KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Nhóm 1
Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can
-Tài liệu nguồn tin về tội phạm như: tố giác của công dân, tin báo của cơ quan nhà nước
-Tài liệu nguồn tin về tội phạm như: tố giác của công dân, tin báo của cơ quan nhà nước
-Quyết định khởi tố bị can (cả QĐ phê chuẩn)
- Biên bản giao quyết định khởi tố bị can
- Biên bản giao quyết định thay đổi, bổ sung QĐ khởi tố bị can (nếu có)
Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được các cơ quan tiến hành tố tụng lập
hoặc thu thập trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và được sắp xếp theo một trình tự nhất định
phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài Biên bản giao quyết định khởi tố bị can- Biên bản
giao quyết định thay đổi, bổ sung QĐ khởi tố vụ án (nếu có) - Biên bản giao quyết định thay đổi, bổ
sung QĐ khởi tố bị can (nếu có)- Quyết định chuyển vụ án
Nhóm 2
Các tài liệu về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
- Biên bản bắt người phạm tội quả tang- Quyết định tạm giữ- Quyết định gia hạn tạm giữ (lần 1, lần 2)
- Lệnh bắt và khám xét khẩn cấp- Lệnh bắt (có phê chuẩn của VKS)- Biên bản bắt- Thông báo về việc
bắt
- Công văn xin phê chuẩn lệnh tạm giam- Lệnh tạm giam (QĐ phê chuẩn lệnh của VKS)- Thông báo về
việc tạm giam- Công văn về việc xin gia hạn tạm giam- Biên bản xác minh bị can trốn- Quyết định truy
nã- Biên bản bắt người có quyết định truy nã- Lệnh đình nã- Công văn xin huỷ bỏ biện pháp tạm giam
Quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú
Nhóm III
Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai của người tham gia tố tụng
-Lệnh khám xét -Biên bản khám xét-Biên bản thu giữ vật chứng-Biên bản giao nhận vật chứng-Lệnh kê
biên tài sản-Biên bản niêm phong đồ vật-Biên bản giao mẫu giám định-Biên bản thực nghiệm điều tra
-Biên bản nhận dạng-Bản ảnh hiện trường- Sơ đồ hiện trường- Biên bản khám nghiệm hiện trường-
Quyết định trả tài sản- Biên bản trao trả tài sản- Quyết định trưng cầu giám định- Thông báo kết luận
giám định
Nhóm IV
Các biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng
- Biên bản hỏi cung bị can- Biên bản đối chất- Biên bản ghi lời khai người bị hại- Biên bản ghi lời khai
nguyên đơn dân sự- Biên bản ghi lời khai người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án- Biên bản ghi
lời khai người làm chứng- Biên bản ghi lời khai người đại diện hợp pháp của bị can (nếu có)- Các tài
liệu giấy tờ khác
Nhóm V
Các tài liệu về nhân thân bị can
- Lý lịch bị can do địa phương hoặc cơ quan nơi bị can công tác cung cấp- Thông báo kết quả tra cứu
(danh chỉ bản bị can)- Trích sao án hình sự (nếu có tiền án chưa được xoá án)- Bản sao giấy khai sinh
hoặc tài liệu xác minh tuổi của bị can là người chưa thành niên- Đối với phụ nữ đang trong thời kì nuôi
con dưới 36 tháng tuổi phải có giấy khai sinh của đứa trẻ
Nhóm VI
Các tài liệu về kết thúc đIều tra
Tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vụ án, hoặc bị can: - Quyết định trưng cầu giám định pháp y-
Thông báo kết luận giám định pháp y- Quyết định truy nã - Quyết định tạm đình chỉ điều tra
- Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hoặc bị can Quyết định phục hồi điều tra
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
1. Mục đích:- Hiểu và nắm vững diễn biến của hành vi phạm tội Là cơ sở để LS xác định những vấn đề
cần trao đổi đề xuất với các CQ THTT. Là căn cứ để LS lập kế hoạch xét hỏi, lên phương án bào chữa,
hoặc bảo vệ cho thân chủ của mình.
2. Yêu cầu:
- Nghiên cứu một cách toàn diện- Nghiên cứu một cách đầy đủ Nghiên cứu theo một thủ tục hợp lí
- Sau nghiên cứu phải lập được 1 hệ thống chứng cứ làm tiền đề bảo vệ
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
1. Nghiên cứu hồ sơ theo trình tự tố tụng:- Theo phương pháp này, nghiên cứu các tài liệu tố tụng đầu
tiên (từ quyết định khởi tố vụ án), rồi mới nghiên cứu các tài liệu phản ánh về hành vi phạm tội của bị
can
2. Nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng
Phương pháp này nghiên cứu đầu tiên từ bản cáo trạng, kết luận điều tra rồi mới đến các tài liệu khác
có trong hồ sơ để kiểm tra tính xác thực đúng đắn của quyết định truy tố
IV. KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ NGHIÊN CỨU CÁO TRẠNG
-Đọc để hiểu nội dung và diễn biến vụ án:
Những chứng cứ Viện kiểm sát dùng để buộc tội bị cáo; việc truy tố của Viện Kiểm sát đối với bị cáo
-Cần ghi lại: *Thời gian, địa điểm *Hành vi phạm tội của bị cáo (theo mô tả của cáo trạng)*Nội dung
QĐ truy tố ? *Bị cáo nhận tội hay không nhận tội ?-Rút ra những điểm cần tập trung làm rõ khi nghiên
cứu hồ sơ
NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN ĐIỀU TRA
- Để hiểu diễn biến của hành vi phạm tội; các chứng cứ cơ quan điều tra dùng chứng minh tội phạm; ý
kiến đề xuất giải quyết vụ án - Ghi lại:Các hành vi phạm tội của bị can nêu trong bản cáo trạng nhưng
không đề cập trong kết luận điều tra Những tình tiết mâu thuẫn giữa cáo trạng và kết luận điều tra
Quan điểm giải quyết vụ án của cơ quan điều tra có lợi cho việc bảo vệKiểm tra thủ tục tố tụng của hồ
sơ
-Kiểm tra quyết định khởi tố bị can; -Kiểm tra quyết định khởi tố vụ án; -Kiểm tra các lệnh tạm
giữ, tạm giam;- Kiểm tra giấy khai sinh trong vụ án người chưa thành niên phạm tội;-Kiểm tra các kết
luận giám định; lệnh kê biên tài sản;Xem có bảo đảm thủ tục tố tụng hay không?
ĐỌC BIÊN BẢN HỎI CUNG BỊ CAN
Đọc kỹ bản hỏi cung bị can xem bị can có nhận những hành vi nêu trong cáo trạng không? thái độ, động
cơ, mục đích, việc thực hiện hành vi phạm tội, sự ăn năn hối hận của bị can (nếu bị can nhận tội) như thế
nào. Trường hợp bị can không nhận tội thì nắm được các lí lẽ, chứng cứ mà bị can đa ra để bào chữa cho
mình.
Đọc và ghi lại:
-Hành vi nào bị can nhận như bản cáo trạng (bút lục nào);-Hành vi nào cáo trạng nêu nhưng bị can
không thừa nhận, các căn cứ bào chữa của bị can chứng minh mình không có hành vi đó;-Hành vi nào bị
can nhậntội, nhưng sau đó không nhận nữa
Kiểm tra về thủ tục tố tụng
- Bản cung đầu tiên có giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can không Các tình tiết giảm nhẹ, hoàn
cảnh ĐK phạm tội - Hình thức biên bản hỏi cung có bị tẩy xoá, sửa chữa hay không. Nếu bị sửa chữa thì
có chữ kí xác nhận của bị can không. Thái độ khai báo của bị can.
Đọc lời khai người làm chứng
Đọc kỹ lời khai của người làm chứng để hiểu rõ sự việc phạm tội xẩy ra có những người nào biết; họ xác
định về các tình tiết của sự việc như thế nào, lời khai phù hợp hay không phù hợp, trên cơ sở đó luật sư
sử dụng để bảo vệ cho thân chủ
Yêu cầu khi đọc
- Phải xác định xem người làm chứng là trực tiếp hay gián tiếp;- Mối quan hệ của người làm chứng với
bị can và người bị hại;- §iều kiện chủ quan tiếp nhận tin tức: tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp, khả năng
tiếp thu thông tin, nhận thức của người làm chứng…; - Nếu nhiều lần khai lại có nội dung mâu thuẫn
nhau, cần tìm nguyên nhân của sự mâu thuẫn đó.
ĐỌC LỜI KHAI CỦA NGƯỜI BỊ HẠI
- Đọc để nắm nội dung diễn biến tội phạm.Hành vi thực hiện, mức độ thiệt hại, yêu cầu giải quyết bồi
thường.Khi đọc cần đối chiếu giữa lời khai của các lần với nhau xem có sự phù hợp hay mâu thuẫn; đối
chiếu lời khai của người bị hại với lời khai của bị can, lời khai của người làm chứng xem có điểm nào
phù hợp hay mâu thuẫn, ghi lại những điểm đó.
Có nhiều loại biên bản đối chất.Đọc các biên bản này để giúp luật sư có thêm cơ sở để đánh giá các lời
khai, sự phù hợp với các chứng cứ khác của lời khai.
ĐỌC BIÊN BẢN KHÁM XÉT, KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, THU THẬP VẬT CHỨNG,
BIÊN BẢN NHẬN DẠNG, BIÊN BẢN THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA…
Kiểm tra thủ tục tố tụng đối với các loại biên bản xem có đúng qui định của pháp luật không, có ghi
người chứng kíÕn không, những đồ vật cần niêm phong có chữ kí của chủ đồ vật không…Đối với các
hoạt động điều tra có mục đích thu thập vật chứng phải chú ý nơi và cách thức tìm được, nắm vững quá
trình thu thập vật chứng.
ĐỌC KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH
Kiểm tra các điều kiện cho việc ra kết luận giám định có đảm bảo không (số lượng, chất lượng các đồ
vật, tài liệu gửi đi giám định). So sánh kết luận giám định với các chứng cứ khác của vụ án để đánh
giá độ chính xác của kết luận giám định. Nếu thấy kết luận giám định không có cơ sở tin cậy thì ghi lại
và đề nghị với Toà án yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.
KIỂM TRA GIẤY TỜ VỀ LÝ LỊCH CỦA BỊ CAN
Đọc lí lịch bị can để tìm hiểu về nhân thân của họ. Ghi tóm tắt quá trình từ nhỏ đến lớn; hoàn cảnh gia
đình, điều kiện sống của họ. Phải đặc biệt chú ý ghi lại những điểm về nhân thân của bị can sẽ đề nghị
với Toà án chấp nhận là tình tiết giảm nhẹ hoặc xem xét khi quyết định hình phạt.
- Chú ý xem bị can có đồng ý với nội dung của bản cáo trạng hay không. Đồng thời xem xét bị can có
đưa ra được chứng cứ gì để bác bỏ 1 phần hay toàn bộ cáo trạng ?
ĐỌC CÁC LOẠI GIẤY TỜ, TÀI LIỆU KHÁC
Tuỳ thuộc vào từng vụ án cụ thể sẽ có những loại giấy tờ tài liệu khác để làm rõ các tình tiết của vụ
án như: các biên bản xác minh của cơ quan điều tra, Viện KS, các nhận xét và đề nghị của các cơ quan
đoàn thể, đơn từ khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng…
Luật sư không được bỏ qua bất cứ một loại giấy tờ nào nếu có liên quan đến người mình bảo vệ vì đôi
khi một giấy tờ tưởng là bình thường nhưng nếu đặt nó trong hệ thống tài liệu chứng cứ của vụ án thì lại
có ý nghĩa chứng minh.
Tóm lại, luật sư nghiên cứu hồ sơ phải tìm được những chứng cứ có lợi cho thân chủ để đề nghị Toà
án chấp nhận; tìm được những điểm mâu thuẫn, bất hợp lý trong các chứng cứ buộc tội để đề nghị Toà
án bác bỏ./.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ 03
9h ngày 02/03/2004 Hậu, Tân, Võ đi trên 1 xe máy va quyệt với xe máy do Dũng điều khiển. Cả 3
người liền xông vào đấm đá Dũng túi bụi vào mặt, ngực; Dũng liền rút trong túi ra 1 con dao gấp mũi
nhọn khua trước mặt rồi bỏ chạy, Tân, Võ đuổi theo xô Dũng ngã, do mất đà nên Võ ngã đè lên người
Dũng và bị con dao trong tay Dũng đâm vào ngực trái. Võ bị thương sau đó chết trên đường đi cấp cứu.
CQĐT đã KTVA, KTBC Dũng theo K3, Điều 104- BLHS, bắt giam Dũng. Anh (chị)- là LS đề xuất kiến
nghị gì với CQĐT ?