1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI MỸ
GVHD: NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
Thành viên nhóm:
1. Lê Thị Mỹ Trang – TC01
2. Ngô Thảo My – TC01
3. Ngô Bảo Toàn – TC01
4. Trần Ngọc Ánh – TC01
5. Trần Thị Nguyệt Ánh – TC01
6. Phan Đặng Bảo Anh – TC01
7. Nguyễn Thị Kim Oanh – TC01
8. Nguyễn Lê Thanh Tùng – CK02
Tp.HCM, ngày 26 tháng 2 năm 2012
2
MỤC LỤC
Tổng quan đề tài…….…………………………………………………………….3
1.Mối quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại……… 5
2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ năm 2005 tới nay………… 7
3.Tác động từ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ lên nền kinh tế Trung
Quốc…………………………………………………………………………………8
3.1. Tác động tích cực…….……………………………………………… 9
3.1.1. Trung Quốc trở thành chủ nợ của thế giới…………………….9
3.1.2. GDP tăng trưởng……………………………………………… 10
3.1.3. Xuất khẩu gia tăng…………………………………………… 11
3.1.4. Thặng dư cán cân thương mại………………………………….12
3.1.5 M
ột số lợi ích khác……………………………………………….12
3.2. Tác động tiêu cực…………………………………………………… 13
4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc lên cán cân thương
mại của Mỹ……………………………………………………………………… 14
Ảnh hưởng của NDT lên thâm hụt ngoại thương của Mỹ………………….17
4.1.Đo lường trực tiếp qua REER Mỹ………………………………………17
4,2. Đo lường gián tiếp qua PT1…………………………………………….18
4.3. Đo lường trực tiếp qua REER Trung Quốc…………………………….20
4. 4. Đo lường trực tiếp qua REER song phương Mỹ - Trung……………….20
5. Phản ứng của Mỹ đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc…………… 24
Kết luận………………………………………………………………………… 25
Phụ lục…………………………………………………………………………….26
3
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Trung Quốc là một nước có nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng GDP rất
cao và ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Bất kì một động
thái nào của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Việc định giá thấp
đồng nhân dân tệ đã trở thành một vấn đề căng thẳng với nhiều đối tác thương mại,
đặc biệt là Hoa Kỳ. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã cố tình thao túng
tiền tệ để đạt được lợi thế thương mại một cách không công bằng với các đối tác
thương mại khác. Họ cũng tranh luận rằng việc phá giá đồng tiền của Trung Quốc là
nhân tố chính gây nên thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc và làm mất
hàng ngàn công ăn việc làm trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là trong sản xuất. Vào
tháng 2/2010 Tổng thống Obama tuyên bố rằng sự phá giá đồng tiền Trung Quốc đã
đặt các công ty của Mỹ vào “ bất lợi cạnh tranh lớn”, và ông ta đã cam kết sẽ đặt
vấn đề chính sách tiền tệ Trung Quốc lên ưu tiên hàng đầu. Tại một cuộc họp báo
vào tháng 10/2011, tổng thống Obama phát biểu rằng Trung Quốc cần thay đổi
chính sách tiền tệ của mình theo hệ thống thị trường, với nước Mỹ và các nước khác
như vậy là quá đủ rồi. Nhiều dự luật về chính sách tiền tệ Trung Quốc đã được giới
thiệu trong Quốc hộ 112, có dự luật 1619 được Thượng viện thông qua vào
11/10/2011. Dự luật sẽ áp dụng một số các biện pháp đối với các nước có tiền tệ
được coi là “sai lệch cơ bản”.
Đồng NDT đã được nâng giá lên 30.4% so với đồng đôla vào khoảng thời
gian từ 7/2005 (khi cuộc chuyển đổi tỷ giá hối đoái Trung Quốc bắt đầu) đến
30/10/2011, mặc dù việc này diễn ra với tốc độ khá chậm nhưng trong một số thời
kì tỷ giá đồng NDT được tổ chức chống lại đồng đôla. Tốc độ tăng giá NDT đã bị
chỉ trích bởi nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc, trong đó có Mỹ. Bởi họ cho
rằng như vậy là quá chậm và đồng NDT vẫn còn bị đánh giá quá thấp. Mặc dù các
nhà kinh tế có những phân tích khác nhau về tác động của sự phá giá NDT đến kinh
tế Mỹ, nhưng hầu hết lại đồng ý rằng sự linh hoạt tiền tệ sẽ là một yếu tố quan trọng
giúp giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu- được cho là yếu tố chính gây nên khủng
hoảng tài chính và suy thoái nền kinh tế thế giới. Họ cũng cho rằng sự chuyển đổi
tiền tệ này mang lại lợi ích lâu dài cho Trung Quốc. Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục
thực hiện chính sách linh hoạt hơn, nhưng lại bày tỏ lo ngại rằng tăng giá nhân dân
4
tệ quá nhanh sẽ gây ra mất việc làm đáng kể (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu), có
thể phá vỡ nền kinh tế.
Một số nhà kinh tế đặt câu hỏi liệu NDT được nâng giá cao có tạo ra lợi ích
ròng đáng kể cho nền kinh tế Mỹ không. Họ cho rằng giá hàng hóa Trung Quốc
tăng, sẽ làm tổn thương người tiêu dùng Mỹ và các công ty Mỹ sử dụng các thành
phần nhập khẩu từ Trung Quốc trong sản xuất. Họ cũng lập luận rằng NDT tăng giá
có thể thúc đẩy một số ngành xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, nhưng tác động
của mức giá thấp hơn của hàng Mỹ ở Trung Quốc có thể bị phủ nhận bởi các hạn
chế thương mại của Trung Quốc và các rào cản đầu tư. Các nhà phân tích như vậy
xem cải cách tiền tệ như là một phần của tập hợp các mục tiêu mà chính sách
thương mại của Mỹ nên theo đuổi. Các mục tiêu này bao gồm việc thuyết phục
Trung Quốc để: tái cân bằng nền kinh tế bằng đáp ứng nhu cầu khách hàng chứ
không phải là cố định đầu tư và xuất khẩu - nguyên nhân chính của sự tăng trưởng
kinh tế Trung Quốc, loại bỏ các chính sách công nghiệp cố tìm cách thúc đẩy và bảo
vệ công ty Trung Quốc (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước); giảm các rào cản
thương mại và đầu tư; cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Bài nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề kinh tế
xung quanh cuộc tranh luận hiện nay về chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Nó xác
định chi phí và lợi ích kinh tế mà chính sách này đem lại cho cả Trung Quốc và Hoa
Kỳ, và những tác động có thể nếu Trung Quốc cho phép đồng tiền của mình nâng
giá cao hoặc thả nổi tự do.
5
1. Mối quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị
trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của
hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên rẻ
hơn. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu và thuận lợi
cho xuất khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng. Ngược lại, khi tỷ giá đồng
nội tệ giảm xuống, nhập khẩu sẽ có lợi thế trong khi xuất khẩu gặp bất lợi và xuất
khẩu ròng giảm xuống.
Giả thiết cơ bản cho mô hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hoá khác từ phần còn lại
của thế giới, khi đó cân bằng thương mại (xuất khẩu ròng) NX được xác định như
sau:
Trong đó:
NX : cán cân thương mại
EX: xuất khẩu hàng hoá
IM: nhập khẩu hàng hoá
giá cả tương đối hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá sản xuất
trong nước (tỷ giá thực REER)
y : thu nhập quốc dân (GDP)
Hàm cầu xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá thực REER. Khi phá giá tiền tệ,
đồng nội tệ mất giá, hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng
nước ngoài. Do đó tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp
trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài.
Tương tự như vậy, hàm cầu nhập khẩu cũng chịu tác động của tỷ giá thực.
Khi đồng tiền trong nước mất giá, hàng hoá nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn, nên
người tiêu dùng trong nước có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thay
thế mang lại những lợi ích tương tự có giá cả rẻ hơn. Ngoài ra, cầu nhập khẩu có thể
6
thay đổi khi thu nhập quốc dân thay đổi. Cùng với đà tăng trưởng và phát triển kinh
tế, thu nhập người tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Khi thu nhập tăng lên, người
tiêu dùng có khuynh hướng thích sử dụng hàng ngoại hơn vì vậy sẽ làm tăng nhập
khẩu.
Khi tỷ giá thực tăng lên (đồng nội tệ mất giá), hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ
hơn so với người tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên, xuất khẩu không tăng lên ngay
được vì hoạt động xuất khẩu thường được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn. Còn kim
ngạch nhập khẩu thì tăng lên do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng. Do vậy cán cân
thương mại và dịch vụ có xu hướng giảm xuống cho đến khi tỷ giá thực sự tác động
đến xuất khẩu làm cải thiện cán cân thương mại. Điều này phù hợp với “đường
cong J”
Sự giảm giá hay sự mất giá của đồng nội tệ có hiệu quả tức thì là làm tăng
giá nhập khẩu và làm giảm giá xuất khẩu. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, cán cân
thương mại có thể thâm hụt trước khi những hiệu quả của sự thay đổi trong giá cân
đối của xuất khẩu so với nhập khẩu, đem lại sự bành trướng trong dài hạn của xuất
khẩu và một sự cắt giảm nhập khẩu, sẽ cải thiện được cán cân thương mại. Đường
cong J chỉ rõ thâm hụt ban đầu trong cán cân thanh toán, sau đó là một sự phục hồi.
Nó biểu diễn khả năng chi trả, lúc đầu đi xuống đột ngột, sau đó tăng lên có hình
7
chữ J. Hiện tượng nói trên được gọi là hiện tượng đường cong J và hiệu quả của
việc phá giá được gọi là hiệu ứng đường cong J.
2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ năm 2005 tới nay
Năm 1994, chính phủ Trung Quốc thống nhất hai hệ thống tỷ giá hối đoái với
tỷ lệ ban đầu là 8,70 RMB/$, cuối cùng được phép tăng lên 8,28 vào năm 1997 và
sau đó đã được giữ tương đối ổn định cho đến tháng 7/2005. Từ năm 1994 đến
tháng 7/2005, Trung Quốc duy trì một chính sách neo giá nhân dân tệ với đồng đô
la Mỹ tại một tỷ giá khoảng 8,28 RMB/$. Sự neo giá xuất hiện chủ yếu nhằm thúc
đẩy một môi trường tương đối ổn định cho thương mại và đầu tư nước ngoài tại
Trung Quốc (như một chính sách ngăn ngừa những biến động lớn trong tỷ giá hối
đoái) - một chính sách đã được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong giai đoạn
đầu phát triển.
2005: Trung Quốc cải cách việc neo tỷ giá
Chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách tiền tệ vào 21/7/2005, thông báo
rằng tỷ giá NDT sẽ được điều chỉnh, dựa trên cung và cầu thị trường và các tham
khảo để đặt sự dịch chuyển tỷ giá NDT trong một khung cố định, và tỷ giá hối đoái
của Mỹ đối với NDT sẽ được điều chỉnh nâng giá 2.1% từ 8.28 xuống còn 8.11.
Không giống tỷ giá hối đoái thả nổi thực sự, đồng NDT được phép dao động tăng
0,3% (sau đó là 0,5%).
Sau tháng 7/2005, Trung Quốc cho phép NDT tăng giá ổn định nhưng vẫn
rất chậm. Từ 21/7/2005 đến 21/7/2008, tỷ giá từ 8.11 xuống còn 6.83, NDT được
nâng giá 18,7%. Tình hình tại thời điểm này có thể dược mô tả như là “sự thả nổi có
quản lí” – sự điều tiết thị trường quyết định sự thay đổi tỷ giá NDT, nhưng chính
phủ lại chậm nâng giá NDT thông quá sự can thiệp của thị trường.
8
Hình 1: Tỷ giá danh nghĩa RMB / Dollar: Ttừ 5/2008 đến 5/2010
Nguồn: Global Insight.
Lưu ý: Biểu đồ đảo ngược cho các mục đích minh họa. Đường tăng cho thấy
sự nâng giá nhân dân tệ với đồng đô la và đường đi xuống chỉ ra rằng đồng NDT bị
giảm giá trị.
2008: Ngưng nâng giá NDT
Trung Quốc đã ngưng chính sách nâng giá nội tệ vào khoảng giữa tháng
7/2008 (xem hình 1), chủ yếu vì sự giảm nhu cầu hàng Trung Quốc trên toàn cầu do
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2009, xuất khẩu giảm 15.9%
và nhập khẩu tăng 11.3% so với năm 2008. Chính phủ Trung Quốc thông báo rằng
hàng ngàn nhà máy định hướng xuất khẩu đã bị đóng cửa và hơn 20 triệu lao động
bị mất việc trong năm 2009 do tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tỷ
giá RMB/$ được giữ ổn định ở mức 6.83 vào khoảng giữa tháng 6/2010.
2010: Tiếp tục nâng giá nội tệ
Vào 19/6/2010, ngân hàng Trung ương, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói
rằng dựa trên điều kiện kinh tế hiện nay, Trung Quốc quyết định “tiếp tục tiến hành
9
cải cách chế độ tỷ giá nội tệ và tăng cường tỷ giá hối đoái linh hoạt”. Như trong
hình 2, tỷ giá hối đoái đồng NDT với đồng đôla tăng giảm không ổn định từ năm
2010, nhưng nhìn tổng thể nội tệ được nâng giá. Từ 19/6/2010 đến 30/10/2011, tỷ
giá RMB/$ thay đổi từ 6.83 đến 6.35, nghĩa là đã được nâng giá 7.6%.
Hình 2. Tỷ giá RMB-$ trung bình hàng tháng: tháng 6 năm 2010 - tháng 11
năm 2011
Nguồn: China Money và Global Insight.
3. Tác động từ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ đến nền kinh tế Trung
Quốc.
3.1 Tác động tích cực
3.1.1. Trung Quốc trở thành chủ nợ của thế giới
Điểm đặc biệt khiến cho Trung Quốc khác hẳn các nước khác trong giai
đoạn phát triển, là Trung Quốc phát triển mà không cần vay nợ, không những thế lại
còn thành chủ nợ của cả thế giới. Đó là do nước này tiêu dùng ít so với tiết kiệm, và
luôn xuất siêu.
Khả năng xuất siêu của họ dựa trên nhân công rẻ mạt (khiến giá thành rẻ),
tiêu dùng ít (kéo theo nhập khẩu hàng tiêu dùng ít, chủ yếu nhập đồ thô để chế biết
10
rồi xuất lại), và các thủ đoạn chiếm lĩnh thị trường (hứa cho vay, chào giá rẻ hơn đối
thủ, mua chuộc những người có quyền quyết định ở nước ngoài, v.v).
Trong những năm gần đây, thặng dư thương mại của Trung Quốc nằm ở mức
200-300 tỷ USD/năm. Cộng các khoản tiền thặng dư này lại qua nhiều năm, Trung
Quốc đã có được dự trữ ngoại tệ ở mức khổng lồ 2,4 nghìn tỷ USD vào đầu năm
2010 (gấp 24 lần GDP của Việt Nam), chủ yếu dưới dạng tiền cho các nước khác
vay, trong đó khoảng 70% (khoảng 1,7 nghìn tỷ USD) là cho Mỹ vay, trong đó
chính phủ liên bang của Mỹ vay gần 800 tỷ. Với “khoản tiền thừa” khổng lồ này,
Trung Quốc ở vào vị thế mạnh, “rủng rỉnh” săn lùng các cơ hội đầu tư ở các nơi, và
mua chuộc các nước bằng các lời hứa cho vay để đổi lấy các hợp đồng lớn và các
nhượng bộ về thương mại khác, ví dụ như quyền khai thác các khoáng sản.
Đặc biệt, khi mà khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2008, lại là cơ hội để
Trung Quốc mua được nhiều tài sản lớn trên thế giới với giá rẻ, và nhiều chính phủ
gặp khó khăn về tài chính đã phải “ngửa tay” nhận “giúp đỡ” của Trung Quốc, với
cái giá phải trả là để cho Trung Quốc xâm chiếm thị trường hoặc khai thác tài
nguyên của họ.
3.1.2. GDP tăng trưởng
-GDP đạt 31,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với khoảng 4,52 tỷ USD
.Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2009 đạt 9,6%.
-Quý 4/2009, GDP của Trung Quốc tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái,
cao hơn mức dự báo 10,5% theo khảo sát của Bloomberg. Tính trong cả năm 2009,
GDP nước này tăng 8,7%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng 8% của chính phủ ông Ôn
Gia Bảo.
-Quý 4/2010, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,8%, nhanh hơn dự đoán của
các chuyên gia. Quý 3/2010, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,6%.Tính cả năm
2010, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10,3% lên mức 39,8 nghìn tỷ nhân dân tệ
tương đương 6,04 nghìn tỷ USD.
Năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng
9,2% so với năm 2010, cao hơn mục tiêu ban đầu Chính phủ Trung Quốc đặt ra hồi
11
đầu năm 2011 là tăng trưởng 8%. Theo số liệu do Cục Thống kê quốc gia (NBS)
Trung Quốc công bố ngày 17/1, GDP của nước này trong cả năm 2011 đạt 47.160
tỷ nhân dân tệ (tương đương 7.260 tỷ USD). Tăng trưởng GDP trong quý 4/2011
đạt 8,9%, mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 quý gần đây.
Table 1: GDP and merchandise trade by region, 2007-10
Annual % change
a Includes the Caribbean.
b Hong Kong, China; Republic of Korea; Singapore and Chinese Taipei.
Nguồn: WTO Secretariat.
3.1.3. Xuất khẩu gia tăng
Xuất khẩu của Trung Quốc đạt 162 triệu USD trong tháng 6 và 874 tỷ USD
trong 6 tháng đầu năm nay, cả hai con số này đều tăng gần 20% so với cùng kỳ năm
ngoái.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố số liệu cho thấy trong tháng 7-2011,
xuất khẩu của nước này tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 175,13 tỉ đô la
Mỹ.
Từ tháng 8/2011 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chậm dần đều
hàng tháng. Tháng 10/2011, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đạt
157,5 tỷ USD, mức thấp nhất trong 5 tháng và ghi nhận mức tăng trưởng cùng kỳ
thấp nhất từ tháng 12/2009.
12
Theo thống kê của hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 của
Trung Quốc đạt hơn 3642 tỷ USD, tăng trên 22% so với năm trước; trong đó xuất
khẩu tăng 20,3%, nhập khẩu tăng 24,9%. Xuất siêu thương mại 155,14 tỷ USD,
giảm liên tục ba năm, đã từ chiếm 3,1% GDP năm 2010 giảm xuống còn 2%.
3.1.4. Thặng dư cán cân thương mại
- Năm 2011, thặng dư thương mại Trung Quốc đạt 155,14 tỷ USD, giảm
14,5% so với năm 2010.
-Tính chung cả năm 2010, Trung Quốc đạt mức thặng dư thương mại 183,1
tỷ USD, giảm 7% so với mức 196,1 tỷ USD trong năm 2009.
- Trong năm 2009, mức xuất siêu của Trung Quốc đã giảm 34% so với mức
đỉnh gần 300 tỷ USD đạt được vào năm 2008.Đây là mức thấp nhất trong 3 năm,
giảm mạnh so với mức thặng dư đỉnh 298,1 tỷ USD đạt được năm 2008.
3.1.5 Một số lợi ích khác
- Thúc đẩy hợp đồng thương mại của Trung Quốc bằng cách tăng mức độ
nhập khẩu có thể được mua bởi chính hoạt động xuất khẩu của nó.
- Tăng hiệu quả kinh tế (và do đó tăng trưởng kinh tế), phân phối lại các
nguồn lực từ lĩnh vực không hiệu quả (và thường được trợ cấp) của nền kinh tế
sang lĩnh vực hiệu quả hơn và cạnh tranh.
- Mức giá thấp hơn đối với hàng hoá và các dịch vụ nhập khẩu và nền kinh tế
trong nước gần hơn với canh tranh toàn cầu, do đó làm giảm giá cho người tiêu
dùng và cải thiện mức sống của Trung Quốc.
- Giúp làm giảm bớt sự chênh lệch lớn của phát triển kinh tế giữa các khu
vực ven biển của Trung Quốc (cũng như sự chênh lệch thu nhập ngày càng tăng trên
khắp Trung Quốc) đã được thúc đẩy một phần của chiến lược tăng trưởng xuất khẩu
của Trung Quốc và được xem bởi nhiều nhà phân tích đặt ra rủi ro tiềm tàng cho sự
ổn định.
13
3.2. Các tác động tiêu cực
- Quá phụ thuộc vào xuất khẩu (và cố định đầu tư liên quan đến xuất khẩu)
và dòng vốn FDI khiến cho Trung Quốc đặc biệt dễ bị tổn thương với các tác động
của suy thoái kinh tế toàn cầu. Phân tích của IMF ước tính cố định đầu tư liên quan
đến hàng hóa có thể giao dịch cộng với xuất khẩu ròng cùng nhau chiếm hơn 60%
tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 2001 - 2008 (từ 40% từ năm 1990 để
2000), cao hơn đáng kể so với các nước G-7(16%), khu vực đồng euro (30%) và
phần còn lại của châu Á (35%).
- Một đồng tiền bị định giá thấp làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, làm tổn
thương các công ty Trung Quốc nhập khẩu các bộ phận, máy móc và nguyên vật
liệu. Một chính sách như vậy, với mục đích, mang lại lợi ích cho các công ty xuất
khẩu Trung Quốc (nhiều trong số đó được sở hữu bởi tập đoàn nước ngoài đa quốci
gia) tại các chi phí của các công ty Trung Quốc không xuất khẩu. Điều này có thể
cản trở việc phân bổ hiệu quả nhất các nguồn lực trong nền kinh tế Trung Quốc. Tài
nguyên có thể đi đến các lĩnh vực khác, chẳng hạn như lĩnh vực dịch vụ, được
chuyển hướng đến khu vực xuất khẩu.
- Những công dân Trung Quốc phải trả nhiều hơn cho hàng hóa thương mại,
không những vì hàng hóa nhập khẩu đắt tiền hơn bởi thuế thực tế trên đồng tiền
định giá thấp, mà còn bởi vì cạnh tranh trong nước bị hạn chế.
- Việc sử dụng một hệ thống tỷ giá cố định làm hạn chế đáng kể khả năng
của chính quyền trung ương sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, nó đã
trở thành một vấn đề ngày càng lớn ở Trung Quốc trong 2011. Nếu các ngân hàng
Trung Quốc tăng lãi suất trong nỗ lực kiểm soát lạm phát, nhà đầu tư nước ngoài có
thể chuyển tiền sang Trung Quốc (thông qua các phương tiện bất hợp pháp) để tận
dụng lợi thế của tỷ suất sinh lợi cao hơn của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc
gặp khó khăn trong việc ngăn chặn sự chảy vào của “tiền nóng”. Dòng tiền này
buộc chính phủ phải đẩy mạnh việc cung cấp tiền để mua ngoại tệ cần thiết để duy
trì tỷ giá mục tiêu. Mở rộng cung tiền góp phần vào chính sách nợ bởi các ngân
hàng, đã góp phần làm thừa công suất trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như thép, và
bong bóng tài sản đầu cơ, chẳng hạn như trong bất động sản.Trong quá khứ, chính
phủ Trung Quốc đã cố gắng sử dụng kiểm soát hành chính, với kết quả hạn chế, hạn
14
chế vay vốn ngân hàng để lĩnh vực thừa công suất tồn tại. Trong thực tế, việc phân
bổ tín dụng của Trung Quốc chủ yếu dựa trên chính sách tài chính phi thị trường
chứ không phải do thị trường tự điều tiết nên không hiệu quả.
4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc lên cán cân
thương mại của Mỹ
Hình 1 cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc tính bằng
%GDP (ca), sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc so với tốc
độ của thế giới (gc – gw), và (ở phía tay phải) chỉ số tỉ giá hiệu lực thực (REER) với
mốc cơ bản (năm gốc) là 100 vào năm 2005
1
.
Biến tỷ giá hối đoái có độ trễ
(REERL) và bằng mức trung bình của hai năm trước đó (ví dụ REERL năm 2010 là
trung bình của hai năm 2008 và 2009). Độ trễ phản ánh thời gian mà tín hiệu tỷ giá
hối đoái mất để được hiểu không phải chỉ là một biến động tạm thời, cũng như thời
gian để tác động đến các quyết định sản xuất và dòng thương mại. Tháng 2 năm
2001 đồng NDT tương đối mạnh (chỉ số REER của IMF khoảng 111, NDT tăng
giá) có liên quan đến thặng dư tài khoản vãng lai trung bình 2,8% GDP vào năm
2003. Sau đó một thời kỳ suy yếu của đồng NDT “cưỡi đồng đô la xuống” (rode
the dollar down) vào tháng 5 năm 2002 và tháng 6 năm 2005 (chỉ số trung bình
khoảng 101), làm cho thặng dư tăng vọt lên 11% GDP vào 2007. Sự sụt giảm sau
đó trong thặng dư Trung Quốc còn 5,8% GDP trong năm 2009 và 2010 trùng với độ
trễ của giai đoạn NDT mạnh (sự nâng giá NDT so với USD vào tháng 8 năm 2005
cùng với “cưỡi đồng đô la lên” (riding the dollar up) do hiệu ứng nơi trú ẩn an
toàn đã nâng giá đô la từ năm 2008 đến năm 2009)
2
.
Sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc đã làm tăng nhu cầu trong
nước, và thành quả của sự tăng trưởng của các nước trên thế giới ảnh hưởng đến cầu
xuất khẩu (của TQ), vì thế sự cân bằng bên ngoài của Trung Quốc cũng phản ánh sự
khác nhau giữa tốc độ phát triển trong nước và nước ngoài. Như đã thấy trong hình,
1
Dữ liệu lấy từ IMF(2010a và 2010b) trừ những lưu ý bên dưới
2
Đối với năm 2010, dự toán thặng dư tài khoản vãng lai ở mức 5,3%GDP là mức trung bình của IMF
(2010b), Ngân hàng thế giới Bắc Kinh (2010), và dự báo trong khu vực tư nhân (Blue Chip 2010). GDP
Trung Quốc tính bằng đô la là 4,909 nghìn tỷ năm 2009 (IMF 2010a) và 5,64 nghìn tỷ năm 2010. Ước tính
này dựa trên 9,5% tốc độ tăng trưởng thực, lạm phát giá tiêu dùng CPI 3,7% (Ngân hàng thế giới Bắc Kinh
2010), lạm phát D
GDP
4% (tăng nhanh hơn CPI vào giai đoạn 2003-2008; IMF 2010a) và tỷ giá hối đoái trung
bình 6,78 NDT đổi lấy một đô la. Lưu ý rằng chỉ số tăng trưởng năm 2009 đã được chính phủ Trung Quốc
chỉnh sửa lại vào giữa năm 2010 từ 8,7% lên 9,1%.
15
sự khác nhau này đạt đỉnh điểm vào năm 2009 khi Trung Quốc đạt tốc độ tăng
trưởng 9,1% trong khi thế giới lại “đại suy thoái” -2%.
Hình 1 thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng
so với thế giới, và tỷ giá thực hiệu lực.
Một kiểm định thống kê xác nhận rằng thặng dư tài khoản vãng lai Trung
Quốc tương ứng với tỷ giá hối đoái thực và sự khác biệt tốc độ tăng trưởng. Sử
dụng dữ liệu từ hình 1, mối quan hệ này có thể được tính như sau:
(1) ca = 46.7 – 0.416 REERL – 0.155 (gc – gw) + 0.785 T;
(5.9) (–6.1) (–0.6) (5.6)
R
2
hiệu chỉnh = 0.89
Trong đó ca là thặng dư tài khoản vãng lai tính bằng %GDP, REERL là tỷ
giá thực hiệu lực có độ trễ, gc là tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc, gw là tốc độ
16
tăng trưởng của thế giới, T là biến xu hướng thời gian (có giá trị từ 1 đến 11 tương
ứng từ năm 2000 đến 2010), và trong ngoặc đơn là giá trị kiểm định t.
Các hệ số về tỷ giá và thời gian rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Hệ số của tỷ
giá thực hiệu lực REER có nghĩa là khi NDT tăng giá 1% thì tài khoản vãng lai
giảm 0,45% GDP tương đương 25 tỷ đô năm 2010
3
. Sự ảnh hưởng này lớn hơn tính
toán tương tự ra kết quả 0,3% (tương đương 17 tỷ đô) của Cline (2008) trong mô
hình tỷ giá cân bằng đa phương.( multilateral equilibrium exchange rate model)
Độ co giãn của giá xuất khẩu trong kết quả này là tương đối cao. Như lập
luận của Cline (2005 và 2008), những thay đổi trong tài khoản vãng lai có quan hệ
với GDP là kết quả của những thay đổi xuất khẩu dẫn đến điều chỉnh tiền tệ, bởi vì
khối lượng nhập khẩu thay đổi có xu hướng được trung hòa bởi những thay đổi
trong giá trị nội tệ của ngoại tệ
4
. Tháng 8 năm 2006, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Trung Quốc khoảng 35%GDP (IMF 2010a), hệ số -0,45%GDP trong tài khoản vãng
lai với mỗi 1% tăng giá nội tệ có ý nghĩa rằng độ co giãn xuất khẩu theo giá là -1,29
(= -0,45/0.35) (1% tăng giá nội tệ làm giảm ca 0,45%GDP và giảm xuất khẩu
1,29%), cao hơn độ co giãn được Cline (2008) sử dụng trong việc tính toán tham số
tác động của tài khoản vãng lai Trung Quốc. Một nghiên cứu thực nghiệm gần đây
của cục dự trữ liên bang Mỹ cho ra một độ co giãn xuất khẩu theo giá còn cao hơn
nữa
5
.
Hệ số tốc độ tăng trưởng trong nước trừ tốc độ tăng trưởng nước ngoài (gc -
gw) có dấu hiệu chính xác nhưng không có ý nghĩa thống kê. Nó cho thấy mỗi 1%
mà tốc độ tăng trưởng trong nước cao hơn nước ngoài sẽ giảm thặng dư đi
0,155%GDP. Nếu sự co giãn thu nhập là 1 cho cả nhập khẩu và xuất khẩu thì xem
3
Chỉ số tỷ giá tính trung bình mẫu trong thời kỳ này là 107,7. Vì thế REERL tăng 1% tương đương 1,077
đơn vị, và 1,077 x (-0,416) = -0,45
4
Nếu độ co giãn nhập khẩu theo giá (nội tệ) là một, thì nâng giá tiền tệ dẫn đến tăng lượng nhập khẩu, bù trừ
bằng việc cần ít đơn vị nội tệ hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ
5
Ahmed (2009) đã tìm ra độ co giãn xuất khẩu theo giá -1,9 cho hàng xuất khẩu chưa chế biến và -1,5 cho
hàng xuất khẩu đã chế biến sử dụng nguyên liệu nhập khẩu (p.23). Mô phỏng của nghiên cứu cho thấy rằng
nếu REER tăng tích lũy 18% so với quỹ đạo thực của nó từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 2 năm 2009, thì xuất
khẩu thực giữa năm 2009 sẽ giảm 30% (p.30), tức là độ co gian xuất khẩu theo giá là -1,67 (= 30/18).
17
xét đóng góp của thương mại trong GDP, hệ số này kỳ vọng khoảng -0,33 thay vì -
0,155 , vì vậy hệ số (gc-gw) vẫn chưa đầy đủ
6
.
Hệ số xu hướng thời gian có nghĩa là có một sự lôi kéo lên mạnh mẽ trong
thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc theo thời gian, với một tốc độ khoảng
0,8% GDP mỗi năm. Nhìn chung kết hợp tỷ giá và hệ số xu hướng thời gian có ngụ
ý rằng cần có một sự nâng giá với tốc độ khoảng 1,7% mỗi năm để giữ cho thặng
dư tài khoản vãng lai không tăng thêm
7
(giữ nguyên tỉ lệ so với GDP ). Phát hiện
này phù hợp với những gì Goldstein và Lardy (2009,pp. 12,24) quan sát được là có
một sự chênh lệch tốc độ tăng trưởng sản lượng mỗi năm khoảng 3% giữa Trung
Quốc và các bạn hàng thương mại; và phù hợp với phát hiện của Mussa
(2008,p.285) “quỹ đạo cân bằng dài hạn của tỷ giá hối đoái thực Trung Quốc có
một độ nghiêng hướng lên trung bình khoảng 2% mỗi năm”. Sự nới rộng điều kiện
nổi bật chẳng hạn như quan điểm của Balassa-Samuelson, theo đó có một sự tăng
trường kỳ trong tỷ giá thực hiệu lực REER của nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đó
chủ yếu là hệ quả của tăng trưởng sản lượng nhanh trong hàng hóa ngoại thương
hơn là những hàng hóa phi ngoại thương.
Bằng chứng ở đây hỗ trợ cho quan điểm tỷ giá thực hiệu lực REER ảnh
hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai trong dự kiến. Những câu chuyện đặc biệt
trong sách vở không áp dụng được với Trung Quốc (ví dụ vì sự phụ thuộc xuất khẩu
lên đầu vào nhập khẩu làm vô hiệu tác động của tỷ giá, hoặc bởi vì các công ty đa
quốc gia bỏ qua tỷ giá hối đoái trong quyết định tìm nguồn cung ứng) bị bác bỏ bởi
các kết quả ở đây (và những nghiên cứu khác gần đây như Ahmed 2009)
Ảnh hưởng của NDT lên thâm hụt ngoại thương của Mỹ
1. Đo lường trực tiếp qua REER Mỹ
6
Năm 2008, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là 36,6%GDP và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là 28,4% (IMF
2010a). Với độ co giãn thu nhập là 1 cho cả xuất và nhập khẩu thì khi tốc độ tăng trưởng nước ngoài giảm
0,5% và tăng trưởng trong nước tăng 0,5% (tức là tăng chênh lệch thêm 1%) sẽ giảm xuất khẩu 0,183%GDP
và tăng nhập khẩu 0,142%GDP, tổng sụt giảm trong thặng dư thương mại là 0,325%GDP.
7
Đó là: 0,785/0,45 = 1,74
18
Còn về ảnh hưởng lên các tài khoản đối ngoại của Mỹ thì sao ? cách đơn
giản nhất để tính ảnh hưởng của nâng giá NDT lên sự thâm hụt ngoại thương của
Mỹ là xem xét đến trọng số của Trung Quốc trong thương mại Mỹ, tính sự sụt giảm
trong cán cân thương mại Mỹ có trọng số REER khi NDT tăng giá, và áp dụng vào
mối quan hệ thông thường giữa REER Mỹ và cán cân tài khoản vãng lai của Mỹ.
Cline (2008) đã xác định hệ số -0,16 cho thay đổi trong cán cân tài khoản vãng lai
Mỹ tính bằng %GDP khi có một 1% thay đổi trong REER Mỹ (hệ số REER là -
0,16). Trung Quốc chiếm tỷ trọng 9,1% trong REER Mỹ (p.24)
8
. Vì vậy cứ nâng giá
10% NDT thì tương đương giảm giá 0,91% đô la Mỹ. Từ đó dẫn đến cải thiện 0,91
x 0,16 = 0,14% GDP trong cán cân tài khoản vãng lai, hay tương đương với giảm
bớt 22 tỷ đô la thâm hụt tài khoản vãng lai khi áp dụng cho GDP hiện tại. Như được
thảo luận ở phần dưới, hiệu quả sẽ lớn hơn nếu những quốc gia khác cũng làm như
Trung Quốc nâng giá đồng tiền của họ so với đô la Mỹ.
2. Đo lường gián tiếp qua PT1
Một cách khác để tính gián tiếp ảnh hưởng lên các tài khoản ngoại thương
Mỹ là xem xét đến tỷ trọng kỳ vọng của Mỹ trong các phần tương tự trong sự thay
đổi của cán cân ngoại thương Trung Quốc sau khi nâng giá NDT. Mỹ chiếm khoảng
15% thương mại Trung Quốc (Cline,2008,p.25). Nếu sự tính toán trong phương
trình (1) được áp dụng làm nền cho việc tính sự thay đổi tài khoản vãng lai Trung
Quốc thì NDT tăng 10% sẽ dẫn đến sự sụt giảm 4,5%GDP trong thặng dư tài
khoản vãng lai Trung Quốc. So với GDP năm 2010 là 5600 tỷ đô la (của Trung
Quốc) thì kết quả này làm tăng cán cân thương mại Mỹ 38 tỷ đô la ( = 4,5% x 5600
tỷ x 0,15) trong 250 tỷ đô mà Trung Quốc bị giảm trong thặng dư tài khoản vãng
lai. Cách tính gián tiếp này cho kết quả cao hơn cách tính trực tiếp bởi vì sự ảnh
hưởng của các kết quả trong phương trình (1) lớn hơn tính toán tương ứng trong mô
hình của Cline (2008).
Những người hoài nghi sẽ lập luận rằng các bằng chứng không hỗ trợ cho mô
hình tính toán như thế vì sự mất cân bằng song phương Mỹ - Trung Quốc đã không
cải thiện từ 2005 đến 2008 dù đồng NDT tăng giá. Đúng là sự mất cân bằng song
phương đã lớn hơn chứ không thu hẹp lại trong khoảng thời gian này, từ thâm hụt
8
Tỷ lệ của xuất và nhập khẩu song phương Mỹ-Trung chia cho tổng xuất và nhập khẩu của Mỹ năm 2006.
19
203 tỷ đô la năm 2005 tăng lên 268 tỷ đô là năm 2008 (BEA 2010). Tuy nhiên, giải
thích như thế sẽ bỏ qua hai yếu tố quan trọng : độ trễ thời gian để tín hiệu tỷ giá hối
đoái ảnh hưởng đến kết quả, và bất cứ xu hướng bất lợi nào theo thời gian trong cán
cân song phương cũng có thể xảy ra nếu không có sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái
(tức là chưa có tăng giá 1,74% NDT mỗi năm nào để bù cho 0,785%GDP thặng dư
của Trung Quốc mỗi năm).
Hình 02 cán cân thương mại Mỹ - Trung tính bằng %GDP Mỹ và tỷ giá
thực hiệu lực có độ trễ của đồng NDT
Hình 2 cho thấy quỹ đạo của cán cân thương mại song phương của Mỹ với
Trung Quốc (tính bằng %GDP Mỹ) so với tỷ giá thực hiệu lực có độ trễ của đồng
NDT (đa phương) gọi là REERL
9
. REER có độ trễ là trung bình của hai năm trước
đó. Thêm nữa, hình còn chỉ ra tỷ giá thực hiệu lực có độ trễ REERL tương ứng của
NDT so với đô la Mỹ (RB*L), giảm phát giá tiêu dùng ở cả hai nước. Có sự sụt
9
Dữ liệu thương mại Mỹ-Trung lấy từ BEA (2010)
20
giảm mạnh tỷ giá thực song phương NDT so với đô la Mỹ từ 1999 trong hình (trung
bình của 1997 và 1998) đến 2004 (trung bình của 2002 và 2003) mặc dù tỷ giá hối
đoái danh nghĩa là cố định 8,28 NDT đổi lấy 1 đô la , do ở Trung Quốc lúc này là
lạm phát thấp (trung bình 0,27% hàng năm) và lạm phát trung bình ở Mỹ (2,3%).
Một lần nữa mẫu hình này cho thấy mối quan hệ khá chặt chẽ (lần này là cùng
chiều) giữa cán cân song phương và tỷ giá hối đoái thực của NDT, dù là đa phương
hay song phương , với xu hướng giảm sút theo thời gian khá mạnh.(hệ số T âm)
3. Đo lường trực tiếp qua REER Trung Quốc
Một lần nữa kiểm định hồi quy xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ tỷ giá
hối đoái thực. Đầu tiên, sử dụng REERL đa phương:
(2) B = –4.55 + 0.0343REERL + 0.0446GDIF – 0.129T;
(–8.2) (6.9) (2.4) (–8.9)
R2 hiệu chỉnh = 0.986
Trong đó B là cán cân thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc tính
bằng %GDP, REERL như đã nói là tỷ giá thực hiệu lực đa phương có độ trễ của
Trung Quốc (trung bình của 2 năm trước đó).GDIF là tốc độ tăng trưởng Trung
Quốc trừ tốc độ tăng trưởng Mỹ, và T là xu hướng theo thời gian. Mô hình này có
một lời giải thích rất tốt, tất cả các hệ số đều có ý nghĩa thống kê và có những dấu
hiệu chính xác. Hệ số REERL của Trung Quốc trong cán cân thương mại song
phương Mỹ-Trung cho thấy NDT tăng giá thực 10% thì thâm hụt song phương của
Mỹ giảm đi 0,37% GDP Mỹ, tương đương 54 tỷ đô la thời điểm 2010
10
. Hệ số sự
khác nhau của tốc độ tăng trưởng cho thấy rằng cứ tốc độ tăng trưởng Trung Quốc
cao hơn Mỹ 1% thì sẽ cải thiện cán cân thương mại song phương của Mỹ 0,045%
GDP tương đương 6,6 tỷ đô la.
4. Đo lường trực tiếp qua REER song phương Mỹ - Trung
10
Tương tự như ở trên, chỉ số tỷ giá trung bình giai đoạn 1998-2007 là 107,7, 1% REER tăng lên tương
đương 1,077 đơn vị, và vì thế cải thiện cán cân thương mại của Mỹ 1,077 x 0,0343 = 0,037.
21
Nếu sử dụng REERL song phương, kết quả tốt nhất là sự thay đổi so với năm
trước. Kiểm định này có:
(3) dB = –0.127 + 0.0282 dRB*L percent + 0.0452 dGDIF;
(–3.7) (3.5) (2.1)
R2 hiệu chỉnh = 0.62
Trong đó dB là sự thay đổi so với năm trước đó trong cán cân song phương
(tính bằng %GDP Mỹ), dRB*L là phần trăm thay đổi trong REERL song phương,
và dGDIF là sự thay đổi so với năm trước của biến sự khác biệt tốc độ tăng trưởng.
Lần này hệ số tính được cho thấy rằng 10% thay đổi trong REERL song phương
dẫn đến một sự thay đổi 0,282%GDP tương đương 41 tỷ đô la trong cán cân thương
mại song phương. Sự khác biệt tốc độ tăng trưởng 1% (lại một lần nữa) cải thiện
cán cân thương mại song phương của Mỹ 0,0452%GDP tương đương 6,6 tỷ đô la.
Những kiểm định trong phương trình (2) và (3) đã cho ra kết quả sự ảnh
hưởng của nâng giá NDT lên cán cân song phương của Mỹ với Trung Quốc mạnh
hơn so với những gì thu được bằng việc sử dụng hệ số ảnh hưởng REER Mỹ của
Cline (2008) hay sử dụng tỷ trọng ảnh hưởng của Mỹ lên Trung Quốc trong phương
trình (1). Với 10% nâng giá NDT thì độ biến thiên của 4 cách tính này là 22 tỷ đô
(sử dụng REER Mỹ), 38 tỷ đô (phương trình 1), 54 tỷ đô (phương trình 2), hay 41
tỷ đô (phương trình 3). Cần phải đánh giá đúng độ trễ của tỷ giá hối đoái cũng như
xu hướng theo thời gian trong việc xác định những hiệu ứng này trong các phương
trình (1) (2) (3).
Xu hướng bất lợi theo thời gian ở phương trình (2) và xu hướng bất lợi theo
thời gian ở phương trình (3) thì khá phù hợp với kết quả của phương trình (1),
nhưng vẫn lớn hơn những gì ta mong đợi. Vì vậy, xu hướng tăng thặng dư tài khoản
vãng lai của Trung Quốc khoảng 0,8%GDP mỗi năm kết hợp với tỷ trọng 0,15 của
Mỹ trong thương mại Trung Quốc sẽ cho phép ta dự đoán một xu hướng bất lợi
song phương cho Mỹ khoảng 0,785 x 0,15 x (5,6/14,8) = 0,045%GDP
(0,785x0,15x5,6 là số tỷ đô la mà Mỹ thâm hụt thêm mỗi năm, chia cho 14,8 ->
%mất trong GDP Mỹ) tương đương 6,6 tỷ đô la mỗi năm . Trong khi đó, kiểm định
22
song phương trong phương trình (2) cho thấy một xu hướng bất lợi theo thời gian
khoảng 0,129%GDP tương đương 19 tỷ đô la.
Hình 03 : Sức mạnh tiền tệ so với đô la Mỹ 2005-2008 của Trung Quốc,
Malaysia, Singapore và Đài Loan (lấy mốc tháng 1 năm 2005 = 100)
Bởi vì phương trình (3) là hình thức những thay đổi so với những năm trước
nên hệ số xu hướng theo thời gian tương ứng là hằng số xấp sỉ -0,127. Vì những
kiểm định song phương cho ra xu hướng bất lợi theo thời gian lớn gấp 3 lần xu
hướng theo thời gian thu được khi sử dụng mô hình tỷ trọng Mỹ trong thương mại
đa phương của Trung Quốc (kiểm định của Cline 2008), nên câu hỏi đặt ra là có hay
không một hiệu ứng chung Balassa-Samuelson cho Trung Quốc đã tập trung không
tương xứng vào thương mại với Mỹ.
Những đồng tiền vệ tinh
Những ảnh hưởng lên cán cân thương mại đa phương tổng thể của Mỹ có thể
lớn hơn nếu những đồng tiền “vệ tinh” của các nền kinh tế chẳng hạn như các bạn
hàng thương mại trong khu vực của Trung Quốc , di chuyển cùng với sự điều chỉnh
của NDT. Hình 3 cho thấy rằng hiệu ứng di chuyển cảm ứng trong các đồng tiền
trong khu vực đã từng xảy ra trong thực tế. Từ giữa năm 2005 đến giữa năm 2008,
23
Malaysia và Singapore đã di chuyển tỷ giá của họ so với đồng đô la với tỷ lệ tương
tự như Trung Quốc. Còn Đài Loan thì đã nâng giá bằng ¼ của Trung Quốc (Trung
Quốc 20%, Đài Loan 5%). Ngược lại một đối tác chủ chốt trong khu vực của Trung
Quốc là đặc khu hành chính Hong Kong (SAR) đã không thay đổi tỷ giá so với
đồng đô la, bởi vì Hong Kong đã theo cơ chế chuẩn tiền tệ (dự trữ ngoại tệ xấp sỉ
nội tệ lưu hành) dựa trên đồng đô la.
Thặng dư cán cân thương mại Mỹ nhờ sự nâng giá cảm ứng của các đồng
tiền vệ tinh có thể tính được bằng 2 cách thay thế: từ quan điểm của ảnh hưởng lên
REER Mỹ, và từ quan điểm của tỷ trọng Mỹ trong thương mại các nước ảnh hưởng
lên những thay đổi trong REER của nước đó. Malaysia, Singapore và Đài Loan có
tỷ trọng trong thương mại Mỹ lần lượt là 1,5% , 1,8% và 2,2%. Nâng giá tương ứng
3 đồng tiền này 10%, 10% và 2,5% sẽ dẫn đến sự giảm giá 0,385% của đồng đô la
Mỹ. Sử dụng hệ số ảnh hưởng cán cân vãng lai của Mỹ, kết quả là sụt giảm thâm
hụt Mỹ 0,062%GDP ( (1,5x0,1 + 1,8x0,1 + 0,025x 2,2 )x0,16 = 0,062%) tương
đương 9 tỷ đô la. (quan điểm REER Mỹ)
Đối với hướng tiếp cận dựa trên tỷ trọng của Mỹ trong thương mại các nước,
thặng dư của Mỹ sẽ là 0,8 tỷ đối với Singapore, 1,1 tỷ đối với Malaysia và không có
gì từ Đài Loan
11
. Vì vậy sự kết hợp hiệu ứng tiền tệ vệ tinh sẽ giảm bớt thâm hụt
của Mỹ khoảng 2 đến 9 tỷ đô la.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận sẽ có một sự tăng mạnh trong NDT hay không khi
Trung Quốc trở lại chính sách tiền tệ linh hoạt hơn gần đây, nếu việc đó xảy ra thì
sẽ dẫn đến sự tăng giá tiền tệ của Malaysia, Singapore, và có thể một phần nhỏ hơn
ở Đài Loan. Như chúng ta có thể thấy ở hình 3, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu
đang ở giai đoạn tồi tệ vào quý 3 năm 2008, những đối tác khu vực này đã tách rời
11
Dựa trên các hệ số ảnh hưởng tài khoản vãng lai của Malaysia, Singapore và Đài Loan, kết hợp với tỷ
trọng của Mỹ trong thương mại của các nước đó (Cline 2008). Tính toán của chúng ta là:ΔTB
US
= - ∑
ΔR
i
γ
i
Y
i
Ф
i
trong đó ΔTB
US
là thay đổi trong cán cân thương mại Mỹ, ΔR là thay đổi tương ứng trong REER,
γ là hệ số ảnh hưởng tài khoản vãng lai, Y là GDP, Ф là tỷ trọng trong thương mại của Mỹ, và hệ số dưới i
chỉ các nước. Nếu Trung Quốc, Singapore và Malaysia tăng giá 10% so với đô la và Đài Loan tăng 2,5% thì
kết quả là sự tăng giá thực 7,6% của Singapore và 6,9% của Malaysia (ít hơn đáng kể so với 10% vì tỷ trọng
thương mại lớn của các nước này với nhau, nhất là Malaysia và Singapore). Với Đài Loan kết quả là giảm giá
thực 0,6%, vì sự nâng giá tiền tệ của Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan có ảnh hưởng
lớn hơn sự giảm giá nhỏ bé của Đài Loan so với đồng đô la. (Lưu ý rằng cũng với sự nâng giá của 3 bạn hàng
này, sự nâng giá 10% của NDT so với đô la sẽ dẫn tới tăng giá thực chỉ còn khoảng 9,4% đối với Trung
Quốc.)
24
đồng NDT và giảm giá đồng tiền của họ đáng kể. Vì vậy, độ phóng đại những ảnh
hưởng của NDT thông qua những di chuyển song hành chặt chẽ cùng chiều bởi
những đối tác khu vực không thể coi thường.
5. Phản ứng của Mỹ đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc
Bản dự thảo được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua đe dọa đánh thuế
một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc nếu như nước này không chấp nhận
nâng giá đồng Nhân dân tệ.
Hoa Kỳ vẫn đang gây áp lực lên Trung Quốc để đòi hỏi nước này thay đổi
chính sách tiền tệ. Các nhà phê bình cho rằng chính phủ Trung Quốc muốn duy trì
đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực nhằm hỗ trợ cho ngành xuất khẩu
cũng như đánh ‘thuế’ các mặt hàng nhập khẩu nào có khả năng cạnh tranh với hàng
của Trung Quốc. Bài viết của Tiến sĩ Paul Krugman, nhân vật từng đoạt giải Nobel
kinh tế hiện đã tác động đến cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc về tỉ giá hối
đoái giữa đồng Nhân dân tệ và đồng đô-la Mỹ. Ông cho rằng Trung Quốc hiện đang
gây ra thêm các vấn đề đối với nền kinh tế thế giới và tán thành các biện pháp cứng
rắn đối với quốc gia này.
Theo Thời báo New York, ông Paul Krugman đã phản đối chính sách ghìm
giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ông cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến
sự phát triển kinh tế toàn cầu và cần có những hành động trước vấn đề này.
Vậy trước việc chính phủ Trung Quốc ghìm giá đồng Nhân dân tệ, sự phản
đối của Mỹ mạnh mẽ đến mức độ nào?
Theo ông Ben Simpfendorfer, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế Trung Quốc
tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland, đây thật sự là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu
Trung Quốc muốn tăng giá trị tiền tệ thì có thể tiến hành chính sách ổn định tỉ giá
hối đoái với đồng tiền của các quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam thay vì Mỹ.
Những ý kiến tranh luận do ông Krugman và một số chuyên gia khác đưa ra
cho rằng việc Trung Quốc duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ/USD ở mức 6,83 nhân
dân tệ/USD từ tháng 10/2008 là nhằm hỗ trợ xuất khẩu vì nó sẽ giúp cho các mặt
25
hàng xuất khẩu của Trung Quốc có giá rẻ hơn và nhờ đó, Trung Quốc sẽ có lợi thế
cạnh tranh cao hơn.
Các nhà phê bình cũng chỉ trích việc Bắc Kinh tiến hành bán ra một khối
lượng khổng lồ đồng Nhân dân tệ để giúp cho đồng tiền này giảm giá và thu về
được một lượng ngoại tệ trị giá khoảng 2.4 tỉ đô la Mỹ.Các nhà phân tích cho rằng
đô-la Mỹ chiếm khoảng hai phần ba trong tổng số ngoại tệ này.
Tuy nhiên, theo ông Ben Simpfendorfer, các nhà hoạch định chính sách
Trung Quốc không có nhiều lựa chọn khác ngoài biện pháp tích trữ đô-la Mỹ. Ông
cho biết: “Rất khó để có thể đa dạng hóa các hình thức lưu trữ một lượng tiền tệ lớn
như vậy. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, các nước Châu Âu đang rất lo ngại về
vấn đề khủng hoảng nợ của Hy Lạp cộng với việc tỷ lệ thanh toán công nợ ở các
nước đang phát triển quá cao cho thấy nền kinh tế của các nước đang phát triển rất
nhỏ bé và không bền vững. Chính vì vậy, Trung Quốc đã quyết định dự trữ tiền tệ
bằng đô-la Mỹ.”
Tiến sĩ Paul Krugman, người hiện là giáo sư kinh tế tại đại học Princeton cho
rằng: “Trung Quốc đang cố tình bóp méo giá trị thực của đồng Nhân dân tệ”. Ông
muốn Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố Bắc Kinh là thủ phạm thao túng đồng đô-la
Mỹ. Đây là một yêu cầu mà trước đây Mỹ đã từ chối thực hiện.
Những khúc mắc này sẽ được sáng tỏ trong bản báo cáo trong tháng tới, tuy
nhiên, kể cả khi ngay cả khi báo cáo đã được công khai thì dường như nó cũng
không có ý nghĩa to lớn lắm.
Ông Ben Simpfendorfer cho rằng động thái này không chính thức dẫn đến
bất kì một hành động trừng phạt nào đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, ý nghĩa thật sự
của nó là Quốc hội Mỹ sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh thuế nhập khẩu cao hơn đối
với các mặt hàng Hoa Kỳ nhập từ Trung Quốc. Nếu điều này diễn ra, đương nhiên
các biện pháp bảo hộ thương mại cũng sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ nâng giá đồng Nhân
dân tệ chủ yếu như một bước đệm để chống lại sự gia tăng lạm phát.