Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận một số giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện kiên lương, tỉnh kiên giang trong quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng hiện na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.4 KB, 30 trang )

TRƯỜNG
KHOA
*

Tiểu luận:

Một số giải pháp tăng cường hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân Huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang trong
quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ
tái định cư và giải phóng mặt bằng hiện
nay
Họ tên học viên:
Đơn vị công tác:
Lớp:

Kiên Giang , năm 2022


2
MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI
Chương 1 ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1.

Các khái niệm



1.2.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp huyện

1.3.

Đặc điểm, nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân huyện

Chương 2

2.1.

2.2.

3
4
4
4
6
9

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƯƠNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG HIỆN NAY
12
Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của HĐND huyện Kiên
Lương nhiệm kỳ 2016 - 2021
12

Đánh giá hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên
Lương đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải

phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn hiện nay
14
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƯƠNG,
TỈNH KIÊN GIANG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
Chương 3
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ GIẢI PHÓNG
MẶT BẰNG HIỆN NAY
23
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cần bám sát, thực
3.1.
hiện đúng, đầy đủ quy định của Luật; bám sát sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương
23
Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt
3.2.
động giám sát
23
Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát giữa các kỳ họp, hoạt
3.3.
động giám sát, khảo sát chuyên đề
24
Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử
3.4.
lý, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
27
Bảo đảm các điều kiện cho Hội đồng nhân dân trong hoạt động

3.5.
nói chung hoạt động giám sát
28
PHẦN KẾT LUẬN
29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
30


3
MỞ ĐẦU
Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân
dân địa phương bầu ra. Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản là chức năng
quyết định và chức năng giám sát. Trong hai chức năng đó, giám sát có một vị trí, vai
trị rất quan trọng bảo đảm HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện
vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân. Giám sát là hoạt động cơ bản, là chức năng quan trọng của HĐND các cấp.
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng là những
vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm và cũng là vấn đề phức tạp mang tính chất kinh tế
- xã hội tổng hợp, được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, mà HĐND có
quyền và nghĩa vụ xem xét, quyết định và thực hiện quyền giám sát tối cao theo
phân cấp. Đây là lĩnh vực tổng hợp, thể hiện rõ hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử
dụng nguồn tài nguyên đất đai để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống
nhân dân tại địa phương. Trong nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2016 -2021, Hội đồng nhân
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên giang đã không ngừng đổi mới hoạt động để nâng
cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp
luật, thể hiện được vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Đã quyết định đúng đắn
những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương về

kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng – an ninh, khơng ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn cịn một số khó khăn và tồn
tại, có lúc chưa đáp ứng địi hỏi ngày càng cao của nhân dân, của cử tri. Do đó,
cần có sự đổi mới cả về nhận thức, nội dung, cả về phương pháp và đảm bảo đầy
đủ các điều kiện để hoạt động thẩm tra, quyết định và giám sát của HĐND về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng thực chất hơn, thực quyền và
đúng mức, có tác dụng thực sự.....
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình học tập cũng như thực tiễn
công tác, học viên chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng cường hoạt động giám
sát của Hội đồng nhân dân Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang trong quản lý
nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng hiện nay”
làm tiểu luận kết thúc môn học.
NỘI DUNG


4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Các khái niệm
* Khái niệm Hội đồng nhân dân
Theo Hiến pháp năm 2013 tại Điều 113 quy định “Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”1.
Theo Điều 6 - Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua
năm 2015:
“Đại biểu Hội đồng nhân dânlà người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng
nhân dânvề việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội
đồng nhân dânbình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ,

quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Các đại biểu HĐND được bầu ở một hay nhiều
đơn vị bầu cử hợp thành tổ đại biểu HĐND. Số lượng các tổ đại biểu do thường trực
HĐND quyết định.
Thường trực Hội đồng nhân dânlà cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân,
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định,
khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội
đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dânkhông thể đồng thời
là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ban của Hội đồng nhân dânlà cơ quan
của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án
trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh
vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Ban của Hội đồng nhân dânlà cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ
thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám
sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân”2.
* Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Để nhận thức đúng bản chất, đặc điểm, nội dung và chất lượng hoạt động
giám sát của HĐND huyện, trước hết cần làm rõ khái niệm “giám sát”: Giám sát là
thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống huyện hội Nhà nước và trong khoa
1
2

Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Quốc hội (2015), Điều 6 - Luật tổ chức chính quyền địa phương, số: 77/2015/QH13


5
học, tuy vậy thuật ngữ này được hiểu theo nhiều gốc độ khác nhau. Theo Từ điển
Tếng Việt, giám sát là “theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ”3.
Giám sát là sự theo dõi, quan sát hoạt động của một chủ thể quyền lực, được

thực hiện mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục đối với đối tượng chịu sự
giám sát nhằm phát hiện những sai phạm trong hoạt động của đối tượng giám sát và
áp dụng các biện pháp buộc các đối tượng giám sát phải thực hiện nhằm bảo đảm
pháp chế, kỷ luật trong quản lý. Tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ
“giám sát” có khác nhau nhưng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản.
giám sát là việc theo dõi, xem xét và kiểm tra một cơ quan, tổ chức, cá nhân dân
nào đó trong việc thực hiện một cơng việc, một hoạt động nào đó, hay thực hiện
pháp luật có đúng với những yêu cầu đã được xác định hay khơng, do chủ thể có
quyền lực hay đại diện cho các quyền lực thực hiện.
Như vậy, giám sát vừa là hình thức, chức năng hoạt động thực thi quyền lực,
vừa là phương thức bảo đảm cho quyền lực nhà nước thực hiện theo quy định của
pháp luật. Trong quản lý nhà nước, giám sát có vai trị đặc biệt quan trọng. có thể
khẳng định rằng, ở đâu có quyền lực nhà nước, ở đâu có quản lý thì ở đó có giám
sát, giám sát để hạn chế quyền lực, tránh vi phạm của quyền lực giám sát để bảo
đảm cho quản lý đúng pháp luật, mệnh lệnh.
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dânban hành năm
2015. Tại khoản 1 điều 2 giải thích rõ “giám sát” là việc chủ thể giám sát theo dõi,
xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Theo quy định của Hiến pháp Việt nam và Luật tổ chức HĐND và UBND qua các
thời kỳ, nhất là Luật tổ chức chính quyền địa phương mới ban hành năm 2015, giám
sát là chức năng cơ bản của HĐND, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương, HĐND có quyền áp dụng các biện pháp hoạt động giám sát như: bãi bỏ
văn bản của UBND cùng cấp, văn bản HĐND cấp dưới trực tiếp, bãi nhiệm, miễn
nhiệm những người do HĐND bầu.
Từ những vấn đề trên có thể hiểu: “giám sát của HĐND huyện là việc
HĐND, thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND theo dõi quan
sát, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành Hiến
pháp, Luật, pháp lệnh, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết

3

Từ điển Tiếng Việt, tr.728


6
của HĐND huyện, từ đó đưa ra các kết luận và phương án xử lý phù hợp theo quy
định của pháp luật nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế vi phạm góp phần bảo đảm
pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước ở địa phương, phát huy mọi tiềm năng,
xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa- huyện hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh,
khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương,
làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với đất nước”.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp huyện
* Chức năng của Hội đồng nhân dân
Trên cơ sở vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dânhuyện được quy định trong
Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và các văn
bản khác quy định Hội đồng nhân dân có các chức năng như sau:
Một là, chức năng Quyết định
Chức năng cơ bản nhất của Hội đồng nhân dânlà căn cứ vào Hiến pháp, Luật,
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để ra các quyết định (dưới hình thức ban
hành nghị quyết) về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân
dân. Chẳng hạn như: các vấn đề của địa phương do Luật định, giám sát việc tuân
theo Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội
đồng nhân dân. Nội dung phạm vi điều chỉnh nghị quyết của Hội đồng nhân dâncác
cấp phụ thuộc vào nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dântừng cấp do Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan quy định.
Có thể kể một số Nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực như: Tổ chức và bảo
đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp Luật; xây dựng chính quyền, kinh tế, tài
ngun, mơi trường, giáo dục đào tạo, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, thơng tin, thể

dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách huyện hội, dân tộc, tơn giáo, quốc phịng,
an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn huyện hội…
Hai là, chức năng giám sát
Ngồi chức năng quyết định, HĐND cịn thực hiện chức năng giám sát việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của
HĐND mỗi cấp, giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các Ban của HĐND cấp mình, giám sát văn
bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dâncấp
dưới. Hội đồng nhân dânthực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp, giám sát của
thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND, giám sát của các Tổ đại biểu
HĐND và giám sát của đại biểu HĐND.


7
Nội dung giám sát do HĐND quyết định theo đề nghị của thường trực HĐND
trên cơ sở các kiến nghị của Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu Hội đồng
nhân dân, Ủy Ban mặt trận tổ quốc Việt nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử
tri địa phương.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
Điều 26 - Luật số: 77/2015/QH13 - Luật tổ chức chính quyền địa phương quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện như sau:
Một là, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện trong tổ chức và bảo đảm việc
thi hành Hiến pháp, pháp luật và trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, xây dựng
chính quyền:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND dân huyện;
b) Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện
pháp bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh, phịng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi
được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng,

tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công
dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan
nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương,
cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa
phương ở huyện;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND,
Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND huyện; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch UBND và các Ủy viên UBND huyện; bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện;
đ) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
HĐND bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;
e) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch
UBND huyện; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của HĐND cấp xã;
g) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
huyện;
h) Giải tán HĐND cấp xã trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm
trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
i) Bãi nhiệm đại biểu HĐND huyện và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân
dân huyện xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.


8
Hai là, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện trong lĩnh vực kinh tế, tài
nguyên, môi trường:
a) Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của
huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán

ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách
địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy
định của pháp luật;
c) Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn
huyện trong phạm vi được phân quyền;
d) Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sơng hồ, nguồn
nước, tài ngun trong lịng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện mơi trường, phịng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Ba là, quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thơng tin, thể dục, thể
thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phịng, chống dịch bệnh, thực
hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng, chính sách bảo trợ xã
hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Bốn là, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của HĐND huyện; giám sát hoạt động của Thường trực
HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của
HĐND cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng
cấp và văn bản của HĐND cấp xã.
Năm là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Đặc điểm, nội dung, hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Về đặc điểm, hoạt động giám sát của HĐND huyện có những đặc điểm sau đây:
Một là, Giám sát của HĐND được thực hiện bởi chính HĐND và các cơ
quan bên trong của HĐND (thường trực HĐND, các Ban của HĐND) và các đại
biểu HĐND, đồng thời trong mối quan hệ với HĐND thì thường trực HĐND, các


9

Ban của HĐND cũng là khách thể giám sát của HĐND nhưng trong quan hệ với
các cơ quan, tổ chức khác thì những cơ quan này trở thành chủ thể giám sát.
Hai là, hoạt động giám sát của HĐND huyện được thực hiện một cách tồn
diện với quy mơ địa bàn toàn huyện, đối tượng giám sát là hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Hiến pháp, Pháp luật, các chính sách, kế
hoạch phát triển kinh tế- huyện hội trên địa bàn Huyện, hoạt động giám sát cũng đa
dạng tại Điều 57 của Luật giám sát Quốc hội và HĐND năm 2015 quy định cụ thể:
“xem xét báo cáo công tác của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện
kiểm sát nhân dân, các cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác quy
định tại Điều 59 như :xem xét báo cáo công tác, hằng năm của thường trực HĐND,
các ban của HĐND, UBND, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi
hành án dân sự cùng cấp; báo cáo công tác nhiệm kỳ của thường trực HĐND, Ban
của HĐND, UBND, Tóa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Báo cáo
của UBND về kinh tế- xã hội, báo cáo của UBND về thực hiện ngân sách Nhà nước
của địa phương, báo cáo của UBND về cơng tác phịng chống tham nhũng, báo cáo
của UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo của UBND về cơng tác
phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, báo cáo của UBND về việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri; báo cáo về việc thi hành pháp luật trong
một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; báo cáo khác theo đề nghị của
thường trực HĐND; xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn (Chủ
tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án toàn án nhân dân, Viện trưởng
viện kiểm sát nhân dân, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp); xem xét quyết
định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái
với Hiến pháp, Luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên,
nghị quyết của HĐND cùng cấp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
Chủ thể thực hiện chức năng giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của
HĐND huyện tại kỳ họp; giám sát của thường trực HĐND huyện, giám sát của các
ban của HĐND huyện và giám sát đại biểu HĐND huyện.
Ba là, Giám sát của HĐND huyện cũng luôn gắn với đối tượng chịu sự giám

sát, đối tượng ấy bao gồm hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của


10
HĐND, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức huyện hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Bốn là, Giám sát của HĐND huyện cũng như hoạt động giám sát của HĐND
nói chung đều mang tính quyền lực nhà nước, có mục đích đảm bảo cho hoạt động
của các đối tượng chịu giám sát được tiến hành đúng pháp luật, nghị quyết của
HĐND được thực thi đầy đủ nghiêm túc, có hiệu quả thiết thực và pháp luật được
tuân thủ triệt để bởi các chủ thể pháp luật trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo các quyền
lợi ích hợp pháp của cơng dân, tổ chức nhà nước. Năm là, Giám sát của HĐND
huyện được tiến hành dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định.
* Về nội dung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
Căn cứ vào các nội dung tại điều 26, mục 2, chương II, Luật tổ chức chính
quyền địa phương ban hành năm 2015. Nội dung giám sát của HĐND cấp huyện
gồm:
Giám sát trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, xây dựng chính quyền; giám sát
trên lĩnh vực kinh tế, tài nguyên môi trường.
Giám sát trên lĩnh vực giáo dục, sự nghiệp văn hóa, thơng tin, thể dục thể
thao, y tế, dân số, việc làm, chính sách ưu đãi người có cơng, chính sách bảo trợ
huyện hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tơn giáo.
Giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp Luật ở địa phương, việc thực hiện
nghị quyết của HĐND huyện, giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND,
TAND, VKSND cùng cấp; Ban của HĐND cấp mình, giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của UBND cùng cấp và các văn bản của HĐND cấp huyện.
* Hình thức giám sát của HĐND huyện
Giám sát tại kỳ họp
Theo luật tổ chức chính quyền địa phương, HĐND họp 2 lần/năm, ngồi ra

cịn có các kỳ họp chuyên đề, kỳ họp bất thường. Tại các kỳ họp thường kỳ, Hội
đồng nhân dânxem xét các báo cáo; chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân; xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết
của Hội đồng nhân dâncùng cấp; giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân, lấy
phiếu tín nhiệm.
Như vậy, nội dung giám sát của HĐND huyện rất rộng, toàn diện, bao gồm
toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
huyện hội, an ninh quốc phòng, xây dựng, củng cố chính quyền thực hiện pháp luật,
bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương.


11
Giám sát ngoài kỳ họp
Thành lập đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết Giám sát qua các buổi tiếp xúc
cử tri. Việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thể hiện ở hai tương tác quan trọng:
Thứ nhất, cử tri phản ánh ý kiến, kiến nghị của mình tới đại biểu HĐND, đại
biểu HĐND lắng nghe, trả lời những ý kiến, kiến nghị phản ánh của cử tri hoặc tổng
hợp, tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đó để yêu cầu các cơ quan chức năng giải
quyết.
Thứ hai, Đại biểu HĐND thơng báo đến cử tri tình hình kinh tế - huyện hội
của địa phương trong kỳ, báo cáo kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri trong
lần tiếp xúc cử tri trước và báo cáo hoạt động của đại biểu, kết quả kỳ họp HĐND,
đồng thời phổ biến các Nghị quyết của HĐND và tuyên truyền, vận động cử tri thực
hiện Nghị quyết. Hai tương tác trên thể hiện mối quan hệ giữa cử tri với đại biểu.
Đại biểu HĐND là chiếc cầu nối giữa cử tri với cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, thông qua 2 tương tác này và những hoạt động khác của đại biểu mà cử tri
giám sát tồn bộ hoạt động của đại biểu HĐND do mình bầu ra.
Giám sát qua tiếp công dân.
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4

của Luật Tiếp công dân năm 2013 đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh của cơng dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc
thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thơng tin, trình bày ý kiến, nguyện
vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về
những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống huyện hội
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu khái quát hoạt động của HĐND huyện Kiên Lương
nhiệm kỳ 2016 - 2021.
* Khái quát về đặc điểm tình hình của địa phương
Kiên Lương là một huyện nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Kiên Giang, cách
trung tâm thành phố Rạch Giá 70 km, phía nam giáp Vịnh Thái Lan, phía tây giáp
thành phố Hà Tiên, phía đơng giáp huyện Hịn Đất, phía Bắc giáp huyện Giang
Thành. Tồn huyện có 08 đơn vị hành chính (07 xã và 01 thị trấn) - trong đó có 02
xã đảo. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 472,85 km2. Dân số hơn 80.000


12
người. Huyện Kiên Lương có một nền kinh tế phát triển, đóng góp GDP đứng thứ
hai trong các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang (sau thành phố Rạch Giá).
Đây là huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh Kiên Giang, tồn huyện có 05
nhà máy sản xuất xi măng cùng nhiều cơ sở sản xuất gạch, bao bì, chế biến thủy
sản…. Huyện có nhiều di tích mang giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu như: Khu di
tích Moso, Chùa hang…, có nhiều địa điểm tham quan du lịch như: Hòn Phụ Tử,
Bãi Dương, Hòn Trẹm và các hang động, đảo ngoài biển. Năm 2006, Khu dự trữ
sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện Kiên Lương được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới; Kiên Lương, Hà Tiên và

Phú Quốc là tam giác du lịch của Kiên Giang với thế mạnh là du lịch biển.
* Về tổ chức HĐND huyện
Đại biểu HĐND huyện
Đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021, cử tri huyện Kiên Lương đã bầu 30 đại biểu Hội
đồng nhân dânhuyện, trong đó có 04 đại biểu hoạt động chuyên trách (02 Phó Chủ
tịch HĐND huyện, 02 Phó ban HĐND huyện) và 26 đại biểu hoạt động kiệm
nhiệm. Cơ cấu đại biểu HĐND huyện hài hòa, đảm bảo được yêu cầu lãnh đạo của
Đảng, như: về độ tuổi (trẻ tuổi 02 đại biểu chiếm 6,7%; từ 35 đến 55 tuổi 28 đại
biểu chiếm 93,7%); 01 đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm 3,33% tổng số đại
biểu; 11 đại biểu nữ chiếm 36,6% tổng số địa biểu. Cơ cấu kết hợp, cơ cấu ngành
nghề, trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế được đảm bảo theo quy định. Đây là những
thuận lợi về nhận thức, kinh nghiệm công tác để HĐND huyện giám sát có hiệu
quả hơn nhiệm kỳ trước.
Thường trực HĐND huyện
Kỳ họp thứ nhất HĐND huyện khóa XI đã bầu thường trực HĐND huyện,
gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Thường trực, trong đó: Chủ tịch
HĐND là Phó Bí thư thường trực Huyện ủy (hoạt động kiệm nhiệm); 01 Phó Chủ tịch
là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, 01 Phó Chủ tịch là Ủy viên Ban Chấp hành
Huyện ủy (02 Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách) và các Ủy viên của Thường trực
HĐND huyện là Trưởng các Ban của HĐND huyện (hoạt động kiêm nhiệm).
Do công tác cán bộ nên tại kỳ họp thứ 5 HĐND huyện, (tháng 7 năm 2018)
đã miễn nhiệm 01 Phó Chủ tịch HĐND huyện; kỳ họp thứ 8 HĐND huyện (tháng
12/2019) miễn nhiệm Trưởng Ban Pháp chế HĐND h uyện; kỳ họp thứ 10 HĐND
huyện (kỳ họp cuyên đề tháng 8/2020) bâu bổ sung Trưởng Ban Pháp chế. Đến


13
thời điểm hiện nay, Thường trực HĐND huyện có 03 người hoạt động kiệm nhiệm,
gồm: Chủ tịch HĐND huyện là Bí thư Huyện ủy, 02 Trưởng ban HĐND huyện.

Các Ban HĐND huyện
Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dânhuyện khóa XI đã bầu 02 Ban Hội
đồng nhân dân, gồm:
Ban kinh tế - huyện hội Hội đồng nhân dânhuyện có 07 thành viên, gồm
Trưởng Ban là Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy
hoạt động kiệm nhiệm, Phó trưởng Ban là đại biểu Hội đồng nhân dânhuyện hoạt
động chuyên trách và 05 thành viên hoạt động kiêm nhiệm.
Ban Pháp chế có 07 thành viên, gồm Trưởng Ban là Ủy viên Thường vụ
Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy hoạt động kiêm nhiệm; Phó
trưởng Ban là đại biểu Hội đồng nhân dânhuyện hoạt động chuyên trách và 05
thành viên hoạt động kiêm nhiệm.
Tổ đại biểu HĐND huyện
Căn cứ tình hình thực tế địa phương và tổng số lượng địa biểu Hội đồng
nhân dânhuyệ, Thường trực Hội đồng nhân dânhuyện quyết định thành lập 03 tổ
đại biểu Hội đồng nhân dânhuyện, mỗi tổ có 8 đến 12 đại biểu; cơ cấu gồm Tổ
trưởng, Tổ phó và các tổ viên.
Trong những năm qua, huyện Kiên Lương có nhiều dự án trọng điểm của
tỉnh cũng như của quốc gia được triển khai, xây dựng. Nhiều cơng trình, dự án ra
đời đã tạo nên diện mạo mới cho tỉnh nói chung và huyện Kiên Lương nói riêng....
Để các dự án thực hiện đúng tiến độ, sớm đi vào hoạt động thì cơng tác giải phóng
mặt bằng có vai trị quan trọng và tất yếu trong q trình phát triển kinh tế - huyện
hội, nhất là trong giai đoạn tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đơ thị, cảnh
quan nơng thơn, đẩy nhanh q trình đơ thị hóa và phát triển khơng gian.
2.2. Đánh giá hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện Kiên Lương đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn hiện nay
2.2.1. Những kết quả đạt được
Trong nhiệm kỳ qua, HĐND huyện Kiên Lương đã thực hiện tốt chức năng
giám sát của mình đối với cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng
mặt bằng các dự án trên địa bàn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Điều

đó được thể hiện qua một số nội dung cụ thể sau:
Một là, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại điểu HĐND huyện đã
đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.


14
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án
trên địa bàn là một cơng việc vơ cùng khó khăn, phức tạp bởi tác động đến lợi ích
trực tiếp của người dân, nếu không làm tốt, đảm bảo công khai sẽ rất dễ bị khiếu
kiện, làm chậm tiến độ các dự án nên HĐND huyện Kiên Lương đặc biệt coi trọng
công tác này và ln phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của mọi thành viên, tổ chức
trong HĐND để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện.
Trong nhiệm kỳ, HĐND huyện đã không ngừng đổi mới nội dung, phương
pháp, cách thức tổ chức hoạt động, nhất là hoạt động giám sát để ngày càng nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt
bằng các dự án trên địa bàn. Hằng năm HĐND huyện đã quyết định Chương trình
giám sát theo đúng quy định của pháp luật, đến nay đã ban hành 04 Nghị quyết về
Chương trình giám sát của HĐND huyện liên quan đến công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn. Nhìn chung, các
Nghị quyết do HĐND ban hành đúng trình tự, có nội dung phù hợp với yêu cầu
thực tiễn, được thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra.
Thường trực HĐND huyện đã bám sát các quy định của pháp luật, chủ động
triển khai kịp thời, có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Kịp thời xây dựng
và tổ chức thực hiện các trương trình hành động liên quan đến hoạt động giám sát
cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa
bàn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trong việc
chuẩn bị các kỳ họp, giám sát, tiếp xúc cử tri trong thực hiện nhiệm vụ giám sát
đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án

trên địa bàn. Tổ chức điều hành kỳ họp luôn cải tiến theo hướng phát huy dân chủ,
khai thác trí tuệ tập thể và đại biểu dự kỳ họp. Công tác giữ mối liên hệ với đại
biểu, Tổ đại biểu được duy trì thường xuyên. Thực hiện thông tin, báo cáo đảm
bảo, kịp thời theo quy định.
Đối với các Ban HĐND huyện, mặc dù đa số các thành viên Ban hoạt động
kiêm nhiệm, song dưới sự chỉ đạo, điều hành và phối hợp của Thường trực HĐND
huyện, mỗi thành viên Ban đã nêu cao ý thức trách nhiệm nên cơ bản các Ban thực
hiện nhiệm vụ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, phát huy được
tinh thần, trí tuệ tập thể trong thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn. Tham gia


15
xây dựng nội dung kỳ họp, tổ chức thẩm tra, giám sát theo kế hoạch hoạt động bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn. Cung cấp
nhiều thông tin phản biện tại kỳ họp, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, hạn chế
và kịp thời đề xuất các giải pháp khắc phục trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.
Đối với tổ đại điểu HĐND huyện, nhìn chung đã thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ giám sát đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng
mặt bằng các dự án trên địa bàn. Trước, sau mỗi kỳ họp đều phối hợp chặt chẽ với
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp huyện, huyện tổ chức tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân, nhất là những hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của kế hoạch bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn. Trước kỳ họp đã tổ
chức họp tổ đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận đóng góp ý kiến và các nội
dung trình HĐND liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải
phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.
Hai là, HĐND huyện Kiên Lương đã thực hiện tốt các hình thức giám sát
đối với cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án

trên địa bàn.
Hoạt động giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
Tại các kỳ họp, HĐND huyện đã thực hiện quyền giám sát thông qua việc
xem xét các báo cáo của Thường trực HĐND, UBND huyện và các ban của
HĐND huyện. Các đại biểu HĐND đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu,
đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp thiết thực để các cơ quan, tổ chức tháo gỡ khó
khăn trong cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, qua đó, góp phần thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Qua thảo luận, nhiều nội dung về cơng tác đền
bù, giải phóng mặt bằng đã được làm sáng tỏ, công tác quản lý đất đai; đầu tư xây
dựng cơ bản; định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cho người dân; công tác
vệ sinh môi trường được bàn bạc công khai...
Đặc biệt, việc tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được HĐND
huyện đổi mới và nâng cao về chất lượng. Nội dung chất vấn có tính thời sự, phản
ánh được tâm tư nguyện vọng của cử tri và nhân dân liên quan đến vấn đề đền bù,
giải phóng mặt bằng. Trong nhiệm kỳ, đã tổ chức 10 phiên phiên chất vấn và trả lời
chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thường lệ; có 91 lượt đại biểu tham gia chất vấn trực
tiếp với nhiều ý kiến xung quanh vấn đề: quy trình phối hợp thực hiện đền bù, giải


16
tỏa, tái định cư giữa các đơn vị có liên quan; trách nhiệm của các cơ quan trong
công tác bố trí nền tái định cư cho người dân; việc bố trí tái định cư và chất lượng
các khu tái định cư; việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong cơng tác giải phóng
mặt bằng; quan hệ giữa chủ đầu tư dự án với chính quyền địa phương; trách nhiệm
của chủ đầu tư khi triển khai dự án…
Nhìn chung, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã thường xuyên được đổi
mới, với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực
hiện quyền chất vấn, với quan điểm chất vấn không chỉ là quyền mà còn là trách
nhiệm của mỗi đại biểu HĐND đại diện cho cử tri.
Kết quả thực hiện cam kết chất vấn được tổng hợp, báo cáo HĐND huyện

tại kỳ họp tiếp theo. Phiên giải trình và chất vấn được truyền thanh trực tiếp đáp
ứng nhu cầu thông tin của nhân Dân, đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo cử
tri và nhân dân trong địa bàn huyện. Chủ tọa kỳ họp điều hành phiên giải trình,
chất vấn một cách khoa học, hợp lý, nắm sâu sát các vấn đề, nêu cụ thể các nội
dung giải trình, chất vấn để thủ trưởng các cơ quan chuyên môn và các cơ quan
chức năng có liên quan trả lời đúng trọng tâm và nguyện vọng của cử tri. Đây là
giải pháp quan trọng góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước và vai trò giám sát của HĐND huyện.
Về hoạt động giám sát chuyên đề
Cùng với tăng cường hoạt động giám sát tại kỳ họp, hàng năm HĐND huyện
đều xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát chuyên đề trên cơ sở ý kiến đề nghị,
kiến nghị giám sát của các Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri ở địa phương gửi đến Thường
trực HĐND. Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, HĐND huyện đã tiến hành 04 cuộc
giám sát chun đề có liên quan đến cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Nội
dung giám sát tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm như: Công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng, tố cáo, giám
sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, giám
sát tiến độ giải ngân trong công tác đền bù theo cam kết của nhà đầu tư...
Kết thúc đợt giám sát, Thường trực HĐND huyện đã có thơng báo kết luận
giám sát. Nội dung của kết luận đã nêu rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế
và các kiến nghị đối với các cơ quan đơn vị được giám sát và các cơ quan liên quan.
Thường trực HĐND huyện thường xuyên theo dõi, tổng hợp các nội dung đã kết
luận, các kiến nghị sau giám sát, đôn đốc các đối tượng chịu sự giám sát nghiêm


17
chỉnh thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Đối với những kiến nghị đã đến thời hạn
giải quyết, đại biểu chủ trì cuộc giám sát có thể gửi cơng văn đôn đốc, yêu cầu báo
cáo hoặc tổ chức tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.

Ba là, HĐND huyện đã thực hiện công tác thẩm tra, thảo luận đóng góp ý
kiến, chất vấn và trả lời chất vấn các báo cáo, kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư và giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn trình tại kỳ họp.
Để thực hiện Quy chế dân chủ trong việc triển khai công tác giải phóng mặt
bằng các cơng trình, dự án, HĐND huyện đã phối hợp với Mặt trận huyện tổ chức
họp dân, bầu 4 tổ giám sát nhân dân với 19 thành viên, chú trọng tập trung truyên
truyền, vận động đến cán bộ, nhân dân, nhất là các hộ gia đình có liên quan trực
tiếp chấp hành tốt các quy định của nhà nước về giải phóng mặt bằng, góp phần
đảm bảo thời gian bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án để thi công
các công trình, dự án đúng tiến độ. Đồng thời, thành lập các tổ truyên truyền, vận
động; phân công cán bộ đến từng địa bàn dân cư và từng hộ gia đình để nắm bắt
tình hình, tâm tư, nguyện vọng và truyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều
hình thức để người dân nắm, hiểu về chính sách bồi thường, hỗ trợ với quan điểm,
chính sách của Đảng và Nhà nước ln ln hướng tới đảm bảo quyền, lợi ích
chính đáng, hợp pháp của nhân dân, qua đó vận động các hộ dân có đất đai bị thu
hồi, tài sản là nhà, vật kiến trúc và các loại cây trồng bị giải tỏa đồng thuận, nhận
hỗ trợ đền bù để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Hàng tháng, Thường trực HĐND huyện phối hợp với Mặt trận tổ quốc và
các đoàn thể huyện giao ban một lần với các Tổ giám sát nhân dân về cơng tác giải
phịng mặt bằng, thường xuyên về cơ sở để phối hợp với UBND huyện, các ngành
thực hiện đúng chức năng trong quy trình giải phóng mặt bằng, đồng thời giám sát
chặt chẽ quy trình thu hồi đất, áp giá đền bù của đơn vị giải phóng mặt bằng, giám
sát việc chi trả tiền bồi thường cho người dân với phương châm đảm bảo tốt nhất
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Thơng qua hoạt động giám sát của HĐND huyện, các cấp ủy Đảng, chính
quyền và MTTQ đã thường xuyên được tiếp nhận thông tin, ý kiến, tiếp thu những
ý kiến, kiến nghị về những sai sót trong việc điều hành của chính quyền địa
phương, các chủ đầu tư xây dựng, các nhà thầu thi cơng cơng trình để từ đó xem
xét, uốn nắn, điều chỉnh xử lý kịp thời các vi phạm bảo đảm thực hiện đúng quy
định của pháp luật về đầu tư xây dựng, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch và cơng

khai, minh bạch cho Nhân dân, góp phần đảm bảo việc thực hiện Quy chế dân chủ,


18
đảm bảo hoạt động đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn đúng quy định,
mục tiêu, tiến độ và chất lượng.
Bốn là, HĐND huyện đã làm tốt công tác phối hợp với MTTQ và các đồn
thể chính trị - xã hội huyện trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải
phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân huyện đã chủ động phối hợp với chính quyền cùng cấp
truyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân, tạo nên ảnh hưởng tích cực
đối với gia đình, người thân gia đình thuộc diện đền bù trong phạm vi ảnh hưởng của
dự án; chú trọng đến công tác phối hợp với các đoàn thể để nắm tâm tư, nguyện
vọng, phản ánh kiến nghị của nhân dân gửi đến Ban Chỉ đạo và Hội đồng giải phóng
mặt bằng cấp trên để xem xét, giải quyết thấu tình, đạt lý. Nhờ vậy, trong quá trình
thực hiện việc áp giá, hỗ trợ, bồi thường, đền bù, giải phóng mặt bằng đã góp phần
hạn chế đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tránh sử dụng biện pháp cưỡng chế.
Qua thực tiễn cho thấy, HĐND huyện Kiên Lương đã phối hợp, phát huy tốt
vai trị các đồn thể, tổ chức thành viên trong vận động nhân dân thực hiện chính
sách đối với cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng. Chính nhờ vậy, Nhân dân huyện
Kiên Lương ngày càng tin tưởng hơn vào chủ trương của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, tích cực, tự nguyện thực hiện cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng.
* Nguyên nhân ưu điểm
Có được những kết quả trên, trước hết là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo chặt chễ, thống nhất của Đảng ủy, HĐND, UBND tỉnh Kiên Giang đối với
HĐND huyện Kiên Lương;
Bên cạnh đó, HĐND hyện Kiên Lương đã lựa chọn những vấn đề nóng, bức
xúc trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án
trên địa bàn;
Đã phát huy tốt vai trị, trách nhiệm, tính tích cực tự giác của đội ngũ đại

biểu HĐND huyện trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt
bằng các dự án trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương đã biết dựa vào dân trong hoạt động,
được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
* Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của HĐND huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cũng còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm:
Thứ nhất, HĐND huyện được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu


19
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Với vị trí,
vai trị quan trọng như vậy, tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu các điều kiện đảm bảo
cho HĐND huyện thực quyền khi thực hiện chức năng đại diện, chức năng giám
sát trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Cùng với đó vấn đề giải phóng mặt
bằng là vấn đề hết sức nhạy cảm, ở cấp độ chính quyền cấp huyện, những chương
trình dự án của tỉnh, của Trung ương triển khai, huyện chỉ có chức năng nhiệm vụ
tuyên truyền, kiểm tra quá trình thực hiện, có nhiều nội dung khơng tự quyết được
các vấn đề liên quan đến đền bù giải tỏa. Nghị quyết của HĐND huyện hầu như là
sự cụ thể hóa các quy định của cấp trên, và để hợp thức hóa các dự thảo đề xuất
của UBND huyện. Do đó, cần phải có những điều kiện để bảo đảm tính thực quyền
của HĐND huyện tương xứng với vai trị là cơ quan đại diện của nhân dân trong
huyện.
Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành
chính nhà nước ở huyện, chịu trách nhiệm trước Nhân dân, HĐND huyện và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên. Việc quy định UBND huyện là cơ quan chấp
hành của HĐND huyện khơng thể hiện được tính trực tiếp, thường xuyên, liên tục
của cơ quan hành chính và khơng làm rõ được vị trí và mối quan hệ với HĐND

huyện. Bởi lẽ, về bản chất tính chấp hành là tính mệnh lệnh hành chính, cùng hệ
thống. Cịn HĐND là cơ quan đại diện có chức năng giám sát, UBND huyện chịu
sự giám sát, không cùng hệ thống. Khơng quy định tính chấp hành HĐND, khơng
có nghĩa là UBND huyện không chịu sự giám sát của HĐND huyện. Vì bản chất
tính đại diện và chức năng giám sát của HĐND huyện đã buộc UBND huyện phải
tuân thủ đúng pháp luật trong quá trình thực thi và phải giải trình những vấn đề mà
HĐND huyện quan tâm. Do đó, cần phải xác định rõ vị trí, tính chất của UBND
huyện là cơ quan hành chính, thực thi pháp luật tại địa phương nhằm bảo đảm tính
hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính của UBND huyện và sự giám sát của
HĐND huyện đối với UBND huyện đối với cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Thứ hai, Trong thiết kế, vận hành quyền lực nhà nước vẫn còn tư duy tập
trung quyền lực. Tư duy xin - cho giữa chính quyền cấp dưới với chính quyền cấp
trên, dễ dẫn đến tình trạng gặp việc khó, việc nhạy cảm thì đùn đẩy, khơng quy
được trách nhiệm khi hậu quả xảy ra, khơng phát huy được tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của chính quyền huyện dẫn tới việc giám sát của HĐND huyện gặp
nhiều khó khăn.


20
Thứ ba, về cơ cấu tổ chức, HĐND huyện có 2 ban pháp chế và kinh tế huyện hội như hiện nay nhằm tăng tính thực quyền cho HĐND huyện, nhưng hai
ban này khơng có tư cách pháp nhân; phó ban lại kiêm nhiệm, phụ cấp hoạt động
khơng có. Cơ chế bảo đảm hoạt động của hai ban chưa cụ thể dẫn đến khó khăn,
lúng túng khi triển khai hoạt động. Vì vậy, cần xác định rõ Thường trực HĐND
huyện gồm cả trưởng các ban để phát huy vai trò của Thường trực HĐND và các
ban của HĐND huyện. Quy định này vừa bảo đảm cơ chế tập trung dân chủ trong
hoạt động của cơ quan dân cử, vừa phát huy vai trò của các ban HĐND huyện
trong giám sát việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Cùng với đó, số lượng đại biểu


HĐND huyện là 30 người, tuy đông nhưng chưa thể nói là mạnh, thiên về cơ cấu
mà ít chú trọng vào tiêu chuẩn và chất lượng.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của một số Ban
HĐND tỉnh đối với hoạt động của HĐND huyện có những lúc chưa kịp thời, thiết
thực, cụ thể.
Hiện nay ở HĐND tỉnh chỉ có hai ban chun mơn, trong khi đó chức năng,
nhiệm vụ các ban của HĐND tỉnh rất nặng nề, nội dung công việc chuyên môn,
tham mưu, đề xuất của các Ban HĐND tỉnh rất nhiều, tổ chức biên chế cán bộ, nhân
viên, công chức ở các Ban HĐND tỉnh khá mỏng và nhiều khi thiếu hụt. Vì vậy
các Ban của HĐND tỉnh phải tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu,
đề xuất, xây dựng các chương trình, kế hoạch phục vụ cho hoạt động của Thường
trực HĐND và các kỳ họp của HĐND tỉnh, ít có thời gian và điều kiện quan tâm,
hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của các HĐND huyện. Đây là nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế, khuyết điểm, làm suy giảm chất lượng giám sát cơng tác đền bù giải
phóng mặt bằng tại huyện Kiên Lương hiện nay, bởi lẽ, phải có sự hướng dẫn
chuyên môn của ban pháp chế, ban kinh tế - xã hội tỉnh thì hoạt động của HĐND
huyện trong việc giám sát mới có hiệu quả. Đại biểu HĐND huyện chủ yếu là
kiêm nhiệm, thiếu kiến thức chuyên môn, nhất là về pháp luật nên rất khó để đứng
ra đại diện cho tiếng nói của nhân dân và giải thích cho nhân dân hiểu các chủ
trương chính sách cũng như cơ sở pháp luật để thực hiện việc đền bù giải tỏa.
Hai là, công tác phối, kết hợp giữa hoạt động của HĐND với hoạt động của
Đảng ủy, UBND huyện và hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể trong giám sát đền
bù giải phóng mặt bằng chưa thật đồng bộ, nhịp nhàng, thường xuyên.


21
Có thời điểm, Đảng ủy huyện chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát hoạt động của HĐND huyện. Mặt khác, có thời điểm Đảng ủy huyện
lại lấn sân, bao biện, làm thay công việc của HĐND, làm cho hoạt động của

HĐND bị mờ nhạt, chưa phát huy vai trị của Mặt trận, đồn thể, chưa thường
xuyên phối hợp chặt chẽ với Mặt trận, đoàn thể trong hoạt động của chính quyền,
chưa tổ chức cho Mặt trận và các đoàn thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ phản
biện huyện hội đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp huyện.
Ba là, các điều kiện kinh tế huyện hội và đời sống của Nhân dân chậm được
cải thiện và gặp nhiều khó khăn; tiêu cực, tệ nạn huyện hội và những hiện tượng vi
phạm pháp luật chưa được ngăn chặn kịp thời đã cản trở lớn đến chất lượng hoạt
động giám sát của HĐND huyện.
Với đặc điểm là một huyện miền biển, đang trong q trình đơ thị hóa, đời
sống nhân dân trong huyện tuy đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng
mặt bằng chung vẫn còn thấp so với các huyện khác của tỉnh và của cả nước. Thêm
vào đó, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền
địa phương cùng với những khó khăn về huy động vốn đầu tư, ảnh hưởng của đại
dịch Covid - 19 đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong hai năm gần đây
có xu hướng chậm lại. Đời sống của các tầng lớp Nhân dân huyện gặp nhiều khó
khăn. Những tiêu cực, tệ nạn xã hội, tình trạng vi phạm pháp luật ở huyện có lúc
chưa được ngăn chặn kịp thời... đã gây khó khăn rất lớn cho hoạt động giám sát
của HĐND huyện.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH
CƯ VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG HIỆN NAY


22
3.1. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cần
bám sát, thực hiện đúng, đầy đủ quy định của Luật; bám sát
sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương
Tiếp tục đổi mới và chủ động, sáng tạo hơn trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối

hợp giữa các Ban, Tổ đại biểu HĐND để xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát,
bảo đảm khơng chồng chéo về thời gian, địa điểm, nội dung, đối tượng giám sát, tạo
sự chủ động, sáng tạo của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Tiếp tục đổi mới và tăng cường hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là
phương thức giám sát trực tiếp, quan trọng để thực hiện quyền giám sát, cũng như
trực tiếp đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật và trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân trong thực hiện chính sách pháp luật.
Tăng cường giám sát chuyên đề, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc ở
địa phương, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
3.2. Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động
giám sát.
Thứ nhất, nâng cao năng lực, vị thế, vai trò và chất lượng hoạt động của
HĐND phụ thuộc rất lớn vào trình độ đại biểu HĐND
Trong những năm qua, vì quá chú trọng đến chức năng đại diện làm ảnh
hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND huyện. Vì vậy trong thời gian đến, cần chú
trọng hơn đến chất lượng đại biểu HĐND huyện; những đại biểu HĐND phải thực
sự là người có tài, có đức, có năng lực và điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ đã được luật định.
Nâng cao năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của đại biểu HĐND, đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan
đến chất lượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương. Do vậy, bên cạnh việc đảm bảo về mặt số lượng, trình độ am hiểu pháp
luật, người đại biểu cần phải có năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành
nhiệm vụ.
Thứ hai, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng liên quan
đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các đại biểu HĐND huyện và cán bộ
giúp việc của HĐND huyện


23

Để hoạt động giám sát của HĐND có hiệu quả thì mỗi đại biểu phải là người
hoạt động có hiệu quả, để đại biểu hoạt động có hiệu quả thì việc đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu cũng như cán bộ giúp việc là việc làm cần
thiết. Hội đồng nhân dân huyện tiếp tục quan tâm đến việc tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức. Bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về quản lý
Nhà nước, pháp luật, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử
tri, giám sát tại kỳ họp, giám sát thường xuyên, chất vấn, phản biện; kỹ năng thẩm
tra, giám sát công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng tại các dự án có liên quan đến
cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng.…cho đại biểu HĐND huyện.
Thứ ba, bản thân mỗi đại biểu phải có trách nhiệm trong việc thực hiện
nhiệm vụ của người đại biểu dân cử.
Đại biểu HĐND phải có trách nhiệm thực hiện quy định Đại biểu HĐND.
Cần tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND; thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt
động, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin để giúp HĐND ban hành nghị quyết
đúng đắn, đảm bảo phù hợp thực tiễn địa phương. Tăng cường tiếp xúc cử tri để
lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là phát hiện những bất cập,
vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để kiến nghị
sửa đổi, tháo gỡ kịp thời, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND và
thực sự là người đại biểu đại diện của nhân dân.
3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát giữa các kỳ họp, hoạt động
giám sát, khảo sát chuyên đề.
Thứ nhất, về hoạt động giám sát chuyên đề theo Chương trình giám sát hàng
năm của HĐND huyện:
Xác định đúng vấn đề cần giám sát: nội dung giám sát được lựa chọn là
những nội dung quan trọng có tác động mạnh đến đời sống của người dân và trong
phát triển kinh tế - huyện hội. Để lựa chọn đúng vấn đề cần giám sát trong công tác
đền bù giải phóng mặt bằng, HĐND huyện cần nghiên cứu thơng qua các hoạt
động tiếp xúc cử tri, đề xuất của đại biểu HĐND, các Ban HĐND, Thường trực

HĐND tổng hợp trình HĐND huyện thơng qua Chương trình giám sát hằng năm.
Cơng tác chuẩn bị phải công phu, đầu vào phải đầy đủ, đa dạng. Sau khi xác
định vần đề cần giám sát trọng tâm của cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng như


24
tiến độ giải ngân cho người bị thu hồi đất, cơng tác quy hoạch tái định cư, thẩm
định giá.... Đồn giám sát cần nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chủ trương,
chính sách liên quan và tình hình thực tiễn để xây dựng kế hoạch giám sát, trong
đó xác định mục đích, yêu cầu, đối tượng giám sát, thời gian giám sát; đồng thời
xây dựng đề cương yêu cầu báo cáo cho các đối tượng được giám sát.
Đổi mới phương pháp giám sát, chú trọng đi thực tế tại nơi có các hoạt động
đền bù giải phóng mặt bằng. Cùng với việc xem xét các văn bản pháp luật liên
quan, báo cáo giám sát, hồ sơ do đối tượng giám sát cung cấp, thông tin thu thập
qua các kênh báo chí, tiếp xúc cử tri… Trong q trình làm việc với các đối tượng
giám sát, Đoàn sẽ thu thập thêm các thông tin để đánh giá đầy đủ hơn, chính xác
hơn q trình triển khai thực hiện của đối tượng giám sát, nghe đơn vị giải trình
những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách và trình bày các đề
xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung để chính sách phù hợp với thực tiễn.
Sau giám sát phải đeo bám quyết liệt, đến cùng kết quả thực hiện các kiến
nghị. Việc theo dõi, đôn đốc, thực hiện các kiến nghị sau giám sát của Thường
trực, các Ban HĐND huyện được thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá kết quả
thực hiện các kiến nghị sau giám sát được thực hiện 2 lần/năm vào kỳ họp giữa
năm và cuối năm; theo đó UBND huyện có báo cáo kết quả thực hiện các kiến
nghị, Thường trực HĐND huyện sẽ có báo cáo đánh giá trình HĐND huyện.
Đối với một số kiến nghị sau giám sát chưa được xử lý triệt để, Thường trực
HĐND huyện chỉ đạo chuyển qua hoạt động chất vấn hay tổ chức khảo sát kết quả
thực hiện kiến nghị sau giám sát, nhằm tìm ra biện pháp, giải pháp để giải quyết rốt
ráo những vấn đề bức xúc, tồn đọng trong thời gian dài đối với công tác đền bù
giải phóng mặt bằng. .

Thứ hai, Đối với giám sát chuyên đề về công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Để xây dựng Đề cương giám sát cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng cần
nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các thông tư hướng dẫn các
Bộ Tài chính, và các Bộ, ngành có liên quan.
Cách thức tổ chức thực hiện giám sát: Tùy từng nội dung giám sát mà có
phương thức giám sát cho phù hợp. Sau khi nhận báo cáo của cơ quan được giám
sát, Tổ chuyên viên giúp việc sẽ hình thành “Bộ câu hỏi” nhằm làm sáng tỏ, bổ
sung những nội dung vấn đề chưa rõ qua xem xét báo cáo. Việc gửi trước “Bộ câu


25
hỏi” cho đối tượng được giám sát đối với giám sát cơng tác đền bù giải phóng mặt
bằng là điều rất cần thiết, vừa tiết kiệm thời gian, vừa có hiệu quả.
Phạm vi giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng của huyện Hịa Bình
tương đối rộng, do đó Đồn giám sát có thể chia thành nhiều tổ để đi thực tế; mặt
khác có thể tổ chức nhiều đợt thực tế. Trước khi đi thực tế, tổ chuyên viên chuẩn bị
hồ sơ thơng tin về các cơng trình, dự án mà Đoàn giám sát đi thực tế (các thông tin
về tổng mức đầu tư, các hạng mục đầu tư của dự án, giá trị đền bù đối với các hộ
dân, tiến độ giải phóng mặt bằng). Việc nắm bắt được thơng tin bước đầu của cơng
trình, dự án kết hợp với thông tin qua báo cáo của các chủ đầu tư dự án khi đi thực
tế sẽ giúp phát hiện thêm nhiều vấn đề để tháo gỡ vướng mắc.
Sau khi kết thúc các đợt thực tế, tổ chuyên viên chuẩn bị bộ câu hỏi về các
vấn đề phát hiện qua báo cáo, qua các đợt thực tế để các đối tượng giám sát chuẩn
bị trước khi làm việc trực tiếp. Đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế - huyện hội mà
từng dự án mang lại cho người dân trong vùng dự án. Việc đánh giá được xem xét
qua báo cáo của các chủ đầu tư, đồng thời có thể thơng qua hình thức điều tra
huyện hội học bằng cách phát phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp người dân
trong vùng dự án.
Thứ ba, thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến
nghị sau giám sát; xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc

chấp hành các kiến nghị sau giám sát của HĐND huyện.
Những kiến nghị sau giám sát của HĐND phải được tổng hợp, cập nhật và
theo dõi thường xuyên, đặc biệt, đối với những kiến nghị về các vấn đề quan trọng,
bức thiết của công tác đền bù giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết đúng thời
gian quy định hoặc giải quyết chưa dứt điểm.
Thứ tư, tăng cường hoạt động khảo sát.
Trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, khơng
có giải thích khái niệm “khảo sát” và cũng khơng quy định mục cụ thể cho hoạt
động này. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “khảo sát” là hoạt động “xem xét một
cách cụ thể, đối chiếu, để tìm hiểu”. Như vậy, hoạt động khảo sát nghiêng về việc
thực hiện trên thực tế nhiều hơn là chỉ xem xét, nghiên cứu báo cáo.
Khảo sát có vai trị quan trọng trong q trình giám sát. Do đó, khi lập kế
hoạch giám sát, cần xây dựng nhiệm vụ khảo sát và xác định đó là cơng đoạn cần
thiết. Trên cơ sở đó, nội dung khảo sát phải bám sát trọng tâm giám sát để đạt hiệu


×