Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VI SINH vật gây NHIỄM TRÙNG hệ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.73 KB, 17 trang )

VI SINH VẬT GÂY NHIỄM TRÙNG HỆ THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG
I. Đại cương
- Não được hàng rào máu-não, hàng rào máu-dịch não tuỷ bảo
vệ chống vi sinh vật xâm nhập rất hiệu quả. Ngoài ra, các tế bào
trong hệ thống kinh trung ương cũng có khả năng tạo đáp ứng
miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.
- Tuy nhiên, có nhiều tác nhân vi sinh vật vẫn tìm được cách
xâm nhập được vào hệ thần kinh trung ương gây nhiễm trùng hệ
thần kinh trung ương.
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương là một trong những
nhiễm trùng có thể đe doạ đến tính mạng do các tác nhân vi
khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng, gây ra các bệnh cảnh viêm
màng não, viêm não và áp xe não
- Viêm màng não là tình trạng viêm của lớp bao quanh não và
tuỷ sống
- Viêm não là tình trạng viêm của nhu mơ não.
- Áp xe não là tình trạng hình thành mủ trong mơ não.
1. Đường vào
• Đường máu
• Đường thần kinh
• Con đường trực tiếp liên quan chấn thương hoặc cấu trúc giải
phẫu
A. Đường máu
Tác nhân gây bênh xâm nhập qua đường máu vào hệ thống
TKTW
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

1



B. Đường thần kinh trung ương
- Sau khi xâm nhập qua vị trí vết cắn của động vật bị dại,virus
dại đi theo dây thần sợi trục thần kinh ngoại vi, đi trong sợi trục
theo sự vận chuyển của bào tương sợi trục để đến các tế bào
thần kinh ở hạch giao cảm và tuỷ sống.
- Herpesvirus lan tràn theo dây thần kinh từ các vị trí lây nhiễm
ban đầu ở họng miệng (HSV-1) hoặc vùng sinh dục (HSV-2) đến
gây nhiễm trùng ở hạch thần kinh sinh ba (HSV-1) hoặc hạch
xương cùng (HSV-2) và nằm tiềm tàng ở các tế bào thần kinh
cảm giác.
C. Đường trực tiếp liên quan đến chấn thương hoặc vị trí
giải phẫu
Một số virus và các tác nhân gây nhiễm trùng khác có thể xâm
nhập vào cơ thể qua đầu tận thần kinh khứu giác là thành phần
duy nhất của hệ thần kinh tiếp xúc trực tiếp với mơi trường bên
ngồi.

I.Tác nhân thường gặp
- Khơng phải mọi VSV đều xâm nhập được vào hệ TKTU.
- Chỉ những VSV có ái tính thần kinh mới có khả năng gây
bệnh.

Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

2


III. Tác nhân virus gây viêm màng não thường gặp
- Viêm màng não virus thường phổ biến từ mùa hè sang thu ở
vùng ôn đới và xảy ra quanh năm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt

đới
- Căn nguyên virus gây bệnh phổ biến là enterovirus và
herpesvirus
- Các virus gây bệnh thường cư trú ở các bề mặt niêm mạc khác
nhau như niêm mạc đường tiêu hố, đường hơ hấp.
Sau khi nhân lên tại vị trí niêm mạc cư trú, virus sẽ vào máu rồi
xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương

Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

3


*Các tác nhân gây nhiễm trùng hệ TKTW gồm
Nhóm EnteroVirus
- Coxsackievirus
- Echovirus
- Poliovirus
- Arbovirus
- Eastern equine encephalitis
- Western equine encephalitis
- Venezuelan equine encephalitis
- St.Louis enphalistis
- La Crosse virus
- Coloradotick fever virus
Nhóm Herpesvirus
- Herpes simplex (HSV-1 and HSV-2)
- Epstein-Barr virus
- Cytomegalovirus
- Varicella-zoster virus

Nhóm Virus khác
- Lymphocytic choriomeningitis
virus
- Human immunodeficiency virus (HIV)
- Mumps virus
- Nipah virus
- Rabies virus
1. Enterovirus
- Họ Picornaviridae, hình cầu, RNA sợi đơn, khơng có vỏ
envelop
- Coxsackievirus A, coxsackievirus B, EV71 là tác nhân hay gặp
nhất

Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

4


- Đường lây truyền : đường phân – miệng hoặc qua dịch tiết
đường hô hấp hoặc lây truyền theo chiều dọc từ mẹ sang con
qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ.
- Khi vào cơ thể, virus nhân lên chủ yếu trong tế bào biểu mô
họng mũi, họng miệng và tế bào biểu mô đường ruột. Hầu hết
các trường hợp, virus vào cơ thể, đến biểu mô dạ dày ruột, bám
vào các thụ thể đặc hiệu trên tế bào ruột, vượt qua ruột để đến
mảng Payer rồi tiếp tục nhân lên ở đây.
-Virus cũng có thể vào máu do gây nhiễm trùng các tế bào miễn
dịch và gây ra các nhiễm trùng thứ phát ở các vị trí khác như
tim, hệ thần kinh trung ương
2. Arbovirus

Virus có cấu trúc RNA sợi đơn, ái tính mạnh với hệ thần kinh
trung ương
• Lây truyền qua cơn trùng, tiết túc, ve…
• Arbovirus xâm nhập thông qua vết đốt từ côn trùng bị nhiễm
virus rồi gây nhiễm trùng hạch lympho tại vùng lân cận, nhiễm
virus máu và lan tràn đến hệ thần kinh trung ương gây
viêm màng não.
- Ở Việt Nam, hay gặp nhất là virus Dengue và Virus Viêm não
Nhật Bản
A. Virus Dengue
- Đặc điểm sinh học : Virus Dengue chia làm 4 typ có tc kháng
nguyên khác nhau : D1, D2,D3,D4
- Ổ chứa virus Dengue là : người và khỉ nhiễm virus
- Đường lây truyền : virus truyền sang ng lành qua vết muỗi đốt
- Muỗi gây bênh : Aedes Aegypti ở nhà, Aedes Albopictus trong
rừng

Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

5


- Cơ chế gây bệnh : virus xâm nhập vào tế bào bạch cầu. Hoạt
lực của virus tác động vào noron ở não và tủy sống , gây thối
hóa tế bào gan, thân, tim tạo nên tổn thương ngoại tâm mạc, nội
tâm mạc, da, cơ, hệ thống TKTW,…
- Phương pháp chẩn đoán huyết thanh :
+ Bệnh phẩm : Lấy máu lần 1 ngay sau khi bệnh nhân mới vào
viện, lấy máu lần 2 sau 7 ngày
+ Kĩ thuật chẩn đoán : Kĩ thuật trung hòa

Kĩ thuật kết hợp bổ thể
Kĩ thuật ELISA
Huỳnh quang gián tiếp
- Phòng bênh :
+ Tiêu diệt côn trùng tiêt túc
+ Tránh và hạn chế muỗi đốt
+ Phịng bệnh đặc hiêu : chưa có vaccin
- Điều trị :
+ Chống choáng, chống hạ thân nhiệt đột ngột và xuất huyết ồ ạt
+ Nâng cao thể trạng
+ Cho bệnh nhân ăn nhiều đạm, hoa quả, tăng cường vitamin
nhất là Vitamin C
B. Virus Viêm não Nhật bản
- Trung gian gây bênh : muỗi thuộc giống Culex và Aedes
- Cơ chế gây bệnh : Virus nhiễm qua vết đốt vào máu. Sau thời
kì nhiễm virus huyết, virus gây tổn thương ở não, viêm TB thần
kinh, viêm hạch thần kinh đệm và viêm quanh mạch.
Những biến đổi xảy ra ở chất xám và ảnh hưởng trước tiên lên
não trung gian và não giữa, làm cho bệnh nhân rối loạn ý thức,
hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau, liệt vận động.
- Chẩn đốn huyết thanh : giống Dengue
- Phịng bênh chung: giống Dengue
- Phòng bệnh đặc hiêu : vaccin cho trẻ em dưới 10 tuổi
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

6


- Điều trị :
+ Chống phù não

+ Chống co giật
+ Bù dịch, dinh dưỡng tốt
+ Chống bội nhiễm
+ Hạn chế di chứng : thời ki lui bệnh xoa bóp nhiều, vất lý liệu
pháp, châm cứu,….
3. Herpesvirus
- Virus có cấu trúc DNA sợi kép, capsid đối xứng khối và có vỏ
envelop bao gồm human herpes virus 1 và 2 (HSV-1 và HSV-2),
varicella-zoster virus (VZV) và Epstein-Barr virus (EBV)
- Lây truyền qua tiếp xúc với các dịch tiết chứa virus
- Có thể tạo ra tình trạng nhiễm trùng tiềm tàng lâu dài và có
thể tái hoạt động trở lại
4. Mumps Virus
- Thuộc họ Paramyxovirus, có cấu trúc RNA sợi đơn, có vỏ
envelop
- Là một trong những căn nguyên hàng đầu gây viêm màng não
vô khuẩn và viêm não ở quần thể chưa có miễn dịch bảo vệ.
- Nhiễm trùng mumps virus do hít phải các giọt bắn đường hơ
hấp và thường khu trú ở các tuyến nước bọt mà hay gặp nhất là
tuyến mang tai.
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương phổ biến ở bệnh nhân
nhiễm trùng mumps virus (>50% bệnh nhân) mặc dù phần lớn là
các trường hợp không triệu chứng.
- Viêm màng não là biến chứng thần kinh phổ biến nhất của
nhiễm trùng mumps virus nhưng thường lành tính và có thể tự
khỏi. Tỷ lệ nhiễm trùng ở nam cao gấp 5 lần ở nữ và hay gặp ở
trẻ từ 5 đến 9 tuổi.
- Có vaccine MMR
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp


7


1. Các tác nhân thường gặp
2. Tác nhân vi khuẩn
2.1.
Phế cầu ( streptococcus pneumoniae)
- Cầu khuẩn, Gram dương, xếp đôi, hình ngọn nến
- Tan máu anpha, bị ly giải bởi muối mật, thử nghiệm
quellung(+)vi khuẩn
- vi khuẩn thường gây viêm đường hô hấp đặc biệt ở trẻ em
- Căn nguyên gây viêm màng não thường gặp nhất
- Gây nhiều bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm
2.2.
-

xoang, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết…
Vỏ là yếu tố độc lực
Độc tố gây thủng màng pneumolysin
Có vaccine phịng nhiễm S. pneumoniae
Não mơ cầu (Neissiria meningitidis)
Cầu khuẩn, Gram âm, xếp đơi hình hạt cà phê, chúng thường
ký sinh ở họng mũi,khoảng 2-8% người bình thường có vk

này ở trạng thái khơng gây bệnh
- Vi khuẩn gây bệnh ở mũi họng, một số nhỏ xâm nhập vào
máu gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết rồi vk lên não, gây
viêm màng não với biểu hiện: nhức đầu dữ dội, nơn, co
cứng, và hơn mê.
- Chẩn đốn vi sinh, bệnh phẩm là dịch não tủy, nhuộn soi,

2.3.
-

nuôi cấy, tìm kháng ngun
Đã có vacxin chế từ vỏ của vi khuẩn
Liên cầu nhóm B (Treptococcus agalactiae)
Cầu khuẩn, Gram dương, xếp chuỗi, Streptococcus group B
Gây viêm màng não chủ yếu cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Khoảng 10 – 30% các bà mẹ có mang S. agalactiae trong

đường sinh dục, tiêu hố
- Nhiễm S. agalactiae thường do lây truyền từ mẹ sang con
trong quá trình chuyển dạ đẻ thường.
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

8


- S. agalactiae có thể gây nhiễm trùng khởi phát sớm trong
vòng tuần đầu sau sinh với bệnh cảnh: VP, NTK, VMN.
- Bệnh cảnh khởi phát muộn xảy ra ở trẻ sau 1 tuần đến

2.4.

khoảng 2 tháng tuổi (TC NKH > VMN)
- Chưa có VX
Ecoli
- Trực khuẩn, Gram âm, Enterobacterales (Họ vi khuẩn đường
ruột)
- Vi hệ đường ruột của người và động vật

- Căn nguyên thứ 2 gây VMN ở trẻ sơ sinh, căn nguyên hàng
đầu ở trẻ sinh non.
- Khoảng 80% chủng E. coli phân lập từ mẹ mang thai và trẻ
sơ sinh có polysaccharide K1 ở vỏ, giúp vi khuẩn chống lại
sự tấn công miễn dịch.
- Viêm màng não do E. coli K1 bắt đầu từ sự cư trú ở niêm
mạc đường tiêu hoá rồi xâm nhập và nhân lên trong máu. E.
coli K1 có thể gây nhiễm trùng huyết. Từ máu, vi khuẩn
xuyên bào đi vào hệ thần kinh trung ương gây viêm màng
não mà không hề phá huỷ qua hàng rào máu-não.
- Gây nhiều bệnh cảnh nhiễm trùng khác như TC, NTTN,

2.5.

NKH, NTOB.
Haemophilus influenzae
- Trực khuẩn, Gram âm, đa hình thái.
- Lây truyền qua đường HH hoặc TX trực tiếp với dịch tiết
nhiễm khuẩn.
- H. influenzae được chia thành 6 serotype (a-f). H. influenzae
serotype b độc lực nhất và có vai trị quan trọng nhất trong
lâm sàng
- Chủng có vỏ serotype b thường: ở đường HH trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ và thỉnh thoảng có thể xâm nhập vào máu và tới
màng não.

Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

9



- Vỏ là yếu tố độc lực chính giúp chống thực bào
- Lipopolysaccharide lipid A ở vách tế bào kích thích phản
ứng VMN.
- Có vắc xin cộng hợp phịng H. influenzae serotype b cho trẻ
2.6.

trước 6 tháng tuổi.
Listeria monotogenes
- Trực khuẩn, Gram dương, ký sinh nội bào, có thể tồn tại
được ở nhiệt độ đông băng và nhân lên ở nhiệt độ rất thấp, ái
tính với mơ thần kinh.
- Vi khuẩn tồn tại trong môi trường đất, nước
- Con người nhiễm do ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn hoặc
lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
- L. monocytogenes đến TKTW nhờ sự xuyên mạch của các
bạch cầu mono bị nhiễm để đi qua hàng rào máu-não và
bằng cơ chế xâm nhập trực tiếp vào các tế bào nội mô.
- Viêm màng não hay gặp ở trẻ dứoi 2 tháng tuổi và ngừoi

2.7.

SGMD.
Lao (Mycobacterium tuberculosis)
- Trực khuẩn, kháng cồn kháng acid, mọc chậm 2-6 tuần
- Nguời là ổ chứa tự nhiên duy nhất, lây truyền chủ yếu qua
đường hô hấp
•Gây bệnh lao phổi (90%) và lao ngồi phổi
• Lồi Mycobacterium tuberculosis thường gặp nhất gây
viêm màng não.

- Khi vượt qua được hàng rào máu-não đến não, vi khuẩn sẽ
tạo nên ổ tổn thương lao thầm lặng. Lao màng não là kết quả
của ổ tổn thương lao thầm lặng bị vỡ vào khoang dưới nhện,
giải phóng M. tuberculosis vào khoang dưới nhện gây ra các
nhiễm trùng dạng u hạt ở màng não và sau đó, kích thích đáp
ứng viêm.

Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

10


2.8.

2.9.

- Đã có vx
Liên cầu lợn ( Streptococcus suis)
- Cầu khuẩn, Gram dương, xếp chuỗi, Streptococcus group D
- Ổ chứa tự nhiên là lợn, lây nhiễm từ động vật sang người
- 35 serotype khác nhau nhưng ở người hay gặp nhất là
serotype 2 và serotype 14, gây VMN và NKH.
Giang mai (Treponema pallidum)
- Xoắn khuẩn, mảnh, sóng hình sin.
- Ổ chứa duy nhất ở người.
- Lây truyền qua đường tình dục, đường mẹ sang con
- T. pallidum là tác nhân gây bệnh giang mai, xâm nhập vào
HTK trong giai đoạn NT sớm. Có 4 bệnh cảnh GM hệ TKTW
là VMN, GMTK màng não mạch, GMTK nhu mô và gôm
GMTK.

- Lipopolysaccharide lipid A ở vách tế bào kích thích phản ứng
VMN.
- Chưa có vx

Nhiễm trùng thần kinh do Nấm
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

11


 Căn nguyên
thường gặp
Cryptococcus
neofomans
 Coccidioides
immitis




Căn nguyên ít gặp

 Histoplasma
capsulatum
 Candida spp
 Aspergillus spp
 Blastomyces
dermatitidis

 Căn nguyên hiếm

gặp
 Paracoccidioides
brasiliensis
 Pseudallescheria
boydii
 Mucorales
(Mucor,
Rhizopus,
Absidia,
Cunninghamella
spp)
 Sporothrix
schenckii
 Trichosporon
beigelii
 Penicillium spp
 Fusarium spp
 Alternaria spp
 Curvularia spp
 Acremonium spp
 Fonsecaea spp
 Bipolaris spp
 Drechslera
biseptaba

I. Cryptococcus neofomans
• Cryptococcusneoformans thuộc nhóm vi nấm hạt men, đặc trưng
bởi sự hiện diện của bao mucopolysaccharide rất dày, bao quanh tế
bào.
• Chúng có mặt trong đất khắp thế giới, đặc biệt trong phân chim có

dính đất.
• Là tác nhân nấm gây viêm não màng não rất thường gặp ở bệnh
nhân HIV/AIDS.
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

12


• Tổn thương bắt đầu từ phổi nhưng vi nấm vào máu và đến hệ thần
kinh trung ương mới là nơi tổn thương thường gặp.
• Vỏ polysaccharide là yếu tố độc lực chính.

II.Blastomyces dermatitidis
• Nấm lưỡng hình. Nấm phát triển trong đất ở nhiệt độ thấp (22 –
25oC) tạo ra bào tử nhiễm trùng. Khi hít phải bào tử nấm vào phổi,
bào tử nấm chuyển dạng thành nấm men.
• Dạng nấm men có khả năng tạo ra các yếu tố độc lực giúp tế bào
nấm xâm nhập hệ miễn dịch và nhân lên. Ví dụ, dạng nấm men có thể
giảm bớt beta-D-glucan trong vách tế bào nấm gây khó khăn cho các
tế bào miễn dịch tự nhiên nhận biết được sự có mặt của nấm. Một khi
đã chuyển sang dạng nấm men, nó có thể lan tràn theo đường máu
hoặc xâm nhập trực tiếp tới các hệ cơ quan khác, bao gồm cả hệ thần
kinh trung ương. Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương có thể gặp là
viêm tuỷ xương sọ, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não hay viêm màng
não từng đợt nhưng hiếm gặp, thường chỉ gặp ở những bệnh nhân suy
giảm miễn dịch.
III. Talaromyces marneffei
• Nấm lưỡng hình gây nhiễm trùng thần kinh trung ương phổ biến ở
bệnh nhân AIDS ở vùng đông nam châu á, nam Trung Quốc và đơng
Ấn Độ.

• Nhiễm nấm T. marneffei do hít phải bào tử nấm trong mơi trường.
T. marneffei khơnglây truyền trực tiếp từ người sang người.
• Khi bào tử đã vào phổi, nó đến được tận phế nang, bám vào biểu mô
phế quản phế nang. Đây là bước đầu tiên quan trọng khởi đầu cho quá
trình nhiễm trùng. Ở nhữngngười khoẻ mạnh, T marneffei sẽ bị tế bào
lypmpho và đại thực bào loại bỏ nhưng ở bệnh nhân suy giảm miễn
dịch, T. marneffei tồn tại và nhân lên được trong phagosome ở dạng
nấm men.
V. Candida
• Nấm men gây viêm màng não và viêm não chủ yếu gặp ở bệnh nhân
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

13


nhiễm nấm Candida xâm lấn hoặc nhiễm nấm lan toả.
• Nhiễm nấm Candida thườnglà nhiễm trùng bệnh viện ở những bệnh
nhân có đặt catheter dẫn lưu hay ở những bệnh nhân dung kháng sinh,
bệnh nhân sau hố trị liệu có bạch cầu trung tính thấp.
Candida albicans, C. tropicalis và C. parapsilosis là các lồi hay gặp
nhất.
• Tế bào tiểu thần kinh đệm có vai trị chính trongviệc hạn chế sự xâm
nhập của nấm vào não và sự phá huỷ mô của nấm.
Candida có khả năng tạo biofilm giúp bảo vệ tế bào nấm khỏi quá
trình bị thực bào bởi tế bào tiểu thần kinh đệm và hạn chế sự giải
phóng cytokin của tế bào này.
Chẩn đoán vi sinh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
Bệnh phẩm: dịch não tủy
- Chọc hút dịch tủy chọc hút ở khe đốt sống thát lưng 34, hoặc 45
trước khi dùng kháng sinh,

- Thể tích tối thiểu 0.5- 1ml
- Nhiễm trùng thần kinh trung ương thường là nhiễm trùng nặng,ảnh
hưởng tính mạng, như não mơ cầu, haemophillus.. các căn nguyên
thường rất dễ chết ở ngoài mơi trường. Cần chuyển ngay đến
phịng xét nghiệm, được xử lý ngay càng sớm càng tốt, tôt nhất
trong 2h đầu, nếu khơng chuyển được trong 2h đầu thì khơng nên
để tủ lạnh, mà để ở nhiệt độ phòng,
- Nếu làm sinh học phân tử hoặc miễn dịch học >>Bảo quản ở nhiệt
độ phòng tối đa 24 h cho xét nghiệm nuôi cấy, 2 độ C- 8 độ C, âm
70 độ C trong thời gian dài hơn.
Các xét nghiệm phòng XN
Nhuộm soi:
Đục thì do vi khuẩn, trong do virus, ánh vàng>> do lao màng não
Tùy đặc điểm thì sẽ nhuộm sơi tìm đặc điểm hình theer, kích thước, sắp
xếp, nếu nghi ngờ do lao thì nhuộm huỳnh quang, nhuộm mực tầu..( trực
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

14


khuẩn hình que, cryptococcus nấm men nẩy chồi, hình trịn, có khoảng
sáng..) độ nhạy 60- 80 % với những Bn chưa dùng kháng sinh., rất có
giá trị vì có kết quả trong vịng 15p
Ni cấy: độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn, sử dụng ở tất cả phòng vi sinh
lâm sàng, độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. Khi ni cấy chúng ta có thể
nhìn thấy khuẩn lạc khác nhau và định danh được, ví dụ khuẩn lạc liên
cầu lợn và phế cầu ở nhuộm soi nhìn giống nhau nhưng ở ni cấy thì
khác nhau>> phân biệt được.
Khi vk mọc lên thì có thể làm kháng sinh đồ
Nhược điểm khi dùng kháng sinh thì vk bị ức chế nên khơng mọc được.

Hiện nay có thể ni cấy đc bằng phương pháp tự động hoặc miễn dịch
thông thường.
Phương pháp khác:
Test nhanh phát hiện kháng nguyên: trong dich não tủy bằng test
nhanh để phát hiện: H.influenza typ b, S.pneumoniae, S.agalactiae,
N,menigitidis, cryptococcus
Có rất nhiều test nhanh có thể thực hiện như ngưng kết latex
Ưu điểm nhanh để có kết quả,
Nhược điểm: chỉ có ở những lồi người ta đã sản xuất, và có dương tính,
âm tính giả do phản ứng chéo, pnct, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch thay đổi
Sinh học phân tử: áp dụng cho tất cả các loại bệnh phẩm, đặc biệt có ý
nghĩa trong NTTKTW, vì bp ở DNT khó định danh, nhuộm soi có hạn
chế, DNT vơ trùng>> dễ dàng kết luận nếu tìm được VK.
Sử dụng phương pháp PCR,
Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

15


realtime PCR, khi thấy vk nhân lên >>giải trình tự gen,
PCR có xét nghiệm đơn mồi hoặc đa mồi ( hiện nay kit có thể phát hiện
được 14 căn nguyên e.coli,CMV, HI,listeria, Neisseria mo)
Ưu điểm nhanh, nhạy, vsv đã chết vẫn phát hiện được
Nhược điểm: đơn căn nguyên: nghĩ đến nguyên nhân nào thì làm ngyên
nhân đấy, đa mồi thì chỉ có 14 căn ngun, và khơng xác định được căn
ngun kháng kháng sinh hay khơng
Nhiễm trùng hệ TKTw có căn nguyên gây bệnh đa dạng, tùy theo
lứa tuổi, theo mùa, theo vùng địa lý,
Cần phân biệt viêm màng não vi khuẩn với viêm màng não virus
Xét nghiệm dịch não tủy có vai trị quan trọng xác dịnh căn ngun để

có định hướng chẩn đốn, điều trị sớm,Mỗi xét nghiệm có giá trị ứng
dụng khác nhau
Điều trị sớm, thích hợp đem lại hiệu quả tốt.

Edit by Dr Hoa – Dr Anh Thư – Dr Hương – Dr Trang – Dr Minh HIệp

16



×