Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp giúp học sinh lớp 4, 5 viết văn có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.47 KB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ
TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ”

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


I. TÊN ĐỀ TÀI :
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ
TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ
II. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là vấn đề
được nhiều giáo viên tiểu học quan tâm. Chương trình thay sách tiểu học phát huy bốn kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết trong mơn Tiếng Việt. Học sinh tiểu học ngay từ lớp 1, 2, 3 đã
được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dung gần gũi trong cuộc sống và
kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng. Đó là một ưu điểm khơng ai phủ nhận. Tuy
nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn
hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp . Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 4, 5
không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt
kỹ năng làm bài Tập làm văn, nhất là văn miêu tả.
Qua thực tế sáu năm giảng dạy lớp 5, qua thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi tại
Trường Tiểu học Cao Bá Quát, tôi hiếm khi phát hiện được vài ba học sinh giỏi môn
Văn. Tại sao học sinh giỏi tập làm văn ít ỏi, đếm trên đầu ngón tay như vậy, trong khi
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm
sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú,
giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn
lịng những thầy cơ giáo chúng tơi vì học sinh giỏi phân mơn Tập làm văn cịn q khiêm
tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành
văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Vậy làm


thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh
lớp 4, lớp 5? Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên là một q trình và cũng là mục đích cần
hướng đến của các kỹ sư tâm hồn.
Để làm tốt vai trị người tổ chức và hướng dẫn, tơi đã tìm tịi, phân tích thực trạng và
lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả.
Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : “ Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học
tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả”, trước hết là giúp nâng cao chất lượng Tập làm
văn cho lớp tôi phụ trách. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất
lượng dạy học mơn Tiếng Việt nói chung.
 Giới hạn nghiên cứu:
- Nghiên cứu và áp dụng cho học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Cao Bá Quát từ năm học
2010 – 2011 và rút kinh nghiệm áp dụng cho các năm sau.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


III. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tập làm văn là một phân mơn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các
kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một
bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân mơn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm
và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với
nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất
thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì
trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ- câu thường xuất hiện các
đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khơ cứng, góp nhặt
của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn
của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe,

nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trị phải soạn giảng và học tập tích cực,
nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt
ở lớp cuối cấp Tiểu học.
 Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
của Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp
trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
 Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao
cho phân mơn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 4,
lớp 5.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng học sinh:
Năm nay (2010 – 2011), tôi được phân công phụ trách lớp 5C với 23 học sinh. Hầu
hết 23 học sinh của lớp 5C tơi chủ nhiệm cịn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn. Sau
khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp 4 đã được học văn
miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật. Nhưng qua khảo sát chất lượng đầu năm học này, đã

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


có 60,8% học sinh bị điểm yếu về Tập làm văn, dẫn đến môn Tiếng Việt của lớp tôi yếu
26,1 %.
o Các hạn chế của học sinh là:
 Bài viết của học sinh cịn mắc nhiều lỗi chính tả.
 Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
 Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em
chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật.
 Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khn sáo, quan sát sự vật cịn hời hợt.
 Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở

thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm
văn là một phân mơn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung
của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh khơng
đạt u cầu ? Qua q trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh học yếu Tập làm văn
là do nhiều nguyên nhân.
2. Nguyên nhân của thực trạng
Theo tơi có sáu ngun nhân như sau:
1/ Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
2/ Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
3/ Khi quan sát thì các em khơng được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát
những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần
miêu tả.
4/ Khơng biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi
quan sát.
5/ Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa
diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con
người cụ thể nào đó.
6/ Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm
văn là một mơn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất
là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lịng u q Tiếng Việt, ham thích
học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thơng viết
thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của

một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra bảy giải pháp sau đây, hy
vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi.
1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm
văn:
Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn miêu tả
sinh động ? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời
biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết
được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được
mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo.
Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau :
a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm
văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn
luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các mơn học khác làm giàu vốn sống, rèn
luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
b. Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm
bài tập thực hành theo các biện pháp sau:
 Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
 Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
c. Trình tự dạy Tập làm văn:
Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài
Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài,
giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh khá,
giỏi; có nội dung cho học sinh trung bình, yếu,...
Ví dụ:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là
văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để

giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả
(Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên).
2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp
người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy (Tiếng Việt 4 tập 1, trang
140), tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như
được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên
cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
a. Tả theo trình tự khơng gian:
Quan sát tồn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào
trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này được vận dụng khi
miêu tả lồi vật, đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ 1:
Tả từ ngồi vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước
đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập
dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy
nghiêm đề ở bức hồnh phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2:
Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành
khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả
sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả
cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ 1:
“...Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em
bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa
trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm
trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4).


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ví dụ 2:
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại
ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng
qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm
thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.”
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc
mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả
đồ vật, lồi vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc
trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
Ví dụ 1:
“ Bà tơi ngồi cạnh tơi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã
xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một
cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tơi dễ
dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai
con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tơi - Tiếng Việt 5- Tập 1).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc “dày
kì lạ”.
Ví dụ 2:
“Sầu riêng là loại trái quý ở miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm
đậm, bay rất xa... Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm... Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao
vút, cành ngay thẳng đuột...”.
Tác giả đã tả nét đặc sắc nhất của quả, hoa và dáng cây sầu riêng.
Ngồi các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ
năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để quan sát, cảm

nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
Ví dụ 3:
Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đã quan sát
bằng các giác quan như sau:

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
 Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.
 Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa
đầu mùa.
 Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của
chào mào.
3. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là
các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3
yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công
viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu
được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một
buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên….).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả
một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp

học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa
khi em đang trên đường đi học”...
Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em
có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
4. Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:
 Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể
loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong
mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
 KIỂU BÀI TẢ CẢNH: Cần xác định các yêu cầu sau:
a. Xác định không gian, thời gian nhất định:
Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn trình tự
quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một
vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều cơ bản nhất của nó. Khi
đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao qt tồn cảnh đồng thời phải
biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
b. Xác định trình tự miêu tả:
Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên xuống
hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ thuộc đặc điểm của cảnh.
c. Chọn nét tiêu biểu:
Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó
lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp phần làm cho cảnh
sinh động hơn, đẹp hơn.
d. Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan:
Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo trong nó
cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh như thế nào sẽ đem

đến cho cảnh những tình cảm như thế. Nhà thơ Lê Anh Xuân, trong niềm vui của ngày
Tổ quốc hồn tồn thống nhất, đất nước thốt khỏi ách ngoại xâm, bằng tâm trạng hạnh
phúc nhất, ông đã thốt lên:
“Bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đơi mươi.”
Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh khơng có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức sống.
e. Chọn từ ngữ thích hợp khi tả cảnh:
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh hoặc
nhân hố để làm nổi bật đặc điểm cảnh đang tả giúp người đọc như đang đứng trước cảnh
đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ :

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức (Sách
Tiếng Việt 5- tập 1- trang 22): “Nắng bắt đầu rút lên những chịm cây cao, rồi nhạt dần và
như hồ lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”
Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn” với
“ánh sáng trắng nhợt”.
Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng
tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và cũng đã sử dụng nghệ thuật
nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết:
“Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.”
“Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.”
“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong
ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”
 KIỂU BÀI TẢ NGƯỜI:
Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi người đều
có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hồn tồn khác nhau ở những đặc điểm riêng,

chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng dẫn học sinh “miêu tả người” là
giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và
hoạt động của người mình tả.
Ví dụ:
Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5- tập 1- trang 123). Tác giả miêu tả người
thợ rèn đang làm việc:
“Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm
hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.”
Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh người thợ
rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến thỏi thép thành một
lưỡi rựa.
Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học sinh xác
định các yêu cầu sau:
a. Chú ý tả ngoại hình hoạt động:
Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác- mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát triển về cơ
thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện theo giới tính, thói

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống…. Khi miêu tả cần tập trung vào việc làm sao nêu được
cái chung và cái riêng của con người được miêu tả.
b. Quan sát trò chuyện trực tiếp:
Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý kiến với
người đó. Quan sát khn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ, thao tác
lúc làm việc…để rút ra nét nổi bật... (chọn và quan sát người định tả trong thời gian
chuẩn bị bài mới ở nhà). Ta cũng cần dùng cách quan sát gián tiếp là thơng qua trí nhớ
hoặc nhận xét của một người khác về người định tả để bổ sung những thơng tin cần thiết.
c. Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động:
Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt,từng bộ phận để tả nhưng để nội dung bài văn

miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình, tính nết đan xen với tả
hoạt động.
d. Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình:
Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về người đó,
khơng cần phải tơ điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ, vẽ nên một hình ảnh
tồn diện. Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu sự chân thật làm người đọc
cảm thấy khó chịu. Thầy cô giáo cần lưu ý học sinh rằng, trong mỗi con người ai cũng có
chỗ khiếm khuyết nhưng nét đẹp thì bao giờ cũng nhiều hơn ( đẹp về hình thể, đẹp về
tính cách, đẹp về tâm hồn….) Nếu học sinh phát hiện, cảm nhận được và biết tả hết các
đặc điểm đó thì sẽ làm cho bài văn miêu tả của các em sinh động, hồn nhiên đầy cảm xúc
và người đọc dễ chấp nhận hơn.
Ví dụ:
Trong bài văn tả “Cô Chấm” (sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 156) nhà văn Đào Vũ
đã viết: “Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì khơng thể
lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.”
“Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần
cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao
động để sống .”
“Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa
mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác...”
5. Làm giàu vốn từ cho học sinh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


 Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc,
từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ- câu cùng chủ điểm.
Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật
hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng vốn
từ ngữ, ngơn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn...

a. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng Việt:
 Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu được nội dung
của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người,...). Mỗi tiết dạy Tập
đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học
sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả.
 Môn Luyện từ- câu là mơn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất khi dạy
các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết
thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành
nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh
vật, nhóm miêu tả hoạt động,...
Đặc biệt ở chính phân mơn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn
từ theo các đề tài nhỏ:
Ví dụ 1:
Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dịng sơng (bì bọp, ì ọp, ì ầm, xơn xao, ào ào...)
Ví dụ 2:
Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dịng sơng: dịng sơng như dải lụa, dịng
sơng như con trăn khổng lồ, dịng sơng như người mẹ hiền ơm ấp đồng lúa chín vàng...
b. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả:
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử
dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc
sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hố, ẩn dụ...).
Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...”
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim... báo
hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhơ lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai...
bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường làng đã... người qua lại.”

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn

có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chng, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà
tiên).
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... ( những chùm sao )
- Nắng cứ như...xối xuống mặt đất.

( thuỷ tinh )

- Giọng bà trầm ấm ngân nga như...

( tiếng chng )

Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy
nghĩ kĩ hơn khi chọn từ.
6. Lập và hoàn thiện dàn ý
Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp về hình
ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng... địi hỏi học sinh phải có vốn kiến
thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản.
Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ chức,
hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây dựng dàn
ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân bài, kết bài,
xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết tràn lan, lạc đề và
miêu tả không trọng tâm.
Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đây là bước quan trọng,
cần thiết để có được một bài tập làm văn viết tốt nhất. Khi làm bài vào vở, học sinh cần
chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả. Đó là những yếu tố giúp học sinh thành công
trong quá trình học Tập làm văn. Cuối cùng, khi đã làm bài xong học sinh cần kiểm tra
lại bài viết của mình trước khi nộp bài.
7. Giáo viên chấm bài và trả bài viết
Chương trình Tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh, 3 tiết trả bài tả người, 4 tiết
trả bài kể chuyện, đồ vật, cây cối, con vật. Ta nhận thấy rằng có chấm bài chu đáo thì mới

có tiết trả bài đạt hiệu quả.
a. Chấm bài:
Khi chấm bài Tập làm văn cho học sinh, mỗi bài tơi đọc qua một lượt để có cái nhìn
chung về bố cục, về diễn đạt của học sinh, xem thử học sinh đã làm bài đúng thể loại, nội

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dung và trọng tâm bài viết chưa. Tôi ghi ra sổ chấm bài những chỗ hay, chưa hay hoặc sai
những lỗi gì...của từng HS.
Khi chấm điểm xong cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của học sinh và
rút ra những tiến bộ cần phát huy, và những thiếu sót cần sửa chữa bổ sung để chuẩn bị
cho tiết trả bài sắp tới…..
b. Trả bài viết:
Nội dung, phương pháp lên lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5, theo sách
giáo khoa xác định có 3 hoạt động chính:
1. Nghe thầy (cơ) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp.
2. Chữa bài.
3. Đọc tham khảo các bài văn hay được thầy (cô) giáo khen để học tập và rút kinh
nghiệm (TV5- T1- T53).
Để tiết trả bài viết đạt hiệu quả, giáo viên cần lấy thông tin từ bài viết của học sinh
(đã chấm và ghi ở sổ chấm bài) và thực hiện các hoạt động trả bài một cách bài bản, có
linh hoạt tuỳ theo tình hình chất lượng Tập làm văn của lớp.

 Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của lớp gồm các bước sau:
o Bước 1: Đánh giá việc nắm vững các yêu cầu của đề bài (ghi đề, học sinh đọc đề
bài, xác định 3 yêu cầu: thể loại, nội dung và trọng tâm). Đánh giá tình hình làm bài
của lớp về mặt nhận thức đề (số bài đã đạt 3 yêu cầu của đề, số bài chưa đạt hoặc
đạt chưa đủ 3 yêu cầu. Biểu dương cá nhân, cả lớp...).
o Bước 2: Đánh giá về nội dung bài viết (cho học sinh nêu dàn ý chung của kiểu bài

tả cảnh,( tả người )… Đọc một vài đoạn văn đã chọn sẵn cho học sinh nghe và nhận xét,
cuối cùng giáo viên đánh giá chung về nội dung đoạn văn đó.
Hoạt động 2: Chữa bài:
Nội dung và cách thức thực hiện sửa chữa lỗi diễn đạt:

Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài làm của cả lớp mà trong
quá trình chấm bài, GV đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả … Đến
lúc này GV tổ chức, hướng dẫn cho HS nhận xét, sửa chữa. Định hướng như vậy sẽ giúp
cho việc sửa chữa lỗi sát hợp và kịp thời uốn nắn kĩ năng diễn đạt cho lớp. Tuy nhiên,
sửa như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán trong HS vì tiết trả bài nào cũng sửa chữa
những lỗi đó.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Riêng tôi, ngay từ đầu năm học đã lên kế hoạch sửa lỗi diễn đạt cho
lớp, mỗi tiết trả bài viết tập trung sửa chữa cho một hoặc hai loại lỗi nào đó một cách
bền vững, tức là cần có trọng tâm sửa lỗi cho từng tiết.
* Hoạt động 2 này tiến hành theo 3 bước :
o Bước 1: Tham gia chữa lỗi chung cho cả lớp:
Ví dụ:
Tiết trả bài viết số 1(tả cảnh, tuần 5) : Trọng tâm sửa lỗi là luyện từ -câu và thực
trạng viết câu.
o Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những chỗ mực đỏ ghi lời khen,
chê của cô giáo. ( Ví dụ : câu hay, đoạn hay, hoặc lỗi dùng từ, lỗi viết câu, lỗi chính
tả…)
o Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn.

 Hoạt động 3:

Đọc tham khảo một số đoạn, hoặc vài bài văn hay của một số em cho cả lớp nghe để
học tập và rút kinh nghiệm.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối học kì I
năm học 2010 – 2011 các em đã nắm được một số vốn kiến thức nhất định để học có hiệu
quả phân mơn Tập làm văn. Cả lớp đều ham thích môn học, không sợ sệt khi đến tiết Tập
làm văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm
được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ chính xác, viết câu văn trơi chảy, mạch lạc,
bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các
bài tập làm văn của mình. Các em cảm thụ được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội
dung bài, nhất là rất tự tin khi đến tiết học Tập làm văn.
Diễn biến chất lượng Tập làm văn:

Thời điểm

Số
Điểm 5
HS

Khảo sát đầu 23
năm

Điểm 4

0%
0

Điểm 3

4,4%

1

34,8%

Điểm 1, 2
14

60,8%

8

2010-2011

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Giữa học kì I 23

2

8,7%

5

21,7%

10 43,5%

6


26,1%

Cuối học kì I 23

4

17,4% 7

30,4%

9

3

13,1%

39,1%

Diễn biến chất lượng môn Tiếng Việt (Điểm kiểm tra):

Thời điểm
Khảo
năm

sát

Số

Điểm


Điểm

Điểm

Điểm

HS

9 - 10

7- 8

5-6

1,2,3,4

23

0

0%

5 21,7%

12

52,2% 6

23


4

17,4
%

7 30,4%

9

39,1% 3

13,1
%

7

30,4
%

8 34,8%

8

34,8% 0

0%

đầu

2010 – 2011

Giữa học kì I
Cuối học kì I

23

26,1
%

Diễn biến chất lượng phân môn Tập làm văn sau khi áp dụng đề tài này thật đáng
phấn khởi, đây là kết quả của một q trình phấn đấu của cơ giáo và học sinh lớp 5C
trường Tiểu học Cao Bá Quát. Chất lượng phân môn Tập làm văn đi lên rõ rệt đã góp
phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp và của tổ chuyên
môn.
VII. KẾT LUẬN
Sau một học kì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ nhoi nhưng
tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu tả sinh động, đúng
kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu soạn giảng, có
lịng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận
tuỵ thì việc mong muốn có nhiều học sinh giỏi văn sẽ khơng cịn là khó. Sau thời gian
đầu tư nghiên cứu và áp dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tơi đã có

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chuyển biến đi lên về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và mơn Tiếng Việt nói
chung.
Tập làm văn đúng là phân mơn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho nên mỗi
bài văn của từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta phải tơn trọng
nó, giúp đỡ nó để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn. Biết đâu sau này trong các
em, sẽ có người trở thành nhà văn, nhà thơ...

Có thể nói, bước đầu thành cơng trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh
lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để
giảng dạy phân mơn Tập làm văn ở học kì II và các năm sau, với mong muốn lớn nhất
của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh cũng cần
có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng nội dung đề tài
này khơng có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo viên mà thôi.
Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm
huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được
thành công.
Rất mong nhận được sự đồng tình của q thầy cơ và các bạn đồng nghiệp lớp 4- 5.
VIII. ĐỀ NGHỊ
Để dạy học có hiệu quả Tập làm văn ở Tiểu học ( nhất là văn miêu tả ở lớp 4, 5 ) tơi
xin có mấy đề nghị sau :
1. Đối với cấp trên : Cần điều chỉnh phân phối chương trình Tập làm văn lớp 4-5 để
có thêm số tiết Tập làm văn viết và trả bài.
2. Đối với BGH nhà trường : Cần cho áp dụng đối với các lớp khối 4,5 trong trường,
nhằm rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy phân
mơn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng.
3. Đối với đồng nghiệp dạy lớp 4, 5 : Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về
phương pháp và biện pháp cho mỗi giờ học phân môn Tập làm văn ( từng thể loại, từng
kiểu bài cụ thể ) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ động nói lên những
suy nghĩ hồn nhiên của mình; nói đúng, nói hay, làm giàu thêm vốn từ ngữ và giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt .

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


IX. PHỤ LỤC
Giáo án minh hoạ 1 :

Tuần : 1

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

Tiết : 2

Ngày dạy :
27/08/2010

I- Mục tiêu: HS biết:
- Nêu được n/xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng(BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
II- Đồ dùng dạy-học: - 2 bảng phụ, tranh ảnh cánh đồng vào buổi sớm.
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HTĐB

1/ Kiểm tra bài cũ (4-5 phút)
- Trình bày cấu tạo của bài văn tả
cảnh?
trưa.

- 2 HS trình bày.
- Hãy phân tích cấu tạo của bài Nắng - Nhận xét.

- GV nhận xét chung, ghi điểm.
2/ Bài mới: (32-35 phút)

a/Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1-2 phút)
- Qua việc phân tích bài Buổi sớm trên cánh
đồng, các em sẽ hiểu thế nào là q/sát và chọn
lọc chi tiết trong 1 bài văn tả cảnh.

- Lắng nghe.

b/Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT(2425’)
- Lớp đọc thầm.
* Bài 1 :
- Thảo luận nhóm đơi.
- 1 HS đọc u cầu của BT 1 và đoạn văn.
- GV giao việc theo nhóm đơi:
- Tìm những sự vật được tác giả tả trong
buổi sớm mùa thu.

* HS
K, G
hoàn
chỉnh

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Tác giả quan sát sự vật bằng những giác
quan nào?

dàn ý
rồi viết
vào

vở.

- Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế
của tác giả.

- Đại diện nhóm trình * GV
bày.
giúp
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
HS
- Nhận xét.
trung
*Những sự vật được tả trong bài :
bình,
+Bằng xúc giác: mát lạnh, ướt lạnh bàn
yếu
chân.
hoàn
+Bằng thị giác: mây xám đục, vòm trời xanh
thành
vòi vọi.
dàn ý.
+Câu 3 “Giữa những…xanh vòi vọi", chi
tiết “vài giọt mưa loáng thoáng rơi…"
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.

* Bài 2 : 1 HS đọc yêu cầu BT2.
- Cho HS giới thiệu tranh ảnh với nhau.

- HS trao đổi giới thiệu

- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của tranh ảnh với nhau.
(nhóm đôi)
HS.
- HS tự lập dàn ý vào vở nháp, 2 HS làm - 2 HS làm bảng.
bảng phụ.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV gọi HS khác đọc dàn ý của mình.

- 2-3 HS trình bày.

- GV nhận xét chung.

- Nhận xét, bổ sung.

* Ví dụ: Dàn ý tả cảnh cơng viên vào buổi
sáng.
+ MB: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh
của công viên.
+ TB: (Tả các bộ phận của cảnh vật)
+ KB: Rất thích đến cơng viên vào buổi
sớm mai.
- GV cho HS tự sửa lại dàn ý của mình.
3/Củng cố-dặn dò: (1-2 phút)

- Tự sửa bài .

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nhận xét tiết học.

-Chuẩn bị tiết sau :Viết đoạn văn tả cảnh - Lắng nghe.
một buổi trong ngày.
Giáo án minh họa 2 :
Tuần : 15

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

Tiết : 29

(Tả hoạt động)

Ngày dạy:
2/12/2010

I/ Mục tiêu :
1/ Nắm được cách tả hoạt động của người ( các đoạn của bài văn, nội dung chính của
từng đoạn, các chi tiết tả từng hoạt động ). (BT1)
2/ Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ + dàn ý đã làm từ tiết TLV trước.
- Tranh 1 số hoạt động của người trong cuộc sống.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HTĐB

1/ KTBC: (4-5 phút)
-HS đọc lại biên bản đã tập ghi ở tuần trước.


- 1HS đọc

-HS nêu cách viết phần tả ngoại hình của bài
văn tả người.

- HS lắng nghe.

-GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới: (32-33 phút)
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới (1-2
phút)
Hoạt động 2: H/dẫn HS tìm hiểu bài(1315’)
Bài 1 :*Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, phân tích

-GV
giúp
HS( N
hất là
HS
yếu)
nắm
- HS nêu yêu cầu
được
- 1 HS đọc to bài cách tả
“Công
nhân
sửa hoạt
đường” lớp theo dõi động

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



đề.

đọc thầm.

- Giao việc theo từng câu hỏi.

-HS thảo luận cặp

a/ Các em cho biết bài văn có mấy đoạn?
Mỗi đoạn từ đâu đến đâu?

-Trả lời

-GV ghi tóm tắt lên bảng lớp.

-HS thảo luận N4

b/ Nêu ý chính của mỗi đoạn.

- HS trả lời đại diện

-Ghi lại những chi tiết tả bác Tâm trong bài
văn.
- Cho HS làm bài và trả lời kết quả.
- GV nhận xét, chốt ý.
c/Những chi tiết tả hoạt động của bác
Tâm
-GV ghi tóm tắt lên bảng ý chính.

* Qua bài văn giúp em nắm được điều gì?
-GV gạch chân từ tả hoạt động ở đề
*Để các em biết thêm một số hoạt động của
người lao động:
-GV đính tranh lên bảng.

-Nhận xét

Viết
- Cả lớp nhận xét.
được
-HS nêu lại toàn bộ một
đoạn
nội dung.
văn tả
-HS trả lời cá nhân
hoạt
- Lớp nhận xét.
động
-HS quan sát và nêu của
một số hoạt động của người.
từng tranh
-HS nêu thêm hoạt
động
2/ 1 HS nêu đề.

Bài 2 : *Cho HS đọc đề bài 2.

-HS nắm 1 số hoạt
động từ đó viết một

đoạn văn thể hiện điều
đó.

-Cho HS phân tích đề, GV giúp đỡ HS làm
bài cá nhân.

-HS nắm yêu cầu của
đề.

-GV chấm bài.

Làm vào vở bài tập.

-GV nhận xét, sửa chữa cách tả hoạt động.

của
người,
các chi
tiết tả
từng
hoạt
động ).

-Nhận xét: dùng từ, câu, lỗi chính tả.
- GV nhận xét, khen những HS viết đoạn
văn đúng chủ đề, hay.
3/ Củng cố, dặn dò:

Lắng nghe


*GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn tả

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hoạt động của người mà em yêu mến.
Bài sau: Luyện tập tả người
Giáo án minh họa 3 :
Tuần: 17

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Ngày dạy:

Tiết : 34

17/12/2010

I/ Mục tiêu :
1/ Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (về các mặt bố cục, trình tự miêu tả,
cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả.)
2/ Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn. Nhận biết điểm của
những bài văn hay. Viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Phiếu ghi thống kê các lỗi sai + bút dạ + bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS HTĐB


1/ Kiểm tra bài cũ : (4- 5 phút)
- Gọi một số học sinh đứng tại chỗ đọc đơn xin - 3 HS lần lượt
học môn tự chọn ở tiết trước.
đọc
- Nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới :
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (1-2 phút)
- Trong tiết TLV hôm nay, cô sẽ trả bài kiểm tra
cho các em.
- Nghe.
b/ Hoạt động 2: Nhận xét chung (4-5 phút)
- GV ghi đề bài ( cả 4 đề ).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Cho HS đọc lại đề.

- 1 HS đọc.

- Xác định trọng tâm đề.
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
 Ưu điểm.
o Về nội dung.

- Cả lớp lắng
nghe.

o Về hình thức trình bày.

 Hạn chế về nội dung, về hình thức trình
bày.
c/ Hoạt động 3 : Chữa lỗi (12-14 phút)
 Sửa lỗi chính tả và cách dùng từ.
- Đọc lỗi chính tả sai cho HS sửa.
- Đọc câu dùng từ sai cho HS sửa
- Cho HS tự sửa vào VBT và lên bảng làm.
 Sửa lỗi những câu văn sai
- Đọc cho HS những câu văn sai.
- Cho HS tự sửa vào VBT và lên bảng làm.
d/ Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh học tập
những đoạn văn, bài văn hay và viết lại một
đoạn văn (8-10’)

-Giúp HS
- HS làm việc cá yếu nhận
biết
lỗi
nhân
trong bài
- HS lên bảng sửa. văn và tự
sửa được
- Lớp nhận xét.
lỗi.
- HS lắng nghe, tự
ghi chép

- Gọi một số học sinh có đoạn văn hay, bài văn
được điểm cao đọc cho cả lớp nghe.
- 3 đến 5 học sinh

- Gợi ý cho HS chọn một đoạn văn, có nhiều lỗi đọc.
chính tả, đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý. - Viết lại đoạn văn
Đoạn văn dùng từ chưa hay. Mở bài, kết bài đơn có nhiều chỗ sai
giản.
đó.
- Gọi một số HS đọc lại đoạn văn vừa viết.
- 3 đến 5 học sinh
đọc đoạn văn vừa
viết lại.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4/ Củng cố, dặn dò (1-2 phút)
- Nhắc lại một số điểm cần ghi nhớ về cách làm
bài văn tả cảnh.
- GV nhận xét tiết học.

- HS về nhà thực
- Yêu cầu HS về nhà đọc kĩ bài làm và hoàn hiện.
thiện một đoạn và cả bài văn.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn, ôn tập để
chuẩn bị kiểm tra cuối HKI.
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt Lớp 4, Lớp 5 hiện hành.
2- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3.
3- Học tốt Tiếng Việt 5 (Tập 1, Tập 2)- Tác giả: Phạm Thị Hồng Hoa.
4- Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học- Tác giả: Trần Mạnh Hưởng.
5- Tạp chí thế giới trong ta.
6- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

7- Phương pháp luyện từ và câu Tiểu học (Lớp 4)- Tác giả: Trần Đức Niềm, Lê Thị
Nguyên, Ngô Lê Hương Giang.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Mẫu SK1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2010 - 2011

I.

Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học Cao Bá Quát
1. Tên đề tài : Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn
miêu tả
2. Họ và tên tác giả : Trịnh Thị Thanh
3. Chức vụ : Giáo viên

Tổ : 4 - 5

4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài :
a. Ưu điểm : ...........................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
b. Hạn chế : ............................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................

5. Đánh giá, xếp loại :
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :......................
.................................................................................................................
thống nhất xếp loại :.................................................................................

II.

Những người thẩm định :

Chủ tịch HĐKH

( Ký, ghi rõ họ tên)

( Ký, ghi rõ họ tên)

.........................................

........................................

.........................................

........................................

Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD & ĐT Thăng Bình

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×