Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT CƠ SỞ Đề tài Thành ngữ và thành ngữ tân thời của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.51 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ
***

TIỂU LUẬN MÔN TIẾNG VIỆT CƠ SỞ
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của
giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

GVHD: TS. Trần Thị Thùy Linh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Họ và tên
Đinh Thị Ly
Lê Thị Huyền
Nguyễn Như Cẩm Tiên
Phạm Thị Huệ
Nguyễn Thị Phương Thảo

Mã sinh viên
11183147
11216428
12210232
12216426
11216476

Lớp
Ngôn ngữ Anh 60A
Ngôn ngữ Anh 63B
Ngôn ngữ Anh VB2 63B
Ngôn ngữ Anh 63C
Ngôn ngữ Anh 63B


HÀ NỘI, 05/2022.


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC

STT

1

2

3

4

5

Họ và tên

Nhiệm vụ

Làm powerpoint, tìm tài liệu về nội dung
2.1.1, 2.1.2, 2.2.1 và phần 1.Đặt vấn đề,
Đinh Thị Ly
tìm 4 câu hỏi, thiết kế trị chơi trên
kahoot
Làm powerpoint, tìm tài liệu về nội dung

Nguyễn Như Cẩm Tiên
2.2.2, 2.2.2.1, tạo trang bìa, tìm 4 câu hỏi
và sửa format bản word.
Làm powerpoint, tìm tài liệu về nội dung
Phạm Thị Huệ
2.2.2.2, 2.2.2.3 và tài liệu tham khảo, tìm
4 câu hỏi
Làm powerpoint, tìm tài liệu về nội dung
Nguyễn Thị Phương Thảo 2.2.2.4, 2.3.1, tạo bảng phân cơng cơng
việc và tìm 4 câu hỏi
Làm powerpoint, tìm tài liệu về nội dung
Lê Thị Huyền
2.3.2, 2.3.3 và phần 3.Kết luận, tìm 4 câu
hỏi

2

Thời gian
thực hiện
3 tuần

3 tuần

3 tuần

3 tuần

3 tuần



Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC...................................................................2
MỤC LỤC..........................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................4
NỘI DUNG.........................................................................................................5
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................5
2. Nội dung.........................................................................................................5
2.1. Thành ngữ và đặc điểm của thành ngữ truyền thống................................5
2.1.1.Khái niệm thành ngữ..........................................................................5
2.1.2. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt....................................................6
2.2. Thành ngữ tân thời...................................................................................8
2.2.1. Sự xuất hiện của thành ngữ tân thời..................................................8
2.2.2. Đặc điểm của thành ngữ tân thời.......................................................9
2.3. Mặt tích cực và tiêu cực của việc sử dụng thành ngữ tân thời trong văn
hóa giao tiếp.............................................................................................................15
2.3.1. Mặt tích cực của thành ngữ tân thời................................................15
2.3.2. Mặt tiêu cực của thành ngữ tân thời...............................................16
2.3.3. Cách sử dụng thành ngữ tân thời nhằm duy trì văn hóa giao tiếp....17
3. Kết luận.........................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................19

3


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Ý nghĩa của một số thành ngữ tân thời..........................................................10
Bảng 2. So sánh một số thành ngữ mới và thành ngữ truyền thống..............................11

4


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
Văn hố giao tiếp của người Việt Nam hiện nay nói chung, đặc biệt là văn hố
giao tiếp của giới trẻ nói riêng đang có những biến động sâu sắc. Sự biến động đó xuất
phát từ làn sóng quốc tế hố và tồn cầu hố ở Việt Nam. Làn sóng tồn cầu hoá đang tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có văn hố giao tiếp. Trong bối cảnh văn
hóa xã hội hiện nay, giới trẻ Việt Nam đang có cách lựa chọn và sử dụng tiếng Việt trong
giao tiếp một cách khác biệt, tạo ra biến thể ngơn ngữ giới trẻ rất đặc sắc.
Một trong những hình thức thể hiện tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ là các thành
ngữ tân thời, do giới trẻ cải biên và sáng tạo ra, thường được gọi với nhiều cái tên khác
nhau như thành ngữ giới trẻ hay thành ngữ tuổi teen. Thành ngữ tân thời đã trở nên phổ
biến, có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên các tờ báo in, báo điện tử dành cho giới trẻ; các
kênh truyền hình giải trí, chương trình ca nhạc và đặc biệt trên các diễn đàn của giới trẻ,
trong khẩu ngữ sinh hoạt. Song hiện tượng thành ngữ của giới trẻ này lại chưa nhận được
sự quan tâm, nghiên cứu cần thiết.
Nhằm mục đích nghiên cứu nguồn gốc xuất hiện của thành ngữ tân thời, so sánh
thành ngữ truyền thống và thành ngữ tân thời cũng như đánh giá ảnh hưởng của thành
ngữ tân thời đến vấn đề văn hóa giao tiếp, chúng em tiến hành thực hiện đề tài “Thành
ngữ và “Thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp”.

2. Nội dung
2.1. Thành ngữ và đặc điểm của thành ngữ truyền thống
2.1.1. Khái niệm thành ngữ
Cho đến nay, giới nghiên cứu ngôn ngữ học chưa đưa ra được một khái niệm cố
định thống nhất về thành ngữ. Những quan niệm khác nhau đã đưa ra những câu trả lời
khác nhau về thành ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp đưa ra nhận định: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có
tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm…bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ
bao giờ cũng làm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhận định, hoặc là kính trọng, tán thành;
hoặc là chê bai khinh rẻ; hoặc là ái ngại, xót thương…
Nguyễn Văn Tu đã xác lập: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã
mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp thành một khối vững chắc,
hoàn chỉnh. Nghĩa của chúng không phải là nghĩa của các thành tố tạo ra. Những thành
ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể khơng có. Nghĩa của chúng đã khác
nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học”.
Cùng quan điểm trên, Đái Xuân Ninh trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt”
cũng đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các yếu tố tạo thành đã
mất đi tính độc lập ở cái mức nào đó, và kết hợp lại thành một khối tương đối vững chắc
và hoàn chỉnh”.
5


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

Cịn GS Đỗ Hữu Châu (1999) trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã nêu
chung khái niệm thành ngữ (trong loại lớn là ngữ cố định) như sau: “Nói ngữ cố định là
các cụm từ cố định hóa là nói chung…Bởi vậy cái quyết định để xác định các ngữ cố
định tương đương với từ của chúng về chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định
tương đương với từ khơng phải chỉ vì chúng có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ,

hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu”.
Tác giả Nguyễn Lân trong cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ đưa ra khái niệm:
“Thành ngữ là cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm”.
Nói tóm lại, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ nhưng dựa vào các
định nghĩa của những nhà nghiên cứu đi trước và căn cứ trong quá trình khảo nghiệm,
tìm hiểu; theo chúng tơi, thành ngữ là cụm từ cố định, có kết cấu vững chắc, có chức
năng định danh và mang ý nghĩa biểu trưng, được sử dụng tương đương như từ.
2.1.2. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt
Về hình thức, thành ngữ tiếng Việt có hai đặc điểm là tính cố định và hài hịa cân
đối.
Tính cố định của thành ngữ chi phối tồn bộ cấu trúc hình thức của thành ngữ trên
ba phương diện: ngữ âm, từ vựng và quan hệ tổ chức của các thành tố trong thành ngữ.
Về ngữ âm, giữa các thành tố của các thành ngữ có sự kết hợp chặt chẽ về thanh
điệu và số lượng âm tiết; một số thành ngữ cịn có vần lưng làm cho mỗi thành ngữ trở
thành một đơn vị độc lập và khép kín. Các mơ hình thanh điệu dần dần trở thành quy tắc
cấu tạo ngữ âm của thành ngữ. Các thành ngữ có số lượng âm tiết chẵn (mặt ủ mày chau;
tham đó bỏ đăng; treo đầu dê, bán thịt chó….) chia thành hai vế đối xứng. Sự phối hợp
thanh điệu đơi khi do mục đích phát ngơn quy định (nói có sách, mách có chứng; rổ rá
cạp lại…).
Về mặt từ vựng, các thành tố trong thành ngữ rất hạn chế khả năng thay thế. Mỗi
thành ngữ là kết quả của một quá trình lựa chọn. Mặt khác, một bộ phận thành ngữ sử
dụng vốn từ cổ, từ mờ nghĩa (cha căng chú kiết); một số thành ngữ có liên quan đến các
điển cố, điển tích (sư tử Hà Đơng) hay các phong tục tập quán cũ (đánh trống bỏ dùi) làm
cho ý nghĩa mỗi thành tố trong thành ngữ càng trở nên mờ nhạt. Khi đó, sự tồn tại của
thành ngữ hồn tồn phụ thuộc vào tính cố kết giữa các đơn vị thành tố trong thành ngữ.
Về mặt tổ chức, giữa hình thức cấu tạo và nội dung thành ngữ có mối quan hệ chặt
chẽ khơng thể tách rời. Các thành tố được sắp xếp, lựa chọn sao cho nội dung tư tưởng
nêu bật lên thật sâu sắc nhất. Chẳng hạn kết cấu láy ghép của thành ngữ (ăn bớt ăn xén)
có khả năng làm tăng thêm ý nghĩa của từ, biến nghĩa thực thành nghĩa bóng. Khi so sánh
tính chất của sự vật, thành ngữ làm bật ý hoán dụ hay ẩn dụ, ngoa dụ… (chua như dấm,

chuột sa chĩnh gạo) để làm phương thức chuyển nghĩa thực sự sang nghĩa bóng. Cơ cấu
này là một trong những đặc điểm quan trọng cố định hóa thành ngữ.

6


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

Tính hài hịa cân đối một mặt làm thành ngữ giữ được tính cố định thành phần từ
vựng và kết cấu ngữ pháp, mặt khác tạo nên hiệu quả thẩm mỹ trong diễn đạt. Tính hài
hịa của thành ngữ tiếng Việt dựa trên đặc điểm đơn lập và có thanh điệu. Đa số thành
ngữ tiếng Việt có số lượng âm tiết chẵn, chia thành hai vế bằng nhau về số lượng âm tiết,
giống nhau về kết cấu, thơng thường đối nhau về thanh điệu (mẹ trịn con vng; chó tha
đi, mèo tha lại…). Quan hệ đối xứng tạo nên ấn tượng chung về sự thống nhất hài hòa
giữa âm thanh và ý nghĩa các yếu tố bên trong thành ngữ.
Hai vế thành ngữ có quan hệ đẳng lập, mỗi vế là một kết cấu hoàn chỉnh và có
chức năng như nhau trong cơ cấu ngữ nghĩa của thành ngữ. Do đó, khi vận dụng, hai vế
thành ngữ đối có khả năng hốn chuyển hoặc phân ly (vật đổi sao dời hoặc sao dời vật
đổi; quốc sắc thiên tài; người quốc sắc, kẻ thiên tài).
Về nội dung ngữ nghĩa, thành ngữ có hai đặc điểm là tính chỉnh thể hình tượng và
tính hàm súc.
Mỗi thành ngữ là một đơn vị hoàn chỉnh về mặt ý nghĩa, diễn đạt tương đối trọn
vẹn một khái niệm hay một hiện tượng trong đời sống xã hội. Nghĩa của một thành ngữ
không phải là sự cộng gộp ý nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ một cách máy móc.
Chẳng hạn, nghĩa của thành ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó” không phải đề cập đến việc
mua bán mà ý nghĩa của nó là nói đến sự khơng thống nhất giữa hình thức và nội dung, từ
đó nâng lên một bước có thể hiểu đó là một hành động giả dối, lừa đảo. Trong thành ngữ,
các yếu tố tham gia có giá trị như một nét tín hiệu thẩm mỹ. Nghĩa của thành ngữ rút ra
trên cơ sở khái quát hóa, trừu tượng hóa của tín hiệu này. Bản chất của sự việc đưa ra mới

là nghĩa của thành ngữ. Vì vậy, cùng một nghĩa, có thể có nhiều thành ngữ khác nhau. Ví
dụ như các thành ngữ: chó ngáp phải ruồi; buồn ngủ gặp chiếu manh; chuột sa chĩnh
gạo…cùng có ý nghĩa chỉ sự may mắn. Đó là lí do vì sao nói thành ngữ có tính chỉnh thể
hình tượng. Nhờ tính chỉnh thể hình tượng mà thành ngữ trở thành một phương tiện diễn
đạt độc đáo.
Nghĩa của thành ngữ có liên quan chặt chẽ đến hình thức biểu đạt. Thành ngữ
được cấu tạo dựa trên những đặc điểm của tiếng Việt về phương thức cấu âm, phương
thức cấu tạo từ và các quy tắc kết hợp. Đặc điểm quan trọng nhất trong cơ cấu nghĩa của
thành ngữ chính là mối tương quan giữa các yếu tố trong thành ngữ mà thông thường các
từ ngữ biểu thị mối quan hệ này đã bị lược bỏ. Ví dụ thành ngữ “ăn mày địi xơi gấc” có
thể hiểu là ((đã là) “ăn mày” (mà cịn) “địi xơi gấc”). Bên cạnh đó cịn có hiện tượng nói
lửng “như bóng với hình, như mơi với răng” …chính chỗ thiếu này là chỗ để ta tự lựa
chọn đối tượng miêu tả và đưa vào cho thích hợp. Ngồi ra, các biện pháp tu từ so sánh,
ẩn dụ, hoán dụ…được sử dụng rất nhiều trong cấu tạo thành ngữ cũng làm cho nghĩa
thành ngữ trừu tượng hơn: bán như cho, đen như than, vắt chày ra nước; cá chậu chim
lồng; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời… Nhờ những cơ chế cấu tạo như trên mà thành
ngữ ln có tính cơ đọng, hàm súc. Sử dụng nó vào q trình tạo lời hay giao tiếp vì vậy
cũng sẽ ngắn gọn, hàm súc, cơ đọng hơn.

7


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

Ngồi ra, bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc
thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành; hoặc là chê bai, khinh bỉ;
hoặc là ái ngại xót thương… Do vậy, thành ngữ giúp cho người sử dụng ngơn ngữ bày tỏ
tình cảm, thái độ của mình một cách thích hợp, đúng lúc. Đặc biệt sử dụng đúng lúc,
đúng chỗ bao giờ cũng đạt tới sự đắc địa, sâu sắc, thỏa đáng.

Tất cả những đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa trên của thành ngữ đã tạo giá trị
cho thành ngữ, giúp nó trở thành một trong những đơn vị ngôn ngữ được sử dụng nhiều
tạo ra những hiệu quả nhất định, từ đó, giúp nó có chỗ đứng và vị thế vững chắc trong hệ
thống ngôn ngữ.
2.2. Thành ngữ tân thời
2.2.1. Sự xuất hiện của thành ngữ tân thời
Giới trẻ – họ là thanh niên, học sinh, sinh viên có độ tuổi trên dưới 20, là lực
lượng tiên phong trong trào lưu tân thời của xã hội Việt Nam hiện nay. Họ là những
người nhanh nhạy với cái mới, cùng với áo quần, xe cộ, phụ kiện tân thời là gu thị hiếu
thẩm mĩ và phong cách tân thời, đi kèm với ngơn ngữ tân thời. “Thành ngữ tân thời” là
cách nói “tân thời” về những kết cấu ngôn ngữ tương đối cố định, ít nhiều mang màu sắc
thành ngữ được giới trẻ ưa chuộng sử dụng hiện nay. Có thể dễ dàng bắt gặp chúng –
những thành ngữ tân thời trên các tờ báo in, báo điện tử dành cho giới trẻ như: Sinh viên
Việt Nam, Hoa học trò Magazine, Tuổi trẻ, Thanh niên...; các kênh truyền hình giải trí,
các chương trình ca nhạc…; đặc biệt là trên các diễn đàn của giới trẻ, trong khẩu ngữ sinh
hoạt.
Khó có thể khẳng định thành ngữ tân thời xuất hiện chính xác từ bao giờ nhưng
chắc chắn là sau khi Internet trở nên phổ biến ở nước ta; xuất phát từ nhu cầu nói nhanh,
bấm phím điện thoại nhanh, nói ít lời mà nhiều nghĩa, nói có vần cho dễ nhớ, khơng cầu
kỳ, đúng lý, đúng nghĩa... Đặc biệt, vào tháng 8/2011, họa sĩ Thanh Phong cho ra đời tập
sách có tên “Sát thủ đầu mưng mủ”, tập hợp những thành ngữ tân thời được sử dụng phổ
biến trong giới trẻ. Việc ra đời tập sách đã góp phần khiến thành ngữ tân thời trở thành
hiện tượng của xuất bản, truyền thông, các nhà ngơn ngữ học, báo chí và cả trong giới
phụ huynh. Cuốn sách, tuy nhận được sự ủng hộ của đa số giới trẻ nhưng đã vấp phải một
làn sóng phản đối trong dư luận. Nhóm tác giả cùng đơn vị xuất bản sách, sau một thời
gian dài lắng nghe mọi ý kiến, nhất là những góp ý trực tiếp của một số chuyên gia ngôn
ngữ, giáo dục, đặc biệt là sau Tọa đàm “Ngôn ngữ giới trẻ thời @” tổ chức ngày 29-32012 do Trung tâm Văn hóa Pháp và Công ty Nhã Nam phối hợp thực hiện, đã có những
thay đổi tích cực. Tồn bộ danh mục các thành ngữ có minh hoạ trong ‘Sát thủ đầu mưng
mủ’ đã được rà soát lại… Tên của cuốn sách cũng được thay đổi thành Phê như con tê
tê để phù hợp với nội dung hơn. Chính động thái này đã cho thấy, thành ngữ kiểu mới

đang dần được xã hội chấp nhận.

8


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

2.2.2. Đặc điểm của thành ngữ tân thời
Qua kết quả khảo sát một số bài báo và khảo sát thực tế bằng phiếu hỏi, kết quả
cho thấy một số thành ngữ tân thời thường được sử dụng như sau: hồng nhan bạc tỉ
(“Những 'hồng nhan bạc tỷ' của showbiz Việt”, báo Vietnamnet), anh hùng bàn phím
(“Thời “anh hùng bàn phím””, báo Tiền phong), đẹp trai có gì sai, sành điệu củ kiệu, bó
tay chấm com, ảo tung chảo, ngon lành cành đào, đói như con sói (“Những bộ sticker ngộ
nghĩnh”, báo 2 sao), dã man con ngan, chảnh như cá cảnh, ảo ma Ca-na-đa, kiến tha lâu
cũng mỏi cẳng, cần cù bù siêng năng, chán như con gián, buồn như con chuồn chuồn, dở
hơi biết bơi, ngất trên cành quất, tình yêu như bát bún riêu, một con ngựa đau cả tàu ăn
thêm cỏ, vạn sự khởi đầu nan gian nan bắt đầu nản, nhan sắc có hạn thủ đoạn vơ biên…
(khảo sát thực tế).
Như vậy, về đặc điểm, có thể thấy các thành ngữ tân thời là các cụm từ cố định có
tư cách thành ngữ. Về tính cố định, các cụm từ mới này có đặc trưng của các tổ hợp mà
có một yếu tố có khả năng dự đốn sự xuất hiện của các yếu tố còn lại, chủ yếu là dựa
theo vần và nhịp điệu cân xứng, nó được hình thành từ đặc điểm sâu xa của tiếng Việt là
khả năng hợp vần. Về tính thành ngữ, các “thành ngữ tân thời” cũng chứa một hoặc một
số yếu tố có khả năng dịch duy nhất khi xuất hiện đồng thời với các yếu tố còn lại.
Tuy vậy, các thành ngữ tân thời này chủ yếu được sáng tạo dựa trên sự phối âm và
vần điệu như: chán như con gián, chảnh như con cá cảnh, sành điệu của kiệu, dã man con
ngan, hồn nhiên như cô tiên, ngất trên cành quất … bởi các đối tượng so sánh và đối
tượng được so sánh trong các thành ngữ khẩu ngữ này hầu như khơng có mối liên hệ ràng
buộc nào về ý nghĩa như: chán – con gián, chảnh – cá cảnh, sành điệu – củ kiệu, dã man –

con ngan, hồn nhiên – cô tiên, ngất – cành quất… Do vậy, xét về mặt đặc điểm ngữ nghĩa
của các cụm từ này khá trống rỗng. Tuy nhiên, lí do khiến các “thành ngữ” này được sử
dụng rộng rãi, nhất là trong giới trẻ, là do tính dí dỏm, hài hước, tạo tâm lí thoải mái, cởi
mở trong giao tiếp. Một phần nguyên nhân khiến các cụm từ này được sử dụng rộng rãi
trong cộng đồng giới trẻ là do sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội trong thời đại hiện
nay, một số hiện tượng mạng mang tính giải trí sẽ nhanh chóng trở thành một đề tài nóng
hổi khiến nhiều bạn trẻ quan tâm, và các cách nói dí dỏm, hài hước trên mạng xã hội
cũng theo đó được lan truyền và sử dụng phổ biến không chỉ trên không gian mạng mà
còn trong giao tiếp hàng ngày.
Xét về đặc điểm của các loại thành ngữ mới, có thể thấy các thành ngữ này được
tạp ra bằng nhiều cách khác nhau. Dựa theo nghiên cứu của Đỗ Thùy Trang về “Thành
ngữ mới giới trẻ nhìn từ đặc điểm ngơn ngữ - văn hóa”, trường Đại học Khoa học, Đại
học Huế đăng trên tạp chí Khoa học – Đại học Huế (Tập 126, Số 6A, 2017, Tr. 125-141),
có thể phân chia thành ngữ tân thời thành 4 loại như sau:
(1)
Các thành ngữ tân thời chỉ dựa trên quan hệ ngữ âm, như: chán như con gián, sành
điệu củ kiệu, ngất trên cành quất, chảnh như con cá cảnh, …
(2)
Các thành ngữ tân thời cải biên từ thành ngữ, tục ngữ truyền thống, như: hồng

9


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

nhan bạc tỉ, một điều nhịn là chín điều nhục, một con ngựa đau cả tàu ăn thêm cỏ, …
(3)
Các thành ngữ mới mượn từ tên phim, bài hát, chương trình truyền thơng, như:
Đẹp từng centimet, bỗng dưng muốn khóc, hỏi xốy đáp xoay…

(4)
Các thành ngữ mới khác: chuẩn khơng cần chỉnh, tình u như bát bún riêu, nhan
sắc có hạn, thủ đoạn vơ biên, …
2.2.2.1. Thành ngữ tân thời chỉ dựa trên quan hệ ngữ âm
Các thành ngữ được xây dựng dựa trên quan hệ ngữ âm chủ yếu là các cụm từ
mang tính so sánh, do đó cũng có 2 vế như các thành ngữ so sánh truyền thống: xấu như
ma, đẹp như tiên,… Trong đó, đối tượng so sánh thường là các tính từ chỉ trạng thái cảm
xúc, tâm lý của giới trẻ: buồn, chán, ngất (để chỉ cảm giác mệt mỏi), sành điệu, chảnh, …
Còn các đối tượng được so sánh chủ yếu chỉ có liên hệ về mặt vần điệu mà khơng có
quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Các từ so sánh có thể được sử dụng hoặc khơng phụ thuộc vào
tính nhịp điệu và đối xứng của thành ngữ (ví dụ như: “chán như con gián” có sử dụng từ
so sánh là “như”, “sành điệu củ kiệu” không sử dụng từ so sánh nào nhưng vẫn được hiểu
theo ý nghĩa so sánh). Như vậy nhóm thành ngữ này có cấu tạo tương đối ổn định về mặt
ngữ âm và được giớ trẻ sử dụng trong nhiều ngữ cảnh giao tiếp xác định.
Về mặt ngữ nghĩa, có thể phân tích một số thành ngữ tân thời như sau:
Bảng 1. Ý nghĩa của một số thành ngữ tân thời
Thành ngữ tân thời
Ý nghĩa
Chán như con gián
Rất buồn chán, chán không biết làm gì
Chảnh như con cá cảnh
Lên mặt, làm cao, ra vẻ ta đây
Sành điệu củ kiệu
Sành sỏi, bắt kịp xu hướng
Ngất trên cành quất
Mệt mỏi, tưởng chừng sắp ngất xỉu
Đuối như trái chuối
Cảm giác mệt mỏi khơng cịn chút sức lực
Có thể thấy, chỉ có đối tượng so sánh là chủ thể chính quyết định ý nghĩa của các
thành ngữ tân thời cấu tạo dựa theo quan hệ ngữ âm, các đối tượng được so sánh khơng

có ý nghĩa về mặt ngữ pháp trong các trường hợp này. Tuy nhiên, so với các tính từ chỉ
trạng thái, cảm xúc đơn lẻ: chảnh, sành điệu, chán, ngất, đuối, … thì việc sử dụng các
cụm từ trên có ý nghĩa biểu thị mức độ cao hơn, tuy nhiên các nét nghĩa này không phải ý
nghĩa tự thân vốn có của từ mà chỉ do vị trí của chúng trong thành ngữ mang lại. Mặc dù
hình thức so sánh trong các câu thành ngữ kể trên khá vơ lí, khơng có mối liên hệ giữa
đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh, song, nó vẫn mang tính hình tượng cao và
tạo nên sắc thái riêng cho giao tiếp của giới trẻ.
Theo Đỗ Thùy Trang (Đại học Huế), “tư cách thành ngữ của nhóm này được thể
hiện ở các đặc điểm: (1) cụm từ đã cố định hóa, cấu tạo tương đối chặt chẽ, (2) có ý nghĩa
biểu hiện như từ, (3) được giới trẻ dùng lặp đi lặp lại trong nhiều ngữ cảnh khác nhau với
hình thức cố định, (4) có những đặc điểm về tính hình tượng, tính biểu cảm đặc thù của
giới trẻ”.
10


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

2.2.2.2. Thành ngữ mới cải biên từ thành ngữ, tục ngữ truyền thống
Thành ngữ, tục ngữ là tài sản, tinh hoa ngôn ngữ mang đậm màu sắc văn hoá nhận
thực và giao tiếp của người Việt. Tuy nhiên, dưới sự tác động của thời gian, sự ảnh hưởng
của làn sóng văn hố quốc tế cùng sự nhanh nhạy tiếp thu cái mới của giới trẻ, thành ngữ
tục ngữ truyền thống dần dần được cải biên mang hơi hướng sáng tạo, hóm hỉnh và hợp
thời.
Dưới đây là một loại ví dụ so sánh giữa thành ngữ mới và thành ngữ truyền thống:
Bảng 2. So sánh một số thành ngữ mới và thành ngữ truyền thống
STT
1
2
3


Thành ngữ mới (tân thời)
Thành ngữ truyền thống
Anh hùng bàn phím
Anh hùng rơm
Một con ngựa đau cả tàu ăn thêm cỏ
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Di chuột ngày đàng học một sàng Đi một ngày đàng học một sàng
khôn
khôn
4
Một điều nhịn chín điều nhục
Một điều nhịn chín điều lành
5
Hồng nhan bạc tỉ
Hồng nhan bạc phận
Xét về mặt ngôn ngữ học, thành ngữ mới này chưa đủ tiêu chuẩn và căn cứ thuyết
phục để xếp chúng vào kho tàng thành ngữ việt nam. Bởi thành ngữ truyền thống là
những ngữ cố định, có kết cấu chặt chẽ, có ý nghĩa biểu trưng cao và tính xã hội nhất
định. Tuy nhiên, xét về những tiêu chí cụ thể, có thể thấy những điểm tương đồng về cấu
trúc. Thế hệ trẻ vẫn sử dụng cấu trúc, mơ típ sẵn có của thành ngữ tục ngữ truyền thống,
chỉ thay đổi một phần nhỏ trong toàn thể cấu trúc như: “bàn phím-rơm”, “bạc tỉ-bạc
phận”, “di chuột -đi một”,…
Về ý nghĩa, tuy chỉ là một thành phần nhỏ nhưng bộ phận được cải biên chính là
tiêu điểm thông tin, là trọng tâm thông báo, mang đầy đủ nhất giá trị ý nghĩa của kết cấu.
Phần cải biên trong kết cấu giới trẻ có thể chia thành hai nhóm:
(1) Phần cải biên trái nghĩa hồn tồn (một phần) với thành ngữ, tục ngữ gốc.
(2) Phần cải biên không trái nghĩa, chỉ thay đổi hình ảnh mang tính thời đại cập
nhật
Đối với nhóm (1) kết cấu cải biên của giới trẻ đã chuyển tải những thơng điệp

hồn tồn trái ngược với thành ngữ tục ngữ truyền thống.
Cụ thể như “một điều nhịn chín điều lành” được xem như là nền tảng giao tiếp,
phương châm cư xử căn bản được người Việt đề cao tính nhẫn nhịn, nhún nhường,
chuộng hồ trước đối tượng giao tiếp. Thế nhưng, giới trẻ lại phủ nhận điều này: họ nghĩ
rằng “một điều nhịn chín điều nhục”. Cách sử dụng thành ngữ cải biên này trong cộng
đồng giới trẻ tạo nên sắc thái vừa quen vừa lạ. Quen thuộc ở chỗ thành ngữ mới dựa trên
cơ sở, chất liệu, kết cấu của thành ngữ truyền thống, nhưng phần cải biên mang ý nghĩa
hoàn toàn trái ngược. Quan niệm phá cách này không phải ngỗng nhiên, mà nó xuất phát

11


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

từ việc giao thoa hội nhập văn hoá với phương Tây- nền văn hoá trọng cái tơi, cái khác
biệt.
Một ví dụ khác: “hồng nhan bạc phận” theo quan niệm xưa thành ngữ này chỉ
những người con gái đẹp nhưng số phận lại lênh đênh, lận đận. Tuy nhiên, thành ngữ này
được giới trẻ cải biên thành “hồng nhan bạc tỉ” - người con gái vừa có sắc vừa có tiền.
Điều này phản ánh thực tế xã hội, cái đẹp đi đôi với vật chất - cái đẹp mang lại nhiều cơ
hội trong cuộc sống, cái đẹp mang lại thiện cảm, ngưỡng mộ từ ánh nhìn của người đối
diện,…
Đối với nhóm (2) thành ngữ mới được cải biên nhưng vẫn mang nét nghĩa tương
đồng:
Lấy thành ngữ “anh hùng rơm” làm ví dụ điển hình cho trường hợp này. Khi nhắc
đến cụm từ “anh hùng” ta nghĩ đến một nhân vật thần thoại có sức mạnh, tài năng và
dũng khí phi thường, lập nên nhiều kì tích lớn lao, được người đời ca tụng. “Rơm” là
phần thân, cành cây lúa đã được lấy hạt, bỏ đi có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc chất
đốt. Với đặc tính là nhẹ, có độ phồng và dễ cháy. Bằng sự vốn kiến thức sâu rộng cùng sự

tinh tế, tài tình, ơng cha ta đã kết hợp hai cụm từ này với nhau nhằm châm biếm, mỉa mai
một hạng người trong xã hội: thùng rỗng kêu to - một người bốc đồng, bất tài, kém cỏi
nhưng luôn tỏ ra là người tài giỏi, có năng lực. “Anh hùng bàn phím” cũng vậy, nhưng đã
có sự thay đổi của chủ thể so sánh “rơm” - “bàn phím”. Tại sao lại có sự thay đổi này?
Câu trả lời là do thời thế thay đổi, ảnh hưởng đến cái nhìn, nhận thức của con người. Xưa
kia, con người gắn liền với đồng ruộng, với cây lúa, cây ngơ, con trâu, con bị…. bởi vậy
những hình ảnh, sự vật thân thuộc này đi sâu vào tiềm thức của họ, và thành ngữ cũng
không phải là ngoại lệ. Qua thời gian, xã hội ngày càng thay đổi, nền nơng nghiệp lúa
nước có hơi hướng chuyển sang công nghiệp và dịch vụ, công nghệ thông tin, truyền
thơng phát triển mạnh mẽ. Qúa trình này dẫn đến sự ra đời của thành ngữ mới “anh hùng
bàn phím”. Với nét nghĩa tương đồng nhưng lại sử dụng hình ảnh “bàn phím” để biểu đạt.
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” - Di chuột một ngày đàng học một sàng
khơn” là một ví dụ khác. Với cách thức, phương pháp tiếp cận kiến thức khác nhau,
nhưng cho ta thấy khoảng cách thế hệ được thể hiện rất rõ ràng. Ông cha ta xưa kia xem
việc đi đây đi đó là một nút thắt quan trọng mang con người ta đến chân trời kiến thức
nhưng ngày nay mọi thứ đơn gian chỉ cần vài cái click chuột.
Những sự vật mới của đời sống hiện đại như bàn phím, con chuột, xe @, máy
bay… được đưa vào thành ngữ mới, thay thế cho hệ thống những sự vật truyền thống làm
cho ý nghĩa thông báo của thành ngữ không thay đổi, nhưng giá trị liên tưởng, ý nghĩa
thời đại lại được cập nhật, làm mới. Chính nét nghĩa liên tưởng này làm nên giá trị mới
của thành ngữ cải biên giới trẻ, làm cho chúng trở nên gần gũi hơn với thanh niên trong
xã hội hiện đại.
2.2.2.3. Thành ngữ mới được tạo nên bằng cách vay mượn các cụm từ có sẵn
Chắc hẳn mọi người,đặc biệt là thế hệ trẻ đã khơng cịn xa lạ với những cụm từ
12


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp


(tên của các chương trình truyền hình, phát thanh, sách, báo, tên bộ phim hay bài hát như:
đẹp trên từng centimet, cho tôi xin một vé về tuổi thơ, xách ba lô lên và đi, nhiệm vụ bất
khả thi, hỏi xoáy đáp xoay, đến hẹn lại lên, Ocean 13, bỗng dưng muốn khóc….Chính sự
phản ánh chân thực tư tưởng, cách nhìn nhận, cách nghĩ của giới trẻ, những cụm từ này
được ưu chuộng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong lời ăn tiếng nói hằng
ngày của các bạn trẻ. Hiện tượng này vơ tình tạo nên một đơn vị từ vựng tiếng việt mới
(thành ngữ tân thời).
Cấu tạo của những thành ngữ này khơng có sự thống nhất vì thực chất chúng là
hiện tượng ngơn ngữ khác biệt, chỉ có điểm tương đồng về chức năng (dùng để gọi tên
các sự kiện hay sản phẩm văn hố cụ thể). Hình thức của chúng có thể là một từ, cụm từ,
thậm chí là câu, nhưng phổ biến nhất của dạng thành ngữ này là cụm từ. Về chức năng,
chúng đảm nhận vai trò như danh từ riêng, đó là chức năng định danh. Khi đi vào ngôn
ngữ trẻ, tuy vẫn được vay mượn, sử dụng lại một cách nguyên xi nhưng chúng mất đi
chức năng gọi tên thay vào đó là chức năng như một thực từ.
Ý nghĩa của thành ngữ này được tạo nên từ ý nghĩa của cụm từ, sâu xa cũng có
liên quan đến nội dung ý nghĩa của sản phẩm hoặc hiện tượng văn hố, giải trí mà nó gọi
tên.Lấy một ví dụ cụ thể để làm rõ luận điểm này như: cụm từ “cho tôi xin một vé về tuổi
thơ”. Bản thân cụm từ này đã thể hiện được nghĩa biểu hiện của thành ngữ mới, là sự hoài
niệm, lưu luyến cũng như sự “thèm muốn” được một lần nữa trở về một thời vô lo vô
nghĩ, một thời đầy áp tiếng cười và kỉ niệm. Nhưng muốn hiểu được hết ý nghĩa biểu
trưng của thành ngữ này thì phải đặt trong bối cảnh văn hố mà nó ra đời, “cho tôi xin
một vé về tuổi thơ” là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm là một trong
những sáng tác thành công nhất của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của
năm 2010. Nguyễn Nhật Anhs viết ở sau cuốn sách “Tôi viết cuốn sách này không dành
cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Trả lời phỏng vấn của báo Người lao
động, ơng nói “đối tượng cảm thụ mà tôi muốn nhắm tới là người lớn”, với “cho tôi xin
một vé về tuổi thơ” ơng “cho phép mình mở rộng biên độ đề tài và hình ảnh đến tối đa vì
tơi viết về trẻ em nhưng là cho những ai từng là trẻ em đọc”. Nhan đề “cho tôi xin một vé
về tuổi thơ” đã đánh trúng vào tâm lý của “những ai từng là trẻ em”, khiến cho cụm từ
này trở thành làn sóng, hiện tượng phổ biến và dần dần “ăn sâu” vào trong khẩu ngữ giao

tiếp hàng ngày của các bạn trẻ. “Cho tôi xin một vé về tuổi thơ” với ngôn từ mộc mạc,
gần gũi, từ đó đã trở thành thành ngữ mới trong ngơn ngữ giới trẻ.
Văn hố giải trí là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm theo dõi đặc biệt của giới
trẻ,có tắc động một phần nào đến nhận thức, tâm lý, hành vi của họ. Vì vậy, khơng có gì
là khó hiểu khi tên các sản phẩm và sự kiện văn hố giải trí gắn liền trong lời ăn tiếng nói
hằng ngày của cộng đồng này. Ngồi chức năng biểu thị ý nghĩa thông thường, các thành
ngữ giao tiếp thuộc nhóm này cịn thể hiện tính năng động sáng tạo nhanh nhạy của giới
trẻ trong tiếp nhận và xử lí các thơng tin văn hố nổi bật trong đời sống hiện đại.

13


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

2.2.2.4. Thành ngữ tân thời có cấu trúc đối xứng được tạo ra bởi giới trẻ
Ví dụ: ăn trong nồi, ngồi trong xó; mơ hở, răng hô; vạn sự khởi đầu nan, gian nan
bắt đầu nản.... chân dài não ngắn, chuẩn không cần chỉnh, nhỏ nhưng có võ, phim giả tình
thật, mắt chữ O mồm chữ A,....
Thành ngữ có cấu trúc đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong thành ngữ
tiếng Việt. Tuy được cấu tạo bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng ta có thể thấy, thành
ngữ tân thời cũng có sự đối xứng về cấu trúc, từ loại và nghĩa giống như thành ngữ tiếng
Việt. Quan hệ đối xứng được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ pháp,
ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong 2 vế của thành ngữ.
Các âm hầu như đối với nhau rất chuẩn, mỗi vế thường có số lượng âm tiết cân
xứng nhau và mỗi thành ngữ thường có số âm tiết chẵn. Các kết cấu này vừa đối về âm,
nghĩa lẫn ngữ pháp.
- Ví dụ:
+ Nhan sắc có hạn, thủ đoạn vơ biên
+ Thất bại vì ngại thành cơng

+ Chân dài – não ngắn, phim giả – tình thật, mắt chữ O – mồm chữ A…
Sự đối xứng này còn thể hiện ở bản chất từ loại và nội dung ý nghĩa từ vựng (trái
nghĩa, gần nghĩa…). Ta phân tích những câu sau:
- "Chân dài não ngắn": Trên cơ sở từ lóng “chân dài” là để chỉ các cơ gái đẹp. Giới
trẻ đã sáng tạo ra thành ngữ mới dựa trên thủ pháp đối xứng: chân dài não ngắn. Hai vế
này không chỉ đối với nhau về mặt nghĩa thực mà cịn đối với nhau về mặt nghĩa lóng
(nghĩa chuyển): Chân – não (danh từ), dài – ngắn (tính từ), chân dài (nhan sắc) – não
ngắn (ngu dốt, kém cỏi về trí tuệ).
Ví dụ: Cơ nàng từng được cho là “chân dài não ngắn” liên tục khiến công chúng
phát hoảng về cả phát ngôn lẫn khả năng “cá kiếm”.
- "Nhan sắc có hạn, thủ đoạn vơ biên": Thành ngữ mới nhằm chỉ những người
đang ế chỏng ế chơ và nhan sắc có hạn thì người đó phải bồi dưỡng thêm "thủ đoạn" thì
may ra mới thốt ế được. Thành ngữ này có cấu trúc đối xứng rất chuẩn: danh từ nhan
sắc-thủ đoạn, tính từ có hạn-vơ biên đã mở ra một bài học mới lạ cho những người muốn
thoát khỏi sự độc thân một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Zenko Umine: Kẻ “nhan sắc có hạn thủ đoạn vơ biên” gây tranh cãi kịch
liệt làng điện ảnh Nhật (kenh14.vn).
Tóm lại, trong giao tiếp giới trẻ đã tạo ra và sử dụng nhiều thành ngữ mới theo
nhiều cách thức khác nhau. Trong đó, một bộ phận thành ngữ mới do giới trẻ kế thừa, cải
biên và vay mượn từ vốn thành ngữ tục ngữ truyền thống hoặc những cụm từ có sẵn.
Nhưng phần lớn thành ngữ mới vốn là các cụm từ tự do, được giới trẻ kết hợp sáng tạo
mà có, được chính giới trẻ dùng với hình thức tương đối cố định, bất biến, lặp đi lặp lại

14


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

trong nhiều ngữ cảnh, trở thành thành ngữ. Những thành ngữ mới của giới trẻ ngoài ý

nghĩa miêu tả còn thể hiện một cách đặc sắc ý nghĩa biểu cảm theo quan điểm, nhìn nhận
của giới trẻ trong bối cảnh xã hội mới.
2.3. Mặt tích cực và tiêu cực của việc sử dụng thành ngữ tân thời trong văn hóa giao
tiếp
2.3.1. Mặt tích cực của thành ngữ tân thời
Khái niệm “chuẩn ngơn ngữ” khơng có nghĩa là bất biến như mọi người thường
liên tưởng tới, mà là sẽ biến thiên tùy theo thời gian và hoàn cảnh xã hội. Vậy nên mọi
người không thể lấy yếu tố cũ để đánh giá ngôn ngữ tuổi teen là “lệch chuẩn” so với
Tiếng Việt.
Mặt tích cực của thành ngữ tân thời chính là nó đem lại tính giải trí cao. Điều này
giúp chúng ta thoải mái hơn trong khi giao tiếp, tạo cho câu văn thêm hài hước, dí dỏm
và dễ dàng khơi gợi lên tiếng cười của người khác. Đặc biệt khi nói người nghe có thể dễ
dàng hiểu ý nghĩa, nội dung của người nói hơn... trích dẫn bình luận của một bạn trong
bài khảo sát của chúng tơi: "Mình nghĩ thành ngữ tân thời nên được phổ biến rộng rãi vì
tính giải trí cao của nó, hơn nữa nó cũng một phần gợi nhắc lại những câu thành ngữ từ
thời xưa"
Giáo sư Văn Như Cường cũng bày tỏ sự thích thú của mình với lối sáng tạo ngôn
ngữ của giới trẻ ngày này. Theo ông, những câu nói như "Chảnh như con cá cảnh", "Đau
khổ như con hổ”...mang lại những ý nghĩa quá thú vị và bất ngờ mà lối văn phong truyền
thống không thể nào diễn tả được.
Hay nhà ngơn ngữ Phạm Văn Tình cũng cho hay: "nhiều thành ngữ khơng có
nghĩa nhưng ngộ nghĩnh và điểm nhịp cho một cái gì đó cũng được lưu truyền một cách
thích thú, như “thả đỉa ba ba - chớ bắt đàn bà”. Ngồi ra ơng cũng bày tỏ có những câu
ơng rất thích khi chuyển từ thành ngữ cũ sang thành ngữ mới, ví dụ như "cái khó ló cái
ngu".
Sở dĩ thành ngữ tân thời được ưa chuộng như vậy khơng chỉ vì tính giải trí của nó,
mà cịn vì khả năng dễ nhớ, dễ đọc, dễ gọi tên.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lý giải một trong những ngun nhân khiến
nhóm ngơn ngữ “sành điệu” nhanh chóng được hịa vào dịng chảy ngơn ngữ xã hội:
“Ngơn ngữ tiếng Việt chú trọng vần, người Việt thích nói có vần có điệu cho dễ nhớ. Bác

Hồ là bậc thầy trong việc sử dụng những câu ghép có vần để truyền bá các ý tưởng của
mình, phê phán các cán bộ giáo điều, Bác nói: “Cơng văn đầy túi áo, thông cáo đầy túi
quần”. Những thành ngữ mới kiểu “nhỏ như con thỏ”, “phê như con tê tê”, “nhục như
con trùng trục” được tiếp nhận vui vẻ chính bởi tâm lý thích và quen dùng câu có vần
(Dân trí).

15


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

Thành ngữ mới của giới trẻ vẫn tiếp tục trong dòng chảy thành ngữ tục ngữ Việt
Nam, tiếp nối truyền thống nói năng ưa chuộng sự nhịp nhàng, vần điệu, thường sử dụng
ví von so sánh đặc sắc, mang lại những ý nghĩa bất ngờ, thú vị.
Thành ngữ “phi công trẻ lái máy bay bà già” trong ngữ liệu sau thoạt nghe có vẻ
rất hài hước, dí dỏm, nhưng hàm ý châm chọc, mỉa mai, cười cợt rất thâm thúy.
Ví dụ: "Phi cơng trẻ lái máy bay già" dạo gần đây bỗng chốc trở thành mốt của
showbiz Việt. Ngày càng nhiều những cặp đôi nghệ sĩ "lệch tuổi" sẵn sàng cơng khai tình
u của mình trước công chúng [NL. 24].
Thành ngữ mới giới trẻ cũng thể hiện văn hóa giao tiếp của người Việt, ưa lối nói
gián tiếp, ý nhị, giàu biểu trưng, nếu có mỉa mai châm biếm thì cũng nhẹ nhàng, hài hước
và sâu cay. Cho nên, thành ngữ mới ngày càng được giới trẻ ưa chuộng, phạm vi sử dụng
không ngừng được mở rộng trong cộng đồng.
2.3.2. Mặt tiêu cực của thành ngữ tân thời
Trong quyển sách “Sát thủ đầu mưng mủ” – cuốn sách tập hợp những “thành ngữ
sành điệu” phổ biến trong xã hội của họa sĩ Thành Phong, một số thành ngữ động chạm
đến giềng mối đạo đức, như "Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ", "Một điều nhịn
là chín điều nhục", "Ác như con tê giác"... có thể gây phản tác dụng trong cách xác lập
giá trị đạo đức đối với lứa tuổi mới lớn (quyển sách được đóng dấu 15 + - dành cho độc

giả 15 tuổi trở lên). Cuốn sách tranh gây tranh cãi vì nhiều người cho rằng, việc cổ súy
những câu nói kiểu "Chán như con gián", "Chảnh như con cá cảnh", "Dở hơi biết bơi"...
chính là cách làm méo mó tiếng Việt truyền thống.
Hơn nữa, cũng chính vì sự mới lạ, phá cách của những thành ngữ khơng thể tìm
thấy trong từ điển Việt ấy mà “Sát thủ đầu mưng mủ” trở thành mối lo ngại khi phá hoại
sự trong sáng của tiếng Việt. Khơng ít câu nói khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng như “Bộ
đội phải chơi trội”, “Không mày đố thầy dạy ai”, “Hận đời cắt tóc đi tu, nghĩ đi nghĩ lại
đi tù sướng hơn”…vì sự nhố nhăng, nhảm nhí và tính phi giáo dục của nó.
Ngồi ra, việc sử dụng thành ngữ tân thời không phù hợp với hoàn cảnh dễ gây
một số hiểu lầm cho người nghe. Chẳng hạn như thành ngữ “ Một con ngựa đau, cả tàu
bỏ cỏ” có nghĩa là khi một con ngựa trong đàn ngựa bị đau ốm thì những con ngựa cịn
lại khơng ăn uống, buồn bã. Qua đó, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể
gắn bó vơ cùng quan trọng. Trong đó, mỗi cá nhân là một móc xích khơng thể thiếu để
tạo thành một tập thể vững mạnh. Khi được làm mới, chuyển thành “ Một con ngựa đau,
cả tàu được ăn thêm cỏ”, nhiều người cho rằng câu thành ngữ cổ súy lối sống mặc kệ
đồng loại, chỉ nghĩ đến bản thân. Thực chất, câu thành ngữ trên trong một số trường hợp
thì có nghĩa là như vậy, nhưng trong trường hợp khác thì nó lại được sử dụng rất đắt để
mỉa mai, châm biếm những con người ích kỷ, khơng có tinh thần đoàn kết.
Hiện nay, một bộ phận người đang ngày càng lạm dụng việc sử dụng thành ngữ
tân thời chỉ vì tính hài hước, mới lạ của nó. TS. Mai Xuân Huy, Viện Ngôn ngữ học cho

16


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

biết: "Tơi được biết, những câu thành ngữ kiểu này được một bộ phận giới trẻ rất thích
thú. Họ sẵn sàng vận dụng vào mọi trường hợp, mọi lúc mọi nơi, khơng cần biết là đang
nói chuyện với ai. Lâu dần, những câu đó ngấm vào ngơn ngữ của học sinh. Cứ mở

miệng ra nói chuyện, giới trẻ lại phát ngôn một tràng những từ kiểu này khiến người lớn
ức chế, cảm thấy mình khơng được tôn trọng. Đây dường như là "căn bệnh" nan giải của
giới trẻ hiện nay."
Lam Điền – một nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học cho rằng: “Cách chế biến “thành
ngữ sành điệu” (tên gọi khác của “thành ngữ tân thời”) khiến những người u q tiếng
Việt khơng n tâm. Nói lái, chơi chữ, đảo nghịch ý nghĩa của những thành ngữ nghiêm
túc để tạo ra những thành ngữ hài hước là các cách thức không làm cho tiếng Việt thêm
phong phú, mà dường như lại làm cho nó thêm hỗn tạp.”
Cùng với thời gian, những thành ngữ khơng cịn thích hợp bị loại trừ dần. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, lại có một xu hướng khác là có các thành ngữ mới dần dần xuất hiện
trong đời sống. Trong những thành ngữ mới xuất hiện thêm đó, có những thành ngữ đã
được ghi vào từ điển, cũng có những thành ngữ chưa kịp được ghi vào từ điển thì đã dần
biến mất trong cuộc sống như trường hợp thành ngữ “như mất sổ gạo” (diễn tả nỗi lo
lắng, ngơ ngác, thất vọng của một người) đã từng được dùng rất nhiều trong thời bao cấp,
nhưng bây giờ hầu như khơng cịn được nghe thấy nữa.
2.3.3. Cách sử dụng thành ngữ tân thời nhằm duy trì văn hóa giao tiếp
Theo TS. Mai Xuân Huy, Viện Ngôn ngữ học: “Đối với những câu mà mọi người
gọi là thành ngữ kia nói vui với nhau cũng nên hạn chế, cũng cần phải chấn chỉnh chứ
đừng nói là đưa vào xuất bản thành sách… Hiện nay đang là thời kỳ bùng nổ thông tin,
sách báo tác động rất nhiều đến khả năng định hướng của giới trẻ. Từ sách báo, các em sẽ
tiếp thu học tập những điều hay để tự hoàn thiện bản thân. Chính vì thế, trách nhiệm của
những người viết sách cũng nặng nề hơn. Họ phải cân nhắc kỹ lưỡng về những gì mình
viết ra. Có thể, với chỉ một bài viết, câu chuyện, họ sẽ khiến cho cả thế hệ trẻ ảnh hưởng.
Chính vì thế, trách nhiệm của những nhà xuất bản sách cũng vô cùng quan trọng. Tôi
thiết nghĩ rằng, họ đừng nên vì đồng tiền, vì những lợi ích trước mắt mà đầu độc giới
trẻ".
Ngoài ra, trao đổi với Nguoiduatin.vn, PGS. TS Nguyễn Hồng Cổn cũng cho rằng:
"Chúng ta không nên khuếch trương, đưa vào một tài liệu chính thức những cụm từ như
“Bộ đội phải chơi trội”, “Ăn chơi khơng sợ mưa rơi”... Bởi vì, việc in ấn những tác phẩm
có câu nói như thế vơ tình đã tiếp tay cho những tiêu cực trong ngôn ngữ ngày càng lan

rộng. Những câu được coi như thành ngữ này nếu các bạn trẻ nói chuyện vui với nhau
ngồi đời thì có thể tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, minh họa bằng tranh ảnh nữa thì mặt
tiêu cực sẽ lại tăng lên gấp đơi, có sức ảnh hưởng gấp nhiều lần.”
Hơn hết, mỗi học sinh cần tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài
để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp
dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
17


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

Thêm vào đó, chúng ta cũng không được quá lạm dụng, không phát triển loại ngôn
ngữ không chuẩn tiếng Việt, thiếu trong sáng này trong môi trường giao tiếp chuẩn mực
như trường học, gia đình và khu vực công cộng. Bởi, nếu sử dụng tràn lan, khơng phù
hợp với hồn cảnh và mơi trường giao tiếp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành
nhân cách của bản thân. Mặt khác, theo một số chuyên gia giáo dục, nếu giới trẻ sử dụng
thường xuyên ngôn ngữ “tự chế” này, điều đó khơng chỉ làm đánh mất sự trong sáng của
tiếng Việt mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển tư duy, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt
trong việc trình bày ý tưởng cũng như khi thể hiện văn bản, gây bất lợi trong quá trình
học tập và làm việc.
3. Kết luận
Thành ngữ mới là sản phẩm độc đáo của giới trẻ Việt ngày nay trong giao tiếp.
Sáng tạo và sử dụng thành ngữ mới là một biểu hiện nổi bật của ngôn ngữ giới trẻ trong
bối cảnh hiện nay. Tuy thời gian xuất hiện chưa dài và bước đầu chỉ dừng lại ở ngôn ngữ
nội bộ của nhóm giới trẻ nhưng thành ngữ mới đã thể hiện những đặc điểm ngơn ngữ và
văn hóa nổi bật của tiếng Việt và người Việt.
Về mặt ngôn ngữ, thành ngữ mới đã kế thừa những đặc điểm về hình thức cấu tạo,
mơ típ diễn đạt, tính biểu trưng của thành ngữ truyền thống. Thành ngữ mới đã góp phần
làm phong phú, đa dạng diện mạo của tiếng Việt hiện đại.

Về mặt văn hóa, thành ngữ mới đã kế thừa, tiếp nối truyền thống văn hóa giao tiếp
chuộng vần điệu, nhịp nhàng, cân xứng về ngữ âm, tính hình tượng, biểu trưng về ý
nghĩa, sắc thái biểu cảm hài hước, dí dỏm, có phần châm biếm, mỉa mai nhẹ nhàng, tinh
tế.
Mặt khác, thành ngữ mới đúng như tên gọi của nó, bằng những sáng tạo, phá cách
riêng đã phản ánh những nét văn hóa thanh niên mới trong nhận thức, suy nghĩ và bộc lộ
cái tôi, bộc lộ cảm xúc của một thế hệ mới trong bối cảnh xã hội ngày nay. Biến thể ngôn
ngữ mà giới trẻ đang tạo ra góp phần làm nên “tính đa dạng của ngơn ngữ… làm cho sự
hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu, tẻ nhạt.” Do đó, thành ngữ
mới của giới trẻ khơng những là một hiện tượng ngơn ngữ thú vị mà cịn là một hiện
tượng văn hóa độc đáo của tầng lớp thanh niên trong dịng chảy văn hóa thời hiện đại cần
được quan tâm nghiên cứu.

18


Tiểu luận môn: Tiếng Việt cơ sở
Đề tài: Thành ngữ và “thành ngữ tân thời” của giới trẻ và vấn đề văn hóa giao tiếp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Đỗ Thuỳ Trang (2017), Thành ngữ mới giới trẻ nhìn từ đặc điểm ngơn ngữ văn
hố, Nxb.trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
(5)
Đỗ Thuỳ Trang (2015), Thành ngữ tân thời của giới trẻ nhìn từ góc độ văn hố
giao tiếp, Việt Nam học, những phương diện văn hoá truyền thống, Nxb.Khoa học xã hội.
(6)
Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
(7)
Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngơn ngữ và tư
duy người Việt, Nxb.ĐHQGHN.

(8)
Phạm Hồng Trung (2008), Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối
cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế – Một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, 24, 148–156.
(9)
Trần Thị Ngọc Lang (chủ biên) (2005), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội, Nxb.
KHXH.
(10) Tuyển tập dịch (2006), Ngơn ngữ văn hóa và xã hội – Một cách tiếp cận liên
ngành, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

19



×