Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KHÁI QUÁT VÀ SƠ ĐỒ HÓA TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (THEO HIẾN PHÁP 1946). VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ( GIAI ĐOẠN 19451954) TRONG THỰC TẾ CÔNG TÁC LƯU TRỮ TẠI LIỆU CỦA C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.5 KB, 15 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
KHÁI QUÁT VÀ SƠ ĐỒ HÓA TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN NHÀ
NƯỚC CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (THEO HIẾN
PHÁP 1946). VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HỒ( GIAI ĐOẠN 1945-1954)
TRONG THỰC TẾ CƠNG TÁC LƯU TRỮ TẠI LIỆU CỦA CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC THỜI KÌ NÀY
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần:
Mã phách:

Lịch sử tổ chức các cơ quan nhà nước Việt Nam
…………………………………………………….…

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG................................................................................3
1. KHÁI QUÁT VÀ SƠ ĐỒ HÓA TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
(THEO HIẾN PHÁP 1946).............................................................................3
1.1. Hệ thống khái niệm..........................................................................3
1.2. Sự ra đời và phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam..................................................................................................4
1.3. Tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước của nước Việt Nam Dân


chủ Cộng hòa (theo hiến pháp 1946)................................................................6
1.4. Sơ đồ bộ máy các cơ quan nhà nước củanước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (theo hiến pháp 1946).......................................................................9
2. VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ( GIAI ĐOẠN 1945-1954)
TRONG THỰC TẾ CÔNG TÁC LƯU TRỮ TẠI LIỆU CỦA CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC THỜI KÌ NÀY............................................................10


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong cuộc gặp gỡ các cán bộ đại đồn 308, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước”. Câu nói bất hủ ấy của vị lãnh tụ vĩ đại đã và đang sẽ là kim chỉ
nam cho mọi hành động của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Bác đã chỉ ra tầm
quan trọng của nhà nước – thành quả đẹp đẽ và ý nghĩa của hàng nghìn năm
đấu tranh, dựng xây hi sinh cả mồ hơi, nước mắt, thậm chí là cả tính mạng,
của dân tộc Việt Nam kiên trung, bất khuất. Điều đó còn được chứng minh
trong lịch sử phát triển của nhân loại, từ khi con người biết lập ra nhà hước để
điều hòa các mối quan hệ trong xã hội, cho đến ngày hôm nay, khi chúng ta
đang sống trong một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên “Độc lập tự do”, kỉ nguyên
của sự phát triển công nghệ số 4.0 và hàng loạt các cuộc cách mạng khoa học,
công nghệ hiện đại ra đời. Hay gần hơn cả với chúng ta ngày hơm nay, là khi
cả đất nước đang gồng mình chống lại dịch bệnh Covid – 19 kinh hồng thì sự
góp mặt của nhà nước được xem là nhân tố trọng tâm, là bộ máy duy trì mọi
hoạt động sống của người dân và tính ổn định, phát triển của kinh tế, chính trị,
văn hóa – xã hội.
Đồng hành cùng Nhà nước là các cơ quan nhà nước – yếu tố cấu thành
bộ máy nhà nước từ trước đến nay ln là vấn đề đáng được ban tâm hơn cả.
Tính đến thời điểm hiện tại chúng ta đã có 5 bản hiến pháp ( Hiến pháp năm
1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 (có bổ sung vào năm 2001) và hiến

pháp năm 2013). Đó là năm nấc thang quan trọng để chúng ta dần hoạn thiện
các bộ máy nhà nước và tiếp cận hơn tới lý tưởng nhà nước “Của dân, do dân
và vì dân”. Trong đấy, hiến pháp năm 1946 là hiến pháp dân chủ đầu tiên của
Việt Nam mới. Là hiến pháp để lại nhiều dấu ấn hơn của chủ nghĩa lập hiến.
Đó là những dấu ấn đầu tiên cần phải cắm làm tiêu chí cho mọi hoạt động của

1


đất nước đồng thời cũng là dấu ấn quan trọng trong việc giới hạn quyền lực
của nhà nước. hiến pháp năm 1946 – bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử
nước nhà ấy là một dấu tích lịch sử tuyên bố với toàn thế giới về một Việt
Nam tự do, bình đẳng, và một bơ máy nhà nước tuy chưa hoàn chỉnh nhưng
đáp ứng mọi yêu cầu của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.
Luôn đi liền về sự quan tâm các vấn đề xã hội, thì hình thức tổ chức,
hoạt động về tổ chức các cơ quan nhà nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (giai đoạn 1945 – 1954) cũng là đề tài ln ln nóng hổi. tuy rằng mỗi
thời kì cách mạng Việt Nam phù hợp với một cách thức tổ chức bộ máy nhà
nước khác nhau để đáp ứng thực tiễn nhu cầu xã hội, nhưng những thành tựu
có giá trị trong tổ chức các cơ quan nhà nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (giai đoạn1945 – 1954) sẽ vẫn còn mãi là bài học đắt giá, là những kinh
nghiệm quý báu cho Đảng và nhà nước ta trong mọi hoạt động, tổ chức sau
này và cả trong thực tế công tác lưu trữ tài liệu của các cơ quan nhà nước
trong thời kì này.

2


PHẦN NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VÀ SƠ ĐỒ HÓA TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ

QUAN NHÀ NƯỚC CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
(THEO HIẾN PHÁP 1946).
1.1. Hệ thống khái niệm
Hiến pháp là một hệ thống cao nhất của pháp luật, quy định những
nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của
một chính quyền. nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của
nhân dân.
Đó là một văn kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố
đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền quốc gia, thể hiện bản chất
dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà
nước.
Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa đến nay, nước ta đã có 05 bản hiến pháp, đó là Hiến pháp
năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm1980, Hiến pháp năm 1992
(có sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013. Các văn
bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và điều kiện lịch sử nhất
định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
cho mỗi giai đoạn phát triển của Đất nước.
Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ
máy nhà nước, đây là tổ chức (hoặc cá nhân) mang quyền lực nhà nước được
thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm
thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Với đặc trưng riêng đại diện cho quyền lực nhà nước, cơ quan nhà nước
sẽ bao gồm một số đặc điểm sau đây:

3


Cơ quan nhà nước mang tính quyền lực nhà nước
- Cơ quan nhà nước nhân danh nhà nước để thực thi quyền lực của nhà

nước
- Cơ quan nhà nước giám sát thực hiện tất cả các văn bản mà mình ban
hành
- Thẩm quyền của từng cơ quan nhà nước có những giới hạn về mặt
khơng gian, thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Và thẩm
quyền này phụ thuộc vào địa vị pháp lý trong Bộ máy nhà nước
- Trong phạm vi thẩm quyền, cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật
- Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng
do pháp luật quy định khác nhau
1.2. Sự ra đời và phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hịa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù,
sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên
truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây
dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ
tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh
lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của
Nhân dân.
Mỗi chúng ta chắc cẫn còn chưa quên sự kiện vơ cùng ý nghĩa tại
quảng trường Ba Đình, Hà Nội. ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công,
ngày 2/9/1945 Trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự ra đời của Nhà nước

4


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khắc vào dòng chảy lịch sử dân tộc như một

mốc son chói lọi, biểu tượng của khát vọng hịa bình, độc lập, tự do. Đồng
thời khẳng định với toàn thế giới về một đất nước Viêt Nam từ đây hoàn toàn
độc lập, tự do, có chủ quyền lãnh thổ, khơng một quốc gia, một tổ chức, cá
nhân nào có quyền xâm phạm những quyền cơ bản ấy. Trải qua 75 năm hình
thành và phát triển, đến nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nhà nước ta đã và đang vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn, khơng
ngừng phát triển và hồn thiện vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng ,dân chủ, văn minh.
Cũng như các nhà nước khác, bộ máy của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được tạo nên bởi hệ thống các cơ quan nhà nước có chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau từ trung ương đến cơ sở, được tổ chức
và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định để thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam. Quá trình ra đời và phát triển của bộ máy
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đánh dấu bằng những
giai đoạn lịch sử cơ bản sau:
Giai đoạn 1.Giai đoạn thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
(1945 – 1959):
Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được tổ chức theo Hiến pháp năm 1946
Giai đoạn 2.Giai đoạn chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở
miền Nam (1959 – 1975)
Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
được tổ chức theo Hiến pháp năm 1959
Giai đoạn 3.Giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội (1976 – 1986)

5



Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Việt Nam tổ chức theo hiên
pháp năm 1980
Giai đoạn 4Giai đoạn đổi mới (1986 – 2013)
Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức theo Hiến pháp năm 1992,
sửa đổi, bổ sung năm 2001
Giai đoạn 5. Giai đoạn hiện nay theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
1.3. Tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (theo hiến pháp 1946)
Trong giai đoạn này, bộ máy Nhà nướcViệt Nam gồm các cơ quan:
- Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa, do cơng dân Việt Nam bầu ra 3 năm một lần.
- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện khơng được tham dự vào
Chính phủ. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các. Nội
các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng và có thể có Phó Thủ tướng.
- Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính:
+ Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã và xã do phổ thông đầu
phiếu trực tiếp bầu ra. Như vậy ở cấp bộ và cấp huyện khơng có Hội đồng
nhân dân. Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề thuộc về địa phương
mình.
+ Ủy ban hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ủy ban
Hành chính chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với với Hội đồng nhân
dân địa phương mình.
- Cơ quan tư pháp:

6


Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa gồm có: Tịa

án tối cao; các Tịa án phúc thẩm; các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Hệ thống
Cơng tố nằm trong các Tịa án.
Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước được tổ chức theo Hiến pháp
năm 1946 là bộ máy nhà nước giản đơn không cồng kềnh, không quan liêu,
tất cả để phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc.
A, Nghị viện nhân dân
 Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà.
 Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt
ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký
với nước ngồi.
 Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một
lần.
 Cứ 5 vạn dân thì có một nghị viên.
 Số nghị viên của những đô thị lớn và những địa phương có quốc dân
thiểu số sẽ do luật định.
B, Chính phủ:
 Chính phủ là Cơ quan hành chính cao nhất của tồn quốc là Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hồ.
 Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, Phó
chủ tịch và Nội các.
Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó
Thủ tướng.
- Quyền hạn của Chính phủ:
a) Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.
b) Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện.

7



c) Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc
Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt.
d) Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới,
nếu cần.
đ) Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành
chính hoặc chun mơn.
e) Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn
đất nước.
g) Lập dự án ngân sách hàng năm.
C, Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính
 Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc,
Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện
chia thành xã.
 Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng nhân dân do đầu phiếu
phổ thơng và trực tiếp bầu ra.
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành
chính.
Ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban hành chính. Uỷ ban hành chính bộ do
Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng
các xã bầu ra.
Hội đồng nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương
mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên.
Uỷ ban hành chính có trách nhiệm:
a) Thi hành các mệnh lệnh của cấp trên.
b) Thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương mình
sau khi được cấp trên chuẩn y.
c) Chỉ huy cơng việc hành chính trong địa phương.

8



D, Cơ quan tư pháp
Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hồ gồm có:
- Tồ án tối cao.
- Các toà án phúc thẩm.
- Các toà án đệ nhị cấp.
- Các toà án đệ sơ cấp.
Đây là cơ quan xét xử của nhà nước được thành lập trên cơ sở nhân
danh nhà nước, độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật khi xét xử các vụ án.
1.4. Sơ đồ bộ máy các cơ quan nhà nước củanước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (theo hiến pháp 1946)
Nghị viện nhân dân

Chính phủ

Tịa án tối cao

Ban thường vụ

Chủ tịch nước nội các

Tòa phúc thẩm

UBHC Bộ (3 bộ)

Tòa đệ nhị cấp

UBHC bộ cấp tỉnh

Tòa sơ cấp


HĐND cấp tỉnh

HĐND cấp xã

UBHC Bộ cấp Huyện
Ban Tư pháp xã
UBHC Bộ cấp xã

Như vậy, với ý nghĩa và những giá trị của bản Hiên pháp năm 1946,
cùng với việc tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, tuy còn non nớt của buổi đầu khai sinh nhà nước tuy nhiên vẫn
đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thời kì cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Hiến

9


pháp năm 1946 trong việc tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước củanước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khơng theo bất kì một ngun mẫu Hiến Pháp
nào có sẵn trong lịch sử, ,mà dưới sự chỉ đạo sáng suốt, tài ba của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã thể hiện được những sáng tạo của một dân tộc tuy buổi đầu
non trẻ, đất hẹp, nghèo nàn về kinh tế nhưng vơ cùng tinh tế, chọn lọc, tìm ra
những cơ quan đứng đầu lãnh đạo đất nước phát triển.
Hiến pháp năm 1946 đã đánh dấu thắng lợi lịch sử giành được trong
Cách mạng Tháng tám, xác lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, phát
triển cách mạng dân tộc nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp.
Mục tiêu chiến lươc của Hiến pháp là hoàn thành độc lập dân tộc, xây dựng
và phát huy dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản
hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản hiến pháp nào trên thế giới.

Đặc biệt những giá trị trong công tác tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã và đang trở thành những kinh
nghiệm, bài học có giá trị khơng chỉ hơm nay mà còn mãi mãi về sau trong
việc tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước của nước Việt Nam phù hợp với
tiến trình phát triển và thời kì đất nước khác nhau.
2. VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ( GIAI ĐOẠN 1945-1954)
TRONG THỰC TẾ CÔNG TÁC LƯU TRỮ TẠI LIỆU CỦA CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƯỚC THỜI KÌ NÀY.
Cơng tác văn thư, lưu trữ có vai trị quan trọng trong hoạt động của nền
hành chính nhà nước. Nó khơng chỉ đảm bảo thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ
đạo, điều hành mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức mà cịn góp phần quan
trọng trong việc cung cấp những thơng tin tin cậy phục vụ cho hoạt động cách
mạng cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau khi Cách

10


mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa ra đời, mặc
dù hồn cảnh kháng chiến và điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn, nhưng
cùng với việc lãnh đạo xây dựng, kiện toàn, vận hành bộ máy Nhà nước, Chủ
tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm, chú trọng đến công tác văn thư, lưu trữ - một
trong những cơng cụ của nền hành chính Nhà nước.
Về cơng tác văn thư, ngày 12/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
Sắc lệnh số 49, ấn định về tiêu đề của các văn bản trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân: Các công văn, công điệp, phiếu trát, đơn từ, các báo
chí, chúc từ, điếu văn, khấn vái, cúng lễ..., Bắt đầu từ ngày ký Sắc lệnh này
đều phải có tiêu đề: “VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HỊA NĂM THỨ
NHẤT”. Sắc lệnh khơng chỉ có ý nghĩ về mặt chính trị, hành chính, mà cịn là
sự quan tâm của Người đối với công tác văn thư (công văn, giấy tờ), bước đầu

thể hiện quy định về thể thức văn bản của một Nhà nước mới với chế độ mới.
Bên cạnh đó, Người cịn quan tâm đến nội dung soạn thảo, thể thức
trình bày và thủ tục ban hành các loại cơng văn, giấy tờ. Đó là những vấn đề
quan trọng của công tác văn thư. Đối với một số loại văn bản, như sắc lệnh,
nghị định là những loại văn bản quan trọng của Nhà nước, thể hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc ban hành
những văn bản này tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả
thực hiện các công việc của cơ quan, tổ chức, nhân dân, Người nhấn mạnh: “
Sắc lệnh, Chủ tịch chỉ ký 1 bản là đủ, không cần ký cả tập mấy chục bản. Các
Bộ trưởng phải ký Sắc lệnh trước, Chủ tịch ký sau. Sắc lệnh cần phải giản
đơn, chỉ nêu điểm chính, khơng nên dài q. Nếu cần thì đính theo lời giải
thích của bộ phụ trách”. Đây là những ý kiến nhắc nhở chỉ đạo rất quý báu,
giúp cho việc ký ban hành văn bản được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian,
cơng sức mang lại hiệu quả cao trong q trình giải quyết cơng việc.

11


Ngày 18/4/1946, thay mặt Chính phủ, trên cương vị Chủ tịch, Người đã
ban hành Thông tư số 8 gửi các Bộ trưởng, u cầu cần sửa đổi tình trạng “có
nhiều công văn sở thảo Nghị định khi cần ra Sắc lệnh, có khi có hai việc quan
trọng khơng kém nhau mà một việc do Sắc lệnh, một việc do Nghị định giải
quyết; hoặc Nghị định trái với Sắc lệnh, hoặc không căn cứ vào một luật lệ
nào hết”. Thông tư ra đời đã chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công tác văn thư,
giấy tờ tại thời điểm đó, đồng thời là cơ sở pháp lý để xây dựng văn phong,
cũng như thủ tục hành chính hợp lý, khoa học, tạo điều kiện căn bản, chắc
chắn cho việc thực hiện, thực thi pháp chế.
Bên cạnh việc quy định về cách soạn thảo, trình bày trong cơng văn,
giấy tờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn quy định các hình thức xử phạt trong cơng
tác văn thư: Ngày 14/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 128SL quy định “những kẻ phạm tội bóc trộm, ăn cắp hay thủ tiêu cơng văn của

Chính phủ sẽ bị truy tố trước tịa án và phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm, phạt tiền
từ 1000đ đến 10.000đ, hay một trong hai hình phạt ấy. Những tịng phạm
cũng bị phạt như chính phạm”. Sắc lệnh cũng quy định “những kẻ phạm tội
bóc trộm, ăn cắp hay thủ tiêu thư từ của tư nhân sẽ bị truy tố trước tòa án và
phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm, phạt tiền từ 500đ đến 5000đ, hay một trong hai
hình phạt ấy. Những tịng phạm cũng bị phạt như chính phạm”.
Về cơng tác lưu trữ, ngay trong thời kỳ đầu xây dựng và củng cố chính
quyền nhà nước, trước hành động của một số cơ quan, công sở “đã tự tiện hủy
bỏ hay bán các cơng văn và hồ sơ cũ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản
Thông đạt số 01/VP ngày 03/01/1946, khẳng định, giá trị, ý nghĩa đặc biệt to
lớn của những “công văn và hồ sơ cũ” (tài liệu lưu trữ) về phương diện kiến
thiết quốc gia và cần phải được gìn giữ đồng thời phải được quản lý, bảo quản
tập trung tại một cơ quan: “Xét rằng một vài công sở đã tự tiện hủy bỏ hay
bán các công văn và hồ sơ cũ. Hành động ấy có tính cách phá hoại vì sẽ làm

12


mất những tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia. Vậy
yêu cầu các ông Bộ trưởng ban chỉ thị cho các nhân viên các sở phải giữ gìn
tất cả các cơng văn, tài liệu và cấm không được hủy những công văn tài liệu
ấy, nếu khơng có lệnh trên rõ rệt cho phép hủy bỏ. Xin nhắc rằng những hồ sơ
hoặc công văn không cần dùng sau này sẽ phải gửi về những sở lưu trữ công
văn thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để tàng trữ. Những viên chức không tuân
lệnh này sẽ bị nghiêm trị”.
Thông đạt đã khẳng định giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ và đề ra
những yêu cầu đối với việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị của nó, đồng
thời đã đặt cơ sở nền móng cho hoạt động cơng tác lưu trữ của nước ta.
Những nhận định đúng đắn về công tác văn thư, lưu trữ từ những năm
1945-1954 mãi mãi là sự mở đường dẫn lối cho sự phát triển của hệ thống

ngành văn thư, lưu trữ ngày nay. Khẳng định được vai trị, tầm quan trọng của
cơng tác văn thư, lưu trữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc.

13



×