Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

(SKKN HAY NHẤT) sử dụng phương pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, áp dụng cho tiết 57 – dấu của tam thức bậc hai, đại số lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.74 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới chương trình sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào việc đổi mới
phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của
học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư
duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi
dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh.
Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp mơn Tốn ở trường THPT là làm cho
học sinh học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phải làm
sao trong mỗi tiết học học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, hoạt
động nhiều hơn. “Thay cho lối truyền thụ một chiều, thuyết trình giảng dạy, người
giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh được học tập trong hoạt động và bằng
hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo’’. Đây chính là tiêu chí, là thước đo
đánh giá sự đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường về việc Tổ chức sinh hoạt tổ nhóm
chun mơn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, để
công tác sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn thực sự đạt chất lượng và hiệu quả góp
phần nâng cao kết quả học tập của học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ cho giáo viên.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không đặt nặng việc quan tâm
giờ dạy của giáo viên như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối
tượng học sinh để từ đó giúp đỡ các em có một bài học hồn chỉnh, chất lượng, gây
được hứng thú và niềm say mê học tập,… Trong tiết học, giáo viên tập trung phân
tích các vấn đề liên quan đến người học, phải xem thử học sinh học như thế nào,
lớp dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và
gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay khơng?
Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào cho phù hợp nhất?...
Hiểu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt
chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, năm học 1014-1015 Ban giám hiệu
trường THPT Triệu Sơn 2 cùng tổ chuyên môn đã chỉ đạo tôi xây dựng một tiết dạy
mẫu theo hướng nghiên cứu bài học. Tôi cùng với tổ chun mơn đã tìm hiểu kỹ,
bám sát nội dung chun đề “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu


bài học” để thực hiện các tiết dạy thao giảng tổ, thao giảng trường theo hình thức
nghiên cứu bài học.
Từ kết quả thực tiễn trên, tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân
trong Giảng dạy tại trường để viết nên sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương
pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học cho Tiết 57 – Dấu của tam thức
bậc hai, Đại số lớp 10”

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Mô hình sinh hoạt truyền thống và những bất cập
Hầu hết các buổi sinh hoạt chun mơn hiện nay cịn sa vào hình thức hành
chính là chủ yếu. Tổ trưởng là người điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác
lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai một số
công việc mới trong thời gian tới. Nếu chuẩn bị có thao giảng, chuyên đề thì tất cả
cùng tập trung bàn bạc, góp ý xoay quanh tiết dạy đó nhưng chủ yếu cũng chỉ đánh
giá về cách dạy, nội dung của bài giảng đó.
Cho nên các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn chỉ được coi như là những
buổi tập huấn mini trong nội bộ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đặc biệt là
chỉnh đốn lại năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là chủ yếu.
Chính điều này đã làm cho việc đổi mới phương pháp dạy học thiếu đồng bộ nó
được thể hiện ở những mặt hạn chế như:
- Giáo viên dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút
kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (chú ý quá nhiều vào
bài dạy)
- Giáo viên dạy thao giảng thường đi theo một khung chương trình sẵn có,

phản ánh trung thành kiến thức trong sách giáo khoa chứ rất ít quan tâm đến khả
năng đón nhận của học sinh.
- Giờ dạy minh hoạ thường nặng chất phô diễn, sa vào kiến thức vì giáo viên
sợ bị đánh giá thiếu năng lực.
Từ những hạn chế trên dẫn đến hệ quả tất yếu là:
- Giờ dạy mang tính nhồi nhét, học sinh “khó tiêu”
- Ít quan tâm đến học sinh yếu, sợ các em làm ảnh hưởng đến tiết dạy, cháy
giáo án
- Trong qua trình đánh giá, người dự giờ do chỉ chăm chăm vào giáo viên
nên mọi ý kiến mổ xẻ đều hướng về người dạy mà bỏ qn người học. Chính vì thế
kết quả học tập của học sinh ít được cải thiện, nhất là các đối tượng yếu kém vì
ln bị “bỏ rơi”. Học sinh giỏi xa cách học sinh yếu kém, còn học sinh yếu kém lại
tự ti sợ học, chán chường và dẫn đến bỏ học…
2. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
-Là một trong các nội dung đổi mới sinh hoạt tổ chun mơn.
-Tiết dạy là cơng trình của cả tập thể
- Các bước đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
+ Chuẩn bị bài dạy: Cả tổ nghiên cứu góp ý xây dựng bài dạy
+ Tiến hành dạy minh họa và dự giờ.
+ Suy ngẫm và thảo luận bài học.
+ Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng sau.
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1. Phá bỏ khuôn thước trong dự giờ
- Giáo viên chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên,
có thể di chuyển linh hoạt để tiện quan sát các hoạt động của học sinh
- Người dự có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh

- Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh
trong giờ học
2.2. Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận
- Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi:
Học sinh học như thế nào?
Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?
Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học
sinh khơng?
Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay khơng?
Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...
2.3. Khơng có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án phù hợp với
khả năng của học sinh trong từng lớp
- Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học không tập trung vào
đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích giáo
viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp
thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá thể được tham gia
vào quá trình học tập mà cách làm này còn giúp giáo viên chủ động điều chỉnh cách
dạy hợp với đối tượng học sinh lớp mình, trường mình hơn.
- Giáo viên có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời
lượng bài học sao cho sát với thực tế
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, đừng
hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của học sinh còn hạn
chế.
2.4. Cách thức tiến hành
- Tổ chức một tiết dạy minh họa
- Giáo viên đến dự giờ, tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của thầy và
quan sát hoạt động của trị (có thể sử dụng các phương tiện để quan sát, ghi chép,
quay phim…)
- Tổ chức sinh hoạt tổ chun mơn, trình chiếu lại quá trình quan sát, ghi
chép

- Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ
kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay khơng?
Tìm ra được ngun nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động
học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hữu hiệu có thể chỉnh sửa cách dạy, xén gọt bớt nội dung sao cho phù hợp với từng
con người riêng lẻ, rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy).
- Sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình theo các tiêu
chí đã được định sẵn như trước đây mà chỉ đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của
học sinh trong lớp mà thôi.Tuy nhiên thước đo thành bại tiết dạy là ở thái độ,
hành vi, phản úng của học sinh trong giờ dạy và đây là nguyên tắc đầu tiên khi
tiến hành nghiên cứu bài học.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Đối với giáo viên
- Phần lớn giáo viên hiện nay cịn nói nhiều, viết nhiều, trình bày bảng theo
thứ tự từ mục 1 đến mục cuối cùng của bài, ghi lại y nguyên sách giáo khoa các
định nghĩa, định lí, chứng minh...lên bảng.
- Nội dung sách giáo khoa có gì là giáo viên cố gắng dạy bằng hết, vì thế để có
đủ thời gian thì giáo viên phải thuyết trình nhiều mà ít tổ chức các tình huống tạo
điều kiện cho học sinh hoạt động dẫn đến truyền thụ kiến thức một chiều.
- Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh
động, chưa gây hứng thú cho học sinh, học sinh chủ yếu tiếp nhận kiến thức còn bị
động. Việc sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học cịn hạn chế. Nhiều giáo viên
chưa tích cực sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

- Những kỹ năng cần thiết của việc tự học chưa được giáo viên chú ý đúng
mức.
- Việc chuẩn bị bài của giáo viên chưa thật kĩ càng, chưa phân hố được trình
độ của học sinh.
2. Đối với học sinh
- Học sinh học tập một cách thụ động theo giáo viên, giáo viên đọc gì, viết gì
là học sinh ghi nấy mà khơng biết chọn lọc những vấn đề cần ghi chép, không có
cách ghi chép để tiết kiệm thời gian mà lại dễ học, dễ nhớ, dễ tái hiện, kết nối
lại các kiến thức khi về nhà học lại.
- Học sinh còn lười suy nghĩ, chưa tích cực tư duy hoạt động trí não tìm tịi
phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên dễ
quên, không vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào giải tốn. Học sinh chưa có thói quen
tư duy tìm tòi, sáng tạo, khai thác các vấn đề mới từ những cái đã biết, đã học, chưa
biết qui lạ về quen…
- Số học sinh học tập thụ động khá nhiều, việc tham gia các hoạt động xây
dựng bài còn hạn chế.
- Chất lượng học tập bộ mơn Tốn khơng đồng đều.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ở phần đầu của buổi sinh hoạt, các thành viên của tổ đã dự giờ lớp 10A6 bài:
“Dấu của tam thức bậc hai”. Trong tiết học này, tôi đã triệt để sử dụng những
phương pháp dạy học tích cực như giao việc cho các nhóm học sinh chuẩn bị bài ở
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhà theo phương pháp đề án, tổ chức cho học sinh thảo luận, trao đổi tự do tại lớp,
thực hiện các sản phẩm nghiên cứu, thực hành giải các bài tập vận dụng….
Cũng trong tiết học này, một điểm rất đặc biệt là các giáo viên dự giờ không
ngồi một chỗ cố định như trước đây mà tự do đi lại, quan sát, chụp ảnh, quay phim

các phần làm việc cá nhân, thảo luận nhóm của học sinh. Mục đích của việc quan
sát đó là giúp các giáo viên dự giờ nắm bắt được tình hình học tập ngay tại lớp của
học sinh, đánh giá được mức độ phù hợp của các phương pháp dạy học, mức độ
tiếp thu và chủ động tích cực của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh
gặp phải. Từ đó, các giáo viên có sự trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên trực
tiếp giảng dạy nhằm tìm ra phương pháp tổ chức dạy học tối ưu nhằm phát triển
năng lực từng người học, đảm bảo tất cả mọi học sinh, không trừ một học sinh nào,
đều được học và học tốt.
Sau tiết dạy là phần thảo luận rút kinh nghiệm hết sức sơi nổi và có chất
lượng chun mơn cao. Các thầy cô đều khẳng định sự thành công của chuyên đề.
Rất nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ tiết dạy minh hoạ. Thay vì nhận xét
đánh giá giáo viên thể hiện bài dạy như trước đây, các ý kiến đều tập trung vào việc
quan sát các hoạt động, kỹ năng học sinh sử dụng phương tiện, đồ dùng học tập,
tâm trạng và thái độ của học sinh khi tiếp nhận nhiệm vụ, cách thức trao đổi, thảo
luận và điều hành các hoạt động học tập của học sinh… Các thầy cô đều đánh giá
cao sự tham gia tích cực, hiệu quả vào bài học của học sinh. Có nhiều ý kiến thảo
luận, đánh giá về việc thực hiện công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên
nghiên cứu bài học, mang lại nhiều kết quả khả quan.
Thứ nhất: Nhìn từ góc độ người học, học sinh rất hào hứng, chủ động, tự
nhiên được thể hiện mình, được thầy cô giáo quan tâm hướng dẫn học, các em có
thể chia sẻ, trao đổi với bạn và tự làm. Một giờ học như thế giáo viên đã khơi dậy
tiềm năng, khả năng tự học, kĩ năng giải toán cho học sinh.
Thứ hai: Nhìn từ góc độ người dự, giáo viên được tự do định hướng, hướng
dẫn học sinh biết biến quá trình học thành quá trình tự học, tự thực hành. Như thế,
mối quan hệ giữa thầy và trò được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện,
cởi mở hơn trước.
Tại buổi sinh hoạt chun mơn, đồng chí Hiệu trưởng nhà trường cùng ban
giám hiệu đã đánh giá cao tinh thần tiên phong đổi mới trong mọi lĩnh vực của tổ,
tinh thần học hỏi, trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm cởi mở, chân thành, thẳng thắn
của các thành viên trong tổ đặc biệt là giờ dạy đã thực sự thành công về nhiều mặt

như:
- Chúng tôi thấy các em được làm việc thực sự, từ suy nghĩ đến hành động
và có những hoạt động các em đã làm thay cho giáo viên.
- Khơng khí học tập diễn ra thật sôi nổi, thoải mái, các em học sinh chủ
động, tích cực tham gia các hoạt động như các em được dành thời thời gian suy
nghĩ, được hoạt động nhóm, được trao đổi với nhau tất cả những suy nghĩ của bản
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thân. Thậm chí các em cịn được tự điều hành các hoạt động vì thế các em học tập
khá , giỏi còn giảng giải bài cho bạn khi bạn chưa hiểu...Với cách thức tổ chức các
hoạt động học tập như vậy, chắc chắn các em sẽ hiểu bài và nhớ kiến thức lâu hơn.
Sau đây là tiết dạy tôi đã xây dựng theo tinh thần đó
Tiết 57: §6. DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI
I. MỤC TIÊU
Qua bài học học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu khái niệm tam thức bậc hai thông qua việc khảo sát đồ thị của hàm số bậc
hai trong các trường hợp khác nhau.
- Phát biểu được định lý về dấu của tam thức bậc hai.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách vận dụng định lý về dấu của tam thức bậc hai để xét dấu của biểu thức
bậc hai và giải một số bài tốn đơn giản có tham số.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ thị của hàm số để giải một số bài toán.
3. Về tư duy:
- Rèn luyện tư duy lơgic, tính sáng tạo cho học sinh.
4. Về thái độ:
- Cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Học sinh: - Ôn lại các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số bậc hai, biết đọc đồ
thị
- Đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà
- Bút dạ, giấy A4.
2. Giáo viên:
- Chuẩn bị các bảng hình vẽ đồ thị hàm số bậc hai với các trường hợp như sách
giáo khoa
- Chuẩn bị phiếu học tập.
- Giáo án điện tử
- Phương tiện: Máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể
3. Gợi ý về phương pháp dạy học:
- Cơ bản dùng phương pháp gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề thông
qua các hoạt động điều khiển tư duy, đan xen hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Với tình huống 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh học nhóm (chia thành 4 nhóm)
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, giáo viên điêù khiển bằng cách đưa ra các câu
hỏi. Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh nhất được ghi điểm.
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm và định lý về dấu của nhị thức bậc nhất. Áp
dụng xét dấu của biểu thức: f(x) = (x-1)(x-3).
Hoạt động của giáo viên
* Tổ chức cho HS ôn tập kiến thức cũ qua bài tập
(chia thành 4 nhóm)
+ Xét dấu các nhị thức bậc nhất

+ Kết luận dấu của biểu thức f(x)
+ Kiểm tra nhận xét:
Biểu thức f(x) = (x-1)(x-3) có thể viết được thành
f(x) = x2- 4x + 3 được gọi là một tam thức bậc hai
x = 1, x =3 cũng được gọi là nghiệm của tam thức
* Học sinh ghi nhận kiến thức và vào bài mới.

Hoạt động của học sinh
+ Nghe hiểu nhiệm vụ (áp
dụng định lý về dấu của nhị
thức bậc nhất)
+ Tìm phương án thắng (tức
là tìm phương án hồn thành
nhiệm vụ nhanh nhất)
+ Trình bày kết quả, chỉnh
sửa hoàn thiện

2. Bài mới
+ Hoạt động 2: Phát biểu định nghĩa tam thức bậc hai và nhận biết tam thức bậc
hai thơng qua các ví dụ cụ thể .
Hoạt động của giáo viên
* Tổ chức cho HS phát biểu định nghĩa
tam thức bậc hai
+ Phiếu học tập 1: Xét xem các biểu thức
sau có phải là tam thức bậc hai không?
a) f(x) = x2- 7x + 12
b) f(x) = 5x - 4x2 -3
c) f(x) = (m+1)x2- 7mx + 4m - 5
d) f(x) = -2x2
e)

(Ghi ra bảng phụ)
* GV nhận xét, hoàn chỉnh và cho HS
ghi nhận kiến thức.

Hoạt động của học sinh
+ Nghe hiểu nhiệm vụ
+ Phát biểu định nghĩa tam thức bậc hai
f(x) = ax2+bx + c
(a, b, c  R; a ≠ 0)
+ Nghiệm của tam thức bậc hai
+ Học sinh tự lấy được ví dụ

+ Hoạt động 3: Phát biểu định lý về dấu của tam thức bậc hai.
Hoạt động thành phần 1:
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ đồ thị

Hoạt động của học sinh

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hàm số y = x2 – 5x + 4 vào giấy
A4 và trả lời các câu hỏi sau:
Quan sát đồ thị và chỉ ra các khoảng
trên đó giá trị của hàm số là âm?
Quan sát đồ thị và chỉ ra các khoảng
trên đó giá trị của hàm số là dương?

- Dùng máy chiếu đa vật thể trình
chiếu một số kết quả của các nhóm học
sinh và cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên trình chiếu hình mẫu và
cho kết quả đúng

Hoạt động thành phần 2:
Hoạt động của giáo viên
Đặt f(x) = x2 – 5x + 4. Em hãy kết

Hoạt động của học sinh
- Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra kết
quả

luận về dấu của f(x)?

Hoạt động của giáo viên
+ Đưa ra bảng phụ về đồ thị hàm số
y= x2- 4x + 3
+ Từ đồ thị nhận xét về dấu của tam
thức đó, tổng qt hố với một tam thức
bậc hai bất kỳ
-

Hoạt động của học sinh
+ Nghe hiểu nhiệm vụ: nhận xét vị trí
tương đối giữa đồ thị với trục Ox để kết
luận dấu của tam thức bậc hai
+ Kết luận:
Với x<1 hoặc x>3 thì đồ thị nằm

phiá trên Ox nên f(x) > 0.
Với 1< x < 3 đồ thị nằm phía dưới
trục Ox nên f(x) < 0
+ Học sinh ghi nhận kiến thức

Hoạt động thành phần 3:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ GV đưa ra bảng phụ đồ thị hàm số bậc
hai trong các trường hợp.
+ Tổ chức cho học sinh xác định dấu của
a và từ đó suy ra dấu của tam thức bậc
hai dựa vào đồ thị và ghi kết luận trong
từng trường hợp
+ Chia lớp thành 4 nhóm, hai nhóm đầu
mỗi nhóm nhận xét 2 đồ thị, hai nhóm
sau mỗi nhóm nhận xét một đồ thị
+ Giáo viên nhận xét, hoàn chỉnh và ghi
kết quả ở dạng tổng quát( trình chiếu
định lý về dấu của tam thức bậc hai)

+ Nghe hiểu nhiệm vụ:
Nhận xét vị trí tương đối của đồ thị hàm

số bậc hai đối với trục hoành trong từng
trường hợp, từ đó suy ra dấu của và
dấu của hệ số a từ đó kết luận về dấu của
tam thức bậc hai trong trường hợp tổng
quát.
+ Học sinh ghi nhận kiến thức

Bảng phụ

y

y

y

x

a

O

x
O
y
O

a

O




b
2a

y  b
2a
x
O

x1 x2 x

x

x

y
O

x

DÊu
f(x)
+ Hoạt động 4: Áp dụng xét dấu của các tam thức bậc hai
Hoạt động thành phần 1:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

9


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phiếu học tập 2: Cho f(x) = 2x2 - 3x + 2 Học sinh thảo luận và cho kết quả.
Mong đợi câu trả lời: đáp án b
chỉ ra các khẳng định sai:
a. f(x) > 0 với mọi x > 0.
b. Tồn tại giá trị của x mà f(x) < 0
c. Phương trình f(x) = 0 vơ nghiệm
Phiếu học tập 3: Tam thức
cùng dấu với hệ số a
a)

b)

c)

d)

Mong đợi câu trả lời: đáp án d

Phiếu học tập 4: Tam thức
trái dấu với hệ số a
a)

b)

c)


d)

Mong đợi câu trả lời: đáp án b

Hoạt động thành phần 2:
Hoạt động của giáo viên
+ Đưa ra 6 ví dụ ở 6 trường hợp(trình
chiếu)
+ Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xét
dấu của 2 tam thức, nhóm thứ 4 xét dấu
của g(x).
+ Giáo viên dùng máy chiếu đa vật thể
chiêu kết quả của từng nhóm cho nhận
xét, chỉnh sửa
+ Kết luận: Muốn xét dấu của tam thức
bậc hai cần chú ý tới dấu của hệ số a và
dấu của  hoặc '

Hoạt động của học sinh
+ Nhóm 1: Xét dấu 2 tam thức
f(x) = 2x2- x + 1
f(x) = -x2+4x - 4
+ Nhóm 2: Xét dấu 2 tam thức
f(x) = -x2+x -2
f(x) = -5x +2+2x2
+ Nhóm 3: Xét dấu 2 tam thức
f(x) = 9x2 + 1- 6x
f(x) = -x2+5x – 6
+ Nhóm 4: Xét dấu của biểu thức
g(x) = (x2- 2x – 3) (x2- 4x +1)

Mỗi nhóm thảo luận thống nhất kết quả
ghi ra giấy A4

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Hoạt động 5: Nhận xét về dấu của tam thức bậc hai (trong trường hợp
tam thức luôn dương hoặc luôn âm)
Hoạt động thành phần 1: Nhận xét về dấu của tam thức bậc hai trong trường hợp
 <0
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Tổ chức cho học sinh nhận xét đồ thị + Nghe hiểu nhiệm vụ
hàm số bậc hai trong trường hợp  <0. + Từ đồ thị nhận xét :
+ Nhận xét chỉnh sửa, cho học sinh ghi
nhận kết quả.
+ Giáo viên trình chiếu kết quả
Nhận xét: Mong đợi học sinh nêu được
Cho tam thức
.
Ta có:

+ Chú ý trong trường hợp biểu thức
chưa chắc là tam thức bậc hai (lưu ý:
a=0).

Hoạt động thành phần 2: Củng cố định lý
Hoạt động của giáo viên

+ Chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm làm
câu 1, 2 nhóm làm câu 2
+ Phát phiếu học tập
+ Củng cố kiến thức cho học sinh thông
qua bài tập
+ Giáo viên chiếu kết quả của các nhóm
và cho học sinh nhận xét
+ Nhận xét, chỉnh sửa và ghi nhận kết
quả
(Chú ý: Xét 2 trường hợp a=0 và a≠0;
dấu của  và ' là như nhau)

Hoạt động của học sinh
+ Nhóm 1 và 2:
Tìm tham số m để
f(x)=(m-1)x2 – (2m+1)x – 3 < 0,  x
+ Nhóm 3 và 4:
Tìm tham số m để:
f(x)=(m+3)x2 – 2(m-1)x +m+1 > 0,  x
+ Học sinh thảo luận ghi kết quả ra giấy
A4.

* Củng cố:
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Xét dấu của các biểu thức sau:
a)

b)
c)
d)
Bài tập về nhà:
1) Xét dấu của các biểu thức sau:
a)
b)
c)
2)Cho
. Hãy tìm các giá trị của m để:
a)
b)
3)Tìm m để biểu thức sau luôn dương với mọi x,y:
4) (Bất đẳng thức Bunhiacôpxki) Cho các số thực
Chứng minh:



.

Dấu bằng xảy ra khi
5)49, 50, 51, 52(sgk).
IV. KIỂM NGHIỆM TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh, các dạng bài khác nhau
đặc biệt là ôn thi Đại học – Cao đẳng và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được xây
dựng theo hướng nghiên cứu bài học thì học sinh sẽ bớt căng thẳng và khả năng
tiếp thu và áp dụng sẽ tốt hơn rất nhiều. Qua thực tế tôi đã gặt hái được một số kết
quả như: có nhiều học sinh đậu Đại học – Cao đẳng trong đó có những em đỗ Á
khoa, nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.
Việc xây dựng các biện pháp sư phạm đã có tác dụng tích cực hóa hoạt động

học tập của học sinh, tạo cho các em khả năng tìm tịi phát hiện và giải quyết vấn đề
một cách độc lập, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học Toán ở
trường THPT Triệu Sơn 2.
Tôi đã thực nghiệm giảng dạy tại lớp 10A6 (Ban KHTN) ; lớp 10A3 (Ban cơ
bản). Qua so sánh đối chiếu với những lớp dạy theo phương pháp truyền thống
(10A5 – Ban KHTN và 10A2- Ban cơ bản) ở cùng một tiết dạy, chúng tơi có bảng
số liệu sau:
1. Lớp dạy học theo phương pháp truyền thống
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


STT LỚP
1

2

10A5
(Ban
TN)
10A2
(Ban

bản)

Kết quả
Tỷ lệ
Khá
%


Tỷ lệ
%

Giỏi

Tỷ lệ
%

10

24.4

17

41.5

12

29.2

20

44.4

16

35.6

3


6.7

Tỷ lệ
%

Giỏi

Tỷ lệ
%

Số
HS

Yếu

Tỷ lệ
%

TB

41

2

4.9

45

6


13.3

2. Lớp dạy theo hướng nghiên cứu bài học

STT LỚP

Số
HS

Yếu

Tỷ lệ
%

TB

Kết quả
Tỷ lệ
Khá
%

10A6
1
(Ban 44
0
0.0
6
13.6
18

40.9
20
45.5
TN)
10A3
(Ban
2
46
01
2.2
16
34.8
19
41.3
10
21.7

bản)
Từ bảng đánh giá trên, chúng ta nhận thấy: Ở những lớp áp dụng phương
pháp dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, đại đa số học sinh tiếp thu và vận
dung kiến thức của bài học khá tốt. Tỉ lệ học sinh Yếu giảm (chỉ còn 2.2%) đạt
điểm khá giỏi (86.4% ở lớp Ban TN và 63.0% ở lớp ban Cơ bản)
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
- Tôi đã thử nghiệm dạy đề tài, có bổ sung chỉnh sửa thêm cho phù hợp và
hoàn thiện tuy nhiên vẫn khơng thể tránh được những sai sót vì vậy rất mong được
sự góp ý của các thầy cơ giáo để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.
- Đề nghị các đồng chí lãnh đạo tổ chức thêm các cuộc hội thảo cụm hoặc
liên trường để chúng tôi được học tập thêm kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp.
XÁC NHẬN
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2015

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHƠNG COPY
Kí tên
Hồ Văn Quảng

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
---------------------&--------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG NGHIÊN
CỨU BÀI HỌC CHO TIẾT 57 - DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI,
ĐẠI SỐ LỚP 10

Họ và tên: Hồ Văn Quảng
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Tốn

THANH HÓA, 2015

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. Đặt vấn đề…………...………………...………................................…………...1
B. Giải quyết vấn đề……..…………………................................………………...2
I. Cơ sở lý luận………...……………….….............................………………..........2
1. Mơ hình sinh hoạt truyền thống và những bất cập……………………......................………….2
2. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học…………………….......................…….2

II. Thực trạng của vấn đề………… ...…………..................…………….............…4
1. Đối với giáo viên…………….………………………………..………………......................….4
2. Đối với học sinh…………………….………………………………………….......................…4

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện…………..…...............………………....….......4
IV. Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài…….........................………….…............12
C. Kết luận và đề xuất………...……........................…………………….…..............................13

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×