Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương bài giảng tại Học viện Tư pháp kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.22 KB, 12 trang )

Đề cương bài giảng tại Học viện Tư pháp:
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ
*
TS.LS PHAN TRUNG HOÀI
1 Tổng quan về kỹ năng nghiên cứu hồ sơ VAHS:
- Là một kỹ năng đặc biệt quan trọng của luật sư sau
khi kết thúc điều tra vụ án, là cơ sở cho việc hình
thành quan điểm bào chữa.
- Thể hiện khả năng nhận diện bản chất vụ án, nghiên
cứu, đánh giá tổng hợp vấn đề.
- Rèn luyện tác phong nghiêm túc, kỹ lưỡng, phương
pháp làm việc khoa học, thái độ đối với công việc và
đối với khách hàng.

2 Đặc điểm hồ sơ vụ án hình sự:
- Phân loại hồ sơ vụ án hình sự tùy theo thẩm quyền
của các cơ quan điều tra
- Cách thức sắp xếp tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sư:
+ Tập hồ sơ về thủ tục tố tụng chung của vụ án;
+ Tập hồ sơ thủ tục tố tụng của cá nhân từng bò can;
+ Tập lời khai của các bò can, nhân chứng, người liên
quan;
+ Tập biên bản xác minh, biên bản khám nghiệm
hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, các chứng từ,
tài liệu, vật chứng, kê biên tài sản…;
1
+ Các tài liệu liên quan đến trưng cầu và kết quả
giám đònh;
+ Tập các văn bản pháp quy điều chỉnh đến những
phạm vi và vấn đề liên quan đến vụ án;
+ Các tài liệu liên quan đến nhân thân, các đơn từ


khiếu nại và văn bản giải quyết trong quá trình điều tra…
ï
- Cách thức đánh dấu bút lục trong hồ sơ sau khi kết
thúc điều tra:
+ Trong quá trình khởi tố, điều tra, tài liệu của Cơ
quan điều tra hoặc do Viện kiểm sát thu thập đều
phải đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng trình tự tố tụng
khởi tố, điều tra vụ án. Sau khi kết thúc điều tra, các
tài liệu trong hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra thống
nhất đánh số thứ tự (bút lục) một lần (không được tẩy
xóa đánh đi đánh lại nhiều lần) và lập bảng thống kê
đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án từ 01 cho đến
hết.
+ Sau khi đã nhận hồ sơ vụ án, những tài liệu do Viện
kiểm sát thu thập ở giai đoạn truy tố phải được đưa
vào hồ sơ vụ án và đánh số thứ tự tiếp theo số tài liệu
trong hồ sơ do Cơ quan điều tra chuyển sang; không
được thay đổi thứ tự bút lục trong hồ sơ vụ án.
- Kiểm tra thủ tục giao nhận hồ sơ và vật chứng giữa cơ
quan điều tra và Viện kiểm sát:
Các trường hợp vật chứng không đi kèm hồ sơ vụ án khi
chuyển giao theo khoản 2 điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003:
2
(b) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ
cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được
giám đònh ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo
quản tại Ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác.
(c) Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành
tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật

chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài
sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền đòa
phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản.
(d) Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó
bảo quản, nếu không thuộc trường hợp quy đònh tại khoản 3
điều 76 của Bộ luật này thì cơ quan có thẩm quyền quy đònh
tại khoản 1 điều 76 của Bộ luật này trong phạm vi quyền hạn
của mình, quyết đònh bán theo quy đònh của pháp luật và
chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền
tại kho bạc Nhà nước để quản lý.
- Tiếp nhận và giao trả hồ sơ vụ án hình sự
3 Phạm vi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự:
- Nghiên cứu các vấn đề về tố tụng:
+ Quyết đònh khởi tố vụ án, khởi tố bò can, tách nhập
vụ án hình sự
+ Quyết đònh trưng cầu giám đònh và kết luận giám
đònh
+ Thủ tục đối chất, nhận dạng
+ Thủ tục thu giữ đồ vật, tài liệu, vật chứng
+ Vấn đề thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam và gia
hạn tạm giam
3
+ Thủ tục ủy thác tư pháp…
- Nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu thu thập được gắn
liền với việc quy buộc tội danh đối với bò can, bò cáo.
+ Kiểm tra, đối chiếu lại về nội dung giữa Cáo trạng
và Kết luận điều tra, Kết luận điều tra bổ sung; xác đònh
bò can, đương sự mà Luật sư nhận trách nhiệm bào chữa
bò đề nghò truy tố về tội danh gì, các hành vi bò coi là tội
phạm, khung hình phạt…

+ Nghiên cứu các văn bản trao đổi giữa Cơ quan điều
tra và Viện kiểm sát, với cơ quan khác về việc đánh giá
ban đầu về hành vi của bò can, cơ sở của việc đề nghò
phê chuẩn bắt tạm giam (trong một số trường hợp,
những nhận đònh ban đầu này không chính xác, nên sau
đó Cơ quan điều tra phải thay đổi quyết đònh khởi tố bò
can…).
+ Nghiên cứu các kết luận giám đònh (tài sản, tài
chính- kế toán, tỷ lệ thương tật, nguyên nhân gây ra chết
hoặc bò thương, tâm thần, chữ ký, con dấu…), các biên
bản khám nghiệm hiện trường, nhận dạng, đối chất, thực
nghiệm điều tra.
+ Các lời khai của bò can mình nhận bào chữa, các bò
can khác, nhân chứng, người có quyền lợi, nghóa vụ liên
quan, người bò hại, nguyên đơn dân sự, bò đơn dân sự.
+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự; trích lục tiền án, tiền sự.
4
- Cùng với việc nghiên cứu, sao chụp hồ sơ, bạn cần
tuân thủ một số nguyên tắc trong xử lý thông tin,
trong đó có việc bảo đảm những thông tin thuộc về bí
mật điều tra, cách thức trao đổi thông tin, tài liệu với
khách hàng.
- Nghiên cứu các văn bản pháp quy, tài liệu liên quan
pháp nhân, nhân thân…
- Thu thập thông tin trên báo chí.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
4 Nghiên cứu hồ sơ một số loại vụ án hình sự:
• Về nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:
- Đặc điểm tội phạm về trật tự quản lý KT và chức vụ

+ Thứ nhất, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
nảy sinh trong điều kiện phát triển còn nhiều bất cập
và mặt trái của nền kinh tế thò trường, khung pháp
luật về quản lý kinh tế chưa được đònh hình rõ nét và
thiếu tính khả thi, thậm chí còn nhiều sơ hở, thiếu sót.
+ Thứ hai, quy mô, tính chất nghiêm trọng của các vụ
án ngày càng tăng, thiệt hại kinh tế đặc biệt lớn.
+ Thứ ba, các đối tượng là chủ thể của tội phạm rất đa
dạng, từ người có chức vụ quyền hạn của doanh
nghiệp Nhà nước, đến chủ doanh nghiệp tư nhân,
người buôn bán nhỏ; nhận thức và hiểu biết về pháp
luật còn hạn chế.
5
+ Thứ tư, tính chất và số lượng vụ án loại này gia tăng
tùy thuộc vào sự thay đổi của các chính sách và pháp
luật về quản lý kinh tế.
- Nghiên cứu, thu thập hồ sơ, tài liệu trong vụ án:
+ Việc đầu tiên khi nghiên cứu hồ sơ Luật sư cần làm
là phải kiểm tra tính hợp pháp của các biện pháp và
thủ tục tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến
hành.
+ Cần nghiên cứu về quá trình hình thành và phát
triển của doanh nghiệp trước thời điểm xảy ra vụ án,
bao gồm các hồ sơ pháp nhân (quyết đònh, giấy phép
thành lập, Điều lệ, quy chế) và những yếu tố, tác
động đến hoạt động của doanh nghiệp về mặt khách
quan và chủ quan…
+ Cần nghiên cúu một cách kỹ lưỡng hệ thống các
văn bản pháp luật điều chỉnh lónh vực hoạt động mà
vụ án đã xảy ra.

+ Nghiên cứu kết quả điều tra thông qua các tài liệu,
kết quả giám đònh, biên bản ghi lời khai với tính chất
là các chứng cứ được thu thập theo trình tự luật đònh.
+ Tìm hiểu các tài liệu về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, kết quả nộp ngân sách (các khoản thuế),
các thành tích khen thưởng của doanh nghiệp và cá
nhân bò can, các khoản đóng góp cho xã hội thông
qua các hoạt động từ thiện, các tài liệu về nhân thân…
Hồ sơ tình huống vụ án Công ty Đông Nam::
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án Công ty Đ.N liên
quan đến một loại hàng hóa đặc thù là điện thoại di động, qua
trao đổi với bò can N.G.T. trong Trại tạm giam, Luật sư nhận
6
thấy cần quan tâm đến những vấn đề gì trong quá trình nghiên
cứu hồ sơ ?
• Về thủ tục tố tụng:
- Về thủ tục ủy thác điều tra và thẩm quyền điều tra (vì
liên quan đến một số đòa phương không phải là nơi
xảy ra hành vi phạm tội, nhưng lại được Cơ quan điều
tra Bộ Công an ủy thác điều tra).
- Về thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam, các thủ tục
liên quan việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại
(vì thực tế cho đến thời điểm nghiên cứu hồ sơ, vụ án
đã kéo dài hơn 2 năm).
- Về thủ tục trưng cầu giám đònh về thuế, phương pháp
và nội dung kết quả giám đònh; thủ tục xác minh với
các Công ty, tổ chức nước ngoài có liên quan.
- Về việc giải quyết các yêu cầu liên quan quá trình xin
bảo lónh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trò đảm bảo và
các vấn đề liên quan đến thủ tục ngoại giao (vì N.G.T.

là công dân mang quốc tòch Cộng hòa Pháp).
• Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
- Xác đònh tổng quát phạm vi những vấn đề cần làm rõ
liên quan 3 tội danh đã bò khởi tố là tội ”buôn lậu”,
”trốn thuế”, ”vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên
giới”.
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Đ.N.,
các thủ tục liên quan việc đăng ký kinh doanh, bổ
sung tăng vốn và những người tham gia góp vốn; hệ
thống cái gọi là các Công ty ”con” của Công ty Đ.N;
mối quan hệ giữa Công ty Đ.N. với Công ty mẹ ở
Hong Kong.
7
- Bản chất phương thức hoạt động kinh doanh và đặc
điểm ngành hàng của Công ty liên quan đến mặt hàng
điện thoại di động và cách thức quản lý đặc thù của
Công ty Đ.N.; làm rõ khái niệm Công ty Đ.N. là “”nhà
phân phối duy nhất và chính thức”” của một số hãng
điện thoại lớn trên thế giới; tỷ phần chiếm lónh thò
trường của Công ty Đ.N để xác đònh có phải Công ty
thao túng thò trường không…
- Khái niệm “bảo lãnh công nợ” về bản chất là gì ?
Phân biệt giá đại lý và giá F.O.B nhập khẩu ?
- Phương pháp quản lý của Công ty Đ.N. đối với các
Công ty ”con” và các đại lý (nhập khống, xuất khống
trên máy vi tính), cách thức điều chỉnh và hạch toán.
Hiểu thật rõ về bản chất tài khoản 64171 theo dõi
công nợ.
- Làm rõ về bản chất và số liệu thuế nhập khẩu, thuế
giá trò gia tăng nhập khẩu, thuế thu nhập doanh

nghiệp, căn cứ và phương pháp giám đònh về thuế,
phân biệt giá theo đơn đặt hàng và giá thực tế thanh
toán.
- Thu thập các tài liệu, văn bản mang tính pháp quy về
chính sách thuế tương ứng với thời điểm xảy ra vụ án…
- Làm rõ khái niệm ”đường dây” mà cơ quan điều tra
đưa ra khi kết luận về hành vi buôn lậu. Số liệu điện
thoại di động bò coi là nhập lậu trích xuất từ máy vi
tính có bảo đảm tính chính xác không ? Phương pháp
xác đònh số liệu này.
- Bản chất việc thanh toán 25-35 USD/ chiếc trên tài
khoản 64171.
- Mối quan hệ giữa bò can N.G.T. với các nhân viên của
Ngân hàng T. liên quan hành vi vận chuyển trái phép
tiền tệ qua biên giới.
- Những tài liệu liên quan đến nhân thân của N.G.T.,
những đóng góp nhất đònh về các chương trình từ
8
thiện của Công ty Đ.N., sự quan tâm về mặt ngoại
giao của các tổ chức có thẩm quyền của Pháp, Cộng
đồng châu u…
Những phạm vi nghiên cứu về thủ tục tố tụng và nội dung
nêu trên không phải đã được hoàn chỉnh ngay từ đầu mà Luật
sư thông qua việc tìm hiểu, đọc kết luận điều tra và trao đổi,
làm việc nhiều lần với bò can trong Trại tạm giam mới có
được.
• Về nhóm tội phạm tham nhũng:
- Khái niệm “án tham nhũng” không phải lúc nào cũng
được hiểu giống nhau, kể cả về phương diện pháp lý:
Theo giải thích của các nhà từ điển học, tham nhũng

được hiểu là “lợi dụng quyền hành để tham ô và hạch
sách, nhũng nhiễu dân”
1
, khác với các khái niệm như
tham ô lãng phí, tham quan ô lại, tham quyền cố vò…
Đến Bộ luật hình sự năm 1999, trong nhóm tội phạm
về chức vụ đã phân biệt thành hai mục: Mục A là các
tội phạm về tham nhũng và mục B là các tội phạm
khác về chức vụ.
- Điểm chung nhất của loại tội tham nhũng là do các
chủ thể là người có chức vụ quyền hạn thực hiện, có
hành vi tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì
động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà
nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng
đắn của các cơ quan, tổ chức.
- Đặc điểm của một số vụ án tham nhũng lớn trong
những năm vừa qua có thể được đúc kết như sau:
+ Một là, án tham nhũng xảy ra thường có các nguyên
nhân sơ hở về pháp luật, việc quản lý, kiểm tra, giám
1
Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hoá
thông tin, Hà Nội, 1999, tr. 1524.
9
sát bò buông lỏng, sự yếu kém về năng lực, trình độ và
phẩm chất của người có chức vụ, quyền hạn được giao
trách nhiệm quản lý tài sản; thường gắn với các hành vi
vi phạm khác như cố ý làm trái, buôn lậu…
+ Hai là, tính chất của các vụ án tham nhũng ngày
càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi,
xảo quyệt, hình thành có tổ chức, đường dây, dùng cả

phương tiện của Nhà nước để thực hiện tội phạm. Có
những vụ án tham nhũng gây hậu quả thiệt hại lên tới
hàng ngàn tỷ đồng.
+ Ba là, việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án
tham nhũng thường kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong
việc chứng minh tội phạm.
- Kế hoạch thu thập và tiếp cận các nguồn tài liệu,
chứng cứ từ các cách thức sau đây:
+ Cần thu thập các tài liệu về pháp nhân của doanh
nghiệp.
+ Cần thu thập các văn bản pháp quy điều chỉnh phạm
vi các quan hệ nói trên.
+ Các chứng từ, tài liệu liên quan đến nội dung, tính
chất vụ việc tham nhũng mà đương sự bò quy kết, cụ thể như
các hợp đồng, chứng từ thanh toán, thu chi, các biên bản
thanh lý, quyết toán, các tài liệu giao dòch, trao đổi qua lại…;
+ Các tài liệu về nhân thân, thành tích cá nhân, khen
thưởng của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Thứ nhất, cần xem xét toàn diện về mặt tố tụng, cơ
quan tiến hành tố tụng đã bảo đảm việc khởi tố, bắt tạm
giam, tiến hành điều tra đúng pháp luật hay không.
10
+ Thứ hai, khi nghiên cứu hồ vụ án tham nhũng, cần đặc
biệt quan tâm đến các chứng cứ chứng minh có hay không có
hành vi phạm tội của bò can.
+ Thứ ba, khi nghiên cứu hồ sơ, trong trường hợp hành vi
của bò can có dấu hiệu của tội phạm, cần quan tâm đến hậu
quả thiệt hại về tài sản (bò chiếm đoạt) là tình tiết đònh khung
hình phạt, cơ sở xác đònh mức độ thiệt hại về tài sản và các

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Ví dụ, trong tội “tham ô tài
sản” quy đònh khung hình phạt có 3 mức khác nhau, để áp
dụng thống nhất pháp luật, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao đã ban hành Nghò quyết số 01/2001/NQ-HĐTP
ngày 15-3-2001 đã hướng dẫn cụ thể các trường hợp không có
tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ; vừa có tình
tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ; có nhiều tình tiết
giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng hoặc có ít tình tiết
tăng nặng hơn; có nhiều tình tiết tăng nặng mà không có tình
tiết giảm nhẹ hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn…
• Về nhóm tội phạm liên quan đến ma tuý:
- Khái niệm về ma túy được quy đònh trong nhiều văn
bản pháp quy khác nhau. Bộ luật hình sự năm 1999 xác đònh
ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca; là,
hoa, quả cây cần sa, lá cây côca; quả thuốc phiện khô; quả
thuốc phiện tươi; hêrôin; côcain; các chất ma túy khác ở thể
lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn… Điều 2 Luật phòng,
chống ma túy quy đònh chất ma túy là các chất gây nghiện,
chất hướng thần quy đònh trong các danh mục do Chính phủ
ban hành:
+ Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần
kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng; và
11
+ Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh
hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Một điều đáng lưu ý trong một số vụ án ma túy được
phát hiện thời gian qua, số lượng và trọng lượng các chất ma
túy được quy đổi từ trọng lượng của các loại thuốc lắc chủ
yếu từ lời khai của các bò can và những người liên quan, không

có chứng cứ trực tiếp.
- Vấn đề khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử một số bò can
do cơ quan trinh sát và điều tra sử dụng một số đối tượng là
“đặc tình”. Điều 13 Luật phòng, chống ma túy có quy đònh tại
điểm (b): “Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về
ma túy thuộc Công an nhân dân được áp dụng các biện pháp
nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý”.
Mặc dù Luật này đã được ban hành và có hiệu lực từ 1-6-
2001, nhưng việc xác đònh cụ thể “các biện pháp nghiệp vụ
trinh sát cần thiết” bao gồm những biện pháp nào và tính hợp
pháp của các biện pháp đó trong thực tiễn phòng chống tội
phạm chưa được thể hiện.
12

×