Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.29 KB, 10 trang )

 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA NGHỀ NGHIỆP
CỦA LUẬT SƯ VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
I. Vấn đề đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.
1. Vấn đề đạo đức của Luật sư Việt Nam:
Đạo đức là hình thái đặc biệt về nhận thức của con người về các phạm trù như:
chính - tà, thiện - ác, tốt - xấu, phải - trái, cao thượng - hèn hạ trong ứng xử của mình
và là một trong những phương thức chủ yếu để điều chỉnh hành vi của con người
trong xã hội với sự trợ giúp của hệ thống các quy phạm - chuẩn mực.
Đạo đức nghề nghiệp của Luật sư bao gồm những quy định chung về đạo đức
của bản thân Luật sư trong các mối quan hệ với khách hàng, cơ quan nhà nước, và
đồng nghiệp của Luật sư.
Dù làm bất cứ nghề nghiệp gì, ai trong số những con người trong xã hội cũng
nên giữ cho mình cái tâm trong sáng, gìn giữ phẩm hạnh của mình, đó chính là đạo
đức. Cùng với quy định về Nhận thức được sự cần thiết phải chuẩn hóa về mặt đạo
đức của Luật sư, ngày 5 tháng 8 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết
định số 356/2002/QĐ-BTP cho ra đời bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật
sư, được thông qua ngày 29 tháng 5 năm 2004 tại Hội Nghị đoàn Luật sư Thành phố
Hà Nội. Là luật sư cần phải tuân theo những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của
người Luật sư:
- Mỗi Luật sư phải ý thức được sứ mệnh của mình, biết giữ gìn phẩm
giá và danh dự nghề nghiệp. Tạo niềm tin và sự kính trọng trước tiên từ khách hàng,
từ đó tôn vinh nghề Luật sư.
- Trước khi là một Luật sư thì chính bản thân con người đó phải rèn
luyện cho bản thân đức tính độc lập, trung thực, khách quan, nhiệt tình trong công
việc. Không ngại khó, ngại khổ, không dồn trách nhiệm cho đồng nghiệp, cho người
khác.
- Là người thừa hành pháp luật, am tường các quy định của pháp luật,
Luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, không được trực tiếp hoặc gián tiếp làm bất
Trang 1


 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
cứ việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc có khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến tính độc
lập, liêm chính và uy tín của Luật sư. Luật sư không được tư vấn hoặc giúp đỡ khách
hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc gian trá. Và Luật sư phải chịu trách
nhiệm trước Pháp luật nhà nước về những việc mình làm. Thông thường Luật sư phải
từ chối hoặc rút lui khỏi một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu Luật sư làm một việc
phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức.
- Luật sư khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hành phải sử dụng
các biện pháp hợp pháp, có căn cứ có đạo đức để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của khách hàng. Công việc Luật sư trợ giúp cho khách hàng phải hoàn toàn vì
lợi ích của khách hàng và không bị ràng buộc bởi những thỏa hiệp ảnh hưởng đến
lòng trung thành của Luật sư với khách hàng.
- Để tạo vị thế của Luật sư với xã hội và nềm tin của khách hàng, Luật
sư phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng, nếu không được
khách hàng đồng ý, không được tự giao việc mình đã nhận cho người khác làm thay.
Luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo
phạm vi yêu cầu của khách hàng. Luật sư không được nhận việc nếu có xung đột hoặc
có nguy cơ xung đột về quyền lợi với khách hàng khác.
- Trong quan hệ với khách hàng, Luật sư không nên để áp lực tài chính
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng của mình. Nên tách bạch hai
vấn đề thì việc Luật sư cung cấp cho khách hàng những lời khuyên mới vô tư và trong
sáng.
- Để thể hiện là Luật sư có trách nhiệm với khách hàng, khi giải quyết
vụ việc của khách hàng phải thể hiện tinh thần khẩn trương, và phải thông báo tiến
trình giải quyết công việc để khách hàng có quyết định kịp thời.
- Một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Luật sư với khách hàng là Luật
sư phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đại diện cho khách hàng, Luật sư rất
cần sự trung thực của khách hàng, bên cạnh đó khách hàng cũng cần Luật sư biết giữ
bí mật cho mình. Đây là nghĩa vụ của Luật sư, điều này rất cần thiết, nếu muốn ngày
càng có nhiều khách hàng tìm đến yêu cầu Luật sư bảo vệ mình.

- Đạo đức của mỗi Luật sư thể hiện nhiều trong mối quan hệ giữa Luật
sư với những đồng nghiệp của mình. Đây là mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
giữa các Luật sư nhằm nâng cao hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng được tốt
hơn. Từ những lý do đó, rất cần sự đoàn kết giữa các Luật sư. Vì vậy, Luật sư không
được làm mất uy tín của nhau bằng việc tự đề cao mình và phải thận trọng trong việc
phê phán hoặc chỉ trích Luật sư khác. Quan hệ đồng nghiệp là lĩnh vực được điều
chỉnh bởi quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư và nó thể hiện được tính tự quản
trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư.
- Nghề luật sư là một nghề đặc thù đòi hỏi người hành nghề phải có
trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và những hiểu biết xã hội. Luật sư phải tự ý
thức được việc học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức là điều cần thiết. Phải dùng
Trang 2
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
những hiểu biết của mình để tư vấn và phục vụ khách hàng. Có như vậy thì đội ngũ
Luật sư mới được xã hội đánh giá cao. Khi chúng ta có nhiều đoàn luật sư có nhiều
luật sư kinh nghiệm và uy tín, hẳn nhiên sẽ được xã hội nhìn nhận và tôn trọng.
- Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn
pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải
và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý.
- Cùng với vai trò là người hướng dẫn pháp luật, vai trò của Luật sư
cũng không thể thiếu trong hoạt động phản biện. Sức mạnh của Luật sư là những lý
luận mang tính phản biện. Hoạt động của luật sư cần bảo đảm sao cho tính chất phản
biện của mình có khoảng cách rõ nét không để lẫn lộn với ngụy biện. Đó cũng là nền
tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Cùng với những quy định về nghĩa vụ của Luật sư được quy định tại điều 9 của
Luật Luật sư 2006, bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã tạo ra những
chuẩn mực quy định rõ điều Luật sư được làm và điều Luật sư không được làm.
2. Vấn đề văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam:
- Nghề Luật sư là nghề cao quý, để duy trì và khẳng định điều này, mỗi
con người trong nghề Luật sư cần phải phát huy lối sống có văn hóa, thể hiện trong

cách cư xử đúng mực hàng ngày, cũng như thể hiện nét văn hóa trong nghề nghiệp
của Luật sư. Để luôn tạo được sự tin cậy và sự tôn trọng của xã hội đối với Luật sư và
nghề Luật sư.
- Kiến thức của Luật sư không những chỉ giúp cho Luật sư trong quá
trình hành nghề của mình, kiến thức còn giúp Luật sư thể hiện mình là người hiểu biết
về xã hội, là người có trình độ hoặc kỹ năng nhất định. Là Luật sư, nên thể hiện nét
văn hóa của Luật sư trong việc am hiểu nhiều lĩnh vực trong xã hội, để khi tư vấn cho
khách hàng, hoặc phản biện những lĩnh vực mới theo vụ việc mà khách hàng yêu cầu
không bị ngỡ ngàng và tốn thời gian tìm hiểu lại.
- Luật sư phải có lòng tự trọng nghề nghiệp. Không cố gắng xử lý
những vấn đề mà chính bản thân mình nhận thấy mình không đủ khả năng, hoặc giải
quyết vấn đề do khách hàng yêu cầu mà không có sự chuẩn bị đầy đủ, thận trọng và
kỹ lưỡng.
- Lòng trung thành với khách hàng cũng là điều kiện thể hiện nét văn
hóa của Luật sư với khách hàng. Đó là niềm tin của khách hàng đối với Luật sư. Lòng
trung thành của Luật sư đối với khách hàng của mình thể hiện: Luật sư phải giữ bí
mật cho khách hàng không chỉ đến khi hoàn thành vụ việc cho khách hàng. Luật sư
chỉ được tiết lộ những thông tin của khách hàng khi có sự cho phép, đồng ý của khách
hàng.
- Trong công việc, Luật sư không được để quyền lợi riêng tư của Luật
sư ảnh hưởng đến việc đại diện cho khách hàng, khi tham gia phản biện không được
để tư duy, suy nghĩ riêng tư làm mất tập trung trong quá trình phản biện, ảnh hưởng
tới kết quả công việc, không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
Trang 3
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
- Luật sư phải tỏ lòng tôn trọng với khách hàng, tôn trọng với xã hội.
Phải lắng nghe và nên đồng cảm, chủ động tìm hiểu những tâm tư, suy nghĩ riêng tư
của khách hàng đối với vụ việc mà khách hàng cần sự giúp đỡ của Luật sư.
- Khi thực hiện công việc của mình, Luật sư phải gặp gỡ và tiếp xúc với
nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp trong xã hội. Luật sư không nên phân biệt đối tượng

mình tiếp xúc, nên tỏ thái độ lịch sự trước mọi người. Nét văn hóa trong nghề nghiệp
của Luật sư thể hiện trong kỹ năng giao tiếp khéo léo của Luật sư. Việc tiếp xúc với
khách hàng không chỉ đòi hỏi kỹ năng giao tiếp của Luật sư, mà qua đối thoại, Luật
sư có thể hiểu rõ thêm hoàn cảnh nhân thân của khách hàng, tạo điều kiện để khách
hàng hiểu thêm khả năng và phẩm chất của Luật sư và nghề Luật sư.
- Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1997 của Viện ngôn ngữ học,
thù lao được hiểu là: “Thù lao là việc trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra, căn
cứ vào khối lượng công việc hoặc theo thời gian lao động, có chế độ thù lao thích
đáng”. Khi tiếp xúc với khách hàng, trao đổi về yêu cầu của khách hàng, vấn đề thù
lao của Luật sư, Luật sư nên nói tế nhị, minh bạch với khách hàng, không nên thể hiện
thô thiển, làm mất thiện cảm của khách hàng đối với Luật sư và nghề Luật. Vấn đề
thù lao Luật sư nên trao đổi với khách hàng trên tinh thần thỏa thuận, trao đổi thống
nhất, tự nguyện giữa Luật sư và khách hàng.
- Khi đi liên hệ công việc giải quyết cho khách hàng, Luật sư phải tiếp
xúc với Cơ quan Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng; Luật sư phải nghiêm chỉnh
chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan Luật sư đến liên hệ. Phải có thái độ
lịch sư, tôn trọng cán bộ, công chức Nhà nước khi làm nhiệm vụ của mình. Đặc biệt,
đối với Thẩm phán, khi tiếp xúc Luật sư nên tỏ thái độ kính trọng, lịch sự, không nên
quá thân mật, tránh gây những hiểu lầm cho mọi người.
- Nét văn hóa của nghề nghiệp Luật sư thể hiện nhiều trong quan hệ của
Luật sư với đồng nghiệp. Luật sư phải luôn luôn duy trì quan hệ tốt với đối tác, nếu
điều đó không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và có thể tạo thiện chí của
đối tác trong những vụ việc sau này. Không nên có ý kiến mang tính chất xúc phạm
đến một Luật sư khác, phải có thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp. Trong quan
hệ của mình các Luật sư nên phát huy tính đoàn kết, từ đó cùng nhau bổ trợ kiến thức
nâng cao khả năng của mỗi người. Đây là nét văn hóa rất cần thiết trong nghề Luật sư.
- Trang phục là vẻ mỹ quan bên ngoài khi tiếp xúc giữa con người với
con người. Trang phục của Luật sư rất quan trọng khi tiếp xúc với khách hàng, với cơ
quan Nhà nước, và đặc biệt quan trọng trong vai trò của người phản biện. Do đó, Luật
sư phải lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với từng ngữ cảnh xuất hiện, phù hợp

với từng đối tượng tiếp xúc. Đối với khách hàng, Luật sư nên chuẩn bị cho mình trang
phục lịch sự, đối với không gian phản biện tại phiên tòa, trang phục phải thể hiện nét
trang trọng và uy nghiêm của nghề Luật sư.
Trang 4
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
- Ngoài ra, Luật sư còn phải biết sử dụng những phương tiện, công cụ
làm việc, thể hiện được nét văn hóa trong nghề nghiệp của mình. Phải liên tục cập
nhật thông tin, học hỏi nhiều lĩnh vực, làm sao đó mỗi Luật sư đều thể hiện được
trong bản thân mỗi người đều có nét văn hóa tư pháp, thu hút sự chú ý và tạo nên
niềm tin cho mọi người.
II. Thực trạng và một vài phương hướng nhằm hoàn thiện đạo đức và
văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.
1. Thực trạng:
Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp luật sư, có nhiều nhận thức và quan niệm
khác nhau. Tổng hợp lại, nổi lên có hai khuynh hướng đáng phải suy nghĩ. Có khuynh
hướng cho rằng, trong cộng đồng xã hội nghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải
có lương tâm, trách nhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Như vậy, có cần phải
đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư” thành vấn đề riêng biệt không?
Khuynh hướng khác lại cho rằng, trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi
ngành nghề trong xã hội đều mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Hoạt
động luật sư là một nghề giống như mọi nghề khác, cùng chịu sự chi phối của quy luật
thị trường. Việc đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư'' thành một vấn đề riêng biệt là
không tưởng.
Hai khuynh hướng trên, tuy có những khía cạnh khác nhau nhưng suy cho
cùng lại có chung một quan điểm là không coi trọng đạo đức nghề nghiệp luật sư. Ở
khuynh hướng thứ hai còn đánh đồng nghề luật sư như mọi nghề khác, tức là tầm
thường hoá danh dự nghề luật sư của mình. Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm
nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng
do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều
có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề

có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được.
Người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ:
có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có
khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc
thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lĩnh vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành
nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi.
Ở Việt Nam hiện nay nghề Luật sư đang dần khẳng định được vai trò
quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý, cũng như quan niệm của cơ quan nhà
nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của Doanh nghiệp, của người dân thì
vai trò Luật sư chưa được coi trọng xứng với tầm thực tế của Luật sư. Đó cũng là một
trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề nghiệp của Luật sư Việt
Nam.
Trang 5
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
- Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì người bào chữa có thể là:
+ Luật sư;
+ Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
+ Bào chữa viên nhân dân.
Trong số những người tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa nói
trên, có thể nói Luật sư là người tham gia có hiệu quả nhất. Song, trên thực tế, Luật sư
muốn hoàn thành công việc bào chữa cho khách hàng của mình, tham gia đầy đủ
trong các giai đoạn tố tụng đã gặp rất nhiều khó khăn từ phía các cơ quan tiến hành tố
tụng tạo ra. Do đó, có nhiều Luật sư phải chọn “con đường phụ” chỉ để được gặp
khách hàng của mình. Điều này, đã vi phạm “Những việc luật sư không được làm
trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Nhà nước khác” theo
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư.
Trên thực tế, ở nơi này, nơi khác vẫn còn có những cái nhìn không mấy
thiện cảm và tôn trọng đối với luật sư. Khách quan mà nói, sở dĩ có việc nhìn nhận
không đúng mực đối với luật sư, xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản sau đây:

+ Một là, pháp luật tuy có qui định một số quyền và nghĩa vụ cho
luật sư khi tham gia tố tụng. Nhưng do không có cơ chế rõ ràng để luật sư thực thi
quyền của mình theo pháp luật. Đây chính là nguyên nhân để một số cơ quan tiến
hành tố tụng gây khó khăn, cản trở đối với hoạt động luật sư.
+ Hai là, một số luật sư trong quá trình hành nghề đã dễ dàng thỏa
mãn những đòi hỏi “vô lý và vô luật” của các cơ quan tiến hành tố tụng về mặt thủ tục
giấy tờ. Việc làm của một số luật sư này đã gián tiếp ảnh hưởng đến đạo đức và văn
hóa nghề nghiệp luật sư nói chung.
Tại phiên tòa, Luật sư tham gia phản biện một phần để bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của khách hàng, một phần Luật sư còn giúp cho người tiến hành tố tụng
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ được chính xác hơn. Nếu người tiến
hành tố tụng hoạt động hoàn toàn đúng pháp luật, nhận định và kết luận hoàn toàn
chuẩn xác thì không còn chỗ cho luật sư phản biện.
Yêu cầu cao nhất của việc xét xử tại phiên toà là đảm bảo dân chủ, khách
quan, chính xác đúng quy định của pháp luật nói chung và của BLHS nói riêng. Việc
tranh tụng là tranh luận để làm rõ sự thật khách quan về mọi chi tiết của vụ án, áp
dụng đúng những quy định của pháp luật để Hội đồng xét xử ra phán quyết. Tuy
nhiên, người tiến hành tố tụng dường như không thừa nhận chức năng này của Luật
sư, nên tại phiên tòa còn xảy ra tình trạng Luật sư phản biện nhưng lý lẽ của Luật sư
không được những người tiến hành tố tụng quan tâm đúng mực. Do đó, quan hệ giữa
Luật sư và những người tiến hành tố tụng có khi không lịch sự ngay tại phiên tòa,
cũng như ra ngoài xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng tới văn hóa nghề nghiệp của Luật
sư.
Trang 6
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể hiện ở
lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản
3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử
dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị
can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;

giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phản biện của luật
sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếc rằng trong xã hội có một số ít nhà
báo chưa hiểu rõ tính chất phản biện của luật sư là nghĩa vụ phải làm. Do đó, khi thấy
luật sư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì không đúng quy định của
pháp luật thì họ công kích luật sư. Có tình trạng này
là do sụ lẫn lộn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo với việc
bao che hành vi phạm tội của họ.
- Quan điểm của người Việt Nam rất ngại đụng chạm tới quy trình tố
tụng, do đó số lượng người dân tự đi thưa kiện còn ít so với những sự việc xảy ra
trong thực tế. Điều này dẫn đến việc Luật sư cũng ít khách hàng, nên khi có khách
hàng, giữa các Luật sư thường có tâm lý tranh giành khách hàng của nhau. Đây là một
thực tế đáng buồn, làm cho tính đoàn kết của Luật sư và đồng nghiệp bị ảnh hưởng rất
lớn.
- Có nhiều Luật sư vì muốn gỡ tội cho thân chủ của mình, khi phản
biện tại phiên tòa luôn khẳng định thân chủ của mình không có tội, dù thân chủ đã
phạm những tội nghiêm trọng. Rõ ràng, trong những trường hợp này có thể do trình
độ, năng lực yếu kém của Luật sư nên Luật sư đã không nhận thấy thân chủ của mình
có tội. Hoặc có nhận thấy rõ thân chủ có tội nhưng vì muốn bảo vệ thân chủ nên phản
biện thân chủ không có tội. Trong trường hợp này nếu biết rõ thân chủ phạm tội, là vị
trí của người Luật sư nên phản biện sao cho thân chủ của mình được giảm nhẹ tội,
chứ không nên khẳng định thân chủ không có tội. Do đó, không phải Luật sư nào
cũng “bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng”.
- Vì muốn thắng kiện, không ít Luật sư bất chấp đạo đức nghề nghiệp,
đã cùng khách hàng thực hiện hành vi bao che tội phạm. Tuy nhiên vấn đề này cũng
cần nhìn nhận ở hai góc độ:
+ Một là: Tại quy tắc 9 (Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật
sư) quy định: “Luật sư không được tiết lộ những điều liên quan đến vụ việc mà không
được khách hàng đồng ý”. Theo đó, Luật sư phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin cho
khách hàng.

+ Hai là: Tại Bộ luật Hình sự 1999 của nước CHXHCN Việt
Nam, Điều 22, Khoản 1 quy định về tội Không tố giác tội phạm: “Người nào biết rõ
tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không
tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những
trường hợp được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”.
Trang 7
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
Hai quy định này làm cho Luật sư rơi vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”.
Bộ luật Hình sự không miễn trừ tội che dấu tội phạm cho Luật sư, nếu Luật sư biết
những thông tin do khách hàng cung cấp, đi báo cho cơ quan chức năng sẽ vi phạm
đạo đức nghề nghiệp Luật sư, nếu không khai báo thì vi phạm pháp luật hình sự. Đây
là điều khó cho Luật sư trên thực tế.
- Quy tắc 4 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật sư quy định: “Thực
hiện trợ giúp miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách là nghĩa vụ cao
cả của luật sư. Khi làm trợ giúp phải tận tâm đối với công việc và không được đòi hỏi
bất kỳ lợi ích nào từ người mình có trách nhiệm trợ giúp”. Tuy nhiên trên thực tế, có
rất nhiều Luật sư thực hiện công tác trợ giúp pháp lý không vì mục đích cao cả đó. Mà
vì muốn danh tiếng của mình ngày một nổi trội nên đã trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ
giúp cũng không thường xuyên, không lịch sự khi tiếp đối tượng được trợ giúp.
Hoạt động của giới luật sư nói chung mới chỉ đóng vai trò như là các hoạt
động bổ trợ cho sự quản lý của nhà nước, chứ chưa đóng vai trò như các tổ chức đối
trọng tạo ra sự cân bằng xã hội.
Nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay cũng còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, do
đó cũng thiếu tính trang nghiêm, chưa có đủ điều kiện để tạo ra một nét văn hóa riêng
trong nghề Luật sư.
2. Một vài phương hướng nhằm hoàn thiện đạo đức và văn hóa
nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam.
Để góp phần tạo nên một nét văn hóa riêng của nghề Luật sư, mỗi Luật sư và
cả những tập sự Luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về nét văn hóa tư pháp nói
chung và phong cách văn hóa nói riêng của nghề Luật sư. Muốn làm được điều này,

những người trong nghề Luật sư phải thực sự yêu nghề nghiệp mình đã chọn lựa. Khi
lòng yêu nghề và kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp đan xen, hòa quyện sẽ tạo nên
nét văn hóa của nghề Luật sư. Mỗi Luật sư ai cũng phải có trách nhiệm phát huy và
duy trì những điểm sáng của nghề, phải có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của
mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp.
Đối với các cơ quan nhà nước, với những con người trong xã hội, điều quan
trọng nhất là vai trò của các luật sư phải được nhìn nhận đúng đắn bởi nhà nước. Nếu
từ cơ chế, chính sách của Nhà nước không có cái nhìn đúng đắn về vị thế của Luật sư
thì ở xã hội Luật sư cũng không được coi trọng.
Nên Luật hóa văn hóa tư pháp nói chung và văn hóa nghề nghiệp Luật sư để
Luật sư là nghề được khẳng định vị thế của mình.
Cũng cần phải có “Ngày Luật sư” để kỷ niệm và tạo cơ hội cho giới Luật sư
được tăng thêm điều kiện gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm. Nghề luật sư cũng cần có
đồng phục cho riêng mình để tạo thế trang nghiêm khi hành nghề, điều này cũng rất
cần thiết và các nước trên thế giới cũng đã có quy định về đồng phục Luật sư.
Trang 8
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
Việc đào tạo nghề luật sư là một trong những giải pháp hoàn thiện lực lượng
bổ trợ tư pháp. Nên bổ sung thêm thời gian và những buổi ngoại khóa để học thêm về
đạo đức Luật sư và văn hóa nghề nghiệp Luật sư. Thông qua đó, góp phần đảm bảo
việc luật sư thực hiện tốt nhiệm vụ đối với xã hội.
Với tư cách là một bên tham gia trong quá trình tranh tụng, nên mỗi luật sư
đều phải không ngừng rèn luyện, học hỏi để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tranh tụng
của mình. Mặt khác, luật sư muốn nâng cao uy tín của mình, nâng cao chất lượng
tranh tụng, thì không thể không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức. Chỉ có như vậy,
thì luật sư mới có thể bắt kịp được với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Nghề luật sư là “nghề nói”, “khôn ngoan ra cửa quan mới biết” do đó, cho
dù tham gia tranh tụng hay tư vấn pháp luật thì việc trình bày của luật sư là “tối quan
trọng”. Phải xem việc rèn luyện kỹ năng nói “hùng biện” là một nội dung quan trọng
trong công tác đào tạo nghề luật sư. Điều này, không chỉ có ý nghĩa khi luật sư nói

trước những nơi đông người, mà còn cần thiết cả khi giao tiếp, tư vấn cho ít người,
thậm chí cho một người.
Ngoài việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng nói cho luật sư, thì vấn đề đào tạo
và rèn luyện kỹ năng viết văn bản cho luật sư cũng rất cần được quan tâm đúng mức.
Trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư thì luật sư sẽ phải viết rất nhiều như: viết
quan điểm bào chữa, viết luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, viết dự án…Trên
thực tế chúng ta gặp không ít những trường hợp “lúng túng” khi yêu cầu phải viết
quan điểm của mình về một vụ án hoặc một vấn đề cụ thể nào đó. Việc “nói” và
“viết” thuyết phục là một trong những cơ sở để tăng thêm nét văn hóa cho nghề Luật
sư.
Từ thực tiễn như vậy, nên chăng cũng cần xem xét đưa vào nội dung đào tạo
luật sư “kỹ năng viết” cho luật sư để khi hành nghề họ hiểu cần viết cái gì và cách viết
ra làm sao.
Tóm lại, việc đào tạo luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức có trình độ
chuyên môn theo tinh thần Nghị quyết số 49/ NQ-TW. Chúng ta rất cần phải có đủ
đội ngũ Luật sư hoàn thiện về văn hóa, đủ khả năng về trình độ, để ngày càng phục vụ
tốt hơn cho dân.
Các cơ quan chức năng của nhà nước cần và nên coi luật sư là một trong
những lực lượng thiết yếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Việc làm trước
mắt là phải xoá bỏ các rào cản không cần thiết đối với hoạt động của luật sư. Để giới
Luật sư được tự do hoạt động theo quy định của pháp luật.
Việt Nam bước vào hội nhập nền kinh tế Quốc tế, do đó hiện nay thực
trạng Luật sư đang rất hiếm những người tài giỏi, có kinh nghiệm trong nghề để
đương đầu với những tranh chấp tiềm ẩn. Thực tế này cho thấy chúng ta rất cần phải
đầu tư co nghề Luật sư, nhưng hiện nay nếu cơ chế của Nhà nước chưa thực sự coi
Trang 9
 Nguyễn Thị Thanh Mã số:
trọng nghề Luật sư. Rất cần phải có nhiều hơn nữa các buổi hội thảo chỉ ra rõ sự cần
thiết phải có Luật sư, và bên cạnh đó, khi vai trò của mình được nhìn nhận đúng mực,
Luật sư sẽ ý thức được mình phải làm gì, phải làm như thế nào để vừa giữ được vị trí

của nghề, vừa giữ được phẩm giá của mình. Nếu Luật sư ý thức được thì khi đó mới
thực sự có nét văn hóa trong nghề Luật sư.
Trang 10

×