Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sự phát triển kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm ví dụ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.52 KB, 23 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 3:

GVHD: TS. Nguyễn Tấn Hoàng
SVTH: Nhóm 3 - NH10 - K33
Nhận xét của giáo viên
































2
Họ và tên MSSV
1. Nguyễn Ngọc Hằng Linh 107207920
2. Nguyễn Thụy Bích Trâm 107207938
3. Phạm Huyền Trân 107207940
4. Nguyễn Thị Bích Thường 107207835
5. Phạm Thùy Trang 107207838

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm bảo hiểm 6
2. Các loại hình bảo hiểm 6
PHẦN 2: SỰ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM.
1. Thực trạng bảo hiểm trước năm 2006 7
2. Thực trạng bảo hiểm sau năm 2006 10
PHẦN 3: TRIỂN VỌNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG
BẢO HIỂM.
1. Dân số và nhu cầu đào tạo 17

2. Phát triển kinh tế 18
3. Sự phát triển của thị trường tài chính 18
4. Sự ủng hộ của nhà nước Việt Nam 19
PHẦN MỞ RỘNG: SINGAPORE- MỘT QUỐC GIA PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG
LĨNH VỰC BẢO HIỂM 20
LỜI KẾT THÚC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay hoạt động bảo hiểm ngày càng sôi động và đã trở thành một trong những
ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế nước nhà.
Bảo hiểm xuất hiện ở nước ta vào những năm 1963 nhưng chỉ phát triển và thật sự đạt
những thành tựu to lớn vào những năm gần đây khi nền kinh tế đang ngày càng tăng trưởng
và vững mạnh. Cũng giống như các ngành dịch vụ khác, hoạt động của ngành bảo hiểm chịu
ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: hệ thống pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, công
nghệ,…trong đó sự phát triển của kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
ngành bảo hiểm hiện nay.
Bài tiểu luận này chúng em xin đưa ra vài ví dụ thực tiễn chứng minh sự tăng trưởng
kinh tế đất nước sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm.
5
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm Bảo hiểm :
Bảo hiểm là một sự thoả thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay tổ chức (người
tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm) cho một tổ
chức khác (người bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thường hoặc chi
trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra.
Bảo hiểm ngày nay được thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm là sự
thoả thuận có tính chất ràng buộc pháp lý được lập bằng văn bản, thông qua đó người tham
gia bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm để người được bảo hiểm hoặc một người thứ ba
(người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) được nhận số tiền chi trả hay bồi thường từ công ty

bảo hiểm khi phát sinh các sự kiện được bảo hiểm theo quy định người hợp đồng.
2. Các loại hình bảo hiểm :
Căn cứ vào tính chất hoạt động, bảo hiểm được chia thành bảo hiểm xã hội (BHXH),
bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thương mại (BHTM).
a. Bảo hiểm xã hội : BHXH là loại hình bảo hiểm được thực hiện không vì mục
đích lợi nhuận. BHXH là chính sách xã hội của nhà nước nhằm tạo lập quỹ tài chính tập trung
nhằm tài trợ cho người lao động gặp rủi ro. BHXH có 5 chế độ chi trả sau: trợ cấp ốm đau, trợ
cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
b. Bảo hiểm y tế : Cũng giống như bảo BHXH, BHYT hoạt động không vì mục
đích kinh doanh. BHYT là chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động
sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh
toán chi phí khám chữa bệnh. Quyền lợi được bảo hiểm của BHYT áp dụng cho 2 trường hợp:
khám bệnh và chữa bệnh, điều trị nội trú.
c. Bảo hiểm thương mại : BHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. BHTM là biện
pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập
bởi sự đóng góp của nhiều người thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm. Từ đây, nền kinh
tế còn có một nguồn đầu tư đáng kể từ quỹ của các công ty bảo hiểm. BHTM được chia thành
hai loại: bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểm phi nhân thọ(BHPNT):
6
• Bảo hiểm nhân thọ : là loại bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số
tiền thoả thuận khi có sự kiện quy định xảy ra liên quan đến tính mạng và sức khoẻ của con
người. BHNT chi trả trong các trường hợp sau: chi trả cho người thừa hưởng trong trường
hợp người được bảo hiểm không may qua đời, chi trả cho người bảo được bảo hiểm khi hết
hạn hợp đồng, chi trả cho người bảo hiểm khi họ bị thương tật… Phí của một hợp đồng
BHNT thường căn cứ vào: tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật (là những giả định về số lãi mà công
ty bảo hiểm thu được nhờ đầu tư khoản phí tạm thời nhàn rỗi vào các lĩnh vực đầu tư khác),
các chi phí hoạt động khác của công ty.
• Bảo hiểm phi nhân thọ : BHPNT là các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác không
phải là BHNT. BHPNT được chia thành ba loại hình cơ bản sau: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người. Ngoài các đặc trưng giống như BHTM, BHPNT

còn có các đặc trưng chủ yếu sau: Hoạt động BHPNT là một hợp đồng có thời hạn ngắn:
thường là một năm hoặc ngắn hơn. BHPNT chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi
ro được bảo hiểm xảy ra.
PHẦN 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Thực trạng bảo hiểm trước năm 2006:
Bảo hiểm có mặt ở nước ta từ năm 1963, lúc đó Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu,
xúc tiến thành lập Công ty bảo hiểm Việt Nam với sự cộng tác của công ty bảo hiểm nhân dân
Trung Hoa.
Ngày 17/12/1964 bằng Quyết định số 179/CP của hội đồng Chính phủ, theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty bảo hiểm Việt Nam, tên giao dịch là Bảo Việt được
thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/01/1965 với số vốn điều lệ là 10 triệu
đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý trực tiếp của
Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển khai mảng bảo hiểm phi nhân thọ
chủ yếu là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu, bảo
hiểm tàu biển. Doanh thu của Công ty tại thời điểm này chỉ đạt 800 nghìn đồng Việt Nam với
tổng tài sản là 900 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 1964 tới năm 1975, Bảo Việt chỉ phục
vụ một nhóm nhỏ khách hàng là các đơn vị kinh tế nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực xuất
7
nhập khẩu, tầu biển thuộc Miền Bắc. Vì những năm này đất nước ta đang trong chiến tranh,
nền kinh tế chưa phát triển, xã hội không ổn định nên rất ít người tham gia loại hình bảo
hiểm.
Vào năm 1976, Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
hoà miền Nam Việt Nam ra quyết định số 21/QĐ-BKT thành lập công ty bảo hiểm, tái bảo
hiểm Việt Nam (viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Và vào năm 1977 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định
số 61/TCQĐ/TCCB về việc sát nhập BAVINA thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố
Hồ Chí Minh. Như vậy, kể từ đây, Bảo Việt chính thức có mạng lưới hoạt động tại các tỉnh
miền Nam.
Chính sách mở cửa của nước ta vào năm 1987 đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế phát
triển cũng như tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm Việt Nam được học hỏi và tiếp cận với những

kỹ thuật bảo hiểm mới trên thế giới. Từ kinh nghiệm các nước, BảoViệt (lúc đó vẫn là công ty
bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam) đã thấy được tiềm năng to lớn của bảo hiểm nhân thọ ở nước
ta. Vì vậy, Bảo Việt bắt đầu nghiên cứu triển khai bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam với đề án
“Bảo hiểm nhân thọ và điều kiện triển khai ở Việt Nam”, nhưng lúc đó chưa có đủ điều kiện
vì: Thu nhập dân cư còn thấp, kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ lạm phát còn cao, thị trường tài
chính chưa phát triển, chưa có môi trường đầu tư và các công ty bảo hiểm chưa được phép
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, chưa có văn bản pháp Luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công
ty bảo hiểm và khách hàng, đội ngũ cán bộ bảo hiểm lúc đó chưa được trang bị những kiến
thức về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ. Do đó, Bảo Việt chỉ triển khai một số sản phẩm bảo
hiểm như bảo hiểm sinh mạng có thời hạn 1 năm (bảo hiểm nhân thọ tử kỳ thời hạn 1 năm).
Đây là loại hình bảo hiểm nhân thọ đơn giản nhất và có nhiều đặc điểm tương đồng với bảo
hiểm con người phi nhân thọ.
Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới kinh tế được 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có
những bước phát triển vượt bậc, lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt
mức cao từ 6% - 9%/năm, môi trường kinh tế_xã hội và môi trường pháp lý có nhiều thuận
lợi hơn cho các ngành nghề phát triển. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao và ở một
bộ phần quần chúng dân cư đã bắt đầu có tích luỹ. Do đó năm 1996, công ty bảo hiểm đã thực
hiện chủ trương mở rộng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới các tầng lớp dân cư, tiêu biểu
8
là Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên ở Việt
Nam, thể hiện vai trò tiên phong của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Ngày
20/3/1996, Bộ Tài Chính đã chính thức quyết định cho phép Bảo Việt triển khai 2 sản phẩm:
Bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ và Bảo hiểm an sinh giáo dục.
Tháng 8/1996, Bảo Việt đã bán những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra thị
trường, đánh dấu sự khởi đầu cho chặng đường phát triển đầy hứa hẹn của BHNT ở Việt
Nam.
Nền kinh tế dần phát triển, bảo hiểm cũng có những thay đổi to lớn về đa dạng hóa
những sản phẩm, doanh thu của công ty bảo hiểm tăng đáng kể. Ví dụ như công ty bảo hiểm
Bảo Việt vào thời điểm năm 1989, tổng doanh thu đạt con số 78 tỷ, tổng tài sản đạt 73 tỷ, lợi
nhuận thu được là 6,6 tỷ đồng Việt Nam. Xét về cơ cấu kinh doanh, nghiệp vụ bảo hiểm hàng

hải truyền thống chỉ chiếm 65% tổng doanh thu bảo hiểm gốc. Các nghiệp vụ khác như bảo
hiểm con người, xe cơ giới đã chiếm khoảng 25% tổng doanh thu nhưng năm 1996, doanh số
của Bảo Việt đã tăng lên đáng kể đó là đạt 970 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bảo hiểm phi
nhân thọ đạt 882 tỷ, doanh thu từ đầu tư tài chính đạt 80 tỷ đồng.
Với môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện thì nhiều công ty bảo hiểm trong
nước và nước ngoài đã thành lập ở Việt Nam:
DNBH Phi nhân thọ VN: Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long (1995), PVI
(1996), PTI (1998)…
DNBH Phi nhân thọ có vốn nước ngoài: VIA (1996), UIC (1997), Allianz (1999), Việt
Úc (1999)…
DNBH Nhân thọ VN: Bảo Việt Nhân thọ (1996 triển khai thí điểm).
DNBH Nhân thọ có vốn nước ngoài: Bảo Minh CMG (1999), Prudential (1999),
Manulife (1999)…
DN môi giới BH AON (1999)…
DN tái BH VINARE (1994).
9
2. Thực trạng bảo hiểm sau năm 2006:
a. Những điều kiện kinh tế - xã hội giúp bảo hiểm phát triển :
Năm 2006 là năm diễn ra các sự kiện lớn: Việt Nam tổ chức thành công hội nghị
APEC, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO mở ra một thời kỳ mới với nhiều
thời cơ vận hội cũng như thách thức cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và phát triển
của ngành bảo hiểm nói riêng. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,2%, xuất khẩu 39,6 tỉ USD, đầu
tư nước ngoài, FDI đạt 10,2 tỉ USD, chỉ số CPI tăng gần 7% thấp hơn tăng GDP và thấp hơn
dự kiến, là tiền đề cơ bản để phát triển bảo hiểm. Tuy nhiên, trong năm 2006 đã xảy ra 02 cơn
bão gây thiệt hại nặng nề cho khu vực miền Trung và 01 cơn bão bất thường gây thiệt hại cho
khu vực Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng nhiều tới bảo hiểm Phi nhân thọ.
Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán, giá vàng và đô la nhiều lúc biến động. Lãi
suất tiền gửi tiếp tục tăng đã ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm Nhân thọ. Nền kinh tế Việt
Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn, các ngành công nghiệp
vận tải biển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển đột

phá. Với tăng trưởng GDP đạt 8,5% trong năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương
20,3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5,4 tỉ USD xuất khẩu đạt 48 tỉ
USD cộng với thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một thời
gian phát triển nóng như: tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm làm tiền đề
cơ bản cho ngành bảo hiểm Việt phát triển một cách thuận lợi.
Nhưng cơn khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 đã ảnh hưởng sâu sắc
tới nền kinh tế nước ta khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị
trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng.
Trong bối cảnh bất lợi đó, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6.23% tuy thấp hơn so
với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của
thị trường bảo hiểm. Đầu năm 2009 nền kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng
nề của khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động
giảm sút hoặc cầm chừng, công nhân thiếu việc làm giảm sút thu nhập dẫn đến không có đủ
khả năng tài chính tham gia bảo hiểm. Không ít khách hàng truyền thống của doanh nghiệp
bảo hiểm không có tiền đóng phí bảo hiểm mặc dù nhu cầu bảo hiểm không hề giảm thậm chí
10
tăng lên như ngành vận tải biển, vận tải hàng không, than khoáng sản … Khách hàng tiềm
năng của bảo hiểm nhân thọ bị thu hẹp vì khó khăn tài chính thậm chí không ít khách hàng
không có khả năng đóng phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng bảo hiểm. Trong năm 2009 nhiều
thiên tai giông tố lũ lụt xảy ra nhất là cơn bão số 9 & 11 liên tiếp gây thiệt hại nặng nề cho các
tỉnh miền Trung. Thị trường chứng khoán đã có thời điểm xuống chỉ còn 235 điểm (ngày
24/2), thị trường bất động sản, ngoại tệ mất ổn định ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư của
doanh nghiệp bảo hiểm.
Trước tình hình trên các DNBH đã tìm cách tháo gỡ khó khăn vươn lên bằng nội lực
củng cố xếp sắp lại quản lý kinh doanh, cải tiến sản phẩm bảo hiểm hiện hành, nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới, mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối, chung tay với
khách hàng giải quyết khó khăn và tài chính như giãn thời hạn nộp phí, cho vay để đóng phí
bảo hiểm… Bắt đầu từ Quý II/2009 chính phủ thực hiện hàng loạt giải pháp kích cầu cho vay
hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT, thuế trước bạ cho một số mặt hàng,

giảm và giãn thuế TNDN 2008, miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm 2009, Những giải pháp
trên đã phát huy tác dụng tích cực. Tăng trưởng kinh tế GDP năm 2009 đạt 5,32%, đầu tư
toàn xã hội chiếm 42,5% GDP, FDI thu hút được 20 tỉ USD, ODA thu hút 8,1 tỉ USD, xuất
khẩu đạt 56,6 tỉ USD, nhập khẩu đạt 68,8 tỉ USD. Ngành bảo hiểm nắm bắt những cơ hội trên
để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ là tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội trước những
rủi ro thiên tai tai nạn sự cố bất ngờ được bảo hiểm.
Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục ổn định và phát triển vào năm 2010, GDP
tăng trưởng 6,25% so với cùng kỳ năm ngoái, FDI tăng 5,9%. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng
15,7%, nhập siêu ước tính 6.7 tỉ USD bằng 21%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,8%, tỉ giá hối
đoái, lãi suất ngân hàng, giá vàng, chứng khoán tuy có biến động nhỏ nhưng đã được xử lý
kịp thời tạo thế ổn định phát triển kinh tế.
Đến nay tất cả các DNBH đều đóng đủ vốn pháp định theo đúng lộ trình 3 năm sau
ngày ban hành NĐ 46/2007/NĐ-CP, hầu hết các DNBH đã sửa đổi bổ sung quy trình và thủ
tục khai thác bảo hiểm, giám định tổn thất và giải quyết bồi thường. Nhiều DNBH đã đưa dữ
liệu trên vào phần mềm quản lý phát huy được hiệu quả nhanh chóng, kịp thời chính xác. Các
DNBH đã tích cực phát triển sản phẩm bảo hiểm mới, mở rộng kênh phân phối sản phẩm,
tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng uy tín thương hiệu.
11
b. Sự phát triển của bảo hiểm :
 Sự gia nhập ngày càng nhiều của các công ty trong ngành:
Nhờ những điều kiện kinh tế phát triển dẫn đến môi trường kinh doanh ngày càng
được hoàn thiện và mang đến thuận lợi cho nhà đầu tư thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp
gia nhập ngành bảo hiểm hơn. Cụ thể tính đến hết năm 2006, trước thời điểm cam kết WTO
có hiệu lực, thị trường BHVN đã có 21 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (trong đó có 2
DNBH nhà nước, 4 DNBH liên doanh, 5 DNBH có 100% vốn nước ngoài), 7 doanh nghiệp
bảo hiểm Nhân thọ (trong đó có 1 DNBH nhà nước và 6 DNBH 100% vốn nước ngoài), 8 DN
môi giới BH (trong đó có 5 công ty cổ phần và 3 công ty 100% vốn nước ngoài), 1 DN tái bảo
hiểm là công ty cổ phần.
Trong khi đó tính đến hết tháng 6/2010 số lượng công ty bảo hiểm có mặt trên thị
trường tăng gần gấp đôi thể hiện nhà đầu tư nhận thức đây là một thị lĩnh vực tiềm năng và có

thể phát triển. Cụ thể có 50 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trong đó gồm 28 doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (trong đó có 7 DNBH 100% vốn nước ngoài, 4 DNBH liên
doanh), 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (trong đó 10 DNBH 100% vốn nước ngoài), 10
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (trong đó 4 DNBH 100% vốn nước ngoài), và 1 doanh
nghiệp tái bảo hiểm. Hiện tại Bộ Tài Chính đã chấp nhận về nguyên tắc việc cấp giấy phép
thành lập và hoạt động cho 1 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ_Công ty bảo hiểm Cathay
Việt Nam và 1 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ_Công ty bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam.
 Sự đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm:
Do có nhiều công ty gia nhập ngành dẫn đến số lượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng
nhiều, đa dạng, phong phú cơ bản hơn đáp ứng nhu cầu và tạo được sự lựa chọn mang tính
cạnh tranh cho khách hàng. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 20 sản phẩm bảo hiểm, thì đến nay
khối Phi nhân thọ đã có 3 sản phẩm bảo hiểm bắt buộc và 600 sản phẩm BH do DNBH đăng
kí với Bộ Tài chính; Khối NT có gần 200 sản phẩm BH được Bộ Tài chính phê duyệt nâng
tổng số sản phẩm bảo hiểm lên rất nhiều so với trước đây. Ngoài ra, giữa các sản phẩm BH
cũng có sự khác biệt giữa DNBH này với DNBH khác mang lại nhiều tiện ích và sự lựa chọn
hơn cho khách hàng. Đã có nhiều sản phẩm BH đòi hỏi kĩ thuật công nghệ BH cao như BH
hàng không, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm đóng tàu, bảo hiểm công trình 70
tầng, bảo hiểm các công trình ngầm. Đặc biệt, BHNT đã ra đời, phát triển sản phẩm BH liên
12
kết chung (Universal life) và BH liên kết đơn vị (Unit link) phù hợp với sự phát triển của thị
trường BH – chứng khoán – đầu tư – tài chính trong giai đoạn mới.
 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao:
Không những đa dạng về số lượng sản phẩm bảo hiểm, các công ty bảo hiểm giờ đây
ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc củng cố chất lượng và dịch vụ của mình, làm sao cho sản
phẩm bảo hiểm có thể dễ dàng đến tay khách hàng và khách hàng hài lòng với dịch vụ của
công ty. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ thể hiện ở việc năng lực quản lý điều hành và chất
lượng cán bộ BH ngày càng chuyên nghiệp. Lãnh đạo DNBH, các Trưởng phòng, Giám đốc
chi nhánh đều được trải qua các khóa đào tạo trong và ngoài nước đạt tiêu chuẩn qui định của
Bộ Tài chính. Toàn ngành có trên 90% cán bộ BH có trình độ đại học, trong đó, 5% có trình
độ trên đại học, có trên 1.000 cán bộ tốt nghiệp các khóa đào tạo BH nước ngoài có trình độ

đại học và sau đại học. Năm 1993, ngành BH mới có 500 cán bộ, công nhân viên, đến nay,
toàn ngành đã có tới 14.000 cán bộ, công nhân viên và 140.000 đại lý BH, trong đó có 90.000
đại lý BH NT chuyên nghiệp. Một con số chứng minh cụ thể như sau tính đến cuối kì năm
2009 số lượng đại lý bảo hiểm (cá nhân kinh doanh) là 94.626 người tăng 31,3%, trong đó
Prudential là 33.324 người, Bảo Việt 18.149 người và Dai-ichi 14.198 người. Số lượng đại lý
mới tuyển dụng trong năm là 88.198 người, trong đó Prudential 33.878 người, AIA 13.872 và
Dai-ichi 11.089 người.
Hơn thế nữa sự ra đời các công ty BH có vốn nước ngoài đã là tấm gương cho các
DNBH học tập kinh nghiệm, phương thức quản lý điều hành DNBH, nghiên cứu, phát triển
sản phẩm BH, phát triển kênh phân phối qua khâu trung gian BH là môi giới BH, đại lý BH.
Gần đây, trong quá trình cổ phần hóa, các DNBH đã hướng tới chọn đối tác chiến lược là các
công ty BH hàng đầu quốc tế để tiếp thu phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ quản lý, điều
hành của họ.
 Doanh thu bảo hiểm, năng lực tài chính ngày một tăng:
Đối mặt với những bước thăng trầm của nền kinh tế thị trường cùng với sự cạnh
tranh gay gắt khi mà số lượng doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng tăng, thêm vào đó sự đa
dạng hóa các gói sảm phẩm song song với việc giảm phí bảo hiểm nhưng doanh thu bảo
hiểm luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, cụ thể là: Năm 1993, doanh thu BH mới
đạt 700 tỉ đồng, chiếm 0,37% GDP. Năm 2006 doanh thu BHPNT đạt 6.360 tỉ đồng tăng
13
16% so với năm 2005 chưa tính đến doanh thu của bảo hiểm Toàn cầu 46 tỉ đồng và AIG,
doanh thu bảo hiểm Nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng tăng 5% so với năm 2005. Năm 2007 doanh
thu BH đạt 17.846 tỉ đồng, chiếm 2,11% GDP, trong đó NT đạt 9.486 tỉ đồng, PNT đạt
8.360 tỉ đồng. Năm 2008 doanh thu BH ước đạt 21.314 tỉ đồng, chiếm 2,22% GDP, trong
đó NT ước đạt 10.489 tỉ đồng, tăng trưởng 11%, PNT ước đạt 10.825 tỉ đồng, tăng trưởng
29%. Năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 13.616 tỉ đồng tăng 2.738 tỉ đồng
đồng so với năm 2008 tương đương 25.16%, bảo hiểm nhân thọ đạt doanh thu phí bảo hiểm
11.857 tỉ đồng, tăng 14% với 4.259.766 hợp đồng bảo hiểm sản phẩm chính. Tổng doanh
thu Phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 14.427 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ
năm 2009, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 7.940 tỷ đồng, tăng 25%

so với cùng kỳ năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 6.487 tỷ đồng, tăng
14,39% so với cùng kỳ năm 2009.
Cạnh tranh trong việc cắt giảm phí bảo hiểm giờ đây đã không còn là giải pháp an
toàn. Mà về lâu dài họ thấy được việc đa dạng hóa các gói sản phẩm, không ngừng nâng cao
chất lượng phục vụ mới là con đường sáng sủa. Để làm được điều này các doanh nghiệp bảo
hiểm đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính. Năm 1993, ngành BH có vốn chủ sở hữu
145 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỉ đồng, đến nay, vốn chủ sở hữu đã lên tới trên 17.500 tỉ
đồng, dự phòng nghiệp vụ lên tới 35.485 tỉ đồng. Khối BH PNT có vốn chủ sở hữu 10.676 tỉ
đồng, dự phòng nghiệp vụ 5.611 tỉ đồng, khối NT có vốn chủ sở hữu 6.824 tỉ đồng, dự phòng
nghiệp vụ 34.446 tỉ đồng. Đặc biệt, có DNBH có vốn chủ sở hữu lớn như Bảo Minh 2.067 tỉ
đồng, PVI 1.754 tỉ đồng, Bảo Việt 1.005 tỉ đồng, có dự phòng BH cao như Bảo Việt 1.895 tỉ
đồng, Bảo Minh 635 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân Thọ 12.215 tỉ đồng, Prudential 13.059 tỉ đồng.
Vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ tăng mạnh làm cho năng lực BH của từng DNBH
nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái BH trong nước và giảm dần phần tái bảo hiểm nước
ngoài.
 Sự đóng góp của bảo hiểm vào nền kinh tế:
Sự ra đời của ngành bảo hiểm không chỉ mang lại cho nền kinh tế một công cụ khắc
phục tổn thất khi rủi ro xảy ra, giảm thiểu tổn thất cho cả nền kinh tế. Mà đó còn là một kênh
đầu tư an toàn khi thị trường tài chính, chứng khoáng biến động bất thường. Chính nhờ vào
những lợi thế riêng có của mình ngành bảo hiểm đã thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi.
14
Đến lượt họ đầu tư vào nền kinh tế, mang lại cho nền kinh tế một khoảng vốn khổng lồ cực kì
quan trọng. Năm 1993, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân mới ở mức 300 tỉ đồng. Năm 2006 đã
đầu tư vào nền kinh tế trên 35.000 tỉ đồng. Năm 2007 đầu tư vào nền kinh tế quốc dân gần
9.000 tỉ đồng, Năm 2008, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân ước đạt 50.896 tỉ đồng, trong đó,
BH NT là 36.012 tỉ đồng, BH PNT là 14.884 tỉ đồng. Năm 2009 PNT đầu tư nền kinh tế quốc
dân 20 447 tỷ đồng, NT là 47.597 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6 năm 2010, các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 51.525 tỷ đồng, tăng 2.394 tỷ
đồng so với năm 2009.
Các khoản đầu tư của DNBH đều đảm bảo an toàn, hiệu quả, chủ yếu là đầu tư vào

trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư có đảm bảo. Tiền lãi đầu tư đã
tạo điều kiện cho các DNBH trả bảo tức ngày một tốt hơn cho khách hàng, một phần để bù
đắp chi phí hoạt động, một phần đem lại cổ tức cho các cổ đông. Các khoản đầu tư của
DNBH là nguồn vốn trung và dài hạn cho các công trình, các dự án phát triển nền kinh tế xã
hội.
Bên cạnh việc tạo ra một kênh đầu tư an toàn, công cụ giảm thiểu tổn thất hiệu quả thì
chúng ta không thể bỏ qua một đóng góp quan trọng của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế
đó chính là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Năm 1993, ngành BH nộp ngân sách
nhà nước 68 tỉ đồng. Năm 2006 các DNBH đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 1.000
tỉ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của
nhân viên bảo hiểm và đại lý bảo hiểm). Năm 2007 nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ
đồng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đại lý và thuế thu nhập doanh nghiệp).
Năm 2008, ước đạt 450 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành BH tạo nguồn thu thuế VAT gần 1.000 tỉ
đồng, thuế thu nhập cá nhân của nhân viên và đại lý BH gần 1.000 tỉ đồng. Các DNBH đã tài
trợ cho các hoạt động thể thao, văn hóa, xã hội, từ thiện hàng trăm tỉ đồng.
Ngành BH xứng đáng là tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội, góp phần ổn định
sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống trước những rủi ro hiểm họa xảy ra. Năm 1993, ngành
BH giải quyết bồi thường 120 tỉ đồng, đến năm 2007, ngành BH đã giải quyết bồi thường
3.229 tỉ đồng đối với BH PNT, trả tiền BH 2.239 đối với BH NT. Năm 2008, BH PNT giải
quyết bồi thường ước đạt 4.500 tỉ đồng và trả tiền BH NT ước đạt trên 3.000 tỉ đồng. Nhiều
tổn thất lớn xảy ra đã và đang được giải quyết bồi thường. Ngoài ra, các DNBH còn tích cực
15
làm tốt công tác đề phòng, hạn chế tổn thất cho các công trình đường lánh nạn, gương cầu lồi,
hàng rào hộ lan, đường gom, đường dân sinh, khắc phục điểm đen tai nạn.
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật dành cho hoạt động bảo hiểm:
Trước sự đóng góp đáng kể của ngành bảo hiểm cho nền kinh tế, nhà nước ta đã
không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo
điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển. Trong đó, Luật kinh doanh BH được ban hành năm
2000, NĐ 42, NĐ 43, TT 71, TT 72 được ban hành tháng 8 năm 2001 đến nay được sửa đổi,
bổ sung thành NĐ 45, NĐ 46, TT 155, TT 156 ban hành năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật

kinh doanh BH. NĐ 103 về BHBB TNDS chủ XCG, NĐ 130 BH Cháy nổ bắt buộc, NĐ 125
về BHBB TNDS trong kinh doanh vận tải thủy nội địa, NĐ 118 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kinh doanh BH, QĐ 153 – BTC về chỉ tiêu giám sát tài chính DNBH,
QĐ 175/TTg về chiến lược phát triển thị trường BHVN,…. Các Luật được ban hành hoặc sửa
đổi, bổ sung trong giai đoạn 15 năm qua cũng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến BH như
Luật phòng cháy chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông thủy nội địa, Luật
Hàng hải, Luật Hàng không, Luật Du lịch,…. Những văn bản pháp quy nói trên là cơ sở pháp
lý để ngành BH phát triển. Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh BH thể hiện sự
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, của DNBH, phát huy tính chủ động, tự
chịu trách nhiệm của DNBH, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm.
Năm 2007 chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn
thiện thêm một bước với việc ban hành NĐ 45, NĐ 46 ngày 27/3/2007, Thông tư 155, 156
hướng dẫn thi hành NĐ 45, NĐ 46 ngày 20/12/2007, Thông tư liên tịch Bộ Công an, Bộ Tài
chính số 41 và QĐ 28 ngày 14/4/2007 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Thông tư liên tịch Bộ
Công An, Bộ Tài Chính số 16 và QĐ 23 ngày 9/4/2007 về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe
cơ giới, QĐ 96 ngày 19/11/2007 và QĐ 102 ngày 14/12/2007 về triển khai bảo hiểm liên kết
chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Các văn bản pháp quy trên vừa nâng cao chế độ quản lý
Nhà nước, vừa tạo tính chủ động, sáng tạo cho doanh nghiệp bảo hiểm, vừa bảo vệ quyền lợi
người tham gia bảo hiểm và đã góp phần tích cực phát triển thị trường bảo hiểm Việt
Trong năm 2008 một số văn bản pháp luật ra đời đã góp phần tích cực vào việc thúc
đẩy và minh bạch hoạt động kinh doanh bảo hiểm như Nghị định 103/2008/NĐ-CP về bảo
16
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, cùng với Thông tư hướng dẫn thực hiện số
126/2008/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2008.
Từ năm 2008, Vụ Bảo hiểm chính thức chuyển thành Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thị trường, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ,
Bộ Tài chính tới lĩnh vực bảo hiểm. Từ trước đến nay, quan điểm bảo hiểm chỉ là ngành dịch
vụ, nên ít được quan tâm, trong khi trên thế giới doanh thu từ bảo hiểm luôn chiếm tỷ trọng
rất cao. Tại các nước phát triển, doanh thu này chiếm 8-15% GDP trong khi tại Việt Nam mới
chỉ là 2%. Việc thành lập Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng sẽ góp phần tăng cường công

tác quản lý và giám sát thị trường bảo hiểm, nhằm phát triển và ổn định thị trường này theo
hướng lành mạnh.
Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được tăng cường
vào năm 2010 bằng việc ban hành Thông tư 03 hướng dẫn thi hành NĐ 41 xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Cục quản lý giám sát bảo hiểm quản lý chặt
chữ khâu đào tạo đại lý cấp chứng chỉ cho 47.888 với trên 50.274 học viên tham dự. Cục quản
lý giám sát bảo hiểm đã chấp nhận về nguyên tắc cấp phép hoạt động cho công ty bảo hiểm
phi nhân thọ Cathay và công ty bảo hiểm nhân thọ Fubon. Cục quản lý giám sát bảo hiểm
đang tiến hành thanh tra và kiểm tra một số doanh nghiệp bảo hiểm theo kế hoạch năm 2010.
PHẦN 3: TRIỂN VỌNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ
TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn. Các
cơ sở cho nhận định này là:
1. Về dân số và nhu cầu đào tạo
Hiện nay dân số Việt Nam là 85 triệu người - đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Điểm
đáng chú ý, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ với 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm
hơn 60% tổng dân số; tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện (từ 50 tuổi trong những
năm 1960 tăng lên 72 tuổi vào năm 2005). Với dân số trẻ cùng với truyền thống hiếu học
cộng với yêu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao sau khi Việt Nam hội nhập vào
kinh tế thế giới, dẫn đến nhu cầu đào tạo của Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu đào
17
tạo chất lượng cao cả ở trong và ngoài nước kéo theo yêu cầu tài chính cho đào tạo ngày càng
lớn.
2. Phát triển kinh tế
Từ khi thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt
bậc và theo dự đoán Việt Nam tiếp tục đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong thời
gian tới (dự báo trên 7%/năm); đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của
Ngân hàng Thế giới: năm 2010 GDP/người của Việt Nam sẽ đạt 1.000 USD, và hơn thế nữa,
người Việt Nam có truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất thế
giới. Đáng chú ý, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, tạo

ra nhu cầu cao về bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ.
Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm
cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập
một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Các cá nhân đã quan tâm nhiều hơn
đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể sống độc lập về tài chính, không
phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân.
3. Sự phát triển của thị trường tài chính
Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của
doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tạo là cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn
với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác. Ví dụ như:
 Liên doanh ngân hàng - bảo hiểm: Theo xu hướng chung trên thế giới, hệ thống ngân
hàng và bảo hiểm Việt Nam cũng đang "xích lại gần nhau" bằng sự liên kết trong các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ, theo hướng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch
vụ. Loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp với sản phẩm ngân hàng (Bancassurance) đã du nhập
vào Việt Nam từ lâu nhưng chỉ dừng lại ở việc hợp tác ngân hàng - bảo hiểm hoặc các công ty
bảo hiểm nhân thọ xây dựng những sản phẩm phù hợp để nhờ ngân hàng là nhà phân phối sản
phẩm mà chưa có công ty nào chuyên kinh doanh loại hình này. Theo nhìn nhận của nhiều
chuyên gia, việc kết hợp giữa ngân hàng - bảo hiểm tại Việt Nam sẽ là xu thế phát triển mạnh
trong thời gian tới, đặc biệt khi việc thanh toán tiền mặt giảm dần và được thay thế bởi
phương thức thanh toán qua hệ thống ngân hàng.
18
 Ngoài ra ta cũng nhận thấy từ góc độ ngân hàng, bên cạnh việc phối hợp với các công
ty bảo hiểm thiết kế các sản phẩm ngân hàng - bảo hiểm, nhiều ngân hàng theo định hướng
phát triển thành các tập đoàn tài chính cũng muốn phát triển thêm hoạt động bảo hiểm bên
cạnh hoạt động truyền thống, vừa giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường khả năng
quản lý rủi ro và mang lại hiệu quả kinh doanh. Như vậy ta thấy các ngân hàng cũng như các
hãng bảo hiểm đều thu được lợi ích từ hoạt động liên doanh này cụ thể hệ thống phân phối
được mở rộng, tận dụng được thế mạnh mỗi loại hình hoạt động. Do đó, xu hướng đầu tư và
hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm sẽ phát triển mạnh và mang lại hiệu quả lớn.
Tại Việt Nam, hiện nay cũng có một số mô hình liên kết đang được triển khai như Bảo

Việt, Prudential với các ngân hàng. Hay một hãng bảo hiểm của Pháp liên kết với bưu điện
Khách hàng sẽ tìm thấy sự thuận tiện, tiết kiệm được thời gian qua sự liên kết này khi thực
hiện các giao dịch.
 Không liên doanh mà thành lập thêm: Sự “giao thoa” giữa hoạt động kinh doanh bảo
hiểm với ngân hàng đang được thể hiện rõ trên thị trường thế giới. Hiện nay đã có nhiều tập
đoàn bảo hiểm có ngân hàng thương mại và ngược lại, nhiều ngân hàng thương mại thành lập
công ty bảo hiểm. Đây là xu hướng thể hiện sự hỗ trợ nhau cùng kinh doanh và phát triển.
Một số công ty bảo hiểm đang có dự định thành lập ngân hàng thương mại. Ngược lại, một số
ngân hàng thương mại cũng đang rục rịch lên kế hoạch thành lập các công ty bảo hiểm trực
thuộc. Lợi thế của các công ty bảo hiểm có ý định thành lập ngân hàng thương mại là kinh
nghiệm thị trường đã có, mạng lưới đại lý rộng khắp, năng lực tài chính đủ mạnh - đặc biệt là
nguồn vốn dài hạn – và lượng khách hàng tiềm năng lớn từ các đối tượng tham gia bảo hiểm
hiện có. Lợi thế của ngân hàng khi triển khai mô hình này cũng gần giống như lợi thế của các
công ty bảo hiểm muốn lập ngân hàng. Như vậy, mỗi loại hình đều muốn tham gia thêm một
dịch vụ tài chính mới. Tuy nhiên, sự “giao thoa” này không dễ dàng khi mà việc xúc tiến vẫn
đang nằm trong dự tính của các nhà hoạch định chính sách. Mặt khác, thành lập ngân hàng
thương mại trong tập đoàn bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm tạo được kênh phân phối
sản phẩm bảo hiểm tốt nhất cho mình khi ngân hàng đứng ra bán sản phẩm bảo hiểm, thu phí
bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm. Ngược lại, khi khách hàng bảo hiểm gặp khó khăn trong đời
sống tiêu dùng thì người ta có quyền vay qua ngân hàng của công ty mình tham gia bảo hiểm.
Số tiền vay có thể tương đương số phí bảo hiểm mà người ta đã đóng vào.
19
4. Sự ủng hộ của Nhà nước Việt Nam
Sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị
trường thông qua việc tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành
cũng như thực thi chính sách hội nhập nhằm tiếp thu công nghệ kinh doanh, công nghệ quản
lý tiên tiến cho sự phát triển của ngành:
 Xây dựng Học viện bảo hiểm để đào tạo cán bộ cho ngành bảo hiểm Việt Nam.
 Các công ty có điều kiện xây dựng phần mềm quản lý bảo hiểm trong đó có quản lý
hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, phân

tích tính phí bảo hiểm, thương mại điện tử.
 Hoàn thiện hành lang pháp lý và sân chơi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nhất là trong
các loại hình bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản hàng hóa dễ gây độc hại môi trường, dễ
cháy nổ, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế…
PHẦN MỞ RỘNG: SINGAPORE_MỘT QUỐC GIA PHÁT TRIỂN
MẠNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM.
1. Singapore - đảo quốc sư tử
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc với nhiều nền văn hóa khác nhau như Trung
Quốc, Ấn Độ, Mã Lai,… Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập
từ bên ngoài. Không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, do vậy nông nghiệp không phát triển,
hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á
và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến
và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng
đầu châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu
nhập quốc dân).
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri
thức. Singapore có một nền kinh tế tự do, với sự không hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài
của doanh nghiệp và việc làm của các chuyên gia nước ngoài, điều đó thu hút hơn 7.000 công
ty đa quốc gia sử dụng Singapore như là một bàn đạp cho hoạt động kinh doanh của họ.
20
Với những điều kiện đó, các nghiệp đoàn có một nền tảng mà từ đó họ có thể thiết lập
và hoạt động bảo hiểm kinh doanh ở Singapore và khu vực xung quanh.
Ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ của nước này đạt kỉ lục 304,000,000 dola trong
tổng doanh thu bảo hiểm trong quý II năm 2009, tăng 38% so với quý trước, tăng nhẹ so với
quý IV năm 2008.
2. Chính sách, sáng kiến của singapore nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm:
a. Singapore đã quyết định mở cửa thị trường bảo hiểm của mình. Vào 8/1999,
trong hội nghị Thái Bình Dương đã tổ chức Hội nghị Bảo hiểm tại Singapore, thủ tướng Lý
Hiển Long đưa ra chương trình MAS (monetary authority of singapore) về tự do hoá của

ngành bảo hiểm.
b. Internet cũng sẽ phát triển ở tầm quan trọng như là một nguồn thông tin và một
nền tảng cho các giao dịch và thanh toán. Nó cho phép giảm chi phí hơn nữa, và cạnh tranh
ngày càng tăng bằng cách cho phép người tiêu dùng so sánh và lựa chọn các sản phẩm cạnh
tranh trên quy mô mà không có phương tiện nào khác thực hiện được.
c. Có ba phương pháp cơ bản trong việc tiếp cận để nâng cao hiệu quả của kênh
phân phối bảo hiểm tại Singapore:
• Thứ nhất, mở ra các kênh phân phối khác, bao gồm phân phối trung gian độc lập,
bancassurance (tổ chức ngân hàng tham gia bảo hiểm), tiếp thị trực tiếp, internet và tiếp thị
qua điện thoại để giảm chi phí và cải thiện dịch vụ cho người tiêu dùng.
• Thứ hai, nâng cao tính chuyên nghiệp của hệ thống phân phối truyền thống, hệ thống
này sẽ có một vai trò quan trọng trong thời gian tới. Để nâng cao trình độ kỹ năng và năng
suất trong số các chi nhánh, khuyến khích sự phát triển của một lớp trung gian đủ điều kiện để
phân phối một phạm vi rộng hơn các sản phẩm tài chính, MAS hiện đang thực hiện các yêu
cầu cấp giấy phép cho các cố vấn độc lập về tài chính, và mã số nhằm đạt được các tiêu chuẩn
phù hợp với việc bán các sản phẩm đầu tư khác nhau.
• Thứ ba, tiến tới đạt được sản phẩm chất lượng cao và công khai chi phí, cũng như các
tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế tốt nhất. Cải thiện công bố sẽ cho phép cạnh tranh minh bạch hơn,
và có thể khuyến khích sự phát triển của nhiều kênh phân phối hiệu quả.
21
LỜI KẾT THÚC
Bảo hiểm là một ngành quan trọng không riêng một nước mà cả thế giới, bảo hiểm
không chỉ là biện pháp di chuyển rủi ro mà còn là kênh huy động vốn đầu tư rất lớn. Bảo
hiểm rất cần thiết đối với đời sống kinh tế xã hội.
Qua bài luận này chúng ta thấy ngành bảo hiểm ngày càng lớn mạnh qua thời gian
phần lớn là do nền kinh tế đất nước ngày càng tăng trưởng và bảo hiểm phát triển cũng góp
phần tác động tích cực đến nền kinh tế.
Vậy để ngành bảo hiểm ngày càng phát triển thì phải xây dựng một nền kinh tế vững
mạnh và ngày càng tăng trưởng.


22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nguyên lý và thực hành bảo hiểm –Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM
2. Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ –Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM
3. www.webbaohiem.net
4. www.baohiem24h.net
5. www.baiviet.com.vn
6. www.baohiem.pro.vn
7. www2.vietnamnet.vn
23

×