Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ 1 ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỚI SỰ DƯ THỪA NHÂN TỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.92 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ 1
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ VỚI SỰ DƯ THỪA NHÂN TỐ

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thuỳ Dương
Mã lớp học phần

: 2231FECO1711

Nhóm thực hiện

:

5

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Đánh giá



25

Nguyễn Hương Giang

Tổng hợp word,
thư ký, thuyết trình

26

Hồng Thị Hằng

Powerpoint

27

Nguyễn Thị Hằng

Phần I, II

28

Phạm Thu Hằng

Nhóm trưởng,
thuyết trình

29

Trần Thị Hằng


Phần IV

30

Vi Việt Hằng

Phần III

Nhóm trưởng
Hằng
Phạm Thu Hằng

2


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM LẦN 1
Nhóm trưởng: Phạm Thu Hằng
Thư kí: Nguyễn Hương Giang
Sĩ số tham gia: Đầy đủ các bạn tham gia
Ngày: 25/8/2022
Thời gian: 20h – 22h
Địa điểm: Phần mềm Google meet
Nội dung:
 Thống nhất nội dung và chỉnh sửa đề cương
 Phân chia công việc, giao deadline cho các bạn làm bài
Nhận xét: Các bạn tham gia đầy đủ trong buổi họp. Buổi họp diễn ra nghiêm túc.


Nhóm trưởng xác nhận
Phạm Thu Hằng

3


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM LẦN 2
Nhóm trưởng: Phạm Thu Hằng
Thư kí: Nguyễn Hương Giang
Sĩ số tham gia: Đầy đủ các bạn tham gia
Ngày: 15/9/2020
Thời gian: 20h – 22h
Địa điểm: Phần mềm Google meet
Nội dung:
 Chỉnh sửa nội dung bài, đóng góp ý kiến, chuẩn bị câu hỏi.
 Thuyết trình thử
Nhận xét: Các bạn tham gia đầy đủ trong buổi họp. Chủ động đóng góp ý kiến, xây
dựng đề cương. Các bạn chuẩn bị rất tốt cho buổi họp nhóm.

Nhóm trưởng xác nhận
Phạm Thu Hằng

4


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................5
I. HỆ THỐNG GIẢ THIẾT........................................................................................6
II. ĐỘ HÀM CHỨA NHÂN TỐ, DƯ THỪA NHÂN TỐ VÀ HÌNH DÁNG CỦA
ĐƯỜNG GIỚI HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI...................................................8
1. Độ hàm chứa nhân tố.........................................................................................8
2. Sự dư thừa nhân tố.............................................................................................9
3. Sự dư thừa nhân tố và hình dáng của đường giới hạn sản xuất....................10
III. HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỚI SỰ DƯ THỪA NHÂN TỐ
..................................................................................................................................... 11
1. Định lý Heckscher – Ohlin :.............................................................................12
2. Hệ thống cân bằng chung của học thuyết Heckscher - Ohlin:.......................12
3. Minh họa học thuyết Heckscher - Ohlin:........................................................16
IV. CÂN BẰNG HÓA GIÁ CẢ NHÂN TỐ VÀ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP..17
1. Định lý cân bằng hóa giá cả nhân tố...............................................................17
2. Cân bằng hóa giá cả nhân tố tuyệt đối và tương quan....................................19
3. Ảnh hưởng của thương mại đối với phân phối thu nhập................................21
V. KẾT LUẬN VỀ THUYẾT H-O...........................................................................23
1. Ý nghĩa................................................................................................................23
2. Ưu điểm thuyết H - O.........................................................................................24
3. Nhược điểm thuyết H - O....................................................................................24

5


LỜI MỞ ĐẦU
So với trong nước, thương mại quốc tế ra đời muộn hơn. Điều này có nghĩa là
thương mại quốc tế chỉ hình thành khi các quốc gia đã ra đời, các quốc gia đã tham gia
vào các mối quan hệ thương mại và các quốc gia thấy cần thiết phải có các quy định
điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế về thương mại nhằm thúc đẩy sự phát triển của

thương mại quốc tế. Sự hình thành thương mại quốc tế là u cầu có tính khách quan.
Theo sự phát triển của xã hội, các học thuyết về thương mại quốc tế cũng phát triển từ
các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế như lý thuyết về trường phái trọng thương,
lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, lý thuyết đến chi phí cơ hội của Habeler đến các lý thuyết hiện đại như lý
thuyết về sự dư thừa nhân tố của Heckscher - Ohlin,...
Chương này sẽ mở rộng mơ hình thương mại theo hai hướng quan trọng.
Thứ nhất, giải thích các cơ sở của lợi thế so sánh. Phân tích sâu hơn và giải
thích lý do, nguyên nhân cho sự khác nhau trong giá cả hàng hoá tương quan và lợi thế
so sánh giữa hai quốc gia.
Thứ hai, mở rộng mơ hình thương mại phân tích ảnh hưởng tới thương mại
quốc tế dựa trên thu nhập của các nhân tố của sản xuất trong hai quốc gia, là điều
chúng ta muốn kiểm nghiệm ảnh hưởng của thương mại quốc tế tới thu nhập của lao
động cũng như những sự khác nhau quốc tế với thu nhập.
Nhận thấy tầm quan trọng của thương mại quốc tế, nhóm 5 chúng em đã tìm
hiểu và phân tích đề tài học thuyết thương mại quốc tế với sự dư thừa nhân tố (nghiên
cứu về mơ hình Heckscher - Ohlin).

6


I. HỆ THỐNG GIẢ THIẾT
1. Có 2 quốc gia, 2 hàng hố (hàng hóa X và hàng hóa Y) và hai nhân tố của
sản xuất (lao động và vốn).
2. Cả hai quốc gia sử dụng kĩ thuật như nhau trong sản xuất.
3. Hàng hóa X là hàng hóa chứa nhiều lao động và hàng hóa Y là hàng hóa
chứa nhiều vốn. Nghĩa là hàng hóa X trong q trình sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều
lao động hơn so với hàng hóa Y trong cả hai quốc gia. Cũng có nghĩa là tỷ lệ lao động
và vốn (L/K) lớn hơn trong sản xuất hàng hóa X so với hàng hóa Y tại cả hai quốc gia
tại tương quan giá nhân tố như nhau. Cũng có thể nói tỷ lệ vốn và lao động (K/L) thấp
hơn trong sản xuất hàng hóa X so với hàng hóa Y. Điều này khơng có nghĩa là tỷ lệ

K/L như nhau trong quốc gia 1 và 2.
Ví dụ:
Hàng hóa

Lao động (L)

Vốn (K)

Lúa mì

4

8

Vải

6

2

Lúa mì thâm dụng vốn vì: 8/4 > 2/6
Vải thâm dụng lao động vì: 6/2 > 4/8
4. Cả hai hàng hóa được sản xuất với nền sản xuất có doanh thu cố định theo
quy mô. Khi tăng lao động và vốn sử dụng trong sản xuất mỗi hàng hóa sẽ làm tăng
lượng hàng hóa đó với cùng tỷ lệ.
5. Chun mơn hố sản xuất khơng hồn tồn trong sản xuất ở cả hai quốc gia.
Nghĩa là, thậm chí với thương mại tự do, hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai hàng
hóa. Điều này cũng có nghĩa là cả hai quốc gia đều khơng q nhỏ.
6. Sở thích thị hiếu ngang nhau giữa hai quốc gia. Ngụ ý hình dáng và vị trí các
đường bàng quan xã hội của hai quốc gia như nhau. Do đó, khi giá cả hàng hóa tương

quan ngang nhau tại hai quốc gia, cả hai quốc gia sẽ tiêu dùng tỷ lệ hàng hóa X và Y
như nhau.
7


7. Cạnh tranh hồn hảo trong thị trường hàng hóa và thị trường nhân tố trong cả
hai quốc gia. Nghĩa là những người sản xuất, những người tiêu dùng và các thương gia
bn bán hàng hóa X và hàng hóa Y trong cả hai quốc gia đều ở quy mô nhỏ khơng đủ
chi phối mức giá những hàng hóa này.
8. Chuyển dịch nhân tố hoàn toàn trong mỗi quốc gia nhưng khơng chuyển dịch
giữa các quốc gia.
9. Khơng có chi phí vận tải, thuế quan và các trở ngại thương mại khác.
10. Các nguồn lực được sử dụng đầy đủ trong cả hai quốc gia, có nghĩa khơng
có thất nghiệp, khơng có nguồn lực tồn đọng khơng sử dụng trong cả hai quốc gia.
11. Thương mại quốc tế giữa hai quốc gia cân bằng, tổng kim ngạch xuất khẩu
của mỗi quốc gia bằng tổng kim ngạch nhập khẩu của họ.
II. ĐỘ HÀM CHỨA NHÂN TỐ, DƯ THỪA NHÂN TỐ VÀ HÌNH DÁNG CỦA
ĐƯỜNG GIỚI HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
1. Độ hàm chứa nhân tố
Với hai hàng hóa ( hàng hóa X và hàng hóa Y), hai nhân tố của sản xuất (lao
động và vốn), hàng hóa Y là hàng hóa chứa nhiều vốn nếu tỷ lệ vốn – lao động (K/L)
sử dụng trong sản xuất hàng hóa Y lớn hơn tỷ lệ K/L trong sản xuất hàng hóa.
Ví dụ:
Hàng hóa

Lao động (L)

Vốn (K)

X


8

2

Y

4

4

Ta có : K Y /L Y = 4/4 = 1
K X/L X = 2/8 = 1/4
 Y là hàng hóa chứa nhiều vốn
X là hàng hóa chứa nhiều lao động

8


K

Quốc gia 1
K/L trong sản xuất Y=1

4
3
2

K/L trong sản xuất X=1/4


O

2

4

6

8 L

Quốc gia 2

K

K/L trong sản xuất Y=4
10
8

2Y
K/L trong sản xuất X=1

6
4

1Y
2X

2

1X

O

2

4

6

L

Ở cả hai quốc gia hàng hóa hàng hóa Y là hàng hóa chứa nhiều vốn và hàng hóa
X là hàng hóa chứa nhiều lao động.
Quốc gia 2 sử dụng K/L cao hơn quốc gia 1 trong sản xuất cả hai loại hàng hóa
vì giá tương quan của vốn (r/w) thấp hơn so với quốc gia 1. Nếu r/w giảm, các nhà sản
xuất sẽ thay thế vốn cho lao động trong sản xuất của cả hai hàng hoá để tối thiểu hóa
chi phí sản xuất. Kết quả là K/L tăng lên do cả hai hàng hố.
Hàng hóa Y là hàng hóa chứa nhiều vốn nếu tỷ lệ K/L trong sản xuất Y lớn hơn
trong sản xuất X tại tất cả các mức giá nhân tố tương quan. Quốc gia 2 sử dụng hệ số
kĩ thuật K/L lớn hơn trong sản xuất cả hai hàng hóa vì giá cả tương quan của vốn thấp
9


hơn so với quốc gia 1. Nếu giá cả tương quan của vốn giảm, các nhà sản xuất sẽ thay
thế vốn cho lao động trong sản xuất cả hai hàng hóa để tối thiểu hóa chi phí sản xuất,
khi đó hệ số K/L tăng lên trong cả hai hàng hóa, nhưng hàng hố Y vẫn là hàng hóa
chứa nhiều vốn.
2. Sự dư thừa nhân tố
Có hai cách tiếp cận độ dư thừa nhân tố:
-


Căn cứ vào tương quan về mặt vật chất

-

Căn cứ vào giá cả nhân tố tương quan

Theo cách tiếp cận thứ nhất, quốc gia 2 là quốc gia dư thừa vốn nếu tỷ lệ giữa
tổng số vốn và tổng lao động (TK/TL) cung ứng tại quốc gia 2 lớn hơn tỷ lệ này tại
quốc gia 1. Quốc gia 2 có thể có tổng số vốn ít hơn tổng số vốn của quốc gia 1, quốc
gia 2 vẫn được coi là quốc gia dư thừa vốn nếu tỷ lệ TK/TL của quốc gia 2 lớn hơn tỷ
lệ TK/TL của quốc gia 1.
Theo cách tiếp cận thứ hai, căn cứ vào giá cả nhân tố tương quan. Quốc gia 2 là
quốc gia dư thừa vốn nếu tỷ lệ giữa giá cả của vốn và giá cả của lao động ( P K / P L )
tại quốc gia 2 thấp hơn so với tỷ lệ này tại quốc gia 1. Vì giá cả của vốn thường thể
hiện lãi suất cho vay thực (r) còn giá cả của lao động được thể hiện qua tiền cơng thực
(w) nên ta có P K / P L = r/w. Tỷ lệ này khơng có nghĩa là số tuyệt đối của lãi suất (r) sẽ
quyết định quốc gia dư thừa vốn hay không, mà là r/w.
Khi giả thiết sở thích thị hiếu như nhau giữa hai quốc gia, cả hai cách tiếp cận
trên là đồng nhất, nghĩa là, với TK/TL trong quốc gia 2 lớn hơn quốc gia 1 theo khía
cạnh các nhu cầu như nhau, P K /P L sẽ nhỏ hơn tại quốc gia 2, như vậy quốc gia 2 là
quốc gia dư thừa vốn theo cả hai cách tiếp cận.
3. Sự dư thừa nhân tố và hình dáng của đường giới hạn sản xuất
Quốc gia 2 là quốc gia dư thừa vốn, hàng hố Y là hàng hóa chứa nhiều vốn, về
tương quan, quốc gia 2 có thể sản xuất nhiều hàng hoá Y hơn so với quốc gia 1. Ngược
lại, quốc gia 1 là quốc gia dư thừa lao động và hàng hố X là hàng hóa chứa nhiều lao
động, về tương quan, quốc gia 1 có thể sản xuất nhiều hàng hoá X hơn so với quốc gia
2. Đây là nguyên nhân tạo ra hình dáng các đường giới hạn sản xuất khác nhau.
10



Y
140

Quốc gia 2

120
100
80
70
60
40
20
O

Quốc gia 1

20 40 60 80 100

140

X

Theo đồ thị, Quốc gia 1 là quốc gia dư thừa lao động và hàng hố X là hàng hóa
chứa nhiều lao động,, đường giới hạn sản phẩm vòng theo hướng trục hồnh là trục đo
lường hàng hóa X.
Quốc gia 2 là quốc gia dư thừa vốn, hàng hóa Y là hàng hóa chứa nhiều vốn ,
đường giới hạn sản xuất của quốc gia 2 vòng theo hướng trục tung là trục đo lường
hàng hóa Y.
 Các đường giới hạn được vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ giúp so sánh hình
dáng của chúng dễ dàng hơn và minh họa rõ học thuyết của HeckscherOhlin tại phần III

III. HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỚI SỰ DƯ THỪA NHÂN TỐ
Cơ sở lý thuyết Heckscher - Ohlin:
-

Năm 1919, Eli Heckscher - nhà kinh tế học Thụy Điển xuất bản tác phẩm
“Ảnh hưởng của thương mại đối với phân phối thu nhập”.

-

Năm 1933, Bertil Ohlin - nhà kinh tế học Thụy Điển khác đã từng là học trò
của Heckscher đã phát triển ý tưởng và mơ hình của Heckscher, xuất bản tác
phẩm nổi tiếng “Thương mại vùng và quốc tế”.

-

Năm 1977, Ohlin đã nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế.

-

Học thuyết Heckscher - Ohlin (H-O) có thể trình bày tóm tắt trong hai định
lý: định lý H-O (về phân tích và dự báo mơ hình thương mại) và định lý cân
11


bằng hóa giá cả nhân tố (về ảnh hưởng của thương mại quốc tế tới giá cả
nhân tố).
1. Định lý Heckscher – Ohlin :
Quốc gia 1 xuất khẩu hàng hóa X vì hàng hóa X là hàng hóa chứa nhiều lao
động và lao động là nhân tố tương quan dư thừa tại quốc gia 1. Ngược lại, quốc gia 2
xuất khẩu hàng hóa Y vì hàng hóa Y là hàng hóa chứa nhiều vốn, vốn là nhân tố tương

quan dư thừa tại quốc gia 2.
Định lý H-O quy tụ sự khác nhau trong dư thừa nhân tố tương quan, sự dư thừa
nhân tố là nguyên nhân sâu xa tạo ra lợi thế so sánh và thương mại quốc tế giữa các
quốc gia. Mỗi quốc gia chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa chứa nhiều
nhân tố tương quan dư thừa và giá thấp; nhập khẩu hàng hóa chứa nhiều nhân tố tương
quan khan hiếm và giá cao.
Định lý H-O tất nhiên đúng khi cho rằng sự khác nhau về dư thừa nhân tố và
giá cả tương quan là nguyên nhân sự khác nhau về giá cả hàng hóa tương quan giữa 2
quốc gia khi chưa có thương mại.
2. Hệ thống cân bằng chung của học thuyết Heckscher - Ohlin:
Sơ đồ hệ thống cân bằng chung của học thuyết Heckscher - Ohlin

12


Giá cả hàng
hóa

Giá cả nhân tố

Nhu cầu sử dụng
nhân tố

Nhu cầu hàng hóa
cuối cùng

Cơng
nghệ

Cung

ứng
nhân tố
sản
xuất

Sở thích
thị hiếu

Phân
phối sở
hữu nhân
tố sản
xuất

Xuất phát từ điểm thấp bên góc phải của hình, sở thích thị hiếu và sự phân phối
sở hữu các nhân tố sản xuất cùng quyết định nhu cầu về các hàng hóa.
Nhu cầu về hàng hóa tạo nên nhu cầu sử dụng các nhân tố của sản xuất để sản
xuất ra các hàng hóa đó.
Nhu cầu về các nhân tố của sản xuất cùng với cung ứng của các nhân tố quyết
định giá cả các nhân tố của sản xuất trong cạnh tranh hoàn hảo.
Giá cả các nhân tố của sản xuất cùng với công nghệ quyết định giá cả các hàng
hóa cuối cùng.
 Kết luận :
Sự khác nhau trong giá cả hàng hóa tương quan giữa các quốc gia quyết định
lợi thế so sánh, mơ hình thương mại và sự tham gia vào thương mại quốc tế.
13


Công nghệ giống nhau (giả thiết) nhưng giá cả nhân tố khác nhau tạo nên sự
khác nhau về giá cả hàng hóa tương quan và thương mại giữa các quốc gia. Do đó, sự

khác nhau về tương quan cung ứng các nhân tố gây nên sự khác nhau trong giá cả
nhân tố tương quan và giá cả hàng hóa.
Mơ hình H-O khơng địi hỏi sở thích thị hiếu, phân phối thu nhập và công nghệ
giống đúng như nhau ở hai quốc gia mà chỉ cần chúng gần tương tự. Các giả thiết về
thị hiếu, phân phối thu nhập và công nghệ làm đơn giản hóa giải thích và minh họa
bằng sơ đồ về học thuyết.
Mơ hình Heckscher - Ohlin – Samuelson

Đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 vịng theo hướng trục
hồnh đo lường hàng hóa X do hàng hóa X là hàng hóa chứa nhiều lao động
(quốc gia 1 dư thừa lao động).
Vì hai quốc gia có sở thích thị hiếu giống nhau nên chung đường bàng quang I (
đường bàng quan I tiếp xúc với đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 tại A và đường
giới hạn sản xuất của quốc gia 2 tại A’).
-

Khi chưa có thương mại:
14


A xác định điểm cân bằng về sản xuất và tiêu dùng trong nước ở quốc gia 1; A’
xác định điểm cân bằng trong nước ở quốc gia 2.
Tiếp tuyến với đường bàng quan I tại A và A’ phản ánh giá cả hàng hóa tương
quan cân bằng trong kinh tế đóng P A tại quốc gia 1 và P A ' tại quốc gia 2.
P A < P A ' : Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X; quốc gia 2 có

lợi thế so sánh trong hành hóa Y.
-

Khi có thương mại:


Quốc gia 1 chun mơn hóa trong sản xuất hàng hóa X, quốc gia 2 chun mơn
hóa trong sản xuất hàng hóa Y.
Q trình chun mơn hóa sản xuất sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi quốc gia 1
đạt tới điểm B, quốc gia 2 đạt tới điểm B’ (B, B’ lần lượt là giao điểm của đường giới
hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2 với đường tương quan giá là
đường tiếp tuyến chung phản ánh giá cả tương quan chung PB .
Quốc gia 1 khi đó xuất khẩu hàng hóa X, nhập khẩu hàng hóa Y và tiêu dùng
tại E (E là tiếp điểm của đường tương quan giá và đường bàng quan II) tạo thành tam
giác thương mại BCE. Quốc gia 2 khi đó xuất khẩu hàng hóa Y, nhập khẩu hàng hóa
X và tiêu dùng tại E’ trùng với E, tạo thành tam giác thương mại B’C’E’.
Lượng hàng hóa X xuất khẩu của quốc gia 1 bằng lượng hàng hóa X nhập khẩu
của quốc gia 2 (BC = C’E’). Tương tự, lượng hàng hóa Y xuất khẩu của quốc gia 2
bằng lượng hàng hóa Y nhập khẩu của quốc gia 1 (B’C’ = CE).


PX
> PB : Quốc gia 1 muốn xuất khẩu nhiều hàng hóa X hơn so với lượng hàng
PY

hóa X quốc gia 2 muốn nhập khẩu khiến cho


PX
giảm theo hướng PB .
PY

PX
< PB : Quốc gia 1 muốn xuất khẩu ít hàng hóa X hơn so với lượng hàng hóa
PY


X quốc gia 2 muốn nhập khẩu khiến cho

PX
tăng theo hướng PB .
PY

(Tương tự với hàng hóa Y)
15


Xét quốc gia 1 tại điểm E: lượng hàng hóa Y nhiều hơn nhưng lượng hàng hóa
X ít hơn so với điểm A. Mặc dù vậy, quốc gia 1 vẫn thu được lợi ích từ thương mại vì
E nằm trên đường bàng quan II cao hơn. Tương tự với quốc gia 2.
Mơ hình này của chun mơn hóa trong sản xuất, thương mại và tiêu dùng vẫn
không đổi tới khi có sự thay đổi các điều kiện của nhu cầu hay cung ứng trong thị
trường hàng hóa và thị trường nhân tố trong 2 quốc gia.
3. Minh họa học thuyết Heckscher - Ohlin:

Giả sử: Hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam sản xuất 2 mặt hàng là thép

và vải với 2 yếu tố vốn và lao động. Mặt hàng thép cần nhiều vốn, mặt hàng vải
cần nhiều lao động.
- Khi chưa có thương mại:
N 0 là điểm sản xuất và tiêu dùng của Nhật Bản

V 0 là điểm sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam
Pa và Pb là giá cả tương quan giữa thép và vải.
16



- Sau khi có thương mại:
Vì Pa < Pb nên:
Việt Nam có lợi thế sản xuất về vải nên sẽ chun mơn hóa sản xuất vải,
nền kinh tế chuyển từ V 0 sang V 1
Nhật Bản có lợi thế sản xuất về thép nên sẽ chun mơn hóa sản xuất
thép, nền kinh tế chuyển từ N 0 sang N 1.
Việt Nam khi đó xuất khẩu vải, nhập khẩu thép và tiêu dùng tại C V . Nhật
Bản xuất khẩu thép, nhập khẩu vải và tiêu dùng tại C N .
Lượng vải xuất khẩu của Việt Nam bằng lượng thép nhập khẩu của Nhật
Bản. Tương tự, lượng thép xuất khẩu của Nhật Bản bằng lượng vải nhập khẩu
của Việt Nam.
Xét Việt Nam tại điểm C V : lượng thép nhiều hơn nhưng lượng vải ít hơn
so với điểm V 0. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn thu được lợi ích từ thương mại vì C V
nằm trên đường bàng quan I 1 cao hơn.
Xét Nhật Bản tại điểm C N : lượng vải nhiều hơn nhưng lượng thép ít hơn
so với điểm N 0. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn thu được lợi ích từ thương mại vì C N
nằm trên đường bàng quan I 2 cao hơn.
IV. CÂN BẰNG HÓA GIÁ CẢ NHÂN TỐ VÀ PHÂN PHỐI LẠI THU NHẬP
Phần này phân tích định lý cân bằng hóa giá cả nhân tố, đây là hệ quả trực tiếp
trên cơ sở định lý H-O. Samuelson (nhà kinh tế học đã được giải thưởng Nobel năm
1976) đã chứng minh một cách chặt chẽ định lý cân bằng hóa giá cả nhân tố. Vì vậy,
định lý cịn được gọi là định lý Heck- scher- Ohlin- Samuelson (định lí H-O-S)
1. Định lý cân bằng hóa giá cả nhân tố
Xuất phát với các giả thuyết đã được trình bày, định lý (H-O-S) cân bằng hóa
giá cả nhân tố được phát biểu như sau: Thương mại quốc tế sẽ làm cân bằng hóa các
17


thu nhập tuyệt đối và tương quan của các nhân tố sản xuất đồng nhất giữa các quốc

gia.
Thương mại quốc tế sẽ làm cho tiền công của lao động đồng nhất (ví dụ lao
dộng có cùng bằng cấp, cùng kĩ năng và năng suất lao động) ngang nhau trong các
nước có thương mại với nhau (nếu tất cả các giả thiết đều đúng). Tương tự như vậy,
thương mại quốc tế sẽ làm cho thu nhập của tiền vốn đồng nhất (vốn có năng suất lao
động như nhau và cùng mức rủi ro) ngang nhau giữa các quốc gia có thương mại với
nhau. Vì vậy, thương mại quốc tế làm cho lãi suất (r) và tiền công (w) ngang nhau giữa
hai quốc gia, cả giá nhân tố tuyệt đối và tương quan sẽ được cân bằng.
Tại mục trên chúng ta đã có kết luận: khi khơng có thương mại, giá cả tương
quan của hàng hóa X thấp hơn tại quốc gia 1 so với quốc gia 2 vì giá tương quan của
lao động, hay tỷ lệ tiền công tại quốc gia 1 thấp hơn. Khi quốc gia 1 chun mơn hóa
trong sản xuất hàng hóa X (hàng hóa chứa nhiều lao động) và giảm sản lượng hàng
hóa Y (hàng hóa chứa nhiều vốn), nhu cầu tương quan về lao động sẽ tăng khiến cho
tiền cơng (w) tăng lên, trong khi đó nhu cầu tương quan của vốn giảm khiến cho lãi
suất (r) giảm. Điều ngược lại đối với quốc gia 2; khi quốc gia 2 chun mơn hóa sản
xuất sản xuất hàng hóa Y và giảm sản lượng sản xuất hàng hóa X khi có thương mại,
nhu cầu tương quan về lao động giảm khiến tiền công (w) giảm, nhu cầu tương quan
về vốn tăng khiến lãi suất tăng.
Tóm lại, thương mại quốc tế khiến cho tiền công tăng tại quốc gia 1 (quốc gia
có tiền cơng thấp) và giảm tại quốc gia 2 (quốc gia có tiền cơng cao). Vì vậy thương
mại quốc tế giảm sự khác nhau về tiền cơng so với trước khi có thương mại. Tương tự
như vậy, thương mại quốc tế khiến cho lãi suất giảm tại quốc gia 1 (quốc gia có lãi
suất cao) và tăng lên tại quốc gia 2 (quốc gia có lãi suất thấp), vì vậy, thương mại quốc
tế giảm sự khác nhau về lãi suất thương mại quốc tế có khuynh hướng giảm sự khác
nhau của tiền công và lãi suất so với khi chưa có thương mại giữa 2 quốc gia.
Cũng có thể phân tích sâu hơn để chứng minh rằng thương mại quốc tế khơng
chỉ có khuynh hướng giảm sự khác nhau quốc tế về thu thập của các nhân tố đồng
nhất, mà còn mang lại sự cân bằng hóa tuyệt đối giá cả nhân tố tương quan khi tất cả
các giả thiết đều đúng. Điều này đã hiểu vì khi giá cả nhân tố tương quan cịn khác
18



nhau thì giá cả tương quan cũng khác nhau khiến cho thương mại tiếp tục được mở
rộng đến khi nào giá cả hàng hóa tương quan cân bằng hồn tồn, có nghĩa là giá cả
nhân tố tương quan cũng cân bằng hồn tồn giữa hai quốc gia.
2. Cân bằng hóa giá cả nhân tố tuyệt đối và tương quan
Có thể minh họa bằng đồ thị giá cả hàng hóa tương quan được cân bằng hóa khi
có thương mại giữa hai quốc gia (nếu tất cả các giả thiết đều đúng). Trong đồ thị 4-5,
giá cả tương quan của lao động (w/r) được đo lường trên trục hoành, và giá tương quan
của hàng hóa X (PX/PY) được đo lường trên trục tung. Khi mỗi quốc gia vận động
trong điều kiện cạnh tranh hồn hảo và sử dụng cơng nghệ như nhau, sẽ có tương quan
1-1 mối quan hệ giữa w/r và P X/PY. Có nghĩa là, mỗi tỷ lệ w/r tương quan với một tỷ lệ
PX/PY cụ thể.
Khi quốc gia 1 (quốc gia dư thừa lao động) chuyên môn trong sản xuất hàng
hóa X (hàng hóa chứa nhiều lao động) và giảm sản lượng của hàng hóa Y, nhu cầu về
lao động tăng lên tương quan với nhu cầu về vốn khiến cho w/r tăng lên tại quốc gia 1.
Khuynh hướng này lại khiến cho tương quan giá: P X/PY tăng tại quốc gia 1. Ngược lại,
khi quốc gia 2 (quốc gia dư thừa vốn) chun mơn hóa sản xuất hàng hóa Y (hàng hóa
chứa nhiều vốn), nhu cầu tương quan về vốn tăng khiến w/r giảm. Khuynh hướng này
lại khiến cho tương quan giá Px/Py giảm. Quá trình sẽ tiếp tục tới khi hai quốc gia
chuyển tới điểm B và B’ trùng nhau. Tại điểm B và B’, (w/r) bằng nhau tại cả hai quốc
gia. Tóm lại, PX/PY tiến tới cân bằng khi có thương mại, sự cân bằng này chỉ xảy ra khi
w/r cân bằng giữa hai quốc gia.

19


Px
Py


A’

PA’
B

PB=PB’
PA

0

B’
A

w

(r

¿1

w

(r

¿

w

(r

¿2


w
r

Đồ thị 4-5: Cân bằng hóa giá cả nhân tố tương quan
Trục hoành đo lường w/r và trục hoành đo lường P X/PY, trước khi có thương
mại quốc gia 1 cân bằng tại điểm A với w/r = (w/r) 1 và PX/PY= PA, trong khi quốc gia 2
cân bằng tại A’ với w/r = (w/r)2 và PX/PY = PA’, vì vậy quốc gia 1 có lợi thế so sánh
trong hàng hóa X. Khi quốc gia 1 chun mơn hóa sản xuất bằng hóa X với thương
mại và tăng nhu cầu sử dụng lao động trong tương quan với vốn, w/r tăng lên. Khi
quốc gia 2 chun mơn hóa sản xuất hàng hóa Y và tăng nhu cầu sử dụng vốn, r/w
tăng lên (w/r giảm đi). Quá trình này tiếp tục tới khi B = B’ tại PB = PB’ và w/r = (w/r)*
trong cả hai quốc gia thì dừng lại.
Trên đây là q trình cân bằng hóa giá cả nhân tố tương quan khơng tuyệt đối.
Cân bằng hóa giá cả nhân tố tuyệt đối nghĩa là thương mại tự do cũng cân bằng hóa
tiền cơng thực tế của cùng một loại lao động trong hai quốc gia và lãi suất thực cho
cùng một loại tiền vốn trong hai quốc gia. Mặc dù vậy, khi cho rằng, thương mại cân
bằng hóa giá cả nhân tố tương quan cảnh tranh hoàn hảo tồn tại trong cả thị trường
20


hàng hóa và thị trường nhân tố, giả thiết bổ sung cả hai quốc gia sử dụng công nghệ
như nhau và gặp phải nền sản xuất có doanh thu cố định theo quy mơ trong cả hai hàng
hóa, thì thương mại cũng cân bằng hóa thu nhập tuyệt đối của các nhân tố đồng nhất.
3. Ảnh hưởng của thương mại đối với phân phối thu nhập
Chúng ta đã thấy rằng thương mại quốc tế có khuynh hướng cân bằng hóa tiền
công giữa 2 quốc gia, và đồng thời cân bằng hàng hóa r trong hai quốc gia. Bây giờ
chúng ta sẽ phân tích thương mại quốc tế ảnh hưởng tiền công thực tế và thu nhập thực
tế của lao động căn cứ vào tương quan tỷ lệ lãi suất và thu nhập của chủ 4 hữu vốn
trong cùng một quốc gia dưới ảnh hưởng của thương mại quốc tế?

Như đã trình bày tại phần (1), thương mại quốc tế khiến cho giá cả của nhân tố
dư thừa, giá tương quan thấp tại quốc gia 1 giảm, đồng thời tăng giá cả của nhân tố
khan hiếm, giá tương quan cao tại quốc gia đó. Theo ví dụ của chúng ta, w tăng và r
giảm tại quốc gia 1, trong khi w giảm và r tăng tại quốc gia 2. Khi lao động và vốn
được giả thiết là sử dụng đầy đủ kể cả trước và sau thương mại, thu nhập thực của lao
động và thu nhập thực của chủ sở hữu vốn chuyển dịch cùng hướng giống như hướng
chuyển dịch của giá cả nhân tố. Vì vậy, thương mại khiến cho thu nhập thực của lao
động tăng lên và thu nhập thực của chủ sở hữu vốn giảm tại quốc gia 1 (quốc gia có
tiền cơng thấp và lãi suất cao). Ngược lại, thương mại quốc tế khiến cho thu nhập thực
của lao động giảm và thu nhập thực của chủ sở hữu vốn tại quốc gia 2 tăng (quốc gia
có tiền công cao và lãi suất thấp).
Tại các quốc gia phát triển (như Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Canada...) vốn là
nhân tố tương quan dư thừa (theo mơ hình quốc gia 2), thương mại quốc tế khiến cho
thu nhập thực của lao động giảm và tăng thu nhập thực của chủ sở hữu vốn. Đây là lý
do tại sao công đoàn lao động tại các nước phát triển thường, muốn hạn chế thương
mại, Ngược lại tại các nước đang phát triển và kém phát triển, lao động là nhân tố
tương quan dư thừa, thương mại quốc tế khiến cho tiền công thực tế tăng và giảm thu
nhập của chủ sở hữu vốn. Vì vậy, mặc dù, dựa trên giả thiết cho rằng nhân tố sản xuất
chuyển dịch hoàn toàn giữa các ngành cơng nghiệp của quốc gia, điều này có hiệu ứng
trong dài hạn, có thể khơng đúng trong ngắn hạn, khi một số nhân tố ví dụ như vốn, có
thể khơng chuyển địch. Trong trường hợp đó, các kết luận trên cần phải thay đổi đôi
21


chút và có thể nên phân tích với mơ hình nhân tố đặc biệt được trình bày tại nội dung
nâng cao.
Theo học thuyết Heckscher-Ohlin, thương mại quốc tế khiến tiền công thực tế
và thu nhập thực của lao động giảm tại quốc gia dư thừa vốn và khan hiếm lao động,
ví dụ như Mỹ, liệu chính phủ Mỹ có nên hạn chế thương mại không? Câu trả lời cần
chắc chắn là không. Lý do là phần mất đi do thương mại tạo nên với lao động nhỏ hơn

phần thặng dư do các chủ sở hữu vốn nhận được. Áp dụng chính sách thuế phù hợp
đối với các chủ sở hữu vốn và trợ cấp cho lao động, cả hai nhân tố của sản xuất sẽ đều
thu được thặng dư từ thương mại.
Ví dụ phân tích:
 Định lý cân bằng giá cả yếu tố sản xuất (H-O-S).
Giả sử: Chúng ta sẽ đi phân tích q trình cân bằng hóa giá cả nhân tố tương
quan không tuyệt đối giữa hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam sản xuất 2 mặt hàng
là thép và vải, với 2 yếu tố sản xuất (lao động và vốn). Cả 2 quốc gia Nhật Bản và Việt
Nam vận động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và sử dụng cơng nghệ như nhau.
Trong đó, hàng hóa vải có hàm lượng lao động lớn hơn so với hàng hóa thép
và hàng hóa thép là hàng hóa có hàm lượng vốn lớn hơn so với hàng hóa vải.
Từ đó, ta có mơ hình thương mại:
Trước khi có thương mại quốc tế:
+ Nhật Bản là nước dồi dào tương đối về vốn → giá của vốn (mức lãi suất) sẽ
thấp hơn so với Việt Nam. Nhật Bản cân bằng tại A’ với w/r=(w/r)2 và PX/PY=PA’
+ Việt Nam là nước dồi dào tương đối về lao động → giá của lao động (mức
tiền lương) sẽ thấp hơn so với Nhật Bản. Việt Nam cân bằng tại điểm A với w/r =
(w/r)1 và Pvải/Pthép= PA, vì vậy Việt Nam có lợi thế so sánh trong hàng hóa vải.
Sau khi thương mại quốc tế:
+ Nhật Bản sẽ chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu thép (hàng hóa chứa
nhiều vốn) và giảm sản lượng sản xuất hàng hóa vải (hàng hóa chứa nhiều lao động)
→ nhu cầu về vốn sẽ tăng lên → mức lãi suất (r) có xu hướng tăng lên; tiền công (w)
22


có xu hướng giảm xuống. Nhu cầu tương quan về vốn tăng khiến w/r giảm. Khuynh
hướng này lại khiến cho tương quan giá Pvải/Pthép giảm.
+ Việt Nam sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu vải → nhu cầu về lao
động sẽ tăng lên → mức tiền lương có xu hướng tăng lên; mức lãi suất có xu hướng
giảm xuống. Nhu cầu về lao động tăng lên tương quan với nhu cầu về vốn khiến cho

w/r tăng lên. Khuynh hướng này lại khiến cho tương quan giá P vải/Pthép tăng tại Việt
Nam.
Quá trình sẽ tiếp tục tới khi hai quốc gia chuyển tới điểm B và B’ trùng nhau.
Tại điểm B và B’, (w/r) = (w/r)* tại cả hai quốc gia. Lưu ý rằng hai điểm B và B’
trùng nhau chỉ trong trường hợp tỷ lệ w/r giống nhau giữa hai quốc gia; vì hai quốc gia
vận động trong điều kiện cạnh tranh hồn hảo và sử dụng cơng nghệ như nhau (theo
giả thiết). Xin lưu ý tiếp rằng PB = PB’ nằm giữa PA và PA’, và (w/r)* năm giữa (w/r)1,
và (w/r)2. Tóm lại, Pvải/Pthép tiến tới cân bằng khi có thương mại, sự cân bằng này chỉ
xảy ra khi w/r cân bằng giữa hai quốc gia.
Pvải
Pthép

A’

PA’
B

PB=PB’

PA

0

B’
A

w

(r


¿1

w

(r

¿

w

(r

¿2

w
r

Đồ thị: Cân bằng hóa giá cả nhân tố tương quan

23


V. KẾT LUẬN VỀ THUYẾT H-O
1. Ý nghĩa
-

Là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng lớn nhất của kinh tế quốc tế, giữ

vị trí trung tâm trong lý thuyết thương mại quốc tế vì nó cho phép xử lí cùng một lúc
nhiều vấn đề về phân phối thu nhập và mơ thức thương mại

-

Tìm ra được nguồn gốc phát sinh ra lợi thế so sánh. Đó là sự khác biệt giữa

các yếu tố dư thừa tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia.
-

Thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả sản xuất → là phương pháp

luận cho quá trình xác định giá cả sản phẩm
2. Ưu điểm thuyết H - O
Thuyết H - O đã góp phần lý giải thêm nhiều hiện tượng của quan hệ thương
mại
quốc tế và được đánh giá là một trong các học thuyết có mức độ ảnh hưởng lớn trong
kinh tế học quốc tế, góp phần quan trọng trong việc giải thích cơ chế vận hành của nền
kinh tế thị trường.
So với thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, thuyết H-O đã chứng tỏ rằng
lợi
thế so sánh của một quốc gia không chỉ dựa trên sự khác biệt về năng suất lao động,
mà rộng hơn, nó dựa trên sự khác biệt trong mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất (lưu ý
rằng, mức độ sẵn có ở đây là tương đối, một nước không thể dồi dào ở tất cả các yếu tố
sản xuất, mà có thể chỉ là một, hai yếu tố, còn lại lại thuộc về nước khác).
Chỉ với những giả thiết đơn giản và dựa trên khái niệm về mức độ dồi dào của
các yếu tố sản xuất, thuyết này không chỉ cho phép đưa ra dự đoán về cơ cấu sản xuất
và thương mại của các quốc gia, mà còn giúp cho việc nghiên cứu một loạt các vấn đề
liên quan đến giá cả các yếu tố sản xuất, tác động của sự tăng trưởng các yếu tố sản
xuất đến quy mô sản xuất và thương mại.
Học thuyết tạo tiền đề cho các học thuyết mới sau này ra đời tiếp tục giải thích
về một nền thương mại quốc tế hiện đại. 
24



3. Nhược điểm thuyết H - O
Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX, địa vị của thuyết H-O đã gặp phải những
thách thức nghiêm trọng, khi kết quả của các cơng trình kiểm chứng thực tế của thuyết
này thường bị bóp méo bởi các yếu tố khơng hồn hảo trên thị trường, mà điển hình là
cơng trình của nhà kinh tế Mỹ Wassily Leontief (người đạt giải Nobel kinh tế năm
1973) - thường được biết đến với tên gọi ngịch lý Leontief.


Lý thuyết H-O cho rằng các quốc gia nên xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu
tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố
mà quốc gia đó khan hiếm tương đối. Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng
vậy



Không đề cập đến sự khác biệt về chất lượng, năng suất lao động giữa các quốc
gia. Năng suất lao động của cơng nhân Hoa Kì. Có thể cơng nhân Hoa Kì có
năng suất lao động cao hơn nhiều so với cơng nhân các nước khác, nên về thực
chất Hoa Kì là nước dồi dào về lao động, không phải dồi dào về vốn.
Nghịch lý có thể xảy ra nếu có sự đảo ngược mức độ sử dụng các yếu tố giữa

các nước, ví dụ như sản xuất thép ở Hoa Kì sử dụng nhiều về vốn, trong khi đó lại sử
dụng nhiều lao động tại Việt Nam.


Thương mại giữa các nước công nghiệp phát triển. Ngày nay, thương mại quốc
tế diễn ra giữa các quốc gia công nghiệp phát triển - những nước được coi là có
mức độ trang bị các yếu tố sản xuất tương đối giống nhau. Do đó, mâu thuẫn

với giả định của lý thuyết H-O, theo đó mức độ trang bị các yếu tố sản xuất
giữa các quốc gia là khác nhau.
Một giả thiết quan trọng trong lý thuyết H-O là công nghệ tại các quốc gia là

tương tự nhau. Điều này không sát với thực tế bởi công nghệ sản xuất giữa các nước
trên thực tế là không giống nhau. Các nước công nghiệp phát triển thường có cơng
nghệ phát triển hơn các nước đang và kém phát triển. Những sự khác biệt về công
nghệ này sẽ dẫn tới sự khác biệt về năng suất lao động, yếu tố sẽ định hướng các mơ
hình trao đổi trong thương mại quốc tế.

25


×