Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.71 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
DỰ TUYỂN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
ĐỢT … NĂM 2022

Họ và tên: Cao Cẩm Linh
Đề tài/Hướng nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố tác động

đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng
chặng cuối của Viettel Post”
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn khoa học (dự kiến):

HÀ NỘI – 2022

GS.TS Đặng Đình Đào


2

1. Lý do lựa chọn đề tài/hướng nghiên cứu
Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử liên tục tăng về quy mơ
và giá trị. Theo dự tốn của báo cáo Economy SEA 2018 (Google và Temasek), giá
trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 33 tỷ USD và đứng thứ ba
Đông Nam Á vào năm 2025. Một trong những khâu quan trọng nhất của thương
mại điện tử là hoạt động giao hàng chặng cuối. Giao hàng chặng cuối được hiểu là
chặng cuối cùng của dịch vụ chuyển phát bưu kiện từ doanh nghiệp đến người tiêu
dùng cuối cùng (B2C). Nó diễn ra từ điểm nhập đơn hàng từ kho của người bán đến


điểm đích lựa chọn của người nhận hàng cuối cùng. Giao hàng chặng cuối là điểm
tiếp xúc giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp thương mại điện tử. Nó quyết định
phần lớn đánh giá của người tiêu dùng về toàn bộ quá trình mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, hoạt động giao hàng chặng cuối của các doanh nghiệp thương mại điện
tử Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề: chiếm phần lớn chi phí giao hàng (28%); thời
gian giao hàng chậm (trung bình 5-6 ngày), người tiêu dùng phải bỏ chi phí cao.
Những hạn chế này khiến doanh nghiệp phải chi trả nhiều chi phí bất hợp lý, người
tiêu dùng chịu phí vận chuyển cao. Do đó, việc thực hiện tối ưu hóa khâu giao hàng
chặng cuối sẽ làm gia tăng lợi ích của cả doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu
dùng.
Tổng cơng ty cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post) cung cấp dịch vụ
chuyển phát cho các khách hàng kinh doanh TMĐT trên các nền tảng như sàn
TMĐT và các kênh bán hàng online khác như Zalo, Facebook, Tiktok... Để phục vụ
tốt cho đối tượng khách hàng này, Viettel Post đã thiết kế một mảng dịch vụ dành
riêng, với bảng giá dành riêng và luồng quy trình vận hành riêng biệt. Trong tương
lai, Viettel Post hướng tới cung cấp dịch vụ chuyển phát linh hoạt đồng thời hỗ trợ
bán hàng, tận dụng hệ sinh thái mở và đa dạng của mình để cung cấp tới khách hàng
một gói dịch vụ tổng thể, giúp các hoạt động bán hàng của khách hàng trở nên đơn
giản hơn, gia tăng lợi nhuận trên một đơn hàng.
Những nhận định nêu trên cho thấy việc nghiên cứu về giao hàng chặng cuối
trong thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung, với Viettel Post là một doanh
2


3

nghiệp điển hình có tính thời sự và thiết thực; cần có các nghiên cứu chuyên sâu
nhằm đưa ra giải pháp phù hợp. Để làm được điều đó, nghiên cứu này tập trung
đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển hệ thống Logistics cho hoạt động
giao hàng chặng cuối của Viettel Post trong bối cảnh mới.

Mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến hệ thống logistics giao hàng
chặng cuối . Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá sâu một vấn đề,
tại một doanh nghiệp cụ thể trong bối cảnh mới ở một đất nước đang phát triển như
ở Việt Nam. Đồng thời thiếu vắng các nghiên cứu thực hiện so sánh các phương
pháp ước lượng để lựa chọn mơ hình phù hợp. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics
đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post ” làm hướng nghiên cứu
sinh của mình là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn.
2. Tổng quan các cơng trình khoa học đã được cơng bố trong và ngồi nước về
đề tài/hướng nghiên cứu được lựa chọn
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Với sự trỗi dậy của thương
mại điện tử và sự khuếch tán thành
cơng của nó trong hầu hết các hoạt
động thương mại, giao hàng chặng
cuối (last-mile delivery) gây ra ngày
càng nhiều vấn đề ở các khu đơ thị
trên tồn cầu. Khối lượng lớn bưu
kiện được chuyển đến nhà khách Ảnh 1: Nhiều “Shipper” đứng đợi ở một điểm
(Nguồn: internet)
hàng làm gia tăng số lượng xe tải đi
vào trung tâm thành phố và do đó làm gia tăng tắc nghẽn, ô nhiễm và tác động tiêu
cực đến sức khỏe.
Vì vậy, thật bất ngờ khi trong những năm gần đây, nhiều khái niệm giao hàng
mới về last mile (chặng đường cuối cùng) đã được cải tiến. Trong số đó, nổi bật
nhất là máy bay khơng người lái (drone) và robot giao hàng tự động, tủ giao hàng tự
3


4


động (smart locker) đảm nhận việc chuyển phát bưu kiện.
Stanley và cộng sự (2018) chỉ ra rằng giao hàng chặng cuối (GHCC) hay
“Last mile delivery” đã trở thành một tác nhân quan trọng để tạo lợi thế cạnh
tranh trên thị trường, thúc đẩy các nhà bán lẻ đầu tư vào những đổi mới giao hàng
đến tay người tiêu dùng. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ của
công nghệ 4.0 theo cấp số nhân, các nhà nghiên cứu càng cần phải nhìn nhận và
nghiên cứu chuyên sâu hơn về cụm từ giao hàng chặng cuối này. Cụm từ “chặng
cuối” bắt nguồn từ ngành viễn thông để ám chỉ đoạn cuối của mạng lưới hay đoạn
kết nối khách hàng sử dụng mạng viễn thơng chính của họ với đặc điểm là mỗi đoạn
kết nối chặng cuối thì chỉ được sử dụng bởi một khách hàng;
“Giao hàng chặng cuối” là sự vận chuyển hàng hóa từ đầu vận tải của bên
bán lẻ đến điểm giao cuối cùng-khách hàng sử dụng cuối cùng với mục đích làm
cho hàng hóa được giao nhanh nhất có thể. Đây là quan điểm của Datex – một cơng
ty cung cấp giải phóng phần mềm chuỗi cung ứng, trong giai đoạn giới thiệu về
định nghĩa giao hàng chặng cuối.
Trong nghiên cứu của Mantey (2017) khẳng định vai trị của qua trình giao
nhận chặng cuối trong thực tế chính là hoạt động chính trong cả q trình giao nhận,
giao hàng chặng cuối không chỉ hoạt động một mảng, không chỉ một km mà “giao
hàng chặng cuối” bao quát hoạt động nhiều mảng kéo dài lên đến 80-160 km.
Nghiên cứu Joerss và cộng sự (2016) chỉ ra và khẳng định giao hàng chặng cuối là
quá trình giao nhận các gói bưu kiện hàng hóa được vận chuyển từ cơng ty giao
nhận đến khách hàng, một hoạt động thành phần có giá trị lên đến tỷ đơ và con số
đó dã gia tăng gấp bội gần 10 năm trên thị trường. Cũng chính cả Robinson cũng
khẳng định giao hàng chặng cuối chính là nền tảng bền vững tên con đường phát
tiển vận tải và tối đa hóa lợi nhuận.
Nghiên cứu Linder (2011) cũng khẳng định rằng “Giao hàng chặng cuối
trong Logistics là phần cuối cùng của quá trình giao hàng. Nó liên quan đến một
loạt hoạt động và quy trình cần thiết cho quá trình giao hàng từ điểm chuyển tải
cuối cùng đến điểm hạ hàng cuối cùng trong chuỗi giao hàng. Bên cạnh đó, Gevaers

4


5

và cộng sự (2009) đưa ra khái niệm giao hàng chặng cuối liên quan đến mơ hình
B2C với những điểm tương đồng: “Giao hàng chặng cuối trong logistics là phần cuối
cùng của quá trình giao hàng B2C” (Business to Customer). Nó diễn ra trong một khu
vực giao hàng được xác định trước (ví dụ: khu đơ thị); bao gồm cả dịch vụ logistics từ
điểm đầu là điểm lấy hàng cuối cùng từ nhà cung cấp đến điểm trung chuyển cuối cùng
hoặc điểm đích của hàng hóa tùy thuộc vào hình thức giao nhận (ví dụ: Hộp nhận hàng,
Bưu điện. giao hàng tận nhà, …). Nó bao gồm một loạt các hoạt động và quy trình, có

Hình 1: Mơ hình Logistics và chuỗi cung ứng (Nguồn: Hình của tác giả nghiên cứu)
giá trị quan trọng đối với tất cả các bên có liên quan trong phạm vi giao hàng”.
Giao hàng chặng cuối là một thuật ngữ chung cho nhiều dịch vụ lô hàng khác
nhau và không chỉ giới hạn trong việc chuyển giao các bưu kiện. Theo như Allen
et al. (2018b), giao hàng chặng cuối có thể được phân chia theo loại hàng hóa được
xử lý thành các phân nhánh sau: mua sắm thực phẩm (food shopping), bữa ăn liền
(ready to eat meals), thiết bị gia dụng và điện tử tiêu dùng lớn, dịch vụ chuyển phát
nhanh các hàng hóa mua bán online qua sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội
và vận chuyển bưu kiện của các đơn vị doanh nghiệp bưu chính. Trong cuộc khảo
sát của chúng tơi, chúng tôi không loại trừ rõ ràng bất kỳ đơn vị nào trong số đó,
5


6

nhưng chúng tơi tập trung vào khía cạnh sau của việc chuyển phát bưu kiện - khía
cạnh giải quyết việc vận chuyển các gói hàng cỡ vừa và nhỏ (theo quy định của các

luật bưu chính Việt Nam quy định đối với hàng bưu phẩm bưu kiện trọng lượng
không quá 31,5 kg). Tuy nhiên, trong khi các công ty, đơn vị khác đều có đặc thù
riêng, có nhiều sự trùng lặp, chồng chéo giữa các khái niệm giao hàng đô thị của họ.
Dịch vụ chuyển phát nhanh chủ yếu xử lý các mặt hàng nhỏ hơn và có trọng lượng
nhẹ như thư từ, tài liệu, báo chí hoặc thư quảng cáo, ví dụ: do người vận chuyển
bằng phương tiện xe đạp xử lý. Những mặt hàng này cho phép các tùy chọn vận
chuyển khác (ví dụ: chỉ một chiếc túi nhỏ đeo trên vai) và các tùy chọn lưu trữ (ví
dụ: một thùng hàng nhỏ ở góc phố). Hơn nữa, việc bàn giao của họ thường khơng
có vấn đề gì, vì các vật phẩm nhỏ được bỏ vừa vào hộp thư. Hàng hóa điện tử tiêu
dùng lớn và có trọng lượng nặng, ví dụ, do các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần LTL
(less-than-truckload) xử lý, có thể yêu cầu hai người cùng xử lý và cả phương tiện
vận chuyển lớn hơn (Allen et al. 2018b). Do đó, rất nhiều tùy chọn vận chuyển của
chuyển phát bưu kiện như xe đạp chở hàng và máy bay không người lái sẽ không
thể sử dụng. Các khái niệm giao hàng cho bữa ăn giao hàng tại nhà và cửa hàng tạp
hóa hoạt động dưới áp lực thời gian thậm chí cịn cao hơn (Allen et al. 2018b). Vì
vậy, ngay cả khi chúng tôi đề cập rõ ràng đến hoạt động vận hành của các hãng vận
chuyển bưu kiện, hầu hết các giải thích của chúng tơi cũng có liên quan cho các
nhánh phụ khác của giao hàng chặng cuối. Nếu các đặc thù quan trọng phát sinh,
chúng được giải quyết trong các phần tương ứng
Những nhân tố tác động đến hệ thống Logistics trong giao hàng chặng cuối
Giao hàng chặng cuối, tức là tất cả các hoạt động hậu cần liên quan đến việc
vận chuyển các lô hàng đến các khách hàng hộ gia đình tư nhân ở các khu đơ thị, là
một chủ đề nóng ở các thành phố trên tồn cầu. Mức độ liên quan cao của nó chủ
yếu được kích hoạt bởi những phát triển và thách thức chung sau đây:
- Gia tăng xu hướng tồn cầu hóa cụ thể là đơ thị hóa và thương mại điện
tử. Hai xu hướng lớn tồn cầu, cụ thể là đơ thị hóa và thương mại điện tử, là động
lực mạnh mẽ cho nhu cầu ngày càng tăng đối với dịch vụ giao hàng chặng cuối. Đô
6



7

thị hóa biểu thị xu hướng ngày càng có nhiều người di chuyển vào các khu vực đơ
thị nói chung và các “siêu đô thị” với 10 triệu dân và hơn nói riêng. Ước tính đến
năm 2050, 70% dân số thế giới, khoảng 6,3 tỷ người, sẽ sống ở các thành phố lớn
(Bretzke 2013). Hơn nữa, thương mại điện tử đang gia tăng một cách ổn định và
ngày càng có nhiều hàng hóa thương mại được đặt hàng trực tuyến. Năm 2018,
thương mại điện tử vẫn tăng trưởng trên toàn thế giới với tỷ lệ 23,3% (Statista
2018). Do đó, sự tập trung nhiều hơn về mặt địa lý và số lượng đơn đặt hàng trực
tuyến trên mỗi người ngày càng tăng dẫn đến sự gia tăng ổn định về khối lượng bưu
kiện được xử lý. Ví dụ, ở Đức, dự báo đến năm 2023, 4,4 tỷ lô hàng sẽ cần được xử
lý mỗi năm so với 1,69 tỷ vào năm 2000 (Statista 2019).
- Tính bền vững. Nhu cầu hàng hóa, bưu kiện ở thành thị gia tăng ngày
càng tăng dẫn đến số lượng xe tải giao hàng đi vào trung tâm thành phố ngày càng
nhiều, điều này cũng tạo thêm gánh nặng cho cơ sở hạ tầng, gia tăng tắc nghẽn và
có tác động tiêu cực đến sức khỏe, mơi trường và an toàn. Kết quả là, nhận thức của
khách hàng ngày càng cao và luật pháp mới lạ của chính phủ đã thực thi các dịch vụ
chuyển phát nhanh để tăng cường những nỗ lực hoạt động bền vững và thân thiện
với mơi trường (Hu et al. 2019). Ví dụ, một ví dụ về chính sách cơng tác động trực
tiếp đến việc giao hàng chặng cuối là một số khu vực trên thế giới, ví dụ: British
Columbia (2019), cho phép xe điện (dành cho một người) lưu hành trên làn dành
cho xe chở nhiều khách (HOV) của họ, mà điều này vốn bình thường chỉ dành cho
xe ơ tơ có nhiều người ngồi. Một chính sách như vậy có thể là một động lực khiến
các dịch vụ chuyển phát nhanh điện hóa các phương tiện giao hàng của họ để tiếp
cận các khu vực thành thị nhanh hơn qua làn đường HOV khơng bị tắc nghẽn.
- Chi phí. Giao hàng tận nhà theo phương thức truyền thống bằng xe tải giao
hàng rất tốn kém. Ví dụ: một nghiên cứu mô phỏng với dữ liệu thực tế từ Phần Lan
chỉ ra rằng, các tùy chọn phân phối dựa trên xe van truyền thống tốn chi phí từ 2
đến 6 € tùy thuộc vào mật độ khách hàng (Punakivi et al. 2001). Các động lực quan
trọng cho chi phí cao này (đặc biệt là nhân sự) là do kẹt xe, thiếu chỗ đậu xe trên

những con phố tắc nghẽn cũng như khách hàng khơng có mặt tại nhà để nhận bưu
7


8

kiện của mình. Song et al. (2009) nói rằng, các thất bại giao hàng trong lần đầu tiên
được báo cáo bởi các dịch vụ chuyển phát nhanh nằm trong khoảng từ 12-60% cho
các khu vực khác nhau trên thế giới. Do đó, các khái niệm giao hàng thay thế đặc
biệt cho phép giao hàng không cần giám sát, hay dịch vụ khách hàng tự phục vụ là
một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn để giảm chi phí.
- Áp lực về thời gian. Khối lượng bưu kiện ngày càng tăng chủ yếu được
kích hoạt bởi các hoạt động thương mại điện tử ngày càng tăng. Tuy nhiên, hầu hết
các nhà bán lẻ trực tuyến đã thực hiện giao hàng ngay trong ngày hoặc trong ngày
tiếp theo đối với một trong những lời hứa dịch vụ cơ bản của họ (Yaman et al.
2012), do đó việc giao hàng chặng cuối phải đối mặt với deadline chặt chẽ và sức ép
thời gian đáng kể. Hơn nữa, việc giao hàng trực tuyến thay đổi theo tuần, với các
ngày Thứ Hai thường có khối lượng công việc nhiều nhất (Poggi et al. 2014), và đặc
biệt là thay đổi theo năm, ví dụ: do doanh số bán hàng theo mùa (Boysen et al.
2019c). Do đó, giao hàng chặng cuối cùng cũng phải đối mặt với sự thay đổi khối
lượng cơng việc mạnh mẽ, do đó, các khái niệm dặm cuối (last-mile) là bắt buộc cái
mà có thể dễ dàng mở rộng trong thời gian ngắn.
- Lực lượng lao động già hóa. Lực lượng lao động đang già đi ở nhiều nước
công nghiệp đã làm gia tăng vấn đề thuê nguồn nhân lực cần thiết (Otto et al. 2017),
đặc biệt là trong một mơi trường địi hỏi khắt khe về thể chất như chuyển phát bưu
kiện, nơi mà báo chí thường xuyên đưa tin về các điều kiện nghề nghiệp khắc nghiệt
và các khoản thanh toán thấp, ví dụ: Peterson (2018). Trong một mơi trường làm
việc như vậy, khái niệm giao hàng thay thế ít phụ thuộc vào công việc của con
người hơn mà phụ thuộc vào tự động hóa dường như là giải pháp thay thế đầy hứa
hẹn cho tương lai. Mặt khác, người giao hàng xử lý, chuyển giao một bưu kiện

thường là tương tác duy nhất của con người đối với khách hàng thương mại điện tử.
Do đó, trải nghiệm giao hàng đáng tin cậy, nhanh nhạy và chuyên nghiệp mang lại
sự hài lòng của khách hàng cho cả các nhà bán lẻ trực tuyến và các dịch vụ chuyển
phát nhanh (Li et al. 2006). Với các khái niệm tự phục vụ dựa trên tủ khóa bưu kiện
hoặc các tùy chọn giao hàng tự động dựa trên máy bay không người lái hoặc rô bốt
8


9

giao hàng tự động, sự tương tác giữa con người với nhau sẽ mất đi.
Với những thách thức này và với sự phát triển công nghệ gần đây (và đang
diễn ra), chẳng hạn như lái xe tự động, máy bay không người lái và rô bốt giao hàng,
thật bất ngờ khi có nhiều khái niệm giao hàng chặng cuối mới lạ đã được quảng bá
trong những năm gần đây. Những khái niệm này bao gồm các lựa chọn thay thế đã
được thực hành chẳng hạn như xe đạp chở hàng, các nguyên mẫu được đánh giá quá
mức, chẳng hạn như giao hàng bằng máy bay không người lái (see Otto et al. 2018),
cũng như những ý tưởng xa hơn, chẳng hạn như bằng sáng chế của Amazon cho các
kho hàng, i.e. khí cầu bay vịng qua các trung tâm thành phố từ nơi máy bay không
người lái được đưa ra (Berg et al. 2016). Tài liệu này dành riêng để khảo sát về các
khái niệm giao hàng chặng cuối đã được thiết lập và mới lạ. Đặc biệt, chúng tôi có
quan điểm nghiên cứu hoạt động và khảo sát các tài liệu nhằm giải quyết các vấn đề
quyết định chiến lược khi thiết lập một khái niệm dặm chuối hoặc các vấn đề ngắn
hạn khi vận hành một chế độ phân phối cụ thể. Đóng góp thêm của tài liệu của chúng
tơi, ngồi một cuộc khảo sát các bài báo, còn là ký hiệu nhỏ gọn (compact notation)
xác định chuỗi quy trình tương ứng của một khái niệm phân phối một cách ngắn gọn
và có hệ thống cũng như tổng quan về các nhiệm vụ nghiên cứu đầy hứa hẹn trong
tương lai.
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên thế giới đã cho ta thấy những bước tiến
quan trọng trong nghiên cứu về mơ hình các nhân tố tác động đến phát triển hệ

thống Logistics giao hàng chặng cuối song song với sự chuyển biến không ngừng
nghỉ của khoa học công nghệ làm thay dổi toàn bộ chuỗi cung ứng, nhất do đại
dịch Covid19 có nhiều vấn đề đứt gẫy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Những xu
hướng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao hàng chặng cuối bao gồm
(1) Công nghệ thông minh theo dõi và cảm biến; (2) Truy xuất nguồn gốc và bằng
chứng giao hàng; (3) Giao hàng trong ngày; (4) Kho hàng trong đô thị và (5) Kinh
doanh trên nền tảng cộng đồng. Bên cạnh còn các nhân tố khác: (6) Gia tăng xu
hướng tồn cầu hóa cụ thể là đơ thị hóa và thương mại điện tử; (7) Tính bền vững;
(8) Chi phí; (9) Áp lực về thời gian: (10) Lực lượng già hóa. Trong tương lại sự mở
9


10

rộng của cách mạng 4.0; ảnh hưởng do Covid-19 xuất hiện thì quá trình giao hàng
chặng cuối sẽ tiếp tục chuyển biến thông qua ảnh hưởng của nhiều xu hướng khác.
Với những thách thức này và với sự phát triển công nghệ gần đây (và đang diễn ra),
chẳng hạn như lái xe tự động, máy bay không người lái và rơ bốt giao hàng, thật bất
ngờ khi có nhiều khái niệm giao hàng chặng cuối mới lạ đã được quảng bá trong
những năm gần đây. Những khái niệm này bao gồm các lựa chọn thay thế đã được
thực hành chẳng hạn như xe đạp chở hàng, các nguyên mẫu được đánh giá quá mức,
chẳng hạn như giao hàng bằng máy bay không người lái (see Otto et al. 2018), cũng
như những ý tưởng xa hơn, chẳng hạn như bằng sáng chế của Amazon cho các kho
hàng, i.e. khí cầu bay vòng qua các trung tâm thành phố từ nơi máy bay khơng người
lái được đưa ra (Berg et al. 2016)
Tình hình nghiên cứu trong nước
Đối với nghiên cứu trong nước, đã có rất nhiều bài viết về năng lực đổi mới,
nhưng chủ yếu là những báo cáo khoa học, bài viết trong các buổi hội thảo, tọa đàm
nhằm phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp... Nổi bật có bài viết của Đinh Thu
Phương (2018); Hoàng Hương Giang (2020)… đề cao giải pháp cho hoạt động giao

hàng chặng cuối trong Logitics; đánh giá dịch vụ giao hàng chặng cuối tại Việt Nam
từ góc độ người sử dụng cuối cùng
Tóm lại, tình hình nghiên cứu trong nước đã giúp cho tác giả có cái nhìn cơ
bản về thực trạng hoạt động giao hàng chặng cuối trong Logistics Việt Nam cũng
như những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng chặng cuối trong Logistics
hiện nay, nhằm hỗ trợ cho tác giả có sự đánh giá khách quan và khơng bị sai lệch
định hướng nghiên cứu. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào “Nghiên
cứu các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao
hàng chặng cuối của Viettel Post”. Nếu khám phá được vấn đề trên, doanh nghiệp
nội địa sẽ tìm được giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển hệ thống logistics giao
hàng chặng cuối của Viettel Post trong bối cảnh xu thế tồn cầu hóa, dứt gẫy chuỗi
cung ứng do Covid19.
3. Mục tiêu nghiên cứu
10


11

3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu và đánh giá được thực trạng các nhân tố tác động (cả mặt tích
cực và tiêu cực) đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng
cuối của Viettel Post, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp có tính khả thi
nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng
chặng cuối cho Viettel Post.
3.2. Mục tiêu cụ thể
1. Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống logistics đối với
đối với hoạt động giao hàng chặng cuối cho Viettel Post.
2. Nhận diện các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics giao hàng
chặng cuối của Viettel Post trong hội nhập và phát triển.
3. Nghiên cứu và đo lường các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống

logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post trong tình hình hiện
nay.
4. Phân tích thực trạng các nhân tố tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) đến
phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel
Post.
5. Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường các nhân tố
tác động tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực đến phát triển hệ thống logistics
đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố tác
động đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của
Viettel Post
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Các nhân tố tác động đến Hệ thống
logistics giao hàng chặng cuối của Viettel Post trong bối cảnh mới
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Hệ thống logistics đối với hoạt động giao
hàng chặng cuối của Viettel Post với các số liệu giai đoạn 5 năm 2017 - 2022.
11


12

5. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở khoa học của việc phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao
hàng chặng cuối trong bối cảnh hội nhập và CMCN 4.0.
- Phân định và đo lường các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống
logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post.
- Đánh giá được thực trạng những tác động của các nhân tố đến hệ thống
logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post và những vấn đề
đặt ra hiện nay.
- Xác định mục tiêu, phương hướng phát triển hệ thống logistics đối với hoạt

động giao hàng chặng cuối của Viettel Post.
- Tìm các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu
cực của các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động
giao hàng chặng cuối của Viettel Post
- Kiến tạo môi trường, điều kiện để phát triển hệ thống logistics đối với hoạt
động giao hàng chặng cuối của Viettel Post
6. Phương pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp đinh tính và
định

lượng...Theo

Kothari

(2004),

phương pháp nghiên cứu và thu thập

dữ liệu là

những phần quan trọng của bất kỳ
nghiên cứu nào để làm sáng tỏ các
câu hỏi nghiên cứu lý thuyết.
nghiên

cứu

được

Phương pháp


Rajasekar,

Philominathan & Chinnathambi (2013)

định

nghĩa



nghiên cứu các phương pháp, là
các lược đồ số khác nhau, các thủ Hình 1: Mơ hình Hành trình nghiên cứu (Nguồn:
Saunders, Lewis & Thornhill (2009, 108))
tục lý thuyết và các thuật toán để
đạt được kiến thức. Phương pháp nghiên cứu chỉ ra cách thu thập và phân tích dữ
liệu, trong khi việc thu thập dữ liệu chỉ ra nguồn gốc và phương pháp thu thập.
12


13

Để tóm tắt các lớp cốt lõi của phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu,
Saunders, Lewis & Thornhill (2009, 108) giới thiệu mơ hình “hành trình nghiên
cứu” với sáu yếu tố hình thành nên phương pháp luận: triết học, phương pháp tiếp
cận, chiến lược, lựa chọn, thời gian, kỹ thuật và phương pháp . Về phạm vi và mục
đích của luận án này, “hành trình nghiên cứu” được thu hẹp thành ba lớp: tiếp cận
nghiên cứu (cách tiếp cận), phương pháp nghiên cứu (lựa chọn) và thu thập dữ liệu
(kỹ thuật và quy trình). Hình minh họa mơ hình áp dụng này.
Cịn trong nghiên cứu này, tác giả quyết định lựa chọn phương pháp hỗn hợp

để nghiên cứu về các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics giao hàng
chặng cuối của Viettel Post trong bối cảnh mới.
Nghiên cứu định tính: được thực hiện thơng qua 02 kỹ thuật: phỏng vấn tay
đơi và thảo luận nhóm tập trung nhằm điều chỉnh nội dung biến quan sát sao cho
phù hợp với đặc điểm của ngành Logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam, đồng
thời khám phá các thành phần mới cho những khái niệm chưa có thang đo hồn
chỉnh như: hỗ trợ từ Chính phủ và nguồn nhân lực nội bộ. Bên cạnh đó thơng qua
nghiên cứu định tính khẳng định vai trị và chiều hướng tác động của khái niệm
quản trị chất lượng toàn diện trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu định lượng: được tiến hành qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ
nhằm đánh giá thang đo các nhân tố và nghiên cứu chính thức để kiểm định mơ
hình và giả thuyết nghiên cứu. Đối tượng khảo sát cho nghiên cứu định lượng là các
nhà quản lý cấp cao của Viettel Post
Dữ liệu được làm sạch và xử lý trên phần mềm Stata15 và Amos20 với kỹ
thuật phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA),
phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Ngồi
ra, phương pháp phân tích đa nhóm cũng được sử dụng để kiểm định sự khác biệt
do tình trạng sở hữu doanh nghiệp có thể tạo ra. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn lồng
ghép sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, mơ tả, so sánh, dự báo...

13


14

Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Mơ hình và than

Kiểm tra các biến độc lập và phụ thuộc, xác đ

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng
sơ bộ (N ~ 100 )

Kiểm định độ tin cậy của các th
nhân tố khám phá

Kiểm định
thang
đođịnh
bằnglượng
phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kiểm định cá
Nghiên
cứu
chính thức (N ≥ 500 ) và định tính bổ sung

Đề xuất các hệ thống tiêu chí và các giải pháp phát triển hệ thống logistics giao hàng chặng cuối của Viettel Post trong bối

Hình 2: Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống logistics và môi
trường logistics trong giao hàng tuyến cuối, tác giả lựa chọn 1 mơ hình phù hợp
14


15

trong 4 mơ hình sau từ đó xác định phương tiện và nguồn lực triển khai giao hàng
chặng cuối có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Lựa chọn các mơ hình giao hàng chặng cuối:

+ Mơ hình giao hàng theo phương án con thoi:

C

Đối với mơ hình giao hàng theo phương án con thoi phương pháp xác định
nhu cầu để thực hiện việc giao hàng được tính theo công thức:
N

=

Qc (tvc +t bh + tdh + td)
60.q.α.t

Trong đó:
N: Số phương tiện cần có (xe đẩy, xe nâng, xe tải)
Qc: Số lượng hàng cần vận chuyển trong ca (tấn)
tvc: Thời gian phương tiện đi cả 2 chiều (phút)
tbh: Thời gian cho 1 lần bốc hàng trên tuyến (phút)
tdh: Thời gian cho 1 lần dỡ hàng trên tuyến (phút)
td: Thời gian phương tiện bị chậm trên đường (tính bằng 15% tổng thời gian
đi cả 2 chiều) phút
q: Tải trọng của phương tiện (tấn)
α: Hệ số sử dụng phương tiện theo tải trọng (thường 0,5-0,9)
t: Quỹ thời gian 1 ca làm việc của phương tiện

15


16


+ Mơ hình giao hàng theo phương án đi tua (cánh quạt):

1

3

2

C

+ Mơ hình giao hàng theo phương án vành xuyến:

2

3
1

C

16


17

2

3
+ + Mơ hình giao hàng theo phương án vành xuyến khu vực:

1


Đối với mơ hình giao hàng theo phương án vận chuyển thì nhu cầu phương
tiện để thực hiện giao hàng được xác định theo công thức:
N

=

Q’c (t’vc +t bh +m. tdh + td)
60.q.α.t

Ở đây:
- Q’c: Tổng số hàng vận chuyển trong ca trên toàn tuyến vành xuyến
- t’vc: Thời gian mà phương tiện chạy toàn tuyến (phút)
- m: Số điểm dỡ hàng trên tuyến vành xuyến
7. Dự kiến đóng góp của nghiên cứu
Căn cứ vào bối cảnh thực tiễn và bối cảnh lý thuyết cho ta thấy vẫn chưa có
một giải pháp hoặc một khung lý thuyết nhằm giải quyết được thực trạng hiện nay
của doanh nghiệp công nghệ cao và các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc
đẩy năng lực đổi mới. Chính vì vậy, tác giả hướng đến việc xây dựng mơ hình
17


18

những nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics giao hàng chặng cuối của
Viettel Post trong bối cảnh mới
Nghiên cứu đóng vai trị là một case study điển hình của một doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ giao hàng chặng cuối tại Việt Nam. nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nhằm tối ưu hóa hoạt động giao hàng chặng cuối được ứng dụng tại thời điểm
hiện tại cũng như trong tương lai. Nghiên cứu là căn cứ cho các doanh nghiệp

thương mại điện tử, chuyển phát tại Việt Nam lựa chọn chiến lược, giải pháp phù
hợp với điều kiện thực tế của tổ chức để tối đa hóa hoạt động này.
Đây không phải là một chủ đề mới lạ đối với các nghiên cứu thực nghiệm
trên thế giới, nhưng là một bài tốn khó khi thực hiện kiểm định tại Việt Nam. Vì
vậy nghiên cứu sẽ mang lại những giá trị nhất định:
- Căn cứ vào lý thuyết và nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mơ hình
nghiên cứu các nhân tốc tác động đến phát triển hệ thống logistics giao hàng chặng
cuối của Viettel Post trong bối cảnh mới, lần đầu tiên được kiểm định tại Việt Nam.
- Ngoài những thang đo kế thừa, tác giả điều chỉnh và phát triển thang đo
bằng cách bổ sung thêm các biến.
- Điều chỉnh và phát triển thang đo phát triển hệ thống logistics giao hàng
chặng cuối của Viettel Post trong bối cảnh mới
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án sử dụng cách tiếp cận mới về nghiên cứu các nhân tố tác động đến
sự phát triển hệ thống logistics giao hàng chặng cuối của Viettel Post.
- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển hệ thống logistics giao hàng
chặng cuối của một số nước và bài học rút ra cho Viettel Post.
- Luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, tồn diện thực trạng tác động của

18


19

các nhân tố đến phát triển hệ thống logistics giao hàng chặng cuối của Viettel Post
thời gian qua, từ đó rút ra những vấn đề cần giải quyết và biện pháp phát triển trong
thời gian tới.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường các nhân tố tác
động tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực đến phát triển hệ thống logistics giao
hàng chặng cuối của Viettel Post góp phần thúc đẩy tăng trưởng của Viettel trong

hội nhập và phát triển.
9. Bố cục dự kiến của luận án
Ngồi phần mở đầu, danh mục cơng trình cơng bố của tác giả, tài liệu tham
khảo và kết luận, luận án được kết cấu theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố tác động đến
phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
Chương 3: Thực trạng nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển hệ
thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post
Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường những nhân tố tác động
tích cực và hạn chế những tác động tiêu cưc đến phát triển hệ thống logistics đối với
hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post

DỰ KIẾN ĐỀ CƯƠNG
Mở đầu
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
19


20

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Đóng góp của luận án
5. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các nhân tố tác động đến
phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quốc tế về các nhân tố tác động đến

phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
1.1.3. Khoảng tróng và những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu của
luận án
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu định tính
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố tác động đến phát
triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
2.1. Lý luận chung về phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng
cuối
2.2. Nội dung phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
và các chỉ tiêu đánh giá
2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống logistics đối với hoạt
động giao hàng chặng cuối
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống logistics
đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
2.3.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống logistics đối
với hoạt động giao hàng chặng cuối
2.4. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống
logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
20


21

Chương 3: Thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển hệ thống logistics
đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post
3.1. Đặc điểm và quá trình phát triển hệ thống logistics đối với giao hàng chặng cuối
của Viettel Post
3.2. Thực trạng về phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng

cuối của Viettel Post hiện nay
3.3. Phân tích thực trạng các nhân tố tác động (tích cực và tiêu cực) đến phát triển hệ
thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post
3.4. Đánh giá khái quát thực trạng các nhân tố tác động (tích cực và tiêu cực) đến
phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post.
3.4.1. Những ảnh hưởng tích cực của các nhân tố thúc đẩy phát triển hệ thống
logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post.

21


22

3.4.2. Những ảnh hưởng cản trở của các nhân tố tác động đến phát triển hệ
thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post
Chương 4: Phương hướng và giải pháp tăng cường những nhân tố tác động
tích cực và hạn chế những tác động tiêu cưc đến phát triển hệ thống logistics
đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post
4.1. Mục tiêu phương hướng phát triển của Viettel Post đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và
yêu cầu đặt ra trong phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối
4.2. Triển vọng phát triển ngành logistics của Việt Nam và dự báo các nhân tố tác
động đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của
Viettel Post
4.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao
hàng chặng cuối của Viettel Post thời gian tới
4.4. Giải pháp tăng cường những nhân tố tác động tích cực và hạn chế những tác
động tiêu cưc đến phát triển hệ thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng
cuối của Viettel Post đến năm 2025, tầm nhìn 2030
4.4.1. Giải pháp tăng cường những nhân tố tác động tích cực đến phát triển hệ
thống logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post đến

năm 2025, tầm nhìn 2030
4.4.2. Giải pháp hạn chế những tác động tiêu cưc đến phát triển hệ thống
logistics đối với hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post đến năm
2025, tầm nhìn 2030
4.5. Kiến nghị tạo lập môi trường và điều kiện để phát triển hệ thống logistics đối với
hoạt động giao hàng chặng cuối của Viettel Post
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

22


23

1.

Google và Temasek, 2018, Southeast Asia's Accelerating Internet Economy.

2.

Vietnam Supply chain, 2017, Vietnam last mile logistics forum 2017.

3.

VECITA, 2017-2019, Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, Bộ Công Thương.

4.

Parcel Perform & iPrice Group, 2019, Consumers are still not happy with their

commerce delivery experience, a new survey by Parcel Perform and iPrice
Group reveals.

5.

Chao Chen and Shenle Pan, 2016, Using the Crowd of Taxis to Last Mile
Delivery in E-Commerce: a methodological research, part of Service
Orientation in Holonic and Multi-Agent Manufacturing Volume 640, pp. 6170.

6.

Hau L.Lee, Yiwen Chen, Barchi Gillai, and Sonali Rammohan, 2016,
Technological disruption and innovation in last-mile delivery, Graduate school
of Stanford Business.

7.

Jullian A., Maja I.P., Marzena P., 2017, Understanding the impact of ecommerce on last-mile light goods vehicle activity in urban areas: The case of
London, Transportation Research Part D: Transport and Environment,
ScienceDirect, Volume 61, Part B, June 2018, Pages 325-338.

8.

Jaime J.C., Ahmad A., and Narumon S., 2017, Lazada’s last mile: Where no
commerce company in Vietnam had gone before, ResearchGate.

9.

Jinto L. D, Victor D. F, 2018, Last Mile Delivery Dilemma in E-Commerce,
Master Thesis, University in Sweden


10. Luigi R., Salvatore D., Bartolomeo S., and Michele R., 2018, A Review of
Last Mile Logistics Innovations in an Externalities Cost Reduction Vision,
Sustainability, MDPI.
11. Đinh Thu Phương, 2018, Giải pháp cho hoạt động giao hàng chặng cuối trong
logistics (Solutions for last – mile logistics), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
“Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018.
12. Duong, Linh, 2019, Investigation on Vietnamese customers’ intention towards
adopting collection and delivery points, Bachelor’s thesis, JAMK University
23


24

of Applied Sciences.
13. Joerin M., 2019, Last mile delivery in retail sector in an urban context, a thesis
of Philosophy, RMIT University.
14. Thao Hoang, 2019, Last – mile delivery for e-commerce in Vietnam,
Bachelor’s thesis, Lahti University of applied sciences.
15. Kees J., Shannon W., Marc R., Lindsey M., Jerome B., Amol K., Sumit C.,
Yashwardhan K, 2019, The last mile delivery challenge: Giving retail and
consumer product customers a superior delivery experience without impacting
profitability.
16. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt
Nam, từ 2015 đến 2019, Bộ Công Thương.
17. WEF, 2019, The Global Competitiveness Report 2019.
18. Vũ Đức Thịnh, 2018, Tham luận Lazada E-logistics: E-logistics Việt Nam:
Nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với phát triển bền vững, hội thảo: ''Logistics
và Thương mại điện tử: Đồng hành cùng phát triển".
19. Martin J., Jürgen S., Florian N., Christoph K., Florian M., 2016, Parcel

Delivery: The Future of the Last Mile, McKinsey&Company.
20. Stanisław I., Kinga K., Justyna L., 2015, Analysis of parcel lockers efficiency as
the last mile delivery solution – the results of the research in Poland, The 9 th
International Conference on City Logistics, Tenerife, Canary Islands (Spain), 17June 2015.
21. Bộ Công Thương, 2018, Báo cáo Logistics Việt Nam 2018.
22. Bộ Công Thương, 2017, Kết quả điều tra thống kê quốc gia thương mại điện
tử năm 2017.
23. Gemadept, Bản tin Logistics tháng 10- 2018 số 62.
24. Trần Thanh Hải, 2017, Hỏi đáp về Logistics, Bộ Công Thương.
25. iPrice Insights, 2019, Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam.
26. Nguyễn Việt Khơi, 2016, Giáo trình thương mại điện tử, Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
24


25

27. VITIC, 2017, Báo cáo: Xu hướng E-logistics và triển vọng áp dụng tại Việt
Nam, trang thông tin điện tử logistics Việt Nam.
28. Das J.D, and Fianu V.D, 2018, Last Mile Delivery Dilemma in E-Commerce,
Master Thesis, Linnaeus University.
29. EVBN (EU- Vietnam Business network), 2018, E- commerce Industry in
VietNam, The European Union.
30. Lim S.F.W.T, Jin. X, and Srai J.S, 2015, Last-mile logistics structures: A
literature review and design guideline, ResearchGate.
31. Q&Me, 2019, Mobile payment usage in Vietnam 2019, Asia Plus Inc.
32. Q&Me, 2020, Ecommerce Market in Viet Nam 2019-2020, Asia Plus Inc.
10. Dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu
Bảng 1: Kế hoạch học tập nghiên cứu
Năm học

Năm thứ 1

Năm thứ 2

Năm thứ 3
Năm thứ 4

25

Nội dung học tập, nghiên cứu (gợi ý)
Hồn thành các học phần bổ sung (nếu có)
Hồn thành Học phần 1 và 2 về phương pháp nghiên cứu
Hoàn thành Học phần 3 và 4 về lý thuyết chuyên ngành
Hoàn thành Đề xuất nghiên cứu
Hoàn thành Tiểu luận tổng quan nghiên cứu
Hoàn thành phần 1 của luận án
Hoàn thành Chuyên đề tiến sĩ số 1
Hoàn thành Chuyên đề tiến sĩ số 2
Báo cáo kết quả nghiên cứu cấp trường
Tham gia seminar cấp trường
Hoàn thành phần 2 của luận án
Hoàn thành phần 3 của luận án
Công bố bài báo khoa học số 1
Hoàn thành phần 4 của luận án
Hoàn thành phần 5 của luận án
Công bố bài báo khoa học số 2
Hoàn thành phần 6 của luận án
Hoàn thành bài báo khoa học số 3 (nếu có)

Người hướng dẫn (dự kiến)


Người dự tuyển

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)


×