Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN BACILLUS SP. TRONG XỬ LÝ BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.17 KB, 4 trang )

VAI TRÒ CỦA VI KHUẨN BACILLUS SP. TRONG
XỬ LÝ BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM

1. Đặc tính đáy ao và ảnh hưởng của nền đáy đến năng suất nuôi

Bùn đáy ao là chất vô định hình, màu tối, có chứa: Carbohydrate (1,3%); Hemicellulose
(3,0%); Cellulose (0,4%); Lignin (4,2%); Axit humic (29,6%); Axit funvic (22,0%);
Humin (36,5%). Theo Lin và Nash (1996) có khoảng 26% nitơ và 24% phốt-pho từ
nguồn thức tích lũy trong bùn đáy ao nuôi tôm thâm canh. Trong khi đó Funge-Smith và
Briggs (1998) tìm thấy trong bùn đáy tích lũy 24% nitơ và 84% phốt-pho từ nguồn thức
ăn. Munsiri et al. (1996) cho rằng các ao nuôi lâu ngày tích lũy nhiều chất hữu cơ hơn ao
mới. Lượng thức ăn thừa cùng với phế thải hữu cơ là những yếu tố làm cho ao nuôi bị ô
nhiễm nghiêm trọng và phá hủy các vùng sinh thái nuôi thủy sản làm cho các vi sinh vật
gây bệnh phát triển và lan rộng một cách nhanh chóng. Trong đa số trường hợp, dịch
bệnh xảy ra là kết quả của sự thoái hóa môi trường và tôm bị sốc, bao gồm cả bệnh do vi
khuẩn và bệnh do virus. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm đáy ao các vi khuẩn Bacillussp.nay
đã trở thành hàng hóa ở một số nước và đang hình thành ngành công nghiệp sản xuất vi
sinh giống như các ngành công nghiệp khác phục vụ cho NTTS (Zhou et al., 2009).


2. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong nền đáy ao

Trong bùn đáy các chất hữu cơ không ngừng bị phân hủy bởi vi khuẩn dị dưỡng và nấm
mốc. Các vi sinh vật này cần các hợp chất hữu cơ để làm thức ăn. Khi ấy, hợp chất hữu
cơ được vi sinh vật trong đó có Bacillus sp. biến đổi thành các chất vô cơ ban đầu. Vô cơ
hóa các hợp chất hữu cơ là chức năng chủ yếu của vi khuẩn và nấm trong việc biến đổi
vật chất trong thủy vực. Sự phân hủy các chất hữu cơ diễn ra với tốc độ rất khác nhau,
thứ tự bị phân hủy là đường và protein, sau đó là tinh bột, chất béo và cuối cùng là chất
cao phân tử như cellulose

3. Vai trò của vi khuẩn Bacillus sp. trong xử lý bùn đáy ao nuôi tôm


3.1 Tham gia vào quá trình amon hóa

Bacilluscó vai trò quan trọng trong quá trìnhammon hóa protein nhằm chuyển nitơ từ
dạng khó hấp thu (hữu cơ) sang dạng muối amôn dễ được hấp thu và giúp làm sạch đáy
ao. Ngoài Bacillus (B. Subtilis, B. cereus, B. Licheniformis, B. mesentericus, B.
mycoidess ) nhiều vi sinh vật khác cũng tham gia vào quá trình này, chủ yếu là các loài
vi khuẩn thuộcPseudomonas, Clostridium và các vi nấm như Aspergillus oryzae, A.
niger

- Quá trình amôn hóa protein:

Quá trình amôn hóa là quá trình phân hủy và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa nitơ
(protein) thành NH3do vi khuẩnBacillus và nhiều vi sinh vật hiếu khí và yếm khí khác
thực hiện, tiếp theo NH3 phản ứng với nước để tạo thành NH4+, quá trình chuyển hóa
được mô tả như sau:

Protein → polypeptit → Acid amin → NH3
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH- (k = 10- 4,74)

- Quá trình amôn hóa urê:

Quá trình amôn hóa urê ((NH2)2CO) chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu dưới tác dụng
của enzyme urease do một số vi sinh vật tiết ra thủy phân urê thành muối carbonate amôn
((NH4)2CO3). Ở giai đoạn 2, (NH4)2CO3 chuyển hóa thành NH3, CO2 và H2O

(NH2)2CO + 2 H2O (NH4)2CO3

(NH4)2CO3 → NH3 + CO2 + H2O

Axit uric bị các vi sinh vật phân giải thành urê và acid tartronic. Sau đó urê sẽ tiếp tục bị

phân giải thành NH3

C5H4N4O3 + 4H2O → (NH2)2CO + HOOC–CHOH–COOH

Nhiều loài vi khuẩn có khả năng phân giải urê và axit uric, trong đó cóBacillus
amylovorum. Đa số các loài vi sinh vật phân giải urê thuộc nhóm hiếu khí hay kỵ khí
không bắt buộc, chúng ưa pH trung tính hoặc hơi kiềm.

3.2 Giảm thiểu ô nhiễm đáy ao

Trong điều kiện có oxy, vi khuẩn Bacillus sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm hữu cơ trong
bùn đáy ao tôm. Sự hiện diện của CO2 có thể làm giảm pH, mặt khác khí NH3 cũng được
hình thành trong quá trình phân hủy hữu cơ và NH3 là loại khí độc đối với cá, khi được
tạo thành sẽ phản ứng với nước sinh ra ion NH4+ cho đến khi cân bằng được thiết lập Tỉ
lệ giữa NH4+/NH3 sẽ tăng khi pH giảm và giảm khi pH tăng. Do vậy sau khi sử dụng
Bacillus để xử lý bùn đáy ao nên luu ý quản lý pH nước trong khoảng thích hợp (7,5-8,5),
tránh trường hợp pH quá cao dẫn đến hình thành nhiều khí độc NH3.

Tóm lại, mỗi loài Bacillus (B. amyloliquefaciens, B. licheniformis, B. cereus…) có thể có
vai trò chủ lực khác nhau trong các cơ chế tác động của vi khuẩn hữu ích, nhưB. subtilis
nổi trội trong phân hủy hữu cơ, tăng cường miễn dịch, kích thích tiêu hóa và tiết ra kháng
sinh kiểm soát mầm bệnh; B. cereus mạnh về khả năng phân giải protein, tinh bột,
cellulose… góp phần làm sạch đáy ao, giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên theo Zhou
(2009), rất khó mà đánh giá trực tiếp vai trò khác nhau của vi khuẩn hữu ích thông qua
các nghiên cứu về ứng dụng, bởi vì hiệu quả sử dụng của vi khuẩn hữu ích lệ thuộc rất
nhiều vào các nhân tố khác nhau (Gomez-Gil et al., 2000) như loài vi khuẩn, mức độ bổ
sung, tần suất bổ sung và điều kiện môi trường. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy số
lượng vi khuẩn hữu ích là nhân tố duy nhất thúc đẩy làm tăng hiệu quả xử lý và tăng
trọng và tỉ lệ sống của tôm nuôi (Zhou, 2009)


×