Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.91 KB, 26 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐỒN KẾT TOÀN
DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần:
Mã phách:

Tư tưởng Hồ Chí Minh
…………………………

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................3
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.............3
2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...........................4
2.1. Cơ sở khách quan.....................................................................................4
2.1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.............................4
2.1.2. Những tiền đề tư tưởng – lý luận..........................................................5
2.2. Nhân tố chủ quan.....................................................................................6
2.2.1. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh........................................6
2.2.2. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn............................6
3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.......................................6
3.1. Một số khái niệm.....................................................................................6


3.1.1. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”....................................................6
3.1.2. Khái niệm “Đại đồn kết dân tộc”.......................................................6
3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc hiện nay ở Việt
Nam........................................................................................................................... 7
3.2.1. Vai trị của Đại đồn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nước
ta hiện nay.................................................................................................................7
3.2.2. Lực lượng đại đồn kết dân tộc..........................................................12
3.2.3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.......................................15
4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY......................18
KẾT LUẬN.................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................21


PHẦN MỞ ĐẦU

“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch,
người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân
ta và non sông đất nước ta” [6, tr.300]. Chân lý đó đã làm rung động con tim mỗi
người dân Việt Nam khi nhắc đến tên Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại !
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất của Đảng
và Nhân dân ta. Tuy đã đi xa nhưng tư tưởng, tình cảm và đạo đức của Người vẫn
dõi theo cùng dân tộc. Những tư tưởng của Người là kim chỉ nam cho mọi hành
động của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác – Lê nin trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế tư tưởng của
Người đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc ta. Bản
chất cách mạng, Khoa học và nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh đó là hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt nam,

phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của
Người hệ thống lý luận được nhận diện như một tri thức tổng hợp bao gồm tư tưởng
triết học, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, đạo đức, và nhân văn… Cùng với đó
là tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản, về đại đoàn kết dân tộc và
đoàn kết quốc tế, về nhà nước của dân, do dân, vì dân…
Người đã từng nói: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết – Thành cơng thành
cơng, đại thành cơng [5, tr.119]. Đồn kết là sức mạnh tổng hợp, là nhiệm vụ,
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc ta. Trong giai đoạn hiện nay, đồn kết có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, được tiếp thu các kiến thức từ học phần “Tư
tưởng Hồ Chí Minh” em đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

1


đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam” để làm bài tập
lớn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: trên cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn
kết tồn dân tộc làm rõ việc vận dụng đó trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, bảng danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, phụ lục cấu trúc của bài tập lớn gồm:
1. Giới thiệu về chủ tịch Hồ Chí Minh
2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc trong giai đoạn
hiện nay ở Việt Nam
4..Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
trong giai đoạn hiện nay


2


PHẦN NỘI DUNG

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho,
nguồn gốc nơng dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân
phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến
Người ngay từ thời niên thiếu.
Trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân ta đang sống trong cảnh lầm than,
nô lệ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cũng
như bao người Việt Nam yêu nước khác, sau nhiều trăn trở, suy nghiệm, ngày
05/6/1911, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi
đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hịa
mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa
lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học
thuyết cách mạng.
Tháng 7/1920 Người đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin Người đã đọc đi, đọc lại nhiều lần và qua
lăng kính CNYN chân chính Người tìm thấy ở đó con đường đi đúng đắn giải
phóng dân tộc và đất nước khỏi ách thực dân. Từ đó, Người hồn tồn tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng tạo sự chuyển
biến về chất trong tư tưởng Người. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê nin, từ giác ngộ dân tộc Người đã đến với giác ngộ giai cấp. Từ người yêu nước
đã trở thành người cách mạng.
Từ năm 1920 – 1930 Người đã có những hoạt động tại Trung Quốc, Thái
Lan, Pháp, Liên Xô nhằm chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ ngày 06/1 -07/2/1930 tại Cửu Long (Hồng Kông),

Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất
thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

3


Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản
ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những
chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp,
đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy
mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Người
cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai
nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam.
2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2.1. Cơ sở khách quan
2.1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1.1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Chính quyền nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của
tư bản Pháp , lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng , thừa nhận nền bảo hộ của thực
dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam . Các cuộc khởi nghĩa vũ trang của các sĩ phu , văn
thân lãnh đạo cuối cùng đã thất bại
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có
sự biến chuyển và phân hóa. Những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản,
Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần
sang xu hướng dân chủ tư sản.

2.1.1.2. Bối cảnh thời đại
Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc
quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới . Bên cạnh

4


các giai cấp cơ bản trước kia , đã xuất hiện thêm các giai cấp , tầng lớp xã hội mới,
trong đó có giai cấp cơng nhân và giai cấp tư sản.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản , thiết lập Chính
quyền Xơviết , mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Sự ra đời của Quốc
tế Cộng sản (tháng 3-1919 ), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa
phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đơng
càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là
chủ nghĩa đế quốc .
2.1.2. Những tiền đề tư tưởng – lý luận
2.1.2.1. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất , là tinh thần tương thân
tương ái , lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng , là ý chí vươn lên vượt qua mọi
khó khăn , thử thách… Trong những giá trị đó , chủ nghĩa yêu nước truyền thống là
tư tưởng , tình cảm cao quý , thiêng liêng nhất , là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và
lịng dũng cảm của người Việt Nam , cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc
.
2.1.2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Tinh hoa văn hóa phương Đơng: Hồ Chí Minh biết chắt lọc lấy những gì
tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, tiếp thu những mặt tích cực của Nho
giáo. Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng của Phật giáo
và tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn.
Tinh hoa văn hóa phương Tây: Người sớm làm quen với văn hóa Pháp, tìm
hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và ở Mỹ.

2.1.2.3. Chủ nghĩa Mác – Lê nin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra
trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc , hấp thụ và một vốn

5


chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh
vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc . Bản lĩnh trí tuệ đã nâng cao khả năng
tư duy độc lập , tự chủ và sáng tạo ở Người khi vận dụng những nguyên lý cách
mạng của thời đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam .
2.2. Nhân tố chủ quan
2.2.1. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã khơng ngừng quan sát , nhận xét thực tiễn , làm phong phú
thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở trọng để tạo dựng
nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau. Người
khám phá các quy luật vận động xã hội , đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các
dân tộc trong hồn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt
động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn .
2.2.2. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
Phẩm chất , tài năng đó được biểu hiện trước hết ở duy độc lập , tự chủ, sáng
tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét , đánh giá
các sự vật , sự việc chung quanh. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh cịn biểu
hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại , là tâm hồn
của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng ,
một trái tim yêu nước thương dân , sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập , tự do của
Tổ quốc , hạnh phúc của đồng bào .
3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

3.1. Một số khái niệm
3.1.1. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh

6


tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người.
3.1.2. Khái niệm “Đại đoàn kết dân tộc”
Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đồn kết các dân tộc,
tơn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi
thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở
nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chung và
những lợi ích căn bản.
3.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc hiện nay ở
Việt Nam.
3.2.1. Vai trò của Đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của
nước ta hiện nay.
3.2.1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành cơng của cách mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc có vai trị hết sức quan trọng, việc vận dụng đó
đã được Đảng và nhân dân ta thực hiện thông qua các Nghị quyết của Đảng thông
qua các kì Đại hội. Mới đây nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng. Nghị quyết của Đảng được xây dựng dựa theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, phát huy trí tuệ của Đảng viên và quần chúng nhân dân được tập hợp lại phù

hợp với xu thế của thời đại, đồng thời có ý nghĩa chiến lược về mục tiêu phát triển
toàn diện các mặt trong đời sống xã hội của đất nước.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được xây dựng trên sự đoàn kết của quần
chúng nhân dân trong cả nước và bộ phận Đảng viên có ý nghĩa quan trọng, định
hướng chiến lược về mục tiêu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Mục
tiêu phát triển đất nước có đạt được hay khơng phụ thuộc vào sự đồn kết trong tập
trung dân chủ, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Việc đưa Nghị quyết vào thực tiễn, tổ
chức và triển khai thực hiện được hay không cũng phụ thuộc vào sự đoàn kết, nhất

7


trí và thống nhất của nhân dân. Bởi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân,
dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao.
Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nổi truyền thống dân tộc "nước lấy dân làm gốc",
"chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân".
Đấu tranh, chống phá các luận điệu xuyên tác, sự chống phá của các thế lực
thù địch cần có sự đồn kết của toàn dân, mọi tầng lớp trong xã hội. Sự đoàn kết
đấu tranh các thế lực thù địch phản động trên mọi mặt trận, mọi lĩnh vực như chính
trị, văn hóa, tư tưởng,… Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhân dân ta ln đồn
kết thống nhất kiên quyết chống lại các luận điệu đó, bảo vệ mục tiêu chiến lược, sự
phát triển của đất nước.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc
thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu
chỉ có tính thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công
đến nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối
đại đoàn kết dân tộc bền vững.
Trong giai đoạn hiện nay, để quy tụ mọi lực lượng vào khối đại đồn kết tồn
dân Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đổi
tượng khác nhau. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu

cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết
phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Đại đoàn kết dân tộc
phải được nhận thức là vấn để sống còn, quyết định thành bại trong xây dựng và
bảo vệ tổ quốc ta hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Đồn kết là sức mạnh của chúng ta. Đồn kết
chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thế khắc phục mọi khó khăn, phát triến mọi
thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó". "Đồn kết là một lực lượng vơ
địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi"; "Đồn kết là sức
mạnh, đoàn kết là thắng lợi"; "Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành
công"...[5, tr.145,177]

8


Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc là thực sự cần thiết, có ý nghĩa chiến lược
đối với sự phát triển và trường tồn của đất nước. Việc vận dụng đó được Đảng, Nhà
nước ta vận dụng một cách linh hoạt và có kế hoạch cụ thể để chiến thắng đại dịch.
Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán(Trung Quốc), Đảng, Nhà nước ta
đã vận dụng tư tưởng của Người trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, đoàn kết
toàn dân trong việc chủ động các biện pháp phịng, chống dịch bệnh. Tồn dân ý
thức đeo khẩu trang đi ra ngoài, hạn chế tụ tập đơng người, có các biện pháp khai
báo y tế.
Khi dịch bùng ra, toàn dân ta, đặc biệt là đội ngũ y bác sỹ đồn kết một lịng
quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Có những y, bác sỹ nửa năm khơng về nhà, sẵn sàng ở
lại bệnh viện, đồn kết, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Toàn dân ta đoàn kết nghiêm
chỉnh chấp hành các hướng dẫn của Bộ Y tế, các quy định của Nhà nước về dãn
cách xã hội, bảo đảm nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó là
việc đồn kết trong việc tự giác khai báo y tế, ý thức được về nguy hiểm của dịch
bệnh,…

Sự đoàn kết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 của toàn dân ta trong việc
đấu tranh ngăn ngừa người nhập cảnh trái phép, hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong
cộng đồng. Sự đoàn kết của toàn dân còn được thể hiện qua việc cứu trợ tại những
khu cách ly tập trung, sự cứu trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ đó có thể thấy sự
đoàn kết của toàn dân ta trong bối cảnh hiện nay được vận dụng từ tư tưởng Hồ Chí
Minh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả mang lại, chúng ta đã chiến thắng 3
đợt bùng dịch, cứu chữa được hàng nghìn bệnh nhân, mang lại cuộc sống bình an
cho đất nước.
Đến đợt bùng dịch thứ tư như hiện nay, sự đoàn kết giữa các địa phương và
của toàn dân càng trở nên sâu sắc và xúc động hơn bao giờ hết. Các Y, Bác sĩ từ
khắp các địa phương đã hỗ trợ và đồng hành cùng với tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Cả nước hướng về 02 địa phương này với những tình cảm cả về vật chất lẫn

9


tinh thần. Sự đồn kết đó được biểu hiện qua các mặt hàng cứu trợ cho người dân
khó khăn trong dịch bệnh, sự quan tâm của các cấp chính quyền hay đơn giản là
việc san sẻ miễn giảm tiền nhà trọ tại các khu công nghiệp cách ly: Vân Trung,
Quang Châu, Đình Trám(Việt Yên, Bắc Giang). Cả nước chung tay cùng hướng về
Bắc Giang, Bắc Ninh.
Với sự đoàn kết của tồn dân đó, đến nay, dịch bệnh tại Bắc Giang và Bắc
Ninh đã cơ bản kiểm sốt được, tình hình dịch bệnh có chiều hướng suy giảm. Và
tồn dân ta lại đồn kết chung tay đóng góp ủng hộ cho quỹ VACXIN phòng Covid19 do Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Số tiền ủng hộ
đến thời điểm đã lên đến 5966 tỉ đồng, ngoài ra vẫn còn các tổ chức, cá nhân khác
tiếp tục ủng hộ.
Có thể thấy rằng, sự vận dụng sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc theo tư
tưởng Hồ Chí Minh của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn
đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cụ thể. Điều đó chứng tỏ rằng, tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc có giá trị to lớn và ý nghĩa chiến lược,

quyết định thành công của cách mạng như lời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói
"Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết,
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng!”
3.2.1.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của
dân tộc
Trong giai đoạn như hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ
hàng đầu của Đảng và dân tộc ta. Nội dung này được thể hiện cụ thể trong chiến
lược phát triển đất nước, các nội dung được đưa ra được dựa trên sự nhất trí, đồng
lịng của tồn dân.
Nội dung đại đồn kết tồn dân tộc cịn được đề cập trong cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội “Khơng ngừng củng cố,
tăng cường đồn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân

10


tộc”[10]. Đâu là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng và phát triển đất
nước ta hiện nay.
Đại đoàn kết tồn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ cịn được thể hiện qua Đại
hội XIII của Đảng với chủ đề “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý
chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy
mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước
ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.[3]
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đồn kết dân tộc trong giai
đoạn hiện nay của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa quan trọng, là mục tiêu, nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước hướng tới. Coi sức mạnh của đoàn kết dân tộc là yếu tố quyết định
của sự phát triển.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, việc xác định đại đoàn kết

toàn dân tộc là nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng nhất của cơng tác phịng chống dịch.
Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng các kế hoạch cụ thể, ban hành các chỉ thị về giãn
cách xã hội, tuân thủ nghiêm các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế phải
được sự đồng thuận, đồn kết của tồn dân thì mới có thể thực hiện được mục tiêu.
Hay trong hoạt động thể thao vừa qua, những chiến thắng của đội tuyển bóng
đá nam Việt Nam trước đội tuyển Indonesia và Malaysia bên cạnh những chiến
thuật của huấn luyện viên, cịn có đó là sự đồn kết của toàn thể tập thể cán bộ,
huấn luyện viên và cầu thủ đội bóng. Đó là sức mạnh đồn kết, sức mạnh của tinh
thần Việt Nam và điều đó đã mang lại những cảm xúc tự hào, làm nức lòng người
hâm mộ cả nước đồng thời mang vinh quang về cho đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: "dễ trăm lần khơng dân cũng chịu,
khó vạn lần dân liệu cũng xong". [2]
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là
nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng đặc biệt là trong bối cảnh công

11


nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay. Đảng đã cụ thể hóa
thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực
đó chính là khối đại đồn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh cịn chỉ ra rằng, đại đồn kết dân tộc khơng phải chỉ là mục tiêu
của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng.
Chính vì thế, trong tình hiện nay, mỗi người dân Việt Nam đều ý thức được
rằng phải đoàn kết, gắn kết với nhau tạo thành một khối liên minh vững chắc để
chiến thắng dịch bệnh. Đây là nhiệm vụ của cả dân tộc ta, được vận dụng thường
xuyên tạo thành sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc.
Trong lịch sử đã thấy, sự đoàn kết là nhiệm vụ của cả dân tộc tạo nên những

chiến thắng oanh liệt trong lịch sử và ngày nay cũng thế, nhiệm vụ của dân tộc ta là
đấu tranh chống phá các thế lực thù địch, các luận điệu xuyên tác, chống phá đất
nước ta.
Hay trong nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đồn kết dân tộc được nhân dân ta thực hiện nghiêm túc. Sự đoàn
kết trong việc chấp hành nghiêm quy định gọi nhập ngũ đối với công dân đủ điều
kiện hay việc toàn dân tố giác tội phạm, đấu tranh chống các loại tội phạm…tất cả
đều xuất phát từ sự thành cơng của tinh thần đồn kết tồn dân tộc ta.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta có nhiều chủ trường, đường lối đúng đắn
nhằm tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách
quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ
chức trong khối đại đồn kết, tạo thành sức mạnh tống hợp của toàn dân.
3.2.2. Lực lượng đại đoàn kết dân tộc
3.2.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

12


Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quần chúng, Hồ Chí Minh đã để
cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, tồn diện, có sức thuyết phục,
thu phục lịng người. Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn. Hồ Chí Minh
thường dùng khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt", "mỗi một người con
Rồng cháu Tiên", không phân biệt dân tộc đa số hay thiếu số, có tín ngưỡng hay
khơng tín ngưỡng, không phân biệt "già, trẻ, gái, trai, giáu, nghèo, quý tiện". Như
vậy, dân và nhân dân trong tự tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách là mối
con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quân chúng nhân dân, với
những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân
tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân.
Trong bối cảnh hiện nay, lực lượng của đại đoàn kết dân tộc ta cũng được
Đảng, Nhà nước ta là đại đoàn kết toàn dân. Trong bất cứ hoạt động nào đều có sức

mạnh của đồn kết tồn dân. Như trong dịch bệnh Covid-19 như hiện nay dù là ai,
ở đâu, khơng phân biệt dân tộc, tơn giáo, trình độ, giới tính…đều gắn kết với nhau
thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch. Trên phạm vi cả nước, sự đồn
kết tồn dân trong việc đấu tranh, phịng, chống dịch càng được thể hiện rõ. Hay
việc toàn dân tham gia đóng góp cho quỹ VACXIN phịng Covid-19 cũng vậy.
Đồn kết ở đây là đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa các lực lượng Y bác sĩ
trong việc chữa, điều trị và truy vết các trường hợp nghi nhiễm dịch, đồn giữa lực
lượng cơng an với nhau trong việc đấu tranh chống các loại tội phạm, bảo đảm an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho đất nước trong dịch bệnh, đồn kết trong
lực lượng quốc phịng an ninh trong việc ngăn chặn dịch bệnh từ biên giới, hay sự
phối hợp giữa các lực lượng với nhau và toàn dân…tất cả đều là đại đoàn kết toàn
dân tộc và khơng thể thiếu vai trị của bất cứ bộ phận nào.
Việc đồn kết theo tư tưởng của Hồ Chí Minh hiện nay còn để vận dụng
“tài” và “đức” của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người nói: “Đồn
kết của ta khơng những rộng rãi mà cịn đồn kết lâu dài,… cịn phải đồn kết để

13


xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lịng phụng sự Tổ quốc và phục vụ
nhân dân thì ta đồn kết với họ”. [5, tr.224]
Việc đồn kết hiện nay đã góp phần phát huy được trí tuệ, vận dụng linh hoạt
đối với việc vừa phát triển kinh tế, vừa triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Đồng thời được thể hiện qua việc nghiên cứu, điều chế VACXIN phòng, chống
Covid-19 và phương pháp xét nghiệm dịch. Kết quả đạt được đều xuất phát từ dịch
Covid-19.
Việc vận dụng tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc hiện nay cũng
được thể hiện sự cân bằng, hài hịa giữa các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước
ta giữa các địa phương, tạo sự thống nhất, tin tưởng, đồng lịng của tồn dân.
3.2.2.2. Điều kiện để thực hiện đại đoàn kết dân tộc

Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước
- nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vơ địch
để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước
được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Trong giai đoạn hiện nay, sự đoàn kết của dân tộc ta bắt nguồn từ truyền
thống lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trong hồn cảnh thiên tại,
dịch bệnh sự đồn kết đó được người dân Việt Nam ta thể hiện rất rõ nét và đồng
lòng qua các hành động san sẻ, ủng hộ, quyên góp,..những hành động đó góp phần
xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp hơn. Hay đoàn kết trong việc giữ gìn các truyền
thống văn hóa lâu đời cũng vậy, sự đoàn kết đã tạo nên một giá trị Việt Nam, một
văn hóa Việt Nam.
Vận dụng tư tưởng về lòng khoan dung, độ lượng với con người trong điều
kiện xây dựng đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay Đảng, Nhà nước ta cũng có những
chính sách giảm án đối với tù nhân cải tạo tốt nhằm tạo cơ hội cho họ hòa nhập với
cộng đồng, sửa sai lầm và đóng góp xây dựng cho quê hương đất nước. Hồ Chí
Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm,
khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu... Cho nên, vì lợi ích của cách mạng cần phải có lịng

14


khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có
thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.
Người cho rằng, "Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác,
nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan
hồng, đại độ. Ta phái nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay
nhiều lịng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình
thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đồn kết, có đại đồn kết thì tương
lai chắc chắn sẽ vẻ vang” [4, tr.280-281]
Lòng khoan dung, độ lượng ở Hồ Chí Minh khơng phải là một sách lược

nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân
ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời
theo đuổi.
3.2.3. Hình thức tổ chức khối đại đồn kết dân tộc
3.2.3.1 Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc
thống nhất
Trong mỗi thời kì đều có các mặt trận đoàn kết dân tộc khác nhau nhằm tập
hợp quần chúng nhân dân đoàn kết, thống nhất. Việc vận dụng tư tưởng của Người
về hình thức tổ chức khối đại đồn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay cũng
đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mặt trận tổ chức khối đoàn kết dân tộc hiện
nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay đã tạo nguồn sức mạnh,
lập nên những kỳ tích vẻ vang, là điều kiện cơ bản cho sự thành cơng sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc đổi mới xây dựng, phát
triển đất nước ngày nay. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
về đại đồn kết toàn dân tộc, để tổ chức Mặt trận thực hiện tốt nhiệm vụ: “tập hợp,
xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng
cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng

15


của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,
hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[2]
Tư tưởng mặt trận dân tộc thống nhất được vận dụng ngày nay đó là việc quy
tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, không chỉ ở trong nước mà còn bao gồm cả
những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào nếu tấm
lòng vẫn hướng về quê hương, đất nước, về Tổ quốc Việt Nam, đều được coi là
thành viên của mặt trận.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù đại dịch hay thiên tại, địch hoạn, Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam đóng vai trị tập hợp sự đồn kết của tồn thể nhân dân trong việc
khắc phục, giúp đỡ nhằm giảm thiểu những khó khăn cho nhân dân.
Vận dụng tư tưởng của Người, trong Đại hội XIII của Đảng có điểm mới về
dân chủ xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết toàn dân tộc đã nhấn mạnh: “Hoàn thiện
đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã
hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo
đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, kỷ cương,
thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên, tăng cường đại
đoàn kết toàn dân tộc”.[3]
3.2.3.2. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận
dân tộc thống nhất
a. Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nên tảng khối liên
minh công - nơng - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong giai đoạn hiện nay vẫn vậy, nguyên tắc Mặt trận dân tộc thống nhất
phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – tri thức, đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đồn kết của Hồ Chí
Minh, nó hồn tồn khác với tư tưởng đồn kết, tập hợp lực lượng của các nhà yêu
nước Việt Nam trong lịch sử.

16


Hồ Chí Minh viết "Lực lượng chủ yếu trong khối đồn kết dân tộc là cơng
nơng, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất".
[5, tr.417]
Người chỉ rõ rằng, sở dĩ phải lấy liên minh cơng - nơng làm nền tảng "Vì họ
là người trực tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đơng hơn
hết, mà cũng bị áp bức bóc lột nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn,
bền bỉ hơn của mọi tầng lớp khác" [6, tr.376]

Ngày nay, mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn là mặt trận để đoàn kết toàn dân.
Cơ cấu tổ chức của mặt trận gồm: Hội nơng dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ,
đồn thanh niên, hội sinh viên, liên đoàn lao động vẫn xuất phát từ vai trị của liên
minh cơng – nơng – tri thức làm nịng cốt.
Làm cách mạng phải có tri thức và tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với
cách mạng. Người nói, "trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã
hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai trị quan trọng và vẻ vang; và cơng, nơng,
trí cần đồn kết chặt chẽ thành một khối". [5, tr.417]
Vận dụng nguyên tắc mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, hiện nay
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lãnh
đạo của Đảng đổi với mặt trận vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất
yếu bảo đảm cho mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực trong thực tiễn. Hồ Chí
Minh cịn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận vừa là một tất yếu, vừa
phải có điều kiện.
Để lãnh đạo mặt trận, Đảng Cộng sản Việt Nam có những chính sách mặt
trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng, phù hợp với
quyền lợi và nguyện vọng của đại đa số nhân dân.
Trong tham luận tại Đại hội XIII của Đảng, mặt trận tổ quốc Việt Nam đã đề
cập đến vai trò lãnh Đạo của Đảng đối với mặt trận: “Giữ vững và tăng cường sự
lãnh đạo của Ðảng là nhân tố quyết định để Mặt trận tập hợp được mọi lực lượng,
xây dựng, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc”[2]

17


b. Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích
tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Vận dụng tư tưởng của Người, trong giai đoạn hiện nay, mặt trận Tổ quốc
Việt Nam là chủ thể tập hợp khối đoàn kết dân tộc, bảo đảm những quyền lợi cơ bản
của các tầng lớp nhân dân.

Trong tham luận tại Đại hội XIII của Đảng đã đề cập rõ việc vận dụng
nguyên tắc này của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như sau:
Trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là
gốc", khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”
Quán triệt phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì lợi cho dân, ta
phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh” [4, tr.447]. Mặt
trận phải thường xuyên đổi mới phù hợp với thực tiễn.
c. Mặt trận dân tộc thống nhất phái hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương
dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày cảng rộng rãi và bền vững
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân
tộc, bao gồm nhiều giai cấp, tắng lớp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo khác nhau, với
nhiều lợi ích khác nhau. Do vậy, hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất phải
theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Hiện nay, trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng mạnh về
cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên, của Ban công tác Mặt
trận ở hơn 100 ngàn địa bàn dân cư trong cả nước; tập hợp sức mạnh của 100
triệu đồng bào trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, cùng hiệp lực, quyết
tâm, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
d. Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kế chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết
thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

18


Trong giai đoạn hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp nhiều giai
tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, bên cạnh những điểm tương đồng, giữa các thành
viên của Mặt trận vẫn có những điểm khác nhau cần phải bàn bạc, hiệp thương dân
chủ để thu hẹp những nhân tố khác biệt, cục bộ, nhân lên những nhân tố tích cực,
nhân tố chung, đi đến thống nhất, đồn kết.

Mặt trận cũng vận dụng theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, phương châm "cầu
đồng tồn dị" - lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Việc vận dụng đó
được thể hiện qua lấy ý kiến dân chủ, theo ý kiến của đại đa số thành viên trong mặt
trận.
4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong bối cảnh tồn cầu hóa ra và hội nhập quốc tế như hiện nay, cũng như
tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tác động trực tiếp lên mọi mặt của đất
nước ta thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc có ý nghĩa
hết sức quan trọng:
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc giúp khiêu
gợi được tinh thần đồn kết, lịng yêu nước, sự gắn bó của đồng bào cả nước, phát
huy vai trị trị của khối đại đồn kết tồn dân, liên minh công - nông - tri thức. Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc giúp phát huy sức mạnh tổng
hợp của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc cịn có ý nghĩa
giáo dục truyền thống, ý thức tự lực, tự cường cho các thế hệ mai sau. Trong công
cuộc đổi mới của nước ta hiện nay thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề về đại đồn kết tồn dân tộc có ý nghĩa quyết định thắng lợi khi mọi nhiệm vụ
của công cuộc đổi mới.
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị Tư
tưởng Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng cho cán bộ,
đảng viên và toàn dân biết sống hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác, cái

19


xấu. Học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nâng cao lòng tự hào về
Người, về Đảng Cộng sản, về Tố quốc Việt Nam, tự nguyện "Sống, chiến đấu, lao
động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Thông qua học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố
cho sinh viên, thanh niên lập trường,quan điểm cách mạng; kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán
những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta; biết vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Đối với sinh viên việc vận dụng, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết tồn dân tộc nói riêng có ý nghĩa trong việc
nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác. Thông qua việc làm rõ
và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam đã làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai
trị, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống cách mạng Việt Nam; làm
cho tư tướng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của
thế hệ trẻ nước ta.

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về đại đồn kết tồn dân tộc
nói riêng là sản phẩm của thời đại, nó trường tồn, bất diệt và đã trở thành một bộ
phận của văn hố dân tộc, có sức hấp dẫn, lâu bền và phổ biến là tài sản vơ giá của
dân tộc ta. Bởi vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh
hoa văn hố, tư tưởng “vĩnh cữu” của lồi người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa
Mác-Lênin, mà cịn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng
Việt Nam và thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ.

20


Ngày nay, tư tưởng đó đang soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Trong
suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ

dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là
sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
Quốc gia Sự thật.
2. Báo nhân dân online, Tham luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Truy cập ngày 13/6/2021
3. Báo kiểm soát online, Một số điểm mới nổi bật trong các văn kiện Đại hội
XIII của Đảng, Truy cập ngày 13/6/2021
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22


PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Một số hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh

Ảnh 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Ảnh 2.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói

Tun ngơn độc lập tại Quảng trường chuyện với cán bộ, công nhân viên Nhà

Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945.

máy Xe lửa Gia Lâm,(1955)

Ảnh 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ảnh 4. Bác Hồ thăm hỏi nhân dân xã
đồng bào Hùng Sơn, xã Phục Linh, Tân Phong, huyện Bình Xuyên, tỉnh
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (1954) Vĩnh Phúc (12/2/1956).

Ảnh 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và Ảnh 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống
chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị giản di
Khánh, ngày 30/1/1957.

23


×