Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Cấp nước an toàn cho khu vực bắc hà nội (địa bàn công ty nước sạch số 2 hà nội) (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHẦN I – MỞ ĐẦU

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Lý do chọn đề tài & Mục tiêu
-------------------------------------- Đánh giá thực trạng hệ thống cấp nước, quản lý mạng lưới cấp nước ước.

TRẦN ĐỨC TIỆP

CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO KHU VỰC BẮC HÀ NỘI
(ĐỊA BÀN CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------------------

TRẦN ĐỨC TIỆP
KHĨA: 2020-2022


CẤP NƯỚC AN TỒN CHO KHU VỰC BẮC HÀ NỘI
(ĐỊA BÀN CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và cơng trình
Mã số: 8.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN THANH SƠN

2. TS. PHẠM VĂN DƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội, 2022


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn - PGS.TS Trần Thanh Sơn và TS. Phạm Văn Dương đã tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại Học Kiến Trúc đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình viết luận văn thạc sĩ.
Trong bài luận, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Tơi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý
thầy cô, ban cố vấn và bạn đọc để đề tài được hồn thiện hơn nữa và có ý
nghĩa thiết thực áp dụng trong thực tiễn cuộc sống. Chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2022

Học viên

Trần Đức Tiệp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Trần Đức Tiệp


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục các bảng, biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
* Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 2

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .......................................................... 3
* Một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn................. 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC KHU VỰC PHÍA BẮC SƠNG HỒNG THÀNH PHỐ HÀ
NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG CẤP NƯỚC AN TOÀN ................................. 7
1.1. Tổng quan về hệ thống cấp nước khu vực Bắc Hà Nội (Địa bàn Công
ty Nước sạch số 2 Hà Nội)…………………………………………………...7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cơng ty Nước sạch số 2 Hà Nội ......... 7
1.1.2. Hiện trạng kỹ thuật hệ thống cấp nước khu vực phía Bắc Hà Nội……..9
1.1.3. Các chỉ tiêu chất lượng nước được áp dụng…………………………..14
1.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước khu vực Bắc Hà nội (Địa bàn Công ty
nước sạch số 2 Hà Nội)……………………………………………………..14


1.2.1. Hiện trạng các Nhà máy, Trạm sản xuất nước………………………..14
1.2.2. Hiện trạng hệ thống mạng lưới cấp nước……………………………..18
1.3. Thực trạng cơng tác quản lý cấp nước an tồn nước khu vực Bắc Hà
Nội (Địa bàn Công ty nước sạch số 2 Hà Nội) ............................................ 25
1.4. Đánh giá chung hiện trạng hệ thống cấp nước và công tác quản lý hệ
thống cấp nước khu vực Bắc Hà Nội (Địa bàn Công ty Nước sạch số 2 Hà
Nội) theo hướng cấp nước an toàn............................................................... 27
1.4.1. Các nguy cơ ảnh hưởng đến cấp nước an tồn trong q trình sản xuất
nước
27
1.4.2. Các nguy cơ ảnh hưởng đến cấp nước an toàn trong quá trình phân phối
nước
29
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CẤP NƯỚC KHU VỰC BẮC HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG

CẤP NƯỚC AN TOÀN ................................................................................ 32
2.1. Cơ sở lý thuyết về cấp nước an toàn………………………………….32
2.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống cấp nước đô thị:..............................32
2.1.2. Những yêu cầu về đảm bảo cấp nước an toàn và nội dung kế hoạch cấp
nước an toàn....................................................................................................46
2.1.3. Cơ sở pháp lý trong quản lý hệ thống cấp nước và cấp nước an toàn 49
2.2 Cơ sở thực tiễn xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến cấp nước an
toàn khu vực Bắc Hà Nội..............................................................................51
2.2.1. Các mối nguy hại trong quá sản xuất cấp nước.....................................51
2.2.2. Các mối nguy hại trong quá trình phân phối, cấp nước........................53
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hệ thống cấp nước theo hướng cấp
nước an toàn .................................................................................................. 55
CHƯƠNG 3 - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC KHU VỰC PHÍA BẮC HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG CẤP
NƯỚC AN TOÀN ......................................................................................... 61


3.1. Các biện pháp đánh giá đang áp dụng và đề xuất bổ sung................61
3.1.1. Đối với quá trình khai thác nước..........................................................61
3.2. Đề xuất các bước kiểm soát vận hành hệ thống cấp nước.......................67
3.3. Đề xuất quy trình kiểm sốt chất lượng nước để đảm bảo cấp nước
an toàn............................................................................................................72
3.4. Đề xuất quy trình thực hiện các biện pháp kiểm sốt, phịng ngừa..76
3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý cấp nước của
CBCNV...........................................................................................................76
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 78
*Kết luận……………………………………………..……………………..78
*Kiến nghị……………………………………………………………...…...78
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò
quan trọng đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Trong những
năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng nước
sạch càng trở nên cấp thiết, ngồi nhu cầu chính đáng là được cung cấp sử
dụng nước sạch thì ngày nay, nhu cầu đó cịn được nâng lên một tầm mức cao
hơn, đó là người dân cần được sử dụng nước sạch với chất lượng dịch vụ cấp
nước tốt với nguồn nước an toàn, đặc biệt tại các đô thị.
Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2008
của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp nước. Trong
đó thực hiện cấp nước an tồn nhằm đảm bảo cấp nước ổn định đủ lượng
nước yêu cầu và đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quy định. Ngăn
ngừa các bệnh tật lây lan qua đường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn sức khỏe của cộng đồng và góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Trong khi đó tại Hà Nội là đơ thị loại đặc biệt, q trình sản xuất và cấp
nước sạch lại chưa được coi là đảm bảo an tồn; chưa có một kế hoạch cấp
nước an tồn được cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện, trong
khi các địa phương khác như Huế, Hải Phòng… đã và đang triển khai kế
hoạch cấp nước an tồn.
Vì vậy, việc nghiên cứu các rủi ro, các mối nguy hại trong quá trình sản
xuất và cung cấp nước sạch tại khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội (thuộc địa
bàn quản lý cấp nước của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội), từ đó đề xuất các
biện pháp, giải pháp phịng ngừa và xử lý thích hợp để đảm bảo mục tiêu cấp
nước an toàn cho khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội (thuộc địa bàn quản lý
cấp nước của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội) là hết sức cần thiết.



2
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro trong quá trình sản xuất, cung cấp
nước sạch và các giải pháp phòng ngừa đảm bảo cấp nước an toàn.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống cấp nước khu vực phía Bắc sơng Hồng thành
phố Hà Nội (thuộc địa bàn quản lý cấp nước của Công ty nước sạch số 2 Hà
Nội).
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát hiện trạng, điều tra thu thập số liệu: tiến hành
điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hệ thống cấp nước hiện hữu trên địa bàn
khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội (thuộc địa bàn quản lý cấp nước của
Công ty nước sạch số 2 Hà Nội).
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: đánh giá hệ thống, dự báo
nguy cơ, xác định các mối nguy hại, mức độ ảnh hưởng tiêu cực gây mất an
toàn cấp nước, nghiên cứu đưa ra các giải pháp kiểm sốt phịng ngừa, và
phương án xử lý khắc phục, đảm bảo an toàn trong cả quá trình khai thác, xử
lý và cung cấp nước sạch đến các đối tượng sử dụng nước
- Phương pháp kế thừa: bài nghiên cứu này có sử dụng nội dung của các
cơng trình nghiên cứu hiện hữu thu thập được, một số tài liệu văn bản hướng
dẫn và sổ tay kĩ thuật thu thập được về hoạt động cấp nước an toàn.
* Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát các hệ thống sản xuất (các nhà máy, trạm sản xuất nước) và cung
cấp nước sạch (hệ thống mạng lưới đường ống truyền dẫn, phân phối nước
sạch) trên địa bàn khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội, để đưa ra một số mơ
hình điển hình sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn khu vực phía Bắc
thành phố Hà Nội (thuộc địa bàn quản lý cấp nước của Công ty nước sạch số
2 Hà Nội).



3
- Xác định các mối nguy hại, các rủi ro, các sự cố có thể xảy ra có tác động
tiêu cực trong quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch.
- Đánh giá các mối nguy hại, các rủi ro các sự cố có thể xảy ra, xác định mức
độ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất và cung cấp nước sạch.
- Đưa ra phương pháp, sắp sếp các thứ tự ưu tiên ứng phó các nguy cơ rủi ro
có thể xảy ra trong q trình sản xuất và cung cấp nước sạch.
- Đề xuất, các giải pháp biện pháp phịng ngừa và kiểm sốt các rủi ro, đảm
bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất các sự cố có thể xảy ra trên hệ thống cấp
nước.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
- Đưa ra một công cụ để đánh giá các rủi ro, các mối nguy hại trong quá trình
sản xuất và cung cấp nước sạch.
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp kiểm soát phịng ngừa, để từ đó các đơn vị
cấp nước đối chiếu xác định các gải pháp nào đang được áp dụng tại đơn vị
mình và các giải pháp, biện pháp nào cần bổ sung thực hiện để đảm bảo cấp
nước an toàn.
* Một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm
hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng cơng cộng, cấp nước,
thốt nước, quản lý chất thải, vệ sinh mơi trường, nghĩa trang, và các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật khác.
- Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh
của con người.


4
- Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là vùng phụ cận khu vực

lấy nước từ nguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt.
- Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước
hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các
cơng trình phụ trợ có liên quan.
- Mạng truyền dẫn là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển
nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và tới các khách hàng sử
dụng nước lớn. (tuyến truyền tải).
- Mạng phân phối là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hịa lưu lượng
cho các tuyến ống chính và bảo đảm sự làm việc an toàn của hệ thống cấp
nước. (tuyến phân phối).
- Mạng dịch vụ là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường
ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước. (tuyến dịch
vụ.
- Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là một hệ thống bao gồm các cơng
trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến
khách hàng sử dụng nước và các cơng trình phụ trợ có liên quan.
- Cấp nước an toàn (CNAT) là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực,
liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn.
- Bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ,
phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an tồn cấp nước từ nguồn nước qua
các cơng đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng.
- Kế hoạch cấp nước an toàn (KHCNAT) là các nội dung cụ thể để triển khai
thực hiện việc bảo đảm cấp nước an toàn. KHCNAT là áp dụng cách đánh giá


5
rủi ro và quản lý rủi ro tổng thể từ nguồn nước tới người tiêu dùng bằng áp

dụng các biện pháp kiểm soát để đảm bảo rủi ro ở mức có thể chấp nhận được
và đảm bảo cấp nước an toàn tới người tiêu dùng.
- Quản lý là thực hiện những cơng việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối
hợp các hoạt động có định hướng của chủ thể lên khách thể nhằm đạt mục
đích, biểu hiện cụ thể qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều
phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt
động nào đó; điều tiết nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận.
- Quản lý hệ thống cấp nước (HTCN) có nội dung bao quát từ quy hoạch phát
triển, kế hoạch hoá việc đầu tư, thiết kế, xây dựng đến vận hành, duy tu, sửa
chữa, cải tạo, nâng cấp và theo dõi thu thập số liệu thống kế, đánh giá kết quả
hoạt động của HTCN. Như vậy, Quản lý HTCN là tồn bộ phương thức điều
hành (phương pháp, trình tự, dự liệu, chính sách, quyết định.....) nhằm kết nối
và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý hệ thống
cấp nước.
- Quản lý hiệu quả HTCN là việc sử dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm đảm
bảo cung cấp nước sạch đáp ứng đủ nhu cầu đến toàn bộ các khách hàng sử
dụng trong phạm vi cấp nước, đảm bảo tính minh bạch, giảm thiểu việc thất
thoát thất thu nước sạch và việc kinh doanh đem lại lợi nhuận cho Công ty
cấp nước và lợi ích của khách hàng. Việc này có được là do dự phối hợp chặt
chẽ trong việc quản lý kỹ thuật hệ thống mạng lưới cung cấp nước sạch và
quản lý bộ máy hành chính của cơ quan cấp nước.
- Quản lý hệ thống cấp nước đơ thị là q trình tác động bằng các cơ chế,
chính sách của các chủ thể quản lý đơ thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã
hội, các ngành chức năng) vào các hoạt động kinh doanh ngành nước nhằm
thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó.


6
- Hệ thống cấp nước khu vực phía Bắc sơng Hồng thành phố Hà Nội: Trong
luận văn được hiểu là “Hệ thống cấp nước khu vực phía Bắc sơng Hồng thành

phố Hà Nội (thuộc địa bàn quản lý cấp nước của Công ty nước sạch số 2 Hà
Nội)”
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan hiện trạng quản lý hệ thống cấp nước khu vực phía
bắc sơng Hồng thành phố Hà Nội theo định hướng cấp nước an toàn
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn quản lý hệ thống cấp nước khu vực
phía Bắc Hà Nội theo định hướng cấp nước an toàn.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống cấp nước khu vực phía Bắc
Hà Nội theo định hướng cấp nước an toàn.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.1 - Nhà F - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân Hà Nội.
Email: ĐT: 0243.8545.649

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


78
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Thông qua nghiên cứu các tài liệu và khảo sát thực tế hiện trạng hệ
thống các cơng trình cấp nước, hiện trạng cơng tác quản lý vận hành cấp nước
tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, bằng cách phân tích đánh giá, dự báo,
tổng hợp kết quả nghiên cứu. Học viên đã xác lập được các nội dung cơ bản

sau:
- Xác định, chỉ ra các mối nguy hại có tác động ảnh hưởng đến an tồn cấp
nước tại Cơng ty nước sạch số 2 Hà Nội.
- Xác định, chỉ ra các nguy cơ, tổng hợp các sự cố đã từng và có thể xảy ra
đối hệ thống cấp nước Công ty nước sạch số 2 Hà Nội trong quá trình khai
thác, xử lý và phân phối cấp nước.
- Đề xuất các giải pháp, biện pháp kiểm sốt phịng ngừa, và khắc phục các
sự cố đối với hệ thống cấp nước, để đảm bảo cấp nước an tồn.
Đề tài nhằm một mục đích khiêm tốn là xác định các rủi ro, đề xuất các
giải pháp, biện pháp kiểm sốt phịng ngừa, để từ đó Công ty nước sạch số 2
Hà Nội và rộng hơn là các đơn vị cấp nước đối chiếu xác định các giải pháp
nào đang được áp dụng tại đơn vị mình và các giải pháp, biện pháp nào cần
bổ sung thực hiện để đảm bảo cấp nước an toàn.
* Kiến nghị
Để thực hiện được mục tiêu cấp nước an toàn theo Thông tư số
08/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước
an toàn, ngoài các biện pháp giải pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố chủ
u mạng tính kỹ thuật ở trên, thì các đơn vị cấp nước cũng cần đặc biệt quan
tâm đến công tác quản lý và tổ chức thực hiện cụ thể:
1. Cần xây dựng được bộ máy thực hiện công tác cấp nước an tồn với những
nhân sự có trình độ kinh nghiệm và năng lực.


79
2. Phải có cơ chế quản lý hiệu quả để buộc những người thực hiện phải có
trách nhiệm với cơng việc của mình, động viên khích lệ thực chất với người
làm tốt và cảnh cáo những người làm chưa tốt mà một công cụ hiệu quả là
gắn thu nhập tiền lương với hiệu quả lao động của từng người, tránh hiện
tượng lương cứng, bình qn chủ ngĩa, triệt tiêu tính cạnh tranh lành mạnh.
3. Các đơn vị cấp nước cần mạnh dạn đầu tư, cải tao thay thế và nâng cấp hệ

thống cấp nước hiện có để nâng cao mức độ an toàn, tin cậy của hệ thống, đặc
biệt là hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước, đây là khâu tập trung nhiều
nguy cơ và khó kiểm sốt nhất trọng hệ thống cấp nước.
4. Đề nghị các đơn vị cấp nước phải có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị cung
cấp điện, do thực tế hiện nay hầu hết công tác sản xuất và phân phối nước đều
phụ thuộc vào nguồn điện lưới (Máy phát cơ bản chỉ phục vụ cơng tác văn
phịng và phân phối một lượng nước tối thiểu cần thiết). Vì vậy, cần có lộ
điện ưu tiên (không cát điện khi tiết giảm) và dự phịng ( khi có sự cố) cho
các đơn vị cấp nước, để đảm bảo cấp điện an toàn liên tục cho các đơn vị cấp
nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Nguyên Môi Trường (2015), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt
2. Bộ Tài Nguyên Môi Trường (2015), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm
3. Bộ Xây Dựng (1991), TCVN 5576:1991 Hệ thống cấp thoát nước – Quy
phạm quản lý kỹ thuật
4. Bộ Xây Dựng (1979), TCVN 76:1979 Quy trình quản lý kỹ thuật trong
vận hành hệ thống cung cấp nước
5. Bộ Xây Dựng (1991) TCXD 66:1991 Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng toàn
phần vận hành khai thác hệ thống cấp thốt nước – u cầu an tồn
6. Bộ Xây Dựng (2006), Cấp nước - Mạng lưới đường ống và cơng trình,
Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006, Hà Nội
7. Bộ Xây Dựng (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02
năm 2016 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quóc gia về các cơng trình hạ tầng
kỹ thuật – Cơng trình cấp nước”
8. Bộ Xây dựng (2012), Thơng tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11
năm 2012 về Hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn.

9. Bộ Xây dựng (2008), Qui chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD –Quy
Hoạch Xây Dựng
10. Bộ Y Tế (2009), Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm
2009 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất lượng nước ăn uống”
11. Bộ Y Tế (2018) Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm
2018 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử
dụng cho mục đích sinh hoạt”.


12. Chính phủ (2007), Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007của
Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch,
13. Chính phủ (2011), Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐCP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước
sạch;.
14. Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2012), Kinh nghiệm quốc tế về
cấp nước an toàn
15. Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2015), Kỷ yếu hội thảo về Đánh
giá tình hình thực hiện Thơng tư 08/2012/TT-BXD về cấp nước an toàn
16. Quốc Hội (2012), Luật số 17/2012/QH13 của Quốc Hội: Luật Tài
Nguyên Nước.
17. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
18. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
19. Tiêu Chuẩn Quốc Gia (2011), TCVN 6663-1-2011 (ISO 5667-1-2006)
Chất lượng nước - Lấy mẫu
20. Thủ tướng Chính phủ (2016),Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày
22/12/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh định
hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp VN đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050.
21. Thủ tướng Chính phủ, (2016) Quyết định số 1566/QĐ/TTg ngày 09
tháng 8 năm 2016 về Phê duyệt Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an

toàn giai đoạn 2016 – 2025
22. Các báo cáo số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nước
sạch số 2 Hà Nội.



×