị hết.
- Xử lý:
+ Báo PXSC kiểm tra, xử lý hệ thống cung cấp nhiên liệu.
+ Bổ sung nhiên liệu nếu cần.


Điều 33.
Động cơ xả ra khí trắng hoặc khi đen hay khí xám.
- Nguyên nhân:
+ Nhiên liệu cung cấp cho động cơ không đúng loại; Nhiệt độ môi trường quá
thấp; Hệ thống cung cấp nhiên liệu bị hỏng; Động cơ làm việc quá tải.
- Xử lý:
+ Thay nhiên liệu phù hợp; Báo PXSC kiểm tra, xử lý hệ thống cung cấp nhiên
liệu.
+ Giảm tải cho động cơ.
Điều 34.
Công suất động cơ làm việc không đạt được tới định mức.
- Nguyên nhân:
+ Lỗi hoặc hư hỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu.
+ Tắc bộ lọc khí.
- Xử lý:
+ Nhanh chóng kiểm tra các van cấp nhiên liệu,và bộ lọc khí.
nếu khơng xử lý được thì báo đơn vị sửa chữa xử lý.
+ Bổ sung nhiên liệu nếu cần.

Điều 35.
Động cơ quá nóng.
.
- Nguyên nhân:
+ Động cơ làm việc quá tải.
+Thiếu nước làm mát hoặc dầu bôi trơn.
+ Hư hỏng hệ thống làm mát.
- Xử lý:
+ Giảm bớt tải cho động cơ.
+ Bổ sung nước hoặc dầu bôi trơn.
+ báo đơn vị sửa chữa xử lý hệ thống làm mát.




×