Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.51 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở
TRƯỜNG PHỔ THƠNG
Chun ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 9140111

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HUẾ - 2022


Luận án được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Phan Đức Duy
2. TS Đặng Thị Dạ Thủy

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Đình Trung
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Phản biện 3: TS. Phan Thị Thu Hiền
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh



Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế,
họp tại Cơ quan Đại học Huế
Vào hồi …. giờ…ngày…tháng…năm 2022

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu Đại học Huế
- Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại
học Huế


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ u cầu của chương trình giáo dục phổ thơng
Trong chương trình giáo dục phổ thơng ban hành năm 2018,
hoạt động đánh giá (ĐG) có mục tiêu là cung cấp thơng tin chính
xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của
chương trình và sự tiến bộ của học sinh (HS) để hướng dẫn hoạt
động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
1.2.Xuất phát từ vai trị của đánh giá q trình trong dạy học
Đánh giá quá trình (ĐGQT) là loại hình đánh giá được diễn ra
trong suốt quá trình dạy học (QTDH) nhằm thu nhận thông tin phản
hồi (TTPH) về hoạt động học tập của HS, từ đó cải thiện chất lượng
dạy và học. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự gắn kết giữa dạy học và
ĐGQT là nền tảng của sự thành công trong dạy học, thúc đẩy chất
lượng, tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực cho HS.
Trong dạy học môn Sinh học, việc hình thành năng lực đặc thù
Sinh học cần phải trải qua q trình lâu dài, tích lũy từ việc thực hiện

các yêu cầu cần đạt trong từng bài học. Khi đó, ĐGQT đóng vai trị
quan trọng trong việc thúc đẩy người học đạt được đích đến của từng
bài học, từ đó góp phần tạo ra kênh thơng tin cập nhật thường xuyên
đường phát triển năng lực Sinh học của người học.
1.3.Xuất phát từ yêu cầu nâng cao kĩ năng đánh giá quá trình cho
giáo viên
Trong thực tiễn dạy học ở Việt Nam nhiều năm qua, loại hình
đánh giá tổng kết (ĐGTK) chiếm ưu thế. Nguyên nhân chủ yếu xuất
phát từ nhận thức chưa đúng của giáo viên (GV) về vai trò và cách
thức ĐG, đặc biệt là ĐGQT. Việc rèn luyện cho sinh viên (SV) kĩ
năng (KN) thực hiện ĐGQT là cần thiết, tạo nền tảng cơ bản, vững
chắc cho cơng cuộc đổi mới dạy học nói chung và hoạt động ĐG nói
riêng ở trường phổ thơng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xác định cấu trúc KN ĐGQT, xây dựng và vận
dụng qui trình rèn luyện cho SV các Trường sư phạm KN ĐGQT
trong dạy học Sinh học ở trường phổ thơng, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo GV Sinh học trong các trường ĐHSP.
3


3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được cấu trúc của KN ĐGQT, từ đó xây dựng và
vận dụng được qui trình rèn luyện KN này thì sẽ phát triển được KN
ĐGQT trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông cho SV ngành sư
phạm Sinh học tại các trường ĐHSP.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1.Đối tượng nghiên cứu
KN ĐGQT của SV sư phạm Sinh học; Qui trình, biện pháp rèn
luyện, tiêu chí đánh giá KN ĐGQT của SV sư phạm Sinh học tại các

trường ĐHSP.
4.2.Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện KN dạy học cho SV ngành sư phạm Sinh
học.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐGQT, KN ĐGQT.
- Nghiên cứu thực trạng rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư
phạm Sinh học tại các trường ĐHSP.
- Phân tích cấu trúc KN ĐGQT trong dạy học Sinh học.
- Xây dựng quy trình và công cụ rèn luyện KN ĐGQT cho SV
ngành sư phạm Sinh học.
- Xây dựng tiêu chí và cơng cụ đo lường KN ĐGQT cho SV
ngành sư phạm Sinh học
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của quy trình và
cơng cụ rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học
tại các trường ĐHSP.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp điều tra sư
phạm; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học thơng qua phần
mềm SPSS.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu rèn luyện KN ĐGQT cho SV
ngành sư phạm Sinh học. Nghiên cứu được triển khai thực nghiệm
tại trường ĐHSP Huế và ĐHSP Đà Nẵng.


8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về ĐGQT, KN ĐGQT trong dạy học.
- Phân tích cấu trúc KN ĐGQT làm cơ sở cho việc đề xuất qui

trình rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành Sư phạm Sinh học.
- Xây dựng và vận dụng qui trình rèn luyện KN ĐGQT trong
dạy học cho SV ngành sư phạm Sinh học.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá KN ĐGQT cho SV ngành sư
phạm Sinh học.
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục
tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Rèn luyện cho sinh viên Đại học Sư phạm kĩ
năng đánh giá quá trình trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu về đánh giá quá trình
1.1.1.1. Thế giới
Định nghĩa ĐGQT của các tác giả Black và William (1998),
Brookhart (1992), Popham (2008), Bell (2001) đều thống nhất ở
những điểm đặc trưng, đó là: cung cấp TTPH để cải thiện chất lượng
hoạt động dạy và học. Năm 2003, Black và William đưa ra mơ hình
thực hiện ĐGQT gồm 05 chiến lược để giải quyết các vấn đề trọng
tâm của ĐGQT. Nhiều nghiên cứu khác cũng đi sâu tìm hiểu vai trị
của ĐGQT nói chung và TTPH nói riêng, thực tiễn áp dụng ĐGQT
cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện ĐGQT
của GV.



1.1.1.2. Việt Nam
Nhiều nghiên cứu về thực trạng ĐG ở trường phổ thông như
Hayden và Lâm Quang Thiệp (2010), Đào Hoa Mai và cộng sự
(2013), Hayden và Lê Ngọc Lan (2013) cho thấy sự thống trị của
ĐGTK. Nghiên cứu về ĐGQT chủ yếu theo hướng vận dụng vào
thực tiễn dạy học các môn học, chẳng hạn như: Trần Thị Ngọc Ánh
và cộng sự (2020), Nguyễn Phương Chi (2021), Hà Thị Lê Na và
cộng sự (2021).
1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng đánh giá quá trình
1.1.2.1. Thế giới
Các nghiên cứu về tiêu chí và chuẩn năng lực ĐGQT cần có
của GV như Stiggins (1999), Brookhart (2011). Nâng cao nhận thức
và khả năng thực hiện ĐGQT cho GV và SV sư phạm được nhiều tác
giả quan tâm, như các nghiên cứu của Sluijsmans và cộng sự (2002),
Maclellan (2004), Graham (2005), Otero & Nathan (2008), Buck
(2010), Lovorn (2011).
1.1.2.1. Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng đào tạo GV ở các trường cho thấy còn
nhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục về phân bổ thời lượng giữa các
khối kiến thức, thời lượng thực hành, thực tập, phương pháp giảng
dạy của GgV (Hamano, 2008; Hoa, 2007; Hoàng & Ninh, 2017).
Nhiều nghiên cứu đề xuất và sử dụng quy trình, biện pháp,
cơng cụ để phát triển KN dạy học cho SV sư phạm Sinh học (Duy,
1999; Mai, 2016; Như, 2014).
Những nghiên cứu với mục đích phát triển năng lực ĐG của
SV sư phạm rất được quan tâm trong những năm gần đây: Đào Hoa
và Phạm Nhung (2014), Nguyễn Thị Việt Nga (2016), Khưu Thuận
Vũ (2017), Phạm Thị Phương Anh (2020).
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Cơ sở lí luận về đánh giá quá trình

1.2.1.1 Những vấn đề chung về đánh giá trong dạy học


a. Khái niệm ĐG: ĐG là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về q
trình học tập của người học để đưa ra quyết định nhằm đạt được mục
đích dạy học nhất định.
b. Nguyên tắc thực hiện đánh giá: ĐG phải đảm bảo các nguyên tắc:
đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy, tính tồn diện và tính linh hoạt, tính
phát triển.
c. Qui trình thực hiện đánh giá: Hoạt động đánh giá trong dạy học tuân
theo quy trình gồm 03 giai đoạn: Lập kế hoạch ĐG, thực hiện ĐG,
xử lý dữ liệu và sử dụng kết quả ĐG.
d. Phương pháp đánh giá: Có 03 phương pháp chủ yếu để thu thập
thông tin trong ĐG, bao gồm: Phương pháp viết, phương pháp hỏi
đáp và phương pháp quan sát.
e. Công cụ đánh giá: Công cụ ĐG là loại phương tiện được dùng để thu
thập thông tin ĐG. Một số công cụ được sử dụng trong ĐG, bao
gồm: câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang đánh giá, rubric, phiếu ghi
chuyện vặt, thẻ kiểm tra/thẻ thốt.
1.2.2.2. Định nghĩa đánh giá q trình
ĐGQT là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình dạy học nhằm
cung cấp những TTPH cho cả GV và HS để cải thiện thành tích học
tập, năng lực cá nhân của HS cũng như hoạt động giảng dạy của GV.
1.2.2.3. Thơng tin phản hời trong đánh giá q trình
TTPH thể hiện khoảng cách giữa trình độ hiện tại của người
học so với mục tiêu giáo dục, được sử dụng để rút ngắn khoảng cách
đó. TTPH bao gồm điểm số và nhận xét.
Sử dụng TTHP: Thơng tin phải có ý nghĩa; Tập trung vào nhận
xét những vấn đề chính liên quan đến nhiệm vụ học tập của HS, điều
gì HS cần thực hiện để cải thiện; Ngơn ngữ rõ ràng, có tính cải thiện;

Đảm bảo tính cân bằng giữa yếu tố tích cực và tiêu cực; Kết hợp
điểm số và nhận xét.
1.2.2.4. Mơ hình thực hiện đánh giá q trình trong dạy học
Mơ hình của Black và cộng sự (2003) thể hiện 05 chiến lược
trọng điểm để thực hiện ĐGQT, bao gồm: (1) Chia sẻ mục tiêu học
tập và tiêu chí thành công; (2) Thiết kế và tổ chức nhiệm vụ học tập


để xác định những bằng chứng về mức độ đạt được mục tiêu học tập
của HS; (3) Cung cấp TTPH để thúc đẩy sự tiến bộ của HS; (4) Thúc
đẩy HS trở thành người hướng dẫn cho bạn học; (5) Thúc đẩy HS trở
thành người làm chủ việc học của mình.
1.2.2.5. Hình thức đánh giá q trình
ĐGQT chính thức là hoạt động đánh giá được giáo viên lên kế
hoạch; ĐGQT khơng chính thức diễn ra một cách tự phát, ngẫu nhiên
trong q trình dạy học của GV.
1.2.2.6. Vai trị của đánh giá quá trình trong dạy học
Đối với HS: Giúp HS đạt được mục tiêu học tập; Giúp cải
thiện thành tích học tập của HS; Giúp HS có khả năng tự điều chỉnh
quá trình học tập;
Đối với GV: Giúp cải thiện hoạt động giảng dạy của GV thông
qua TTPH thu được.
1.2.3. Cơ sở lí luận về kĩ năng đánh giá quá trình
1.2.3.1. Khái niệm kĩ năng, kĩ năng đánh giá và kĩ năng đánh giá quá
trình
KN là khả năng thực hiện có kết quả một hoạt động cụ thể dựa
trên nền tảng là vốn tri thức đã có và sự hiểu biết về phương thức
thực hiện để đạt mục tiêu nhất định nào đó.
KN đánh giá là khả năng thực hiện có hiệu quả hoạt động thu
thập thơng tin và sử dụng chúng để tạo ra các quyết định trong

QTDH dựa trên mục tiêu dạy học.
KN ĐGQT là khả năng thực hiện có hiệu quả hoạt động thu
thập thơng tin và sử dụng chúng để điều chỉnh quá trình dạy học, từ
đó giúp rút ngắn khoảng cách giữa trình độ hiện tại của người học
với mục tiêu dạy học đề ra.
1.2.3.2. Vị trí của kĩ năng đánh giá q trình trong hệ thống kĩ năng dạy
học
KN ĐG nói chung và KN ĐGQT nói riêng là một thành tố
khơng thể thiếu trong hệ thống KNDH của GV. Vì vậy, việc rèn
luyện


KN ĐGQT cho SV sư phạm là cần thiết để chuẩn bị tốt cho nghề
nghiệp sau này.
1.2.3.3. Cấu trúc của kĩ năng đánh giá
Stiggins (2010) đưa ra 05 nhóm KN tương ứng với 05 giai
đoạn của ĐG, gồm: Xác định mục đích ĐG; Xác định mục tiêu học
tập; Thực hiện ĐG; Sử dụng kết quả ĐG; Tạo mối liên kết giữa
người học với hoạt động ĐG.
1.2.3.4. Mơ hình rèn luyện kĩ năng
Geoff Petty đã đưa ra mơ hình rèn luyện kĩ năng cho người
học (EDUCARE?) với 08 yếu tố cấu thành, bao gồm: Giải thích;
Thực hiện chi tiết; Sử dụng; Kiểm tra và sửa chữa; Bản ghi nhớ; Ôn
tập; Đánh giá; Truy vấn.
1.2.3.5. Thang đo mức độ rèn luyện kĩ năng
Phát triển KN là lĩnh vực được nhiều tác giả nghiên cứu để
đưa ra mơ hình lý thuyết như Dave, Harrow, Simpson và Dreyfus.
Các mơ hình lý thuyết thể hiện sự phát triển KN theo các cấp độ từ
thấp đến cao, là cơ sở cho việc rèn luyện KN trong thực tiễn.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.3.1. Thực trạng rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình trong đào tạo
giáo viên ngành sư phạm Sinh học
Các chương trình đào tạo giáo viên ngành Sinh học đều có học
phần ĐG trong dạy học Sinh học (2TC), tuy nhiên nội dung về
ĐGQT không mang tính hệ thống và khơng được cấu trúc thành
chương bài cụ thể trong tài liệu và khơng có tín chỉ cho thực hành.
Ngoài ra, những nội dung về ĐG cịn được tích hợp trong các học
phần khác như: Lí luận dạy học Sinh học, Phương pháp dạy học Sinh
học, Thực hành dạy học Sinh học.
1.3.2. Thực trạng nhận thức và kĩ năng của sinh viên ngành sư phạm
Sinh học về đánh giá quá trình
Kết quả khảo sát 285 SV cho thấy, SV có những nhận thức
cơ bản về loại hình ĐGQT như mục đích, thời điểm thực hiện. Tuy
vậy, những kiến thức về đối tượng tham gia đánh giá, cách thức tạo
ra, thu nhận, xử lý và sử dụng TTPH để đạt được mục đích cải
thiện chất


lượng dạy học vẫn là những khái niệm không rõ ràng đối với SV. SV
tự đánh giá mức độ đạt được nhóm KN thực hiện ĐGQT khơng cao
và mong muốn được cải thiện những KN này.
CHƯƠNG 2. RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
2.1. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Đối với mơn Sinh học, ĐGQT đóng vai trị thu thập thơng tin
về biểu hiện năng lực Sinh học của HS trong suốt QTDH, từ đó xác
định được những điểm mạnh cũng như những mặt cần cải thiện. Mục
đích cuối cùng của ĐGQT là giúp HS đạt được năng lực Sinh học
của chương trình giáo dục mơn học đề ra.

2.2. CẤU TRÚC CỦA KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Cấu trúc và chỉ báo cụ thể của các KN ĐGQT thành phần được
thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Cấu trúc kĩ năng ĐGQT trong dạy học Sinh học
KN thành phần

KNA. Xác định mục
tiêu ĐGQT

Chỉ báo
A1. Xác định thông tin cần thu thập và
chỉ ra được thơng tin thu thập nhằm
mục đích cải thiện vấn đề gì của QTDH
Sinh học.
A2. Mục tiêu ĐGQT đảm bảo tính cụ
thể và đo lường được

B1. Xác định được phương pháp ĐG
phù hợp để thu thập thông tin ĐG
KNB. Xác định phương
B2. Thiết kế được công cụ ĐG phù hợp
pháp và thiết kế công
để thu thập thông tin ĐG và đáp ứng
cụ ĐGQT
được các yêu cầu sư phạm cơ bản của
công cụ


KN thành phần


Chỉ báo
B3. Xác định thời điểm và cách thức sử
dụng công cụ ĐQQT để thu thập thông
tin.

KNC. Thu nhận và xử
lý TTPH

C1. Ghi nhận và tóm tắt thơng tin thu
được trong quá trình thực hiện hoạt
động ĐGQT.
C2. Phân loại và diễn giải thông tin thu
được dựa trên mục tiêu ĐGQT đã xác
định.

KND. Sử dụng TTPH

D1. Lựa chọn hình thức trao đổi TTPH
phù hợp với bối cảnh, mục tiêu ĐGQT.
D2. Trao đổi thông tin ĐG đến HS hiệu
quả, phù hợp với bối cảnh dạy học.
D3. Nhận biết các vấn đề tồn tại và thực
hiện điều chỉnh hoạt động giảng dạy của
bản thân GV dựa trên TTPH thu được.

2.3. MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ
TRÌNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CỦA SINH VIÊN
2.3.1. Thang đo mức độ phát triển kĩ năng đánh giá quá trình
Thang đo các mức độ phát triển của KN ĐGQT khi rèn luyện

KN này cho SV gồm 04 mức độ: Không biểu hiện, Sơ khởi, Có kĩ
năng, Thành thạo.
2.3.2. Rubric đo lường kĩ năng đánh giá q trình
Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên thang đo 04 mức độ phát
triển KN ĐGQT và chỉ báo hành vi của KN ĐGQT thành phần. Bảng
2.5 minh họa rubric đo lường KN xác định phương pháp và thiết kế
công cụ ĐGQT


Bảng 2.5. Rubric đo lường Kĩ năng xác định phương pháp và
thiết kế công cụ ĐGQT
KN
thành
phần

B. Xác
định
phương
pháp
ĐG và
thiết kế
công cụ
ĐG

Mức độ đạt được của kĩ năng
Mức 3
(Thành
thạo)

Mức 2

(Có kĩ
năng)

Mức 1
(Sơ khởi)

Mức 0
(Không biểu
hiện)

B1.3 Xác
định được
phương
pháp phù
hợp
thu
thập đầy đủ
thông
tin
cần
thiết,
tối ưu, phù
hợp với bối
cảnh.

B1.2 Xác
định được
phương
pháp ĐG
phù hợp để

thu thập
thông tin
ĐG, nhưng
chưa phù
hợp
với
bối cảnh
ĐG.
B2.2 Thiết
kế
được
cơng
cụ
ĐG có thể
thu thập
thơng tin
cần thiết,
cơng
cụ
đáp ứng
được u
cầu

phạm cơ
bản.
.

B1.1 Chỉ ra
được
phương

pháp ĐG có
thể thu thập
được thơng
tin nhưng
chưa tối ưu
và khơng
phù hợp với
bối
cảnh
ĐG.
B.1
Nội
dung cơng
cụ ĐG cịn

sài,
khơng thu
thập đầy đủ
thơng tin
ĐG
cần
thiết. Công
cụ ĐG chưa
đáp
ứng
yêu
cầu

phạm khi
thiết kế.


B1.0 Không
xác
định
được phương
pháp
ĐG
hoặc
các
phương pháp
đưa ra khơng
phù hợp để
thu
thập
thơng
tin
ĐG.

B2.03 Thiết
kế
được
cơng cụ ĐG
phù
hợp,
sáng tạo có
thể thu thập
được tồn
bộ thơng tin
cần
thiết,

đáp
ứng
được u
cầu

phạm.

B2.0 Khơng
thiết kế được
cơng cụ ĐG
hoặc cơng cụ
ĐG
không
thể thu thập
thông
tin
ĐG.


B3.3. Xác
định được
thời điểm
thực hiện
đánh
hợp
lý; trình bày
một cách cụ
thể
các
bước

sử
dụng cơng
đánh giá để
thu
phập
thông tin và
phù hợp với
phương
pháp đánh
giá đã lựa
chọn

B3.2 Xác
định được
thời điểm
hợp lý để
sử
dụng
cơng
cụ
ĐGQT,
xác định
được cách
chia
sẻ
mục
tiêu/tiêu
chí; trình
bày được
các bước

để sử dụng
cơng
nhưng
chưa
cụ
thể

B3.1 Xác
định được
thời điểm
nhưng chưa
hợp
lý;
trình
bày
được cách
thức
sử
dụng cơng
cụ ĐGQT
nhưng chưa
phù hợp với
phương
pháp đã xác
định; chưa
làm rõ cách
chia sẻ mục
tiêu/tiêu chí
đánh giá


B3.0 Không
xác định
được
thời
điểm và cách
thức sử dụng
công
cụ
ĐGQT

2.4. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG
DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
2.4.1. Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình
Rèn luyện KN ĐGQT gắn liền với nâng cao nhận thức về
ĐGQT; Tách riêng từng KN ĐGQT thành phần để rèn luyện; Quá
trình rèn luyện gắn với trải nghiệm ĐGQT; Tăng cường tự luyện tập
và phản hồi tích cực; Đảm bảo tính chính xác, khách quan trong ĐG
kết quả rèn luyện.
2.4.2. Qui trình rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh
viên sư phạm Sinh học
Quy trình rèn luyện KN ĐGQT gồm 03 giai đoạn được thể
hiện trong hình 2.3.


Tiếp nhận nhiệm

Giai đoạn 1
Trang bị kiến thức
cơ bản về ĐGQT


Bước 1
Rèn luyện theo nhóm

Thảo luận kết quả
Bước 2
Tự rèn luyện

Giai đoạn 2
Rèn luyện kĩ năng
ĐGQT thành phần

Giai đoạn 3
Thực hiện phối
hợp kĩ năng ĐGQT

-

Thực hiện nhiệm

Kết luận

Bước 3
Đánh giá

Đạt
Chưa đạt

Hình 2.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng ĐGQT cho SV
Giai đoạn 1. Trang bị kiến thức cơ bản về ĐGQT: trang bị SV
hiểu biết về khái niệm, bản chất, chiến lược thực hiện và ý nghĩa của

ĐGQT trong dạy học.
Giai đoạn 2. Rèn luyện kĩ năng ĐGQT thành phần
Bước 1. Rèn luyện KN theo nhóm
Tiếp nhận nhiệm vụ: SV tìm hiểu nội dung và trao đổi, giải đáp thắc
mắc với GgV về nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ: SV thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 3 - 5 người.
Thảo luận kết quả: SV trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Thảo luận với bạn học và GgV về kết quả.
Chính xác hoá kĩ năng: GgV dựa trên kết quả thảo luận của SV để
đưa ra các nhận xét, bổ sung, hợp lý hóa và chính xác hóa kiến thức
về kĩ năng cần rèn luyện.
Bước 2. Tự rèn luyện: SV được yêu cầu thực hiện cá nhân bài
tập vận dụng và nộp lại cho GgV.


Bước 3. GV đánh giá, nhận xét mức độ đáp ứng KN trong quá
trình SV thực hiện các yêu cầu ở bước 2 theo bảng hệ thống tiêu chí
rubric.
Giai đoạn 3. Thực hiện nhiệm vụ phối hợp: SV thực hiện bài
tập, trong đó yêu cầu SV phải thực hiện những tổ hợp KN ĐGQT.
Đối với tổ hợp các KN lập kế hoạch ĐGQT, bài tập thực hiện ngay
trong học phần Đánh giá trong dạy học Sinh học. Đối với tổ hợp
nhóm KN thực hiện ĐGQT, SV thực hiện hoạt động thực hành của
học phần Phương pháp dạy học Sinh học hoặc Thực hành dạy học
Sinh học.
2.4.3. Biện pháp hỗ trợ rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình cho
sinh viên sư phạm Sinh học
Trong quá trình rèn luyện KN ĐGQT, chúng tôi sử dụng
phiếu hoạt động cũng như hệ thống bài tập rèn luyện nhằm định
hướng hoạt động rèn luyện của SV trong giai đoạn 2 – rèn luyện các

KN ĐGQT thành phần
2.4.3.1. Định hướng rèn luyện thông qua phiếu hoạt động nhóm
Phiếu hoạt động được thiết kế với mục đích hướng dẫn cho
các nhóm SV thực hiện q trình rèn luyện KN ĐGQT thành phần.
Do đó, phiếu gồm các nội dung gồm: mục tiêu, tiêu chí đo lường,
nhiệm vụ để các nhóm rèn luyện, hướng dẫn thực hiện hoạt động, kết
luận. Ví dụ phiếu hoạt động rèn luyện Thu nhận và xử lý TTPH:
PHIẾU HOẠT ĐỘNG SỐ 4
Rèn luyện kĩ năng Thu nhận và xử lý thông tin phản hồi
1. Mục tiêu
- Nhận biết, ghi chép và tóm tắt các TTPH xuất hiện trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập của HS hoặc được thể hiện qua sản
phẩm học tập
- Phân loại và diễn giải được ý nghĩa TTPH dựa trên mục đích, mục
tiêu đánh giá
2. Rubric đo lường
Mức độ đạt được của kĩ năng


KN
thành
phần

C. Thu
nhận
và xử

TTPH

Mức 3

(Thành
thạo)

Mức 2
(Có kĩ
năng)

Mức 1
( Sơ khởi)

Mức 0
(Khơng
biểu hiện)

C1.3
Ghi
chép và tóm
tắt
TTPH
đầy
đủ,
thơng
tin
được
ghi
ghép

ràng,
sắp
xếp logic.

C2.3 Phân
loại và diễn
giải được ý
nghĩa
của
TTPH phù
hợp với mục
tiêu ĐG, bối
cảnh ĐG

C1.2 Ghi
chép và tóm
tắt TTPH
thu
được
đầy đủ, tuy
nhiên vẫn
có sự sắp
xếp thiếu rõ
ràng.
C2.2 Phân
loại,
diễn
giải được ý
nghĩa của
thơng
tin
phù hợp với
mục
tiêu

ĐG,
tuy
nhiên có thể
thiếu mối
liên hệ đến
bối
cảnh
ĐG.

C1.1
TTPH
được thu
nhận, ghi
chép cịn
thiếu nhiều
so với mục
tiêu ĐG.

C1.0
Không
biết cách
thu nhận

ghi
chép
TTPH thu
được

C2.1
Phân loại

được
TTPH dựa
dựa theo
mục tiêu
ĐG,
tuy
nhiên việc
diễn giải ý
nghĩa của
TTPH thu
được chưa
rõ ràng

C2.0
Khơng
giải thích
được
ý
nghĩa của
TTPH thu
được so
với mục
đích, mục
tiêu đánh
giá

3. Nhiệm vụ rèn luyện
Một GV trường THPT Chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn) đã tổ
chức dạy học chủ đề STEM: “Sản xuất sản phẩm lên men từ vi
sinh vật – Làm sữa chua” trong chương trình Sinh học lớp 10. Các

nhóm HS có nhiệm vụ đề xuất và thực hiện qui trình làm sữa chua
để tạo ra thương hiệu sản phẩm sữa chua của nhóm mình. Video
dưới đây thể hiện tiết học cuối của chủ đề khi các nhóm trình bày
và đánh giá


sản
phẩm
sữa
chua
làm
ra
(Link:
/>Mục tiêu của hoạt động này là:
- Làm được sản phẩm sữa chua theo qui trình đề xuất và đạt u cầu
chất lượng
- Thuyết trình giới thiệu sản phẩm có hiệu quả đến người nghe.
- Có khả năng nhận xét và phản hồi ý kiến của bạn học
Với những thông tin trên, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:
1) Hãy giúp GV đó xác định các thơng tin cần thu thập để biết rằng
HS đạt được mục tiêu dạy học đề ra ban đầu hay khơng. Từ đó,
thiết kế công cụ để thu thập đầy đủ các thông tin đó.
2) Sử dụng cơng cụ đã thiết kế để ghi chép những thông tin xuất hiện
trong clip.
3) Từ những thông tin ghi chép được, hãy giải thích thơng tin để làm
rõ ý nghĩa của thông tin đối với các mục tiêu dạy học đã đề ra
4. Thực hiện hoạt động
4.1. Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ (kết quả thực hiện nhiệm
vụ đính kèm)
4.2. Thực hiện đánh giá đồng đẳng (kết quả đánh giá đính kèm)

5. Kết luận
(Kết luận của sinh viên về kĩ năng, kinh nghiệm bản thân rút ra
sau khi thực hiện nhiệm vụ và thảo luận với GgV và bạn học)
2.4.3.2. Sử dụng bài tập định hướng tự rèn luyện
Để định hướng việc tự rèn luyện của SV, chúng tôi đã xây
dựng và sử dụng các bài tập với mục đích giúp SV vận dụng những
kiến thức và kĩ năng đã có sau q trình rèn luyện nhóm để luyện tập
và phát triển KN ĐGQT thành phần ở mức độ cao hơn. Nội dung bài
tập được xây dựng dựa trên chỉ báo của các KN ĐGQT thành phần,
đồng thời đảm bảo các nội dung Sinh học trong chương trình giáo
dục phổ thơng.


Ví dụ về bài tập tự rèn luyện KN thu nhận và xử lý TTPH:
Quan sát tiết học chủ đề STEM “Sản xuất sản phẩm lên men từ vi
sinh vật – Làm sữa chua” trong chương trình Sinh học lớp 10
( />tiết học, nhóm HS giới thiệu sản phẩm thương hiệu sữa chua do
chính nhóm sản xuất. Giả định rằng mục tiêu của hoạt động này là:
Thuyết trình giới thiệu sản phẩm có hiệu quả đến người nghe; Biết
cách nhận xét và phản hồi ý kiến của bạn học. Với những thông tin
xuất hiện trong đoạn clip, em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định mức độ đạt được mục tiêu của các nhóm HS (kèm
lý giải).
2. Đề xuất cách thức chi tiết để GV trao đổi TTPH đến HS,
giúp HS cải thiện mức độ đạt được mục tiêu đề ra.
2.4.4. Kế hoạch rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh
viên sư phạm Sinh học
Từ qui trình rèn luyện đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thiết
kế 05 bài học cụ thể để sử dụng trong quá trình rèn luyện KN ĐGQT
cho SV. Mục tiêu của các bài học và dự kiến địa chỉ tích hợp rèn

luyện vào các học phần liên quan được thể hiện trong bảng 2.6.
Bảng 2.1. Các bài học rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình

số

BH1

Tên bài học
rèn luyện

Trang bị kiến
thức cơ bản
ĐGQT trong
dạy học Sinh
học.

Mục tiêu bài học
- Trình bày đặc điểm
cơ bản và vai trò của
ĐGQT.
- Nhận diện được các
hoạt động ĐGQT
trong dạy học Sinh
học
- Trình bày mơ hình
thực hiện ĐGQT
trong dạy học và

Địa chỉ rèn
luyện

- Học phần Đánh
giá trong dạy học
Sinh học (Sau khi
học xong các nội
dung liên quan
đến những vấn đề
chung về đánh
giá trong dạy
học)


những ví dụ minh họa
trong dạy học Sinh
học.
- Xác định được
những kĩ năng ĐGQT
trong dạy học Sinh
học cần rèn luyện

BH2

BH3

BH4

- Xác định được mục
tiêu ĐGQT trong dạy
học Sinh học
- Ý thức được xây
dựng mục tiêu ĐGQT

cần hướng tới việc
cải thiện vấn đề cụ
thể trong dạy học
Sinh học

- Học phần Đánh
giá trong dạy học
Sinh học
(Sau bài học 1)

- Xác định được phương
pháp ĐGQT phù hợp
Rèn luyện KN
để thu thập thông tin
xác định
ĐG.
phương pháp
- Xây dựng được công
và thiết kế
cụ ĐGQT phù hợp.
công cụ
ĐGQT trong - Thiết kế phương án sử
dạy học Sinh dụng công cụ ĐGQT
để thu thập thông tin
học

- Học phần Đánh
giá trong dạy học
Sinh học
(Sau bài học 2;

Sau khi SV đã
học nội dung liên
quan đến phương
pháp và công cụ
đánh giá trong
dạy học Sinh
học)

Rèn luyện KN
thu nhận và xử
lý TTPH trong
dạy học Sinh
học.

- Học phần Đánh
giá trong dạy học
Sinh học
(Sau bài học 3;
Tích hợp trong

Rèn luyện KN
xác định mục
tiêu ĐGQT
trong dạy học
Sinh học.

- Nhận biết, ghi chép
và tóm tắt các TTPH
xuất hiện trong quá
trình thực hiện nhiệm

vụ học tập của HS


hoặc được thể hiện nội dung liên
qua sản phẩm học tập quan đến sử dụng
- Phân loại và diễn kết quả đánh giá)
giải được ý nghĩa
TTPH dựa trên mục
tiêu, bối cảnh đánh
giá

BH5

- Xác định được hình
thức trao đổi TTPH
tới người học phù
hợp
- Biết cách trao đổi
Rèn luyện KN
TTPH một cách có
sử dụng TTPH
hiệu quả tới HS
trong dạy học
- Biết cách hướng dẫn
Sinh học.
HS điều chỉnh cách
học từ kết quả TTPH
- Biết cách xác định
những điều chỉnh quá
trình dạy học từ

TTPH

- Học phần Đánh
giá trong dạy học
Sinh học
(Sau bài học 4;
Tích hợp trong
nội dung liên
quan đến sử dụng
kết quả đánh giá).

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học
của đề tài.
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm của nghiên cứu này là 102 SV năm 3
và năm 4 ngành sư phạm Sinh học của trường ĐHSP, Đại học Huế và
trường ĐHSP, Đại học Đà Nẵng.


3.2.2. Nội dung thực nghiệm
- Chuẩn bị thực nghiệm: Chuyển giao các tài liệu và trao đổi với GgV
tham gia để nghiên cứu quy trình và nội dung thực nghiệm.
- Bố trí thực nghiệm: Nghiên cứu này tiến hành thực nghiệm không
đối chứng, sử dụng thang đánh giá để xác định mức độ đạt được KN
ĐGQT trước, trong và sau thực nghiệm.
- Thời điểm và phương thức đo:
+ Trước thực nghiệm (KT1): Sử dụng bài kiểm tra trước thực

nghiệm và rubric đánh giá KN từng thành phần
+ Trong thực nghiệm – Sau giai đoạn 2 (KT2): Sử dụng kết quả
bài tập tự rèn luyện và rubric đánh giá KN từng thành phần
+ Trong thực nghiệm- Sau giai đoạn 3 (KT3): Sử dụng kết quả
bài tập rèn luyện phối hợp và rubric đánh giá KN từng thành phần
+ Sau thực nghiệm (KT4): Sử dụng bài kiểm tra sau thực
nghiệm và rubric đánh giá KN từng thành phần
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.3.1. Mức độ phát triển của các kĩ năng ĐGQT thành phần
 Kĩ năng xác định mục tiêu ĐGQT
Kết quả qua các lần kiểm tra được thể hiện qua hình 3.1 cho
thấy xu thế giảm dần của tỉ lệ SV không biểu hiện KN và mức 1 và
tăng dần của tỉ lệ SV đạt mức 2, mức 3. Điều này có thể được lý giải
vì SV có mối liên hệ với kiến thức về mục tiêu dạy học đã được tiếp
cận trong các học phần trước. Lần KT2 chứng kiến tỉ lệ SV đạt mức
1 giảm hồn tồn khi khơng cịn SV nào đạt mức này, trong khi tỉ lệ
SV đạt mức 2 và mức 3 tăng lần lượt là 55% và 32%. Tỉ lệ SV đạt
mức 3 tiếp tục tăng ở lần KT3 và KT4 với lần lượt 40% và 58%.
Ngược lại, tỉ lệ sinh viên đạt mức 2 có giảm nhẹ còn 52% và 42% ở
lần KT3 và KT4. Như vậy có thể thấy, mức độ đạt được KN xác định
mục tiêu ĐGQT tăng qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm.


80%
60%
40%
20%
0%

Khơng biểu hiện

MĐ1 MĐ2 MĐ3

KT1KT2KT3KT4

Hình 3.1. Biểu đồ kết quả các lần kiểm tra
KN xác định mục tiêu ĐGQT
Kết quả phép kiểm chứng T-test theo cặp trong SPSS để
phân tích ý nghĩa của sự gia tăng mức độ KN với yếu tố tác động
trong thực nghiệm được thể hiện trong bảng dưới đây. Kiểm định 2
giả thuyết với mức ý nghĩa α = 0,05. Giả thuyết H0: Khơng có sự
khác biệt giữa các lần kiểm tra KN xác định mục tiêu ĐGQT; giả
thuyết H1: có sự khác biệt giữa các lần kiểm tra KN
Bảng 3.1. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được KN
xác định mục tiêu ĐGQT qua mỗi lần kiểm tra
Sự khác biệt giữa các cặp

Trung Độ
bình lệch
chuẩn

t

df

Sig.
(2tailed)

Sa
Khoảng tin
i

cậy 95%
số
Thấp Cao
chuẩn hơn
hơn

KT2 - KT1
KT3 - KT2

1.324 0.600 0.059 1.206 1.441 22.290 101 0.000
0.127 0.501 0.050 0.029 0.226 2.570 101 0.012

KT4- KT3

0.255 0.539 0.053 0.149 0.361 4.774 101 0.000

Từ bảng 3.6 cho thấy, sự sai khác về trung bình cộng mức độ
đạt được về KN xác định mục tiêu ĐGQT của SV qua các lần kiểm tra
lần lượt là 1.324, 0.127 và 0.255 với các giá trị p (Sig.(2-tailed)) đều
nhỏ hơn 0,05. Như vậy, giả thiết H0 bị bác bỏ, giả thiết H1 được
chấp nhận. Điều đó chứng tỏ rằng, sự gia tăng mức độ đạt được KN
xác định mục tiêu ĐGQT của SV là do các tác động thực nghiệm


(qui trình và các biện pháp rèn luyện) chứ khơng phải là ngẫu
nhiên.


3.3.2. Mức độ phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên
80%

60%
40%
20%
0%

Khơng biểu hiện
MĐ1 MĐ2 MĐ3

KT1KT2KT3KT4

Hình 3.7. Biểu đồ kết quả mức độ đạt được KN ĐGQT của SV qua
mỗi lần kiểm tra
Hình 3.7 cho thấy sự gia tăng số lượng SV đạt mức độ 2 và
mức độ 3, trong tỉ lệ SV đạt mức độ 1 hoặc Không biểu hiện giảm
dần qua các lần kiểm tra. Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng số lượng SV đạt
mức độ 2 cao hơn nhiều so với mức độ 3. Vì rất khó để SV trong thời
gian thực nghiệm ngắn có thể cải thiện đồng thời tất cả các KN
ĐGQT thành phần.
Kết quả kiểm chức mức ý nghĩa của sự gia tăng mức độ các
KN bằng phép T-test theo cặp được thể hiện trong bảng 3.16. Trong
đó, sự sai khác trung bình về mức độ đạt được KN ĐGQT của SV
qua các lần KT lần lượt là 0.647, 0.382 và 0.176 với giá trị p (Sig.(2tailed)) đều nhỏ hơn 0.05. Như vậy, giả thuyết H 0 bị bác bỏ và giả
thuyết H1 được chấp nhận. Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự khác
biệt về mức độ đạt được KN ĐGQT của SV qua các lần kiểm tra là
do các yếu tố trong q trình thực nghiệm chứ khơng phải là ngẫu
nhiên.
Bảng 3.16. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ KN ĐGQT
Sự khác biệt giữa các cặp
t


Độ

Sai

Khoảng tin
cậy 95%

Sig.
df (2tailed)


Trung lệch
số Thấp Cao
bình chuẩn chuẩn hơn hơn
KT2 - KT1 0.647 0.574 0.057 0.534 0.76 11.382 101 0.000


×