Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Hải Dương năm học 2013 Môn Sinh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.92 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 10 THPT – NĂM HỌC: 2012 – 2013

MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian 180 phút – Ngày thi 05. 04. 2013
Đề thi gồm 01 trang



Câu 1 (1,5 điểm)
1. Hãy cho biết chức năng của không bào ở các tế bào sau đây:
a. Tế bào lông hút của rễ cây.
b. Tế bào cánh hoa.
c. Tế bào đỉnh sinh trưởng.
d. Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn.
2. Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình d
ạng khác nhau, sau đó cho các tế
bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi
quang học, ta sẽ quan sát thấy tế bào có hình gì? Giải thích?
Câu 2 (1,5 điểm)
1. Thế nào là hô hấp tế bào? Tại sao ở người khi vận động quá sức thường thấy mỏi cơ?
Nguyên nhân làm xuất hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người?
2. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
Câu 3 (1,5 điểm)
1. Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng
qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
2. Cho một lát khoai tây sống vào đĩa thứ nhất và một lát khoai tây chín vào đĩa thứ hai ở


nhiệt độ phòng rồi nhỏ vào mỗi lát khoai tây một giọt H
2
O
2
thì lượng khí thoát ra ở mỗi
đĩa như thế nào? Giải thích?
Câu 4 (2 điểm)
1. Tại sao trong quá trình nguyên phân các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia
nhiễm sắc tử? Tại sao khi phân chia xong NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh?
2. Người ta tách một tế bào vừa kết thúc kỳ trung gian từ mô đang nuôi cấy sang một môi
trường mới. Trải qua 14 giờ 15 phút ở môi trường mới các tế bào sử dụng của môi trường
nội bào lượng ADN tương đương 420 NST đơn.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết rằng thời gian các kỳ của quá trình nguyên phân
có tỉ lệ 2:1:1:2 tương ứng với 6/19 chu kỳ tế bào, kỳ cuối chiếm 18 phút.
b. Cần bao nhiêu thời gian để tế bào trên tạo thành mô gồm 128 tế bào?
Câu 5 (1,5 điểm)
1. Trình bày đặc điểm chung của vi sinh vật. Nêu các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi
sinh vật.
2. Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng nào?
Câu 6 (1 điểm)
1. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, em hãy phân loại các nhóm vi sinh vật? Con người đã
ứng dụng khả năng chịu nhiệt của vi sinh vật vào đời sống như thế nào?
2. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Câu 7 (1 điểm)
1. Virut là gì? Virut có những dạng cấu trúc nào?
2. Giải thích tại sao virut được coi là dạng trung gian giữa sự sống và không sống?

….….………Hết………………

Họ và tên thí sinh:…………………………… Số báo danh:…………………


Chữ ký giám thị 1: ……………………………Chữ kí giám thị 2:……………


ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG TỈNH
HẢI DƯƠNG MÔN SINH HỌC LỚP 10
NĂM HỌC 2012 – 2013
Câu 1 (1,5 điểm)

Nội dung Điểm

1.
a. Tế bào lông hút của rễ cây: không bào chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra
áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.
b. Tế bào cánh hoa: không bào chứa các sắc tố để thu hút côn trùng đến thụ
phấn.
c. Tế bào đỉnh sinh trưởng: không bào tích nhiều nước có tác dụng làm cho tế bào
dài ra giúp tế bào sinh trưởng nhanh.
d. Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn: không bào tích
các chất độc, chất phế thải nhằm bảo vệ cây.
2.
+ Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó
cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng
kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy các tế bào có hình cầu.
+ Giải thích: Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất
thành tế bào áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho
chúng căng tròn → tế bào có hình cầu.



0,25
0,25

0,25

0,25



0,25

0,25

Câu 2 (1,5 điểm)

Nội dung Điểm

1.
+ Khái niệm hô hấp tế bào: hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu
cơ (chủ yếu là glucozo) thành các chất đơn giản (CO
2
, H
2
O) và giải phóng năng
lượng cho các hoạt động sống.
+ Khi vận động ta thường thấy mỏi cơ vì:
- Khi vận động quá sức, quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ oxi cho quá
trình hô hấp tế bào nên các tế bào cơ phải sử dụng quá trình hô hấp kị khí để tạo
năng lượng ATP.
- Sản phẩm của quá trình hô hấp kị khí là axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào

gây nên hiện tượng mỏi cơ.
+ Nguyên nhân xuất hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người: Khi một
enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất
hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó
cũng sẽ bị tích lũy lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hóa theo con
đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí.
2. Tế bào tự điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng những cánh sau:
- Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của
các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế.
- Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng ức chế ngược: Sản phẩm của
con đường chuyển hóa quay lại tác động như 1 chất ức chế làm bất hoạt enzim
xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.


0,25



0,25

0,25




0,25



0,25


0,25


Câu 3 (1,5 điểm)

Nội dung Điểm

1
.
T
ế b
ào không s
ử dụng luôn năng l
ư
ợng của các phân tử glucôz
ơ mà ph
ải
đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể vì:
- Năng lượng chứa trong phân tử glucôzơ quá lớn so với nhu cầu năng lượng của
các phản ứng đơn lẻ trong tế bào.
- ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hóa các
enzim đã thích nghi với việc dùng năng lương ATP cung cấp cho các hoạt động
cần năng lượng của tế bào.
2.
- Lượng khí thoát ra ở hai đĩa khác nhau: Lượng khí thoát ra ở đĩa thứ nhất nhiều
,
không có khí thoát ra ở đĩa thứ hai.
- Giải thích:
+ Ở đĩa thứ nhất, lát khoai tây sống, enzim có hoạt tính cao nên tốc độ phản ứng

xảy ra nhanh, H
2
O
2
bị enzim catalaza phân hủy thành H
2
O và O
2
nên khí O
2
thoát
ra nhiều → bọt khí trên bề mặt lát khoai tạo ra nhiều.
+ Ở đĩa thứ hai, lát khoai tây chín, enzim đã bị nhiệt độ cao phân hủy làm mất
hoạt tính nên phản ứng không xảy ra, H
2
O
2
không bị phân hủy → không có bọt
khí.



0,25

0,5


0,25




0,25


0,25


Câu 4 (2 điểm)

Nội dung Điểm

1.
- NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong
quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
- Sau khi phân chia xong NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để thực hiện việc
nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và protêin trong chu kì tế bào sau được thuận lợi.
2.
a. - Thời gian các kì của quá trình nguyên phân:
Kì trước + Kì giữa + Kì sau + Kì cuối = (2 + 1 + 1 + 2)18/2 = 54 phút
- Thời gian của cả chu kì tế bào: 54 x 19/6 = 171 phút
- Vì tế bào đầu tiên được tách ra khi kết thúc kì trung gian của chu kì tế bào, ta
có:
14giờ 15phút = 855phút = 54phút + 4 x 171phút + 117phút
→ Sau 14giờ 15phút các NST của tế bào đã nhân đôi 5 lần.
- Gọi bộ NST của loài là 2n. (n: nguyên, dương)
Ta có: 2n x 2
5
– 2 x 2n = 420
2n = 420 : 30 = 14 NST
b.Gọi k là số lần phân chia để tạo 128 tế bào

2
k
= 128 → k = 7
- Thời gian để tế bào trên thực hiện 7 lần phân chia:
(171 x 7) – 117 = 1080phút = 18h


0,25

0,25



0,25



0,25


0,5



0,5






Câu 5 (1,5 điểm)

Nội dung Điểm

1.
- Đặc điểm chung của vi sinh vật:
+ Cơ thể đơn bào (một số là tập doàn đơn bào), nhân sơ hoặc nhân thực, có kích
thước hiển vi.
+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.
+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh, có khả năng thích ứng cao với môi trường sống.

- Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường tổng hợp
+ Môi trường bán tổng hợp
2. Các kiểu dinh dưỡng của VSV:
Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu
Quang tự dưỡng
Ánh sáng CO
2

Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ CO
2

Quang dị dưỡng
Ánh sáng Chất hữu cơ
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ Chất hữu cơ





0,25
0,25
0,25



0,25



0,25

0,25

Câu 6 (1điểm)

Nội dung Điểm

1.
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật chia thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa
lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
- Ứng dụng:
+ Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng
+ Dùng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
2. Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì trong sữa chua lên
men tốt, vi khuẩn lactic đã tạo môi trường axit (pH thấp) ức chế vi sinh vật gây
bệnh.



0,25

0,25
0,25


0,25

Câu 7 (1 điểm)

Nội dung Điểm

1. Khái niệm virut:
- Virút là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu
tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa 1 loại axitnucleic (ADN hoặc ARN) được bao
bọc bởi phân tử protein.
- Virut có 3 dạng cấu trúc: xoắn, khối, hỗn hợp
2. Virut được coi là dạng trung gian giữa sự sống và không sống, vì:
- Khi ở ngoài tế bào chủ, virut biểu hiện như là thể vô sinh. Có thể tách hệ gen (axit
nuclêic) ra khỏi vỏ protein để được hai chất riêng như là các hợp chất hóa học.
- Khi trộn hệ gen với vỏ protêin chúng lại trở thành virut hoàn chỉnh. Khi nhiễm
virut vào tế bào chủ chúng lại biểu hiện như là cơ thể sống, có thể nhân lên, tạo
thế hệ virut mới.


0,25

0,25



0,25

0,25

×