Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SẢN PHẨM VĂN HOÁ VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.92 KB, 4 trang )

SẢN PHẨM VĂN HOÁ VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HOÁ
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Đinh Trung Kiên1
Một trong những nền tảng cơ bản nhất để xã hội phát triển được xác định là văn
hoá.Nền tảng văn hoá, từ lâu, đã trở thành một động lực đặc biệt quan trọng và là cơ sở
cho sự phát triển toàn diện lâu bền của quốc gia và dân tộc. Trên nền tảng đó, các sản
phẩm văn hố hình thành và đồng hành cùng với các hoạt động kinh tế – xã hội. Sản
phẩm văn hoá càng đặc sắc, độc đáo, có giá trị phổ qt thì càng có đóng góp to lớn vào
sự phát triển xã hội.
Trong hoạt động du lịch, sản phẩm văn hố nói riêng, giá trị văn hố nói chung có
vai trị đặc biệt quan trọng,vai trị quyết định cho sự hình thành của sản phẩm du lịch văn
hoá - loại sản phẩm in dấu ấn truyền thống và nhân văn của dân tộc hay của nhân loại.
Sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch văn hố có những đặc điểm chung sau đây:
Một là: Sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch văn hoá đều có “ nguyên liệu”
quan trọng và cơ bản nhất là những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể để hình thành, để
được xây dựng và đưa vào phục vụ đời sống kinh tế – xã hội – văn hoá. Cả sản phẩm văn
hoá và sản phẩm du lịch văn hoá đều cần đến các giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại,
dân tộc và nhân loại. Các giá trị văn hoá ấy càng phong phú, càng giàu bản sắc, càng độc
đáo thì khả năng tạo nên các sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch văn hố có sức hấp
dẫn càng cao. Tất nhiên sức hấp dẫn sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch văn hố
khơng chỉ từ các gía trị văn hố nhưng nó là yếu tố quan trọng nhất. Một quốc gia, một
dân tộc, một cộng đồng dân cư làm nên và bảo tồn các giá trị văn hoá ,các thành tựu văn
hoá đa dạng, đặc sắc sẽ là điều kiện rất quan trọng để phát triển cùng với những sản phẩm
có chất lượng cao và độc đáo, cùng với sự đa dạng sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch
văn hoá.
Hai là: Cả hai loại sản phẩm này vừa hữu hình vừa vơ hình được đưa ra trong thị
trường và khó có thể đánh giá chất lượng một cách đơn giản bằng định lượng. Giá trị của
sản phẩm văn hố và sản phẩm du lịch văn hố khơng thể chỉ được đo bằng giá cả mà
vượt qua cả giá cả. Một lễ hội, một sự kiện văn hoá hay nghệ thuật, diễn xướng… chỉ có
thể xác định sản phẩm bằng định tính. Nhưng đồ lưu niệm lại có hình hài cụ thể. Cũng
như vậy một sản phẩm du lịch văn hoá chứa đựng các yếu tố văn hoá được khai thác để


tạo nên sản phẩm đó. Có thể nói sản phẩm du lịch văn hố chỉ có thể được xây dựng, bán
và sử dụng khi trong sản phẩm đó thể hiện các lễ hội, nghệ thuật ẩm thực, diễn xướng,
hay tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Sản phẩm du lịch văn
hoá còn được thể hiện trong việc xây dựng và bán các sản phẩm cụ thể chứa đựng yếu tố
văn hoá như đồ thủ cơng truyền thống của làng nghề,những món ăn đặc sản dân tộc độc
đáo và hấp dẫn….Thậm chí, tà áo dài duyên dáng truyền thống của phụ nữ Việt Nam in
dấu ấn văn hoá khi được khai thác trong các hoạt động du lịch để tạo sản phẩm du lịch,
sản phẩm dịch vụ du lịch thì sản phẩm đó được coi là sản phẩm du lịch văn hố.
Tất cả những sản phẩm này giữa cái hữu hình cịn là cái vơ hình chứa đựng trong
đó mà khách du lịch, khách tham quan khi mua và sử dụng các sản phẩm này mua cả giá
trị vơ hình đó.Giá trị vơ hình của sản phẩm khơng thể lượng hố và không thể đo lường
thuần tuý bằng giá cả như các sản phẩm kinh tế - xã hội khác.
1

PGS.TS. Khoa Du lịch, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội


Ba là : Sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch văn hố đều chỉ có thể đánh giá
chất lượng sau khi đã sử dụng.Dù tự khám phá, tự thưởng thức sản phẩm hay có người
hướng dẫn phục vụ thì khi được giao dịch, được mua bán khách hàng thường phải hình
dung về sản phẩm và chất lượng của nó chứ chưa thể biết đầy đủ hay khá đầy đủ như
mua một sản phẩm thông thường khác. Mua vé tham quan một lễ hội, một bảo tàng, một
chương trình biểu diễn hay một chương trình du lịch, một dịch vụ du lịch… ,khách du
lịch chỉ có thể tin vào sự quảng bá của người bán. Trong thực tế, chất lượng sản phẩm
văn hoá và sản phẩm du lịch văn hố phụ thuộc khơng chỉ là tài ngun nhân văn – nền
tảng cơ bản để tạo nên sản phẩm – mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như việc tổ
chức quản lý, chất lượng và số lượng dịch vụ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ những
người phục vụ…. Do đó, sản phẩm văn hố và sản phẩm du lịch văn hoá gắn liền với cả
một quá trình hoạt động và một đội ngũ những người tham gia làm nên nó.
Điều rất rõ là sản phẩm văn hố và sản phẩm du lịch văn hố có khá nhiều sự

khác biệt. Sản phẩm du lịch văn hoá vừa có thể chứa đựng các giá trị văn hố, các thành
tựu văn hố vừa có thể chứa đựng ngay cả các sản phẩm văn hố trong nó. Làng nghề thủ
cơng truyền thống Việt Nam là sản phẩm văn hoá nhưng được khai thác cho việc xây
dựng cho các chương trình du lịch làng nghề – làng quê. Mặt khác, mỗi sản phẩm của
làng nghề thủ công truyền thống cũng được sử dụng làm đồ lưu niệm cho khách và do đó
nó trở thành một sản phẩm du lịch văn hố cụ thể.
Các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật ở Cố đơ Huế đã, đang và sẽ cịn được khai
thác cho việc xây dựng các chương trình du lịch văn hố nói chung, cho các chương trình
du lịch tham quan, nghiên cứu, chuyên biệt, tâm linh, khám phá… nói riêng.Nhưng đồng
thời, hệ thống di tích đồ sộ, có giá trị quốc tế này còn tạo nên nhiều sản phẩm du lịch văn
hoá cụ thể khác nếu được khai thác một cách chuyên nghiệp và như vậy, sẽ có giá trị lâu
bền cho phát triển du lịch. Có thể minh chứng nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể
của Huế nói riêng, Việt Nam nói chung được khai thác cho Festival Huế những năm vừa
qua. Festival Huế có thể xem là một sản phẩm văn hố theo nghĩa rộng và đầy đủ của nó.
Festival Huế cũng chứa đựng những sản phẩm du lịch văn hố khác nhau(khơng thể bàn
kỹ trong phạm vi bài viết này).Điều đó cho thấy sản phẩm văn hoá trong trường hợp này
rộng lớn hơn sản phẩm du lịch văn hoá. Mối quan hệ qua lại, nhân - quả của hai loại sản
phẩm này càng khẳng định vai trò to lớn và sự tác động lẫn nhau giữa chúng trong quá
trình hình thành và phục vụ đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.
Nếu sản phẩm văn hố có thể phục vụ. Có thể đáp ứng nhu cầu, sở thích, nhận
thức, giáo dục… của cả cộng đồng dân cư, của dân tộc, của cộng đồng quốc tế thì sản
phẩm du lịch văn hố có đối tượng phục vụ hẹp hơn nhiều.Sản phẩm này là các chương
trình du lịch được thiết kế, quảng bá, bán và thực hiện xong, là các dịch vụ du lịch có
khai thác các giá trị văn hố - cả với các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ xung – và chỉ
khi thực hiện việc phục vụ khách, mới tạo nên sản phâm du lịch hoàn chỉnh. Khách du
lịch quốc tế hay trong nước, dù có lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, tơn giáo, giới tính, …
khác nhau thì cũng khơng thể so sánh với cả cộng đồng rộng lớn.
Khác với sản phẩm văn hoá, sản phẩm du lịch văn hố cịn chứa đựng trong đó yếu
tố dịch vụ vì trong bản chất, du lịch là kinh tế dịch vụ, là ngành “ cơng nghiệp khơng
khói”.Sản phẩm du lịch văn hoá ở Bất cứ địa phương , hay quốc gia, dân tộc nào thường

chỉ khai thác phần hấp dẫn khách nhất trong kho tàng văn hoá đồ sộ, có khả năng bán
được cho khách càng nhiều càng tốt.
Sản phẩm du lịch văn hố như đã trình bày, được hình thành tồn tại và phát triển
hay lụi tàn ở những địa phương, những dân tộc, quốc gia có các giá trị văn hố đa dạng
2


đặc sắc đang được khai thác và biết khai thác có hiệu quả. Chính vì vậy Việt Nam đang
trong q trình phát triển kinh tế – xã hội với rất nhiều yếu tố và yêu cầu cơ bản cần có
mà du lịch là một ngành kinh tế đặc thù bởi nó chứa đựng các yếu tố văn hố truyền
thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. Muốn phát triển kinh tế – xã hội bền vững thì
khơng thể khơng phát triển du lịch. ở một đất nước như Việt Nam với 54 dân tộc giàu bản
sắc văn hoá, với truyền thống nghìn xưa hội tụ và hỗn dung có chọn lọc bởi thời gian và
cuộc sống, việc phát triển loại hình du lịch văn hố, xây dựng các sản phẩm du lịch văn
hố độc đáo và có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực Đông Nam á và Châu á - Thái
Bình Dương cả hiện tại và tương lai .Thế mạnh của du lịch Việt Nam là du lịch văn hoá
và du lịch sinh thái như các nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sảnViệt Nam lần thứ VIII,
IX, X, đã xác định. Khoảng 15 năm trước Đỗ Hồng Tồn đã có nhận xét đúng rằng “sẽ
khơng thể hiểu được nếu tách rời văn hoá với du lịch mà lại có thể đem lại hiệu quả cao
cho du lịch”.1 Du lịch ở Huế, ở Quảng Nam, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, ở nhiều địa
phương Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Ngun…sẽ khó mà phát triển nếu khơng có được các di
sản văn hố, nếu khơng khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá mà các thế hệ của Việt
Nam đã tạo dựng nên và lưu giữ đến nay. Sản phẩm văn hố chỉ có thể mang lại lợi ích
lâu bền cho xã hội nếu được sử dụng có hiệu quả và khoa học. Ngược lại, một xã hội phát
triển bền vững là xã hội dựa vững chắc vào nền tảng văn hoá, vào cội nguồn dân tộc mà
sản phẩm văn hoá vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự phát triển đó. Cũng vì thế,
sản phẩm du lịch văn hoá vừa là nền tảng cho sự phát triển du lịch ở Việt Nam vừa là kết
quả sự phát triển kinh tế – xã hội, kết quả của quá trình khai thác các sản phẩm văn hố
Việt Nam.
Vai trị và tầm quan trọng của văn hố nói chung, của sản phẩm văn hố nói riêng

với sản phẩm du lịch văn hố, với q trình phát triển du lịch ở Việt Nam là không thể
phủ nhận và là một trong những động lực chủ yếu để phát triển du lịch bền vững.
Vấn đề đặt ra ở đây là:
Thứ nhất: Cần phải coi trọng thường xuyên, liên tục việc khai thác có hiệu quả
các giá trị văn hoá, các sản phẩm văn hoá cùng với việc bảo tồn, tơn tạo các giá trị đó
trong tất cả các địa phương ở Việt Nam. Việc khai thác và bảo tồn luôn song hành không
chỉ bởi các cơ quan văn hoá mà tất cả các cơ quan, cả hệ thống chính trị của chúng ta đặc
biệt là các cơ quan pháp luật, khơng chỉ bởi những người làm văn hố, làm du lịch mà cả
cộng đồng dân cư, từ thế hệ này đến thế hệ khác. Muốn thực hiện được điều này chúng ta
phải thực hiện cả một chiến lược lâu dài và gắn chiến lược phát triển kinh tế – xã hội với
chiến lược khai thác và bảo tồn các giá trị văn hoá, các di sản và các sản phẩm văn hố
nói chung. ý thức trách nhiệm và niềm tự hào cao cả về nền văn hoá dân tộc phải được
thấm nhuần trong tâm khảm và trong hành động của mỗi người, của tất cả các cơ quan và
của những người khách gần xa khi muốn tìm hiểu và được tìm hiểu, được du lịch.
Thứ hai: Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa hai ngành có liên
quan trực tiếp đến sản phẩm văn hoá và sản phẩm du lịch là ngành văn hoá và ngành du
lịch. Cơ chế này không thể chung chung và hời hợt như hôm nay khi mà việc bảo tồn và
khai thác di sản văn hoá cùng với các giá trị văn hoá khác cho hoạt động du lịch ở nhiều
địa phương chỉ mang tính mùa vụ. Thơng tin liên quan đến văn hố và du lịch ít được
chia sẻ cùng nhau và tình trạng cục bộ trong mỗi ngành vẫn cịn tồn tại và biểu hiện dưới
nhiều hình thức khó nhận ra. Trong từng địa phương cũng như trong phạm vi cả nước,
tình trạng này đã được các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn lên tiếng .Nhưng tiếng
nói chung, trách nhiệm cụ thể và hiệu quả cụ thể chưa được đảm bảo cả bằng luật pháp,
tình cảm và lợi ích của các bên, các tổ chức và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn
3


hoá liên quan đến du lịch. Tổ chức Festival, tổ chức xúc tiến q trình du lịch văn hố ở
trong nước và nước ngoài, tổ chức các lễ hội truyền thống… Vẫn cịn tình trạng hoặc
tranh chấp, hoặc né tránh trách nhiệm vì vơ số lí do, quyền hạn, lợi ích cụ thể có tính cục

bộ là rất dễ thấy trong thời gian qua ở nhiều địa phương Việt Nam. Chúng ta có thể dẫn ra
khá nhiều ví dụ về điều này. Cũng đã lâu tác giả Trương Thìn trong bài víêt “lễ hội và du
lịch Việt Nam” đã chỉ ra rằng “có thể nói, muốn đảm bảo sự trường tồn của lễ hội cổ
truyền trong đời sống xã hội hiện đại phải chăng cần khai thác yếu tố du lịch”.2
Trong thực tế khơng có sản phảm du lịch văn hố nếu khơng khai thác tài ngun
nhân văn và nhiều giá trị văn hoá truyền thống nhờ phát triển du lịch đã được hồi sinh,
bảo tồn. Các làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng
Yên, Hà Nội, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đã được khơi phục và phát triển có sự tham
gia của hoạt động du lịch. Có nhiều di sản văn hố thường bị lãng quên, có nghệ thuật
biểu diễn truyền thống bị mai một, trang phục truyền thống, món ăn truyền thống đã mất
dần trong đời sống cộng đồng nay đang hồi sinh qua các hoạt động du lịch.
Tất nhiên, mặt trái của hoạt động du lịch cần được nhìn nhận và khắc phục để các
giá trị văn hoá, để sản phẩm văn hố khơng bị biến dạng, lai căng. Dù hội nhập quốc tế
nhưng khơng xố mờ bản sắc văn hố là điều cần khẳng định
Thứ ba : Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ người làm chủ quản lý văn hoá, quản lý du
lịch cũng như đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các di tích bảo tàng trong các
cơng trình du lịch văn hố.. có kiến thức văn hố, lịch sử vững vàng và sâu sắc để có thể
đưa sản phẩm đến với cộng đồng, đến với du khách. Đội ngũ này cũng cần có tình u và
trách nhiệm với di sản với các giá trị văn hoá, với nguồn tài nguyên nhân văn của quốc
gia của dân tộc. Họ sẽ là sứ giả, là nguồn cung cấp tri thức văn hố cho khách và góp
phần làm cho sản phẩm du lịch văn hố có chất lượng có sức lơi cuốn khách và đó cũng
là đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững nói riêng, cho sự phát triển kinh tế – xã hội
bền vững nói chung. Mức độ phát triển bền vững phải “dựa trên nền tảng văn hoá và
nguồn nhân lực rộng lớn được đào tạo chuyên nghiệp và có trách nhiệm” 3 như John
Ward, Phil Higson, và William Compell đã từng khuyến cáo.
Chú thích
1

Hồ Sỹ Vịnh(chủ biên) Văn hố vì con người, Nhà xuất bản Văn hố và tạp chí Văn hố nghệ
thuật, H.1993, trang 279

2

Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H. 1994, trang 224
3

John Ward, Phil Higson và William Compell, GNVQ Advanced, Leisure and Tourism,
Ellendborough House, Cheltenbram, United Kingdom, 1996, page 215

4



×