Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản trị sản xuất chuong2 dự báo nhu cầu sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.35 KB, 18 trang )

CHƯƠNG 2
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

2.1. Khái luận về dự báo nhu cầu sản phẩm
2.1.1. Khái niệm và vai trò của dự báo nhu cầu sản phẩm
+ Dự báo là gì?
- Dự báo là việc suy luận về những gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở
sử dụng các số liệu, dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ và được thực hiện bằng những
phương pháp thích hợp.
- Dự báo cần được hiểu là dự tính và báo trước các sự việc sẽ diễn ra trong
tương lai một cách có cơ sở.
- Dự báo là một khoa học và là một nghệ thuật tiên đoán các sự việc sẽ xảy ra
trong tương lai.
+ Dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ: Là dự đoán lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh
nghiệp phải chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, là dự đoán khả năng tiêu thụ
sản phẩm và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai.
+ Dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ là một công việc rất quan trọng trong quản trị sản
xuất vì các lý do sau:
- Giúp doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản phẩm, dịch vụ
cần có trong tương lai.
- Là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định công suất và công nghệ sản xuất kinh
doanh, lựa chọn trang thiết bị phục vụ sản xuất, hoạch định các nguồn lực cần thiết để
triển khai kế hoạch.
- Giúp nhà quản trị sản xuất nắm thế chủ động trước những thay đổi của mơi
trường, khơng bỏ sót các cơ hội kinh doanh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
- Cung cấp các cơ sở quan trọng để phối kết hợp hoạt động giữa các bộ phận
trong doanh nghiệp.
+ Dự báo nói chung và dự báo nhu cầu sản phẩm nói riêng trong doanh nghiệp là hoạt
động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, do vậy, kết quả dự báo
1



khơng hồn tồn chính xác và mang tính tương đối, thậm chí có thể sai lầm. Vì vậy, để
đảm bảo độ chính xác nhất định, việc dự báo cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp
- Thu nhập đầy đủ và xử lý chính xác các dữ liệu
- Giám sát dự báo theo giới hạn và phù hợp với từng loại nhu cầu cần dự báo
- Lựa chọn, đào tạo, huấn luyện cán bộ làm công tác dự báo.
2.1.2. Phân loại dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp
a. Phân loại theo phương pháp dự báo
- Dự báo định tính
- Dự báo định lượng
b. Phân loại theo thời gian
- Dự báo ngắn hạn
- Dự báo trung hạn
- Dự báo dài hạn
c. Phân loại theo nội dung công việc cần dự báo
- Dự báo kinh tế
- Dự báo kỹ thuật công nghệ
- Dự báo nhu cầu
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo
2.1.3.1. Các nhân tố khách quan
+ Chu kỳ, xu hướng hiện trạng của nền kinh tế vĩ mô
+ Xu hướng và sự thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
+ Chu kỳ sống của sản phẩm
+ Năng lực và động thái của các đối thủ cạnh tranh
+ Giá cả và sự biến động của quan hệ cung - cầu sản phẩm, dịch vụ trên thị trường
+ ….
2.1.3.2. Các nhân tố chủ quan
+ Sự nỗ lực trong nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
+ Năng lực sản xuất của doanh nghiệp

2


+ Các ràng buộc về nguồn lực (nhân lực, tài chính, cơng nghệ - kỹ thuật…)
+ Các yếu tố khác (năng lực marketing và bán hàng; Sự phù hợp của chất lượng và giá
cả sản phẩm; Thương hiệu sản phẩm; Tín dụng khách hàng; Uy tín của doanh
nghiệp…)
+…
2.2. Các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm
Đặt vấn đề
- Để dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, cần phải sử dụng các
phương pháp dự báo phù hợp để đảm bảo kết quả dự báo là chính xác và đáng tin cậy.
- Phải lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp với doanh nghiệp, với mỗi bộ
phận trong doanh nghiệp và với từng loại dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ vì khơng
có phương pháp nào là vượt trội hơn cả, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và
hạn chế nhất định.
- Có hai nhóm phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp đó là các phương pháp dự báo định tính và các phương pháp dự báo định
lượng. Dự báo định tính là dựa vào sự suy đốn, cảm nhận nghĩa là phụ thuộc nhiều
vào trực giác kinh nghiệm, sự nhạy cảm của nhà quản trị còn dự báo định lượng dựa
vào các mơ hình tốn học trên cơ sở các dữ liệu, tài liệu đã thống kê được.
2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính
2.2.1.1. Lấy ý kiến của Ban điều hành (Ban quản lý) doanh nghiệp
+ Là phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm, dịch vụ dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến
của Ban giám đốc, cán bộ quản lý điều hành của các bộ phận, phòng ban chức năng
(phân xưởng sản xuất, cửa hàng, bộ phận marketing, bán hàng, tài chính, sản xuất…).
+ Ưu điểm: Khai thác và sử dụng được những kinh nghiệm, trí tuệ, trình độ… của đội
ngũ cán b ộ quản lý doanh nghiệp, nhất là những cán bộ điều hành, quản lý ở cấp cơ sở.
+ Nhược điểm: Bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những người có quyền lực, có địa vị cao.
Mặt khác, kết quả dự báo phụ thuộc vào chủ nghĩa kinh nghiệm, vào những ý kiến chủ

quan, thậm chí áp đặt của một nhóm người.

3


2.2.1.2. Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng
+ Là phương pháp được sử dụng khá phổ biến, nhất là đối với các doanh nghiệp sản
xuất cơng nghiệp vì lực lượng bán hàng của doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu tiếp
xúc với khách hàng, qua đó có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch
vụ của doanh nghiệp.
+ Lực lượng bán hàng sẽ dự đoán số lượng hàng bán được trong tương lai ở phạm vi/
khu vực mà họ phụ trách, người làm dự báo sẽ thẩm định và tập hợp các dự báo riêng
lẻ thành dự báo nhu cầu bán hàng của doanh nghiệp.
+ Phương pháp này rất phù hợp với những doanh nghiệp có hệ thống liên lạc tốt và có
đội ngũ nhân viên trực tiếp bán hàng.
+ Ưu điểm: Phát huy được ưu thế của nhân viên bán hàng đối với việc hiểu biết rõ về
nhu cầu khách hàng cả về số lượng, chất lượng chủng loại, mẫu mã sản phẩm cần thiết,
vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc và thường xuyên quan hệ với khách hàng.
+ Hạn chế: Phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của nhân viên bán hàng (lạc quan, bi
quan, mục tiêu cá nhân, động cơ cá nhân…). Mặt khác, năng lực và trình độ của đội
ngũ nhân viên bán hàng không đồng đều, do vậy và các ý kiến có thể khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau.
2.2.1.2. Lấy ý kiến của khách hàng (điều tra khách hàng)
+ Là phương pháp tập trung vào việc lấy ý kiến của khách hàng (bao gồm cả khách
hiện tại và tiềm năng) về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của họ (số lượng, chất lượng,
chủng loại, mẫu mã, giá cả…), làm cơ sở dữ liệu cho việc dự báo nhu cầu sản phẩm
của doanh nghiệp.
+ Có thể sử dụng nhiều phương pháp lấy ý kiến khách hàng như: Phỏng vấn trực tiếp,
phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra….
+ Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp có những dữ liệu để phân tích và dự báo nhu cầu sản

phẩm, đồng thời tìm hiểu được những đánh giá của khách hàng về sản phẩm của doanh
nghiệp để cải tiến, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp.

4


+ Hạn chế: Chất lượng dự đoán phụ thuộc nhiều vào trình độ kinh nghiệm, ý thức và
thái độ… của người điều tra; Phương pháp này khá tốn kém về công sức, thời gian và
tiền bạc; Ý kiến của khách hàng có thể khơng xác thực hoặc q lý tư ởng.
2.2.1.3. Phương pháp Delphi (phương pháp chuyên gia)
+ Là phương pháp lấy ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp, mỗi
chuyên gia sẽ đưa ra những ý kiến độc lập của họ về dự báo nhu cầu sản phẩm,
phương pháp này huy động trí tuệ của các chuyên gia ở các khu vực địa lý khác nhau
để xây dựng dự báo.
+ Các bước thực hiện phương pháp:
(1) Tuyển chọn chuyên gia dự báo
(2) Xây dựng bằng câu hỏi điều tra
(3) Gửi bảng câu hỏi cho các chuyên gia
(4) Tập hợp và phân loại ý kiến trả lời của các chuyên gia
(5) Gửi các chuyên gia tham khảo bằng tổng hợp ý kiến, đặc biệt là các ý kiến
khác biệt (không cho biết ai đưa ra nhận định nào)
(6) Lặp lại các bước 3 – 5 đến khi các ý kiến gần thống nhất
+ Phương pháp Delphi có ưu điểm cơ bản là tạo ra và nhận được ý kiến phản ứng hai
chiều từ người ra quyết định đến các chuyên gia và ngược lại; Tránh được mối liên hệ
trực tiếp giữa các cá nhân; Khơng có sự va chạm giữa người này với người khác hoặc
bị ảnh hưởng của một người nào đó có ưu thế hơn (như ở phương pháp lấy ý kiến ban
điều hành doanh nghiệp).
+ Hạn chế: Địi h ỏi trình đ ộ tổng hợp rất cao của các điều tra viện và nhà quản trị
(người ra quyết định); Quá trình triển khai thực hiện khá phức tạp và cũng khá tốn
kém; Phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và kinh nghiệm cũng như sự thay đổi thành

phần của các chuyên gia.
Tóm lại, các phương pháp dự báo định tính nêu trên mang tính chủ quan nhiều,
phụ thuộc vào trình đ ộ, kinh nghiệm và trách nhiệm của cá nhân người làm dự báo, do
đó có nhiều hạn chế khi vận dụng vào cơng tác dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh
nghiệp.
5


2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng
+ Phương pháp dự báo định lượng là phương pháp được xây dựng trên các dữ liệu
thống kê trong quá khứ, kết hợp với các biến số biến động của môi trường và sử dụng
mơ hình tốn để dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai.
+ Quy trình dự báo định lượng thường được tiến hành theo 7 bước như sau:
(1) Xác định mục tiêu của dự báo
(2) Lựa chọn sản phẩm cần dự báo
(3) Xác định thời gian dự báo (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn)
(4) Thu thập thông tin
(5) Lựa chọn và phê chuẩn mơ hình dự báo
(6) Tiến hành dự báo
(7) Kiểm soát dự báo và phát triển kết quả dự báo
Các bước trên được tiến hành một cách có hệ thống và thống nhất. Tuy nhiên,
nếu hệ thống dự báo được sử dụng đều đặn trong một thời gian dài thì có thể bỏ qua
bước này hay bước khác để đơn giản hơn trong tính tốn.
Dưới đây là các phương pháp dự báo định lượng:
2.2.2.1. Các phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian
a. Khái quát chung về chuỗi thời gian của dịng cầu sản phẩm
Để có thể nghiên cứu, nắm bắt và sử dụng các phương pháp dự báo theo chuỗi
thời gian cần phải tìm hiểu một số vấn đề sau:
+ Chuỗi dữ liệu theo thời gian (chuỗi thời gian): Là tập hợp (hay một dãy) các dữ liệu
được sắp xếp trình tự trong một khoảng thời gian nhất định từ quá khứ đến hiện tại

(năm, quý, tháng, tuần, ngày).
+ Dòng nhu cầu: Là dòng biểu diễn số lượng cầu theo thời gian hay chính là chuỗi thời
gian của số lượng cầu. Số lượng cầu được hiểu là số lượng nhu cầu có khả năng thanh
tốn của khách hàng. Trong dự báo nhu cầu sản phẩm, người ta thường giả định số
lượng sản phẩm tiêu thụ được bằng số lượng cầu (trên thực tế thì khơng hồn toàn như
vậy mà số lượng cầu bao giờ cũng lớn hơn số lượng sản phẩm thực tiêu thụ được).
+ Dòng nhu cầu (hay chuỗi thời gian của số lượng cầu) bao gồm:
6


- Mức cơ sở của dòng nhu cầu: Là giá trị trung bình của số lượng cầu trong một
thời gian nhất định (khoảng khảo sát).
Ví dụ: Số lượng sản phẩm tiêu thụ được trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm của
công ty A là 200, 220, 250, 240, 260, 270 thì mức cơ sở của dịng cầu là:
(200 + 220 + 250 + 240 + 260 + 270)/6 = 240 sản phẩm
- Một số tính chất của dịng cầu:
 Tính xu hướng: Thể hiện qua sự thay đổi mức cơ sở của dòng cầu, hay là
chuyển động tăng hoặc giảm rõ rệt của mức cầu theo thời gian.
 Tính thời vụ: Thể hiện qua sự thay đổi của dòng cầu trong khoảng thời gian xác
định (thường là 1 năm) và mang tính lặp đi, lặp lại.
 Tính chu kỳ: Thể hiện qua sự thay đổi của dòng cầu trong khoảng thời gian
tương đối dài (trên 1 năm). Sự biến động này thường gắn với chu kỳ kinh tế
hoặc chu kỳ sống của sản phẩm, đường đồ thị của tính chu kỳ thường có dạng
hình sin và lặp đi lặp lại.
 Tính biến động ngẫu nhiên: Là sự biến động của dòng cầu do các yếu tố ngẫu
nhiên tác động, khơng theo quy luật và khơng thể giải thích bởi các tính chất
trên.
b. Phương pháp bình qn đơn gi ản:
+ Là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy giá trị trung bình của tất cả các dữ liệu ở
những thời kỳ trước để dự báo cho thời kỳ tiếp theo, trong đó mức cầu của các thời kỳ

trước đều có trọng số như nhau.
+ Cơng thức tổng qt:

Ft =
Trong đó:

Ft - Cầu dự báo cho thời kỳ t (tương lai)
Di - Cầu thực tế của thời kỳ I (quá khứ)
n - Số thời kỳ của nhu cầu thực tế dùng để quan sát

7


Ví dụ 1: Doanh thu bán hàng sản phẩm A của công ty X trong 5 tháng đầu năm 2012
là 450; 290; 350; 310 triệu VNĐ, lượng cầu dự báo tháng 6 năm 2012 sẽ là:
= 36 triệu VNĐ
+ Ưu điểm: Dễ tính, đơn giản, phù hợp với những dịng cầu đều, có xu hướng ổn định.
+ Nhược điểm: Khi có sự biến động thì phương pháp này sẽ khơng thích hợp và thiếu
chính xác, nhất là khi các số liệu ở thời kỳ càng xa thì càng khơng chính xác. Phương
pháp này khơng tính đến những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo như thời vụ và
chu kỳ.
c. Phương pháp bình quân di động đơn giản
+ Là phương pháp dự báo dựa trên mức cầu thực tế của một số ít các giai đoạn ngay
trước giai đoạn dự báo. Nghĩa là, mức dự báo bằng mức cầu thực tế bình quân của một
số các giai đoạn trong quá khứ. Ở phương pháp này, mức cầu của các giai đoạn cũng
có trọng số như nhau.
+ Cơng thức tổng quát:

Ft =
Trong đó:


Ft - Cầu dự báo cho giai đoạn t
Dt-i - Cầu thực tế củ a giai đoạn t - i
n-

Số kỳ tính tốn (số giai đoạn có cầu thực tế)

Ví dụ 2: Cơng ty A có số liệu về mức tiêu thụ sản phẩm trong 5 tháng qua. Hãy dự báo
nhu cầu cho các tháng tới bằng phương pháp bình quân di động đơn giản với n = 3
Tháng (i) Mức tiêu thụ thực tế (D)

Nhu cầu dự báo (F i)

1

100

2

110

3

120

4

115

F4 = (100+110+120)/3 = 110


5

125

F5 = (110+120+115)/3 = 115

6

F6 = (120+115+125)/3 = 120
8


Như vậy: Mức dự báo nhu cầu của tháng tiếp theo (tháng 6) sẽ là: 120
+ Ưu điểm: Loại bỏ các số liệu ngắn hạn không theo quy luật ra khỏi dãy số liệu. Độ
chính xác cao hơn phương pháp bình qn đơn giản.
+ Nhược điểm: Chưa tính đến yếu tố là các giai đoạn gần giai đoạn dự báo hơn sẽ có
ảnh hưởng mạnh hơn những giai đoạn trước.
d. Phương pháp bình qn di động có trọng số
+ Là phương pháp bình qn di động song có tính đến trọng số. Trọng số là các con số
được gán cho các số liệu quá khứ để phản ánh mức độ quan trọng của chúng ảnh
hưởng đến kết quả dự báo.
+ Cơng thức tổng qt:

Fi =
Trong đó:

Ft - Cầu dự báo ở giai đoạn t
Dt-i - Nhu cầu thực tế ở giai đoạn trước đó
- Trọng số của giai đoạn I với 0 <


<1

Ví dụ 3: Dựa vào số liệu ở ví dụ 2, hãy dự báo nhu cầu sản phẩm ở tháng tiếp theo với
trọng số

giảm dần theo thời gian; tháng vừa qua (

là 0,3 và 3 tháng trước (

- 1) là 0,5; 2 tháng trước (

– 2)

– 3) là 0,2.

Ta có kết quả tính tốn như sau:
Tháng (i) Mức tiêu thụ thực tế (D)
1

100

2

110

3

120


4

115

5

125

Nhu cầu dự báo (F i)

F4 =
F5 =

9

= 135
= 115,5


6

F6 =

= 121

Như vậy: Mức độ dự báo nhu cầu của tháng tiếp theo (tháng 6) sẽ là 121
+ Ưu điểm: Phương pháp bình qn di động có trọng số cho kết quả dự báo nhu cầu
chính xác hơn với các phương pháp trước. Vì trọng số ( ) giúp cho việc dự báo linh
hoạt hơn, đánh giá sát thực hơn mức độ ảnh hưởng của số liệu trong quá khứ đến kết
quả dự báo.

+ Hạn chế: Vẫn chưa thể hiện được tính xu hướng cũng như mối quan hệ giữa các đại
lượng dự báo trong một dòng chảy chung chẳng hạn các kết quả dự báo tháng t và
tháng t – 1 hầu như khơng có quan hệ gì với nhau. (Ở ví dụ 3: F 5 = 115,5 và F6 = 121
là khơng có quan hệ với nhau). Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã sử dụng
một phương pháp khác, gọ i là phương pháp san bằng hàm số mũ .
e. Phương pháp san bằng hàm số mũ
Về cơ bản, phương pháp này cũng dựa vào số bình quân động để dự báo nhu
cầu sản phẩm song lại cần rất ít các số liệu trong quá khứ. Với mỗi sản phẩm, chỉ cần
sử dụng số liệu thực tế và số dự báo ở thời kỳ (hay giai đoạn) trước. Nghĩa là, sẽ dựa
vào độ chính xác của kết quả dự báo giai đoạn trước đó rồi điều chỉnh cho phù hợp.
Nói cách khác là dựa vào sai số giữa thực tế và dự báo của thời kỳ trước đó.
Phương pháp san bằng số mũ được ch ia thành 2 phương pháp cụ thể, đó là
phương pháp san bằng số mũ bậc 1 (giản đơn) và san bằng số mũ có điều chỉnh xu
hướng.
+ San bằng số mũ bậc 1 (giản đơn)
- Công thức xác định:
Ft = Ft-1 + *(Dt-1 – Ft-1)
hoặc: Ft = *Dt-1 + (1 – )*Ft-1 với 0< <1
Trong đó:

Ft - Cầu dự báo cho giai đoạn t
Ft-1 - Cầu dự báo của giai đoạn ngay trước đó
Dt-1 - Cầu thực tế giai đoạn ngay trước đó
10


- Hệ số san bằng mũ

Lưu ý:
- Kết quả dự báo phụ thuộc vào hệ số san bằng mũ ( ).


hợp lý thì kết quả dự

báo sẽ chính xác và ngược lại
- Lần lượt dự báo với các

khác nhau sẽ có kết quả dự báo khác nhau, kiểm tra

độ chính xác của từng kết quả dự báo bằng các công cụ thích hợp như Độ lệch
tuyệt đối hoặc sai số dự báo bình qn
Ví dụ 4 : Một đại lý ô tô dự báo trong tháng 2 có nhu cầu là 142 xe Toyota. Nhưng
thực tế tháng 2 đã bán được 153 xe. Hãy dự báo nhu cầu tháng 3 với hệ số san bằng số
mũ là 0,2.
Áp dụng công thức trên ta có:
F3 = 142 = 0,2*(153 – 142) = 144 xe
Như vậy, nhu cầu dự báo tháng 3 của đại lý là 144 xe ô tô.
+ San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng (san bằng số mũ bậc 2).
- Là phương pháp san bằng số mũ giản đơn (bậc 1) có kết hợp điều chỉnh cho phù hợp
với sự biến đổi của cầu (vì phương pháp san bằng số mũ bậc 1 không phản ánh được
xu hướng biến thiên của cầu).
- Công thức tổng quát:
F/Tt = Ft + Tt
Trong đó:

F/Tt - Mức cầu dự báo ở giai đoạn t có điều chỉnh xu hướng
Ft
Tt

- Mức cầu dự báo ở giai đoạn t chưa điều chỉnh xu hướng
- Mức điều chỉnh xu hướng cho giai đoạn t

Tt = Tt-1 + *(Ft – Ft-1 – Tt-1)

Trong đó:

Ft-1 - Mức dự báo san bằng số mũ bậc 1 giai đoạn ngay trước đó (t -1)
Tt-1 - Mức điều chỉnh xu hướng cho giai đoạn ngay trước đó
- Hệ số điều chỉnh xu hướng hay hệ số san bằng số mũ bậc 2
11


(0< <1). Việc xác định

giống như xác định

f. Phương pháp xác định đ ường xu hướng (hoạch định xu hướng)
+ Là phương pháp giúp doanh nghiệp dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai dựa
trên một tập hợp các dữ liệu có xu hướng trong quá khứ, nói cách khác là nghiên cứu
sự biến động của dãy số theo thời gian để tìm xu hướng ph át triển nhu cầu trong tương
lai.
+ Kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp này là vẽ một đường đồ thị sao cho phù
hợp với các số liệu đã qua rồi dựa vào đường đó dự báo nhu cầu của giai đoạn tiếp sau
theo xu hướng của các số liệu thống kê đã có. Có thể dù ng nhiều cách thức để vẽ
đường xu hướng (diễn tả xu hướng) như sử dụng hàm bậc 1, bậc 2… nhưng để đơn giả
thì có thể sử dụng đường tuyến tính (hàm bậc 1) để diễn tả.
+ Công thức xác định mức cầu dự báo theo đường xu hướng
Yt = a + b*t
b=
a=

– b*


=
Hoặc:



b=

a
Trong đó:

=

=

Yt - Mức cầu dự báo giai đoạn t
Yi - Mức cầu thực tế của giai đoạn i (i =
n

)

- Số giai đoạn quan sát được

Ví dụ 5: Tình hình doanh thu của một công ty A trong 5 tháng đầu năm thống k ê được
như sau:
Tháng

1

2


3

4

5

Doanh thu

20.000

26.000

28.000

36.000

40.000

12


(triệu đồng)
Yêu cầu: Hãy xác định phương trình xu hướng và dự báo doanh thu cho tháng còn lại
của quý II?

Giải:
Bước 1:
Ta có:




Xác định

ti

Yi

Yi*ti

Tháng

ti

Yi

Yi*ti

1

1

20.000

20.000

1

2


2

26.000

52.000

4

3

3

28.000

84.000

9

4

4

36.000

144.000

16

5


5

40.000

200.000

25

Tổng

15

150.000

500.000

55

Bước 2: Xác định
Ta có:


=
=

=
=

= 30.000
=3


Bước 3: Xác định b và a
Ta có:

=

b=
a=

= 5.000

– b* = 30.000 – 5.000*3 = 15.000

Bước 4: Xác định phương trình xu hướng
Phương trình xu hướng có dạng: Y t = a + b*t = 15.000 + 5.000*t
Bước 5: Xác định mức cầu dự báo cho tháng 6 (t=6)
Yi = 15.000 + 5.000*6 = 45.000
13


Như vậy: Mức cầu dự báo cho tháng 6 của công ty A sẽ là 45.000 (triệu đồng)
g. Phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm biến đổi theo mùa (đọc tài liệu)
+ Là phương pháp dự báo nhu cầu đối với nh ững sản phẩm có tính thời vụ cao trong
tiêu dùng (biến đổi theo mùa) như quần áo, hàng điện tử, điện lạnh (điều hòa nhiệt độ,
lò sưởi), thuốc chữa bệnh, các loại máy nông nghiệp….
+ Công thức xác định:
Ft(m.v) = Fi * It(m.v)
Trong đó:

Fi -


Mức nh u cầu dự báo chưa tính đến yếu tố mùa vụ

It(m.v) – Chỉ số mùa vụ t
It(m.v) =
= Số mùa/năm
khác số mùa/năm thì phải điều chỉnh lại chỉ số mùa vụ cho phù

Nếu

hợp theo cách tính sau:
(m.v) =

x It(m.v)

(m.v) - Chỉ số mùa vụ đã điều chỉnh
2.2.2.2. Phương pháp dự báo cầu sản phẩm theo quan hệ nhân quả (dự báo nhân quả)
+ Là phương pháp đưa ra dự báo dựa trên việc xác định mối quan hệ giữa các biến,
nghĩa là nguyên nhân với sự trợ giúp của các mô hình tốn học để dự báo kết quả.
+ Có 2 phương pháp cụ thể để dự báo theo quan hệ nhân quả, đó là Phân tích tương
quan và Hồi quy tuyến tính đơn
+ Cách thức tiến hành các phương pháp (xem tài liệu)
2.3. Đo lường và kiểm soát sai số của dự báo nhu cầu sản phẩm
Đặt vấn đề:
- Qua từng thời kỳ (hay giai đoạn), các số liệu thực tế có thể khơng khớp với số
liệu dự báo, nghĩa là có “sai số dự báo” vì vậy cần phải tiến hành cơng tác đo lường sai
số và kiểm sốt dự báo.

14



- Nếu mức chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu dự báo (sai số dự báo) nằm
trong mức cho phép thì khơng cần phải xét lại phương pháp dự báo đã sử dụng. Ngược
lại, nếu sai số quá lớn thì cần phải xem xét lại phương pháp và tiến hành nghiên cứu
sửa đổi cho phù hợp để đảm bảo sai số dự báo có thể chấp nhận được.
- Để đưa ra kết luận về mức độ sai số dự báo, cần phải tiến hành đo lường sai số
này và kiểm soát dự báo để đảm bảo độ tin cậy, độ chính xác của dự báo.
2.3.1. Đo lường sai số của dự báo
+ Sai số dự b áo là chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu dự báo ở mỗi giai đoạn
(thời kỳ) tức là:
Sai số
dự báo
(et)

=

e t = Dt

Nhu cầu
thực tế
(Dt)

-

Nhu cầu
dự báo
(Ft)

- Ft


+ Để đánh giá sự sai lệch dự báo, có thể sử dụng các chỉ số đánh giá như: Độ lệch
tuyệt đối bình quân (MAD); Độ lệch bình phương trung bình (MSE); Phần trăm sai số
tuyệt đối trung bình (MAPE) và phần trăm sai số trung bình (MPE). Dưới đây là
phương pháp xác định các chỉ số đánh giá:
a. Độ lệch tuyệt đối bình qn (MAD)
MAD

=

Trong đó: ⃒Dt - Ft⃒ là sai số dự báo

n là số khỏang cách tính tốn
b. Độ lệch bình phương trung bình (MSE)
MSE =

15


c. Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE)
MAPE =
d. Phần trăm sai số trung bình (MPE)
MPE =
Về cơ bản, các chỉ số trên đều nhằm đánh giá độ chính xác của số liệu dự báo
thơng qua việc đánh giá mức độ sai số dự báo (e t) với ngun tắc: Các chỉ số trên càng
nhỏ thì độ chính xác càng cao và ngư ợc lại.

2.3.2. Kiểm soát sai số dự báo
+ Để dự báo chính xác cần phải kiểm soát liên tục sai số của dự báo, bằng cách xây
dựng “hành lang an toàn” cho các giá trị của dự báo. “Hành lang an toàn” sẽ gồm 2
giới hạn trên và dưới (cận trên và cận dưới). Nếu s ai số 2 dự báo nằm trong hành lang

an toàn sẽ chấp nhận kết quả dự báo và ngược lại thì cần xem xét kết quả và phương
pháp dự báo.
Sai số DB
(e)
Giới hạn kiểm tra trên (UCL)

+

Điểm cần
kiểm tra

0
Điểm cần
kiểm tra

Giới hạn kiểm tra dưới (LCL)

Thời gian
Sơ đồ: Quá trình kiểm sốt sai số của dự báo

+ Có 2 phương pháp để kiểm sốt sai số theo q trình trên: Tín hiệu cảnh báo và vẽ
đồ thị kiểm sốt sai số:
16


a. Tín hiệu cảnh báo (tín hiệu theo dõi)
- Tín hiệu cảnh báo (TS) là đại lượng thể hiện mối quan hệ của tổng giá trị sai số của
dự báo so với giá trị MAD dùng để theo dõi quá trình dự báo này.
- Cơng thức xác định:
TS =

=> Nếu TS (Tín hiệu c ảnh báo) nằm trong khoảng từ ± 3 đến ± 8 thì kết quả dự báo
cần có độ tin cậy và chấp nhận được. Thơng dụng nhất là nằm trong khoảng ± 4.
=> Nếu TS có giá trị dương thì cho biết nhu cầu thực tế (D t) lớn hơn dự báo (F t) và
ngược lại.
b. Phạm vi chấp nhận đư ợc (Đồ thị kiểm soát sai số)
+ Là việc sử dụng đồ thị để xác định các giới hạn kiểm soát dự báo với các giới hạn
max và min. Nếu tín hiệu theo dõi (cảnh báo) vượt ra ngồi giới hạn đó là có “báo
động”, nghĩa là dự báo thiếu chính xác đến mức cần phải đánh giá lại phương pháp dự
báo nhu cầu đã sử dụng, nghĩa là nếu TS (Tín hiệu cảnh báo) nhỏ hơn hoặc bằng giới
hạn trên hoặc lớn hơn hoặc bằng giới hạn dưới (G min ≤ TS ≤ Gmax) thì chấp nhận được
kết quả và phương pháp dự báo.
+ Giới hạn trên và dưới (G max; Gmin) thường được xác định dựa vào kinh nghiệm thực
tế (xem mục a).
2.3.3. Thế nào là một dự báo nhu cầu sản phẩm tốt?
+ Dự báo tốt là dự báo đúng lúc
+ Dự báo tốt là dự báo cầu chính xác
+ Dự báo tốt là dự báo có độ tin cậy
+ Dự báo tốt là dự báo có kết quả đ o được bằng thước đo cụ thể
+ Dự báo tốt là dự báo phải dễ hiểu và dễ sử dụng
Tuy nhiên, trên thực tế rất khó có được kết quả dự báo đáp ứng tất cả các u
cầu trên vì khơng có phương pháp dự báo nào chỉ tồn có ưu điểm mà khơng có những
nhược điểm, khơng có phương pháp nào được coi là đa năng để có thể ứng dụng trong
mọi tình huống dự báo nhu cầu. Vì vậy, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải lựa
17


chọn phương pháp dự báo để kết hợp hài hòa 2 yếu tố là chi phí dự báo và mức độ
chính xác của dự báo. Nói cách khác, nhà quản trị phải dựa vào mục đích và u cầu
của cơng việc để quyết định mức độ tối ưu quan hệ giữa chi phí và độ chính xác của dự
báo nhu cầu.


Câu hỏi ôn tập chương 2
1. Khái niệm và vai trị của dự báo nhu cầu sản phẩm?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh
nghiệp?
3. Trình bày nội dung ưu, nhược điểm của các phương pháp dự báo định tính, lấy
ví dụ minh họa?
4. Trình bày nội dung, phương pháp xác định, ưu nhược điểm của các phương
pháp dự báo định lượng? Lấy ví dụ mi nh họa?
5. Trình bày nội dung, công thức xác định và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường và
kiểm sốt sai sót dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp? Lấy ví dụ minh
họa?
6. Một dự báo nhu cầu sản phẩm tốt cần phải đáp ứng những u cầu gì? Giải
thích tại sao? Lấy ví dụ minh họa?

18



×