Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TẠO LẬP THƯƠNG HIỆU DU LỊCH, ĐIỂM ĐẾN CÁC LÀNG NGHỀ MỘT PHẦN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.1 KB, 4 trang )

TẠO LẬP THƯƠNG HIỆU DU LỊCH, ĐIỂM ĐẾN CÁC LÀNG NGHỀ MỘT
PHẦN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Trần Hậu Yên Thế1
1. Du lịch cộng đồng với phát triển du lịch bền vững
1.1. Mối quan hệ giữa du lịch bền vững với du lịch cộng đồng
Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững theo Tổ chức Du lịch thế giới:
- Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng những tài nguyên khác
cần được bảo tồn với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai song hiện tại vẫn được
bảo đảm được lợi nhuận.
- Những hoạt động phát triển du lịch phải được qui hoạch và quản lí nhằm khơng
gây ra các ảnh hưởng đối với môi trường và văn hoá - xã hội của khu vực.
- Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết.
- Bảo đảm sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tính hấp dẫn.
- Thu nhập từ du lịch được phân bố rộng rãi khắp trong tồn xã hội.
Du lịch cộng đồng (Community Based Tourism) khơng phải là một loại hình du
lịch. Đúng hơn nó là một phương thức mà ở đó hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng.
Một vấn đề nóng bỏng cho những nước nghèo như Nepal, Philippines, Campuchia...Việt
Nam là làm sao hoạt động du lịch phải bảo tồn được các di sản văn hoá và thiên nhiên.
Những dự án thử nghiệm ở Việt Nam vài năm lại đây đã chứng minh sự đúng đắn của
phương thức du lịch cộng đồng. Người dân địa phương được cải thiện đáng kể chất lượng
cuộc sống, là một cách để tiếp cân đến sự phát triển. Họ sử dụng hài hoà nguồn tài
nguyên thiên nhiên và khơng phải bán đứng truyền thống văn hố. Du lịch cộng đồng là
du lịch bền vững.
1.2. Những mơ hình du lịch cộng đồng đã triển khai ở Việt Nam
Việc phát triển du lịch cộng đồng mới phát triển ở Việt Nam khoảng gần 10 năm
lại đây. hình thức chủ yếu của du lịch cộng đồng ở Việt Nam chủ yếu là du lịch sinh thái
như dự án du lịch cộng đồng ở bản Sín Thải huyện Sa Pa (Lào Cai), bản Lác, Mai Châu
(Hồ Bình), Lạc Dương thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), vườn quốc gia (Ba Bể và Cúc
Phương). Với một tiềm năng phong phú như du lịch làng nghề thì mơ hình du lịch cộng
đồng vẫn cịn chưa có những hoạt động tích cực gì, ngay cả làng gốm rất nổi tiếng như
Bát Tràng. Chúng ta ai cũng biết gốm Bát Tràng nổi tiếng từ lâu, nhưng chúng ta lại


không quan tâm xây dựng thương hiệu điểm đến cho du lịch làng gốm Bát Tràng. Đến
Bát Tràng có thể đi thăm rất nhiều gian trưng bày của các nghệ nhân trong làng, nhưng
khơng có một bảo tàng gốm nhằm tơn vinh thương hiệu gốm Bát Tràng. Tình hình này
phổ biến cho các làng nghề thủ công Việt Nam như lụa Vạn Phúc (Hà Tây), sơn mài Mỹ
Thái (Hà Tây), rất cần một không gian trưng bày chuyên nghiệp và tập trung, giới thiệu
có hệ thống. Xây dựng thương hiệu điểm đến cho các làng nghề thủ công, trong bối cảnh
tồn cầu hố hiện nay là hết sức cấp thiết, và hết sức cần thiết với hoạt động du lịch làng
nghề.
1.3. Du lịch làng nghề một trong những lợi thế của du lịch cộng đồng Việt Nam

1

GV. Đại học Mỹ thuật Hà Nội

1


Trong 32 "di tích lịch sử văn hố quốc gia có giá trị đặc biệt" để lựa chọn đầu tư từ
năm 2005 đến 2010 gồm có: Di tích cố dơ Huế, di tích Phố Hiến, di tích thành cổ Sơn
Tây, ATK Thái Nguyên, ATK Tuyên Quang, ATK Cao Bằng, ATK Bắc Giang, di tích đơi
bờ Hiền Lương, thành cổ Quảng Trị, di tích Mỹ Sơn, Hội An, đền Hai Bà Trưng ở Hà
Tây, đền Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc, thành Đồng Hới, di tích Cơn Đảo, di tích chùa Kim
Liên, di tích Hoa Lư, di tích Lam Kinh, di tích chiến thắng Bạch đằng( Hải Dương),
thành cổ Hà Nội, di tích khảo cổ Hà Nội, đền Trần (Thái Bình), đền Trần (Nam Định), di
tích khảo cổ Cát Tiên, mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thành nhà Hồ, di tích lịch sử đường Hồ
Chí Minh- Quảng Trị, khu di tích Cơn Sơn - Kiếp Bạc, làng cổ Đường Lâm, di tích Phủ
Chủ Tịch và phố cổ Hà Nội. Dự kiến nguồn vốn đầu tư khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Như vậy trong tổng quan phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới vẫn chưa
chú ý các làng nghề truyền thống. Làng nghề là một đặc điểm khá độc đáo của văn hố
Việt Nam. Trên thế giới các nghề thủ cơng truyền thống từ rất sớm đã thốt ly khỏi nơng

thơn, nhưng ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Làng - Nghề rất khăng khít. Có rất nhiều lễ
hội ở làng quê Việt Nam liên quan đến làng nghề truyền thống của địa phương. Làng
Nôm tức xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hải Hưng chuyên nghề đúc đồng và làng
Đức Thắng, Hiệp Hồ, Hà Bắc chun nghề rèn, đều tơn Nguyên Minh Không thiền sư
làm tổ nghề. Hội làng hàng năm tổ chức vào ngày giỗ tổ, khách tứ xứ về dự và đặt mua
hàng, tựa như hội chợ thời cổ. Dân làng Đại Bái ( Bưởi) rất trân trọng ngày giỗ Tổ và bảo
vệ ngơi đình thờ vị tiên sư Nguyễn Cơng Truyền. Trong năm có ba ngày lễ để tưởng nhớ
tiên sư,lễ đầu năm (6 tháng 2) , lễ nhị tiết (16 tháng 8), ngày giỗ tổ 29 tháng 9. Hội thi dệt
vải: trong các lễ hội xưa ở làng Thị Cầu (Hà Đông cũ) tổ chức lễ hội thi dệt vải. Các làng
nghề thủ công hàm chứa những tiềm năng du lịch vô cùng lớn. Làng cổ Đường Lâm và
làng tương Cự Đà, cùng có chung nét kiến trúc làng quê cổ. Nhưng làng tương Cự Đà
còn nổi tiếng với nghề tương cổ truyền. Khách tới đây được xem các ngơi nhà từ đường
cổ kính, các biệt thự Pháp gần 100 năm tuổi, nếm thử vị tương để thấu hiểu câu ca: "Anh
đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương". Như thế chẳng thú vị lắm
sao.
2. Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch làng nghề
2.1. Khái niệm cơ bản về thương hiệu điểm đến du lịch làng nghề
Thương hiệu điểm đến du lịch: Là công cụ để giới thiệu nét đặc trưng nổi bật của
một điểm du lịch với khách, nhà đầu tư và các khách du lịch tiềm năng. Từ ngữ và những
hình ảnh một thương hiệu được thể hiệ dấu hiệu các thương hiệu hay biểu tượng, tên và
các yếu tố thiết kế khác, hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố này.
Thương hiệu gồm hai phần, phần hữu hình của thương hiệu là khẩu hiệu, biểu
tượng hay mầu sắc, tờ gấp hay Website quảng cáo. Phần vơ hình gồm: hoạt động quảng
cáo, quan hệ cơng chúng và Marketing trực tiếp, những sự kiện đặc biệt như biểu diễn
sản xuất hay dịch vụ và chiến lược bán hàng
2.2. Sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch làng nghề
Theo thống kê của tổ chức Du lịch thế giới, phần lớn khách du lịch trên thế giới
(70%) chỉ đến thăm 10 quốc gia, chiếm 5% số lượng quốc gia trên thế giới. Thống kê
ngành du lịch Việt Nam lại cho biết, đa phần du khách tới Việt Nam bị cuốn hút bởi các
di sản thế giới như Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động

Phong Nha- Kẻ Bàng, các bãi biển từ Bắc vào Nam.

2


Vì bất cứ một điểm du lịch nào muốn trở thành một thương hiệu được công nhận
phải cạnh tranh với một số thương hiệu điểm đến nổi tiếng. Không những thế, thương
hiệu điểm đến du lịch làm nghề là một cách làm tốt, làm phong phú bức tranh văn hoá
Việt Nam
2.2.1. Những lợi ích của việc xây dựng thương hiệu làng nghề
Gắn kết du lịch cộng đồng với xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch làng nghề
là một cách làm tốt, làm phong phú bức tranh văn hoá Việt Nam. Một mặt thúc đẩy sự
phát triển chính nghề thủ cơng của làng nghề đó, mặt khác nâng cao đời sống văn hố của
địa phương. Thử hình dung một làng nghề làm nón như làng Chng, nếu kết hợp tốt với
du lịch sẽ biến những chiếc nón đội che mưa nắng thành một sản phẩm văn hoá độc đáo.
Cùng với sự phát triển du lịch là một bộ phận dân cư sẽ chuyển sang hoạt động dịch vụ
phục vụ du khách. Du lịch tạo ra một số lượng công ăn việc làm mới. Bảo tàng nón ở đây
sẽ cho du khách trong và ngồi nước biết được hình dáng các loại mũ nón ở Việt Nam
xưa nay. Thượng hiệu điểm đến du lịch làng nghề sẽ nâng cao thương hiệu của chính sản
phẩm đó. Ta gắn kết tốt thương hiệu nước mắm Phú Quốc với thương hiệu làng nghề
nước mắm Phú Quốc chẳng phải ích lợi lắm sao.
2.2.2. Những thách thức trong quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch
làng nghề.
Dù có một triển vọng thật sự tươi sáng thì chúng ta cũng thấy một sự thực đến
trạnh lịng là: sự ơ nhiễm của các làng nghề, sự bất hợp lý về tổ chức sinh hoạt và hoạt
động sản xuất, những biến động của dân cư, sự mai một của các kỹ thuật truyền thống.
Năm 2005 theo một đoàn khoa học và các nghệ nhân sơn mài Nhật Bản tới khảo sát làng
sơn mài Mỹ Thái, Thường Tín. Nhìn cảnh hàng đống phế liệu ngay ngồi xưởng, các
mẫu mã thì theo thiết kế nước ngồi, đến ngay ngun liệu cũng lại là sơn Nhật, hỏi
chúng ta sẽ phải nói gì đây. Làng tương Cự Đà nổi tiếng là thế mà nguồn nước nơi đây bị

ô nhiễm ngiêm trọng, một số xưởng tái chế ni long làm cho không khí và cảnh quan ở
đây thật ngột ngạt. Văn hố làng với các lễ hội thì ai cũng biết nhưng mặt trái của nó là
sự luộm thuộm, khơng có các điều luật ràng buộc dẫn đến mức độ ô nhiễm khơng khí,
nguồn nước, tiếng ồn ở đây đều q mức cho phép hàng chục lần. Du khách làm sao có
thể thoải mái ngắm nhìn, an tâm khi nếm thử. Làng bún Phú Đô, cùng với Tứ Kỳ là hai
làng bún nổi tiếng Hà Nội, kề ngay sân vận động Mỹ Đình có một cổng vào khá hồnh
tráng, lại kề bên với một quán cà phê Trung Nguyên có biển hiệu cịn hồnh tráng hơn.
Khu chợ nghề bún Phú Đơ làm ra chẳng ai đối hồi, nay cho hơn một nửa bán bia hơi!
Quả thật có rất nhiêu việc phải làm, nhưng: dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó trăm
lần dân liệu cũng xong. Du lịch dựa vào cộng đồng cho chúng ta hy vọng vào tiền đồ của
du lịch làng nghề.
3. Vai trò mỹ thuật trong việc gây dựng thương hiệu điểm đến làng nghề
3.1 Vai trò mỹ thuật trong việc gây dựng thương hiệu điểm đến làng nghề
3.1.1. Phần nhận biết bằng thị giác của thương hiệu
Du khách tiếp xúc với các điểm du lịch làng nghề trước hết thông qua các biểu
tượng, tờ gấp, biển hiệu, Website quảng cáo.
3.1.2. Thiết kế biểu tượng, biểu trưng
Chúng ta mới thực sự bước vào kinh tế thị trường từ sau chính sách Đổi mới mở
cửa nền kinh tế, cho nên chất lượng các biểu tượng hàng hoá hay các biểu tượng của Việt

3


Nam khá thấp. Ngay cả Logo của ngành đưa ra vào năm 2004 cũng không đạt yêu cầu.
Quan niệm thiết kế đồ hoạ cũng như khẩu hiệu " Wel come to VietNam " ( Hãy đến với
Việt Nam )
Nếu các nghệ nhân Bát Tràng vấn chưa được ra hình ảnh thương hiệu. Gốm Bát
Tràng, thi biết bao giờ làng nghề khác như nón chng, gị đồng Đại Bái, đục gỗ Đơng
Kỵ, tương Cự Đà có thương hiệu. Thương hiệu điểm đến cho du lịch làng nghề đòi hỏi
nhiều sự hợp lực của làng nghề với ngành du lịch.

Các tờ gấp giới thiệu làng nghề viết bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và tiềng Anh
cịn chưa có mấy. Xa vời hơn nữa vấn đề thiết lập Website, nếu như Intenet mới chỉ xuất
hiện trên thế giới mới vừa tròn 30 năm, nhưng hoạt động giao dịch điện tử và quảng cáo
trên intenet đã thực sự phổ biến. Các hoạ sỹ thiết kế Website ở Việt nam chưa xuất hiện
như một nghề chuyên nghiệp. Hiện tại cả hai trường Đại học Mỹ thuật và Đại học Mỹ
thuật Công Nghiệp mới chỉ trong giai đoạn kiến lập website. Nếu như thiết kế đồ hoạ
biểu tượng là đồ hoạ hai chiều tĩnh, thì đồ hoạ Website là đồ hoạ động ba chiều không
gian thêm một chiều thời gian.
Hiện nay càng có nhiều du khách thông qua intenet để lựa chọn cho điểm đến của
chuyến du lịch của mình. Một nhược điểm chung cho các trang Web Việt Nam là cịn
rườm rà, ít có các khoảng trống, khơng nhiều sự gắn kết giữa phần hình ảnh và chữ viết.
3.2. Bảo tàng, nhà truyền thồng làng nghề
Bảo tàng, hay nhà truyền thống làng nghề rất khác với những gì thường thấy ở các
gian trưng bày giới thiệu sản phẩm ở các làng nghề. Mục đích của Bảo tàng hay nhà
trưng bày truyền thống là để tôn vinh lịch sử làng nghề, cho du khách tìm hiểu vẻ đẹp
của sản phẩm và cả chu trình làm ra nó. Du lịch làng nghề khơng phải là du lịch mua sắm
( Shoping tour ). Du lịch làng nghề là du lịch văn hoá. Các sản phẩm lưu niệm ở đây cũng
cần hết sức phong phú. Từ các bưu thiếp, các mơ hình thu nhỏ lại dụng cụ lao động, các
biểu trưng làng nghề. Thông qua thiết bị hiện đại chiếu lại quy trình sản xuất, các lễ hội
liên quan tời làng nghề.
3.3. Vấn đề các biểu hiện, biểu dẫn trong các làng nghề
Biểu hiện, biểu dẫn là nơi chào mời, các làng nghề ở thôn quê mộc mạc đang dành
mất cái ngây thơ, đơn giản của mình khi bắt chước biển hiệu của thành phố. Lạm dụng
các chất liệu hiện đại như nhơm kính, đèn Ne-ong, chữ đề can thật lạc lõng với con người
và cảnh vật nơi đây.
Rất ít các biểu hiện kẻ vẽ bằng tay trên các vật hiện sẵn có ở địa phương như tre ,
gỗ, gốm, sành ... Các hình vẽ nên mang phong cách dân gian, nhấn mạnh sự khoa trương,
chính sự ngỗ nghĩnh sẽ lôi cuốn những du khách đến từ các đất nước văn minh. Các biểu
hiện thiết kế bằng máy vi tính từ hơn 10 năm nay đã thay thế các biển vẽ tay. Sự chính
xác lạnh lùng đã thay thế sự ngơ nghê đầy ngẫu hứng. Chất liệu có nguồn gốc tự nhiên,

như đường vân gỗ, mặt đen thẳm của sơn ta, hay thô rám của mặt gốm trông thật đằm
thắm và chân thật. Người ta không cần viết lên đó dịng chữ "Welcome to ....".

4



×