SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1,5 điểm):
Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma và nguồn gốc của những
nét đặc trưng đó?
Câu 2 (2,5 điểm):
Sự hình thành và vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu?
Câu 3 (2,5 điểm):
Trình bày những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời kỳ
Bắc thuộc? Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến ấy là gì?
Câu 4 (1,0 điểm):
Nêu những nét khái quát về sự phát triển và tác dụng của giáo dục Đại Việt trong
các thế kỉ XI - XV.
Câu 5 (2,5 điểm):
Sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII? Hãy nhận xét về
sự phát triển đó.
Hết
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Chữ ký của giám thị I Chữ ký của giám thị II
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Hướng dẫn chung
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong
Hướng dẫn chấm, thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định
2. Ở từng câu, từng ý chỉ cho điểm tối đa khi:
+ Trả lời đúng, có diễn giải cụ thể
+ Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25
II. Đáp án và thang điểm
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1 (1,5 điểm): Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma và nguồn gốc
của những nét đặc trưng đó?
1 Thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nông nghiệp chậm phát triển 1.0
- Thủ công nghiệp: Phát triển mạnh với các nghề gốm, chế tạo đồ mỹ nghệ, làm
rượu nho, dầu ô liu Các ngành sản xuất thủ công đều có quy mô lớn và chuyên
sản xuất một mặt hàng nhất định
0,25
- Hoạt động thương mại phát triển rộng: Trao đổi hàng hóa, buôn bán với các miền
ven Địa Trung Hải, phương Đông Hàng hóa trao đổi là rượu nho, dầu ô liu, đồ
gốm, đồ mỹ nghệ và mua tơ lụa, hương liệu từ các nước phương Đông, đặc
biệt là buôn bán nô lệ Tiền tệ ra đời.
0,25
- Nông nghiệp ít sản xuất lương thực mà chủ yếu phục vụ cho sản xuất thủ công nghiệp 0,25
* Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tạo nên sự phồn thịnh cho Hi Lạp, Rô-ma 0,25
2 Nguồn gốc của những nét đặc trưng trên 0,5
- Do điều kiện tự nhiên: Nằm bên bờ bắc của Địa Trung Hải, bờ biển gồ ghề, khúc
khuỷu thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
0,25
- Do địa hình phân tán, phần lớn lãnh thổ là đồi núi, cao nguyên, đất đai canh tác ít, kém
màu mỡ, khí hậu ôn đới không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
0,25
Câu 2 (2,5 điểm): Sự hình thành và vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu?
1 Sự hình thành của các thành thị trung đại Tây Âu 1,0
- Từ thế kỷ XI, do sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, đã thúc đẩy thủ công
nghiệp phát triển trong các lãnh địa phong kiến, đưa đến sự xuất hiện tiền đề của
nền kinh tế hàng hóa: Thủ công nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa, đạt
hiệu quả cao Từ đó, nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng mạnh mẽ
0,5
- Thợ thủ công đã tìm cách thoát ra khỏi các lãnh địa để lập xưởng sản xuất và buôn
bán hàng hóa Từ đó, thành thị ra đời.
0,25
- Bên cạnh đó còn có các thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ các
0,25
thành thị cổ đại.
2
Vai trò của các thành thị trung đại Tây Âu
1.5
- Các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều
kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển
0,5
- Các thành thị đã góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây
dựng chế độ phong kiến tập quyền, đưa đến thống nhất các quốc gia, dân tộc
0,25
- Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong các thành thị đã đưa đến nhu cầu mở
mang tri thức, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu
0,25
* Các thành thị trung đại Tây Âu phát triển đã đưa đến sự hình thành của giai cấp tư
sản mở đường cho phương thức sản xuất tư bản phát triển trong lòng xã hội phong kiến
0,5
Câu 3 (2,5 đi
ểm). Tr
ình bày nh
ữ
ng chuy
ển biến về kinh tế, văn hoá, x
ã h
ội ở n
ư
ớc ta trong
thời kỳ Bắc thuộc? Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến ấy là gì?
1
Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc
2,0
- Về kinh tế:
0,5
+ Trong nông nghiệp, do sự phát triển của công cụ lao động bằng sắt nên năng
suất lúa tăng
0,25
+ Thủ công nghiệp có sự chuyển biến đáng kể: Bên cạnh sự phát triển của các nghề
thủ công cũ, một số nghề thủ công mới đã được du nhập vào nước ta như làm giấy,
làm thủy tinh
0,25
- Về văn hóa:
0,75
+ Nhân dân ta vẫn bảo tồn được các phong tục, tập quán cổ truyền như thờ cúng
tổ tiên, ăn trầu, tôn trọng phụ nữ Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững.
0,5
+ Bên cạnh đó, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc và "Việt hóa" những yếu tố
tích cực của văn hóa Trung Hoa làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt.
0,25
- Về xã hội: 0,75
+ Xã hội phân hóa mạnh mẽ (giai cấp địa chủ được hình thành, nông dân công
xã bị bần cùng hóa ), tạo điền đề cho xá hội phong kiến ra đời. Mâu thuẫn dân tộc
phát triển và mâu thuẫn giai cấp hình thành
0,5
+ Phong kiến phương Bắc không thể cai trị tới các làng xóm của người Việt, nơi
đây trở thành điểm xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập.
0,25
2 Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyển biến trên: 0,5
- Do tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta 0,25
- Do tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lực tự cường 0,25
Câu 4 (1.0 đi
ểm)
:
Nêu nh
ững nét khái quát về sự phát triển v
à tác d
ụng của
giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV.
1 Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, giáo dục Đại Việt phát triển mạnh mẽ 0,5
- Thời nhà Lý: Lập Văn Miếu và Quốc Tử Giám; Tổ chức các khoa thi Đặt nền
móng cho nền giáo dục Đại Việt.
0,25
- Thời nhà Lê: Giáo dục phát triển thêm một bước: ban hành quy chế thi cử rõ ràng,
bổ nhiệm quan lại thông qua thi cử số người đi học ngày càng đông, trình độ dân
0,25
trí được nâng cao
2
Tác d
ụng của giáo dục Đại Việt trong các thế kỉ XI
-
XV
.
0,5
- Đào tạo nhân tài cho đất nước, mở mang dân trí, góp phần quan trọng vào việc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
0,25
- Tuy nhiên, giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển 0,25
Câu 5 (2,5 điểm): Sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI –
XVIII? Hãy nhận xét về sự phát triển đó.
1
Bối cảnh
:
Từ thế kỷ XVI, tuy tình hình chính trị nước ta có nhiều biến động, nhưng
nền kinh tế lại được phát triển mạnh mẽ
0,25
2 Sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII 1,5
- Kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh do diện tích đất canh tác được mở rộng;
công tác trị thủy được quan tâm; nhiều giống lúa mới được gieo trồng
0,5
- Thủ công nghiệp phát triển: Bên cạnh sự phát triển đạt đến trình độ cao của các
nghề thủ công truyền thống, nhiều nghề thủ công mới được xuất hiện Các làng
nghề tăng nhanh, dẫn đến việc thiết lập các đô thị, các phường vừa sản xuất, vừa
bán hàng
0,5
- Thương nghiệp phát triển mạnh:
+ Nội thương phát triển: Buôn bán phát triển, hệ thống chợ làng, chợ huyện,
chợ phủ mở rộng. Nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán xuất hiện
+ Ngoại thương phát triển nhanh chóng: Hoạt động buôn bán với thương nhân
các nước ( ) rầm rộ; Nhiều đô thị và thương cảng được lập nên và ngày càng sầm
uất như Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà Nhiều đô thị có cả cửa hàng và
phố xá của thương nhân nước ngoài như Phố Hiến, Hội An
0,5
3 Nhận xét về sự phát triển của kinh tế nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII 0,75
- Trong các thế kỷ XVI - XVIII nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ, toàn diện 0,5
- Kinh tế hàng hóa của nước ta đã phát triển mạnh mẽ 0,25