Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 59 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐÀO THỊ HƯƠNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VI SINH VẬT GÂY BỆNH TRONG NƯỚC
THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Khoa : CNSH – CNTP
Khoá học : 2010 - 2014


Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐÀO THỊ HƯƠNG


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM VI SINH VẬT GÂY BỆNH TRONG NƯỚC
THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Lớp : K42 - CNSH
Khoa : CNSH - CNTP
Giảng viên hướng dẫn: 1. ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
2. ThS. Bùi Tuấn Hà
Thời gian thực hiện : Từ 05/12/2013 đến 05/06/2014


Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nghuyên đã tạo điều kiện cho em vào hoc tại trường.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô
khoa Công Nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm đã giảng dạy và truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt bốn năm vừa qua để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt
nghiệp này.
Để có được kết quả của khóa luận tốt nghiệp này em xin đặc biệt gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến Ths. Nguyên Thị Lan Hương cùng toàn thể cán bộ nhân
viên văn phòng vi sinh, khoa xét nghiệm, trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái

Nguyên đã hết lòng quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để em có thể thành
khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua.
Xin cảm ơn Ths. Bùi Tuấn Hà giảng viên khoa CNSH-CNTP trường ĐH
Nông Lâm Thái Nguyên đã chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuật lợi
nhất cho em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè lớp Công nghệ Sinh học
42 đã hết lòng quan tâm hỗ trợ, động viên và tào điều kiện thuận lợi cho em thực
hiện tốt khóa luận này.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm và kiến thức còn hạn
chế nên khóa luận tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận đươc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô cùng toàn thể các
bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ cho công việc thực tế
sau khi tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Sinh viên

Đào Thị Hương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
1 BGBL Brillian Green Bile Lactose
2 CHO Chinese Hamster Ovary cell
3 CTCP Chỉ tiêu cho phép
4 CTYT Chất thải Y tế
5 E. coli Escherichia coli
6 KIA Môi trường song đường
7 LPS Lipopolysaccharide

8 MPN Most Probable Number
9 NTS Nước thải sinh hoạt
10 NTY Nước thải Y tế
11 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
12 SS Salmonella shigella agar
13 TCBS Thiosulfate – Citrate - Bilesalts
14 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
15 V. cholerae Vibrio cholerae
16 XLD Xylose lysysine deoxycholate



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo trung bình 7
Bảng 2.2: Giá trị C của các thông số ô nhiễm. 21
Bảng 3.1: Dụng cụ được sử dụng trong nhiên cứu 23
Bảng 3.2: Thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu. 24
Bảng 3.3: Các môi trường sử dụng trong nghiên cứu 24
Bảng 3.4: Kết quả ở giai đoạn ước tính tăng sinh 28
Bảng 3.5: Đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn V. cholera, Salmonella, Shigella. 34
Bảng 4.1: Thống kê thu thập mẫu nước thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 35
Bảng 4.2: Kết quả xác định chỉ tiêu Coliform tổng số 36
Bảng 4.3: Kết quả xác định các chỉ tiêu V. cholerae, trong các mẫu nước thải
sinh hoạt và nước thải y tế thu thập được trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 38
Bảng 4.4: Kết quả xác định các chỉ tiêu Salmonella trong các mẫu nước thải sinh
hoạt và nước thải y tế thu thập được trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 41
Bảng 4.5: Kết quả xác định các chỉ tiêu shigella trong các mẫu nước thải sinh hoạt
và nước thải y tế thu thập được trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 43
Bảng 4.6: Mức độ nhiễm vi sinh vật trong các mẫu thu thập được 45

Bảng 4.7: Kết quả xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn V. cholera,
Salmonella, Shigella. 38









DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Khuẩn Coliforms tổng số 9

Hình 2.2: Khuẩn tả V. cholerae 10

Hình 2.3: Khuẩn Shigella 13

Hình 2.4: Khuẩn Salmonella 15

Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp xác định Coliforms trong thực phẩm theo phương pháp
MPN theo phương pháp MPN sinh hoạt và nước thải y tế 37

Biểu đồ 4.1. Mức độ nhiễm Coliforms tổng số trong nước thải 37

Biểu đồ 4.2. Mức độ nhiễm V. cholerae trong nước thải sinh hoạt và nước thải y tế 40

Biểu đồ 4.3: Mức độ nhiễm Samonella trong nước thải sinh hoạt và nước thải y tế 42


Biểu đồ 4.4. Mức độ nhiễm Shigella trong nước thải sinh hoạt và nước thải y tế 44

Biểu đồ 4.5: Mức độ nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong các mẫu thu thập được. 45



MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Yêu cầu nghiên cứu 2

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Khái niệm chung. 3

2.1.1. Khái niệm nước thải 3

2.1.2. Nước thải sinh hoạt. 3

2.1.3. Khái niệm về nước thải bệnh viện 3

2.2. Thực trạng nguồn nước thải sinh hoạt và nguồn nước thải bệnh viện trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. 3


2.2.1. Thực trang,tính chất, đặc điểm của nước thải bệnh viên. 3

2.2.2. Đặc điểm, tính chất và thực trạng nước thải sinh hoạt. 6

2.3. Một số vi sinh vật gây bệnh có thể xuất hiện trong nước thải. 8

2.3.1. Coliforms tổng số 8

2.3.2. V. cholerae 10

2.3.3. Shigella 13

2.3.4. Salmonella 15

2.4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế: QCVN 28:2010/BTNMT 21

PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Vật liệu nghiên cứu 23

3.1.1. Địa điểm và mẫu nghiên cứu 23



3.1.2. Đối tượng nghiên cứu 23

3.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất sử dụng 23

3.2.1. Dụng cụ và thiết bị 23


3.2.2. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu 24

3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25

3.4. Nội dung nghiên cứu 25

3.5. Phương pháp nghiên cứu 25

3.5.1.Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu 25

3.5.2. Định lượng chỉ tiêu Coliforms tổng số trong mẫu nước thải thu thập được, bằng
phương pháp MPN 26

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

4.1. Kết quả thu thập mẫu và xác định các chỉ tiêu 35

4.1.1. Thống kê thu thập mẫu nước thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 35

4.1.2. Kết quả xác định các chỉ tiêu Coliforms trong các mẫu nước thải thu thập được
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 35

4.1.3. Kết quả xác định các chỉ tiêu V. cholerae, Salmonella, shigella trong các mẫu
nước thải thu thập được trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 38

4.2. Mức độ nhiễm vi sinh vật và so sánh tỉ lệ nhiễm vi sinh vật trong các mẫu thu thập
được trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 45

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46


5.1 Kết luận 46

5.2. Kiến nghị. 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47




1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của đất nước về kinh tế, chính trị, xã
hội và đời sống của người dân cũng đã được cải thiện vượt bậc. Đi đôi với sự phát
triển của xã hội và đời sống của người dân được nâng cao kéo theo đó là ô nhiễm
môi trường và dịch bênh đang là một vấn nạn trong xã hội hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ y tế, tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có tới 1087
bệnh viên, trong đó có tới 1023, bệnh viên công, 64 bệnh viện tư với tổng số
140.000 giường bệnh. Bên cạnh đó, còn có 14 bệnh viện dự phòng, 189 trung tâm y
tế dự phòng tuyến tỉnh, 680 trung tâm y tế huyện, 100 cơ sở nghiên cứu và đào tạo y
dược và 181 công ty, xí nghiệp sản xuất thuốc, 10.999 Trạm y tế xã, phường. Tổng
chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế năm 2005 là vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đố
có 40 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại. Đến năm 2006, tính chung tỉ lệ bệnh viện có
hệ thống xử ly nước thải là 37% và chỉ có 30% đạt tiêu chuẩn cho phép [12], [24].
Ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra được các chuyên gia môi
trường đánh giá đang ở mức rất nghiêm trọng, thực trạng này đã được thể hiện trong
nhiều báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


Số liệu thống kê mới đây cho
thấy, trung bình một ngày Hà Nội thải 458000 m
3
nước thải, trong đó 41% là nước
thải sinh hoạt, 57% nước thải công nghiệp, 2% nước thải bệnh viện. Chỉ có khoảng
4% nước thải được xử lý. Phần lớn nước thải không được xử lý đổ vào các sông Tô
Lịch và Kim Ngưu gây ô nhiễm nghiêm trọng 2 con sông này và các khu vực dân
cư dọc theo sông [25], [18], [19].
Theo một số công trình nghiên cứu trước đây đá tiến hành điều tra về thực
trạng cũng như các ảnh hưởng chất thải Y tế và nước thải sinh hoạt đối với môi
trường. Qua điều tra cho thấy ở nhiều bệnh viện lớn đóng tại thành phố, nước thải
cũng chỉ qua bể phốt rồi đi thẳng ra cống. Khi đó Nước thải sinh hoạt chiếm trên
30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo báo
cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn E. coli, Coliforms
trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông

2

Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Nước thải một
phần chất hữu cơ và vẫn còn rất nhiều vi sinh vật gây bệnh [20], [8].
Nguồn nước thải Y tế và nước thải sinh hoạt đang là một trong những nguồn
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có thể là nguồn gây nhiễm bệnh cho các
cộng đồng dân cư [20]. Xuất phát từ yêu cầu về các chỉ tiêu đối với nước thải Y tế
và nước thải sinh hoạt, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật
gây bệnh trong nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong một số mẫu nước thải
sinh hoạt và một số mẫu nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu nghiên cứu

Khảo sát sơ bộ tình hình ô nhiễm nước thải sinh hoạt và nước thải Y tế trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên.
Đánh giá được sự ô nhiễm của vi khuẩn gây bệnh trong mẫu nước thải sinh
hoạt và mẫu nước thải Y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của một số vi khuẩn phân lập được
trong mẫu nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời
làm quen với các thoa tác kỹ thuận trong nghiên cứu khoa học.
Biết được các phương pháp nghiên cứu một vấn đề khoa học, xử lý và phân
tích số liệu, cách trình bày một bài báo cáo khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng một số phương pháp xác định vi sinh vật, khảo sát được thực trạng
ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và nước thải bệnh viện trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên.

3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm chung.
2.1.1. Khái niệm nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã
thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại theo
nguồn gốc phát sinh. Đây cũng là những cơ sở cho việc lựa chọn công nghệ xử ly
nước thải [25].
2.1.2. Nước thải sinh hoạt.
Đây là loại nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của con người như vệ
sinh, giặt giũ, chế biến thực phẩm,… tại các khu dân cư, khu vực hoạt động thương

mại, công sở, trường học, bệnh viện và các cơ sở tương tự khác. Thành phần của
loại nước thải này tương đối dơn giản, bao gồm các chất hữa cơ dễ phân hủy
(cacbon hydrat, protein, dầu mỡ,…), chất khoáng (photphat, nito, magie,…) và vi
sinh vật [25].
2.1.3. Khái niệm về nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là loại nước thải gây tác động đến môi trường. Nếu xét về
góc độ hoá học thì tuy nước thải BV có chứa nhiều thành phần hữu cơ nhưng về các
chỉ tiêu hoá chất cũng ít chỉ nhiều thành phần chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt,
sinh phẩm. Nhưng nó có chứa thành phần gây bệnh dịch như khuẩn, virut [25].
2.2. Thực trạng nguồn nước thải sinh hoạt và nguồn nước thải bệnh viện trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.1. Thực trang,tính chất, đặc điểm của nước thải bệnh viên.
2.2.1.1. Thực trạng nước thải bệnh viên.
Theo báo cáo năm 2011, các bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình, Định Hóa và
Võ Nhai số lượt bệnh nhân đến khám lần lượt là 51.000; 31.000 và 27.000 lượt, đạt
85% kế hoạch năm. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, đặc biệt các
công trình xử lý môi trường đã xuống cấp nghiêm trọng, chất thải phát sinh được xử
lý không đạt yêu cầu [26], [2].

4

Chất thải lỏng truyền nhiễm từ các phòng xét nghiệm, phẫu thuật, dịch lỏng từ
cơ thể người bệnh, đặc biệt là dịch, máu thải phải được khử trùng tại khu xét
nghiệm, phòng phẫu thuật, điều trị, buồng bệnh trước khi xả vào hệ thống nước thải
chung. Nước thải Y tế chứa BOD (Biochemical oxygen Demand), COD(Chemical
Oxygen Demand) , Tổng N, Tổng P, và tổng Coliforms, H2S cao, cần được xử lý tại
hệ xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn xả thải. Công nghệ xử lý nước thải BV với
đặc thù ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm các chất hữu cơ và dinh dưỡng cần được khử
trùng và giám sát trước khi xả thải. Để đạt được hiệu quả khử trùng cao thì các chỉ
tiêu như BOD, COD và đặc biệt hàm lượng amoni phải ở mức thấp cho phép. Bên

cạnh đó, yêu cầu phân tách riêng từng dòng thải để xử lý chuyên biệt, vừa đảm bảo
vi sinh vật môi trường, đảm bảo hệ xử lý nước thải Y tế hoạt động hiệu quả, chi phí
xử lý thấp. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện
pháp cải thiện [24], [5].
2.2.1.2. Thành phần tính chất nước thải bệnh viện
Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Tuy nhiên nước
thải bệnh viện cực kỳ nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ, bởi vì ở các bệnh
viên tập trung người mắc bệnh là nguồn của nhiều loại bệnh với bệnh nguyên học
đã biết hoặc đôi khi còn chưa biết đối với khoa học hiện đại.
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường (ô nhiễm khoáng chất và ô
nhiễm các chất hữa cơ) còn chưa các tác nhân gây bệnh, trứng giun, virut. Chúng
đạc biệt nhiều nub ở bệnh viện có khoa chuyền nhiễm (lây). Còn nguy hiểm hơn về
phương diện dịch tễ là nước thải của bệnh viện dịch tễ chuyên khoa, các trại điều
dưỡng bệnh lao và những cơ sở lây bệnh khác. Ô nhiễm trong điều kiện bệnh viện
vào hệ thống thoát nước từ những thiết bị vệ sinh như hố xí, nhà tắm, chậu rửa mặt,
từ giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng…khi mà những đối
tượng đó tiếp xúc với người bệnh, kể cả từ các phòng đặc biệt khác của bệnh viện
[7], [24], [8].
Quan trọng là phải xác định đúng lượng nước thải của bệnh viện trong một
ngày để tính toán hệ thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử l nước thải

5

bênh viện. Người ta chấp nhận rằng tiêu chuẩn thoát nước bằng tiêu chuẩn cấp
nước, do vậy hiển nhiên lượng nước mà bênh viện dùng trong một ngày sẽ chính là
lượng nước thải trong một ngày. Theo nhiều tiêu chuẩn quốc gia của các nước thì
lượng nước cấp tính trên một giường đối với các bệnh viện và nhà an dưỡng thông
thường là 200- 250 l/ngày, còn nhiều tiêu chuẩn trên, ví dụ qua khảo sát ở nhiều

bệnh viện thông thường ở Nga, Sec, Xlovakia, Bungari tiêu chuẩn nước cấp là 500
l/ngày [18]. thì tiêu chuẩn thải của bệnh viện là 473- 908 l/ngày (chỉ số tiêu biểu là
625 l/ngày) cho một giường bệnh.
Còn ở Việt Nam theo TCVN 4470- 87 lưu lượng nước thải của bệnh viện đa
khoa được xác định như sau: [16]
Đối với các bệnh viện và nhà an dưỡng đặc biệt là 500 l/ngày. Tuy nhiên, thực
tế lượng nước sử dụng lớn hơn
2.2.1.3. Nguy cơ dịch bệnh do nguồn nước ô nhiễm từ nước thải bệnh viện.
Chất thải y tế là môi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây
bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng
xạ Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện
có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT
không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào
cơ thể con người qua các đường: Qua các vết da bị xây xước hoặc bị thương, qua
đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa), tác động gián tiếp do ô nhiễm môi
trường, hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột…. Tất cả
những người tiếp xúc với CTYT nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động
bởi chất thải y tế, bao gồm: Cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh bệnh viện; Những
người thu gom phế liệu; Người bệnh, người nhà bệnh nhân; Người dân sống gần
bệnh viện [4], [27].
Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hoá do các vi
khuẩn tả, lỵ, thương hàn, trứng giun; nhiễm khuẩn đường hô hấ p do lao, do phế cầu
khuẩn; tổn thương nghề nghiệp; nhiễm khuẩn da; bệnh than; AIDS; nhiễm
khuẩn huyết; viêm gan A, B; thần kinh; gây độc, ăn mòn, cháy, nổ [9], [27].
Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ có khoảng 162 - 321 trường
hợp nhiễm virus viêm gan B có phơi nhiễm với CTYT so với tổng số 300.000

6

trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân viên tiếp xúc

với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp
cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong một năm, cao hơn hai
lần so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại [4].
Ở Nhật Bản, các nghiên cứu về chất thải y tế đã đưa ra các số liệu như sau [17]:
+ Tháng 7 năm 1987 có 2 bác sĩ trẻ thực tập nội trú ở Khoa Nhi không may bị
nhiễm virút từ các ống tiêm và đã bị chết bởi viêm gan B cấp tính. Tại Nhật bản đã
ghi nhận 570 trường hợp tương tự như vậy.
+ Việc khảo sát của các nhà y tế cộng đồng năm 1986 cho thấy 67,3% những
người thu gom rác trong các bệnh viện bị tổn thương do các vật sắc nhọn, 44,4%
những người thu gom rác bên ngoài các bệnh viện bị tổn thương khi thu gom các
chất thải bệnh viện.
+ Shiro Shirato cũng đã nêu trong tài liệu khoa học của Nhật Bản, tổng số hơn
500 trường hợp bị lây nhiễm bệnh có liên quan tới chất thải bệnh viện, hơn
400 trường hợp bị tác hại sinh học từ các thuốc có độc tố tế bào.
2.2.2. Đặc điểm, tính chất và thực trạng nước thải sinh hoạt.
2.2.2.1. Đặc điểm nước thải sinh hoạt.
Lượng nước thải sinh hoạt dân cư phụ thuộc vào dân số và đặc điểm của hệ
thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt chữa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy
hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các chất như: protein
(40-50%), hydratcacbon (40-50%), chất béo (5-10%), nồng độ chất hữu cơ trong
nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l. Lượng nước thải sinh hoạt
dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người
dân, có thể tính bằng 80% lượng nước được cấp [5].
Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
- Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất
rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

7


Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức
sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được
cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất
lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định. Tải trọng chất thải trung bình tính
theo đầu người ở điều kiện ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bày
[4], [17], [18].
Bảng2.1: Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo trung bình
Các chất
Tổng chất thải,
g/người/ ngày
Chất thải hữa cơ,
g/người/ngày
Ch
ất thải vô cơ,
g/người/ ngày
Tổng lượng chất thải 190 110 80
Các chất tan 100 50 50
Các chất không tan 90 60 30
Chất lắng 60 40 20
Chất không lắng 30 20 10
Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi
khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Một tính chất đặc trưng nữa của
Nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi
các vi sinh vật.
2.2.2.2. Tính chất nước thải sinh hoạt.
Tính chất vật ly.
- Màu: Sự phân rã tự nhiên các chất hữu cơ trong quá trình hoạt động của con
người (thức ăn, vệ sinh, ).
- Mùi: Sinh ra từ các quá trình thối rữa các loại chất thải sinh hoạt.

- Chất rắn: Các loại rác sinh hoạt còn xót lại do chưa được thu gom triệt để
(bao bì, giấy vệ sinh ), các chất rắn lơ lửng khác.
Thành phần hóa học.

8

- Thành phần hữa cơ: Trong nước thải có chứa chất cặn bã, các chất hữa cơ
hòa tan phát sinh từ hoạt động của con nghười như ăn uống, vệ sinh.
- Thành phần vô cơ: Thành phần các chất vô cơ có trong nước thải bao gồm độ
kiềm, clorua, các kim loại nặng, nito, photpho, lưu huỳnh, các chất độc hại. Ngoài
ra còn các thành phần độc hại khác như canxi, natri, sunfat có mặt tròn nước thải
sinh hoạt từ quá trình sử dụng nước.
Thành phần sinh học.
- Các vi sinh vật, vi khuẩn gây bênh như: tả, lỵ, thương hàn, colifrom tổng số
2.3. Một số vi sinh vật gây bệnh có thể xuất hiện trong nước thải.
2.3.1. Coliforms tổng số
2.3.1.1. Giới thiệu
Coliforms được xem như một nhóm vi sinh vật chỉ thị: số lượng hiện diện của
chúng trong thực phẩm. Được xem vi sinh vật chỉ thị mức độ vệ sinh trong quá trình
chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nước uống hay các loại mẫu môi trường
được dung để chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác[14].
2.3.1.2. Nguồn gốc
Vào cuối những năm 1800, khi Von Fritsch được mô tả Klebsiella
pneumoniae và Klebsiella rhinoscleromatis như là vi sinh vật đặc trưng tìm thấy
trong phân của con người.
Đầu thập niên 1900 Cabelli, ông cho rằng sự vắng mặt của Coliforms như là một
dấu hiệu cho thấy không suất hiện bệnh do vi khuẩn gây nên, và sau khi sản xuất khí
đốt với việc giới thiệu ống Durham thì khái niệm về vi khuẩn Coliforms và các vi
khuẩn khác dạng coli được sử dụng ở nước Anh năm 1901.
Đến đầu thập niên 1920, sự khác biện của các dạng vi khuẩn E. coli được đem

ra sản xuất indole, hóa lỏng gelatin, lên mem đường sucrose và Voges – Proskauer
nhằm xác định sự ô nhiễm faecal.
Năm 1938, Parr có những phát minh lên đến đỉnh điểm trong thử nghiệm
IMVIC (Indole, methyl đỏ, voges- proskauer và muối của acid citric). Việc thử
nghiệm cho thấy sự khác biệt của các dạng vi khuẩn Coliforms phân, các dạng vi
khuẩn trong đất và trung gian, và nó được sử dụng cho đến ngày hôm nay [14], [22].

9

2.3.1.3. Đặc điểm
Vi khuẩn Coliforms là những trực khuẩn gram âm, không hình thành bào tử,
có phản ứng oxidase âm tính và thẩ hiện hoạt tính của β - galactosidase. Vi khuẩn
này có khả năng phát triển trên môi trường muối mật, hoặc các chất hoạt tính bề mặt
khác có tính ức chế tương tự, có thể lên men lactose (với β - galactosidase) cho việc
sản xuất acid và sinh hơi khi ủ ở 35- 37°C trong vòng 24- 48 giờ ở 36 ± 2°C [11].
Coliforms gồm có 4 chi trong họ Enterrobacteriaceae: Escherichia coli,
Klebsiella, Citrobacter và Enterobacter (Metcalf và eddy, 1991). Chúng thường có
mặt trong đường ruột của động vật có vú. (ví dụ: Escherichia coli phổ biến trong
đất, trên cơ thể người,…).
Chúng bao gồm vi khuẩn lên
mem lactose như Escherichia cloacae,
Citrobacter freundii có thể tìm thấy
trong phân và ngoài môi trường (nước
giàu chất dinh dưỡng, đất và thực vật)
cũng như nước uống có nồng độ có
các chất dinh dưỡng tương đối cao
[14].

Hình 2.1: Khuẩn Coliforms tổng số
2.3.1.4. Hiện diện

Vi khuẩn Coliforms hiện diện ở khắp nơi, kể cả trong đất, da, nước sông, nước
ao, rau cải,…
Sự có mặt của chúng trong rau củ được xem là một chỉ số về sự tinh khiết của
của nước hay rau. Tuy nhiên, chỉ số này cũng không đáng tin cậy. vì vi khuẩn
coliform vẫn có khả năng sống xót trong nước ẩm, sự hiện diện của Coliforms trong
nước không hẳn là bị nhiễm phân.
Coliforms chịu nhiệt xuất hiện từ nơi có nguồn nước giàu chất hữu cơ như
nước thải công nghiệp từ xác thực vật thối rữa hoặc đất [14], [22].

10

2.3.2. V. cholerae
2.3.2.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1817, Thomas Sydenham là người đầu tiên mô tả bệnh tả khác với
những bệnh tiêu chảy khác, nhưng phải đến năm 1854 vi khuẩn gây bệnh tả mới
được Filippo Pacili quan sát thấy từ phân của bệnh nhân tả trong vụ dịch ở Italia và
đặt tên là Vibrio cholerae (V. cholerae). Phương thức lây truyền bệnh tả được John
Snow phát hiện năm 1849 tại London [14], [22].
Thế giới đã trải qua 7 vụ đại dịch tả. Từ 1817 đến 1923 đã có 6 vụ đại dịch
xảy ra, những vụ dịch này đều bắt đầu từ ấn Độ và đều do V. cholerae O1 typ sinh
học classic gây ra. Vụ đại dịch thứ 7 khác với 6 vụ trước. Vụ dịch này do
V.cholerae typ sinh học eltor gây ra và có nguồn gốc từ đảo Celebes của Indonesia
năm 1961. Vụ dịch này kéo dài nhất và có phạm vi rộng hơn 6 vụ trước, đến nay
còn nhiều nước thông báo những đợt bùng phát dịch tả do căn nguyên này gây ra
[3], [25].
Năm 1992, V. cholerae non – O1 nhóm huyết thanh O139 được xác đinh là
thủ phạm gây dịch tả ở Madras và vịnh Bengal ấn Độ lan sang một số nước châu á
(Pakistan, Nepal, Mianma, Thái lan, miền tây Trung quốc, Malaysia ). Một số nhà
chuyên môn cho rằng đây là vụ đại dịch tả thứ 8 [14].
2.3.2.1. Phân loại.

Giới (regnum): Bacteria
Nghành (phylum): Proteobacteria
Lớp (class): Gamma Proteobacteria
Bộ (ordo): Vibrionales
Họ (familia): Vibrionaceae
Chi (genus): Vibrio
Loài (species): V. cholerae

Hình 2.2: Khuẩn tả V. cholerae

11

Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholera hay Kommabaccillus) là vi khuẩn gram âm có
hình dạng giống như những chiếc roi, chiếc gậy uốn cong. Có lẽ vì thế mà chúng ta
nhìn giống như phẩy khuẩn. Vi khuẩn này gây tiêu chảy chi người. Tế bào vi khuẩn
có thể xếp liên tiếp nhau thành hình chữ S hay hình xoắn. Chúng di động nhanh nhờ
đơn mao ở một đầu, không sinh đơn bào, phản ứng oxidase dương tính, có thể tăng
trưởng trong điều kiện hiếu khí [14], [22].
Phẩy khuẩn tả và các vi khuẩn khác của giống vibrio thuộc phân nhóm gamma
của proteobacteria. Hai loại phẩy khuẩn chính là phẩy khuẩn tả cổ điển và phẩy
khuẩn E1 Tor (hay O1, được phân biệt với dạng cổ điển căn cứ vào bộ gene vi
khuẩn). Những đặc điểm của túp E1 Tor giúp nó khẳng định khả năng “tiếp tục gây
nguy hiểm” bao gồm: (1) tỉ lệ E1 Tor thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm typ cổ điển;
(2) Thời gian mang trùng sau sau khi bị bệnh do E1 Tor dài hơn so với nhiễm typ cổ
điển; (3) E1 Tor có khả năng tồn tại ngoài môi trường tốt hơn, dài hơn typ cổ điển.
Ngoài hai loại này, phẩy khuẩn tả còn bao gồm nhiều nhóm huyết thanh khác nữa [23].
2.3.2.2. Đặc điểm
V. cholerae là những trực khuẩn ngắn, mảnh có kích thước khoảng 0,3×3µm.
Mới phân lập từ bệnh phẩm, vi khuẩn hình cong như dấu phẩy, đặc biệt di động rất
nhanh. Qua cấy truyền, hình dạng trở nên thẳng hơn. Phẩy khuẩn tả mọc được dẽ

dàng trên môi trường nuôi cấy bình thường ở phòng thí nghiệm, không đòi hỏi yếu
tố tăng trưởng đặc biệt, nhưng 5-15mmol/l NaCl kích thích mọc tốt hơn. Ưa môi
ttrường kiềm pH 8-9,5. Sống ở nhiệt độ từ 16-42°C, nhiệt độ tối ưu 37°C. Thuộc
loại kỵ khí tùy nghi. V. cholerae chết nhanh trong môi trường acid, dễ bị diệt bởi
các chất tẩy rửa, đặc biệt nhạy cảm với sự khô, chỉ tồn tại 10 phút ở 55°C. Tuy nhiên,
có thể sống được 4-7 ngày trên rau, quả tươi để ở nơi mát và ẩm [14], [13], [22].
Các vi khuẩn thuộc chủng Vibrio có chung kháng nguyên H (chiên mao) dễ bị
nhiệt hủy. Vi khuẩn tả khác các Vibrio khác ở phần phản ứng sinh hóa, tiết độc tố
ruột và cấu trúc kháng nguyên O. Các dòng gây dịch tả đều thuộc nhóm O1, chia
làm 3typ huyết thanh: Ogawa (kháng nguyên O có yếu tố A,A), Inaba (kháng
nguyên O gồm A,C) và Hikojama (A, B, C). Về mặt dịch tễ học vi khuẩn tả có 2 typ

12

sinh học: Cổ điển, eltor. Typ eltor được Gotschlich phân lập năm 1905 từ trạm cách
ly E1 Tor ở vịnh Suez, là tác nhân chính trong đại dịch 7 cũng như ở Việt Nam hiện
nay. Typ elter khác typ cổ điển là nó tiết hemolysin, làm ngưng kết hồng cầu gà,
phản ứng Voges- proskauer dương tính không nhỵ cảm với phage IV và
polymyxinB. Cả typ đều tiết độc tố ruột giống nhau [14],.
V. cholerae tiết ra nhiều enzyme, trong số đó có mucinase làm tróc vảy biểu
mô ruột; neuraminidase thủy giải ganglioside GD1 Và GT2 thành GM1 khiến số
lượng thụ thể độc tố ruột tăng lên. Hemolysin là 1 protein 20.000 daltons, dễ bị
nhiệt phân hủy, không có vai trò trong bệnh tả mà có tính gây độc tố tế bào, gây độc
tố trên thú thực nghiệm và gây chết. Vai trò quyết định trong khả năng gây bệnh của
V.cholerae là tiết ra độc tố ruột [14], [22].
2.3.2.3. Sinh bệnh học
 Mầm bệnh
Phẩy khuẩn tả V. cholerae thuộc họ Vibrionaceae, là vi khuẩn có hình cong
như dấu phẩy, bắt màu gram âm, không sinh nha bào, di động được nhờ có lông.
Chúng phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng thường môi trường kiềm (pH >7).

ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong các động vật biển (cá, cua,
sò biển ) v.v nhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài
ngày đến 2-3 tuần. Dễ bị diệt bởi nhiệt độ (80°C/5 phút), bởi hoá chất thông thường
và môi trường axit.V. cholerae có khoảng 140 nhóm huyết thanh và được chia thành
V. cholerae-O1 và V.cholerae non-O1.V. cholerae O1 được phân thành 2 typ sinh
học (biotyp) dựa theo đặc điểm kiểu hình là V. cholerae classica và V. cholerae
eltor. Dựa vào đặc điểm các quyết định kháng nguyên A, B, C của kháng nguyên
thân O, V. cholerae được phân thành 3 typ huyết thanh (serotyp) sau [14], [22],
[23] : Serotyp Ogawa (có quyết định kháng nguyên A, B).
Serotyp Inaba (có quyết định kháng nguyên A, C).
Serotyp Hikojima (có cả ba quyết định kháng nguyênA, B, C).
V. cholerae-non O1 nhóm huyết thanh O139 là thủ phạm gây dịch tả ở ấn Độ
và một số nước châu á từ năm 1992 đến nay.

13

Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố tả (Choleragen). Đây là nội độc tố có cấu
trúc gồm hai đơn nguyên: đơn nguyên A (trọng lượng phân tử là 27 000 dalton,
mang độc tính cao) và đơn nguyên B có tính kháng nguyên đặc hiệu và một cầu nối
A2 có tác dụng kích thích tăng AMP vòng [14] (Adenosin 3,5-cyclic mono
phosphat).
 Nguồn bệnh
Là người bệnh và người mang khuẩn không triệu chứng.
Phẩy khuẩn tả được đào thải theo phân ngay từ giai đoạn nung bệnh, nhưng
nhiều nhất ở giai đoạn tiêu chảy. Bệnh nhân mắc bệnh tả có thể đào thải 107-108 vi
khuẩn gram phân.
Phẩy khẩn tả có thể tồn tại và nhân lên ở động vật giáp xác (chủ yếu dưới
biển) khi điều kiện môi trường không phù hợp, chúng cỏ thẻ chuyển sang trạng thái
ngủ và có thể tồn tại hàng tháng, hàng năm. ở trạng thái này vi khuẩn có thể kháng
lại chlorid và không thể nuôi cấy [14], [23], [13].

 Đường lây
Bệnh lây theo đường tiêu hoá, cụ thể là đường phân-miệng thông qua nguồn
nước, thực phẩm, rau quả đặc biệt là một số hải sản như sò, ốc, hến được bắt từ
những nơi ô nhiễm hoặc tay bẩn, dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm, qua ruồi, nhặng,
chuột, dán làm lây lan mầm bệnh[13].
2.3.3. Shigella
2.3.3.1 Lịch sử phát hiện
Bệnh lỵ trực khuẩn đã có từ rất
lâu. Nhưng phải tới năm 1896 trong
một vụ dịch lỵ trực khuẩn ở Nhật, tác
giả Shiga đã phát hiện mầm bệnh là
Shigella shiga.


Hình 2.3: Khuẩn Shigella

14

Năm 1900, Flexneri và Strong đã tìm ra Shigella flexneri. Sau này Boyd,
Lentz và nhiều tác giả khác đã tìm ra các chủng lỵ khác gây bệnh ở người [14],
[23],[22].
2.3.3.2. Đặc điểm vi khuẩn.
Shigella là trực khuẩn Gram âm không di động, thuộc họ Enterobateriaceae.
Dựa vào đặc điểm kháng nguyên thân O và các đặc tính sinh hoá, người ta chia làm
4 nhóm chính: A, B, C, D như sau :
- Shigella dysenteriae: Nhóm A
- Shigella flexneri: Nhóm B
- Shigella boydii: Nhóm C
- Shigella sonnei: Nhóm D.
- Shigella dysenteriae 1 (còn gọi là trực khuẩn Shiga) hay gây dịch và tử vong

cao hơn các týp khác.
Shigella có nội độc tố có hoạt tính sinh học. Sau khi được tiết ra, độc tố sẽ
gắn dính vào cảm thụ thể bản chất là glycoprotein ở màng tế bào. Sau đó phần hoạt
hoá được chuyển vào bên trong tế bào và ngăn cản sự tổng hợp protein ở phần 60S
của ribosome [14].
2.3.3.4. Nguồn bệnh và con đường truyền bệnh.
Bệnh lý do Shigella có thể thấy ở khắp thế giới, vẫn còn hay gặp ở các nước
có điều kiện sống thấp kém, vệ sinh cá nhân và cộng đồng kém hiệu quả.
 Nguồn bệnh.
Người là vật chủ duy nhất. Người lành mang vi khuẩn, người bệnh, người
đang thời kỳ hồi phục thải nhiều vi khuẩn trong phân và lây bệnh cho người
xung quanh.
 Đường lây truyền bệnh.
Người bệnh không được điều trị tiếp tục thải vi khuẩn ra phân đến sáu tuần
sau khi khỏi bệnh và là nguồn lây quan trọng.
Vi khuẩn được tìm thấy rất nhiều trên các đồ dùng của người bệnh, đặc biệt là
bồn vệ sinh. Vi khuẩn có thể xuyên qua giấy vệ sinh, nhiễm tay người bệnh và cấy
dương tính ở tay bẩn sau nhiễm khuẩn ba giờ.
Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ người sang người qua tay bẩn. Vi khuẩn nhậy
cảm với sự khô ráo, nhưng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ thích hợp trong

15

thức ăn và nước. Lây gián tiếp qua trung gian như đồ dùng, thực phẩm, nước, do
ruồi nhặng.
Bệnh có thể gây dịch ở những nơi sống chật chội, điều kiện vệ sinh cá nhân
kém, nguồn nước ô nhiễm, nơi có tập quán dùng phân tươi để bón hoa màu. Bệnh
hay bộc phát trong các tập thể như nhà dưỡng lão, trung tâm nuôi trẻ, trường học,
ký túc xá, nhà giam
Bệnh ngày càng được lưu ý ở những trường hợp đồng tính ái nam và là

nguyên nhân dẫn đến hội chứng Gay bowell.
Do tính chất đề kháng với acid, Shigella sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá,
dễ dàng qua hàng rào acid của dạ dày [11], [14].
2.3.4. Salmonella
2.3.4.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1885, Slamon và Smith (Mỹ) tìm được Salmonella từ lợn mắc dịch bệnh
tả gọi tên là Bacilus cholerasuis, hiện nay gọi là Salmonella. Nhưng sau đó
Schweinittz và Dorset 1903 đã chứng minh bệnh dịch tả là do một loại virus gây
nên và đã xác định S. choleraesuis là một vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn.
Năm 1889, Klein phân lập được S. gallinarum và Rettger cũng phân lập được
S.pullorum năm 1909, Trước đây người ta cho rằng đây là hai loại vi khuẩn gây ra
hai loại bệnh khác nhau nên đã gọi chung là bệnh phó thương hàn gà (Typhus
avium) và căn bệnh có tên chung là S. gallinarum-pullorum [14].
2.3.4.2. Phân loại
Về phân loại Salmonella được xếp vào:
Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gramma Proteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Salmonella lignieres 1900

Hình 2.4: Khuẩn Salmonella
Lúc đầu, các loài Salmonella được đặt tên theo hội chứng lâm sang của chúng
như S.typhi hay S.paratyphi A, B, C (typhoid = bệnh thương hàn, para= phó), hoặc

16

theo vật chủ như S. typhimurium gây bệnh ở chuột (murine= chuột). về sau người ta
thấy rằng một loại Salmonella có thể gây ra nhiều hội chứng có thể phân được ở

nhiều loài khác nhau. Vì những l do đó mà các chủng Salmonella mới phát hiện
được đặt tên theo nơi mà nó được phân lập như S. teheran, S. congo, S. london.
Salmonella đã được chia thành nhiều chi phụ và nhiều loài, mỗi loài lại có
nhiều chi phụ. Ví dụ như loài Samonella enterica được chia thành sáu loài phụ gồm
S. enterica, S. salamae, S. arizonae và S. indica. Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử
hiện đại, những nghiên cứu sau này cho phép sếp tất cả các loại Samonella vào một
loài duy nhất. Mặc dù kiến này đã được nêu ra nhưng cách truyền thống đã được sử
dụng quá quen và có nghĩa riêng của nó.
Dựa vào cấu trúc kháng nguyên, chủ yếu là kháng nguyên thân O và kháng
nguyên lông H, Salmonella được chia thành các nhóm và các tupe huyến thanh.
Hiện nay được xác định gồm trên 2500 type huyến thanh Samonella [22], [23], [14].
2.3.4.3. Đặc điểm chung
Samonella là trực khuẩn gram âm, kích thước trung bình từ 2− 3×0,5 − 1 µm,
di chuyển bằng tiêu mao trừ S. gallimarum và S. pllorum, không tạo bào tử, chúng
phát triển tốt ở nhiệt độ 6°C − 42°C, thích hợp nhất ở nhiệt độ 35°C−37°C, pH từ 6
− 9 và thích hợp nhất ở pH = 7,2. Ở nhiệt độ từ 18°C−40°C vi khuẩn có thể sống
đến 15 ngày [13].
Salmonella là loại vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phất triển được trên môi trường
nuôi cấy thông thường, trên môi trường thích hợp, vi khuẩn sẽ phất triển sau 24h.
Có thể mọc trên môi trường chọn lọc như DCA (deoxycholate citrate agar) và XLD
(xylose lyysysine deoxycholate), trong đó XLD thường dùng trong phân lập
Salmonella. Khuẩn lạc đặc trưng của Salmonella trên môi trường này là tròn, lồi,
trong sốt, có tâm đen, đôi khi tâm đen lớn bao trùm khuẩn lạc, môi trường xung
quanh chuyển sang màu đỏ [22], [23], [13].
Salmonella không lêm men lactose, lên men đường glucose và sinh hơi.
Thường không lên men sucrose, salicin và inositol, sử dụng citrate ở trong môi
trường Simmons. Tuy nhiên không phải loài Salmonella nào cũng có tính chất trên,
các ngoại lệ được xác định là S. typhi lên men đường glucose và không sinh hơi,
không sử dụng citrate trong môi trường simmons, hầu hết các chủng S. paratyphi


17

và S. cholerasuis không sinh hydrogen sulfite, khoảng 5% các chủng Salmonella
sinh độc tố bacteriocin chống lại E. coli, Shigella và ngay cả một số chủng
Salmonella khác [22].
Salmonella có ba loại kháng nguyên, đó là những chất khi xuất hiện trong cơ
thể thì tạo ra kích thích đáp ứng miễn dịch và kết hợp đạc hiệu với sản phẩm có sự
kích thích đó, gồm: kháng nguyên thân O, kháng nguyên long H và kháng nguyên
vỏ K. vi khuẩn thương hàn (S. typhi) có kháng nguyên V(Virulence) là yếu tố chống
thực bào giúp cho vi khuẩn thương hàn phát triển bên trong tế bào bạch cầu [14].
Vi khuẩn Salmonella có thể chia ra làm hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại
độc tố.
+ Nội độc tố của Salmonella rất mạnh gồm hai loại: gây xung huyết và mụn
loét độc tố ở ruột gây độc thần kinh, hông mê, co giật.
+ Ngoại độc tố chỉ phát hiện khi lấy độc tố có độc tính cao cho túi colodion rồi
đặt vào ổ bụng chuột lang để nuôi, sau 4 ngày lấy ra, rồi lại cấy truyền nhue vậy từ
5 đến 10 lần, sau cùng đem lọc, nước lọc có khả năng gây bệnh cho đong vật thí
nghiệm. Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điệu kiện invivo và nuôi cấy kỵ khí.
Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột [14], [22].
Nội độc tố thường là lipopolysaccharide (LPS) được phóng ra từ vách tế bào
vi khuẩn khi bị dung giải. Trước khi thể hiện độc tính của mình, LPS cần phải liên
kết với các yếu tố liên kết tế bào hoặc các receptor bề mặt các tế bào như: tế bào
lâm ba cầu B, lâm ba cầu T, tế bào đại thực bào, tiểu thực bào, tế bào gan, lách.
Rất nhiều cơ quan trong cơ thể chịu tác động của nội độc tố LPS: Gan, thận, cơ,
hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch. Với các biểu hiện bệnh lí : tắc
mạch máu, giảm trương lực cơ thiếu oxy mô bào, toan huyết, rối loạn tiêu hóa,
mất tính them ăn…
Nội độc tố có tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch của cơ thể vật chủ, kích
thích hình thành kháng thể.
Về cơ chế miễn dịch và di truyền các Enterotoxin của Salmonella có quan hệ

gần gũi với Choleratoxin, nên được gọi là Choleratoxin like enterotoxin (CT). còn

×