Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp gây hứng thú trong dạy hát dân ca ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.04 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HÁT
DÂN CA Ở TRƯỜNG THCS
1. Phần mở đầu:
1.1 Lý do chọn đề tài :
Từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều
kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay, việc đưa âm nhạc vào học đường
đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành
những con người toàn diện. Các bài ca, điệu nhạc mà chúng ta đã nghe, đã hát, có thể
trong một giây phút nào đó chúng ta đã trải qua những cảm xúc như thế, từ tâm trạng này
sang tâm trạng khác, thậm chí có khi những âm thanh ấy như muốn nhắc nhở trong tâm
tư thầm kín của chúng ta hãy sống cho tốt đẹp hơn, hãy hành động với ý nghĩa là “con
người”. Đặc biệt đối với các bài dân ca - cội nguồn âm nhạc của dân tộc, sản phẩm tinh
thần quý giá mà cha ông ta để lại từ ngàn đời. Dân ca là tinh hoa, là linh hồn của dân tộc,
vì vậy việc dạy dân ca đối với học sinh là vấn đề cần quan tâm và được đề cao. Nếu thái
độ học tập của các em học sinh còn thờ ơ với mơn học thì làm sao các em biết được
những cái hay, cái đẹp trong lời ca và vai trị của nó.
Bởi vậy việc dạy Âm nhạc ở trường THCS nói chung và dạy hát dân ca nói riêng mặc
dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên
nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em u thích nghệ thuật âm
nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh,
cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm nhanh nhẹn hoạt bát và sống
vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của
lứa tuổi học sinh, tạo tiền đề để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể
chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trị. Mặt khác, qua đó phát triển bồi dưỡng
những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học mang tính nghệ
thuật cao, học sinh học theo phương châm Học vui - Vui học. Vì vậy tạo cho các em say
mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành cơng, đặc biệt là
đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ
làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên
hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo


1


dục, ni dưỡng ở các em lịng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới
những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, ln tìm tịi học tập cái mới tích cực sáng tạo cái
đã học vào hoạt động thực tiễn.
Mơn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Âm nhạc bản thân nó cũng
là nguồn cảm hứng cho nhiều người, tạo cho các em hứng thú trong học tập mơn Âm
nhạc nói chung và hát dân ca nói riêng khơng chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm
cho các em vui tươi, phấn khởi, thoải mái về tinh thần. Là một giáo viên giảng dạy bộ
môn Âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng,
đặc biệt là đối với dạy hát dân ca.
Trong 3 phân môn của môn Âm nhạc: Học hát, Tập đọc nhạc, Nhạc lí - Âm nhạc
thường thức thì phân môn Hát là nội dung quan trọng nhằm rèn luyện cho các em những
kĩ năng ca hát thông thường: Tư thế hát, cách bắt giọng, lấy hơi, phát âm rõ lời, tập hát
hoà giọng, hát diễn cảm... xây dựng cho các em tác phong mạnh dạn và hào hứng trong
hoạt động ca hát của bản thân mình, có ý thức tham gia ca hát tập thể và thói quen động
viên, khích lệ bạn khi bạn biểu diễn. Xuất phát từ thực tế hiện nay là đang đổi mới
phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người
hướng dẫn, điều khiển, việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trị rất quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả chât lượng dạy học môn Âm nhạc, đặc biệt là dạy hát dân
ca. Đó là lí do tơi viêt sáng kiến “ Một số biện pháp gây hứng thú trong dạy hát dân ca
ở trường THCS”.
1.2. Phạm vi áp dụng :
- Học sinh trường THCS.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 8, lớp 9 là lứa tuổi bắt đầu xuất hiện những
dấu hiệu cho thấy những thay đổi trong cơ thể, giọng hát các em không sáng nữa, dường
như xỉn lại, hơi khàn, đó là dấu hiệu của sự vỡ giọng, do vậy các em rất ngại hát, đặc biệt

với hát dân ca có các âm luyến láy nhiều. Học sinh lứa tuổi này cũng có những biến
chuyển thành người lớn, một số em có tâm lí thẹn, ngượng khi hát với những người bạn
khác giới.
Thái độ học tập của khơng ít em có nhược điểm: các em rất tích cực học một số mơn
mà các em cho là quan trọng: Văn, Tốn, Ngoại ngữ, Lí, Hố...Chính vì vậy các em sao
2


nhãng các mơn học khác, trong đó mơn Âm nhạc nói chung và học hát dân ca nói riêng
cũng khơng được đề cao.
Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh cịn xem mơn
học Âm nhạc là một mơn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định
hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú
học. Theo số liệu khảo sát của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương ở trường
THCS có 79% học sinh khơng biết hoặc biết ít hơn 05 bài dân ca, có em khơng phân biệt
được dân ca với ca khúc mang âm hưởng dân ca, như vậy kiến thức dân ca có nhiều lỗ
hỏng.
Ngày nay, học sinh có điều kiện thưởng thức nhiều thể loại Âm nhạc trên các phương
tiện thông tin. Bị nhiễu bởi sự đa dạng của các luồng thơng tin, một số em có biểu hiện
sai lệch về nhận thức khi nghe và cổ vũ cho những giai điệu tầm thường, lời ca nghèo
nàn của một trào lưu âm nhạc mang tính thương mại, giải trí. Phần lớn thích nghe những
bài hát trẻ trung, sơi động, nhiều thể loại nhạc hiện đại như Hip-hop. Rock...hơn là
thưởng thức những làn điệu dân ca. Một số em có quan niệm “nghe dân ca là cũ kĩ,
không sành điệu, lỗi thời”. Do vậy khi học các bài hát trong chương trình các em rất hời
hợt, đặc biệt là học hát các bài dân ca. Các em cho rằng những bài dân ca là những bài
hát cổ, xưa, tẻ nhạt. Nếu là giáo viên Âm nhạc tâm huyết với nghề, chúng ta khơng
bng xi mà cần gieo cho học sinh lịng say mê thưởng thức dân ca Việt Nam.
2.2 Một số biện pháp gây hứng thú khi dạy hát dân ca ở trường THCS:
2.2.1 Các bài dân ca Việt Nam trong chương trình mơn Âm nhạc THCS:
1. Bài Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa - Âm nhạc 6)

2. Bài Lí cây đa (Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Âm nhạc 7)
3. Bài Đi cắt lúa (Dân ca Hrê - Âm nhạc 7)
4. Bài Lí dĩa bánh bị (Dân ca Nam Bộ - Âm nhạc 8)
5. Bài Hị ba lí (Dân ca Quảng Nam - Âm nhạc 8)
6. Bài Lí kéo chài (Dân ca Nam Bộ - Ầm nhạc 9)
2.2.2 Một số biện pháp gây hứng thú:
a. Các biện pháp liên quan đến qui trình dạy hát:
*Giới thiệu bài hát:
Đây là khâu mở đầu thu hút sự tập trung chú ý của các em. Do đó khi giới thiệu bài,
giáo viên nên định nghĩa được loại hình dân ca của bài hát như: Lí là gì? Hị có tác dụng
3


gì? Liên hệ thêm những làn điệu dân ca ở địa phương....Phân tích được nội dung lời ca và
giai điệu để các em thấy được cái hay, cái đẹp của bài hát mình đang học.
Ví dụ: Khi dạy bài Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ), giáo viên cần làm rõ tính chât vui,
dí dỏm qua những tiết tấu móc giật, thể hiện bước chân lén lút của cơ bé tốt bụng thương
anh học trò nghèo ở trọ nên giấu cha mẹ mang đĩa bánh tới cho anh.
Khi dạy bài hát Hị ba lí (Dân ca Quảng Nam), giáo viên cần liên hệ để học sinh nắm
thêm về 2 điệu hị nổi tiếng của q hương Quảng Bình là Hị khoan Lệ Thuỷ và Hị
thuốc Minh Hố.
“ Chữ thập với lại chữ thi
Làng ta đi thuốc năm ni được mùa ”
( Hị thuốc minh Hóa )
“ Thiếp gặp chàng dạ mừng hớn hở
Chàng gặp thiếp như hoa nở trên bồn ”
(Hò khoan Lệ Thuỷ)
* Hát mẫu
Giáo viên cần hát chuẩn xác, xử lý đúng sắc thái và phải biết xem mình như là một
diễn viên lên sân khấu để thể hiện tốt bài hát, điều đó mới thu hút được các em vào giờ

học.
Ví dụ: Khi hát mẫu bài Hị ba lí (Âm nhạc 8), giáo viên phải biết thể hiện được sự dí
dỏm của ca khúc qua ánh mắt, nụ cười và động tác của mình khi hát, sắc thái của phần
xướng và xô trong bài hát. Hay khi hát mẫu bài Lí kéo chài (Âm nhạc 9), giáo viên cần
thể hiện được tính chất sơi nổi, nhiệt tình, tươi trẻ, khoẻ khoắn để các em thấy được niềm
lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống của ngư dân Nam Bộ.
* Tập hát:
Một điều quan trọng khi dạy hát cho học sinh là dự đoán được những chỗ hát sai đế
có biện pháp sửa sai cho các em. Khi sửa sai, giáo viên khơng nên sa vào giải thích dài
dòng mà cần dẫn giải bằng âm thanh. Trong một bài hát dân ca, nếu xuất hiện nhiều kiến
thức liên quan đến nhạc lí, giáo viên nên giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đem vào mớ
lí thuyết rườm rà, khô cứng, gây cho các em cảm giác nhàm chán khi học hát.
Ví dụ: Khi dạy hát bài Lí kéo chài (Âm nhạc 9), học sinh thường hát sai tiết tấu câu
“Biển khơi thân thiết với ta, khoan hỡi khoan hị gió to mà mưa lớn”
4


Phách nhẹ rơi vào chữ “khoan” nhưng học sinh lại hát phách nhẹ rơi vào chữ “hỡi”. Vì
vậy giáo viên cần hát lên hoặc cho học sinh vừa hát vừa gõ phách cho chuẩn xác, khơng
cần giải thích bằng lí thuyết rườm rà.
* Ôn luyện, củng cố:
Sau khi học sinh đã hát đúng, giáo viên phải tập cho các em hình thức biểu diễn bài
hát như hát bè, hát đuổi, hát đổi đáp, hát đồng ca có lĩnh xướng...Hoặc giáo viên có thế
tích hợp thêm những kiến thức về văn học hoặc một số mẩu chuyện có liên quan để giúp
HS yêu thêm hát dân ca.
Ví dụ: Ớ bài hát Hị ba lí (Âm nhạc 8) nên tập cho các em hát xướng và hát xơ. Có
thế chọn một số câu thơ lục bát hay một số câu ca dao phù hợp cho các em hát theo điệu
bài Hò ba lí như:
"Hỡi cơ tát nước bên đàng
Sao cơ múc ánh trăng vàng đổ đi"

Hoặc cho các em hội ý theo tổ hình thức biểu diễn rồi lên trình bày, các tổ khác nhận xét.
Điều này khơng chỉ rèn tính sáng tạo, tự nhiên khi biểu diễn mà còn rèn luyện năng lực
cảm thụ âm nhạc cho các em.
Hay khi ôn luyện bài Đi cấy (Âm nhạc 6), giáo viên có thể thay đổi khơng khí bằng
cách kêt hợp giữa hát và nói đối như sau:
“ - Này, chị em ơi!
- Sao?
- Hơm nay trăng sáng đầy sao
- Chị em mình lại rủ nhau lên chùa”
Sau đó mới bắt đầu đàn vào bài hát. Ở đây có sử dụng thanh phách để đệm nói đối và
hát.
Sau khi dạy xong các bài dân ca, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện về
Bác Hồ trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời, Người vẫn muốn nghe lại những khúc hát
dân ca chứa đựng tình quê hương đất nước và câu nói mà Người muốn nhắc nhở “Rằng
muốn yêu Tổ quốc mình phải yêu tha thiết những khúc hát dân ca”.
b. Các biện pháp liên quan đến đồ dùng dạy học:
Trong lí luận dạy học, nguyên tắc sử dụng đồ dùng giảng dạy là một trong những
nguyên tắc quan trọng thì đối với dạy hát dân ca lại càng hết sức cần thiết và phải được
coi trọng. Cái trừu tượng của âm thanh phải được minh hoạ bằng nhiều phương tiện sinh
5


động (Giọng hát, tiếng đàn, băng đĩa...). Đa số học sinh rất thích giờ học hát có nhạc cụ,
do đó giáo viên nên sử dụng đàn Oorgan hoặc Guitar trong các giờ học hát. Đối với học
sinh, giáo viên nên hướng dẫn các em tự làm nhạc cụ đơn giản như thanh phách, song
loan sử dụng trong giờ học hát làm cho giờ học sinh động hơn.
Ngoài ra, giáo viên có thể sưu tầm một số băng đĩa liên quan đến bài dạy như các bài
hát dân ca các miền...để các em yêu thích khi học hát dân ca. Đặc biêt, ngày nay khi công
nghệ thông tin phát triển, giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để bài dạy được sinh
động và hấp dẫn hơn. Thông qua hệ thống tranh ảnh về các vùng miền, trang phục hát

dân ca các vùng miền..., học sinh sẽ tiếp thu bài một cách sinh động và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài hát Lí cây đa (Âm nhạc 7), giáo viên sử dụng một số tranh ảnh vê
vùng đât quan họ Bắc Ninh hay những bức tranh về các hình thức diễn xướng.

6


c.Tổ chức trị chơi:
Đây là hình thức giúp cho học sinh tiếp thu, lĩnh hội, củng cố, khắc sâu, mở rộng,
liên hệ thực tế được nhiều tri thức, phát triển tai nghe cho các em, nâng cao
năng lực cảm nhận âm nhạc và làm phong phú thêm vốn hiểu biết âm nhạc cho các em.
*Trò chơi “ Du lịch qua các miền”:
Giáo viên đưa ra tên các địa danh: Thanh Hố, Bắc Ninh, Quảng Bình, Tây Ngun,
Quảng Nam...rồi u cầu học sinh tìm và hát các bài dân ca của các miền đó.
*Trị chơi “Nhận hình đốn tên bài hát”:
Giáo viên đưa ra tranh, ảnh về một chủ đề nào đó. Dựa vào trang phục, chủ đề hình
ảnh, học sinh có thể đốn tên và hát các bài dân ca phù hợp với chủ đề bức tranh đó.
*Trị chơi “Ai nhanh hơn”:
Giáo viên treo bảng phụ chia làm 2 cột:
Cột A: Tên bài dân ca
Cột B: Một câu, một cụm từ trong bài dân ca.
Chia lóp làm 2 dãy, mỗi dãy cử từng người lên điền nội dung cột B cho phù hợp với tên
bài ở cột A. Đội nào nhanh, đúng sẽ thắng.
* Trò chơi “ Em tập làm nhạc sĩ sáng tác”
Học sinh trình bày phần sáng tác lời ca dựa vào giai điệu các bài dân ca đã học. Ví dụ
dựa vào giai điệu bài “Đi cấy” (Âm nhạc 6), HS có thể đặt lời ca như sau:

Xuân về

Xuân về với bản làng ta. Xuân về với bản làng

nhà hoa lá

thềm

thắm tươi. Ta nắm tay với bạn cùng ca

múa

Cầu cho trong

ca
ấm,

ngồi

đình
êm

êm
7

ý rằng cầu
lại

với

cho.

ngồi êm



3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài :
Có thể nói rằng dạy hát dân ca ở trường THCS có vị trí quan trọng trong việc giáo
dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người
giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Ngồi
những mơn học chính thì mơn học Âm nhạc nói chung và dạy hát dân ca nói riêng giúp
cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc
với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh,
đồng thời giúp học sinh biết u q, giữ gìn và phát huy dân ca Việt Nam- vốn quí của
dân tộc.
Việc dạy hát dân ca ở trường THCS trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng
cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần
hiểu rõ điều này để mơn Âm nhạc nói chung và dạy hát dân ca nói riêng ngày càng phát
huy tác dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo các em cho tương lai đât nước.
Từ thực trạng dạy học Âm nhạc ở trường THCS, từ kiến thức được học trong nhà trường
bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm. Có thể nói phẩn lớn các yếu tố làm cho
học sinh hứng thú học tập đó là đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên. Những cách
thức, những con đường gây hứng thú cho học sinh trong dạy dân ca là hết sức phong phú,
mỗi giáo viên có một phương pháp, biện pháp riêng nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn
mình giảng dạy.
- Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho học sinh
ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh.
- Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ mơn, có phương pháp dạy học linh hoạt
sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân mơn theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa
dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học.
- Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học

như một yếu tố gây xúc cảm.
- Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết tiết học, tạo cho
các em sự hứng thú vui tươi bởi vì đặc trưng bộ mơn đó là Học vui- Vui học, tránh gò ép
8


đối với học sinh.
- Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức tổ chức
hội thi văn nghệ, ngoại khóa.
- Bản thân Âm nhạc là một nghệ thuật của nhiều lần sáng tạo, cho nên dạy Âm
nhạc nói chung và dạy hát nói riêng phải tơn trọng những cá tính sáng tạo của mỗi học
sinh, biết khơi dậy lòng say mê thưởng thức dân ca, giúp các em yêu thêm Tổ quốc Việt
Nam, con người Việt Nam và tự hào về dân tộc mình.
Ý nghĩa của việc giáo dục Âm nhạc nói chung và việc dạy hát dân ca nói riêng
trong q trình đổi mới của chúng ta ngày nay là vô cùng thiết thực. Tất cả các cấp chỉ
đạo, giáo viên đứng lớp cần hiểu rõ điều này để môn Âm nhạc ngày càng phát huy tác
dụng, góp phần đào tạo những người lao động phát triển tồn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ.
3.2. Kiến nghị, đề xuất :
Ngoài ra, để giờ hoc hát có hiệu quả, gây được hứng thú cho các em thì:
- Ban giám hiệu, tập thể giáo viên cần coi trọng bộ mơn Âm nhạc nói chung, học hát
dân ca nói riêng , xem nó như một mơn năng khiếu, có tác dụng rất lớn trong đời sổng
của các em, cần có sự quan tâm, động viên, khuyến khích giáo viên bộ mơn sáng tạo, đầu
tư tốt các tiết dạy hát.
- Tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn như băng, đĩa
bài hát dân ca các miền, độc tấu, hoà tấu một số nhạc cụ. Một số tranh ảnh sinh hoạt văn
hoá âm nhạc các dân tộc, tranh ảnh về các nhạc cụ...Có phịng học riêng cho bộ mơn Âm
nhạc.
- Mỗi trường chỉ có một giáo viên Âm nhạc đứng lớp nên việc trao đổi phương pháp
bộ môn, học hỏi kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế. Cần có nhiều cuộc hội thảo chuyên đề,
nhiều cuộc trao đổi kinh nghiệm với các nhà sư phạm Âm nhạc, giữa các giáo viên Âm

nhạc của các trường mới có thể đạt được chất lượng tốt của môn học .

Bố Trạch, ngày 10 tháng 5 năm 2021
Người thực hiện đề tài :

Nguyễn Thị Mỹ
9


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................

10



×