Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Xu hướng Hiện đại hóa phương thức thông tin trên nhật báo dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát 3 tờ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM và Tiền Phong trong th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 135 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN HOÀNG DIỆU NGÂN






XU HƯỚNG “HIỆN ĐẠI HOÁ” PHƯƠNG THỨC
THÔNG TIN TRÊN NHẬT BÁO DÀNH CHO GIỚI TRẺ
TẠI VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
















Hà Nội, 2010


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN HOÀNG DIỆU NGÂN



XU HƯỚNG “HIỆN ĐẠI HOÁ” PHƯƠNG THỨC
THÔNG TIN TRÊN NHẬT BÁO DÀNH CHO GIỚI TRẺ
TẠI VIỆT NAM
(Khảo sát 3 tờ báo: Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM
và Tiền Phong
trong thập niên đầu của thế kỷ XXI)






Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái






Hà Nội, 2010


HÀ NỘI - 2010


5
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài: 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 9
6. Phương pháp luận nghiên cứu: 10
7. Cấu trúc của luận văn: 10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
“HIỆN ĐẠI HOÁ” PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM
LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT ĐẦU THẾ KỶ XXI
1 – Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc trong lịch sử báo chí Việt Nam:
……… 11

2 - Hiện đại hoá thông tin là yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động báo
chí: 16
3 – Vài nét chung về các tờ nhật báo dành cho giới trẻ tại Việt Nam
(Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM, Tiền Phong): ………………… 30

4- Những thay đổi trong xu hướng và cách thức tiếp cận thông tin của
giới trẻ ở Việt Nam:……………………………………………… …33





6
CHƯƠNG 2:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT “HIỆN ĐẠI HOÁ” PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN
TRÊN THANH NIÊN, TUỔI TRẺ TP.HCM VÀ TIỀN PHONG
(TỪ NĂM 2000 – 2010)
1 – Báo Thanh Niên:

1.1 Phương thức khai thác nội dung thông tin ….…………… 36
1.2 Cách thể hiện hình thức:….…………………………………….56
1.3 Cách xây dựng thương hiệu…… …………………………….61
1.4 Cách làm kinh tế:…………………………………………… 62
2- Báo Tuổi Trẻ:
2.1 Phương thức khai thác nội dung thông tin:…………………69
2.2 Cách thể hiện hình thức:…….…………………………………86
2.3 Cách xây dựng thương hiệu………………………………… 90
2.4 Cách làm kinh tế:… ……………………………………….91
3 Báo Tiền Phong:
3.1 Phương thức khai thác nội dung thông tin:…………………93
3.2 Cách thể hiện hình thức:………………………………….…105
3.3 Cách xây dựng thương hiệu……………………………… 107
3.4 Cách làm kinh tế:… …………………………………… 112


CHƯƠNG III:
TỪ THỰC TẾ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN
Ở BÁO THANH NIÊN, BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM VÀ BÁO TIỀN PHONG
ĐỂ ĐƯA RA MÔ HÌNH “HIỆN ĐẠI HÓA” BÁO CHÍ VIỆT NAM
1- “Hiện đại hóa” về nội dung:…………………………………………115
2- “Hiện đại hóa” về hình thức:……………………………………… 121
3- Tạo dựng thương hiệu thông qua các hoạt động xã hội:……… …123
4- Tạo tiềm lực kinh tế để tái đầu tư vào chất lượng tờ báo: …… …124

KẾT LUẬN ……………………………………………………….125

Tài liệu tham khảo……………………………………………… 127



7

BẢNG TỪ VIẾT TẮT



Ban Biên tập
BBT

Ban tổ chức
BTC

Biên tập viên
BTV

Câu lạc bộ
CLB

Công nghệ thông tin
CNTT

Cổ phần
CP

Cộng tác viên
CTV

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh
Đoàn TN CS HCM


Tổng Biên tập
TBT

Thư ký tòa soạn
TKTS

Thành phố Hồ Chí Minh
Tp.HCM

Thông tấn xã Việt Nam
TTXVN

Trung ương
TW

Xã hội học
XHH





8
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Hiện đại hoá hoạt động báo chí đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối
với báo chí Việt Nam và thế giới. Trong môi trường truyền thông hiện đại,
với sự hỗ trợ của khoa học – công nghệ và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế

thị trường, mỗi tờ báo luôn phải nỗ lực hiện đại hoá để đảm bảo sự tồn tại
của mình, xây dựng tờ báo thành một thương hiệu tốt, uy tín trên thị trường
ấn phẩm báo chí.
Đã qua rồi thời các tờ báo ở Việt Nam trông chờ vào nguồn vốn của
Nhà nước để duy trì hoạt động. Với cơ chế sự nghiệp có thu, hoặc hoàn toàn
tự chủ về kinh tế, mỗi tờ báo hiện nay có một định hướng riêng để duy trì và
phát triển bằng chính sức mình. Làm thế nào để thu hút người đọc, tăng
lượng phát hành, mở rộng tầm ảnh hưởng về mặt thông tin, từ đó hoạt động
kinh doanh báo chí hiệu quả là cái đích chung của mọi tờ báo.
Đối tượng bạn đọc trẻ cũng nhận được sự quan tâm ưu ái đặc biệt của
các tờ nhật báo. Đó là đối tượng bạn đọc tiếp nhận thông tin rất nhanh nhạy,
có tính phản biện xã hội, có yêu cầu về thông tin rất cao. Cựu Thủ tướng
Singapore Lý Quang Diệu từng phát biểu cách đây 40 năm, là: Tiếng Anh và
mạng Internet phủ sóng sẽ giúp người lao động trẻ của Singapore hoà nhập
với cả thế giới và có thể thích nghi ở bất cứ đâu. Điều này cho thấy, sứ mạng
quan trọng của các tờ báo dành cho giới trẻ trên khắp thế giới là: xây dựng
phong cách sống tiến bộ, cách tư duy mới mẻ, giúp giới trẻ có những cái
đích tích cực, lành mạnh trong một thế giới phẳng. Muốn làm được như vậy,
các tờ báo, đặc biệt là nhật báo dành cho giới trẻ phải tự đặt mình vào một
cuộc đua khốc liệt, đổi mới liên tục để bắt kịp với nhịp sống sôi động và sự
thay đổi nhanh chóng trong tư duy của giới trẻ.

9
Mỗi tờ nhật báo hiện nay không đơn thuần là một tờ báo viết. Các tờ
báo lớn đều đang hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn báo chí, trên nền
tảng của truyền thông đa phương tiện, trong đó tờ báo in là trung tâm của sự
phát triển. Hiện đại hoá phương thức thông tin trên các nhật báo, vì thế là
một nhiệm vụ bức thiết, để mỗi tờ báo có thể xây dựng thương hiệu riêng
trên thị trường hơn 800 ấn phẩm báo chí tại Việt Nam hiện nay.
Từ thực tế báo chí chuyển mình rất nhanh chóng đó, vẻ đẹp của một

tác phẩm truyền thông hiện đại đã có nhiều khác biệt so với một tác hẩm
truyền thông truyền thống. Tác phẩm hiện đại có hình thức ngày càng gần
gũi hơn với cách làm báo tiến bộ của phương Tây, và có nội dung mang tính
phản biện xã hội sâu sắc. Nó không đứng một mình với tư cách là một bài
báo đơn lẻ. Nó có thể là một chuỗi bài có sức tác động mạnh, áp dụng nhiều
thể loại báo chí khác nhau để chuyển tải được thông điệp một cách ấn tượng
nhất. Thậm chí nếu cần, những người làm báo còn áp dụng cả nghệ thuật PR
vào đó, để bài báo, tờ báo trở thành một thương hiệu tin cậy và hấp dẫn đối
với bạn đọc.
Phân tích mô hình hiện đại hoá ở một số nhật báo dành cho giới trẻ có
uy tín tại Việt Nam sẽ giúp người thực hiện nghiên cứu, khái quát nên một
mô hình hiện đại hóa chung của báo chí Việt Nam giai đoạn hiện tại.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
* Khoá luận tốt nghiệp “Báo Tuổi Trẻ với việc xây dựng thương hiệu” – Tác
giả: Vũ Thị Thược – Khoá 47 - Hệ Chính quy – năm 2006.
Trong đó, tác giả khẳng định báo Tuổi Trẻ có nhận thức rất rõ ràng và
đã có một thời gian khá dài trong việc xây dựng thương hiệu, thông qua các
hành động cụ thể:
 Tạo dựng và khẳng định chất lượng của thông tin trên mỗi trang báo.

10
 Khởi xướng và đi đầu trong những chiến dịch thông tin có khả năng
chiến đấu và hiệu ứng xã hội cao.
 Tổ chức thành công những hoạt động cộng đồng.
 Thương hiệu Tuổi Trẻ gắn liền với sự chia sẻ, đồng cảm cùng bạn đọc.
 Những điểm yếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của Tuổi Trẻ.
Trong khuôn khổ Khoá luận tốt nghiệp này, tác giả Vũ Thị Thược đã chỉ
ra được những kinh nghiệm quan trọng nhất trong cách xây dựng thương
hiệu riêng của báo Tuổi Trẻ. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra những khó khăn

không chỉ của riêng Tuổi Trẻ trong quá trình vươn ra thành thương hiệu báo
chí quốc gia, đó là sự khác biệt về vùng miền, việc chưa có những cuộc điều
tra thị hiếu, tâm lý của độc giả trên quy mô lớn.
* Khoá luận tốt nghiệp “Cuộc cạnh tranh về chất lượng thông tin giữa 2 tờ
báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, từ đầu năm 2005 đến tháng 8/2006” – Tác giả:
Nguyễn Thị Hải – Khoá 46HN. Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Thái.
Trong khuôn khổ khoá luận này, tác giả Nguyễn Thị Hải đã khẳng
định tính tất yếu của cạnh tranh báo chí trong công cuộc đổi mới đất nước.
Tác giả khảo sát 2 tờ báo ở nhiều bình diện:
 Vị trí và cách xây dựng trang nhất của mỗi tờ.
 Cạnh tranh bằng cách thu hút nhiều cây bút sắc sảo.
 Cạnh tranh bằng các bài báo có cùng đề tài, thể hiện qua 3 cụm đề tài
nóng trên báo chí Việt Nam những năm gần đây: Dịch cúm gia cầm,
Tiêu cực trong bóng đá Việt Nam và Tham nhũng PMU18.
 Nghệ thuật làm market: Khổ báo, măng-séc, chữ, phi-lê, khung, nền,
vi-nhét, ảnh, tranh minh hoạ, sơ đồ, bản đồ, đồ thị, màu sắc và bố cục.

11
* Luận văn thạc sỹ khoa học báo chí “Vấn đề thông tin và định hướng thẩm
mỹ cho giới trẻ” (Khảo sát chuyên trang văn hoá văn nghệ các báo: Tiền
Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ) - Tác giả Nguyễn Thanh Xuân – năm 2006.
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái.
Với đặc điểm chỉ khảo sát chuyên trang Văn hoá văn nghệ trên các
báo, tác giả Nguyễn Thanh Xuân đã chỉ ra tỷ lệ nội dung thông tin về các
lĩnh vực văn hoá văn nghệ giữa 3 tờ báo và mức độ quan tâm của bạn đọc
đối với các vấn đề văn hoá nghệ thuật.
Chất lượng thông tin của ba tờ báo: Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi
Trẻ Tp.HCM được đánh giá qua rất nhiều lĩnh vực phản ánh trên mặt báo:
Văn hoá, Văn hoá lối sống, Văn hoá mặc, Lễ hội, Di tích lịch sử, Nghệ

thuật, Văn học, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc…
Cuối luận văn này, tác giả đã tiến hành khảo sát hiệu quả về mặt thông
tin thẩm mỹ, qua việc nhận xét cách thức tổ chức tác phẩm báo chí hiệu quả:
xây dựng các chuyên trang, văn phong báo chí, sự trong sáng của thông báo
và của ngôn ngữ tiếng Việt, cuối cùng là mức độ và tần suất sử dụng các thể
loại báo chí khác nhau trên mặt báo.
Bên cạnh đó, còn nhiều khoá luận và luận văn khác nghiên cứu về các
vấn đề liên quan: như Khoá luận tốt nghiệp “Chuyên mục Thời luận trên báo
Tiền Phong” của tác giả Nguyễn Thị Mùi, K45 HN - Hệ tại chức (Người
hướng dẫn: ThS. Vũ Trà My); Khoá luận tốt nghiệp “Tìm hiểu về phóng sự
dài kỳ trên báo Tuổi Trẻ Tp.HCM và báo Thanh Niên” của tác giả Đào Thị
Sự, K46HN - Hệ tại chức (Người hướng dẫn: Giảng viên Trần Quang); hay
Khoá luận tốt nghiệp “Báo Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM xung
quanh sự kiện 11.9.2001” của tác giả Đỗ Thế Dũng, K43- Hệ chính quy
(Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái).

12
Như vậy, báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ Tp.HCM là đối
tượng quan tâm và nghiên cứu của nhiều thế hệ SV báo chí. Dù có thể trở
thành PV, BTV của các tờ báo này hay không, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu
những điểm tích cực và hạn chế của ba tờ báo này trong quá trình đổi mới,
cũng là bài học hữu ích đối với các phóng viên trẻ cũng như với các cơ quan
truyền thông đại chúng khác.
Trong khuôn khổ luận văn của mình, trên cơ sở lịch sử nghiên cứu đề
tài, tác giả xin lựa chọn khu vực nghiên cứu chính là: Xu hướng “hiện đại
hoá” phương thức thông tin, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc
trẻ - đối tượng chính được hướng đến của cả 3 tờ nhật báo dành cho giới trẻ
tại Việt Nam (Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM, Tiền Phong). Bạn đọc trẻ ở
đây, đối tượng chung của cả 3 tờ báo ở khoảng lứa tuổi từ 18 đến 35 tuổi.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên thế giới, mỗi nền văn hoá bao giờ cũng tương ứng với một nền
báo chí. Hay nói cách khác, báo chí là diễn đàn của một nền văn hoá. Mỗi
quốc gia có một cách thông tin báo chí rất khác nhau, phụ thuộc vào tính
cách văn hoá riêng của dân tộc ấy
Văn hoá Việt Nam có căn cơ là văn hoá nông nghiệp, trải dài qua
4000 năm dựng nước và giữ nước. Nền văn hoá nông nghiệp này đã hình
thành nên căn tính nông dân của người Việt Nam bao đời nay.
* Ảnh hưởng của cơ chế tin đồn đối với báo chí chính thống:
Trước hệ thống báo chí bằng chữ quốc ngữ thì ở Việt Nam không tồn tại một
nền báo chí chính thống nào. Cơ chế duy nhất về mặt thông tin trong lịch sử
phát triển của làng xã Việt Nam truyền thống là “cơ chế tin đồn”, tức là tin
tức truyền miệng từ người này qua người khác, lan truyền với tốc độ rất
nhanh, bất kể thông tin có chính xác hay không. Đây cũng là cơ chế thông

13
tin theo kiểu mẹ Đốp, mõ làng, tức là nghe chưa thông đã truyền đi tiếp,
khiến cho thông tin càng truyền đi càng bị sai lệch so với ban đầu.
Vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay, tin đồn trong nhiều trường hợp có
sức mạnh và tầm ảnh hưởng còn lớn hơn cả thông tin chính thống trên báo
chí. Vì thế, tin đồn ở Việt Nam có khả năng kéo lùi những nỗ lực hiện đại
hoá báo chí.
Chính vì vậy, một trong những điểm cần đặc biệt lưu tâm khi nghiên
cứu về quá trình hiện đại hoá báo chí ở các toà soạn, đó là việc chống lan
truyền những tin đồn không chính xác, hoặc ảnh hưởng không tốt đến an
ninh xã hội, an toàn của người dân. Nhiệm vụ này cũng là một thách thức, vì
những tin đồn đã có ảnh hưởng gốc rễ tới cách sống, cách tổ chức xã hội,
cách truyền thông tin trong xã hội Việt Nam.
* Mỗi tòa soạn tìm góc tiếp cận mới cho những sự kiện, vấn đề
chung: Mỗi sự kiện, vấn đề báo chí xảy ra trong xã hội vào một giai đoạn

nào đó có những thông tin chung, nhưng trên thực tế, các tờ báo đã có cách
thức riêng để tiếp cận và đưa tin.
Vấn đề bức thiết đặt ra là mỗi tờ báo phải tìm ra góc cạnh nào mới mẻ
của vấn đề để khai thác thông tin, thu hút người đọc, từ đó làm cho người
đọc cảm thấy hứng thú với tờ báo đó, bài báo đó, thương hiệu báo chí đó.
Góc nhìn báo chí khác nhau sẽ đưa đến thông báo cốt lõi và ngôn ngữ thông
báo khác nhau. Điều đó sẽ tạo nên một bức tranh toàn cảnh báo chí sôi động.
Theo đó, mỗi tờ báo nên là một cá tính riêng trong làng báo chí.
* Khả năng viết súc tích và kỹ năng dùng kênh phi văn tự:
Ngôn ngữ phi văn tự (đồ hình, ảnh, tranh minh họa…) cũng được sử
dụng triệt để trong những trường hợp cần thiết, vì bạn đọc trẻ trong đời sống
công nghiệp ngày càng ít có thời gian để tiếp cận với những bài báo dài.
Những bài viết sử dụng khéo léo kênh phi văn tự nhiều khi có khả năng

14
truyền tải thông tin và tạo cảm xúc cho người đọc nhanh hơn cả câu chữ.
Bên cạnh đó, tít và sapô ngắn gọn, ấn tượng, nêu được thông tin cốt lõi cũng
là vấn đề quan trọng hàng đầu trong báo chí hiện đại.
* Nghệ thuật tạo dựng thương hiệu:
Với khả năng thu hút bạn đọc khá mạnh mẽ, cả 3 tờ nhật báo Thanh
Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM, Tiền Phong đã có những cách thức riêng trong
nghệ thuật làm báo. Tuy giai đoạn 2000 – 2010 có nhiều thăng trầm khác
nhau nhưng cũng là giai đoạn các tờ báo nỗ lực bứt phá mạnh mẽ. Vì thế, ở
môi trường báo chí hiện đại, “viết báo” và “làm báo” là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Một người chỉ biết “viết báo” mà không có nghệ thuật, kỹ
năng và sự nhạy bén để “làm báo” thì mãi mãi chỉ là một người thợ viết
không hơn không kém. Vì thế, vai trò của Bộ, Ban BT càng quan trọng trong
việc định hình và xây dựng thương hiệu cho tờ báo. Mỗi tờ báo không có ít
nhất một linh hồn - người nắm chắc nghệ thuật làm báo thì sẽ có ít khả năng
tạo được sự đột phá, mà chỉ dừng ở mức “tròn vai”.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng:
Ba tờ nhật báo dành cho độc giả trẻ ở nước ta hiện nay là Thanh Niên,
Tuổi Trẻ Tp.HCM và Tiền Phong, từ năm 2000 đến nay có cơ hội học hỏi,
tiếp xúc với các khái niệm mới về báo chí và truyền thông của các nước tiên
tiến trên thế giới và bước đầu áp dụng vào nghệ thuật làm báo của mình.
Tác giả lựa chọn thời điểm nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, tính ra là
thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI - một thế kỷ dự đoán sẽ có những chuyển
biến thần tốc về khoa học công nghệ. Báo in đứng trước sự xâm chiếm của
các loại hình báo chí đa phương tiện khác. Những người gắn bó với báo in
phải tìm ra lời giải tốt cho bài toán sinh tồn và phát triển.

15
Một điểm đặc biệt nữa, đó là giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đối với
Thanh Niên và Tuổi Trẻ, nếu vẽ đồ thị hình sin về quá trình phát triển thì có
cả đỉnh cao nhất lẫn quãng xuống dốc thấp nhất. Còn với Tiền Phong, vốn là
tờ báo cực thịnh vào những năm 90 của thế kỷ XX, thì nay phải dò dẫm tìm
đường, áp dụng nhiều cách khác nhau để tìm lại thành công và vị trí trong
lòng bạn đọc.
Về đối tượng độc giả, ba tờ báo này có một điểm chung rất đặc biệt, là
đối tượng phản ánh chính là Đoàn viên và thanh niên nói chung. Tuy nhiên,
với mong muốn nâng tầm trở thành các tờ nhật báo thời sự cho mọi lứa tuổi,
bên cạnh các chuyên trang, chuyên mục dành cho giới trẻ, cả 3 tờ cũng phát
triển theo hướng báo chính trị - xã hội với đa dạng bài viết và đa dạng đề tài.
Như vậy, đối tượng phản ánh chính là người trẻ, đối tượng bạn đọc mở rộng
ra cả các lứa tuổi khác – những người có tâm hồn trẻ trung, chấp nhận cách
làm báo hiện đại, nhanh nhạy là định hướng chung của các tờ báo này.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Báo chí Việt Nam bắt đầu có những chuyển mình đầu tiên nhờ sự hỗ
trợ của các chuyên gia báo chí đến từ Thuỵ Điển và các nước phương Tây
khác (Mỹ, Anh, Úc ). Nhà báo Việt Nam được tiếp cận với các khái niệm
và quy trình làm báo hiện đại, từ đó áp dụng vào thực tiễn tác nghiệp, khiến
diện mạo báo chí Việt Nam thay đổi từng ngày.
Những số báo đặc biệt, những bài báo, cụm bài, cụm chuyên đề,
chuyên trang đề cập đến các sự kiện lớn có ý nghĩa với đất nước, tác động
mạnh đến dư luận xã hội. Cách mỗi tờ nhật báo chọn góc tiếp cận sự kiện,
vấn đề, từ đó nhìn ra cách hiện đại hoá đặc thù của từng tờ báo để thu hút
độc giả và tạo ra nhận diện thương hiệu riêng.

16
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ này, tác giả sẽ khảo sát từ cách
thức tiếp cận thông tin (chọn đề tài, chọn hướng tiếp cận, cách triển khai các
loạt bài lớn có tiếng vang ) đến nghệ thuật thông tin (truyền thông về loạt
bài, về chuyên mục, quan hệ công chúng ). Theo đó, để dễ dàng tìm ra các
giai đoạn lịch sử đánh dấu quan trọng trên chặng đường phát triển 10 năm
qua của các tờ báo này, tác giả sẽ tập trung vào các loạt bài lớn, các sự kiện
đặc biệt cũng như các biến cố mà 3 tờ báo gặp phải trong một thập kỷ qua.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Báo chí là “sản phẩm hàng hoá đặc biệt”. Dù hai chữ “đặc biệt” đòi hỏi
người làm báo không được phép chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mà phải
luôn hướng tới tính chất xã hội, tính định hướng tích cực, thì báo chí vẫn
phải tuân theo quy luật cung - cầu để đến được với bạn đọc như bao loại
hàng hoá khác.
Một yếu tố quan trọng để báo chí “đứng” được trong cuộc cạnh tranh
thông tin khốc liệt, chính là việc xây dựng “ thương hiệu”. Một tờ báo có uy
tín, đi vào lòng bạn đọc, được lựa chọn trên sạp báo hàng ngày, sẽ thể hiện
một “thương hiệu” ổn định, có sức thu hút lớn. “Thương hiệu” của một tờ

báo sẽ được khẳng định mạnh mẽ và đầy đủ khi xuất hiện những thông tin
trái chiều, khó phân định, thì bạn đọc tìm đến với tờ báo ấy, coi thông tin đó
đang đăng tải là kết luận cuối cùng. Như thế, chỉ số tin cậy của thông tin
chính là thước đo đầu tiên, quan trọng nhất để xác định “thứ bậc”, thương
hiệu tờ báo. Tất nhiên, chính xác phải đi liền với nhanh nhạy. Bạn đọc
không thể chấp nhận những người làm báo chờ sự kiện sáng rõ như ban
ngày mới đưa tin. Sự “nhập cuộc” tìm tòi, khám phá, với một thái độ nghiêm
túc, trách nhiệm của nhà báo luôn được bạn đọc kỳ vọng và đánh giá cao.

17
Nhưng nếu chỉ có thế thì con đường tạo dựng “thương hiệu” báo chí
đã quá giản đơn. Để cuốn hút bạn đọc, ngoài sự chính xác, hấp dẫn của
thông tin, còn cần đến “cái duyên”, đến phong cách riêng của tờ báo, từ nội
dung đến hình thức, từ ý tưởng ban đầu đến nội dung tổ chức thực hiện
Việc đổi mới và hiện đại hoá phương thức thông tin trên các nhật báo
trẻ tại Việt Nam là một vấn đề bức thiết cần nghiên cứu. Trong khuôn khổ
luận văn thạc sĩ này, tác giả muốn đề cập, tìm hiểu và rút ra những bài học
kinh nghiệm hiện đại hoá cách thông tin trên báo chí, nhằm hướng đến một
nền báo chí Việt Nam ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp hơn, thu hẹp
khoảng cách với báo chí ở một số nước tiên tiến trên thế giới.

6. Phương pháp luận nghiên cứu:
- Khảo sát các số báo đặc biệt, cách đưa tin về các sự kiện quan trọng, cách
chọn góc nhìn qua các bài báo từ tháng 1/2000 đến nay.
- Phỏng vấn đại diện BBT của các tờ nhật báo để tìm ra định hướng phát
triển của các tờ nhật báo qua từng thời kỳ. Nghệ thuật tạo dựng thương hiệu
và uy tín riêng của từng tờ báo.
- Nghiên cứu xu hướng hiện đại hoá cách thông tin mà các giảng viên báo
chí nước ngoài đã giảng dạy ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
- Tổng kết qua các số liệu khảo sát thị hiếu, mong muốn của bạn đọc, khảo

sát công tác phát hành mà các tòa soạn tiến hành từ năm 2000 đến nay.

7. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ
lục, Luận văn gồm 3 chương:
* Chương I: “Hiện đại hoá” phương thức thông tin trên báo chí Việt Nam là
yêu cầu cấp thiết đầu thế kỷ XXI.

18
* Chương II: Tìm hiểu nghệ thuật “hiện đại hoá” phương thức thông tin của
Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM và Tiền Phong (từ năm 2000 - 2010).
* Chương III: So sánh mô hình “hiện đại hoá” của Thanh Niên, Tuổi Trẻ
Tp.HCM và Tiền Phong đầu thế kỷ XXI.
(Xây dựng mô hình hiện đại hoá báo chí ưu việt ở Việt Nam)
























19
CHƯƠNG I:

“HIỆN ĐẠI HOÁ” PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ
VIỆT NAM LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT ĐẦU THẾ KỶ XXI

1 – Ảnh hưởng của văn hoá dân tộc trong lịch sử báo chí Việt Nam:
1.1 Đặc điểm cốt lõi của văn hoá Việt Nam:
1.1.1 Văn hoá nông nghiệp, sống duy tình. Tính cộng đồng, tình cảm gia
đình họ mạc, tình làng nghĩa xóm có ý nghĩa rất quan trọng. Giá trị của cá
nhân được ghi nhận trong giá trị chung của cộng đồng.
1.1.2 Trước khi báo chí ra đời, cách thông tin duy nhất trong làng xã truyền
thống là cơ chế tin đồn.
1.2 Ảnh hưởng của văn hoá Việt Nam đối với sự hình thành và phát triển
của văn hoá thông tin.
1.2.1 Báo chí Việt Nam xuất hiện rất muộn trong toàn bộ tiến
trình văn hoá Việt Nam.
* Tiến trình văn hoá Việt Nam chia làm 3 lớp:
- Lớp văn hoá thứ nhất: Văn hoá bản địa với thời kỳ tiền sử và thời kỳ Văn
Lang - Âu Lạc.
- Lớp văn hoá thứ hai: Giao lưu văn hoá với Trung Hoa và khu vực.
- Lớp văn hoá thứ ba: Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (nhà
Nguyễn), giao lưu văn hoá với phương Tây và toàn cầu.

* Giai đoạn hiện đại được tính từ thời điểm Việt Nam giành được độc
lập, xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1945 đến nay. Tuy
nhiên, lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam bắt đầu từ năm 1925, khi Chủ
tịch Hồ Chí Minh sáng lập tờ Thanh Niên. Vì thế, có thể nói rằng, sự ra đời

20
của báo chí Việt Nam là bước tiến hiện đại đầu tiên so với cơ chế thông tin
truyền thống là tin đồn.
Trước đó, báo chí đã ra đời từ sớm dưới thời Pháp thuộc. Tuy là
những tờ báo tuyên truyền cho chính phủ thực dân phản động, nhưng thời kỳ
này cũng tạo ra lớp ký giả đầu tiên tại Việt Nam, hoạt động đúng tính chất
thông tin của báo chí thị trường, hướng về nhu cầu của độc giả. Sau này,
nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên Sài Gòn tham gia phong trào xuống đường
đấu tranh đòi tự do, dân chủ cũng tham gia làm báo trong tù và làm báo cách
mạng khi đất nước vừa giải phóng. Đó là lý do mà lớp nhà báo sau này của
Tp.HCM cũng hướng tới làm báo theo phong cách hiện đại từ buổi ban đầu,
viết súc tích, ngắn gọn, tính thông tin cao, và thường xuyên nghiên cứu nhu
cầu độc giả để đưa ra những định hướng phát triển đúng đắn.
Báo chí miền Bắc ra đời muộn hơn và có đặc điểm lịch sử hoàn toàn
khác hẳn. Những người làm báo đầu tiên ở Bắc Kỳ chính là lực lượng nhà
văn, nhà thơ yêu thích hoạt động báo chí. Chính vì vậy, ngay từ thuở ban
đầu, chất báo của đất Bắc đã mang đậm chất văn. Văn – báo lẫn lộn, vì thế
những bài báo mang tính cách của người Bắc thường dài, mang tính kể
chuyện, gần với thể loại tản văn, bút ký. Đây là một phong cách đã được
định hình gần 1 thế kỷ nay. Nhưng thời hiện đại, khi văn – báo hoàn toàn
tách biệt, thì các tờ báo phía Bắc đang nỗ lực học hỏi cách làm báo chuyên
nghiệp, hướng tới thị trường, tăng cường sức cạnh tranh.
1.2.2 So sánh và tìm điểm tương đồng giữa quá trình hiện đại hoá
của văn học và báo chí ở Việt Nam.
Các nhà báo đầu tiên của Việt Nam phần lớn là các nhà thơ, nhà văn.

Trong quá trình phát triển của báo chí Việt Nam, người làm báo đã dần nỗ
lực hiện đại hoá hoạt động báo chí thông qua cử chỉ đưa loại hình nghệ thuật
ngôn từ đơn thuần (văn học) thành loại hình nghệ thuật thông tin (báo chí).

21
Vẻ đẹp của một tác phẩm văn học khi đưa lên báo chí dần chuyển thành vẻ
đẹp riêng của một giá trị thông tin. Tuy nhiên, dù sao thì một nhà báo cũng
phải có cái gốc văn học, lịch sử tốt, để viết nên ngôn ngữ với cá tính riêng,
tuy nhiên vẫn phải trau chuốt và đảm bảo một số chuẩn mực nhất định.

1.2.3 Môi trường truyền thông đầu thế kỷ XXI đặt ra những
thách thức đòi hỏi báo chí phải hiện đại hoá.
Trong bài viết “Tiêu chí của báo chí hiện đại: Nhanh, đúng, hấp dẫn”
đăng trong tạp chí Nhà báo & Công luận (22/6/2010), tác giả Tám Văn viết:
“Trong nhiều văn kiện, văn bản liên quan đến báo chí, khái niệm về xu thế
báo chí hiện đại chưa được làm rõ. Tuy nhiên, tại các trường, viện nghiên
cứu giảng dạy về báo chí, truyền thông, hiện đại hóa báo chí thường bao
gồm các nội dung: “Toàn cầu hóa”; “Quốc tế hóa”; “Thương mại hóa”;
“Tập trung và độc quyền”, “Chuyên môn hóa”; “Đa phương tiện” Với
báo in, đó là những thay đổi về cách in ấn, trình bày; thay đổi kỹ thuật viết
tin bài và xu hướng báo rẻ, báo phát không. Đối chiếu với nội dung này,
báo chí Việt Nam đang từng bước tiến tới hiện đại hóa và đã có những
thành công bước đầu.”
Trong bài viết, tác giả nêu ra một số dẫn chứng để chứng minh cho
nhận định “báo chí Việt Nam đang từng bước tiến tới hiện đại hóa và đã có
những thành công bước đầu”. Thứ nhất, đó là sự xuất hiện các tiền đề để
thành lập tập đoàn báo chí. Theo đó, một loạt cơ quan báo chí lớn mạnh vốn
có sự chuẩn bị và đầu tư từ sớm, đã sẵn sàng cho sự chuyển đổi này ngay khi
có cơ chế (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn
xã Việt Nam, báo Công an nhân dân, báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ…).

Thứ hai là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, báo
điện tử, trang tin điện tử, nhờ đó báo có lực lượng thông tin mới, nhanh,

22
nhạy bén và phong phú. Báo điện tử đã góp phần thay đổi thói quen đọc báo
đơn điệu và tẻ nhạt, khô cứng của độc giả. Các nhà báo cũng thay đổi cách
làm để chú trọng truyền tải các thông tin mà bạn đọc cần thay vì chỉ cung
cấp tin tức mà tòa soạn có. Điều đó đặt ra những thách thức, cũng là một cú
hích mới với báo in để phải tự làm mới mình trong cuộc chiến sinh tồn.
Cuối cùng, tác giả cũng viết thêm: “Một xu hướng khác của báo chí
hiện đại, đó là việc tích hợp các phương tiện truyền thông trong một cơ quan
báo chí, và tính hiệu quả kinh tế của một sản phẩm truyền thông hiện đại ”.
Như vậy là sự hỗ trợ của khoa học – công nghệ và yêu cầu cấp thiết
về hiệu quả kinh tế của tờ báo đã khiến cho báo chí hòa mình vào công cuộc
hiện đại hóa. Tuy nhiên, hiện đại hóa theo phương thức nào, đâu là con
đường đúng đắn và hứa hẹn thành công lại là câu chuyện khác. Việc phân
tích quy trình hiện đại hóa, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mỗi tòa soạn
nhật báo dành cho giới trẻ (Thanh Niên, Tuổi Trẻ Tp.HCM, Tiền Phong) sẽ
giúp tìm ra mô hình được coi là có nhiều ưu điểm nhất.
Hiện nay, trong quá trình ra nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới),
Báo chí cũng đá góp tiếng nói quan trọng vào việc nêu lên những cơ hội và
thách thức khi VN ra nhập tổ chức này.
Gần đây, về chủ đề này có thể kể đến: “WTO đích đã gần”, “Thủy
sản Việt Nam muốn ra biển lớn cần thương hiệu mạnh”, “WTO thống nhất
thuế quan cho nông phẩm”…trên Tiền Phong hay “Mỹ tăng cường đàm
phán về việc gia nhập WTO với Việt Nam”, “Sửa luật để hội nhập” trên
Tuổi Trẻ… Hàng trăm bài báo về tác động của việc gia nhập WTO đến mọi
tầng lớp, mọi ngành nghề đã góp vào tiếng nói chung để nền kinh tế Việt
Nam chuẩn bị cho hội nhập toàn cầu, vươn ra biển lớn.


23
Như vậy, xã hội càng phát triển thì vai trò của báo chí càng được
khẳng định. Đời sống báo chí đã có những bước phát triển mạnh mẽ với sự
phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

2 - Hiện đại hoá thông tin là yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động báo chí
2.1 Thế nào là hiện đại hoá:
Trong hai cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại của dân tộc, báo chí đã
góp phần không nhỏ động viên quần chúng nhân dân, huy động sức người,
sức của cho tiền tuyến. Báo chí cũng góp phần không nhỏ khi đập tan mọi
âm mưu tuyên truyền mị dân của địch, góp phần đưa đất nước đi đến thắng
lợi cuối cùng.
Đặc biệt, trong những thời khắc quyết định, những đổi thay to lớn của
đất nước như thời kỳ đổi mới, với nhiều chính sách mới, còn xa lạ với đời
sống nhân dân, báo chí đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích cho nhân
dân hiểu đường lối chính sách mới của Đảng. Không chỉ có vậy, báo chí còn
góp phần to lớn vào việc điều chỉnh các dự luật, ban hành chính sách khi chỉ
ra những bất cập, những hạn chế tồn tại giúp cơ quan chức năng sửa đổi áp
dụng luật pháp phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Khi Liên Xô tan rã, một bộ phận người dân hoang mang thì báo chí là
ngọn cò tiên phong nêu cao tinh thần đổi mới khiến cho người dân tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và con đường đã chọn. Như vậy, có thể
hiểu theo quan điểm báo chí cách mạng Việt Nam, “hiện đại hóa” là đưa
thông tin chính xác, đa chiều, mang lại lợi ích cho công chúng và đóng góp
cho sự phát triển tích cực của xã hội.
Trong bài viết” Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc” của tác giả Nguyễn Văn Huyên đăng trên tạp chí Triết
học, số ra tháng 5/2007 có chỉ rõ:

24

“C.Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội chỉ
có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Mục tiêu công nghiệp
hoá - hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ
sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất
và tinh thần cao…
Hiện đại hoá cũng không có nghĩa chỉ là đưa khoa học - công nghệ -
kỹ thuật thông tin - vi điện tử hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế,
mà là quá trình vận dụng tất cả những phương tiện đó vào tổng thể hệ thống
kinh tế, chính trị, xã hội, nó đòi hỏi phải thực hiện cách mạng công nghệ
trong các cơ cấu kinh tế - xã hội một cách hợp lý, cân đối, tạo lập cơ chế
quản lý xã hội ở trình độ chuyên môn cao với phương pháp quản lý hiện đại.
Như vậy, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực chất tự bản
thân nó chính là một quá trình biến mọi hoạt động kinh tế - chính trị - xã
hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất tinh thần và đời sống văn hóa từng bước
lên trình độ tiên tiến và hiện đại. Đó là quá trình “văn hoá hoá” đời sống xã
hội và “văn hoá hoá” ngày càng cao bản thân con người. Bởi văn hoá là
hiện thân sức mạnh bản chất người được thể hiện trong "Thiên nhiên thứ
hai" của con người (C.Mác).
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nâng cao chất lượng sống, từ đó hình
thành nên những chuẩn mực mới lạ trong đời sống tinh thần, có thể dẫn đến
"sự va chạm" giữa lối sống, lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền
thống: Lối sống và cách tư duy hoà với thiên nhiên, tình cảm cộng đồng tình
làng nghĩa xóm dường như "mặc cảm" với lối sống đô thị và toan tính kinh
tế có tính cá nhân, nếp sống thanh bình dễ "dị ứng” với nhịp độ gấp gáp của
tác phong công nghiệp, ứng xử tình cảm nghiêng về đạo đức thường tương

25
phản với văn hoá trí tuệ và nền pháp lý chặt chẽ, lối sống tiêu xài không
mấy phù hợp với truyền thống thanh đạm của con người Việt Nam…

Rõ ràng, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa mà
vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay.”
Như vậy, bên cạnh nỗ lực công nghiệp hóa theo sự phát triển tất yếu
của khoa học – kỹ thuật thế giới, vấn đề “hiện đại hóa” cũng được Đảng,
Nhà nước và Chính phủ ta đặt ra rất bức thiết. Những trăn trở mang tính vĩ
mô về tương lai phát triển của đất nước cũng có rất nhiều điểm tương đồng
với sự phát triển của các nhật báo, khi báo in đang phải đối mặt với cuộc
xâm lấn thị trường của các loại hình báo chí đa phương tiện khác (báo phát
thanh, báo hình, báo Internet, báo ảnh…, đặc biệt là những cách thức tích
hợp nhiều loại hình báo chí trong một) và đối mặt với cả những yêu cầu, đòi
hỏi ngày càng cao về mặt thông tin của độc giả trẻ.

2.2. Hiện đại hóa phương thức thông tin trên báo chí:
- Theo Từ điển tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội (năm 1988) thì:
+ “Hiện đại” là: Thuộc về thời đại ngày nay.
+ “Hiện đại hoá” là: Làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay.
+ “Nhật báo” là: Báo ra hàng ngày.
Theo đó, có thể nói: Hiện đại hoá thông tin trên báo chí là tìm ra cách
thức để đưa tin nhanh nhất, chính xác nhất, hiệu quả cao nhất, đưa báo chí
tiến kịp, thậm chí đi trước, đón đầu với nhịp độ phát triển chung của xã hội.
Từ đó tạo nên dư luận xã hội, tiếp tục tác động tích cực vào mọi mặt đời
sống của xã hội, góp phần tuyên dương những cá nhân, tập thể tốt; lên án
những hình ảnh không đẹp trong xã hội.

26
Trên trang tin điện tử Kênh 14 dành cho lứa tuổi trẻ, có một bài viết
mang tên “Teen hiện đại đồng nghĩa với sống thực dụng?”. Từ “thực dụng”
ở Việt Nam thường bị gán với những yếu tố tiêu cực, thiên về vật chất, tính
toán. Nhưng ở một khía cạnh tích cực nào đó, nói công chúng báo chí trẻ

ngày nay đọc báo một cách “thực dụng” cũng có phần nào đúng. “Thực
dụng” được hiểu trong văn cảnh này, nghĩa là họ cần những thông tin thiết
thực, hoặc áp dụng được vào cuộc sống, hoặc cung cấp tri thức cho chính
những lĩnh vực họ cần tìm hiểu. Chỉ những thông tin ngắn gọn, súc tích, cô
đọng, dễ tiếp nhận mới có chỗ đứng trong thị trường thông tin thời sự chính
trị - xã hội hiện nay. Đó là một khía cạnh quan trọng trong quá trình “hiện
đại hóa” hướng đến giới trẻ hiện nay.

2.3 Những yếu tố cản trở hiện đại hoá thông tin:
- Cơ chế tin đồn:
Có những câu châm ngôn, tục ngữ nói về tính cách này một cách rất
ngắn gọn: “Một đồn mười, mười đồn trăm”, “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ
đồn xa”.
Theo kết quả từ công cụ tìm kiếm Google cho từ khóa “cơ chế tin
đồn”, có 8.020 kết quả, trong đó chủ yếu là tin đồn về những người nổi
tiếng; những thông tin sai lệch về khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó là một số
bài viết của các chuyên gia văn hóa nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ chế tin
đồn trong các phương thức thông tin hiện đại.
Trong đó, có một bài báo có nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề
được nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ này. Bài viết mang tên: “Blog có ảnh
hưởng tới báo chí hiện đại?” nhân kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt
Nam năm 2008 của tác giả Nguyễn Mỹ. Từ góc nhìn của người đào tạo báo
chí, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa Truyền

27
thông, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&VN) đã nhìn
nhận “Blog là một dạng tin đồn thời đại số”.
Trước hết, có một số lượng không nhỏ blogger ngoài đời là nhà báo.
Rất nhiều vụ việc gây xôn xao trên báo chí những năm qua về việc thông tin
sai lệch được tung lên blog để tạo dư luận xã hội. Theo đó, vấn đề “đạo đức

trên blog” được nhắc đến rất nhiều. Các nhà báo chuyên nghiệp làm blogger
càng phải tìm cho mình cách hành xử đúng.
Blog đã tồn tại như một thực tế phát triển nóng của CNTT. Thực tế,
nhà báo có thể tìm kiếm được nhiều nguồn tin hay từ blog, nhưng phải có kỹ
năng thẩm định chính xác. Trong một xã hội truyền thông vẫn bị ảnh hưởng
bởi cơ chế tin đồn trong làng xã Việt Nam truyền thống, lại càng cần phải có
một cách ứng xử văn minh với blog.
Tin đồn làm cho người ta hành động theo tâm lý của đám đông, đua
nhau đi mua gạo, mua ngoại tệ, mua xăng, mua vàng, mua hoặc bán chứng
khoán, gây nên những cơn bão giá, những khủng hoảng thông tin, mà nhiều
lúc là bong bóng giả tạo Ở mặt tiêu cực, có thể định nghĩa blog là một cơ
chế tin đồn được hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin.
Nhưng blog cũng có mặt tích cực mà báo chí phải lưu tâm. Trong các
ý kiến cá nhân trên blog cũng có những ý kiến đúng, với những hạt nhân tích
cực. Trong những trường hợp riêng lẻ, nó tích cực không kém báo chí truyền
thống. Ví dụ như trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, các blogger tự do
hoạt động rất mạnh mẽ, đưa tin, chụp ảnh ngay tại chỗ. Báo chí còn phải lấy
thêm thông tin từ các nguồn “nhà báo công dân” này. Và cũng giống như
thảm họa ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ, những bức ảnh chân thực, những clip
xúc động nhất cũng do những công dân vô tình chứng kiến sự việc ghi lại.

×