Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.7 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  
Nhóm 24 _ NH12
1. Nguyễn Thị Diễm Hằng
2. Nguyễn Thị Huyền
3. Lê Thị Quỳnh Như
4. Trần Thị Kim Phụng
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 2
I. Bảo hiểm bắt buộc
1. Khái niệm 3
2. Các loại bảo hiểm bắt buộc 3
II. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1. Khái quát chung về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới 3
2. Tại sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc bảo
hiểm? 8
III.Tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới hiện
nay 11
Kết luận 13
LỜI MỞ ĐẦU
2
Hiện nay tai nạn giao thông gia tăng ngày càng nhanh, làm thiệt hại đến tính mạng
sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội, gây nên khó khăn về
kinh tế, tình cảm cho người bị nạn. Người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc
phục những thiệt hại đó. Tuy nhiên, việc bồi thường cũng gặp nhiều khó khăn do khả
năng tài chính của người gây thiệt hại và không đạt được thỏa thuận giữa hai bên.
Nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe, bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ra đời và đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã


hội. Do đó mỗi người cần phải hiểu và tham gia bảo hiểm vì lợi ích của bản thân và xã
hội. Vì vậy nhóm chọn đề tài: “Bảo hiểm bắt buộc là gì? Tại sao bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc bảo hiểm?”
3
I. Bảo hiểm bắt buộc
1. Khái niệm:
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo
hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp
dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an
toàn xã hội.
2. Các loại bảo hiểm bắt buộc:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới,
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- Bảo hiểm cháy, nổ;
Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.
II. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1. Khái quát chung về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới
Ngày 16-9-2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP quy
định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nghị định này thay
thế Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17-12-1997 của Chính phủ về chế độ BHBB
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Theo đó, chủ xe cơ giới phải tham gia BHBB
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
• Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới theo quy định tại Nghị định này và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt

buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.
4
2. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới.
3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ
giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự
nguyện.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua
đại lý bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật
Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp
luật liên quan.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm đó chấp thuận bằng văn bản.
• Phạm vi bồi thường thiệt hại:
• Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây
ra.
• Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển
hành khách do xe cơ giới gây ra.
Khi tai nạn xảy ra, có thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản của bên thứ ba do xe
cơ giới gây ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền
mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc
5
doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại nếu chủ xe cơ giới

chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Người thứ ba: là những người bị thiệt hại về thân thể về tài sản do việc sử dụng
xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:
a) Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó.
b) Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó.
c) Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu được giao cho người khác chiếm
hữu, sử dụng chiếc xe đó.
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối
với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ
giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
• Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây
gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới
được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm
chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ
phí bảo hiểm. Những trường hợp đặc thù do Bộ Tài chính quy định.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm để áp dụng và
quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước.
• Phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm
khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
6
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả
đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe
cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm.
• Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là một năm, trong các trường hợp sau,

thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh
thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của pháp luật.
2. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo
hiểm.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển
quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.
• Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm chỉ được hủy bỏ trong những trường hợp sau:
a) Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật;
b) Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
c) Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận;
d) Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông được
cơ quan công an xác nhận; xe tạm nhập, tái xuất.
2. Chủ xe cơ giới muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho
doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm muốn huỷ bỏ và các
bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo
quy định tại khoản 1 Điều này.
7
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông
báo huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm
phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phần phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Doanh
nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm
đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã xảy ra
sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.
4. Trường hợp chủ xe cơ giới không có thông báo về việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm,
nhưng doanh nghiệp bảo hiểm có những bằng chứng cụ thể về việc xe cơ giới thuộc

đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì
doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới để thực hiện các thủ tục huỷ
bỏ hợp đồng. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà chủ xe cơ giới không
thực hiện các thủ tục huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên
được huỷ bỏ.
• Loại trừ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
• Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.
• Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe,
lái xe cơ giới.
• Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với
loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.
• Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn
liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
• Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
• Chiến tranh, khủng bố, động đất.
8
• Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy
tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
• Thời hạn bồi thường:
Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là một năm kể từ ngày xảy ra
tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng. Thời
hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được
hồ sơ bồi thường trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường
hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm
là 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi
thường. Quá thời hạn trên, quyền khởi kiện không còn giá trị.
2. Tại sao bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới lại bị bắt buộc bảo hiểm?
Lịch sử phát triển bao đời nay đã cho thấy những rủi ro bất ngờ luôn xảy ra ngoài
ý muốn của con người. Mà tính mạng con người là vô giá không thể tính toán bằng

tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức khoẻ một cách chính xác.
Trong công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh cho toàn
xã hội nhưng nó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt hại đến tính
mạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội, gây nên khó khăn
về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn.
Như vậy tai nạn giao thông là mối đe doạ từng ngày từng giờ đối với các chủ
phương tiện, mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai nạn một
cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu
quả thường phức tạp, kéo dài. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thỏa
thuận giữa chủ phương tiện và người bị hại nên dẫn đến nhiều khúc mắc trong việc
bồi thường (hoặc bồi thường không xứng đáng hoặc bồi thường không đúng thiệt hại
thực tế), có những vụ tai nạn chủ xe không có điều kiện để giải quyết bồi thường,
nhiều trường hợp lái xe bị chết trong vụ tai nạn đó cho nên việc giải quyết tai nạn trở
nên khó khăn hơn.
9
Chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời xuất phát
từ lợi ích chung của cộng đồng cũng như lợi ích riêng của từng người dân, nhằm bảo
vệ lợi ích chính đáng của những người tham gia giao thông.
Người sử dụng xe cơ giới – nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ cho riêng người
điều khiển xe cơ giới mà còn gây ra những thiệt hại về người và tài sản cho người thứ
ba, phải có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Bộ luật Dân sự quy định, chủ xe cơ
giới phải bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Nhưng trên thực tế nhiều nạn nhân,
nhiều gia đình nạn nhân không được bồi thường thiệt hại do chủ xe không đủ khả
năng tài chính hoặc người gây tai nạn bị chết trong tai nạn.
Để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi thường
thỏa đáng, Nhà nước quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe
cơ giới. Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới trước hết
nhằm mục đích nhân đạo, bảo vệ người dân. Nếu không may bị tai nạn giao thông, họ
được bồi thường thiệt hại.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới cũng có lợi cho chủ xe.

Nếu không may gây tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm thay thế họ bồi thường cho người
bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu họ đã bồi thường cho người bị nạn thì doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn trả cho họ số tiền hợp lý mà họ đã bồi thường.
• Ý nghĩa của việc thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới
 Đối với chủ xe :
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không chỉ có vai trò to lớn đối
với người bị thiệt hại mà còn cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe
khi tham gia giao thông.
- Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương tiện tham gia
giao thông.
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh trách nhiệm dân sự,
trong đó có lỗi của chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham gia ký kết bảo
10
hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục hồi lại tinh thần, ổn định
sản xuất., phát huy quyền tự chủ về tài chính, tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe.
- Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức trong việc đề ra các biện pháp hạn chế,
ngăn ngừa tai nạn băng cách thông qua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe.
- Góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn. Đây
là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với
người thứ ba.
 Đối với người thứ ba:
- Thay mặt người thứ ba bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. Vì khi chủ xe gây
tai nạn thì công ty thay mặt chủ xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách
nhanh chóng, kịp thời mà không phụ thuộc vào tài chính chủ xe.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng giúp cho người thứ ba ổn định về mặt tài chính
và về mặt tinh thần, tránh gây căng thẳng hay sự cố bất thường từ phía của nhà người
bị hại (trong trường hợp người thứ ba bị chết).
 Đối với xã hội:
- Từ công tác giám định cũng như công tác bồi thường sau mỗi một vụ tai nạn,

công ty bảo hiểm sẽ thống kê được các rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro để từ đó đề
ra biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất một cách hiệu quả nhất, giảm bớt những đáng
kể do hậu quả tai nạn giao thông gây ra cho mỗi người, giảm bớt thiệt hại cho toàn xã
hội. Đây là một hoạt động thể hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba còn làm
giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách
cho nhà nước. Việc đóng phí sẽ là nguồn chủ yếu để chi trả bồi thường cho người thứ
ba.
11
Đây là mục đích chủ yếu của nhà nước Việt Nam, nó thể hiện vai trò trung gian hòa
giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm.
Với tư cách là một nghiệp vụ bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thể hiện tính
nhân đạo, nhân văn cao cả trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một lần nữa bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba lại khẳng định sự cần
thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
III. Tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
hiện nay
Qua hai năm thực hiện bảo hiểm bắt buộc đối với xe cơ giới đã giải quyết bồi
thường tai nạn cho nạn nhân cũng góp phần đảm bảo quyền lợi nạn nhân khi chủ xe
không đủ khả năng tài chính, nhất là chủ xe môtô là nông dân và dân tộc ít người,
tránh được những kiện tụng xô xát gây mất trật tự xã hội.Tuy nhiên, nhìn chung số
lượng chủ xe môtô tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới còn
thấp, thiếu tự giác, đa số là mua để đối phó với xử phạt của công an. Một số chủ xe
ôtô mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới để đăng kiểm xong rồi
đề nghị huỷ hợp đồng. Các trường hợp trục lợi bảo hiểm đã bị phát hiện nhưng chưa
được kiên quyết xử lý. Con số thống kê tại các địa phương cho thấy, số xe ôtô tham
gia bảo hiểm lên tới trên 80% (trừ xe công an, quân đội và xe không lưu hành). Số xe
máy tham gia bảo hiểm ở từng địa phương từ 30% đến 35%, đặc biệt tại Gia Lai (tỉnh

miền núi) bà con dân tộc ít người có tỉ lệ tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự của chủ xe mô tô lên tới xấp xỉ 45%.
Nhờ có quyết định Bộ tài chính cho phép những vụ tai nạn không nghiêm
trọng, doanh nghiệp bảo hiểm được quyết định giám định tổn thất và giải quyết bồi
thường nên thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết bồi thường được nhanh chóng kịp thời.
Tuy nhiên, theo phản ảnh của các doanh nghiệp, việc giải quyết bồi thường vẫn còn
một số vướng mắc, những kiến nghị mà các doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra như: Bộ tài
chính cần trao quyền và trách nhiệm cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ động giám định
12
xác định tổn thất và giải quyết bồi thường hơn nữa. Đồng thời, Bộ tài chính và Bộ
công an cần có hướng dẫn về phân định lỗi, làm cơ sở cho việc hoà giải và thương
lượng với nạn nhân, quy trình xử lý khi tai nạn xảy ra Thường là các vụ trục lợi bảo
hiểm bị phát hiện tương đối muộn sau khi xảy ra tai nạn nên cơ quan công an khó
dựng lại được hiện trường để điều tra. Mặt khác doanh nghiệp bảo hiểm không có
quyền phạt hoặc xử lý những vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện này. Ngoài ra, để tránh
trường hợp trục lợi bảo hiểm, sau tai nạn mới mua bảo hiểm, các doanh nghiệp cũng
đề nghị cơ quan công an khi xử lý bất kỳ vụ tai nạn giao thông nào nên có kiểm tra
giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới toàn thị
trường của cả năm 2009 đạt 4.326 tỷ đồng, tăng 36,28% so với năm 2008. Trong
nhóm có doanh thu phí cao nhất năm 2009, bên cạnh những “cây đa cây đề”, năm
2009 người ta thấy có thêm những gương mặt mới như MIC… mặc dù khoảng cách
giữa doanh nghiệp cao nhất và thấp nhất trong nhóm này vẫn khá cách xa. Đứng thứ
nhất vẫn là Bảo Việt với doanh thu 1.139 tỉ đồng, thứ đến là PJICO đạt 652 tỉ đồng,
rồi Bảo Minh: 583 tỉ đồng, PVI: 533 tỉ đồng, MIC: 200 tỉ đồng, PTI: 196 tỉ đồng. Đặc
biệt, năm 2009 thị trường bảo hiểm xe cơ giới nổi lên gương mặt mới với những tham
vọng “thay đổi bức tranh thị phần” như Liberty. Mặc dù mới gia nhập thị trường chưa
đầy 2 năm song Công ty này đã đạt doanh thu bảo hiểm xe cơ giới là 132 tỉ đồng,
đứng thứ 10 của thị trường bảo hiểm xe cơ giới.
Tổng số tiền bồi thường toàn thị trường 5.094 tỉ đồng, tỉ lệ đã bồi thường (chưa

tính dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng dao động lớn, dự phòng bồi thường)
37,5%. Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Chartis 62,58%, Bảo Minh 59,98%,
QBE 50,45%, Liberty 47%, SVI 46,22%. Như vậy cùng với việc tăng trưởng về
doanh thu, tỷ lệ bồi thường tăng khá mạnh.
Mức bồi thường cao ở một số doanh nghiệp một phần là do năm này các doanh
nghiệp cải tiến thủ tục, khiến cho việc bồi thường cũng được giải quyết nhanh hơn.
Cũng không loại trừ năm nay các vụ việc bồi thường của các năm trước cũng được
giải quyết xong trong năm.
13
KẾT LUẬN
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới ra đời có ý nghĩa to lớn đối với
người tham gia bảo hiểm và xã hội. Nó giải quyết được các vướng mắc về việc giải
quyết bồi thường và đảm bảo lợi ích cho người bị nạn. Tuy nhiên, trên thực tế việc
tham gia bảo hiểm của người dân vẫn còn chưa cao, chủ yếu tham gia để đối phó chứ
chưa vì mục đích thiết thực của nó. Ngoài ra, còn có các hành vi trục lợi bảo hiểm, vì
lợi ích cá nhân. Thêm vào đó, việc xác định mức độ bồi thường và giải quyết bồi
thường vẫn còn một số bất cập, gây phiền toái cho người tham gia bảo hiểm. Nhưng
nhìn chung, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đã góp phần tích
cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
14

×