Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.73 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


1. Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc phụ nữ và đàn ơng có quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm và vị thế ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Tất cả
chúng ta khi sinh ra và lớn lên, sẽ đều được hưởng quyền lợi như nhau trên
những thành tựu phát triển chung của mỗi người. Trên thực tế, bất bình đẳng
giới là vấn đề nổi cộm ở đa số các quốc gia trên thế giới. Tư tưởng “trọng
nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực châu Á vẫn
còn tư tưởng này. Nơi mà phụ nữ bị hạn chế về tiếng nói, về quyền hành, về
cơ hội học tập và phát triển. Vai trị của đàn ơng trong gia đình cũng như xã
hội được đề cao, thậm chí được phóng đại q mức.
Vì thế cần thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền
lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách
nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách công bằng như: quyền quyết
định số con, khoảng cách sinh, sinh con trai hay con gái, chăm sóc ni dạy
con cái… trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau tạo sự đồng thuận… Sự quan
tâm chia sẻ, giúp đỡ chia sẽ của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của
gia đình được ổn định và bền vững. Phụ nữ chiếm tỷ lệ cao trong các cộng
đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để kiếm
sống, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi họ gánh vác trách nhiệm chính về
việc cung cấp nước cho hộ gia đình, năng lượng để đun nấu và sưởi ấm. Ở
khu vực Cận Đơng, phụ nữ đóng góp tới 50% lực lượng lao động nơng
nghiệp. Họ chịu trách nhiệm chính cho các cơng việc tốn nhiều thời gian và
công sức hơn (được thực hiện thủ công hoặc sử dụng các công cụ đơn giản).
Ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, dân số nông thôn đang giảm dần trong
những thập kỷ gần đây. Phụ nữ chủ yếu làm nghề nông tự cung tự cấp, đặc
biệt là làm vườn, gia cầm và chăn nuôi gia súc nhỏ để tiêu dùng trong gia
đình. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, phụ nữ có xu
2




hướng làm việc nhiều hơn để đảm bảo sinh kế trong gia đình. Điều này sẽ
khiến phụ nữ có ít thời gian tiếp cận việc giáo dục đào tạo, phát triển kỹ năng
hoặc kiếm thu nhập. Ở châu Phi, tỷ lệ mù chữ của phụ nữ là hơn 55% vào
năm 2000, so với 41% ở nam giới.
Nhằm đấu tranh cho quyền lợi, sự bình đẳng mà mọi tầng lớp xã hội
ln hướng tới, bình đẳng giới trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia. Trong
đó, khơng thể thiếu Việt Nam. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm
đến vấn đề bình đẳng giới, xem đó là một trong những mục tiêu xuyên suốt
trong tiến trình phát triển. Cùng với sự nổ lực, quyết tâm của các cấp, các
ngành và cộng đồng xã hội, đến nay nhiều thành tựu về bình đẳng giới đã đạt
được khẳng định. Đặc biệt với sự ra đời của Luật bình đẳng giới.
2. Thực trạng của bình đẳng giới
2.1. Thực trạng trên thế giới hiện nay
Số liệu từ Liên hợp quốc cho thấy, có tới 70% trong số 1,3 tỷ người sống
trong cảnh nghèo đói trên thế giới là phụ nữ. Tại khu vực thành thị, 40% số
hộ nghèo nhất do phụ nữ làm chủ hộ. Trong khi đó, dù là nhân lực chính trong
sản xuất lương thực trên thế giới – ở mức từ 50-80%, nhưng phụ nữ lại chỉ sở
hữu chưa đến 10% đất đai. Bên cạnh đó, 80% trong số những người phải di
cư do các thảm họa và thay đổi liên quan đến khí hậu trên thế giới là phụ nữ
và trẻ em gái.
Mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, khoảng 2,4 tỷ phụ nữ
trong độ tuổi lao động trên tồn cầu khơng có cơ hội kinh tế bình đẳng. Chỉ có
118/194 nền kinh tế thế giới đảm bão 14 tuần nghỉ phép có lương cho các bà
mẹ. 178 nước vẫn duy trì các rào cản pháp lý ngăn cản sự tham gia đầy đủ của
phụ nữ đối với các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, khoảng cách thu nhập
trọn đời dự kiến giữa nam giới và nữ giới trên toàn cầu lên tới 172.000 tỷ

3



USD, gấp 2 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của cả thế giới. Phụ
nữ chiếm tỷ lệ cao trong các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn
tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi họ
gánh vác trách nhiệm chính về việc cung cấp nước cho hộ gia đình, năng
lượng để đun nấu và sưởi ấm.
Ở khu vực Cận Đơng, phụ nữ đóng góp tới 50% lực lượng lao động nơng
nghiệp. Họ chịu trách nhiệm chính cho các công việc tốn nhiều thời gian và
công sức hơn (được thực hiện thủ công hoặc sử dụng các công cụ đơn giản).
Ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, dân số nông thôn đang giảm dần trong
những thập kỷ gần đây. Phụ nữ chủ yếu làm nghề nông tự cung tự cấp, đặc
biệt là làm vườn, gia cầm và chăn nuôi gia súc nhỏ để tiêu dùng trong gia
đình.Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán và lũ lụt, phụ nữ có xu
hướng làm việc nhiều hơn để đảm bảo sinh kế trong gia đình. Điều này sẽ
khiến phụ nữ có ít thời gian tiếp cận việc giáo dục đào tạo, phát triển kỹ năng
hoặc kiếm thu nhập. Ở châu Phi, tỷ lệ mù chữ của phụ nữ là hơn 55% vào
năm 2000, so với 41% ở nam giới.
Những con số trên phần nào cho thấy sự chênh lệch và bất bình đẳng mà
phụ nữ đang phải đối mặt trong xã hội ngày nay.
2.2. Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bình đẳng giới vẫn là một vấn đề đáng quan
ngại. Thực tế cho thấy, cả nam giới và nữ giới đều chịu những tác động từ bất
bình đẳng giới, nhưng phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nhóm đối tượng chịu nhiều
thiệt thịi hơn. Mặc dù các chính sách đã được triển khai, và cũng đã đem lại
những kết quả nhất định khi phụ nữ ngày càng có tiếng nói trong xã hội và
được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

4



2.3. Mặt tích cực của bình đẳng giới
 Về chính trị

Trong khu vực châu Á- Thái Bình dương, Việt Nam là một trong số các
nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội chiếm tỉ lệ trên 25%. Tỷ lệ phụ nữ tham
gia Quốc hội nhiệm kỳ 2016 – 2021 đạt 26,72%, tăng hơn nhiệm kỳ trước
2,62%; Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội
khóa XIV là nữ. Tính đến hết tháng 8/2017, có 12/30 bộ, ngành có lãnh đạo
chủ chốt là nữ. Nhiệm kỳ 1999-2004, tỷ lệ đại biểu nữ tham gia Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh tăng từ 21,57% lên 26,54%. Nhiệm kỳ 2016 – 2021, tỷ lệ
đại biểu nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp huyện đạt 27,85%, cấp xã
26,59%. Đặc biệt, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam nằm trong nhóm cao
nhất trong 3 nhóm trên tồn cầu.
 Về kinh tế

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Tổng điều tra)
của Tổng cục Thống kê cho thấy, nữ giới chiếm đến 47,3% lực lượng lao
động chính của cả nước. Tính đến tháng 10/2019, có khoảng trên 285,6 nghìn
doanh nghiệp do nữ doanh nhân đứng đầu, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp
cả nước.
 Về xã hội

Tỷ lệ nữ giới biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 đạt 97,33%, tỷ lệ nữ thạc sỹ
đạt 54,25%, tỷ lệ tiến sỹ đạt 30,8%. Nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động xã
hội là nữ đã thành công trong sự nghiệp, đóng góp ngày càng nhiều cho sự
phát triển đất nước.

5



2.4. Mặt tiêu cực của bình đẳng giới
Tuy nhiên, ở đâu đó bất bình đẳng giới vẫn cịn tồn tại và kìm hãm sự
phát triển tốt nhất của xã hội.Trên thực tế, phụ nữ và các bé gái ở Việt Nam
vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới.
Thứ nhất là, những định kiến giới về “đàn ông nông nổi giếng khơi; đàn
bà sâu sắc như cơi đựng trầu” hay “đàn bà thì biết gì” đã đi sâu vào cuộc
sống, thói quen, phong tục tập qn từ hàng nghìn năm khiến nhiều người
không tin tưởng vào khả năng của phụ nữ. Trong các cuộc bầu cử, người ta
thường chú ý đến các ứng cử viên là nam giới mà ít chú ý đến các ứng cử viên
là nữ giới. Nhiều nơi phải đặt ra cơ cấu để đưa nữ giới vào diện bầu cử. Đặc
biệt, trong các cuộc bầu cử ở cấp xã hiện nay, tư duy dòng họ đã khiến người
dân quan tâm tới việc bỏ phiếu cho dịng họ mình mà qn cả việc bầu cho nữ
giới, vì vậy số lượng ứng cử viên là nữ trúng cử quá thấp và thường được đặt
trong vòng “ưu tiên”.
Thứ hai là, sự phân cơng lao động theo giới cịn rất bất cơng trong gia
đình và xã hội. Quan niệm coi việc nhà là đương nhiên chỉ dành cho phụ nữ
vẫn còn phổ biến trong xã hội. Sau giờ làm việc, ở các quán bia, quán ăn
thường tràn ngập nam giới. Họ đi giải trí sau một ngày lao động vất vả, hoặc
đôi khi trao đổi công việc ngay tại bàn bia. Ngược lại, sau giờ lao động, người
phụ nữ tất tưởi đi đón con và về nhà làm các cơng việc gia đình như nấu cơm,
dọn dẹp. Đối với họ, tan giờ làm việc ở công sở, nhà máy chỉ là sự thay đổi
hình thức lao động từ việc sản xuất sang việc gia đình. Do đó, sức khỏe của
phụ nữ bị vắt kiệt, thời gian bị bào mòn. Họ hầu như khơng có thời gian giải
trí, đọc sách hay sinh hoạt văn hóa, khơng được tái sản xuất sức lao động cho
ngày hơm sau. Ngày qua ngày, trí tuệ của phụ nữ dần dần trì trệ và bận rộn vì
các cơng việc nội trợ khiến họ khơng đủ năng lực như nam giới để vươn lên
trong công việc. Điều này đã kéo lùi vị thế của phụ nữ trong suy nghĩ của lãnh
6



đạo và đồng nghiệp. Các cuộc điều tra xã hội học ở cả ba miền Bắc, Trung,
Nam từ những năm 1990 đến nay đã khẳng định rằng: phụ nữ Việt Nam làm
việc khoảng 14-16 tiếng/ ngày, trong khi nam giới là 8-9 tiếng/ngày. Sự phân
công lao động như vậy cũng đồng nghĩa với việc phụ nữ phải làm các công
việc không được trả công (sinh đẻ, nuôi con, việc nhà) quá nhiều và điều này
đã đưa vai trò của họ lên cao nhưng kéo lùi vị thế của họ xuống thấp. Trong
hồn cảnh như vậy, phụ nữ phải có nghị lực rất lớn mới có thể đạt được vị trí
như nam giới trong công việc và số này rất hiếm hoi. Thậm chí, xã hội cịn rất
khắt khe khi thừa nhận những cố gắng của họ. Xã hội đã gán cho phụ nữ rất
nhiều chức năng: người vợ, người mẹ, người con dâu hoàn hảo, người tiếp
phẩm, người cấp dưỡng, thầy thuốc gia đình, người sản xuất giỏi... bằng danh
hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, trong khi đàn ông chỉ cần “giỏi việc
nước” là đủ. Với thân thể yếu mềm, sức lực có hạn của phụ nữ thì điều này
thật khơng tưởng và xã hội cũng khơng thể địi hỏi trí tuệ của phụ nữ phải đạt
ngang tầm nam giới.
3. Nguyên nhân gây nên vấn đề bất bình đẳng giới
Nhận thức của xã hội về giới và bình đẳng giới cịn hạn chế. Nhiều cán
bộ lãnh đạo, chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giới, dẫn
đến việc chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước về giới
và bình đẳng giới, chưa quan tâm tới quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, chưa quan
tâm giao việc cho phụ nữ, thiếu công bằng giới.
Với tính gia trưởng, nam giới tự cho mình có quyền “dạy vợ”, nam giới
có quyền địi hỏi vợ con phục vụ, thực hiện những yêu cầu của mình. Người
phụ nữ với vị thế lệ thuộc, phải phục tùng, làm theo. Nếu trái ý hoặc chậm trễ
họ dễ bị người chồng đối xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm.
 Trong gia đình

7



Trong gia đình truyền thống, ơng bà, cha mẹ truyền dạy cho cháu con
những nguyên mẫu về các quan niệm và hành vi mong đợi được cho là thích
hợp đối với mỗi giới và các kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và nữ giới.
Chẳng hạn, quan niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới là dịu dàng,
nam giới là mạnh mẽ, quyết đoán.Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ
nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới
hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Do vậy, phụ nữ được quan niệm là gắn liền với vai trò của người mẹ,
người vợ, người nội trợ, là người phụ thuộc không quan tâm đến việc họ có
thu nhập cao hay thấp; nam giới trở thành trụ cột về kinh tế, là tấm gương đạo
đức, là chỗ dựa về tinh thần của phụ nữ và trẻ em, là người chủ gia đình, đại
diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng đồng.
 Trong xã hội

Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội là sự đa dạng và khác nhau
giữa các xã hội và nền văn hoá, gắn liền với những đặc điểm của giai cấp xã
hội, giới tính, chủng tộc, tơn giáo, lãnh thổ…Tuy nhiên, theo các nhà Xã hội
học, dù cho những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa dạng và
khác nhau thì người ta vẫn có thể quy chúng về 3 nhóm cơ sở chủ yếu:
 Những cơ hội trong cuộc sống: là những thuận lợi vật chất có thể cải

thiện chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, cơng việc, lợi
ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm bảo an ninh xã hội. Trong xã hội, một
nhóm người có thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại
khơng, mặc dù các thành viên trong nhóm có nhận thức được điều đó
hay khơng. Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng.
 Do sự khác nhau về địa vị xã hội: bất bình đẳng về địa vị xã hội do
thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Nó có thể
là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm

8


xã hội khác thừa nhận. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ
vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự
giác thừa nhận sự ưu việt đó.
 Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị: Bất bình đẳng do ảnh hưởng
chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác
hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định và thu được lợi từ
các quyết định đó.
 Bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là
có được từ những ưu thế về vật chất hoặc địa vị xã hội cao. Trên thực
tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và
những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân có chức vụ
chính trị cao..
4. Hệ quả của bất bình đẳng giới
 Về kinh tế

Chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ cùng một vị trí cơng việc vẫn tồn
tại, cơ hội để phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so
với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối
tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm
nhân lực.
Ví dụ: mức lương bình quân thực tế theo giờ công lao động của phụ nữ
chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới.
Số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và phụ nữ là tương
đương nhau. Tuy nhiên thời gian phụ nữ dành cho việc nhà lại gấp đôi nam
giới, đây là những cơng việc khơng được thù lao. Do đó, họ khơng có thời
gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn hố, xã hội và tiếp
tục nâng cao trình độ học vấn.

 Về xã hội
9


Tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo tuy đã được cải thiện nhưng
vẫn còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung, so với sự gia tăng
của lực lượng lao động nữ nói riêng.
 Trong gia đình

Phụ nữ vẫn phải làm những cơng việc nội trợ là chủ yếu; vẫn cịn tư
tưởng trọng nam khinh nữ trong q trình sinh con, ni con, chăm sóc con
cái, kế hoạch hóa gia đình. Ngồi ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác
như bạo lực gia đình, nạn nhân của bn bán người, bóc lột lao động, xâm hại
tình dục. Mỗi phụ nữ Việt Nam sử dụng khoảng 5 giờ/ngày để làm việc nhà,
chăm sóc gia đình, cao hơn nam giới từ 2 đến 2,5 giờ/ngày. Trẻ em gái dành
thời gian cho việc học ít hơn trẻ em trai khoảng 4-6 giờ/tuần.
Ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, ngoài việc giảm số giờ trung bình
làm cơng việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình được trả cơng của phụ nữ,
các chỉ tiêu đặt ra yêu cầu đến năm 2025, có 80% số người bị bạo lực gia
đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, được tiếp cận ít nhất một trong
các dịch vụ hỗ trợ cơ bản và 50% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ
sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư
vấn, tham vấn. Con số này phấn đấu đến năm 2030 lần lượt là 90% và 70%.
 Về vị thế xã hội, sở hữu tài sản

Nam giới chiếm ưu thế trong kiểm soát đất đai và các tài sản giá trị cao.
Hầu hết các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mang tên chủ hộ là
nam giới. Tình trạng này có thể khiến phụ nữ bị mất quyền sở hữu trong
trường hợp ly hôn hay hưởng thừa kế. Nam giới thường ra quyết định về đầu
tư kinh doanh của hộ gia đình và việc sử dụng thu nhập. Hạn chế trong sở hữu

tài sản làm giảm khả năng tiếp cận của phụ nữ tới các cơ hội tín dụng và đầu
tư.

10


Ngồi ra, phụ nữ cịn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình,
nạn nhân của bn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục. Theo số
liệu thống kê từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình, 58% số phụ nữ
từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực và trung bình cứ 3 phụ nữ lại có một
phụ nữ.
Nhưng với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt nhiều năm qua,
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cơng tác bình đẳng giới, được thế
giới công nhận là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về
thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong
các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Cụ thể là:
 Tỷ lệ nữ giới tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Nhiệm kỳ

2015-2020, lần đầu tiên có 3 đồng chí nữ là Ủy viên Bộ Chính trị (đạt
tỷ lệ 15,78%). Kết thúc giai đoạn, cả nước có 8/63 nữ bí thư tỉnh ủy, 14
nữ phó bí thư tỉnh ủy.
 Đặc biệt, Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu về tỷ lệ nữ
đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động.
 Tính đến hết tháng 7/2020, tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ có lãnh đạo nữ đã đạt 36,6% (11/30 lãnh đạo là nữ
giới).
 Ngày 03/3/2021, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2021-2030 ban hành cùng Nghị quyết số 28/NQCP. Nhà nước thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, góp phần đạt được
các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

 Trong lĩnh vực chính trị
Mục tiêu đặt ra đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ
quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt
là nữ.
11


 Trong lực lượng lao động

Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương và giảm tỷ trọng
lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có
việc làm lần lượt là 50%, dưới 30% vào năm 2025, và khoảng 60%, dưới 25%
năm 2030; Tỷ lệ lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là nữ đạt ít nhất 27%
năm 2025 và 30% năm 2030.
5. Những giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam
Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động góp phần nâng cao vị trí
của cá nhân trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở các quốc
gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động vẫn còn tồn tại, ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm của phụ nữ, tác động
không nhỏ đến việc thực hiện bình đẳng giới. Vì vậy, việc quy định biện pháp
thúc đẩy bình đẳng giới nhằm rút ngắn khoảng cách giới trong lĩnh vực lao
động là vấn đề quan trọng nhằm bảo đảm bình đẳng thực chất.
Việc đầu tiên là tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và
bình đẳng giới, trong đó, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa 3 mơi
trường: giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội, những nơi mà định kiến giới
đang tồn tại.
Định kiến giới tác động đến mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới
tính, hồn cảnh sống. Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục
bình đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép
trong chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại

học.
Truyền thông cũng là một lực lượng quan trọng góp phần tác động để
thay đổi những nhận thức sai lầm về phụ nữ và đàn ông. Ở một số nước phát

12


triển, bên cạnh việc tôn vinh người phụ nữ, truyền thơng cịn cổ súy rất nhiều
cho vai trị của người đàn ơng trong gia đình.
Hồn thiện và củng cố hệ thống quy định, pháp lý; thực hiện các chính
sách, chủ trương nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, tuyên dương, khen thưởng và
lan rộng các mơ hình tiêu biểu về bình đẳng giới, đẩy mạnh công tác thông tin
tuyên truyền trong toàn thể nhân dân tăng cường kiểm tra việc thực hiện cơng
tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; thanh tra, xử lý vi phạm pháp
luật về bình đẳng giới.
Quan tâm hơn nữa cơng tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng và cán bộ
làm tham mưu công tác bình đẳng giới. Ban hành các chính sách nhằm tạo
điều kiện và khuyến khích phụ nữ tự trau dồi, nâng cao trình độ và tham gia
tích cực vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao quyền
năng của phụ nữ nói chung và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị
trí quản lý, lãnh đạo, các cơ quan dân cử nói riêng; đặc biệt đối với nữ lãnh
đạo trẻ, nữ cán bộ dân tộc thiểu số.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />
dinh-cua-phap-luat/
3. />%E1%BB%9E%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20hi%E1%BB%87n
%20nay,t%E1%BB%91t%20nh%E1%BA%A5t%20c%E1%BB%A7a
%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i.
4. />%CC%80nh-da%CC%89ng-gio%CC%81i--xoa%CC%81-bo%CC%89-ba


13


%CC%A3o-lu%CC%A3c-trong-gia-di%CC%80nh-hie%CC%A3nnay/5342045

14



×