Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật sản xuất giống cá sặc rằn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.68 KB, 4 trang )



Kỹ thuật sản xuất giống
cá sặc rằn


Kinh nghiệm ương nuôi cá sặc rằn giống
Khi sinh sản, con đực và con cái ghép tình với nhau nơi yên
tĩnh gần bờ có cây cỏ thủy sinh để đẻ trứng. Khi cá cái đẻ
xong, cá đực thường gom trứng vào miệng và nhả trở lại mặt
nước dưới dạng tổ bọt. Trong giai đoạn phôi thai và giai đoạn
cá mới nở, cá đực và cá cái thay nhau canh gác để bảo vệ tổ
đàn con của chúng. Trong điều kiện 28-30o, trứng thụ tinh và
nở sau 24 giờ. Cá con sau khi nở được nuôi bằng noãn hoàng
2-3 ngày. Sau khi tiêu thụ hết noãn hoàng, cá con di chuyển
xuống lớp dưới để kiếm mồi. Thông thường cá ương trong ao
sau 30 ngày sẽ đạt chiều dài 2-3cm.
Cá bố mẹ được nuôi trong ao (mặt ao nên thả rau muống).
Mật độ thả cá khoảng 25-30 con/m2, thức ăn cho cá là cám
mịn (85%), bột cá (5-8%). Lượng thức ăn bằng 2% trọng
lượng cá mỗi ngày. Khi thấy mực nước ao cạn, phải thêm
nước sao cho nước luôn ở mức 1,5m để giữ môi trường nuôi
được trong sạch tạo điều kiện kích thích phát dục để tháng 4-
5 cá bắt đầu đẻ ngay trong ao nuôi. Có thể để nuôi ngay cá
con trong ao hay vớt đi nơi khác nuôi cũng được. Vào đầu
mùa mưa, khi cá thành thục bắt đầu sinh sản, có thể cho đẻ
trong điều kiện nhân tạo bằng cách chuẩn bị bể xi măng có
kích thước 1 x 2 m; không có bể thì dùng lu hay chậu cũng
được. Lấy nước sạch, giữ độ sâu khoảng 40cm. Lấy lá môn
úp lêm mặt nước làm tổ cho cá, chọn con cá bụng to mềm, lỗ
hậu môn lòi ra (màu hồng). Còn cá đực thì vuốt nhẹ thấy tinh


màu sữa chảy ra. Chích thuốc cho cá đẻ HCG (Human
Chrionic Gonadotropinhormon). Liều dùng cho cá đực bằng
1/3 cá cái. Cá sẽ đẻ trứng, chờ cá đẻ xong thì vớt đi nơi khác
ấp. Trong thời gian này thay nước mỗi ngày một lần, vớt bỏ
những trứng ung. Sau khi cá nở, chuyển chúng xuống ao để
ương thành cá giống.
Trước khi thả xuống ao, cần chuẩn bị ao để ương cá bột: vét
cạn bùn, chỉ để lại một lớp mỏng 0,2-0,3m; lấp hết các hang
cua, lỗ mọi. Bón vôi bột với lượng 10kg/100m2 ao. Nếu
trong ao có nhiều mầm bệnh hay pH thấp thì bón tăng lượng
vôi và phơi đáy ao 2-3 ngày rồi cho nước sông vào ao sâu tới
1,5m. Khi thức ăn tự nhiên phát triển và nước chuyển sang
màu xanh nõn chuối thì bắt đầu thả cá. Trong 10 ngày đầu,
tùy theo màu nước của ao mà bón phân thích hợp để tạo quần
thể thực vật thủy sinh trong ao. Nên thả cá vào lúc trời mát.
Trước khi thả, nên ngâm bao chứa cá khoảng 30 phút cho
nhiệt độ nước trong bao bằng nhiệt độ nước ao. Khi thả cá
nên mở miệng bao cho nước vào từ từ. Mật độ thả trung bình
500-600 con/m2, sau khi thả cá 2/4 giờ, dùng lòng đỏ trứng
gà vịt đã luộc chín hòa với sữa đậu nành rắc đều trong ao 3-4
lần/ngày (mỗi ngày 2-3 trứng + 6 kg đậu nành xay nấu chín
cho 1000m2 ao nuôi). Sau khi thả được 1 tuần, cho ăn bột
bắp, cám (2 lần/ngày), rải đều khắp ao, tuần đầu cho ăn
0,5kg/100 m2 ao, sau đó tăng dần.

×