Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 283 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TÔ THỊ THÙY TRANG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TÔ THỊ THÙY TRANG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành:

Kinh tế nơng nghiệp

Mã số:

9.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS.Trần Văn Đức
2. PGS.TS Nguyễn Thành Công

HÀ NỘI - 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa dùng bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.... tháng 10 năm 2022
Tác giả luận án

Tô Thị Thùy Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới TS.Trần Văn Đức và PGS.TS Nguyễn
Thành Công - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tơi hồn
thiện luận án.
Trong q trình học tập và nghiên cứu, tơi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận
tình từ Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Lãnh đạo Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn,
Bộ môn Kinh tế cùng thồn thể các thầy cơ giáo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi xin
chân thành cảm ơn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã cử tơi đi học
và giúp đỡ tơi hồn thành luận án này. Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thơn Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Nơng nghiệp
cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí

Minh, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp, các hộ
nông dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát thực tiễn
và hồn thiện luận án.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể Đảng ủy, Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Phát triển
cùng tập thể cán bộ viên chức của Viện đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thiện
luận án này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp
thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tơi hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày.... tháng 10 năm 2022
Tác giả luận án

Tô Thị Thùy Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

ix

Danh mục hình

xi

Danh mục hộp

xii

Trích yếu luận án

xiii

Thesis abstract

xv

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.


Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1.

Mục tiêu chung

3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

3

1.2.3.

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.3.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu

4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu

4

1.4.

Những đóng góp mới của luận án

5

1.4.1.

Về lý luận

5

1.4.2.


Về thực tiễn

5

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

5

PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

7

2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ cao

7

2.1.1.

Một số khái niệm

7

2.1.2.

Vai trị của phát triển nơng nghiệp công nghệ cao


13

2.1.3.

Đặc điểm phát triển nông nghiệp công nghệ cao

17

2.1.4.

Nội dung của phát triển nông nghiệp công nghệ cao

19

2.1.5.

Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao

24

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao

25

iii



2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới và
Việt Nam

28

2.2.1.

Thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới

28

2.2.2.

Thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

38

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho Thành phố Hồ Chí Minh

43

2.3.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống nghiên cứu

44


2.3.1.

Các cơng trình nước ngồi

44

2.3.2.

Các cơng trình nghiên cứu trong nước

46

2.3.3.

Khái qt kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố và những vấn
đề đặt ra cho luận án tiếp tục giải quyết

48

TÓM TẮT PHẦN 2

50

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

51

3.1.


Địa điểm nghiên cứu

51

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên

51

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

53

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn đối với phát triển nơng nghiệp cơng nghệ
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

56

3.2.

Phương pháp nghiên cứu

57

3.2.1.


Cách tiếp cận

57

3.2.2.

Khung phân tích

57

3.2.3.

Phương pháp nghiên cứu

59

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

64

3.3.1.

Các chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng về quy mơ và các loại hình tổ chức sản
xuất trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

3.3.2.


Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích mơi trường
trong phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao

3.3.3.

3.3.4.

64

65

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nơng
nghiệp cơng nghệ cao

66

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển nông nghiệp cơng nghệ cao

66

TĨM TẮT PHẦN 3

67

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

68

4.1.


Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh

68

iv


4.1.1.

Gia tăng về quy mơ và các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao

4.1.2.

68

Gia tăng về mức độ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
cơng nghệ cao

4.1.3.

75

Hình thành và phát triển các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
sản xuất ứng dụng công nghệ cao

88

4.1.4.


Đảm bảo hiệu quả kinh tế và mang lại các lợi ích xã hội, mơi trường

96

4.1.5.

Đánh giá mức độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh

106

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao

109

4.2.1.

Yếu tố về cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp công nghệ cao

109

4.2.2.

Yếu tố về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch nông nghiệp công
nghệ cao

112


4.2.3.

Yếu tố điều kiện tự nhiên

114

4.2.4.

Yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

115

4.2.5.

Yếu tố khoa học kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

116

4.2.6.

Yếu tố vốn và khả năng huy động vốn

117

4.2.7.

Yếu tố nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

120


4.2.8.

Yếu tố về thị trường, giá cả

123

4.3.

Giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh thời gian tới

127

4.3.1.

Các căn cứ định ra giải pháp

127

4.3.2.

Các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

131
148


5.1.

Kết luận

148

5.2.

Một số kiến nghị

150

CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

170

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

AAGR

Average Annual Growth Rate
(Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trung bình)

ADB

The Asian Development Bank
(Ngân hàng Phát triển Châu Á)

AHTP

Agriculture Hi-Tech Park
(Khu nơng nghiệp cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh)

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ KH&CN

Bộ Khoa học và Cơng nghệ

BQ

Bình qn

BĐKH


Biến đổi khí hậu

CNC

Cơng nghệ cao

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CNSH

Cơng nghệ sinh học

CNTT

Cơng nghệ thông tin

CPTPP

Comprehensive and Progressive Agreement for Trans Pacific
Partnership Agreement
(Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương)

CSA

Climate Smart Agriculture
(Nơng nghiệp Thơng minh với Khí hậu)


DID

Phương pháp khác biệt trong khác biệt
(Difference in Defference)

DN

Doanh nghiệp

EU

European Union
(Liên minh Châu Âu)

FAO

Food and Agricultural Organization
(Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc)

FDI

Foreign Direct Investment
(Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GAP

Good Agricultural Practices
(Thực hành tốt nông nghiệp)
vi



Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GDP

Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)

GHG

Greenhouse Gas
(Khí nhà kính)

GPS

Global Positioning System
(Hệ thống định vị tồn cầu)

GRDP

Gross Regional Domestic Product
(Tổng sảng phẩm trên địa bàn)

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX


Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

IoT

Internet of Things
(Internet vạn vật)

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LHHTX

Liên hiệp Hợp tác xã

NHNN


Ngân hàng nhà nước

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

NNPTNT

Nông nghiệp phát triển nông thôn

NNƯDCNC

Nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao

PTBQ

Phát triển bình qn

R&D

Research & Development
(Nghiên cứu và Phát triển)

SAFEF

Singapore Agro-Food Enterprises Federation Limited
(Liên đoàn Doanh nghiệp TNHH Nông nghiệp Thực phẩm Singapore)

Sở NN&PTNT


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở KH&CN

Sở Khoa học và Công nghệ

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

SWOT

Strenghts, Weaknesses, Opportunities, Threat
(Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức)
vii


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

THT

Tổ hợp tác

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTRĐ


Tích tụ ruộng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

ƯDCNC

Ứng dụng cơng nghệ cao

UN

United Nations
(Liên Hiệp Quốc)

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices
(Thực hành tốt nông nghiệp Việt Nam)

Vùng KTTĐPN

Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

WB

World Bank
(Ngân hàng Thế giới)


viii


DANH MỤC BẢNG
STT
3.1.

Tên bảng
Phạm vi thu thập số liệu đã công bố

3.2.

Số lượng hộ nông dân sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

61

3.3.

Số lượng hộ điều tra phân bổ theo quận, huyện

61

3.4.

Số lượng Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

61

3.5.


Tổng hợp quy mô mẫu điều tra

62

3.6.

Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

63

4.1.

Các vùng nông nghiệp cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

68

4.2.

Quy mơ diện tích khu nơng nghiệp cơng nghệ cao

69

4.3.

Doanh nghiệp nơng nghiệp công nghệ cao

71

4.4.


Số lượng hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao

72

4.5.

Số lượng hộ nông dân sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao

73

4.6.

Quy mơ đàn bị sữa tại Trại thực nghiệm chăn ni bị sữa Israel

74

4.7.

Sự gia tăng diện tích trồng trọt, thủy sản, đầu gia súc

75

4.8.

Tình hình sản xuất kinh doanh giống cây trồng chất lượng cao

76

4.9.


Tình hình sản xuất kinh doanh giống vật nuôi, giống thủy sản chất lượng cao

Trang
60

giai đoạn 2010 - 2019

78

4.10.

Một số công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất, sơ chế, tiêu thụ

84

4.11.

Tỷ lệ hao hụt trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp
truyền thống

4.13.

87

Kết quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2010 - 2020

96

4.14.


Kết quả, hiệu quả sản xuất trồng rau công nghệ cao

97

4.15.

Kết quả, hiệu quả sản xuất hoa lan cắt cành trên 1ha/năm

98

4.16.

Kết quả, hiệu quả chăn nuôi heo công nghệ cao

99

4.17.

Kết quả, hiệu quả chăn ni bị sữa cơng nghệ cao

100

4.18.

Kết quả, hiệu quả sản xuất nuôi tôm công nghệ cao trên 1ha

101

4.19.


Kết quả, hiệu quả nuôi cá cảnh công nghệ cao trên 1ha

102

4.20.

Việc làm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

103

4.21.

Sự tham gia của phụ nữ vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

103

4.22.

Ý kiến đánh giá ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đến môi
trường của các hộ sản xuất

106
ix


4.23.

Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất về mức độ phát triển nông nghiệp công nghệ
cao Thành phố Hồ Chí Minh


4.24.

108

Ý kiến của các hộ sản xuất đánh giá hiệu quả các chính sách phát triển nơng
nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

4.26.

Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất về các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

4.27.

111

116

Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất về yếu tố khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

117

4.28.

Quy mô Trại Trình diễn chăn ni bị sữa cơng nghệ cao Israel

118


4.29.

Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ hoạt động nông nghiệp
công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

4.30.

Ý kiến đánh giá của hộ sản xuất về những khó khăn trong tiếp cận vốn ưu đãi
của các hộ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

4.31.

119

120

Ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất về ảnh hưởng của năng lực trình độ cán bộ
đến phát triển nơng nghiệp công nghệ cao

121

4.32.

Năng lực của người sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

122

4.33.

Kết quả khảo sát ý kiến người sản xuất về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp công nghệ cao

125

4.34.

Kết quả khảo sát về giá cả nông sản

126

4.35.

Kết quả khảo sát ý kiến của người sản xuất về giá thu mua sản phẩm nơng

4.35.

nghiệp cơng nghệ cao

127

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

129

x


DANH MỤC HÌNH
STT
3.1.


Tên hình
Bản đồ vị trí, hành chính, dân cư Thành phố Hồ Chí Minh

Trang
51

3.2.

Quy mơ GRDP Thành phố Hồ Chí Minh 2010 - 2020

55

3.3.

Cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2010 - 2020 (đvt: %)

56

3.4.

Khung phân tích phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao

58

4.2.

Liên kết trong sản xuất, sơ chế, phân phối và tiêu thụ sản phẩm rau công
nghệ cao


89

4.3.

Liên kết trong sản xuất, sơ chế, phân phối và tiêu thụ hoa lan

90

4.4.

Liên kết trong sản xuất, sơ chế/chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm
heo thịt công nghệ cao

4.5.

91

Liên kết trong sản xuất, sơ chế/chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm
sữa công nghệ cao

93

4.6.

Liên kết trong sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ tôm công nghệ cao

94

4.7.


Liên kết trong sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ cá cảnh công
nghệ cao

95

xi


DANH MỤC HỘP
STT

Tên hộp

4.1.

Nông sản chất lượng cao được nuôi trồng ít phụ thuộc vào thổ nhưỡng

Trang

xii

115


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Tơ Thị Thùy Trang
Tên luận án: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (HVN).
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng phát triển nông nghiệp
công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất những giải pháp nhằm phát
triển nơng nghiệp công nghệ cao tốt hơn trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Bằng cách tiếp cận theo các phương pháp như tiếp cận theo tổng thể, tiếp cận theo
khu vực kinh tế và tiếp cận có sự tham gia cùng với xây dựng khung phân tích phù hợp
đã giúp triển khai thực hiện tốt các bước thu thập số liệu và thông tin. Các phương pháp
phân tích được sử dụng như phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hạch toán và hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phương pháp khác biệt trong khác biệt, phương pháp cho điểm có trọng số,
phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT).
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như nội
dung về phát triển NNCNC. Luận án đã làm rõ các khái niệm có liên quan và đưa ra
khái niệm về phát triển NNCNC sử dụng trong nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích tình
hình và kinh nghiệm phát triển sản xuất NNCNC trên thế giới và trong nước thời gian
qua, nghiên cứu khẳng định rằng TPHCM có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển
NNCNC. Luận án đã đúc rút thành tám bài học kinh nghiệm cho sự phát triển sản xuất
NNCNC trên địa bàn nghiên cứu.
Luận án đã đánh giá, phân tích thực trạng phát triển sản xuất NNCNC Thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2020 qua 4 nội dung chính: Gia tăng về quy mơ và
các loại hình tổ chức sản xuất NNCNC; Gia tăng về mức độ ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao; Hình thành và phát triển các liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ứng dụng công nghệ cao; Đảm bảo hiệu quả kinh
tế và mang lại các lợi ích xã hội, mơi trường. TPHCM đã hình thành các vùng sản xuất
NNCNC trong các lĩnh vực trồng trọt (rau, hoa lan), chăn ni (heo thịt, bị sữa), ni

xiii



trồng thủy sản (tôm, cá cảnh); xây dựng Khu NNCNC đầu tiên của cả nước và hoạt
động khá hiệu quả; có 12 HTX NNCNC, 7.359 hộ nơng dân sản xuất NNCNC. Giá trị
sản xuất NCNNC năm 2020 (8.754 tỷ đồng) tăng gấp 6,49 lần năm 2010 (1.347 tỷ
đồng), tăng gấp 1,39 lần năm 2015 (6.258 tỷ đồng). Tốc độ PTBQ giá trị sản xuất
NNCNC của TPHCM giai đoạn 2010 - 2020 là 123,12%, giai đoạn 2015 - 2020 là
108,75%. Tỷ lệ giá trị sản xuất NCNNC trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của
Thành phố tăng từ 20,34% năm 2010 lên 59,3% năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sản xuất NNCNC mang lại thu nhập cao hơn cho các hộ gia đình và giải quyết
cơng ăn việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn. Sản xuất NNCNC TPHCM đã
đạt được những kết quả, hiệu quả cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Luận
án đánh giá mức độ phát triển NNCNC đối với 6 sản phẩm, kết quả đều đạt ở mức cao,
trong đó hoa lan được đánh giá có mức độ phát triển cao nhất (81,78 điểm), tơm (79,45
điểm), rau (77,06 điểm), bị sữa (76,72 điểm), heo (74,55) và cá cảnh là sản phẩm tiềm
năng có nhiều cơ hội để phát triển (76,67). Luận án đã phân tích rõ 8 yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển NNCNC TPHCM, trong đó, yếu tố chính sách, khoa học kỹ thuật và thị
trường là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới phát triển sản xuất NNCNC.
Để phát triển NNCNC trên địa bàn TPHCM tốt hơn, dựa trên các quan điểm, định
hướng, và căn cứ khoa học, luận án đề xuất 09 nhóm giải pháp chủ yếu là: 1) Hồn
thiện chủ trương, chính sách; 2) Điều chỉnh quy hoạch, mở rộng nâng cấp cơ sở hạ tầng
vùng, khu NNCNC; 3) Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông nghiệp công nghệ cao
4) Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; 5) Thu hút
đầu tư cho phát triển; 6) Phát triển thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm; 7) Xây dựng
chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ ổn định, bền vững; 8) Phát triển nguồn nhân lực; 9)
Nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao giống mới,
đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng
bộ mới phát huy hết tác dụng.
Trên cơ sở thông tin thu được từ phần tổng quan và kết quả luận án, tác giả thấy
rằng đó là những thơng tin rất hữu ích, cần thiết chuyển giao tới các cán bộ nông

nghiệp, khuyến nông các cấp, các tổ chức và cá nhân liên quan đến sản xuất NNCNC có
điều kiện hỗ trợ thực hiện các giải pháp mà luận án đã đề ra.

xiv


THESIS ABSTRACT
PhD. candidate: To Thi Thuy Trang
Name of the thesis: Development of High - Tech Agriculture in Ho Chi Minh City
Major: Agricultural Economics

Code: 9.62.01.15

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Base on the theoretical and practical foundation of high-tech
agricultural development in Ho Chi Minh city, solutions for better develop high-tech
agriculture in the research area in the future are proposed.
Methods: By using methods such as the overall approach, by economic sector approach
and the participatory approach, along with the development of an appropriate analytical
framework, steps of data and information collection are well implemented. Analytical
methods are used, such as descriptive statisticial method, deference in deference
method, comparative methods, meta-analytical method, accounting methods and
efficiency of prodcution and business, weighted scoring methods, and Analyszing
Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats (SWOT).
Main results and conclusions:
This research has clarified the theoretical and practical issues, as well as the
content of high-tech agricultural development. The thesis has clarified related concepts
and introduced the concept of high-tech agricultural development used in the research.
By analyzing the situation and experience of developing high-tech agricultural
production in the world and in the country in the past time, this research confirms that

HCMC has great potentials and opportunities for high-tech agricultural development.
The thesis has drawn into eight lessons learned for the development of high-tech
agricultural production in the research area.
The thesis has assessed and analyzed the current situation of developing high-tech
agricultural production in HCMC from 2010 to 2020 through 4 main contents: Increasing
in scale and types of organization of high technology in high-tech agricultural production;
Forming and developing links in the production and consumption of high-tech products;
Ensuring economic efficiency and bring social and envirionmental benefits. Ho Chi Minh
city has established hi-tech agricultural production areas in the fields of cultivation
(vegetables, orchids), livestock (pork, dairy cow), aquaculture (shrimp, ornamental fish);
built the first hi-tech agricultural park in Vietnnam and operate quite effiectively; there
are 12 hi-tech agricultural cooperatives; 7,359 high tech agricultural production

xv


households. Hi-tech agricultural production value in 2020 (8,754 billion VND) increased
6.49 times compared to the year 2020 (1,347 billion VND), increased 1.39 times compare
to the year 2015 (6,258 billion VND). The average growth rate of high - tech agricultural
production value of Ho Chi Minh City from 2010 to 2020 is 123.12% and the 2015 - 2020
period is 108.75%. The proportion of high-tech agricultural production value in the city’s
total agricultural production value increases from 20.34% in 2010 to 59.3% in 2020.
Research results show that high-tech agricultural production brings higher incomes to
households and creates regular jobs for rural workers. High - tech agricultural production
in Ho Chi Minh City has achieved results and is effective in all three aspects of economy,
society and environment. The thesis evaluates the development level of high-tech
agriculture for 6 products, the results are all at a high level, in which orchids are assessed
to have the highest development level (81.78 points), shrimp (79.45 points), vegetables
(77.06 points), dairy cows (76.72 points), pigs (74.55 points) and ornamental fish are
potential products with many opportunities to development (76.67 points). The thesis has

clearly analyzed 8 factors affecting the development of high-tech agricultural production
in HCMC, in which, policy, science and technology, and market factors are the most
important factors affecting the development of high-tech agricultural production.
In order to develop better high-tech agriculture in HCMC, based on viewpoints,
orientations and scientific bases, the thesis proposes a number of solutions, mainly: 1)
Completing guidelines and policies; 2) Adjust the planning, expand and upgrade the
high-tech agricultural zones; 3) Support enterprises, cooperatives and households in hitech agricultural production; 4) Promote the application of hi-tech techniques in
agricultural production; 5) Attract investment for development; 6) Developing
consumer markets and product prices; 7) Build a stable and sustainable production and
consumption chain; 8) Human resource development; 9) Improve staff capacity,
strengthen agricultural extension, transfer new varieties, promote communication
activities; The above solutions need to be fully and synchronously implemented to be
fully effective.
On the basis of the information obtained from the review and the results of the
thesis, the author finds that this is very useful and necessary information to be
transferred to agricultural officers, extension workers at all levels, and organizations,
individuals involved in production of high-tech agricultural products have the
conditions to support the implementation of the solutions proposed by the thesis.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp công nghệ cao (hay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh) là thuật ngữ để chỉ xu hướng phát
triển sản xuất nông nghiệp được nhiều nước trên thế giới quan tâm từ những năm
1980. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi chưa từng có trong
ngành nơng nghiệp trên tồn thế giới (Goverment UK, 2011). Nơng nghiệp cơng
nghệ cao (NNCNC) đã nổi lên như một công cụ để tăng khối lượng sản phẩm sản

xuất thơng qua cách mạng hóa canh tác và tăng năng suất (Sachin, 2018).
NNCNC đóng một vai trị quan trọng trong việc giảm chi phí thực phẩm, cung
cấp lượng thực phẩm ngày càng tăng, giải phóng sức lao động và cung cấp sự lựa
chọn tốt hơn cho người dân trong tiêu dùng thực phẩm (Gérard, 2020). Với dân
số toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 7,6 tỷ vào năm 2018 (UN DESA, 2019) lên hơn
9,6 tỷ vào năm 2050 (Hubert & cs. 2010) sẽ làm gia tăng nhu cầu về lương thực,
thực phẩm (UN DESA, 2017), ước tính tăng 60-70% (FAO, 2007). Vì vậy, phát
triển NNCNC đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới.
Ở Việt Nam, thuật ngữ NNCNC đã được sử dụng rộng rãi trong những năm
gần đây. Nghị Quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ định hướng: “Xây dựng nền
nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao giá trị
gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016). Hiện nay, Việt
Nam có 53 Doanh nghiệp NNƯDCNC (trong đó có 26 DN do Bộ NN&PTNT
cơng nhận), 1.700 hợp tác xã NNCNC (Bộ NN&PTNT, 2021), 29 Khu NNCNC
(có 04 Khu do Thủ tướng ban hành quyết định thành lập), 51 vùng NNƯDCNC
do Bộ NN&PTNT công nhận. Vì vậy, phát triển NNCNC là chủ trương mang
tính đột phá, góp phần xây dựng nền nơng nghiệp Việt Nam phát triển tồn diện,
hiện đại (Thủ tướng Chính phủ, 2015).
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là đơ thị đặc biệt, là trung tâm lớn về
kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, là một trong những đầu mối giao
lưu và hội nhập quốc tế, có sức thu hút và lan tỏa lớn trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (KTTĐPN). Giá trị sản xuất NNCNC giai đoạn 2010 - 2020 tăng
lên, năm 2020 tăng gấp 6,49 lần năm 2010, tăng gấp 1,39 lần năm 2015. Tốc độ
phát triển giá trị sản xuất NNCNC giai đoạn 2010 - 2020 là 123,12%/năm, giai

1


đoạn 2015 - 2020 là 108,75%/năm. Tỷ lệ giá trị sản xuất NCNNC trong tổng giá

trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố tăng từ 20,34% năm 2010 lên 59,3%
năm 2020. Sản xuất NNCNC tập trung vào 06 sản phẩm chủ lực trong 03 lĩnh
vực trồng trọt (rau, hoa), chăn ni (heo, bị sữa) và ni trồng thủy sản (tơm, cá
cảnh). Kết quả sản xuất NNCNC đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm, đóng góp vào tăng trưởng ngành nơng nghiệp thời gian qua. Vì vậy,
phát triển NNCNC là xu hướng phát triển tất yếu trên địa bàn TPHCM trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng (Thành ủy TPHCM, 2020).
Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển NNCNC trên địa bàn TPHCM
vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, chưa tương xứng với tiềm năng và
những lợi thế (Sở NN&PTNT TPHCM, 2019). Phát triển đô thị và công nghiệp
diễn ra nhanh nhưng chưa được quản lý, kiểm soát tốt nên đất nông nghiệp bị
chia cắt, manh mún và không ổn định. Việc triển khai các mơ hình ứng dụng
cơng nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất
NNCNC cịn nhỏ lẻ, manh mún, quy mô đất của nông hộ nhỏ sẽ là trở ngại lớn
cho phát triển NNCNC. Đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, đặc biệt là đợt
bùng phát lần thứ tư năm 2021 đã khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa lương thực
thực phẩm thiết yếu ở TPHCM bị đứt gãy, cuộc sống của người dân gặp khó
khăn. Theo ADB (2010), TPHCM là một trong 10 thành phố hàng đầu trên thế
giới với số dân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu, xếp
thứ 5 với số dân có thể bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vào năm 2070. Tính dễ
bị tổn thương này là một mối lo ngại đặc biệt, vì nó ảnh hưởng mạnh đến sự phát
triển của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng.
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến sản xuất NNCNC
như: Sachin (2018) trong nghiên cứu “Nông nghiệp công nghệ cao một giải pháp
cho an ninh lương thực” đã chỉ ra NNCNC là một công cụ để tăng lương thực
thông qua cách mạng hóa canh tác và tăng năng suất; FAO (2017) trong nghiên
cứu “Tương lai của thực phẩm và nông nghiệp: Xu hướng và thách thức” cho
rằng, sự phát triển và đổi mới cơng nghệ nhanh chóng trong sản xuất nơng
nghiệp mang lại triển vọng đáp ứng nhu cầu lương thực trong tương lai cho toàn
cầu một cách bền vững. Một số các nhà khoa học trong và ngoài nước như WB

(2021), NABARD (2020), Paritud & Poovadol (2019), Alon (2019), FAO
(2017), Thomas & cs. (2017), Dieisson & cs. (2018), Lê Đức Tín (2020), Trần
Thanh Quang (2019), Phan Thị Xuân Diệu & cs. (2019), Trần Ngọc Hoa (2019),

2


Đinh Minh Hiệp & cs. (2017), Nguyễn Duy Sơn & cs. (2019), Lê Đăng Lăng &
cs. (2019)... đã tập trung nghiên cứu, phân tích một số nội dung cụ thể trong sản
xuất NNCNC, nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ về các công
nghệ ứng dụng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các yếu
tố ảnh hưởng tới sản xuất NNCNC và các giải pháp về kỹ thuật, mà chưa đề cập
đến khái niệm phát triển NNCNC ở Việt Nam, cũng như chưa có nghiên cứu
tổng thể nào về cơ sở lý luận cho phát triển NNCNC, chưa phân tích, trả lời câu
hỏi làm thế nào để phát triển NNCNC trên địa bàn TPHCM, qua đó nhằm nâng
cao vị thế của sản xuất NNCNC của Việt Nam trên thế giới.
Chính vì vậy, nghiên cứu đánh giá những điểm mạnh và thành tựu đạt được,
những điểm yếu và tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển NNCNC trên địa
bàn TPHCM thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm
phát triển NNCNC trên địa bàn TPHCM là cần thiết và không trùng lặp với các
nghiên cứu trước đây.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng phát triển nông nghiệp cơng nghệ
cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
nông nghiệp công nghệ cao tốt hơn trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt mục tiêu chung, đề tài đề xuất các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông

nghiệp công nghệ cao.
- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp cơng nghệ cao trên địa bàn
TPHCM từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ
cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao tốt
hơn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Phát triển NNCNC dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
2) Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí
Minh như thế nào? Có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức gì?

3


3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
4) Cần có những giải pháp nào nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao tốt hơn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới?
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển nông nghiệp công nghệ cao, liên quan đến các đối tượng khảo sát là: các hộ
sản xuất NCNNC, Hợp tác xã NNCNC, người thu gom, nhà quản lý (hội nơng
dân, khuyến nơng, chính quyền địa phương), các cơ chế, chính sách về phát triển
NNCNC (Nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (chỉ là
ứng dụng công nghệ cao); phân tích, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển NNCNC trên địa bàn nghiên cứu; đánh giá những điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội và thách thức. Luận án tập trung nghiên cứu các ngành, lĩnh vực như
sau: Trồng trọt (rau, hoa lan), Chăn ni (heo, bị sữa), Thủy sản (tôm, cá cảnh).
Về sản phẩm NNCNC: luận án tập trung nghiên cứu sản phẩm rau công nghệ
cao, hoa lan cơng nghệ cao, heo cơng nghệ cao, bị sữa cơng nghệ cao, tôm
thương phẩm công nghệ cao và cá cảnh công nghệ cao.
Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất NNCNC
(huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Mơn, Nhà Bè, Cần Giờ, Thủ Đức, Quận 12) và
các hợp tác xã NNCNC của lĩnh vực trồng trọt (huyện Củ Chi, huyện Bình
Chánh), chăn ni (huyện Củ Chi), thủy sản (huyện Cần Giờ). Hiện nay,
TP.HCM chưa có doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận là Doanh nghiệp
NNƯDCNC nên trong nghiên cứu còn thiếu vắng những số liệu sơ cấp về doanh
nghiệp NNƯDCNC, đây là điểm hạn chế của nghiên cứu. Do vậy, để có đủ quan
sát và nhìn nhận đúng xu thế, luận án nghiên cứu các mơ hình cho mỗi sản phẩm
nơng sản CNC. Các HTX NNCNC ở TPHCM là HTX kiểu mới hoạt động theo
Luật HTX 2012, có thể sẽ phát triển thành doanh nghiệp NNCNC trong tương
lai. Đồng thời, Luận án đã triển khai khảo sát một số DN tại TPHCM có liên kết
với HTX, hộ nơng dân trong q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là cách
tốt nhất giúp cho Luận án đạt được mục tiêu và kết quả nghiên cứu đề ra.
Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực

4


trạng phát triển NNCNC trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020. Số liệu về tình
hình phát triển NNCNC từ 2010 - 2020. Số liệu điều tra tiến hành từ 2019 - 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Về lý luận
Luận án đã đưa ra quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao sử
dụng trong nghiên cứu này đó là: Phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao là q
trình ứng dụng cơng nghệ mới (cơng nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin, vật liệu

mới, tự động hóa, Internet vạn vật) vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sự gia
tăng về quy mơ và các loại hình tổ chức sản xuất, gia tăng mức độ ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất, hình thành và phát triển các liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích mơi
trường nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất và chất lượng
nông sản, nâng cao khả năng phục hồi và giảm thiểu khí thải ra môi trường, thỏa
mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp
bền vững. Nghiên cứu cũng đã làm rõ được các vấn đề về vai trò, đặc điểm và
các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất NNCNC trên địa bàn
TPHCM cho thấy, đổi mới khoa học công nghệ là giải pháp then chốt, trọng tâm
giúp cho sản xuất NNCNC trên địa bàn TPHCM đạt được hiệu quả cao về kinh
tế, cũng như lợi ích về xã hội và mơi trường.
Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNCNC trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó cho thấy yếu tố chính sách, khoa học cơng
nghệ và thị trường là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới phát triển
NNCNC trên địa bàn nghiên cứu.
Luận án đã đề xuất 09 nhóm giải pháp phát triển NNCNC trên địa bàn
TP.HCM thời gian tới. Các dữ liệu, các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị
tham khảo tốt cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, giảng dạy và cho nhiều
địa phương phát triển NNCNC.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Đã làm rõ được vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp công
nghệ cao, khẳng định rằng phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu
trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

5



Trong thời gian qua, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn
TPHCM đã đạt được những thành tựu đáng kể. Giá trị sản xuất NNCNC giai
đoạn 2010 - 2020 tăng lên, năm 2020 tăng gấp 6,49 lần năm 2010, tăng gấp 1,39
lần năm 2015. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất NNCNC giai đoạn 2010 - 2020
là 123,12%/năm, giai đoạn 2015 - 2020 là 108,75%/năm. Tỷ lệ giá trị sản xuất
NCNNC trong tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh
tăng từ 20,34% năm 2010 lên 59,3% năm 2020.
Tuy nhiên, sản xuất NNCNC trên địa bàn TPHCM cịn gặp nhiều khó khăn
như tốc độ đơ thị hóa nhanh, mật độ dân số đơng, nguồn nhân lực tham gia vào
sản xuất NNCNC còn thiếu, trình độ hiểu biết về khoa học cơng nghệ (KHCN)
cịn hạn chế, thu nhập của lao động còn thấp.
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao thời gian tới, TPHCM cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp, định hướng thị trường, thu hút đầu tư, ứng dụng tiến
bộ KHCN, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao vào sản xuất NNCNC.
Vì vậy, kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm phong phú thêm lý
luận và thực tiễn về phát triển NNCNC ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói
riêng. Những luận điểm được nêu lên trong Luận án có thể cung cấp thêm cơ sở
cho các nhà khoa học, các nhà quản lý tại các địa phương tham khảo trong chỉ
đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và xây dựng các chính sách nhằm phát triển
NNCNC tại TPHCM. Bổ sung tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên
cứu và giảng dạy trong các trường đại học, cơ quan nghiên cứu, đơn vị quản lý.

6


PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO
2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển, mọi quốc gia, mọi dân tộc
đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới liên quan
đến phát triển ở những góc độ khác nhau của các nhà nghiên cứu. Phát triển cơ bản
là một khái niệm kinh tế có nội hàm tích cực, nó liên quan đến việc áp dụng các
biện pháp kinh tế và kỹ thuật nhất định để sử dụng nguồn lực sẵn có nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cuộc sống của con người (Mohamed, 2016).
Theo quan điểm của Triết học, phát triển là khái niệm chỉ sự thay đổi về quy mơ,
trình độ, số lượng và chất lượng của một sự vật, hiện tượng trong thời gian và không
gian nhất định, ở đó sự vật nảy sinh chất mới (Vũ Thanh Nguyên, 2017).
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật. Q trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra
đời của cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển là kết
quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là q
trình diễn ra theo đường xốy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật
ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long & cs. 2009).
Qua thời gian, khái niệm về phát triển đã đi đến thống nhất. Phát triển được
hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội,
đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển được xem như
là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình
hồn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội.
2.1.1.2. Khái niệm công nghệ cao
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát
triển cơng nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản
phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với mơi
trường; có vai trị quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới
hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Văn phịng Quốc Hội, 2019).


7


×