Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Văn hóa rượu của người nùng an cao bằn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 56 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................4
5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................4
7. Bố cục đề tài...................................................................................................5
NỘI DUNG...........................................................................................................6
CHƯƠNG 1...........................................................................................................6
RƯỢU VỚI MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI NÙNG AN.......................................6
XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG........................6
1.1. Tổng quan về người Nùng An và đặc điểm, tình hình xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng..............................................................................6
1.1.1. Đặc điểm, tình hình xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng...6
1.1.2. Dân tộc Nùng An.....................................................................................8
1.2. Tổng quan về rượu......................................................................................9
1.2.1. Nguồn gốc và sự hiện diện của rượu trong văn hóa................................9
1.2.2. Văn hóa và văn hóa rượu.......................................................................11
1.3. Rượu trong cuộc sống của đồng bào Nùng An.........................................14
1.3.1. Các loại rượu và phân loại.....................................................................14
1.3.2. Nguyên liệu và kĩ thuật chế biến rượu...................................................14
CHƯƠNG 2.........................................................................................................17
TỤC LÀY CỎ - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN VĂN HĨA..................................17
2.1. Khái quát về tục Lày cỏ............................................................................17
2.2. Văn hóa rượu trong tục Lày cỏ của đồng bào Nùng An............................19
2.2.1. Văn hóa rượu trong quy định cách thức Lày cỏ.....................................19




2.2.2. Văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cuộc Lày cỏ........................................20
2.2.3. Khơng gian văn hóa Lày cỏ...................................................................23
2.3. Ý nghĩa văn hóa của tục Lày cỏ................................................................23
CHƯƠNG 3.........................................................................................................27
UỐNG RƯỢU BẰNG THÌA – TẬP TỤC ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HÓA
RƯỢU CỦA NGƯỜI NÙNG AN.......................................................................27
3.1. Khái quát về tục uống rượu bằng thìa.......................................................27
3.2. Uống rượu bằng thìa trong đời sống văn hóa của người Nùng An...........29
3.2.1. Cách thức uống rượu..............................................................................29
3.2.2. Văn hóa rượu thìa giao tiếp, ứng xử......................................................33
3.2.3. Khơng gian văn hóa uống rượu bằng thìa..............................................35
3.2.4. Văn hóa rượu với đời sống cộng đồng...................................................36
3.2.5. Văn hóa rượu trong đời sống tâm linh...................................................36
3.3. Ý nghĩa văn hóa của tập tục uống rượu bằng thìa.....................................37
CHƯƠNG 4.........................................................................................................40
VĂN HĨA RƯỢU CỦA NGƯỜI NÙNG AN - ĐƠI ĐIỀU SUY NGẪM.........40
4.1. Những nét đẹp trong văn hóa rượu của người Nùng An...........................40
4.2. Những mặt hạn chế...................................................................................41
4.3. Hiện trạng văn hóa rượu người Nùng An và kiến nghị, giải pháp............41
4.3.1. Hiện trạng...............................................................................................41
4.3.2. Kiến nghị, giải pháp...............................................................................42
KẾT LUẬN.........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................45
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Rượu xuất hiện như là một tất yếu tự nhiên, việc phát minh ra rượu chính
là một trong những thành quả có ý nghĩa trong q trình phát triển văn hóa văn
minh xã hội loài người. Ở mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương bên cạnh những
điểm tương đồng rượu lại mang những điểm đặc sắc, đặc trưng riêng.
Cùng với thời gian rượu đã đi vào từng ngõ ngách cuộc sống, rượu đã trở thành
văn hóa, chúng ta coi uống rượu là một nghệ thuật cũng giống như nghệ thuật
uống trà của người Nhật, lối ăn cầu kỳ của người Trung Hoa... Đối với người
phương Tây, rượu là mặt trời soi sáng tình bạn, mặt trăng soi sáng tình u, cịn
đối với người phương Đông rượu là bạn của anh hùng hảo hán, là người tình của
thi nhân.
Rượu là chất men của giới nghệ sĩ. Rượu đi vào những trận chiến ác liệt,
có chén rượu hân hoan chiến thắng, có chén đắng cay thất bại. Từ công to việc
lớn đến công việc nhỏ luôn có chén rượu chung vui, những khi buồn, nhớ cố
hương nơi đất khách cũng có chén rượu cho khây khỏa tâm hồn.
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Nhất
là đối với người Việt Nam, ẩm thực khơng chỉ là nét văn hóa về vật chất mà cịn
là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể
hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép
tắc, phong tục trong ẩm thực.
Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam rất độc đáo và đa dạng.
Sự độc đáo và đa dạng đó khơng chỉ có ở các món ăn được chế biến cầu kỳ,
cơng phu mà còn thể hiện trong những thức uống mang đậm bản sắc của con
người, đó là rượu. Rượu đối với người vùng cao như sợi dây gắn kết mọi người,
làm cho mọi người gần nhau hơn và là thứ đặc biệt không thể thiếu trong các
nghi thức giao tiếp liên quan đến thế giới tâm linh, đồng thời là mẫu số chung
cho mọi hoạt động của con người. Vì thế, rượu có mặt trong lễ cưới, làm nhà
mới, lễ hội, tang ma, trong các cuộc giao tiếp giữa con người ở thế giới trần gian
với thần linh.
1



Ngồi điểm chung, mỗi dân tộc lại có cách thức, tập tục khác nhau trong
việc uống rượu. Qua đó, có thể hiểu thêm về phong tục tập quán đặc sắc, quan
niệm, ý nghĩa văn hóa của dân tộc đó.
Nùng An là dân tộc có nhiều nét văn hóa độc đáo. Đồng bào Nùng An ở
địa bàn xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng đến nay còn lưu giữ
được khá nhiều tập tục truyền thống. Trong đó uống rượu bằng thìa và Lày cỏ là
một trong những phong tục hấp dẫn, mang đậm giá trị truyền thống văn hóa
rượu của người Nùng An ở xã Phúc Sen.
Tuy nhiên do điều kiện sinh hoạt xen kẽ giữa cộng đồng các dân tộc với
nhau, sự tác động của quá trình giao thoa văn hóa đã phần nào làm cho những
giá trị văn hóa truyền thống này dần bị mai một. Thực hiện đề tài: “Văn hóa
rượu của người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”
chính là nhằm tìm hiểu những giá trị truyền thống và văn hóa đặc sắc của đồng
bào Nùng An. Từ đó đưa ra những đánh giá nhận xét và kiến nghị phù hợp để
bảo tồn, phát huy những tập tục đặc sắc trước nguy cơ bị mai một.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tục lệ uống rượu bằng thìa và tục Lày cỏ, đó đây thấp thoáng trong một
số bài viết đăng trên các báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu về người Nùng An
như:
“Văn hóa truyền thống Tày-Nùng”(Hồng Quyết, Ma Khánh). Trong cơng
trình này, tác giả đã nêu lên vốn văn hóa truyền thống của cộng đồng người Tày,
Nùng nói chung ở các phương diện văn hóa ăn, mặc, ở, văn hóa ẩm thực, thói
quen sinh hoạt, các lễ hội dân gian truyền thống,...một cách khái quát. Trong đó
có bài viết của tác giả Hồng Quyết viết khá kĩ về văn hóa ẩm thực của cộng
đồng người Nùng ở khu vực Đơng Bắc nói chung, nhưng tác giả mới chỉ chạm
đến cung cách uống rượu của họ trong các lễ hội đình đám chứ chưa có sự phân
tích sâu về văn hóa rượu của người Nùng An mà chỉ đi sâu về các món ăn truyền
thống của họ.
“Văn hóa truyền thống của người Nùng An”( Nguyễn Thị Uyên, Hoàng Thị

Nhuận). Trong cuốn này, hai tác giả Nguyễn Thị Yên và Hoàng Thị Nhuận đã đề
2


cập tới tục lệ Lày cỏ, nhưng chưa có những thơng tin về nguồn gốc tập tục và
tính cộng đồng của Lày cỏ mà chỉ đi sâu vào văn hóa ăn, mặc , ở và các lễ hội
truyền thống của người Nùng An.
“Văn hóa ẩm thực các dân tộc thiểu số vùng Đơng Bắc” ( Dương Sách). Tác
giả có sự đi sâu tìm hiểu, phân tích về văn hóa rượu của người Nùng nói chung
chứ chưa có sự phân biệt rạch rịi về mảng văn hóa rượu của người Nùng An.
Cũng trong cơng trình này, tác giả đã đề cập đến tục uống rượu Lày cỏ với
những đặc điểm về luật chơi và vai trị của nó trong đời sống của người Tày,
Nùng. Cịn các thơng tin về tục uống rượu bằng thìa tác giả đã chỉ ra đây là một
tập tục độc đáo của người Nùng An, nhưng sự độc đáo ấy thể hiện như thế nào
vẫn còn rất chung chung.
“Dân tộc Nùng ở Việt Nam” (Hoàng Nam). Trong cơng trình này, tác giả
Hồng Nam đã đưa ra sự phân chia rạch ròi về các phân nhánh của người Nùng
khu vực Đông Bắc và chỉ ra những đặc điểm văn hóa, sinh hoạt của từng phân
nhánh một. Trong các trang viết về người Nùng An, tác giả đã đề cập đến tục lệ
uống rượu bằng thìa với những thơng tin về nguồn gốc, các không gian sử dụng
và ý nghĩa của nó nhưng chưa có sự đi sâu làm rõ về nghi thức uống trong các
hoạt động ấy, ý nghĩa văn hóa cịn khá chung chung chưa cụ thể.
“Văn hóa các dân tộc Nùng ở Cao Bằng” của tác giả Đàm Thị Uyên - đề
tài nghiên cứu cấp Bộ, mã số B 2002-03-31. Trong cơng trình nghiên cứu của
mình, tác giả đã đưa ra một cái nhìn khá sâu sắc, tồn diện và mới mẻ về văn
hóa của cộng đồng dân tộc Nùng ở Cao Bằng, trong đó có tục lệ Lày cỏ. Tuy chỉ
sơ lược về tục lệ này nhưng bước đầu tác giả đã đề cập tới tính cộng đồng của
trị chơi.
Nhà thơ Y Phương cũng có khá nhiều bài viết về tục lệ Lày cỏ như: Lày cỏ,
Biêng biêng Lày cỏ bạn mình ơi, ... được đăng tải trên một số tạp chí. Trong các

bài viết, tác giả đã đề cập tới nguồn gốc của tục lệ và miêu tả chi tiết, sinh động
diễn biến một cuộc Lày cỏ ở vùng cao.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập đến tục uống
rượu bằng thìa và tục Lày cỏ nằm trong khối tổng thể chung là văn hóa ẩm thực,
3


chưa có sự tìm tịi nghiên cứu chun sâu về ý nghĩa, giá trị văn hóa đặc sắc của hai
tục lệ này. Đó là những cơ sở quan trọng để chúng tơi có thể triển khai đề tài này.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các giá trị văn hóa đặc sắc của hai tục lệ Lày cỏ và uống rượu bằng
thìa, so sánh thực trạng hai tục lệ này xưa và nay. Trên cơ sở đó phần nào hiểu
thêm về đời sống tinh thần, con người, văn hóa dân tộc Nùng An – Cao Bằng.
Đồng thời, đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị
văn hóa trong tục uống rượu bằng thìa và tục Lày cỏ của người Nùng An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu văn hóa rượu trong 2 tục lệ: uống rượu bằng thìa và Lày cỏ.
Phân tích giá trị, ý nghĩa và tác động của văn hóa rượu trong đời sống của
đồng bào Nùng An.
Nêu lên những giải pháp, kiến nghị nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét
văn hóa đặc sắc này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là dân tộc Nùng An ở xã Phúc Sen – huyện Quảng
Uyên – tỉnh Cao Bằng, trong đó đề tài đi sâu vào nội dung văn hóa uống rượu
Lày cỏ và văn hóa uống rượu bằng thìa khá độc đáo với loại rượu ngơ nổi tiếng
và những yếu tố văn hóa khác xung quanh văn hóa uống rượu Lày cỏ, uống rượu
bằng thìa tồn tại trong đời sống của người Nùng An nơi đây. Trên cơ sở đó có sự
so sánh những đặc điểm về văn hóa uống rượu bằng thìa và uống rượu trong Lày
cỏ xưa và nay, những biến đổi nội tại, vai trò của rượu trong sinh hoạt, ăn uống,

lễ hội...
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn xã Phúc Sen – huyện Quảng Uyên – Tỉnh
Cao Bằng.
5. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vai trị, ý nghĩa
văn hóa trong hai tập tục uống rượu bằng thìa và uống rượu Lày cỏ trong cộng
đồng người Nùng An từ xưa đến nay.
4


Về mặt thực tiễn: đề tài phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập, làm rõ
các vấn đề liên quan đến giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng
thời góp thêm tư liệu về bản sắc văn hóa của người Nùng An với nhiều nét đặc
sắc đáng trân trọng và bảo lưu. Từ đó, đề tài đưa ra các kiến nghị, giải pháp
nhằm bảo tồn và phát huy một nét văn hóa đẹp của người Nùng An ở Phúc Sen
nói riêng và ở các vùng miền khác nói chung.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để báo cáo đạt hiệu quả cao, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Điền dã, phỏng vấn người dân tại xã Phúc Sen – huyện Quảng Uyên –
tỉnh Cao Bằng thông qua bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài.
- Tổng hợp và tiến hành xử lý thông tin qua việc tìm tài liệu tham khảo
trên phương tiện internet và trong những cuốn tài liệu liên quan có nội dung phù
hợp với chủ đề, kết hợp với các thông tin đã thu thập được tại địa bàn xã Phúc
Sen. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp về ý nghĩa văn hóa
và hiện trạng của hai tục lệ này trong cộng đồng người Nùng An nói riêng và các
dân tộc thiểu số phía Bắc nói chung.
- Tìm hiểu các giá trị văn hóa của hai tục lệ uống rượu bằng thìa và uống
rượu Lày cỏ trên phương diện đồng đại và lịch đại.
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, miêu tả, so sánh, đối

chiếu, trong quá trình nghiên cứu.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 4
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan
Chương 2. Tục Lày cỏ - nhìn từ phương diện văn hóa
Chương 3. Uống rượu bằng thìa – tập tục độc đáo trong văn hóa rượu của
người Nùng An
Chương 4. Văn hóa rượu của người Nùng An đơi điều cần suy ngẫm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
RƯỢU VỚI MẢNH ĐẤT – CON NGƯỜI NÙNG AN
XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG
1.1. Tổng quan về người Nùng An và đặc điểm, tình hình xã Phúc Sen,
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
1.1.1. Đặc điểm, tình hình xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Phúc Sen là một xã thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, nằm trên
quốc lộ 3 từ thị xã Cao Bằng vào các huyện miền Đông. Là một xã miền núi
vùng cao biên giới, xa trung tâm kinh tế của tỉnh Cao Bằng nhưng Phúc Sen có
vị trí khá gần với biên giới quốc gia - cửa khẩu Tà Lùng. Đây là lợi thế quan
trọng tạo điều kiện cho Phúc Sen giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngồi, nhất là
Trung Quốc.
Phúc Sen bị chia cắt bởi nhiều đồi núi trùng điệp, nhiều thung lũng hẹp
giữa các dải núi đá dựng đứng. Các dãy núi có độ cao trung bình từ 70 – 1000m

so với mực nước biển và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Xã Phúc Sen có diện tích
tự nhiên hơn 12 km2, ở giữa vùng núi đá của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
vì thế địa hình chủ yếu là núi đá. Đất canh tác ít, thiên nhiên khơng ưu ái nên
khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Nguồn nước xã Phúc Sen chủ yếu lấy từ
một số mỏ nước ở các thôn Phia Chang, Pắc Rằng,...để sử dụng cho sinh hoạt
hàng ngày.
Dân cư: Xã Phúc Sen là nơi sinh sống của duy nhất đồng bào dân tộc
Nùng An – một trong 8 nhánh của dân tộc Nùng ở Cao Bằng – đã có lịch sử cư
trú hàng trăm năm nay. Tính đến thời điểm hiện nay, người Nùng An sống tập
trung thành 10 thôn bản: Phia Chang trên, Phia Chang dưới, Đâng Cọ, Khào A,
Khào B, Lùng Sâu, Lùng Vài, Pắc Rằng, Tình Đơng và Tầu Đông với 428 hộ,
1923 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động chiếm 37% dân số.

6


Phúc Sen là một xã thuần nông. Tuy đất canh tác ít nhưng với sự nỗ lực,
phấn đấu để thốt khỏi đói nghèo, nhân dân đã tìm ra các giải pháp và hướng đi
thích hợp. Nhân dân đã biết sử dụng các loại giống cây trồng vật ni có năng
suất và chất lượng tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, luân canh tăng vụ, áp
dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật trong sản xuất, phòng trừ dịch bệnh cho
các loại giống cây trồng vật ni. Ngồi sản xuất nông nghiệp, xã tiếp tục phát
huy truyền thống của làng nghề rèn, cải tiến mẫu mã, tìm nguồn tiêu thụ, giữ
vững uy tín và chất lượng của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Phát
triển sản xuất vật liệu xây dựng, đan lát, dệt vải góp phần tăng thu nhập, ổn định
đời sống.
Phong trào văn hóa xã hội, y tế, giáo dục của xã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Hằng năm, tỉ lệ học sinh đến trường đạt cao, khơng có học sinh
bỏ học giữa chừng, hoàn thành phổ cập giáo dục ở ba cấp mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở; thực hiện tuyên truyền tốt về chính sách dân số kế hoạch hóa

gia đình đến mọi người dân, ổn định quy mơ dân số. Công tác đảm bảo an ninh
trật tự địa phương khá được chú trọng. 100% xã khơng có tệ nạn xã hội, nhân
dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của Nhà nước, nghiêm cấm
và ngăn chặn kịp thời những cơng dân có hành vi bất hảo, coi thường chống đối
pháp luật.
Bên cạnh đó, nhân dân xã Phúc Sen cũng luôn coi trọng các giá trị truyền
thống. Nơi đây hiện đang là một trong những xã đi đầu của tỉnh về công tác bảo
tồn và phát huy vốn di sản văn hóa truyền thống.
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên cũng như đời sống kinh tế, văn hóa xã hội
xã Phúc Sen đã giúp chúng ta hiểu được phần nào tính cách con người nơi đây.
Họ khơng chỉ cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất mà cịn rất đồn kết, gắn
bó trong cộng đồng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn của
cuộc sống. Phải chăng những đức tính tốt đẹp ấy là một sợi chỉ đỏ nối liền mỗi
người dân tộc Nùng An để từ đó làm nên tính cộng đồng tập thể từ bao đời nay
trên mảnh đất đầy khắc nghiệt này.
7


1.1.2. Dân tộc Nùng An
1.1.2.1. Nguồn gốc
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị n, Hồng Thị Nhuận trong cuốn sách
Văn hóa truyền thống của người Nùng An thì người Nùng An đến cư trú ở bản
Phja Chang (tên của một bản thuộc xã Phúc Sen) vào khoảng cuối thế kỷ XVIII.
Sự xuất hiện của người Nùng An ở đây gắn với một truyền thuyết rằng: tổ tiên
của dân tộc này vào Việt Nam lúc đầu chỉ có ba gia đình thuộc ba dịng họ khác
nhau là họ Hồng, họ Nơng, họ Lương chạy loạn từ phương Bắc. Một đêm nọ,
họ vào một cái hang thuộc khu rừng của bản Phja Chang để nghỉ đêm.
Từ lúc rời quê hương, chưa đêm nào họ được ngủ yên giấc, tự nhiên đêm
đó họ ngủ ngon lành, trẻ con khơng quấy khóc như những đêm hôm trước. Lấy
làm lạ, sớm dậy họ ra đứng trước cửa hang, thấy phong cảnh nên thơ, hữu tình,

đất đai trải dài, cả đoàn bèn bàn nhau ở lại, khai phá đất đai làm ruộng trồng lúa,
nơi nào cao thì làm nương rẫy trồng ngô, khoai... chặt cây dựng nhà, dời hang
lập bản định cư và đặt tên bản là Phja Chang (nghĩa là núi giữa). Lúc đầu chỉ có
ba gia đình, lâu dần con cháu sinh sơi ngày một đông, đất đai của bản không đủ
để làm nhà và canh tác, họ phải mở rộng địa bàn cư trú và canh tác thành làng
bản như ngày nay.
1.1.2.2. Đặc điểm văn hóa
Người Nùng An ở Phúc Sen - Cao Bằng có nền văn hố đậm đà bản sắc dân
tộc, được thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hoá vật chất, văn hoá tinh
thần và qua các quan hệ xã hội...
Nét đặc trưng trong văn hóa vật chất của người Nùng An ở xã Phúc Sen
được thể hiện rõ nét ở bộ trang phục dân tộc truyền thống với chất liệu là loại
vải chàm do người dân tự tay làm nên, được cắt may đơn giản. Trang phục của
người Nùng An có phân biệt theo lứa tuổi và giới tính, rất phong phú về chủng
loại. Trang phục nam, nữ gồm có áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu,
đồ trang sức bằng bạc,... Quần áo trẻ em ở đây cũng có điểm khác biệt so với
các nhóm Nùng khác gồm áo, quần, và mũ đội đầu, trong đó chiếc mũ được
trang trí khá cầu kỳ với những hoa văn hoạ tiết sặc sỡ, đẹp mắt...
8


Đồ trang sức của người Nùng An chủ yếu bằng bạc trắng. Nam giới thường
đeo vòng tay bằng bạc, nhẫn bạc, phụ nữ đeo khuyên tai, kiềng cổ, vòng tay,
nhẫn và đeo bộ xà ích ở ngang lưng. Theo quan niệm của người Nùng An thì bạc
trắng khơng chỉ tơn thêm vẻ đẹp của con người, kết hợp với việc phơ trương sự
giàu có mà cịn có ý nghĩa bảo vệ sức khoẻ cho họ.
Gia đình Nùng An là kiểu gia đình phụ quyền. Phổ biến nhất là gia đình có
hai thế hệ gồm cha mẹ và con cái chưa xây dựng gia đình hoặc chưa đến tuổi
trưởng thành. Tiếp theo là gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái và bố
mẹ chồng hoặc một trong hai người đó. Đáng chú ý là trong các gia đình cịn có

con gái đã lấy chồng nhưng sau khi cười vẫn ở lại sống chung với bố mẹ đẻ cho
tới khi sắp sinh con đầu lòng mới về nhà chồng.
Đi cùng những nét đẹp của văn hoá vật chất, người dân Nùng An cịn gìn
giữ và phát huy những nét đẹp của văn hố tinh thần. Trước hết, phải nói đến các
thể loại hát dân ca mà đặc biệt là điệu hát Hèo-fưn (nghĩa là gọi hát - gọi bạn
cùng hát). Hèo-fưn thường được hát trong các cuộc vui, lễ hội, đám cưới hỏi,
chúc thọ, mừng tân gia, cầu mùa và hát giao duyên trong các lễ hội, chợ phiên...
Không chỉ dừng lại ở việc hát, trong các dịp vui như trên, từ những bậc cao niên
trong bản đến những thanh niên trai tráng còn tụ tập nhau lại để uống rượu bằng
thìa và chơi trị uống rượu Lày cỏ - một phong tục đẹp đã có từ lâu đời.
Đời sống tâm linh của đồng bào Nùng An rất phong phú và đa dạng. Mỗi
bản thường có miếu thờ thổ cơng được đặt ở đầu bản. Lễ cúng được tổ chức vào
các ngày lễ tết trong năm như Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Rằm tháng
bảy... Người thực hành các nghi lễ cúng là đội ngũ các thầy Tào và các bà pụt.
Đồng bào ở đây ăn tết quanh năm, hầu như tháng nào ở đây cũng có tết, mỗi tết
có đặc trưng riêng: tháng giêng có Tết Nguyên đán, tháng ba có Tết Thanh minh,
tháng năm Tết diệt sâu bọ, tháng bảy Tết trả ơn cha mẹ...
1.2. Tổng quan về rượu
1.2.1. Nguồn gốc và sự hiện diện của rượu trong văn hóa
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Gia Lộc trong cơng trình Văn hóa
rượu, rượu ra đời cách ngày nay khoảng sáu đến bảy nghìn năm. Sự ra đời của
9


rượu gắn với những câu chuyện vừa bí ẩn vừa hư ảo, nửa như truyền thuyết nửa
như lịch sử.
Ngày xưa rượu tượng trưng cho quyền lực, do đó chỉ có vua chúa mới tha
hồ thưởng thức các loại mỹ tửu và theo sử liệu thì đây là một trong những
nguyên cớ chính khiến cho các hồng đế Trung Hoa cũng như các nước trên thế
giới bị giảm thọ.

Rượu đã tạo ra xung quanh nó bao nhiêu câu chuyện bi hài, cả khổ đau
lẫn hạnh phúc. Song khơng ai có thể phủ nhận rằng, rượu đã tồn tại hàng nghìn
năm nay và phát triển thành văn hóa rượu phong phú, độc đáo, đặc sắc.
Tới nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc chắn thời điểm xuất hiện
đầu tiên của rượu. Căn cứ vào sử liệu Trung Hoa, ngay từ thời Tam Hồng Ngũ
Đế đã có rượu, trong đó nói tới chuyện Đỗ Khương tình cờ đem nếp ngâm làm
mạ để gieo trồng nhưng do sơ ý khiến nếp hỏng song do tiếc của nên không bỏ
đi mà lại lấy số nếp hư ấy đem nấu và phát hiện được một thứ nước màu hồng
sẫm, uống nồng mà ngon ngọt, về sau gọi là rượu. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là
huyền thoại, cịn thực tế như thế nào thì khơng rõ.
Tại lưu vực sông Nin thuộc Ai Cập, ngành khảo cổ học cho thấy cách đây
hơn 6000 năm người Ai Câp đã biết cách làm rượu.
Tại Cố cung Bắc Kinh Trung Quốc, có một viện bảo tàng, tập hợp rất
nhiều cổ vật quý qua nhiều thời đại trong đó có nhiều loại cốc chén dùng để
uống rượu, các loại bình vị đựng rượu xác định niên đại trên hàng nghìn năm.
Tuy rằng khơng biết chính xác rượu có từ khi nào, nhưng chắc chắn đã lâu lắm
rồi.
Trong thần thoại cổ Hy Lạp, thần rượu là một trong 12 vị thượng đẳng
phúc thần (những vị thần tối cao đem lại cho con người nhiều lợi ích), đây chính
là vị thần rượu nho Dionysus, ngài được mô tả như là một người to béo, với
khuôn mặt nhân hậu, lúc nào cũng vui đùa. Trên những phiến đá thời đế chế
Babylon cổ có ghi lại cách làm rượu cách đây 4000 năm.
Rượu trở thành nguồn cảm hứng cho các bậc tao nhân mặc khách. Nhiều
nhà thơ mượn men rượu để giải sầu, để quên đời. Cũng có khi lại nhấp vài ly
10


rượu để thưởng thức cảnh thanh bình nơi hoang dã: “Thu ăn măng trúc đông ăn
giá/ Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao/ Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp/ Nhìn xem phú
q tựa chiêm bao”.

Tóm lại, các loại rượu ở các dân tộc cũng đã có từ lâu và việc uống,
thưởng thức loại đồ uống này cũng đã trở thành truyền thống lâu đời của các dân
tộc. Người ta khơng những dùng nó như là đồ uống thơng thường hàng ngày mà
còn dùng trong các dịp lễ tết, hội hè, đình đám. Cách uống rượu, bia cũng đã tạo
nên tổ hợp những yếu tố văn hóa đi kèm như các loại thức ăn đi kèm, không
gian và đối tượng cùng thưởng thức... Tất cả đã tạo nên những truyền thống văn
hóa mang đặc trưng dân tộc.
1.2.1.2. Khái niệm và phân loại rượu
Khái niệm: Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, rượu được định
nghĩa như sau: Rượu là một loại chất lỏng cay, nồng được cất lên từ bột ngũ cốc
hoặc trái cây sau khi đã ủ men. Rượu và các thức uống khác có chứa cồn sẽ
khơng hình thành nếu khơng nhờ có những nấm đơn bào nhỏ, hay cịn gọi là
men. Các sinh vật này thích sống trịn thực phẩm có nhiều đường. Q trình lên
men tạo thành rượu và khí CO2. Khí đó được giữ lại trong thức uống đã lên men
hoàn chỉnh khiến chúng sủi bọt tăm. Tăm rượu càng to thì nồng độ rượu càng
mạnh.
Phân loại: xét về phương pháp sản xuất, người ta chia rượu thành ba dịng
chính: dịng thứ nhất được chưng cất từ ngũ cốc (rượu vodka); loại thứ 2 qua
chưng cất từ trái cây (rượu brandy); dòng thứ 3 được lên men và lọc cặn từ trái
cây không qua chưng cất (rượu vang).
1.2.2. Văn hóa và văn hóa rượu
1.2.2.1. Văn hóa là gì?
Xưa nay, danh từ văn hố có nhiều cách giải thích khác nhau. Mỗi học giả
ở mỗi thời kì khác nhau đều có những cách lý giải khơng hồn tồn giống nhau.
Nhưng mọi người đều thừa nhận, văn hố là một hiện tượng xã hội và có phạm
trù lịch sử nhất định.
11


Theo Nguyễn Như Ý: “ Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con

người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. GS.Trần Ngọc Thêm cho
rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của lồi người, được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa là trình độ xã phát triển
của con người và của cả xã hội được biểu hiện trong những giá trị vật chất và
tinh thần do con người tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
1.2.2.2. Rượu không chỉ là đồ uống mà cịn là văn hóa
Nói đến rượu nhiều người chỉ nghĩ đến khía cạnh tiêu cực của việc uống
rượu. Nhưng thật ra khơng riêng gì rượu, nhiều thứ đồ uống nói riêng và nhiều
loại thực phẩm nói chung, kể cả thuốc bổ, nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá độ thì
đều có hại. Hãy tạm qn đi một Chí Phèo nát rượu để nhớ về bức tranh ông tiên
râu tóc bạc phơ, má đỏ như quả đào, một tay chống gậy, một tay cầm bầu rượu
thì rượu là biểu tượng của Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Theo nhà nghiên cứu Gia Lộc trong cơng trình Văn hóa rượu: “Nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới cho rằng rượu là một trong những phát minh vĩ đại của
con người sau lửa. Khi phát minh ra lửa thì con người bắt đầu ăn thịt chín. Đến
khi động vật hiếm dần, con người chuyển sang ăn thực vật. Một trong những
thực vật cổ xưa con người tìm ăn là quả nho, loại quả hoang dại mọc ở vùng
châu thổ sông Nin. Rồi quả nho cũng trở lên thưa vắng. Với bản tính tư hữu,
con người đem nho về cất giấu tại nơi ở của mình. Nho được ủ lại sau mấy ngày
đem ăn họ cảm thấy khỏe hơn, sảng khóai và yêu đời hơn. Và họ liền đặt cho
cái thức uống lâng lâng đó một biệt danh là “Spirit”, nghĩa là linh hồn, ngày
nay thuật ngữ đó là “rượu”. [8;20].
Rồi từ đó, lúc vui, khi buồn, cả lúc bình thường người ta đều uống rượu.
Đám cưới uống rượu để chia vui, đám tang uống rượu để chia buồn.
12



Cho đến ngày nay, rượu đã đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Từ cuộc
sống bình thường giản dị đến những khi có cơng to việc lớn, rượu ln là bạn
đồng hành của mỗi người dù là người nông dân chân lấm tay bùn hay các nhà
thương nhân, bậc chính khách. Rượu cịn đi vào văn chương thơ ca, rượu là bạn
của người thi sĩ… Hải Thượng Lãn Ông từng khuyên: Bán dạ tam bôi tửu/
Lương y bất đáo gia (Nửa đêm uống 3 ly rượu/Thầy thuốc không phải tới nhà).
Trong cuộc sinh tồn gian nan, đối mặt hàng ngày với thiên nhiên hùng
mạnh, bí ẩn và khơn lường, rượu là chất xúc tác cho lịng dũng cảm, kích thích
chí khơng ngoan, đẩy xa nỗi do dự và giúp kết nối những nhóm, những tập thể
trước những cơng việc nặng nề, khó khăn. Khi mệt mỏi, rượu lại giúp người ta
thư giãn, đem lại trạng thái lâng lâng, một khối cảm mơ màng. Vừa làm thư
giãn, vừa gây kích thích, rượu giúp người ta quên, lại cũng giúp người ta nhớ,
rượu mang lại cho người ta một cảm thức về một tình trạng siêu thốt hay một
viễn tưởng giải thoát khỏi sự hạn hẹp của kiếp nhân sinh. Như thế, rượu dường
như là một thứ vật chất bị tinh thần hoá hay là một hiện thân của tinh thần mà
con người tìm ra, sáng tạo ra để làm bạn song hành với mình.
Thế giới quanh ta có cái thuộc về lĩnh vực vật chất, có cái thuộc về lĩnh
vực tinh thần, nhưng rượu thì lại là vừa là vật chất vừa là tinh thần. Người ta tiếc
vì mua phải một thứ đồ dùng đắt giá, song không tiếc, thậm chí cịn vui thích khi
mua được một chai rượu đẹp, đắt tiền. Văn hoá rượu ở nước ta cũng như các
nước trên thế giới có lịch sử từ lâu đời là vì thế: “Rượu vốn đã là một nhu cầu
thiết yếu từ thuở ban sơ của cộng đồng xã hội. Nguồn gốc của phát minh to lớn
tìm ra rượu dường như hồ lẫn trong cái ánh sáng mờ ảo, bí ẩn của huyền sử
thời lập quốc hay còn xa hơn thế của dân tộc ta ngay từ thủa Hồng Bàng “ Hồi
quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy cỏ cây đan áo, dệt cỏ gianh làm chiếu,
lấy nước cốt gạo làm rượu…”
Từ khi rượu xuất hiện đến nay đã tạo cả một hệ thống các giá trị văn hóa
tinh thần, đó khơng chỉ là những truyền thuyết ly kỳ mà cịn có cả một hệ thống
các nghi lễ, phong tục vừa dân dã vừa kỳ bí. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử,

nhân loại đã khẳng định rượu không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên uống
13


rượu không phải là muốn uống sao cũng được, mà cần thiết phải uống có chừng
mực, uống có hiểu biết, có văn hóa uống rượu. Vậy có phải chính bản thân rượu
cũng là một thứ văn hóa. Nếu được người có văn hóa “chơi” đúng kiểu, đúng
lúc, đúng độ thì “cuộc chơi” sẽ thật thăng hoa.
1.3. Rượu trong cuộc sống của đồng bào Nùng An
1.3.1. Các loại rượu và phân loại
Từ bao đời nay, người Nùng thường sử dụng các loại rượu được nấu từ
các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như: rượu ngô, rượu sắn, rượu nếp, rượu
men lá, rượu táo mèo...
Dựa vào mục đích sử dụng, rượu của người Nùng được chia thành:
Rượu dùng trong việc thờ cúng, tang ma và lễ hội: gồm những loại rượu
ngon nhất, được làm từ những nguyên liệu tốt nhất qua chọn lọc, có kĩ thuật chế
biến và bảo quản kĩ lưỡng hết sức đặc biệt.
Rượu dùng trong sinh hoạt hàng ngày: gồm các loại rượu thông thường
được làm từ nguồn ngun liệu sẵn có trong tự nhiên, khơng u cầu cao về kĩ
thuật chế biến và bảo quản.
1.3.2. Nguyên liệu và kĩ thuật chế biến rượu
Rượu ngô là đặc sản của đồng bào dân tộc các tỉnh vùng cao. Nấu rượu
trở thành thú vui, đơi khi cịn là thứ nghệ thuật của đồng bào dân tộc nơi đây.
Không chỉ đàn ông, đàn bà mà cả thanh niên cũng rất thích thú với việc nấu
rượu.
Công đoạn nấu rượu ngô không quá phức tạp. Nhưng để nấu được chum
rượu ngơ ngon thì không phải ai cũng làm được . Trong phạm vi bài viết, đề tài
xin giới thiệu rượu ngô – một loại rượu phổ biến mà người Nùng An hay sử
dụng.
Đối với người Nùng An cũng như một số dân tộc khác, nấu rượu là công

việc của người phụ nữ trong gia đình, trong đó đơi khi có sự tham gia của người
đàn ông.

14


Rượu ngô của người Nùng An thường được làm từ ngô bản địa và men lá
truyền thống – thứ men cho nhiều rượu và uống êm. Quy trình nấu rượu gồm có
các cơng đoạn:
Nấu chín ngơ (bung ngơ): Ngơ được đãi, rửa sạch các chất bẩn bám bên
ngoài hạt cũng như các chất hóa học cịn sót lại trên hạt để tránh ảnh hưởng đến
khả năng lên men của vi sinh vật sau này, đồng thời q trình này cịn giúp hạt
ngô hút nước sơ bộ, trương nở và mềm hơn để q trình nấu được nhanh hơn.
Nấu ngơ nấu chín vừa phải theo kinh nghiệm, khơng q lửa hoặc quá khô rượu
sẽ không ngon.
Để nguội: Ngô sau khi nấu cần để ngi đến nhiệt độ bình thường để khi
trộn với bánh men rượu không làm chết các vi sinh vật trong bánh men rượu
hay làm giảm khả năng lên men của các các tế bào nấm men.
Trộn men và lên men: Cứ 10kg ngơ thì trộn với 6 – 7 quả men, nếu cho
q nhiều hoặc q ít thì khi chưng cất rượu sẽ khơng ngon, thậm chí sẽ khơng
thể thành rượu. Bánh men được bóp nhỏ và trộn với ngô bung bằng cách rắc đều
lên bề mặt với tỷ lệ thích hợp rồi đem ủ, bắt đầu quá trình lên men. Ngơ được ủ
men ở chỗ khơ thống, ngay trên nền nhà thì tốt, để đảm bảo quá trình lên men
được tốt nhất. Người nấu rượu sẽ nhận biết nhiệt độ ủ men bằng cách cho tay
vào đống ngơ. Cần giữ cho đống ngơ ủ khơng q nóng, cũng khơng q lạnh.
Mùa lạnh thì che chắn và đậy lên trên đống ngô bằng bạt. Sau khi đống ngô ủ
ấm lên, những hạt ngơ xuất hiện phấn trắng thì đem ngô ủ cho vào trong thùng,
hũ hoặc chum, vại, rồi bịt kín đủ thời gian chừng 5 đến 6 ngày thì cho ngơ vào
chõ để nấu rượu, chõ phải làm bằng gỗ thì mới tốt.
Chưng cất: Sau khoảng 20 – 30 ngày đem chưng cất bằng cách đốt lửa

âm ỉ dưới thùng, hơi rượu sẽ bốc lên lắng tụ lại và chảy ra ngồi, cứ 10 cân ngơ
thì được 3 lít rượu.

15


Tiểu kết
Rượu là một loại thức uống đã có từ ngàn xưa, đã theo con người và tồn
tại cùng con người cho đến ngày nay. Rượu là văn hóa, do đó nó cần được đối
xử như một văn hóa.
Có thể nói, đồng bào Nùng An ở Phúc Sen có truyền thống văn hoá lâu
đời, hiện tại nền văn hoá này vẫn được giữ gìn và phát huy những nét đẹp mang
đậm bản sắc dân tộc. Đây là một yếu tố quan trọng đã giúp cho nhân dân Nùng
An đời sống ngày một nâng cao, góp một phần nhỏ làm phong phú thêm trong
kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Và men nồng say của những vị rượu
ngơ là thứ khơng dễ gì thiếu được trong cuộc sống văn hóa tinh thần của người
Nùng An.

16


CHƯƠNG 2
TỤC LÀY CỎ - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA
2.1. Khái quát về tục Lày cỏ
Lày cỏ là một trong những nét đẹp văn hóa tinh thần của người Tày Nùng
nói chung và của người Nùng An nói riêng. Lày cỏ có mặt trong các cuộc vui
của đồng bào, từ lễ mừng thọ, mừng vào nhà mới đến đám cưới, đám hỏi, lễ đầy
tháng của trẻ con... Lày cỏ khơng chỉ là trị chơi uống rượu đơn thuần mà nó cịn
mang ý nghĩa của một tập tục đã có từ lâu đời. Trong cộng đồng người Nùng An,
từ các bậc lão niên đến thế hệ con trẻ không ai là khơng biết Lày cỏ, một khi đã

nhập cuộc thì khó có thể dứt ra. Lày cỏ dễ thu hút người chơi bởi sự đơn giản
khơng cầu kì, mà đặc biệt quan trọng hơn là khi Lày cỏ, tất cả mọi người đều
được bình đẳng, họ cùng hơ lớn, cùng cười vang và cùng nhau uống rượu, dù bất
kể là người thắng hay kẻ thua thì họ đều vui vẻ đón nhận. Chính điều này đã
hình thành nên nét tính cách gần gũi, cởi mở, thân thiện của con người nơi đây.

Một cuộc rượu Lày cỏ của người Nùng An
Qua khảo sát, đa phần các ý kiến đều nhận định khơng xác định chính xác
tục Lày cỏ ra đời từ khi nào và ở đâu. Cách giải thích phù hợp nhất chúng tơi thu
nhận được đó là: trị chơi Lày cỏ xuất hiện trong các bản người Nùng An lần đầu
tiên cách đây khoảng 300 năm, đến nay trò chơi Lày cỏ vẫn cịn khá phổ biến,
được đơng đảo các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy. Do vậy mà hình thành
17


nên thuật ngữ tục lệ Lày cỏ. Tục lệ truyền thống này có được do sự giao thoa
văn hóa với dân tộc Choang ở Trung Quốc mà nên. Đồng thời cũng chính bởi sự
giao thoa ấy mà từ khi trở nên phổ biến trong cộng đồng người Nùng An, Lày cỏ
đã có nhiều lần thay đổi tên gọi. Có nơi vẫn dùng tên gọi Lày cỏ nhưng nơi khác
lại quen gọi là “Shaj mạ”. Nhưng dù có tồn tại dưới tên gọi nào thì bản chất của
tục Lày cỏ vẫn không hề thay đổi.
Luật chơi Lày cỏ khá đơn giản, khơng có quy tắc hay nhiều điều cấm kị.
Cách chơi Lày cỏ của người Nùng An có hình thức gần giống với trò oẳn tù tỳ
của người Kinh ở dưới xuôi nhưng bản chất lại rất khác nhau. Sự phân biệt ấy
được cụ thể hóa qua bảng so sánh ngắn gọn sau đây:
So sánh
Giống nhau
Khác nhau

Lày cỏ

Oẳn tù tì
- Sử dụng các ngón tay để chơi
- Trước khi bắt đầu chơi đều hô khẩu lệnh
- Hô khẩu lệnh bằng tiếng dân - Hô khẩu lệnh bằng tiếng dân tộc
tộc Nùng
Kinh
- Có rất nhiều tình huống chơi, - Có rất ít tình huống chơi, tối đa
“thiên biến vạn hóa”.
là 3 tình huống (xịe, nắm, kéo
(giơ 2 ngón tay)
- Có nhiều người được chơi - Có ít người chơi cùng một lúc,
cùng một lúc, càng chơi lại tình huống chơi lại đơn giản nên
càng bị lôi cuốn.
dễ gây nhàm chán.
- Tuyệt đại đa số người chơi là - Không phân biệt giới tính người
nam giới.
chơi.
- Tốc độ chơi rất nhanh, bất - Tốc độ chậm, không gây được
ngờ, gay cấn.
nhiều hứng thú.
- Có thể diễn ra trong một thời - Chỉ được một khoảng thời gian
gian rất dài.
ngắn
- Tác dụng: nâng cao trí tuệ - Khơng có nhiều tác dụng.
của con người. Thậm chí trong
cuộc chơi Lày cỏ, sự nhanh,
mạnh, chuẩn xác của các câu
hơ khẩu lệnh cịn góp phần
nâng cao vị thế của con người
chơi.


18


2.2. Văn hóa rượu trong tục Lày cỏ của đồng bào Nùng An
2.2.1. Văn hóa rượu trong quy định cách thức Lày cỏ
Vẫn biết uống rượu Lày cỏ khơng có u cầu gì đặc biệt, chỉ cần một vài
vị rượu nóng hổi, vài ba món ăn đơn giản là thành một cuộc chơi nhưng dẫu sao
cũng cần phải có sự chuẩn bị thật chu đáo.
Trước khi vào cuộc chơi, chủ nhà (người chủ trò) lấy ra từ 3-5 chiếc chén
cùng 1 chai rượu, đặt trên tấm phản ở giữa nhà. Sau khi đã có đủ đội chơi, chủ
trị thống nhất với đơi bên về luật lệ, hình thức thi đấu... và dùng một chai rượu
khác để mời mỗi bên 1 chén rượu, coi như đó là sự chào hỏi, sự tìm hiểu ban
đầu trước khi chính thức vào cuộc.
Trong khi uống rượu Lày cỏ, chủ nhà (chủ trò) sẽ là người mở những chai
rượu và rót rượu vào những chiếc chén đã được chuẩn bị sẵn.
Tuy nhiên, trong mâm rượu có thể có các bậc lão niên và thanh niên con
trẻ nên việc châm rượu cũng cần một số lưu ý:
* Đối với người ít tuổi hơn mình: người rót rượu sẽ dùng 1 tay (tay phải),
cầm ở thân chai rượu để rót. Khi rót khơng được đặt miệng chai quá cao làm đổ
rượu ra ngoài.
* Đối với người lớn tuổi hơn mình: phải dùng 2 tay. Tay phải cầm ở cuối
chai, tay trái đỡ thân chai, rót từ từ vào chén sao cho rượu khơng rớt ra ngồi.
* Tuyệt đối khơng được cầm ở cổ chai để rót rượu bởi theo người Nùng An,
cách rót rượu như vậy chỉ sử dụng khi rót rượu cho người đã khuất.
Khi cuộc rượu kết thúc, chủ nhà sẽ là người cất rượu. Phụ nữ khơng được
tham gia rót rượu và uống rượu mà chỉ có nhiệm vụ tiếp rượu khi hết mà thôi.
Luật chơi Lày cỏ quy định ai thua sẽ phải uống rượu, hay phải chịu phạt
bởi một hình thức thay thế khác như uống nước hay ăn thịt mỡ (tùy từng vùng
miền). Tuy nhiên, khơng có nghĩa người thắng khơng được uống rượu mà họ có

thể uống rượu để chia sẻ cùng người thua cuộc hay tự thưởng cho mình một
chén để lấy tinh thần. Qua đó cho thấy, trong cuộc chơi này, không ai là người
thắng cuộc và cũng khơng ai là kẻ thất bại. Có thể nói, phương thức này không
chỉ là yếu tố tạo nên tinh thần đồn kết bền vững giữa các thành viên mà nó còn
19


thể hiện sự hồn nhiên, hồn hậu của tục lệ Lày cỏ. Đã nhập cuộc là chơi hết mình
với tinh thần vui là chính. Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Tày
- Nùng nói chung và ở Phúc Sen nói riêng mà khơng phải vùng miền nào cũng
có được.
2.2.2. Văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cuộc Lày cỏ
Nếu như người Kinh quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì đến
với những bản người Nùng An, họ lại có một quan niệm bất thành văn, đó là
chén rượu là “đầu câu chuyện”. Dù thân hay sơ nhưng khi có khách đến chơi
nhà, bất cứ người Nùng An nào cũng sẽ mời khách uống rượu với gia đình vì
rượu là cách để chủ nhà thể hiện lòng hiếu khách.
Trong cuộc rượu, dù vui dù say đến đâu nhưng người Nùng An vẫn dành
một vị trí đặc biệt cho gian thờ của gia đình. Ngoại trừ chủ nhà, khơng một ai
được phép ngồi phía dưới bàn thờ. Điều này vừa thể hiện lịng thành kính với
người đã khuất vừa cho thấy sự cẩn trọng của khách đối với gia chủ.
Như đã đề cập ở phần trên, trước khi nhập cuộc rượu Lày cỏ, những người
chơi và chủ nhà (chủ trò) sẽ cùng nhau uống những chén rượu chào hỏi. Người
trẻ bao giờ cũng cung kính mời người lớn tuổi hơn mình uống trước. Khi mời thì
hai tay cầm chén rượu đưa về phía người già, người già có thể nhận chén hoặc
lấy chén khác chạm vào phần trên chén của người mời mình. Nếu khơng chạm
có thể chéo chén, nhưng dù chéo chén hay chạm chén thì người mời và người
được mời đều phải uống hết, người Nùng An gọi là “tằng cuổn”( nghĩa là dốc
ngược chén lên). Nếu không uống hết, theo quan niệm của người Nùng An đó là
sự coi khinh, khơng trân trọng người khác. Trên mâm rượu, đây là điều tối kị

không nên mắc phải, nếu có lỡ mắc sai lầm sẽ phải tự uống một chén rượu đầy
khác thể hiện sự ăn năn, hối lỗi của mình.
Trong cuộc chơi Lày cỏ ln cần một người trọng tài để có được sự cơng
bằng, tránh tranh chấp bất đồng hai bên. Là trọng tài thì khơng quan trọng tuổi
tác hay tài nghệ, nên bất cứ ai biết chơi hay trong cuộc cũng có thể giữ vai trị
làm trọng tài. Cũng tương tự thì người tham gia cuộc chơi cũng khơng riêng gì
ai dù bất kể tuổi tác, địa vị, địa phương… Bất kì ai biết chơi đều có thể tham gia
20


góp vui. Và với một trọng tài nhưng lại khơng cố định người tham gia, có thể
chơi liên minh theo nhóm, lập đội, vì càng đơng càng vui. Đây là những cách
ứng xử, mà theo chúng tơi, có tính cộng đồng điển hình nhất trong đời sống của
người Tày - Nùng.
Khi đã ngà say, mọi người tổ chức Lày cỏ. Lày cỏ được tiến hành ở từng
đôi một hoặc chia làm hai phe, mỗi bên 3-5 người. Hai người ngồi đối diện nhau
xịe số ngón tay tùy ý, đồng thời hơ đốn tổng số ngón tay của đối phương. Nếu
số ngón tay của đối phương xịe ra hợp với số ngón tay của mình chính xác như
lời mình hơ thì người đó sẽ thắng. Trường hợp hịa xảy ra khi cả hai bên đều hô
khẩu lệnh chuẩn xác với số ngòn tay xòe ra. Khác với các cuộc chơi đúng sai
khác, trong tục uống rượu Lày cỏ của người Nùng An, người thua sẽ bị phạt
uống rượu chứ không phải người thắng sẽ được uống. Thua càng nhiều thì uống
càng nhiều và càng say. Cứ thế cho đến khi tàn cuộc, mọi người đều chếnh
choáng men nồng. Trên mâm rượu của người Nùng An, việc cùng chơi, cùng
uống và cùng say như vậy thể hiện sự đồn kết, nhiệt tình, hết lịng vì cuộc chơi
của mọi người với nhau và cũng là minh chứng cho tấm lòng chân thành, đáp lại
sự mến khách, thân thiện của gia chủ.
Cũng trong cuộc rượu, chủ nhà (chủ trò) sẽ là người uống đầu tiên, như
một minh chứng hết sức tự nhiên khẳng định rượu khơng có độc. Sau đó đến bên
thua sẽ uống, thậm chí bên thắng cùng uống. Bởi khi đã nhập cuộc, tinh thần và

khí thế của những người tham gia dường như đã nhập làm một.
Trong khi Lày cỏ, người bị phạt nếu khơng uống được hết có thể nhờ
đồng đội của mình uống thay, với điều kiện hai đội chơi phải thống nhất với chủ
trò trước khi cuộc chơi bắt đầu. Nếu trước đó chưa có sự thống nhất giữa chủ trị
và đơi bên đội chơi, việc khơng uống hết rượu phạt thể hiện trước là không coi
trọng chủ trò và những người cùng chơi, sau là cho thấy người bị phạt rượu
khơng thật sự nhiệt tình tham gia cuộc chơi. Đối với người dân tộc miền núi nói
chung và người Nùng An nói riêng, tấm lịng chính là thước đo giá trị con người.
Càng những ai có tấm lịng chân thành, chính trực và nhiệt tình lại càng được
quý mến, trân trọng và ngược lại. Vì vậy, trong văn hóa giao tiếp trong việc
21


uống rượu của người Nùng An, không chỉ Lày cỏ mà trong tất cả các cuộc vui
khác, phần nào cũng thể hiện tấm lòng của con người. Nếu người chơi có uống
say, ngã ra sàn cũng khơng phải lo lắng, ngược lại chủ nhà sẽ càng quý bạn hơn
vì họ cho rằng người như vậy mới thật sự chân thành với họ.
Sự văn hóa trong cách uống rượu Lày cỏ của người Nùng An còn thể hiện
rõ quan niệm về sự bình đẳng và cơng bằng. Mỗi phần rượu được gọi là một đơn
vị, tương ứng với một chén rượu. Nếu thua cuộc, người chơi chỉ được uống một
chén rượu, khơng được hơn. Điều này phù hợp với tính chất của cuộc chơi vui là
chính, khơng o ép.
Trong cuộc chơi Lày cỏ, tiếp rượu là công việc không thể thiếu. Đây là
công việc của chủ nhà, con của chủ nhà hoặc người được ủy nhiệm nhưng phần
lớn là người phụ nữ chính trong gia đình. Tuy nhiên, một người khách quen,
được quý trọng như người trong làng cũng có thể được tiếp rượu cho khách và
chủ nhà và người chơi. Đơi khi, chủ nhà vừa là người tiếp rượu, rót rượu vừa là
trọng tài trong cuộc vui. Điều này thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa gia chủ và
thực khách. Họ coi nhau như những người anh em ruột thịt trong nhà mà bỏ qua
mọi sự câu nệ, lễ nghĩa rườm rà. Đây là hành động ứng xử đẹp, văn minh khơng

chỉ của người Nùng An nói riêng mà cịn là nét văn hóa đẹp trong đời sống sinh
hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung.
Rượu ngơ khiến người ta say lâu nhưng khơng làm người ta ngu muội mà
cảm giác vẫn sảng khoái. Một cuộc rượu Lày cỏ có thể kéo dài thâu đêm suốt
sáng. Khi tàn cuộc cũng là lúc men rượu đã ngấm, nhưng ở các cuộc rượu Lày
cỏ của người Nùng An thường hiếm khi xảy ra hiện tượng quá chén dẫn đến mất
tự chủ, xô xát mà thường kết thúc trong sự thân ái, vui vẻ. Từ trong cuộc vui ấy,
mọi người có thêm cơ hội giao lưu, hiểu biết nhau hơn.
“Xưa kia ai biết ai đâu
Vì chưng chén rượu mở đầu làm vui”.

22


2.2.3. Khơng gian văn hóa Lày cỏ
Trong các ngày vui của gia đình Nùng An như lễ mừng thọ, mừng vào nhà
mới, lễ đầy tháng... Lày cỏ thường được diễn ra trong gian chính của ngơi nhà
sàn cổ truyền, trong khơng khí vừa trang nghiêm, thánh kính với tổ tiên, vừa ấm
cúng, thân tình của chủ nhà đối với khách. Bên cạnh Lày cỏ, những ngày này là
dịp hiếm hoi trong năm để anh em họ hàng gần xa có thể tề tựu gặp mặt nhau
cùng trị chuyện, tâm tình, những điệu hèo fưn truyền thống cũng từ đây mà
được cất cao lời ca tiếng hát. Tiếng cười vang từ cuộc chơi Lày cỏ, tiếng ngân
nga từ những làn điệu truyền thống đan xen trong không gian ngôi nhà sàn cổ
càng làm tăng thêm sự cổ kính, trang nghiêm nhưng cũng rất đỗi thân tình, ấm
cúng trong khơng gian sinh hoạt văn hóa của người Nùng An.
Lày cỏ khơng chỉ xuất hiện trong các ngày vui của gia đình mà cịn góp
mặt trong những cuộc vui của cộng đồng, từ những lễ hội dân gian đơn giản đến
những lễ hội cúng miếu cúng đình mang yếu tố tâm linh đậm nét. Trong những
cuộc vui ấy, thanh niên trai làng không chỉ Lày cỏ khơng mà cịn diễn ra các
hoạt động giao lưu khác như hát, múa, chơi trò chơi... Phải chăng, nhiều đôi nên

vợ nên chồng cũng từ những cuộc Lày cỏ mà thành.
2.3. Ý nghĩa văn hóa của tục Lày cỏ
Cộng đồng là tính chất nổi bật trong tất cả các hoạt động tín ngưỡng, tập
quán của đồng bào Nùng An nói riêng và của các dân tộc thiểu số nói chung.
Lày cỏ là một trong số ít trị chơi dân gian thể hiện tính cộng đồng cịn được lưu
giữ nguyên vẹn giá trị cho đến tận ngày nay.
Lày cỏ là một cuộc vui không thể thiếu trong các lễ hội của người Nùng
An. Lễ hội càng lớn thì rượu càng nhiều, mà rượu càng nhiều thì lễ càng vui và
chính các lễ hội, ngày vui là dịp để tinh thần tập thể, tính cộng đồng được biểu
hiện rõ nét nhất.
Lày cỏ được tổ chức vào nhiều dịp trong năm, nhưng mùa xuân lại là thời
điểm lý tưởng nhất. Mùa xuân không chỉ là mùa nảy lộc đơm hương của hoa cỏ,
là mùa của các lễ hội với những điệu múa duyên dáng hay tiếng hát giao duyên
mà xuân cịn là thời điểm để mọi người trong gia đình quây quần, đoàn tụ sau
23


×