Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(SKKN HAY NHẤT) đặt câu hỏi nêu vấn đề trong phân tích tác phẩm văn học môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.17 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"ĐẶT CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
VĂN HỌC MƠN NGỮ VĂN THPT"

1
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add


A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề trong phân tích tác phẩm văn học ở bậc THPT
đã được thực hiện từ khá lâu. Thế nhưng không phải tiết dạy nào cũng thành cơng bởi cái
khó nhất là làm thế nào nêu lên tình huống có vấn đề nhằm đưa học sinh (đối tượng trung
tâm) vào quá trình tư duy. Một bài văn, một tác phẩm văn chương, một số phận nhân vật
chỉ trở thành đối tượng suy tư của mỗi người khi chính người đó nhận ra trong đó có một
tình huống, một vấn đề, một tâm trạng có liên quan đến tầm suy nghĩ hay rung động của
mình. Tác phẩm nào cũng có vấn đề cả. Nhưng khơng phải bất kì vấn đề nào trong tác
phẩm cũng tự nhiên trở thành tình huống có vấn đề đối với chủ thể người đọc - học sinh.
Chúng ta cũng biết rằng, cảm thụ tác phẩm văn học bao giờ cũng mang tính chất cá
nhân sâu đậm. Một giờ giảng văn, một bài phân tích tác phẩm văn học muốn thành cơng,
nhất thiết phải xây dựng được một hay nhiều tình huống có vấn đề và được học sinh tiếp
nhận có ý thức. Chúng ta đã từng phàn nàn rất nhiều về tình trạng học sinh khơng hứng
thú khi học văn, học sinh trong giờ giảng văn thờ ơ, lạnh lùng trước số phận của các nhân
vật. Theo tơi, đó là vì giáo viên chưa đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Tạo được
tình huống có vấn đề trong giảng văn là tạo được một trạng thái tâm lí văn học cần thiết
để mở đầu cho quá trình giảng văn đạt được hiệu quả mong muốn. Xây dựng được tình
huống có vấn đề là một hoạt động sư phạm phù hợp với mục đích dạy học mới hiện nay,
vừa thích ứng với quy luật cảm thụ văn học và đặc trưng của văn học.


II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Học sinh bám sát văn bản để tìm hiểu, khám phá.

2
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add


- Học sinh là chủ thể trong giờ học.
- Tạo hứng thú trong giờ dạy.
- Thu thập những phát hiện mới, độc đáo từ học sinh.
III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm đọc tài liệu.
- Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
- Tham khảo ý kiến các đồng nghiệp.
IV - GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Đề tài tập trung đưa ra một số dạng câu hỏi nêu vấn đề.
- Luận điểm bảo vệ:
+ Giáo viên: Giáo án với những câu hỏi gợi ý dẫn dắt vào tình huống có vấn đề.
+ Học sinh: Phải có một số yêu cầu (tri thức, kinh nghiệm. kĩ năng...).
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề trong phân tích tác phẩm văn học đã được ra
đời từ thế kỉ XIX ở phương Tây - khi chủ nghĩa tư bản phát triển. Lúc đó, khoa học kĩ
thuật và cơng nghệ tạo ra những bộ mặt mới về đời sống xã hội trong xã hội tư bản. Các
nước đó địi hỏi giáo dục phải tạo ra những học sinh có phẩm chất: thông minh, sáng tạo,
năng động, tự chủ... để đủ sức thực hiện nhiệm vụ của nền kinh tế xã hội. Nó phê phán
mạnh mẽ nền giáo dục phong kiến chỉ tạo ra những con người chỉ biết thừa hành, bắt
chước, phục tùng... mà khơng thích ứng được với xã hội mới.


3
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add


Câu hỏi nêu tình hướng có vấn đề đã được trình bày trong “Phương pháp dạy học
văn” của Giáo sư Phan Trọng Luận như một phương pháp dạy học có hiệu quả. Đây cũng
là nội dung cơ bản trong “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên” chu kì 1997 - 2000. Phương
pháp này cũng được trình bày trong bài viết “Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng
văn THCS” của PGS- TS Vũ Song Nho... Tuy nhiên ở những tài liệu này chưa cung cấp
cho giáo viên phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề, bởi người viết tài liệu cũng khẳng
định vai trò tự học, tự bồi dưỡng, tự khám phá của giáo viên trong quá trình dạy học.
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy ở nhà trường, tôi thấy rằng, cách đặt câu hỏi trong
giờ dạy tác phẩm văn chương vẫn còn tồn tại những hạn chế. Giáo viên quá ham kiến
thức nên khơng cịn thời gian đặt câu hỏi, hoặc nếu có thì lượng câu hỏi đưa ra ít ỏi
khơng tương ứng với phần thuyết trình. Ngược lại, có trường hợp giáo viên nêu câu hỏi
nhiều nhưng chưa tập chung hoặc chưa có hệ thống, câu hỏi cịn thiếu sự phát huy sáng
tạo của học sinh.
Trong khi giảng dạy hoặc dự giờ thao giảng của đồng nghiệp, tôi luôn đặt ra câu
hỏi: - Đâu là vấn đề cần khai thác? - Với tác phẩm đó cần có hệ thống câu hỏi như thế
nào để kích thích học sinh tham gia tìm hiểu nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của
tác phẩm?... Từ đó tơi cố cơng tìm tịi nghiên cứu và xin trao đổi ở đây một kinh nghiệm
nhỏ “ Đặt câu hỏi nêu vấn đề trong phân tích tác phẩm văn học” nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học cho phù hợp với xu thế của thời đại.
III - GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn đề. Loại
câu hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức


4
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add


cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. Trong
nhiều trường hợp, khi đã xác định được vấn đề, nhờ câu hỏi (tùy thuộc vấn đề đơn giản
hay phức tạp) mà giáo viên tạo được tình huống có vấn đề, tức là xác định được cái chưa
biết, cuốn hút sự quan tâm của học sinh và tiên lượng trước khả năng giải quyết vấn đề
của các em.
Câu hỏi nêu vấn đề trong phân tích tác phẩm văn học hồn tồn khác hẳn về bản
chất với câu hỏi tái hiện. Đành rằng những câu hỏi tái hiện cũng có thể buộc học sinh
phải tư duy nhưng mục đích vẫn là tái hiện kiến thức theo phương thức cũ. Có thể nêu ra
hai dạng câu hỏi khác nhau về một vấn đề để chúng ta thấy được bản chất của hai dạng
câu hỏi này.
Dạng câu hỏi tái hiện: - Ý nghĩa của nhan đề “Tắt đèn” mà tác giả Ngô Tất Tố đã
đặt tên cho tác phẩm của mình?
Dạng câu hỏi nêu vấn đề: - Có nhà văn nói, theo ơng thì có thể lấy cái tên Chị Dậu
mà đặt tên cho tác phẩm “Tắt đèn”. Em thấy ý kiến đó như thế nào?
Dạng câu hỏi tái hiện: - Ý nghĩa tố cáo của truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam
Cao?
Dạng câu hỏi nêu vấn đề: - Tại sao ở lần in sau, Nam Cao không chấp nhận cái tên
“Đôi lứa xứng đôi” do nhà xuất bản Đời Mới - Hà Nội 1941 đặt cho, mà lại đặt là “Chí
Phèo” ? Hai tên truyện phản ánh hai quan niệm khác nhau của người đặt tên truyện như
thế nào?
Những câu hỏi nêu vấn đề trên đây tuy chưa thể bao hàm đầy đủ những đặc điểm
cơ bản của câu hỏi nêu vấn đề, song chúng ta có thể thấy được bản chất của câu hỏi nêu
vấn đề như sau:

5

LUAN VAN CHAT LUONG download
: add


Câu hỏi nêu vấn đề thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó chứa những băn
khoăn, thắc mắc, những mâu thuẫn, những bế tắc mà học sinh gặp phải trên con đường
nhận thức. Nếu muốn nhận thức tiếp phải giải quyết vấn đề đó.
Theo tơi, có thể dựa vào những tình huống có vấn đề đã học trong các tài liêu giảng
dạy về phương pháp dạy học văn để đặt ra câu hỏi nêu vấn đề với các dạng thức sau đây:
1 - Đặt câu hỏi theo dạng: Vì sao khơng A mà B (Tình huống bất ngờ)
Khi phát hiện được một tín hiệu nội dung hay một tín hiệu nghệ thuật nào đó trong
tác phẩm có tính chất kì lạ, bất bình thường, ta vận dụng dạng thức trên để khơi gợi sự
khám phá sáng tạo của học sinh.
Ví dụ 1: - Tại sao chàng trai trong bài ca dao “Tát nước đầu đình” khơng nói là để
quên chiếc áo trên những cành cây khác mà lại nói là “để quên chiếc áo trên cành hoa
sen”? Cách nói này thể hiện chàng trai là người như thế nào?
Giáo viên có thể giải đáp câu hỏi này theo gợi ý sau: Mọi người đều biết rằng, cây
sen không có cành và hoa sen cũng vậy. Hoa sen chỉ có một cuống hoa mọc từ dưới đất
lên và cuống hoa đó rất yếu nên khơng thể giữ được chiếc áo trên đó được. Như vậy,
chuyện chàng trai nói mất áo là khơng có thật. Đó chỉ là chuyện do anh bịa ra để có cớ
làm quen, trị chuyện với cơ gái anh u mến mà thơi. Qua cách nói ấy ta thấy chàng trai
trong bài ca dao vừa rất thơng minh lại vừa hóm hỉnh.
Ví dụ 2: - Vì sao, nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” có lúc nghĩ
mình như con trâu, con ngựa, thậm chí khơng bằng con trâu con ngựa trong nhà Thống Lí
Pá Tra mà khơng so sánh mình với thân con bọ ngựa, con chẫu chuộc như cô gái trong
truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái?

6
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add



Giáo viên giải thích: Nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và cô gái
trong truyên thơ “Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái đều tiêu biểu cho
những người phụ nữ miền núi có số phận bất hạnh dưới chế độ phong kiến. Cô gái trong
“Tiễn dặn người yêu” của đồng bào dân tộc Thái thấy mình chỉ là thân con bọ ngựa, chỉ
bằng thân con chẫu chuộc thơi vì cơ q đau khổ khi bị cha mẹ ép gả cho người mà cô
không yêu thương. Qua sự so sánh này ta thấy thân phận mỏng manh, yếu ớt và bất lực
của cô gái trước hồn cảnh thực tại. Cơ gái ở đây đang cịn ở với cha mẹ, vì vậy cơ chưa
bị áp bức bóc lột sức lao động. Cịn Mị, với thân phận con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá
Tra, cơ phải việc quần quật suốt ngày, suốt tháng, suốt năm mà không được nghỉ ngơi.
“Dù lúc đi hái củi, lúc bung ngơ, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước
thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngưa, con trâu làm cịn có
lúc, đêm nó cịn được đúng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào
việc làm cả đêm cả ngày”. Hình ảnh so sánh này vừa cho người đọc thấy Mị bị bóc lột
sức lao động thật tàn nhẫn, đồng thời tố cáo tội ác dã man của cường quyền phong kiến
miền núi đối với người dân nơi đây.
Vì dung lượng bài viết có hạn, sau đây tôi chỉ nêu câu hỏi với những dạng thức trên
chứ không đưa ra hướng giải đáp. Bởi vì, lời giải đáp khơng chỉ duy nhất đúng. Các em
có thể trả lời theo cảm nhận riêng của mình, miễn sao sáng tỏ được vấn đề.
- Tại sao chàng trai trong bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” khơng nói là “áo
anh bị rách đường tà” mà lại nói “áo anh sứt chỉ đường tà” ? Dấu hiệu đó có ý nghĩa gì?
- Vì sao nữ sĩ Hồ Xn Hương trong bài “Tự Tình” khơng lựa chọn thời gian nghệ
thuật để bộc lộ cảm xúc vào buổi sáng, buổi trưa hay lúc “bóng xế tà” mà lại chọn thời
điểm “đêm khuya” ?

7
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add



- Vì sao nhà văn Nam Cao khơng mở đầu tác phẩm của mình bằng sự kiện Chí
Phèo ra đời ở cái lò gạch bỏ hoang mà lại bắt đầu truyện ở thời điểm hiện tại, khi Chí
Phèo đã bị tha hóa? Cách mở đầu truyện như thế có ý nghĩa gì?
2- Đặt câu hỏi theo dạng thức lựa chọn: A hay B (Tình huống lựa chọn)
Tình huống lựa chọn là tình huống xuất hiện khi có nhiều ý kiến khác nhau về một
vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhất, tối ưu nhất.
Ví dụ 1: Khi giảng bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (Ngữ Văn 11), giáo
viên có thể hỏi: - Có người cho rằng đây là bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên thơn Vĩ?
Có người cho rằng bài thơ là tình u thầm kín giữa Hàn Mặc Tử với Hồng Cúc? Có
người lại cho rằng thơn Vĩ chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình? Em tán
thành ý kiến nào? Vì sao?
Câu hỏi này đặt ra khi phân tích khổ cuối của bài thơ. Để giúp học sinh giải quyết
được câu hỏi trên, giáo viên có thể gợi mở giúp học sinh thấy được tín hiêu quan trọng
nhất của bài thơ nằm ở hai chữ “ở đây” trong câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”.
Từ tín hiệu đó, tìm ra hệ thống kí hiệu - kết cấu: trong này - ngồi kia. Hàn Mặc Tử đã
đứng ở thế giới bị cách li, ở “lãnh cung” mờ mờ nhân ảnh để nhìn ra thế giới bên ngoài
và khát khao trở lại trong niềm vui tuyệt vọng. Thi sĩ tìm đến vườn đẹp, trăng đẹp, người
đẹp. Khơng tìm được vẻ đẹp này thì lại gắng gượng tìm vẻ đẹp khác... cứ thế thành một
hành tâm trạng: kiếm tìm, thất vọng rồi lại kiếm tìm.
Ví dụ 2: Khi giảng bài “Thương Vợ” của Tú Xương, giáo viên có thể đặt câu hỏi
như sau: - Ấn tượng hai câu kết của bài thơ là một tiếng chửi, theo mạch văn thì đó là
tiếng chửi của bà Tú hay của ông Tú? Tại sao em hiểu như vậy? Ý nghĩa của tiếng chửi
này là gì?

8
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add



Như chúng ta đã biết, theo mạch văn thì đây là lời bà Tú. Bà Tú chửi, cũng là trách
“thói đời”, con người bạc bẽo, ông chồng “hờ hững” vô tình. Có thể đấy là chút tâm sự
riêng thầm kín của người người phụ nữ trải qua nhiều gian truân, vất vả lúc bực bội trách
cứ người này, người khác. Song chúng ta biết, bà vốn đoan trang, khiêm nhường nên
tiếng chửi kia không phải là lời trực tiếp của bà mà chính là một cách Tú Xương bơng
đùa, trào lộng để tự phê phán mình, tự trách mình làm khổ vợ, vơ tình, vơ tâm với vợ.
Qua tiếng chửi này ta thấy ông Tú thương vợ biết nhường nào.
Đặt câu hỏi theo dạng này giúp các em phát triển óc phán đốn, suy luận, nhận xét
để tìm ra nội dung hợp lí nhất. Từ đó các em thấy rõ tính thẩm mĩ của văn chương.

3 - Đặt câu hỏi theo dạng thức so sánh các tư liệu khác có liên quan hay kiến thức
thực tế với tác phẩm đang phân tích (Tình huống khơng phù hợp).
Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy. Thông
qua những câu hỏi so sánh, đối chiếu học sinh có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý
nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các câu hỏi dạng này có thể so sánh các hình ảnh trong chi
tiết tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác nhau.
Ví dụ 1: Khi phân tích “Tun ngơn độc lập” của Hồ Chí Minh, giáo viên có thể
hỏi: - Có thể lấy câu “Thay trời hành hóa, hồng thượng truyền rằng” trong “Bình Ngơ
đại cáo” của Nguyễn Trãi để thay cho lời mở đầu “Hỡi đồng bào cả nước” trong bản
“Tun ngơn độc lập” của Hồ Chí Minh có được khơng? Vì sao?
Ví dụ 2: - Để sống được, đường cùng người ta phải bán tất cả để có cái ăn. Thậm
chí phải ăn xin, tha phương cầu thực. Tại sao lão Hạc không chọn cách ấy mà lại tự tử?

9
LUAN VAN CHAT LUONG download
: add


Ví dụ 3: - Sự xuất hiện của Xn tóc đỏ cùng sáu chiếc xe trong đám tang của cụ
cố tổ giống và khác nhau như thế nào với sự xuất hiện hai chiếc xe trống rỗng trong đám

tang lão Gôrio (Tiểu thuyết “Lão Gôrio” của Ban Dắc và tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ
Trọng Phụng).
Ví dụ 4: Khi phân tích truyện ngắn “Chí Phèo”, giáo viên có thể đặt những câu hỏi
như sau:
- Các nhân vật thuộc giai cấp nông dân của Nam Cao trước Cách mạng Tháng
Tám 1945 đều có kết cục hết sức bi thảm (tự tử). Hãy so sánh cách tự tử của lão Hạc
giống và khác nhau như thế nào với cách tự tử của nhân vật Chí Phèo?
- Em hãy so sánh hình tượng nhân vật Chí Phèo với hình tượng nhân vật chị Dậu
trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (Ngữ Văn lớp 9 - Tập 2), từ đó chỉ ra những
phát hiện độc đáo của Nam Cao khi miêu tả hình tượng người nơng dân trước Cách
mạng Tháng Tám.
Khi đặt câu hỏi dạng này, giáo viên phải liên tưởng đến những tác phẩm khác hoặc
liên tưởng đến thực tế đời thường để đối sánh với hình tượng văn học nhằm nêu bật lên
những nét đẹp về nội dung và nghệ thuật cũng như dụng ý mà tác giả muốn gửi đến
chúng ta.
4 - Đặt câu hỏi theo dạng thức giả định (Tình huống giả định).
Ví dụ 1: Khi giảng bài thơ “Thương Vợ” của Tú Xương, giáo viên có thể đặt tình
huống giả định như sau: - Em thử dùng các từ gần nghĩa với từ “mom sông” để thay thế
cho từ này trong câu thơ “Quanh năm buôn bán ở mom sơng” và so sánh tác dụng của
nó với khi dùng từ “mom sơng” trong câu thơ trên.
Ví dụ 2: - Nếu em là nhà văn Hộ, em sẽ có sự lựa chọn như thế nào?

10 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download


(“Đời Thừa” - Nam Cao)
Ví dụ 3: - Nếu em là ơng Huấn Cao, em có cho viên quản ngục chữ khơng?
(“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tn)


Ví dụ 4: - Nếu em là Thúy Kiều thì em có lạy Thúy Vân trước khi trao duyên hay
không?
(“Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Ví dụ 5: - Nếu em là anh cu Tràng thì em có đưa người “vợ nhặt” đó về nhà mình
khơng?
(“Vợ Nhặt” - Kim Lân)
Đặt câu hỏi theo tình huống giả định khiến các em được rèn luyện cách ứng xử,
thấy được hành vi cao đẹp của nhân vật văn học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phát
triển nhân cách. Đó là nội dung quan trọng trong mục đích giáo dục nói chung và văn học
nói riêng.

11 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download


IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT GIỜ GIẢNG CỤ THỂ
Từ những dạng thức đó, tơi đưa vào áp dụng thử nghiệm hai tiết giảng dạy tác
phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12 với hệ thống
câu hỏi nêu vấn đề như sau:
1- Khi nhận thấy “ nhan đề” tác phẩm có tính chất kì lạ, giáo viên có thể đặt câu
hỏi: - Tại sao nhà văn Kim Lân không đặt nhan đề tác phẩm này là “Nhặt vợ” mà lại
đặt là “Vợ nhặt”? Cách đặt nhan đề đó có ý nghĩa gì?
Giáo viên gợi ý: Nếu đặt nhan đề tác phẩm là “Nhặt vợ” có nghĩa là anh cu Tràng đang ế vợ - là người chủ động lợi dụng lúc miếng ăn bằng cả sinh mệnh con người mà
lấy được vợ một cách dễ dàng và như thế thì sự khinh thường người “vợ nhặt” đó khơng
những có ngay trong lịng anh cu Tràng mà cịn có ở bản thân người đọc khi bắt đầu đọc
truyện. Nhan đề “Vợ nhặt” vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa nhân đạo rất lớn.
Chữ nhặt trong “Vợ nhặt” không phải là danh từ như chúng ta có thể lầm tưởng nếu chỉ
đọc nhan đề mà chưa tiếp cận với nội dung tác phẩm. Đây là một kết hợp từ rất đặc biệt.
Nói như Kim Lân “Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm 1945 người
lao động dường như khó ai thốt khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ xuống mọi xóm làng.

Trong hồn cảnh ấy, giá trị một con người thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ
theo chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ - đúng là nhặt được vợ như tơi nói trong
truyện”. Như vây, nhặt trong vợ nhặt là động từ. Một kết hợp từ đặc biệt chỉ có trong bối
cảnh năm 1945 kinh hồng ấy. Cái đói đã đẩy đến những cảnh bi hài kịch: mạng người
trở nên rẻ rúng có thể “nhặt” được như người ta nhặt cái rơm, cái rác ngoài đường, ngoài
chợ. Phải đặt vào truyền thống của dân tộc coi “người ta là hoa đất”, coi việc dựng vợ gả
chồng là đại sự: “Trăm năm tính cuộc vng trịn - Phải dị cho đến ngọn nguồn lạch
sông”, mới thấy hết chuyện vợ nhặt theo khơng như thế này thật éo le làm sao! Hồn

12 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download


cảnh đói khát cần duy trì sự sống làm cho người ta quên đi lễ nghĩa đã đành, còn phải
bước qua thể diện để theo không về làm vợ người. Mới hiểu vì sao chị vợ nhặt tủi hổ như
thế trước những ánh mắt nhìn ngó, soi xét trên đường theo Tràng về nhà. Nhan đề đã gói
trọn tình hưống truyện. Đặt trong hồn cảnh gia đình anh cu Tràng, nhan đề “Vợ nhặt”
còn cho chúng ta thấy vẻ đẹp của tình người. Người ta nhặt nhau về và về với nhau khơng
phải chỉ vì muốn có miếng ăn, có một chốn nương thân. Thẳm sâu của chuyện nhặt vợ ấy
là khát khao về mái ấm gia đình, là tình yêu thương, đùm bọc “một miếng khi đói bằng
một gói khi no” của người dân lao động. Đằng sau nhan đề ấy, Kim Lân muốn gửi gắm
một thông điệp khác: “khi đói người ta khơng nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến
con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát
khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai,
vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.
2 - Khi phân tích nhân vật Tràng, bên cạnh những câu hỏi tái hiện, những câu hỏi
phát hiện, giáo viên có thể đặt học sinh vào tình huống giả định sau:
- Nếu em là Tràng, em có đưa người “vợ nhặt” đó về nhà mình khơng? Hành
động đó của Tràng cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn và nhân cách của nhân vật?
Giáo viên chuẩn bị những tình huống mà học sinh có thể đưa ra sau câu hỏi này.

Học sinh sẽ có nhiều phương án trả lời nhưng người giáo viên cần phải có sự định hướng
cuối cùng để các em có những suy nghĩ tích cực, đúng đắn, từ đó thấy được hành vi cao
đẹp của nhân vật văn học nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách của các em.
Trong hoàn cảnh miếng ăn bằng cả sinh mạng con người, thế nhưng một người kéo
xe bò thuê, cuộc sống cũng vô cùng khổ cực như Tràng mà dám sẵn sàng bỏ tiền ra đãi
một người không hề quen biết đã cho ta thấy anh là một người thật hào phóng. Tràng đến
với người đàn bà ấy, trước hết là sự chia sẻ của những người nghèo cùng trong cảnh hoạn

13 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download


nạn. Đưa thị về làm vợ, tức là thêm một gánh nặng nữa, một miếng ăn nữa vào cái gia
đình vốn cũng đã vất vả của mình. Cho nên, có lúc anh cảm thấy “chợn” khi nghĩ về
tương lai. “Thóc cao gạo kém thế này, đến cái thân mình chưa chắc có ni nổi, lại cịn
đèo bịng” là một nỗi lo rất thực tế. Song phía sau câu nói tưởng như là đùa vui bật ra từ
người đàn ông nghèo khổ ấy - “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi
cùng về” - là khát vọng cháy bỏng có thật về một mái nhà hạnh phúc, về tổ ấm gia đình.
Ở Tràng có vẻ đẹp của tình người. Trong hồn cảnh đó, Tràng đã cưu mang người nghèo
khổ có hồn cảnh như mình, thậm chí cịn nghèo khổ hơn mình. Truyền thống nhân đạo
của người Việt Nam có câu: “Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ ấy ở đây cần phải nói
khác đi một chút để thấy rõ hơn hành động cao đẹp đó của Tràng, đó là: Lá rách nhiều
đùm lá rách nhiều hơn. Đó là một con người nghèo tiền bạc nhưng lại rất hào phóng và
giàu tình người.
3 - Khi phân tích nhân vật người vợ nhặt, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi nêu vấn
đề ở dạng tình huống lựa chọn như sau:
- Có người nói rằng nhân vật người vợ nhặt theo khơng chàng chỉ vì miếng ăn, vì
muốn thốt khỏi cảnh chết đói nhưng có người lại nói, người đàn bà đó theo Tràng là
đi theo tiếng gọi của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc? Em nghiêng về ý kiến nào
hơn? Vì sao?

Giáo viên định hướng: Nếu nhìn ở hình thức bên ngồi của sự việc thì việc người
đàn bà khốn khổ này đến với người đàn ông tội nghiệp kia là do cái đói, cái nghèo xui
đẩy. Nhưng bản chất của sự việc là đi theo tiếng gọi của hạnh phúc gia đình. Bởi nếu chỉ
vì miếng ăn đơn thuần thì họ chỉ gặp nhau khi ăn bốn bát bánh đúc rồi chia tay nhau.
Hoặc cùng lắm, nếu cần thiết để có thêm miếng ăn nữa thì người đàn bà đó sẽ đi theo
Tràng về nhà nhưng chắc chắn chị ta sẽ dừng lại trước mái nhà xiêu vẹo, trống tuếnh

14 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download


trống tống ấy của mẹ con Tràng. Nhưng khơng, chị vẫn bước vào ngôi nhà ấy và bằng
đôi bàn tay của mình để vun vén cho tổ ấm gia đình mà mình vừa có được. Rõ ràng, bản
chất sâu xa của hành động ấy là đi theo tiếng gọi của khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc gia đình.
Việc đưa câu hỏi nêu vấn đề này vào q trình phân tích người vợ nhặt sẽ giúp cho
học sinh có cái nhìn đa chiều sự vật, sự việc, tránh việc nhìn nhận vấn đề một cách phiến
diện, từ đó có sự cảm thơng cũng như phát hiện ra những khía cạnh tốt đẹp trong phẩm
chất của nhân vật này.
4 - Bà cụ Tứ là một nhân vật khá quan trọng trong tác phẩm này, vì vậy khi đi
phân tích, giáo viên khơng chỉ sử dụng những câu hỏi tái hiện, câu hỏi gợi mở để
thấy được tình yêu thương con của một bà mẹ nghèo mà cần phải sử dụng thêm
những câu hỏi nêu vấn đề để học sinh thấy đây cũng là một nhân vật góp phần thể
hiện ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
Ví dụ:
- Tại sao nhà văn Kim Lân để cho bà cụ Tứ nói hai chữ “mừng lịng” trong
câu “Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lịng” chứ
khơng nói bằng lịng? (Kim Lân để người mẹ nói hai chữ mà thấy được tình người, thấy
được tình yêu với con dâu của bà cụ. “Mừng lịng” chứ khơng phải là bằng lịng bởi
bằng lịng khơng thể hiện được niềm vui và tình người. “Mừng lịng” là sự tự nguyện,

khơng mang tính ép buộc và là vui thực sự. Cịn nếu nói bằng lịng thì đó là buộc phải
thừa nhận sự việc chứ khơng có sự tự nguyện).
- Theo lẽ thường thì người trẻ thường hay nói về ngày mai, nói về tương lai
nhiều nhất. Vậy tại sao trong truyện ngắn này, bà cụ Tứ lại là người nói nhiều nhất
đến tương lai và ngày mai? (Lẽ thơng thường thì Tràng và người vợ nhặt phải nói đến

15 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download


tương lai nhiều nhất mới là điều hợp lí vì tương lai là thuộc về lớp trẻ. Nhưng ở đây là
một người mẹ gần đất xa trời. Phải chăng có một khía cạnh nào như kiểu nghệ thuật địn
bẩy khơng? Tức là một người già gần đất xa trời ấy mà cịn nói nhiều đến tương lai, đến
ngày mai thì niềm vui, niềm hi vọng, niềm tin ở ngày mai cịn mạnh mẽ, mãnh liệt hơn
rất nhiều).
Để có một tiết giảng thành công với những câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu:
Đối với giáo viên: phải nắm vững nội dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để đặt
câu hỏi hướng vào nội dung bài học. Việc đặt câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với từng
điều kiện có thể có. Tránh đặt câu hỏi máy móc, đơn điệu. Nêu vấn đề phải hết sức hợp lí.
Nội dung câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng;
giáo dục tư tưởng, nhân cách ở học sinh. Điều quan trọng nhất đối với giáo viên là khâu
soạn giáo án. Để giáo án có chất lượng phải có hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí. Các câu
hỏi trọng tâm của bài phải cho học sinh nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà.
Đối với học sinh: Khâu soạn bài (Học sinh đọc tác phẩm, chuẩn bị bài theo câu hỏi
mà giáo viên đã cho, đã hướng dẫn. Giáo viên phân công học sinh chuẩn bị theo tổ, theo
nhóm hoặc theo cá nhân. Động viên khích lệ học sinh bằng điểm số khi các em tham gia
xây dựng bài. Tạo khơng khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa thầy và trò để phát
huy tư duy sáng tạo của học sinh. Hứng thú học tập là ngọn nguồn giúp cho học sinh cảm
thụ sâu sắc giá trị của đời sống văn hóa nhân loại. Phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú
học tập của học sinh là hướng đi tích cực của phương pháp dạy học văn hiện nay. Tuy

nhiên để biến những lí luận trên thành hiện thực địi hỏi người thầy ngồi tri thức khoa
học cần phải có lịng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo và phải có niềm
tin vào học sinh.

16 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download


V - KIỂM NGHIỆM
Sau một năm thử nghiệm đưa câu hỏi nêu vấn đề vào hai tiết giảng dạy truyện ngắn
Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân, tôi nhận thấy:
- Học sinh hứng thú hơn trong giờ học.
- Học sinh tỏ ra quan tâm hơn tới tính cách, số phận của các nhân vật.
- Học sinh nắm bắt kiến thức một cách chủ động, có ý thức.
- Bản thân giáo viên thu thập được những phát hiện mới độc đáo từ học sinh.
- Phát triển óc phán đốn, suy luận của học sinh.
Kết quả cụ thể bài kiểm tra
Năm học 2011-2012 (khi chưa đưa câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng Vợ Nhặt).
Lớp 12A2 (sĩ số 42)
Điểm 9 - 10: khơng có
Điểm 8: 1 bài
Điểm 7: 2 bài
Điểm 5 - 6: 31 bài
Dưới 5: 8 bài
Năm học 2012 - 2013 (khi tiến hành đưa câu hỏi nêu vấn đề trong q trình phân
tích tác phẩm Vợ Nhặt)
Lớp 12C2 (sĩ số 39)
Điểm 9 - 10: 3 bài

17 : add

LUAN VAN CHAT LUONG download


Điểm 8: 2 bài
Điểm 7: 8 bài
Điểm 5 - 6: 19 bài
Điểm dưới 5: 7 bài
C - KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT

1. Ngoài bốn dạng thức câu hỏi nêu vấn đề trên, chắc rằng sẽ cịn có những dạng
câu hỏi nêu vấn đề khác mà tôi chưa quy kết thành những dạng thức nhất định. Rất mong
đồng nghiệp góp ý thêm.
2. Trong quá trình giảng dạy sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, tơi thấy khó khăn nhiều
nhất đó là vấn đề về thời gian. Thời lượng dành cho tiết dạy có hạn trong khi trước một
câu hỏi nêu vấn đề học sinh cần phải có nhiều thời giờ để trao đổi, thảo luận. Vì vậy, tơi
rất mong Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục giảm tải chương trình Ngữ Văn 12 để cho các
em học sinh tuy được học ít tác phẩm nhưng khi học tác phẩm nào thì nắm chắc và hiểu
sâu tác phẩm đó. Tránh hiện tượng, tác phẩm nào cũng biết nhưng không hiểu được nội
dung, tư tưởng của những tác phẩm văn học đó là gì.

Thiệu Hóa, ngày 26 tháng 3 năm 2013
Người viết

18 : add
LUAN VAN CHAT LUONG download



×